MỤC LỤC
Lời mở đầu 4
Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới 6
1.1 Một số khái niệm và vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.6
1.1.1 Một số khái niệm của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.6
1.1.2 Vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới .6
1.2 Nội dung của bảo hiểm vật chất xe cơ giới .8
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm .8
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm .8
1.2.3 Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm 10
1.2.4 Phí bảo hiểm 11
1.2.5 Giám định và bồi thường 12
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới 15
1.3.1 Các yếu tố chủ quan 15
1.3.2 Các yếu tố khách quan 16
1.4 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI 17
1.4.1 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh theo các khâu công việc 17
1.4.2 Các chỉ tiêu phân tích tình hình đề phòng và hạn chế tổn thất 18
1.4.3 Các chỉ tiêu phân tích tình hình giám định 19
1.4.4 Các chỉ tiêu phân tích tình hình bồi thường 20
Chương 2: Tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện 22
2.1 Khái quát về công ty và tình hình kinh doanh bảo hiểm tại PTI 22
2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của PTI 22
2.1.2 Tình hình kinh doanh bảo hiểm tại PTI 27
2.1.3 Phương hướng hoạt động của PTI 29
2.2 Thị trường kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010 29
2.3 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI 31
2.3.1 Công tác khai thác 31
2.3.2 Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 37
2.3.3 Công tác giám định và bồi thường 38
2.3.4 Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI 45
2.4 Đánh giá về tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở
PTI 48
2.4.1 Mặt đạt được và nguyên nhân 48
2.4.2 Mặt hạn chế và nguyên nhân 50
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm triển khai tốt hơn nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI 53
3.1 Giải pháp nhằm triển khai tốt hơn nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới 53
3.1.1 Giải pháp đối với công tác khai thác 53
3.1.2 Giải pháp đối với công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 55
3.1.3 Giải pháp đối với công tác giám định 56
3.1.4 Giải pháp đối với công tác bồi thường 57
3.1.5 Giải pháp hạn chế tình trạng trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới 59
3.2 Khuyến nghị 62
3.2.1 Đối với Bộ Tài chính 62
3.2.2 Đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 63
Kết luận 65
Tài liệu tham khảo 66
66 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7301 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 lần, đến giai đoạn 2009 – 2010 tiếp tục giảm nhẹ 0,97 lần. PTI đã đánh giá tốt những sản phẩm bảo hiểm nhượng và nhận tái tái nên hiệu quả của việc kinh doanh tái bảo hiểm tốt, chi bồi thường giảm, đem lại nguồn doanh lợi cho doanh nghiệp.
Doanh thu được tính từ ba yếu tố là thu phí bảo hiểm gốc, thu phí nhận tái bảo hiểm, và từ đầu tư. Doanh thu tăng liên tục, giai đoạn 2008 – 2009 tăng 1,05 lần, giai đoạn 2009 – 2010 lại tăng 1,11 lần. Giai đoạn sau tăng cao hơn giai đoạn trước. Với doanh thu tăng là điều kiện thuận lợi để PTI có thể đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng lương thưởng cho nhân viên, đảm bảo cho việc dự phòng hạn chế tổn thất. Xã hội cũng có nguồn vốn lớn từ thu phí bảo hiểm nhàn rỗi được đem đi đầu tư, nhiều việc làm sẽ được tạo ra.
Doanh thu tăng thì việc bỏ ra một lượng chi phí tăng tương ứng cũng không có gì là khó hiểu. Giai đoạn 2008 – 2009, chi phí chi cho việc kinh doanh bảo hiểm tăng 1,16 lần; giai đoạn 2009 – 2010 thì lại tăng 1,40 lần. Chi phí bỏ ra thu về được lượng doanh thu tăng cho thấy hiệu quả từ chi phí bỏ ra đã được đền đáp. Tuy nhiên chi phí tăng với tốc độ nhanh hơn so với doanh thu thì cũng là một điều PTI cần quan tâm để đảm bảo hiệu quả cao hơn từ đồng tiền bỏ ra.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng. Giai đoạn 2008 – 2009 tăng 1,04 lần. Giai đoạn tiếp theo 2009 -2010 tăng mạnh với 1,77 lần. Năm 2010 đạt lợi nhuân sau thuế là 77. 205 triệu đồng. Một con số lớn, cao hơn hẳn các năm trước. Việc kinh doanh bảo hiểm của PTI đạt hiệu quả tốt, ban lãnh đạo đã hoạt động tốt với những hướng đi đúng đắn. Tương lai không xa trên bản đồ thị phần bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, PTI sẽ là cái tên tạo nên những sự thay đổi về vị trí giữa các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
2.1.3 Phương hướng hoạt động của PTI
Giai đoạn 2010 - 2015, với định hướng kinh doanh: “Tăng trưởng - Hiệu quả - Phát triển bền vững”, trở thành doanh nghiệp bảo hiểm có kênh phân phối dịch vụ lớn nhất thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, tập trung khả năng sinh lời và tối ưu hoá cổ tức, đảm bảo quyền lợi của cổ đông, thực hiện nhiệm vụ một doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cộng đồng, trên cơ sở tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ khách hàng, PTI phấn đấu trở thành doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ với hệ thống phân phối lớn nhất thị trường, duy trì vị trí top 3 các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có tỷ suất lợi nhuận / vốn cao nhất thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
2.2 Thị trường kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam giai đoạn 2008 -2010
Thị trường kinh doanh nghiệp vụ này ở Việt Nam có rất nhiều tiềm năng. Vì vậy, đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong việc thực hiện triển khai nghiệp vụ, và chính ngiệp vụ này đóng góp không nhỏ vào tỉ trọng doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
Số lượng xe cơ giới tăng lên cao trong mấy năm trở lại đây. Theo số liệu thống kê của VAMA, sản lượng bán hàng của toàn bộ năm 2010 đạt 112.224 xe. Sản lượng bán hàng lũy kế tính đến hết tháng 05 năm 2011 đạt 44,966 xe, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, xe con tăng 32,9%, xe đa dụng tăng 17%, xe thương mại giảm 4% . Với đời sống của người dân được nâng cao, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta tăng trung bình 7- 7,5% như bây giờ thì việc sở hữu một chiếc xe ô tô không phải là quá xa xỉ. Nhất là đối với xe máy thì điều đó càng không khó. Rất nhiều người thậm chí còn sở hữu 2 chiếc xe máy. Với số lượng xe tăng mạnh như vậy, đây là một thị trường đầy thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai ngiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Cùng với đó thì tai nạn giao thông ở nước ta dù thực hiện nhiều biện pháp nhưng vẫn số vụ tai nạn vẫn xảy ra. Năm 2009, đường bộ xảy ra 5.867 vụ, chết 5.597 người, bị thương 3.828 người. So với năm 2008: giảm 209 vụ (-3,4%), giảm 129 người chết (-2,4%), giảm 292 người bị thương (-7,1%). Tỷ lệ TNGT trên 10.000 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ so với 6 tháng đầu năm 2008: giảm 0,11 (2,08/2,19) số vụ, giảm 0,1(1,99/2,09) số người chết, giảm 0,06 (1,36/1,42) số người bị thương. Những vụ tai nạn này là thiệt hại không nhỏ về người và của cho chủ nhân mỗi chiếc xe. Số lượng các vụ tai nạn giao thông giảm, nhưng vẫn cao, giảm không đáng kể. Cùng với cơ sở hạ tầng giao thông còn chậm phát triển, thời tiết diễn biến phức tạp, chính những nguyên nhân này đã làm cho số lượng khách tham gia nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới nói chung, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng tăng.
Kinh doanh nghiệp vụ này không chỉ có một doanh nghiệp mà còn có rất nhiều doanh nghiệp khác, chưa kể trong tương lai thì số lượng doanh nghiệp mới vào thị trường bảo hiểm nước ta ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu thị trường về mảng bảo hiểm vật chất xe cơ giới gồm: Bảo Việt, PJICO, Bảo Minh, PVI. Một số doanh nghiệp mới như MIC, Liberty, Bảo Long, SVIC có tốc độ tăng trưởng rất cao…Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới lại dễ triển khai, lượng khách hàng lớn so với các nghiệp vụ khác. Nên dễ hiểu vì sao các doanh nghiệp khi mói gia nhập thị trường bảo hiểm phi nhân thọ luôn chọn nghiệp vụ này để thực hiện. Hiện nay, trên thị trường có 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đều triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Đây là một cơ hội nhưng cũng là thách thức cho mỗi doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển, chất lượng sản phẩm được nâng cao. Nhưng ở nước ta, cạnh tranh trong ngành bảo hiểm với nhau có sự không lành mạnh. Họ cạnh tranh bằng việc giành giật lôi kéo khách hàng, hạ thấp phí bảo hiểm, thậm chí có doanh nghiệp hạ xuống đến 40 – 50% so với biểu phí của Bộ tài chính. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, xuất hiện tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra bản chào giá cả gói bao gồm cả bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm người ngồi trên xe, trong đó giảm phí hai loại bảo hiểm sau để hấp dẫn khách hàng. Tiêu biểu phải kể ở đây là ngày 29/7/2010, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã ra quyết định xử phạt 19 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia ký kết vào Bản điều khoản biểu phí tiêu chuẩn bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Tóm lại, từ năm 2008 đến năm 2010, việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới gặp không ít khó khăn, từ vụ mưa kỉ lục kéo dài nhiều ngày cuối tháng 10/ 2008 gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp bảo hiểm, kinh tế khủng hoảng, lạm phát tăng cao liên tục, nhưng với những đường lối lãnh đạo đúng đắn, sự nỗ lực của các nhân viên, nhận thức và đời sống của người dân được nâng cao, và đặc biệt với một thị trường xe cơ giới đầy tiềm năng với tốc độ tăng trưởng liên tục trong thời gian vừa qua đã góp phần làm nên những thành tựu về doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Xin kể ở đây như Bảo Việt, PJCO, PVI.
2.3 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở PTI
2.3.1 Công tác khai thác
2.3.1.1 Kênh phân phối
PTI có hệ thống kênh phân phối gồm bán bảo hiểm vật chất xe cơ giới qua hệ thống Vnpost, qua hệ thống các ngân hàng như Techcombank, Maritimebank, Lienvietbank, showroom ô tô và xe máy, qua các trạm đăng kiểm xe, qua các gara sửa chữa xe ô tô như gara ô tô Quang Đức, gara ô tô Nhật Việt, garage ô tô Láng Hạ…, qua các đại lí là các cá nhân và các tổ chức, qua các doanh nghiệp, qua các công ty môi giới, và bán tại chính văn phòng đại diện của mình. Ngân hàng Techcombank là một kênh phân phối mà PTI có thể bán sản phẩm bảo hiểm cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Ngân hàng Liên Việt và ngân hàng Maritimebank là những đại lí lớn của PTI, họ sẽ trực tiếp giúp cho PTI bán sản phẩm mà không cần phải cạnh trạnh với các doanh nghiệp khác.
Bên cạnh đó, mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trong cả nước cũng là một kênh phân phối hiệu quả, góp phần đem lại doanh thu lớn cho việc bán bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Hệ thống chi nhánh của PTI
Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh PTI Cà Mau
Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh PTI Bình Định
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Chi nhánh PTI Thanh Hóa
Chi nhánh TP Cần Thơ Chi nhánh PTI Huế
Chi nhánh khu vực Bắc Trung Bộ Chi nhánh PTI An Giang
Chi nhánh khu vực phía Bắc Chi nhánh PTI Long An
Chi nhánh PTI Tây Nguyên Chi nhánh Vĩnh Phúc
Chi nhánh PTI Đồng Nai Chi nhánh Sài Gòn
Chi nhánh PTI Khánh Hòa Chi nhánh Bắc Ninh
Chi nhánh PTI Bình Dương Chi nhánh Lào Cai
Chi nhánh PTI Quảng Ninh
2.3.1.2 Quy trình và kết quả khai thác
2.3.1.2.1 Quy trình khai thác
PTI có mạng lưới chi nhánh và văn phòng rộng khắp, cho nên để thuận lợi và đảm bảo tính thống nhất, PTI đã xây dựng chung một quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Với một quy trình xây dựng khoa học, lô gic đã giúp cho các nhân viên khai thác của PTI thực hiện công việc của mình thuận lợi. Họ nắm được vai trò và nhiệm vụ, những thủ tục phải làm trong từng bước nhỏ. Như vậy, nhân viên khai thác sẽ hạn chế được những thiếu sót trong khi chào phí, giới thiệu sản phẩm,…Quy trình còn đem lại hiệu quả không nhỏ cho những công việc trong khâu giám định và bồi thường. Quy trình khai thác được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 3: Sơ đồ quy trình khai thác
Tiếp thị nhận đề nghị
bảo hiểm
Đánh giá rủi ro
Xem xét
Từ chối
Chào phí và theo dõi
A2
Tiếp nhận yêu cầu
bảo hiểm chính thức
Phát hành Hợp đồng bảo hiểm
Quản lý dịch vụ
Thu phí,
Sửa đổi,
Bổ sung,
chấm
dứt, Huỷ
HĐ, theo
dõi tái
tục
Quản lý
rủi ro, đề
phòng
hạn chế
tổn thất
Giám
định, bồi
thường
Thu thập
và xử lý
thông tin
phản hồi
từ khách
hàng
Lưu Hồ
sơ,
Thống
kê, báo
cáo
2.3.1.2.2 Kết quả khai thác
Việc thực hiện tốt quy trình khai thác trên cùng với sự nỗ lực của các khai thác viên, doanh thu khai thác của doanh nghiệp đã đạt được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Doanh thu phí nghiệp vụ và số lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới giai đoạn 2008 – 2010 (nguồn từ Ban xe cơ giới –PTI )
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1.Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Triệu đồng
100.834
128.658
170.159
2.Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
%
-
127,6
132,3
3.Số xe thực tế lưu hành
xe
866.351
927.688
1.212.356
4.Số xe tham gia bảo hiểm ở PTI
xe
52.153
67.516
89.659
5.Tỷ lệ % số xe tham gia bảo hiểm so với số xe thực tế lưu hành (4/3)
%
6,02
7,28
7,40
6.Doanh thu phí bảo hiểm bình quân / xe (1/4)
Triệu đồng/ xe
1,93
1,91
1,90
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu phí bảo hiểm gốc cả về quy mô và chất lượng thì nghiệp vụ này đều có những con số cao, tăng liên tục giai đoạn năm 2008 – 2010. Năm 2009 tăng 1,27 lần so với năm 2008, với tốc độ tăng là 127,6%. Tiếp tục đến năm 2010 tăng 1,32 lần so với năm 2009, tương ứng với tốc độ tăng mạnh là 132,3%. Doanh thu phí tăng lên là bởi những chính sách marketing cho sản phẩm đã đạt được những hiệu quả nhất định, việc tăng các đại lí bán sản phẩm,, các chế độ đi kèm sản phẩm như chi phí cẩu kéo xe từ nơi tai nạn đến nơi sửa chữa miễn phí, tư vấn những nơi sửa chữa an toàn, số lượng xe ô tô lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây. Đây chính là những nguyên nhân làm cho số lượng người tham gia bảo hiểm nhiều, kéo theo tiền phí thu được cũng tăng lên.
Lượng xe cơ giới tăng liên tục từ năm 2008 cho đến năm 2010, cùng với đó số xe tham gia bảo hiểm cũng tăng lên. Năm 2009 tăng 1,29 lần so với năm 2008. Năm 2010 tăng 1,33 lần so với năm 2009. Tỉ trọng cơ cấu xe tham gia bảo hiểm tăng từ 6,02% năm 2008, lên 7,28% năm 2009, và lên 7,4% năm 2010. Đây là những dấu hiệu cho một tương lai tốt đẹp khi số lượng xe tham gia bảo hiểm ngày tăng trong những năm tới nhất là khi xe cơ giới có chiều hướng tăng liên tục, đời sống của khách hàng cũng như nhận thức được nâng cao.
Đồng thời với việc tăng số lượng xe tham gia nghiệp vụ bảo hiểm này đã làm doanh thu phí bảo hiểm bình quân trên một xe của PTI có chiều hướng giảm nhẹ. Năm 2008 là 1,93 triệu đồng/ xe, năm 2009 giảm 0,02 triệu đồng còn 1,91 triệu đồng/ xe, năm 2010 giảm 0,01 triệu đồng còn 1,90 triệu đồng/ xe.
Ngoài ra, kết quả của công tác khai thác còn được thể hiện qua bảng số liệu sau.
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu bảo hiểm vật chất xe cơ giới phân theo đối tượng khách hàng giai đoạn năm 2008 – 2010 (nguồn từ Ban xe cơ giới – PTI)
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
100.834
100
128.658
100
170.159
100
Khách hàng cá nhân
47.392
47
63.768
49,6
87.52
51,4
Khách hàng tổ chức
53.442
53
66.890
50,4
82.639
48,6
Nhìn chung, cơ cấu khách hàng của PTI giai đoạn năm 2008 – 2010 có biến động. Vị trí của khách hàng có sự thay đổi trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh thu của nhóm khách hàng cá nhân năm 2008 chiếm 47%, đến năm 2009 chiếm 49,6%. Đến năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên là 51, 4%, cao hơn hẳn so với nhóm khách hàng tổ chức. Trong khi đó tỷ lệ khách hàng tổ chức lại có chiều hướng giảm. Năm 2008 là 53%, đến năm 2009 giảm xuống còn 50,4%, cao hơn tỷ lệ nhóm khách hàng cá nhân. Nhưng đến năm 2010, tỷ lệ khách hàng tổ chức giảm còn 48,6%, thấp hơn hẳn so với tỷ lệ khách hàng cá nhân cùng trong năm 2010. Sự thay đổi tỷ lệ này là do PTI đã biết khai thác thế mạnh về thị trường xe ô tô tăng mạnh trong mấy năm trở lại đây ở các khách hàng cá nhân. Đời sống cao, việc vay vốn để mua một chiếc ô tô từ ngân hàng không quá khó khăn, nên khách hàng là cá nhân có thể dễ dàng mua cho mình một chiếc ô tô. Trong tương lai, PTI xác định đây sẽ là nhóm khách hàng chủ đạo của doanh nghiệp vì tiềm năng phát triển mạnh của nó.
2.3.2 Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Hiện nay, PTI sử dụng nhiều biện pháp để đề phòng và hạn chế tổn thất. Với số phí bảo hiểm thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới, PTI đã chi cho các việc như tuyên truyền, quảng cáo, giáo dục cho mọi người về an toàn giao thông, nâng cao tính tự giác chấp hành luật an toàn giao thông và cho mọi người thấy được những hậu quả của tai nạn giao thông. Cùng với đó, PTI còn tiến hành hỗ trợ về kinh phí để xây dựng công trình phòng chống tai nạn như các con đường lánh nạn, các tường phòng hộ… để hạn chế những tai nạn đáng tiếc không mong muốn xảy ra. Trong quá trình giám định, các nhân viên giám định cũng được doanh nghiệp đào tạo về các biện pháp hạn chế tổn thất khi tổn thất xảy ra. Nên khi nhận được tin, các nhân viên giám định nhanh chóng có những biện pháp hạn chế tổn thất.
Số tiền chi ra để làm những việc trên được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 4: Chi phí chi đề phòng và hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới giai đoạn năm 2008 – 2010 tại PTI (nguồn từ Ban xe cơ giới – PTI)
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1.Chi phí chi đề phòng và hạn chế tổn thất
Triệu đồng
2.176
4.351
5.316
2. Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Triệu đồng
100.834
128.658
170.159
3. Chi phí chi cho bồi thường
Triệu đồng
81.640
70.315
67.769
4. Tỷ lệ chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất trên doanh thu (1/2)
%
2,15
3,38
3,12
5. Tỷ lệ chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất trên chi phí bồi thường (1/3)
%
2,67
6,19
7,84
Từ năm 2008 cho đến năm 2010 số tiền chi cho đề phòng hạn chế tổn thất tăng liên tục. Năm 2009 tăng 1,99 lần so với năm 2008, năm 2010 tăng 1,22 lần so với năm 2009. Trong cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc vật chất xe cơ giới thu được, tỷ lệ chi phí dùng cho đề phòng và hạn chế tổn thất tăng lên. Năm 2008 chiếm 2,15%, đến năm 2009 chiếm 3,38%, năm 2010 chiếm 3,12%, có giảm nhẹ so với năm 2009, nhưng vẫn cao hơn so với năm 2008. Trong khi đó, tỷ lệ chi phí chi cho đề phòng và hạn chế tổn thất so với chi phí chi cho bồi thường tăng liên tục và nhanh từ năm 2008 đến năm 2010. Năm 2008, tỷ lệ này chỉ có 2,67 %, đến năm 2009, tăng mạnh lên 6,19%, năm 2010 là 7,84%. Nhìn lại chi phí chi cho bồi thường ngày càng giảm đi. Kết hợp lại, ta thấy việc chi nhiều cho đề phòng và hạn chế tổn thất cao phần nào đã giúp cho PTI giảm được chi phí chi cho bồi thường nhờ số tiền chi ra đã giảm thiểu tổn thất xảy ra và hạn chế các rủi ro không mong muốn. Qua đây, ta thấy được PTI ngày càng chú trọng đến khâu đề phòng và hạn chế tổn thất.
2.3.3 Công tác giám định và bồi thường
2.3.3.1 Công tác giám định
2.3.3.1.1 Quy trình giám định
Để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và cũng để thuận lợi cho giám định viên làm việc, PTI đã xây dựng một qui trình giám định thống nhất gồm các bước.
Bước 1: Tiếp nhận thông tin tổn thất và dự kiến phương án bồi thường
Khi nhận được thông tin tai nạn dưới bất kỳ hình thức nào (văn bản, điện thoại, trực tiếp...) người tiếp nhận khai báo có trách nhiệm thu thập thông tin hoặc thông báo với giám định viên để thu thập thông tin về vụ tổn thất như:
+ Tên, địa chỉ, điện thoại của người thông báo
+ Sổ giấy chứng nhận bảo hiểm, hiệu lực bảo hiểm
+ Ngày giờ, địa điểm và diễn biến tai nạn, mức độ tổn thất ban đầu..
Sau khi tiếp nhận thông tin giám định viên sẽ xuống hiện trường xảy ra tai nạn để kiểm tra, xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn và xác định sơ bộ mức độ tổn thất. Thông thường những thiệt hại nhẹ thì lái xe sẽ tạm thời đưa xe về garage sửa chữa sau đó công ty sẽ tiến hành giám định. Với những thiệt hại nặng, giám định viên phải trực tiếp xuống hiện trường để phối hợp với cơ quan chức năng cùng giải quyết. Những vụ tại nạn ở tỉnh xa công ty có thể ủy quyền cho chi nhánh tại các địa phương đo giám định, sau đó gửi thông tin về phòng, nhằm giải quyết nhanh nhất ách tắc giao thông và hạn chế những trục lợi, gian lận trong bảo hiểm. Trong bất cứ trường hợp tai nạn nào công ty cũng phải có giám định viên xuống giám định kịp thời khi có thông báo tai nạn. Công việc này hiện nay được phòng thực hiện rất tốt với đội ngũ cán bộ giám định viên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, nhiệt tình.
Bước 2: Tiến hành giám định
Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình giám định. Như đã nêu trên, với những thiệt hại lớn giám định viên phải trực tiếp giám định. Quá trình thực hiện giám định bao gồm các bước sau:
Giám định trên tài liệu
- Xác định thời gian xảy ra tai nạn, thời gian thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thường
- Xác định loại hình tham gia bảo hiểm. Đối với loại hình bảo hiểm vật chất xe, giám định viên căn cứ vào giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, giấy yêu cầu bảo hiểm, điều khoản bổ sung.. Xem xét đối tượng tham gia bảo hiểm vật chất dưới giá trị hay trên giá trị hay đúng giá trị và xem xét một số điều khoản khác nếu có.
Giám định tình trạng tổn thất và mức độ thiệt hại.
- Giám định viên phối hợp cùng với chủ xe và/hoặc đại diện chủ xe tiến hành giám định tổn thất: Xác định mức độ thiệt hại, xác định mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân vụ tai nạn và thiệt hại
- Trường hợp khách hàng có nhiều xe cùng chủng loại, màu sắc như đội xe taxi, đội kinh doanh vận tải…GĐV phải thực hiện cả/hoặc chụp ảnh số khung, số máy lưu trong hồ sơ giám định
Chụp ảnh thiệt hại và ghi chú bản ảnh
Ảnh chụp bao gồm ảnh toàn cảnh, ảnh tổng thế và ảnh chi tiết được đóng vào bản ảnh, chú thích trên bản ảnh. Ảnh chụp phải thể hiện được tất cả, đầy đủ thiệt hại. Những vụ tai nạn nếu có dấu hiệu do nguyên nhân kỹ thuật hay các nguyên nhân nằm trong loại trừ bảo hiểm, biển báo, biển cấm, cần chụp ảnh chi tiết thiệt hại liên quan để chứng minh nguyên nhân thiệt hại.
Giám định nguyên nhân tổn thất
Giám định viên phải xem xét không gian nơi xảy ra rai nạn, xem xét và chụp ảnh biển báo: tốc độ, chiều cao, đường cấm, khu vực cấm.. để làm căn cứ xác định phạm vi bảo hiểm. Trên cơ sở kết quả giám định tại hiện trường và tham khảo các tài liệu liên quan, GĐV phân tích và nêu nguyên nhân tổn thất. Nguyên nhân tổn thất phải xác được nêu rõ ràng, xác đáng, phù hợp với thực tế tổn thất và các căn cứ cụ thể
Bước 3: Lập phương án xử lý, khắc phục tổn thất
Sau khi xác định thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm, giám định viên phải cùng chủ xe khắc phục thiệt hại một cách hợp lý nhất. Trên cơ sở hạng mục tổn thất, phuơng pháp khắc phục thiệt hại tại biên bản giám định và ảnh thiệt hại, GĐV phải thực hiện chào giá cạnh tranh sửa chữa hoặc đấu thầu sửa chữa đối với xe bị thiệt hại theo quy định
Bước 4: Giám định viên thu thập, hoàn thiện hồ sơ giám định và giám sát việc khắc phục tổn thất và chuyển giao các tài liệu liên quan cho cán bộ bồi thường.
2.3.3.1.2 Kết quả giám định
Bảng 5: Chi phí giám định và hiệu quả giám định nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI giai đoạn năm 2008 – 2010 (nguồn từ Ban xe cơ giới – PTI)
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Chi phí chi cho giám định
Triệu đồng
978
1.023
2.674
2.Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Triệu đồng
100.834
128.658
170.159
3. Chi phí chi cho bồi thường
Triệu đồng
81.640
70.315
67.769
4. Tổng số vụ cần giải quyết giám định
Vụ
15.800
15.943
16.097
5. Số vụ giám định phát sinh trong năm
Vụ
15.791
15.935
16.094
6. Số vụ giám định năm trước chuyển sang
Vụ
9
8
3
7. Số vụ đã giải quyết giám định
Vụ
15.783
15.932
16.084
8. Số vụ giám định còn tồn đọng
Vụ
8
3
10
9. Tỷ lệ chi phí giám định trên doanh thu (1/2)
%
0,97
0,80
1,57
10. Tỷ lệ chi phí giám định trên chi phí bồi thường (1/3)
%
1,20
1,45
1,57
11. Tỷ lệ giải quyết giám định (7/4)
%
99,89
99,93
99,92
12. Tỷ lệ số vụ giám định còn tồn đọng (8/4)
%
0,05
0,02
0,06
Số tiền chi cho giám định tăng lên từ năm 2008 từ 978 triệu đồng lên 1.023 triệu đồng. Như vậy, năm 2009 tăng 1,05 lần so với năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng là 104,6%. Năm 2010 tăng nhanh với tốc độ là 261,4% so với năm 2009. Giai đoạn năm 2009 - 2010 tăng mạnh so với giai đoạn 2008 – 2009. Tỷ lệ chi phí chi cho giám định so với doanh thu nhìn chung có biến động. Năm 2008 chiếm 0,97%, năm 2009 giảm nhẹ xuồng còn 0,80%, năm 2010 tăng lên chiếm 1,57%. Hiện nay dù đã thực hiện nhiều biện pháp từ xử phạt hành chính tăng, tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông nhưng số vụ tai nạn giao thông vẫn không thuyên giảm mà có chiều hướng gia tăng. PTI lại muốn nâng cao nghiệp vụ này cho nhân viên giám định. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí chi cho giám định tăng.
Về hiệu quả giám định, số vụ PTI giải quyết giám định tăng. Năm 2008, số vụ giải quyết chiếm 99,89%; năm 2009 chiếm tỉ lệ cao nhất là 99,93%, năm 2010 tỷ lệ giảm, nhưng vẫn giữ ở mức cao là 99,92%. Số vụ tồn đọng mà bộ phận giám định chưa giải quyết được vẫn còn, có sự biến động qua các năm, và chiếm tỷ lệ rất thấp trong số vụ cần phải giám định trong năm. Từ năm 2008 – 2010 chỉ chiếm có dưới 0,1%. Điều này cho thấy công tác giám định được thực hiện rất tốt. Việc chi nhiều cho giám định đã đem lại hiệu quả. Thấy rõ điều này, qua việc chi phí chi cho giám định tăng, chi phí chi cho bồi thường giảm. Qua tỷ lệ chi phí giám định so với chi phí bồi thường năm 2008 là 1,20%, năm 2009 tăng lên là 1,45%, năm 2010 tiếp tục tăng lên chiếm 1,57%. Việc đầu tư cho giám định rõ ràng đêm lại hiệu quả cho công tác bồi thường về sau. Vì giám định tốt góp phần phát hiện các vụ trục lợi, giảm thiểu tổn thất. Với việc nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ giám định đã giúp PTI tiết kiệm chi phí thuê giám định ngoài.
2.3.3.2 Công tác bồi thường
2.3.3.2.1 Quy trình bồi thường
Bồi thường vật chất xe cơ giới ở PTI có qui trình gồm các bước:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin, mở sổ, kiểm tra và bổ xung hoàn thiện hồ sơ
Tiếp nhận thông tin và mở hồ sơ bồi thường: Bồi thường viên tiếp nhận thông tin, thu thập hồ sơ bồi thường từ bộ phận giám định và/hoặc từ khách hàng. Bồi thường viên lập biên nhận hồ sơ và mở hồ sơ bồi thường
Kiểm tra và bổ sung hoàn thiện hồ sơ: Căn cứ vào loại hình tham gia bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm, bồi thường viên tiến hành kiểm tra và xác định nhanh chóng những chứng từ, giấy tờ còn thiếu để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Xét bồi thường
- Căn cứ vào các tài liệu lưu trong hồ sơ, bồi thường viên xem xét nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm bồi thường của PTI, tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ.. Trên cơ sở xem xét các điểm trên nếu tổn thất thuộc phạm vi bồi thường của PTI, bồi thường viên tiến hành tính toán số tiền bồi thường cho khách hàng.
Việc tính toán bồi thường phải được thực hiện theo các bước:
+ Xác định những loại tổn thất và chi phí liên quan được xem xét bồi thường
+ Tính toán giá trị tổn thất và đối chiếu tỷ lệ tham gia bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
+ Xác định tỷ lệ bồi thường, mức khấu hao, chế tài, thu hồi và thanh lý tài sản hư hỏng
Xác định tỷ lệ bồi thường áp dụng trong trường hợp xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị
Xác định mức khấu hao áp dụng với xe tham gia bảo hiểm vật chất xe có điều khoản trừ khấu hao.
Bồi thường viên có trách nhiệm tính đúng, đủ và chính xác về số tiền bồi thường, sau đó lập tờ trình bồi thường trình lãnh đạo duyệt số tiền bồi thường xem xét.
Bước 3: Thông báo bồi thường
Sau khi được lãnh đạo xem xét đồng ý duyệt phương án giải quyết, bồi thường viên lập thông báo gửi khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện.doc