Khóa luận Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu Rau Quả Sài Gòn

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

Lý do thực hiện đề tài. 1

Mục tiêu của đề tài 1

Phương pháp nghiên cứu. 1

Phạm vi nghiên cứu. 2

Bố cục đề tài. 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 3

1.1. Khái quát chung về vốn sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp: 3

1.2. Phân loại và quản lý vốn sản xuất kinh doanh: 4

1.2.1. Vốn cố định: 4

1.2.1.1. Khái niệm vốn và nguồn vốn cố định: 4

1.2.1.2. Hình thái của vốn cố định: 5

1.2.1.3. Vai trò của vốn cố định 5

1.2.1.4. Sự cần thiết phải quản lý vốn cố định: 6

1.2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 6

1.2.2. Vốn lưu động: 8

1.2.2.1. Khái niệm, phân loại, nguồn vốn và nhu cầu vốn lưu động: 8

1.2.2.2. Chu chuyển của vốn lưu động: 8

1.2.2.3. Vai trò của vốn lưu động: 9

1.1.2.4. Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động: 9

1.2.2.5. Sự cần thiết phải quản lý vốn lưu động: 10

1.2.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 10

1.2.3. Nguồn vốn tài trợ: 12

1.2.3.1. Nợ phải trả: 12

1.2.3.2. Vốn tự có: 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SX – DV –XNK RAU QUẢ SÀI GÒN 14

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ Phần Sản Xuất Và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn 14

2.1.1. Thông tin tổng quan về công ty: 14

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 14

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ: 15

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý: 17

2.1.5. Những thuận lợi, khó khăn của công ty: 18

2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn 19

2.2.1. Khái quát vốn sản xuất kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn: 19

2.2.1.1. Tình hình vốn sản xuất kinh doanh: 19

2.2.1.2. Tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty: 25

2.3. Phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn qua hai năm 2008 – 2009. 27

2.3.1. Vốn cố định: 27

2.3.1.1. Tình hình tài sản cố định: 27

2.3.1.2. Tình hình đầu tư và sử dụng tài sản cố định: 32

2.3.1.3. Nguồn tài trợ cho vốn cố định: 33

2.3.1.4. Tình hình khấu hao, sử dụng vốn khấu hao: 34

2.3.2. Vốn lưu động: 37

2.3.2.1. Tình hình vốn lưu động: 37

2.3.2.2. Kết cấu vốn lưu động và nguồn tài trợ tương ứng: 38

2.3.2.3. Xác định nhu cầu vốn lưu động: 41

2.4. Phân tích quản lý vốn lưu động 44

2.4.1. Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn: 44

2.4.1.1. Khái niệm: 44

2.4.1.2. Quản lý vốn bằng tiền tại công ty. 45

2.4.2. Quản lý khoản phải thu 48

2.4.2.1. Những vấn đề chung 48

2.4.2.2.Tổng quan tình hình phải thu của công ty 48

2.4.2.3. Phân tích quản lý khoản phải thu. 49

2.4.3. Hàng tồn kho 51

2.4.3.1. Tổng quan tình hình tồn kho: 51

2.4.3.2. Quản lý tồn kho tại Công ty. 53

2.4.4. Nhận xét và đánh giá 54

2.5. Phân tích nguồn tài trợ 55

2.5.1. Vốn tự có 55

2.5.1.1. Kết cấu vốn tự có 55

2.5.1.2. Bảo toàn và phát triển vốn tự có: 56

2.5.2. Vốn vay và nợ phải trả 56

2.5.2.1.Tình hình nợ phải trả của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn trong hai năm 2008 -2009 56

2.5.2.2. Nợ vay ngắn hạn 57

2.5.2.3. Nợ phải trả 57

2.5.2.4. Đòn cân nợ và tác động của đòn cân nợ. 60

2.6. Nhận xét đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty. 61

2.6.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 61

2.6.1.1. Các tỷ số hoạt động. 61

2.6.2. Các tỷ số doanh lợi. 61

2.6.2. Nhận xét đánh giá chung. 63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT & DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ SÀI GÒN NĂM 2008 – 2009. 64

3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty 64

3.2. Kiến nghị về tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng tại công ty. 66

KẾT LUẬN 68

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu Rau Quả Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu tài trợ từ vốn chủ sở hữu. _ Xét về tỷ lệ các khoản tham gia tài trợ thì trong năm 2008 tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn năm 2009 ( 69.63 – 54.58 = 15.05%). Điều này cho công ty đã sử dụng tốt các khoản chiếm dụng được. Sự phân tích trên chỉ là khái quát chưa thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là tích cực hay không. Để thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn, bài luận văn này sẽ trình bày kết quả phân tích của sinh viên thực tập theo vốn kiến thức đã được trang bị ở trường và kiến thức học hỏi được trong quá trình thực tập. 2.3. Phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn qua hai năm 2008 – 2009. 2.3.1. Vốn cố định: Vốn cố định của công ty bao gồm tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Do đầu tư dài hạn của công ty không đáng kể cho nên vốn cố định của công ty chủ yếu là tài sản cố định. Trong tổng vốn cố định, có một phần là do ngân sách nhà nước cấp ban đầu, còn lại là số vốn tự bổ sung của công ty. 2.3.1.1. Tình hình tài sản cố định: Tình hình đầu tư và sử dụng tài sản cố định: Ta có bảng phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định trong hai năm 2008 – 2009: Bảng 2.7. Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2008 – 2009 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị 09 - 08 Số dư đầu kỳ 1,277,599,741 2,422,283,384 1,144,683,643 +Nguyên giá 4,169,325,205 5,496,706,978 1,327,381,773 +Hao mòn lũy kế 2,891,725,464 3,074,423,594 182,698,130 Tăng trong kỳ 1,327,381,773 103.89 3,503,253,977 144.63 2,175,872,204 Giảm trong kỳ 182,698,130 14.3 246,709,635 10.19 64,011,505 Số dư cuối kỳ 2,422,283,384 5,678,827,726 3,256,544,342 +Nguyên giá 5,496,706,978 8,976,777,854 3,480,070,876 +Hao mòn lũy kế 3,074,423,594 3,297,950,128 223,526,534 Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài vụ Qua bảng trên cho thấy biến động tài sản cố định của Công ty trong hai năm phân tích là biến động dương cả về nguyên giá và giá trị còn lại: _ Năm 2008: Giá trị còn lại tăng 1,144,683643 đồng nguyên nhân là do trong năm đầu tư cho tài sản cố định là 1,327,381,773 đồng, đạt tỷ lệ đầu tư là 103.89% trên giá trị còn lại và cao hơn với sự giảm của tài sản cố định là 182,698,103 đồng chiếm 14.3%. _ Năm 2009: +Nguyên giá tăng 2,175,872,204 đồng do mua sắm mới với tỷ lệ tăng 144.63%. + Giá trị còn lại giảm 64,011,505 đồng Như vậy cho thấy trong hai năm công ty đầu tư vào mua sắm tài sản cố định mới . Kết cấu tài sản cố định: Bảng 2.8. Giá trị và kết cấu các nhóm tài sản cố định Năm Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Nguyên giá 4,392,052,478 100 7,417,124,799 100 3,025,072,321 2.596999 _Nhà cửa vật kiến trúc 3,528,781,456 80.34 6,290,976,027 84.82 2,762,194,571 78.28 _Phương tiện vận tải 708,266,373 16.13 753,266,373 10.16 45,000,000 6.35 _Thiết bị văn phòng 47,385,601 1.08 24,202,500 0.32 -23,183,101 (48.92) _Máy móc thiết bị công tác 107,619,048 2.45 348,679,899 4.7 241,060,851 224 Hao mòn lũy kế 3,071,210,194 100 3,291,523,328 100 220,313,134 33.59 _Nhà cửa vật kiến trúc 2,828,843,982 92.11 2,973,837,065 90.35 144,993,083 5.13 _Phương tiện vận tải 105,200,138 3.43 175,458,594 5.33 70,258,456 66.79 _Thiết bị văn phòng 30,443,851 0.99 12,101,250 0.37 -18,342,601 (60.25) _Máy móc thiết bị công tác 106,722,223 3.47 130,126,419 3.95 23,404,196 21.93 Giá trị còn lại 1,320,842,284 100 4,125,601,471 100 2,804,759,187 261.43 _Nhà cửa vật kiến trúc 699,937,474 52.99 3,317,138,962 80.4 2,617,201,488 373.92 _Phương tiện vận tải 603,066,235 45.66 577,807,779 14.00 -25,258,456 (4.19) _Thiết bị văn phòng 16,841,750 1.28 12,101,250 0.3 -4,740,500 (28.15) _Máy móc thiết bị công tác 1,101,441,100 83.39 218,553,480 5.3 -882,887,620 (80.16) Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Tài sản cố định của công ty được phân theo bốn nhóm chính theo quyết định số 206/2003/QĐ – BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, gồm: _ Tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc (Nhóm F) Đó là các loại tài sản cố định được hình thành sau thời gian thi công như nhà làm việc, hội trường, nhà sản xuất của công ty, cửa hàng , kho bãi,… Đây là những tài sản cố định có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, vốn đầu tư ban đầu lớn, việc thu hồi vốn chậm. Đối với các đơn vị sản xuất thì đây là những tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản cố định. Việc đầu tư đúng mức cho loại tài sản cố định này có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty. Mức độ đầu tư sao cho vốn đầu tư thấp nhưng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được đảm bảo và diễn ra thuận lợi. Muốn vậy phải đầu tư sao cho tận dụng khai thác đến mức tối đa các loại tài sản này, vừa đảm bảo đầu tư thấp, giảm được vốn cố định, tăng tốc độ chu chuyển của đồng vốn, đem lại lợi ích tối đa cho Công ty. Tình hình các loại tài sản này của Công ty trong hai năm phân tích như sau: Bảng 2.9. Bảng biến động nhóm tài sản cố định là nhà cửa vật kiến trúc ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm2008 Năm 2009 Đầu kỳ 804,503,984 699,937,474 _Nguyên giá 3,528,781,456 3,528,781,456 _Khấu hao lũy kế (2,724,277,472) (2,828,843,982) Tăng trong kỳ 2,762,194,571 Giảm trong kỳ Hao mòn trong kỳ (104,566,510) (144,993,083) Cuối kỳ 699,937,474 3,317,138,962 _Nguyên giá 3,528,781,456 6,290,976,027 _Khấu hao lũy kế (2,828,843,982) (2,973,837,065) Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài vụ Nhận xét:Tỷ trọng tài sản cố định loại này chiếm chủ yếu trong tổng tài sản cố định của Công ty, chiếm 80.35% năm 2008 và 84.82% năm 2009. Tài sản cố định loại này tăng lên do năm 2009 công ty xây dựng thêm hai nhà kho mới và hệ thống phòng cháy chữa cháy ở chi nhánh Bình Dương phục vụ cho việc mở rộng sản xuất của công ty. _ Tài sản cố định là phương tiện vận tải (Nhóm D) Là toàn bộ những phương tiện vận tải, di động dùng trong vận chuyển hàng hóa, phục vụ nhu cầu đi lại trong công tác của công ty. Loại tài sản cố định này ít phụ thuộc vào ngành sản xuất, số lượng phụ thuộc vào mức tự trang bị của công ty và có nhu cầu sử dụng. Thường những loại tài sản cố định loại này có giá trị đầu tư ban đầu cao và cũng bị hao mòn vô hình, đồng thời không trực tiếp tham gia vào sản xuất chỉ tham gia gián tiếp nhất là trong khâu phục vụ vận chuyển và lưu thông hàng hóa. Tại Công Ty Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, tỷ trọng tài sản cố định loại này chiếm tỷ trọng cao sau nhóm Nhà cửa vật kiến trúc, tỷ trọng năm 2008 chiếm 16.13%, năm 2009 là 10.16%. Bảng 2.10. Bảng biến động TSCĐ nhóm phương tiện vận tải: ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm2008 Năm 2009 Đầu kỳ 428,892,872 603,066,235 _Nguyên giá 485,539,100 708,266,373 _Khấu hao lũy kế (56,646,228) (105,200,138) Tăng trong kỳ 222,727,273 45,000,000 Giảm trong kỳ Hao mòn trong kỳ (48,553,910) (70,258,456) Cuối kỳ 603,066,235 577,807,779 _Nguyên giá 708,266,373 753,266,373 _Khấu hao lũy kế (105,200,138) (175,458,594) Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Nhận xét: Tài sản cố định loại này năm 2009 tăng hơn so với năm trước là do Công ty đầu tư xây trạm biến áp và băng tải để phục vụ cho sản xuất. _ Tài sản cố định là máy móc thiết bị công tác (Nhóm A, B): Là toàn bộ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp năng lượng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Tùy theo đặc điểm của từng ngành sản xuất và ngay cả trong cùng một ngành sản xuất nhưng tỷ trọng của loại tài sản cố định này là khác nhau. Đối với các đơn vị thương mại dịch vụ thì tỷ trọng và mức độ trang bị tùy theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên việc đầu tư và sử dụng loại tài sản cố định này hiệu quả cũng có ý nghĩa trong việc sử dụng vốn có hiệu quả của đơn vị. Đặc điểm của loại tài sản cố định loại này là vốn đầu tư lớn, bị hao mòn vô hình nên đòi hỏi đơn vị sử dụng phải có biện pháp khấu hao thích hợp nhằm thu hồi vốn nhanh. Đối với Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn do là đơn vị thương mại nên mức trang bị cho máy móc thiết bị cũng tương đối thấp 2.45% năm 2008 và 4.7% năm 2009. Chủ yếu là máy móc dùng đóng gói bao bì sản phẩm hoặc cung cấp năng lượng điện. Biến động của loại tài sản cố định loại này : Bảng 2.11. Bảng biến động nhóm TSCĐ là máy móc thiết bị công tác: ĐVT: VND Chỉ tiêu Năm2008 Năm 2009 Đầu kỳ 22,420,635 896,825 _Nguyên giá 107,619,048 107,619,048 _Khấu hao lũy kế (85,198,413) (106,722,223) Tăng trong kỳ 241,060,851 Giảm trong kỳ Hao mòn trong kỳ (21,523,810) Cuối kỳ 896,825 218,553,480 _Nguyên giá 107,619,048 348,679,899 _Khấu hao lũy kế (106,722,223) (130,126,419) Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Nhận xét: Năm 2008 trị giá của loại tài sản cố định gần như là hết nên năm 2009 công ty đã mua sắm mới máy móc phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty tại chi nhánh. _Tài sản cố định là thiết bị văn phòng: Đây là nhóm tài sản cố định cuối cùng, là toàn bộ những thiết bị công cụ dùng trong văn phòng phục vụ công tác quản lý, thiết bị văn phòng xa xỉ như máy lạnh, thiết bị nghe nhìn và tất cả các loại tài sản khác đủ điều kiện là tài sản cố định nhưng không thuộc các nhóm nêu trên. Tại Công ty nhóm này chiếm tỷ trọng nhỏ: 1.08% năm 2008 và 0.33% năm 2009 do Công ty thanh lý bớt tài sản cố định loại này nhằm giải phóng đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh là 23,183,101 đồng. Bảng 2.12. Bảng biến động nhóm TSCĐ thiết bị văn phòng ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu Năm2008 Năm 2009 Đầu kỳ 21,782,250 16,941,750 _Nguyên giá 47,385,601 47,385,601 _Khấu hao lũy kế (25,603,351) (30,443,851) Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ (23,183,101) Hao mòn trong kỳ 4,840,500 4,840,500 Cuối kỳ 16,941,750 12,101,250 _Nguyên giá 47,385,601 24,202,500 _Khấu hao lũy kế (30,443,851) (12,101,250) Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Nhận xét chung: Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu là nhà cửa vật kiến trúc và các loại phương tiện vận tải. Năm 2009 hầu như các nhóm của tài sản cố định đều được công ty đầu tư mua mới, vì vậy Công ty cần có phương án sử dụng hợp lý tránh gây lãng phí. Tài sản cố định vô hình: Tài sản cố định vô hình tại công ty chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và phần mềm kế toán, trị giá của tài sả vô hình này là 1,559,653,055 đồng. 2.3.1.2. Tình hình đầu tư và sử dụng tài sản cố định: Theo bảng kê đăng ký khấu hao của Công ty với Cục quản lý vốn cho ba năm 2008 – 2009 – 2010 cho thấy, toàn bộ tài sản cố định của công ty đều được huy động sử dụng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Như vậy toàn bộ vốn cố định của Công ty đều tham gia tạo lợi nhuận cho Công ty, không gây lãng phí vốn. Trong thực tế công tác quản lý và sử dụng, khai thác tối đa công suất tài sản cố định luôn được lãnh đạo Công ty chú trọng. Đây là một cách sử dụng vốn tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Về tình hình đầu tư tài sản cố định không xét trường hợp tăng giảm tài sản cố định do việc kết chuyển lẫn nhau giữa các loại tài sản thì trong năm 2008 Công ty đầu tư cho tài sản cố định là 222,727,273 đồng bằng việc xây dựng trạm biến áp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, đạt tổng mức đầu tư cho tài sản cố định là 5.07% tính theo nguyên giá đầu kỳ với tổng giá trị đầu tư là 222,727,273. Trong năm 2009 tình hình đầu tư tăng lên đáng kể, tổng mức đầu tư 3,048,255,422 đồng, trong đó: _Mua sắm thiết bị công tác 286,060,851 đồng _ Xây dựng mới 2,762,194,571 Đạt tổng mức đầu tư cho tài sản cố định là 41.1%. Cũng trong năm, Công ty đã nhượng bán thanh lý một số tài sản cố định không cần thiết hoặc đã sắp hết hạn sử dụng, cũ kỹ, tổng giá trị tài sản giảm 23,183,101 đồng. Điều này cho thấy Công ty tập trung chủ yếu vào việc đầu tư tài sản dài hạn, vì vậy vốn đầu tư cho các loại tài sản lưu động của Công ty sẽ thấp. 2.3.1.3. Nguồn tài trợ cho vốn cố định: Theo bảng cân đối tài sản của Công ty trong hai năm 2008 – 2009, ta có mô hình cân đối vốn của Công ty như sau: Tổng tài sản lưu động: _ Năm 2008: 12,866,030,997 đồng chiếm tỷ trọng 82.14% _ Năm 2009: 10,041,091,826 đồng chiếm tỷ trọng 58.96% Nguồn vốn ngắn hạn: _ Năm 2008: 6,575,972,778 đồng chiếm tỷ trọng 41.98% _ Năm 2009: 3,360,976,878 đồng chiếm tỷ trọng 19.74% Tổng tài sản cố định: _ Năm 2008: 2,797,746,531 đồng chiếm tỷ trọng 17.86% _ Năm 2009: 6,988,697,473 đồng chiếm tỷ trọng 41.04% Nguồn vốn dài hạn: _ Năm 2008: 9,087,804,750 đồng chiếm 58.02% _ Năm 2009: 13,668,812,421 đồng chiếm 80.26% Đối với một công ty thì đây có thể là mô hình tối ưu vì toàn bộ vốn cố định dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Tổng vốn lưu động dài hạn là: _Năm 2008: VLĐDH = 9,087,804,750 – 2,797,746,531=6,290,058,219 đồng > Giá trị TSCĐ: 2,797,746,531 đồng. _Năm 2009: VLĐDH = 13,668,812,421 – 6,988,697,473 = 6,680,114,947 đồng < Giá trị TSCĐ: 6,988,697,473 đồng Nhận xét: Nhìn chung đây là mô hình tài trợ tích cực, tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Nhưng do Công ty sử dụng nợ dài hạn rất ít mà chủ yếu là tài trợ bằng nguồn vốn tự có của Công ty nên được hưởng lợi ích từ vốn vay dài hạn rất ít. Trong khi đó toàn bộ nợ phải trả là nợ ngắn hạn, nên Công ty dễ bị áp lực nợ, đồng thời cũng là nguyên nhân của việc thiếu vốn lưu động trầm trọng, có thể gây thiếu tự chủ trong kinh doanh, mặc dù việc sử dụng vốn không vi phạm điều tối kỵ của quản lý tài chính (tài trợ tài sản cố định bằng một phần vốn ngắn hạn). 2.3.1.4. Tình hình khấu hao, sử dụng vốn khấu hao: Phương pháp khấu hao: Hiện tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Thông thường Công ty lập kế hoạch khấu hao và trình cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý xét duyệt trước khi thực hiện trích khấu hao, sau đó căn cứ theo kế hoạch khấu hao và tình hình kinh doanh, kế toán tiến hành trích khấu hao cho kỳ kế toán. Trong đó: Mức khấu hao Tk = Nguyên giá TSCĐ Với Tk: Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao hàng tháng được tính như sau: Mức khấu hao năm Mức khấu hao tháng = 12 Bảng 2.13. Tình hình thực hiện khấu hao trong hai năm 2008 – 2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ(%) Khấu hao kế hoạch 185,203,365 100 310,116,286 100 Khấu hao thực hiện _Tăng 182,698,130 98.65 246,709,635 79.55 _Giảm 23,183,101 7.48 _Khấu hao trong kỳ 179,484,730 96.91 220,313,134 71.04 Chênh lệch TH so với KH (5,718,635) (3.09) (89,803,152) (28.96) Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Qua bảng tính trên cho thấy trong hai năm 2008 -2009 công ty đều trích khấu hao thấp hơn so với kế hoạch đã dăng ký. Điều này sẽ gây bất lợi cho Công ty do phải chịu mức thuế thu nhập Công ty cao hơn, không được hưởng lợi ích từ thuế do khấu hao mang lại. (Khấu hao lớn làm chi phí tăng dẫn tới lợi nhuận giảm làm thuế thu nhập phải nộp giảm). Lợi ích từ thuế do khấu hao mang lại được tính như sau: Lợi ích = Mức khấu hao x Thuế suất thuế thu nhập Lợi ích bị mất = Mức giảm của KH x Thuế suất thuế thu nhập Sử dụng vốn khấu hao: Theo quy định về quản lý vốn đối với các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay, nguồn vốn khấu hao cơ bản khi chưa có lệnh huy động vốn khấu hao của cơ quan chủ quản thì doanh nghiệp được phép sử dụng vốn khấu hao tạm thời để bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp. 2.3.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: Ta có các tỷ lệ sau được tính toán: Bảng 2.14. Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch _Tỷ trọng TSCĐ/ Tổng tài sản (%) 17.86 41.04 23.18 _Tỷ lệ doanh thu/TSCĐ (lần) 16.73 12.832 (3.898) _Tỷ lệ lợi nhuận/TSCĐ (%) 51.82 29.3 (22.52) _Tỷ lệ vốn tự có/TSCĐ (lần) 3.1 1.91 (1.19) Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ _ Tỷ trọng TSCĐ/ Tổng tài sản: cho biết trong năm nghiên cứu trong tổng số tài sản của Công ty thì 100 đồng tài sản có bao nhiêu đồng vốn cố định. Đây cũng chính là tỷ lệ cố định của Công ty trong năm đó. Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn trong năm 2008 cứ 100 đồng tài sản thì có 17.86 đồng tài sản cố định, trong năm 2009 thì số đồng vốn cố định trong 100 đồng tài sản tăng hơn so với năm 2008 là 41.04 đồng. Nguyên nhân do trong năm 2009 Công ty đầu tư tăng mới một số tài sản cố định. _ Tỷ lệ doanh thu/Tài sản cố định: cho biết trong năm nghiên cứu, một đồng tài sản cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ lệ này càng cao càng cho thấy hiệu suất hoạt động của đồng vốn cố định của công ty càng có hiệu quả. Trong năm 2008 , cứ một đồng vốn cố định của Công ty tạo ra được 16.73 đồng doanh thu. Năm 2009, mức độ hoạt động của đông vốn cố định giảm đi trong năm này chỉ tạo ra 12.832 đồng doanh thu giảm 3.989 đồng, nguyên nhân là do năm 2009 Công ty tăng tài sản cố định nên giá trị tài sản cố định tăng lên. Ta thấy rằng: + Theo mức tài sản cố định năm 2008, thì trong năm 2009 một đồng vốn cố định sẽ tạo ra 89,676,731,849 : 2,797,746,531 = 32.05 đồng tăng 19.218 đồng + Tài sản cố định tăng nên làm giảm tỷ lệ DT/TSCĐ: 19.218 – 3.989 = 15.229 đồng Nhìn chung thì mức độ hoạt động doanh thu tính theo tài sản cố định của năm 2009 là chưa tích cực. _ Tỷ lệ lợi nhuận/TSCĐ: Tỷ số này cho biết trong năm nghiên cứu, một dồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cuối cùng cho công ty. Tỷ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là tích cực. Tại công ty trong năm 2008 cứ 100 đồng vốn cố định tạo ra 51.82 đồng lợi nhuận. Nhưng năm 2009 tỷ lệ này giảm 22.52 đồng tức 100 đồng vốn cố định tạo ra được 29.3 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân sự tăng của tài sản cố định cao hơn sự tăng của lợi nhuận. _ Tỷ số vốn tự có/TSCĐ: Tỷ lệ này cho thấy khả năng tự tài trợ cho tài sản cố định của công ty là bao nhiêu. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 cho thấy công ty đã tự tài trợ cho tài sản cố định của mình. Tỷ số này phụ thuộc vào tỷ số nợ mà một công ty sử dụng và trong tổng nợ đó, nợ dài hạn chiếm bao nhiêu. Theo quy tắc sử dụng vốn thì một đơn vị có thể tự tài trợ cho các loại tài sảncủa mình bằng nguồn vốn dài hạn mà thôi.. Hiện tại, tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dich Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, tỷ số nợ ngắn hạn của Công ty hai năm 2008 – 2009 đều nhỏ hơn 50% và nợ dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ. Nhưng tỷ số tự tài trợ của Công ty hai năm đều lớn hơn 1 cụ thể: Năm 2008: 3.1 lần Năm 2009: 1.91 lần Cho thấy Công ty tự tài trợ cho tài sản cố định bằng nguồn vốn tự có của Công ty. Nhận xét chung về việc quản lý và sử dụng vốn cố địng của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn. Từ các phân tích trên cho thấy: _ Tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản năm 2008 thấp là do đặc trưng của ngành sản xuất thương mại. Điều này cho thấy vốn sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu tồn tại dưới dạng tài sản lưu động. Do năm 2009 Công ty đầu tư mới tài sản cố định nên tỷ trọng năm 2009 cao. _ Nhìn chung thì công tác quản lý vốn cố định tại Công ty là khá chặt chẽ, hầu hết tài sản của Công ty đều được đưa vào sử dụng không để lãng phí. Công ty cũng kịp thời thanh lý và nhượng bán những tài sản cố định đã cũ kỹ hoặc do không có nhu cầu sử dụng, điều này giúp giải phóng đồng vốn và nhanh chóng đưa đồng vốn vào lưu thông tạo lợi nhuận cho Công ty. _ Do đầu tư mới nhiều vào tài sản cố định nên vốn lưu động của Công ty giảm đi, gây khó khăn cho tình hình tài chính của Công ty, không đủ vốn để xoay vòng. 2.3.2. Vốn lưu động: 2.3.2.1. Tình hình vốn lưu động: Đối với một đơn vị hoạt động thương mại thì vốn lưu động là rất quan trọng. Việc quản lý tốt vôn lưu động không những giúp cho đơn vị tự chủ được vốn sản xuất kinh doanh mà còn đem lại lợi nhuận cho đơn vị với chi phí tiết kiệm nhất. Bên cạnh đó còn giúp đơn vị nắm bắt được những cơ hội kinh doanh kịp thời. Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hàng năm thì vấn đề hàng đầu của công tác tài chính của Công ty. Trước hết chúng ta xem xét tình hình vốn lưu động của Công ty: Vốn lưu động = Tài sản lưu động Vốn lưu động = Tổng TS – TSCĐ và ĐTDH = Tổng NV – TSCĐ và ĐTDH Với: Tổng NV = Nợ NH + ( Nợ DH + VCSH) = Nợ NH + NVDH Ta có: Vốn lưu động = ( Nợ NH + NVDH ) – TSCĐ và ĐTDH (1) Ngoài ra còn có chỉ tiêu : VLĐ thuần VLĐ thuần = VLĐ – Nợ NH = Tổng NV – TSCĐ và ĐTDH = Nợ NH + NVDH – TSCĐ và ĐTDH – Nợ NH = NVDH – TSCĐ và ĐTDH Hay: VLĐ – Nợ NH = NVDH – TSCĐ và ĐTDH (2) Với tình hình thực tiễn tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn trong hai năm 2008 – 2009 ta có các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tỷ lệ Vốn lưu động 12,866,030,997 10,041,091,826 -2,824,939,171 (21.96) Vốn lưu động thuần 6,290,058,219 6,680,114,948 390,056,729 6.2 Qua bảng trên cho thấy mức độ gia tăng của vốn lưu động năm 2009 thấp hơn so với năm 2008, nhưng vốn lưu động thuần năm 2009 lại cao hơn năm 2008. Điều này cho thấy năm 2009 quy mô hoạt động nhỏ so với năm 2008 (mức độ sử dụng nợ năm 2009 thấp hơn so với năm 2008). Vốn lưu động thuần tăng qua các năm chứng tỏ công ty đã sử dụng một phần nguồn dài hạn ( lợi nhuận giữ lại và nợ dài hạn) để tài trợ cho tài sản lưu động. Nhận xét: Do nợ dài hạn của Công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, trong khi đó các khoản nợ ngắn hạn có thời hạn trả dưới một năm nên để giữ nguyên hoạt động hàng năm thì Công ty đã phải đối phó với tình trạng thiếu vốn lưu động. Công ty luôn phải đối phó với tình trạng nợ đến hạn phải trả mà không biết trước được sẽ chiếm dụng được thêm trong tương lai, nên vốn lưu động luôn bấp bênh phụ thuộc, Công ty không thể chủ động được đồng vốn. Vốn lưu động hàng năm sẽ phụ thuộc vào nợ chiếm dụng được và vay ngắn hạn ngân hàng. 2.3.2.2. Kết cấu vốn lưu động và nguồn tài trợ tương ứng: Kết cấu vốn lưu động:   Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, vốn lưu động tồn tại dưới các dạng: _ Vốn bằng tiền: Là toàn bộ tài sản của công ty tồn tại dưới dạng tiền mặt hoặc tương đương tiền mặt như tiền giấy ngoại tệ các loại, ngân phiếu thanh toán hay các loại giấy tờ khác được xem như là tiền theo quy định của của chế độ kế toán thống kê của Nhà nước, … tại thời điểm lập báo cáo. Tại Công ty vốn bằng tiền tồn tại dưới dạng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. _Khoản phải thu: Là khoản vốn đã ứng trước mà công ty phải thu hồi như: + Khoản phải thu khách hàng: Dư nợ TK 131. Đây là khoản phải thu chủ yếu của công ty. Khoản phải thu phát sinh tỷ lệ thuận với sự gia tăng của doanh thu do chính sách bán chịu của Công ty. + Trả trước cho người bán: Dư nợ TK 331 + Khoản phải thu khác: Dư nợ TK138 + Dự phòng phải thu khó đòi: Dư có TK139 + Thu tạm ứng: Dư nợ TK 141 + Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn: Số dư TK 144 Trong bài phân tích luận văn này, sẽ phân tích khoản phải thu theo hai phần: Khoản phải thu khách hàng ( TK 131) Khoản phải thu không phải khách hàng (TK nợ 331,138,141,144) _ Tồn kho: Bao gồm tất cả số dư của TK nhóm 15*. _ Tài sản lưu động khác: bao gồm tất cả các tài sản ngắn hạn không thuộc các loại tài sản nêu trên. Kết cấu tài sản lưu động của Công ty qua hai năm như sau: Bảng 2.15. Bảng tính kết cấu TSLĐ hai năm 2008 -2009 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tốc độ tăng 08-09 Mức độ Tỷ trọng Mức độ Tỷ trọng Mức độ Tỷ trọng Vốn bằng tiền 246,661,267 1.9 669,330,575 6.7 422,669,308 4.75 1.71 Các khoản ĐTTC 3,249,252,128 25.2 2,040,768,578 20.3 (1,208,483,550) (4.9) (0.4) Khoản phải thu _Phải thu KH 5,959,546,969 46.4 2,495,077,248 24.9 (3,464,469,721) (21.5) (0.6) _Phải thu khác 3,178,861,330 24.7 3,972,651,197 39.5 793,789,867 14.86 0.25 Tồn kho 177,060,034 1.4 492,505,970 4.9 315,445,936 3.53 1.78 TSLĐ khác 54,649,269 0.4 370,758,258 3.7 316,108,989 3.27 5.78 Tổng TSLĐ 12,866,030,997 100 10,041,091,826 100 (2,824,939,171) (0.22) Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Qua bảng phân tích trên cho thấy kết cấu tài sản lưu động hai năm nhìn chung là tăng nhưng tăng không đều.Trong năm 2009 tỷ trọng vốn bằng tiền tăng 4.75%, trong khi tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính lại giảm4.93% so với năm 2008. Tỷ trọng các khoản phải thu tăng giảm không đồng đều, nhìn chung khoản phải thu giảm 6.62% trong đó tỷ trọng khoản phải thu khách hàng giảm tương đối mạnh là 23.9%, còn tỷ trọng các khoản phải thu khác tăng 14.86%. Tỷ trọng tồn kho và tài sản lưu động khác cũng tăng cao lần lượt là 3.53% và 3.27%. Điều này cho thấy năm 2009 Công ty gia tăng tài trợ chủ yếu là vốn bằng tiền. Tỷ trọng các loại tài sản lưu động năm 2009 nhìn chung là tăng so với năm 2008 nhưng các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu khách hàng giảm cả về mức độ và tỷ lệ. Mà chính những tài sản lưu động này chiếm phần lớn số vốn nên làm cho tổng tài sản năm 2009 giảm so với năm 2008 là 21.96% Nguồn tài trợ tương ứng: Ta xem xét bảng tính vốn lưu động, vốn lưu động thuần và tỷ lệ tự tài trợ cho vốn lưu động. Bảng 2.16. Bảng so sánh các loại vốn ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng tài sản 15,717,765,635 15,663,777,528 17,029,789,299 TSCĐ v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoan chinh lv.doc
  • docxbia.docx
  • pdfhoan chinh lv.pdf
Tài liệu liên quan