MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞĐẦU. 1
1.1 Đặt vấn đề. 1
1.2 Mục tiêu của đềtài . 2
1.3 Đối tượng phạm vi nguyên cứu . 2
1.3.1 Đối tượng nguyên cứu . 2
1.3.2 Phạm vi nguyên cứu . 2
1.4 Nội dung đềtài . 2
1.5 Phương pháp thực hiện . 2
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀKHU DÂN CƯ- TÁI ĐỊNH CƯ
TRÀ LONG – BA NGÒI. 4
2.1 Điều kiện địa lý . 4
2.1.1 Vịtrí địa lý . 4
2.1.2 Địa hình . 5
2.1.3 Điều kiện khí hậu . 5
2.1.4 Thủy hải văn . 6
2.1.5 Địa chấn công trình . 7
2.2 Hiện trạng sửdụng đất và xây dựng. 7
2.3 Hiện trạng hạtầng xã hội và dân cư . 8
2.4 Hiện trạng hạtầng kỹthuật . 8
2.5 Định hướng khu dân cư . 9
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀNƯỚC NGẦM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ
LÝ NƯỚC NGẦM. 10
3.1 Tổng quan vềnước ngầm . 10
3.2 Tổng quan vềcác thông sốchất lượng nước . 11
3.2.1 Các thông sốđánh giá chất lượng nước . 11
3.2.2 Tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và ăn uống . 17
3.3 Tổng quan vềcác phương pháp xửlý nước ngầm . 18
3.3.1 Đặt trưng của nước ngầm . 18
3.3.2 Các thành phần của nước ngầm . 20
3.3.3 Một sốphương pháp xửlý nước ngầm nhiễm sắt . 25
3.3.4 Một sốcông nghệxửlý nước ngầm nhiễm Fe điển hình
tại Việt Nam hiện nay . 27
CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN, ĐỀXUẤT DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆPHÙ
HỢP CHO KHU DÂN CƯ – TÁI ĐỊNH CƯ TRÀ LONG – PHƯỜNG
BA NGÒI – TP CAM RANH. 29
4.1 Thành phần, tính chất nước ngầm tại phường Ba Ngòi . 29
4.2 Đềxuất công nghệ. 30
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊTRONG HỆTHỐNG
XỬLÝ. 32
5.1 Tính toán công suất thiết kếcho hệthống cấp nước . 32
5.2 Thiết kếcác bộphận của giàn mưa . 33
5.3 Tính toán bểlọc nhanh . 38
5.4 Tính toán bểchứa . 53
CHƯƠNG 6: KHÁI QUÁT ĐẦU TƯ, VẬN HÀNH HỆTHỐNG. 58
6.1 Chi phí xây dựng, thiết bị. 58
6.2 Chi phí vận hành . 59
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 60
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2381 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tính toán thiết kế trạm xử lý nước ngầm cho khu dân cư - tái định cư Trà Long, Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh - Khánh Hòa công suất 800m3 / ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử dụng nước
trong sinh hoạt. Các sinh vật này vốn không bắt nguồn từ nước, chúng cần vật chủ để
sống kí sinh phát triển và sinh sản. Một số vi khuẩn gây bệnh sống một thời gian khá dài
trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tang.
- Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn trong nước thường gây các bệnh về đường ruột như:
+ Vi khuẩn Shigella spp: chủ yếu gây nên các triệu chứng lỵ. Biểu hiện bệnh từ
tiêu chảy nhẹ đến nghiêm trọng như đi tiêu ra máu, mất nước, sốt cao và bị co rút
thành bụng. Các triệu chứng này có thể kéo dài 12-14 ngày thậm chí hơn.
+ Vi khuẩn Salmonella typhii: gây sốt thương hàn.
+ Vi khuẩn Vibrio cholera: tác nhân gây nên các vụ dịch tả trên toàn thế giới.
Dịch tả gây bởi Vibrio cholera thường được lan truyền rất nhanh qua đường nước.
- Virus: Các bệnh do virus gây ra thường mang tính triệu chứng và cấp tính với giai
đoạn mắc bệnh tương đối ngắn, virus sinh sản với mức độ cao, liều lây nhiễm thấp
và giới hạn động vật chủ. Gồm:
+ Virus Adenovirus bệnh khuẩn xâm nhập từ khí quản: virus đậu mùa, thủy đậu,
virus zona,…
+ Virus Poliovirus: virus bại liệt.
+ Hepatitis- A Virus ( HAV ): virus viêm gan siêu vi A.
+ Reovirus, rotavirus, Norwalk virus: viêm dạ dày ruột.
- Động vật đơn bào ( protozoa): Các loại động vật đơn bào dễ dàng thích nghi với
điều kiện bên ngoài nên chúng tồn tại rất phổ biến trong nước tự nhiên. Trong điều
kiện môi trường không thuận lợi, các loại động vật đơn bào thường thường tạo lớp
vỏ kén bao bọc (cyst), rất khó tiêu diệt trong quá trình khử trùng. Vì vậy thông
thường trong quá trình xử lý nước sinh hoạt cần có công đoạn lọc để loại bỏ các
động vật đơn bào có dạng vỏ kén này.
+ Giardia spp: nhiễm trùng đường ruột.
+ Cryptosridium spp: gây bệnh thương hàn, ỉa chảy.
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 17 MSSV:0811080039
Nguồn gốc của vi trùng gây bệnh trong nước là do nhiễm rác bẩn, phân người và
động vật. Trong người và động vật thường có vi khuẩn E. coli sinh sống và phát
triển. Đây là loại vi khuẩn vô hại thường được bài tiết qua phân ra môi trường. Sự
có mặt của E.coli chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi phân rác và khả năng lớn
tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh khác, số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào mức
độ nhiễm bẩn. Khả năng tồn tại của vi khuẩn E.coli cao hơn các vi khuẩn gây bệnh
khác. Do đó nếu sau xử lý trong nước không còn phát hiện thấy vi khuẩn E.coli
chứng tỏ các vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Mặt khác, việc xác định
mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệnh của nước qua việc xác định số lượng E.coli
đơn giản và nhanh chóng. Do đó vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đạc trưng
trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệnh của nguồn nước.
b. Các loại rong tảo
Rong tảo phát triển trong nước làm nước bị nhiễm bẩn hữu cơ và làm cho nước có
màu xanh. Nước mặt có nhiều loại rong tảo sinh sống trong đó có loại gây hại chủ yếu và
khó loại trừ là nhóm tảo diệp lục và tảo đơn bào. Hai loại tảo này khi phát triển trong
đường ống có thể gây tắc nghẽn đường ống đồng thời làm cho nước có tính ăn mòn do
quá trình hô hấp thải ra khí cacbonic.
3.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và ăn uống
Người ta thường sử dụng nước mặt và nước ngầm để cấp nước uống và sinh hoạt .
Chất lượng nước ngầm thường tốt hơn chất lượng nước bề mặt do ít thay đổi hơn theo
thời gian và thời tiết, dây chuyền công nghệ cũng đơn giản hơn, cần ít hóa chất hơn và
chất lượng sau xử lý cũng tốt hơn. Tuy nhiên nguồn nước ngầm không phải là vô thời
hạn nên nếu chỉ sử dụng nước ngầm thì đến lúc nào đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến địa
tầng của khu vực.
Nước sau xử lý cần bảo đảm an toàn cho sử dụng. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần
phải bảo đảm an toàn về sức khỏe, mùi vị, thẩm mỹ, và phù hợp càng nhiều càng tốt các
tiêu chuẩn quốc tế. Nước cấp sinh hoạt phải đảm bảo không có vi sinh vật gây bệnh, nồng
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 18 MSSV:0811080039
độ các chất độc, các chất gây bệnh mãn tính phải đạt tiêu chuẩn. Độ trong, độ mặn, mùi
vị và tính ổn định phải cao.
Một số quy chuẩn về nước ăn uống sinh hoạt được ban hành kèm theo Thong tư số
04:2009/BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế như QCVN
01:2009/BYT, QCVN 02:2009/BYT…
3.3. Tổng quan về nước ngầm và các phương pháp xử lý nước ngầm
3.3.1 Đặc trưng của nước ngầm
Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngầm khá phong phú về trữ lượng và khá
tốt về chất lượng. Nước ngầm tồn tại trong các lỗ và các khe nứt của đất đá, được
tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn
nước mặt, nước mưa… Nước ngầm là nước xuất hiện ở tầng sâu dưới đất, thường từ
30 – 40 m, 60 – 70 m có khi 120 – 150 m và cũng có khi tới 180m.
Đối với các hệ thống cấp nước tập trung thì nguồn nước ngầm luôn là loại nguồn
nước được ưa tiên lựa chọn nếu có thể. Bởi vì các nguồn nước mặt thường bị ô
nhiễm và lưu lượng khai thác phụ thuộc vào sự biến động theo mùa. Trong khi đó,
nguồn nước ngầm ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động của con người. Chất lượng
nước ngầm thường tốt hơn chất lượng nước mặt nhiều. Trong nước ngầm hầu như
không có các hạt keo hay các hạt lơ lửng, và vi sinh, vi trùng gây bệnh thấp.
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 19 MSSV:0811080039
Thông số
Nước ngầm
Nước mặt
Nhiệt độ
Tương đối ổn định Thay đổi theo mùa
Chất rắn lơ lửng Rất thấp, hầu như không
có
Thường cao và thay đổi
theo mùa
Chất khoáng hòa tan Ít thay đổi, cao hơn so
với nước mặt
Thay đổi tùy thuộc chất
lượng đất, lượng mưa
Hàm lượng Fe+, Mn+ Thường xuyên có trong
nước
Rất thấp, chỉ có khi
nước ở sát dưới đáy hồ
Khí SO2 hòa tan Có nồng độ cao Rất thấp hoặc bằng 0
Khí O2 hòa tan Thường không tồn tại Gần như bão hòa
Khí NH3 Thường có Có khi nguồn nước bị
nhiễm bẩn
Khí H2S Thường có Không có
SiO2 Thường có ở nồng độ
cao
Có ở nồng độ trung bình
NO3- Có ở nồng độ cao, do bị
nhiễm bẩn bởi phân bón
hóa học
Thường rất thấp
Vi sinh vật Chủ yếu là các vi trùng
sắt gây ra
Nhiều loại vi trùng gây
bệnh và tảo
Bảng 3.1. Một số đặc điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 20 MSSV:0811080039
Các nguồn nước ngầm hầu như không chứa rong tảo, một trong những nguyên
nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Thành phần đáng quan tâm trong nước ngầm là các
tạp chất hoà tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, thời tiết, nắng mưa, các quá
trình phong hoá và sinh hoá trong khu vực. Ở những vùng có điều kiện phong hoá
tốt, có nhiều chất bẩn và lượng mưa lớn thì chất lượng nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi
các chất khoáng hoà tan, các chất hữu cơ, mùn lâu ngày theo nước mưa ngấm vào
đất.
Ngoài ra, nước ngầm cũng có thể bị nhiễm bẩn do tác động của con người. Các
chất thải của con người và động vật, các chất thải sinh hoạt, chất thải hoá học, và
việc sử dụng phân bón hoá học…Tất cả những loại chất thải đó theo thời gian nó sẽ
ngấm vào nguồn nước, tích tụ dần và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Đã có không
ít nguồn nước ngầm do tác động của con người đã bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu
cơ khó phân huỷ, các vi khuẩn gây bệnh, nhất là các hoá chất độc hại như các kim
loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu và không loại trừ cả các chất phóng xạ.
3.3.2 Các thành phần của nước ngầm
Thành phần chất lượng của nước ngầm phụ thuộc vào nguồn gốc của nước ngầm,
cấu trúc địa hình của khu vực và chiều sâu địa tầng nơi khai thác nước. Ở các khu
vực được bảo vệ tốt, ít có nguồn thải gây nhiễm bẩn, nước ngầm nói chung được
đảm bảo về mặt vệ sinh và chất lượng khá ổn định. Người ta chia làm 2 loại khác
nhau:
Nước ngầm hiếu khí
Thông thường nước có oxy có chất lượng tốt, có trường hợp không cần xử lý mà
có thể cấp trực tiếp cho người tiêu thụ. Trong nước có oxy sẽ không có các chất khử
như H2S, CH4, NH4+…
Nước ngầm yếm khí
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 21 MSSV:0811080039
Trong quá trình nước thấm qua các tầng đá, oxy bị tiêu thụ. Khi lượng oxy hòa
tan trong nước bị tiêu thụ hết, các chất hòa tan như Fe2+, Mn2+ sẽ được tạo thành.
Mặt khác các quá trình khử NO3- → NH4+; SO42- → H2S; CO2 → CH4 cũng xảy ra.
3.3.2.1 Các ion trong nước ngầm
Ion canci Ca2+
Nước ngầm có thể chứa Ca2+ với nồng độ cao. Trong đất thường chứa nhiều CO2
do quá trình trao đổi chất của rễ cây và quá trình thủy phân các tạp chất hữu cơ dưới
tác động của vi sinh vật. Khí CO2 hòa tan trong nước mưa theo phản ứng sau:
CO2 + H2O ® H2CO3
Axit yếu sẽ thấm sâu xuống đất và hòa tan canxi cacbonat tạo ra ion Ca2+
2H2CO3 + 2CaCO3 ® Ca(HCO3)2 + Ca2+ + 2HCO3-
Ion magie Mg2+
Nguồn gốc của các ion Mg2+ trong nước ngầm chủ yếu từ các muối magie silicat
và CaMg(CO3)2, chúng hòa tan chậm trong nước chứa khí CO2. Sự có mặt Ca2+ và
Mg2+ tạo nên độ cứng của nước.
Ion natri Na+
Sự hình thành của Na+ trong nước chủ yếu theo phương trình phản ứng sau:
2NaAlSi3O3 + 10H2O ® Al2Si2(OH)4 + 2Na+ + 4H4SiO3
Na+ cũng có thể có nguồn gốc từ NaCl, Na2SO4 là những muối có độ hòa tan lớn
trong nước biển.
Ion NH4+
Các ion NH4+ có trong nước ngầm có nguồn gốc từ các chất thải rắn và nước
sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải chăn nuôi, phân bón hóa học và quá
trình vận động của nitơ.
Ion bicacbonat HCO3-
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 22 MSSV:0811080039
Được tạo ra trong nước nhờ quá trình hòa tan đá vôi khi có mặt khí CO2
CaCO3 + CO2 + H2O ® Ca2+ + 2HCO3-
Ion sunfat SO42-
Có nguồn gốc từ muối CaSO4.7H2O hoặc do quá trình oxy hóa FeS2 trong điều
kiện ẩm với sự có mặt của O2
2FeS2 + 2H2O + 7O2 ® 2Fe2+ + 4SO42- + 4H+
Ion clorua Cl-
Có nguồn gốc từ quá trình phân ly muối NaCl hoặc nước thải sinh hoạt.
Ion sắt
Sắt trong nước ngầm thường tồn tại dưới dạng ion Fe2+, kết hợp với gốc
bicacbonat, sunfat, clorua, đôi khi tồn tại dưới keo của axit humic hoặc keo silic.
Các ion Fe2+ từ các lớp đất đá được hòa tan trong nước trong điều kiện yếm khí sau:
4Fe(OH)3 + 8H+ ® 4Fe2+ + O2 + 10H2O
Khi tiếp xúc với oxy hoặc các tác nhân oxy hóa, ion Fe2+ bị oxy hóa thành ion
Fe3+ và kết tủa thành các bông cặn Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.Vì vậy, khi vừa bơm ra
khỏi giếng, nước thường trong và không màu, nhưng sau một thời gian để lắng
trong chậu và cho tiếp xúc với không khí, nước trở nên đục dần và đáy chậu xuất
hiện cặn lắng màu đỏ hung.
Trong các nguồn nước mặt sắt thường tồn tại thành phần của các hợp chất hữu
cơ. Nước ngầm trong các giếng sâu có thể chứa sắt ở dạng hóa trị II của các hợp
chất sunfat và clorua. Nếu trong nước tồn tại đồng thời đihyđrosunfua (H2S) và sắt
thì sẽ tạo ra cặn hòa tan sunfua sắt FeS. Khi làm thoáng khử khí CO2,
hyđrocacbonat sắt hóa trị II sẽ dễ dàng bị thủy phân và bị oxy hóa để tạo thành
hyđroxyt sắt hóa trị III.
4Fe2+ + 8HCO3- + O2 + 2H2O ® 4Fe(OH)3¯ + 8CO2
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 23 MSSV:0811080039
Với hàm lượng sắt cao hơn 0,5 mg/l, nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần
áo khi giặt, làm hỏng sản phẩm của các ngành dệt may, giấy, phim ảnh, đồ hộp.
Trên giàn làm nguội, trong các bể chứa, sắt hóa trị II bị oxy hóa thành sắt hóa trị III,
tạo thành bông cặn, các cặn sắt kết tủa có thể làm tắc hoặc giảm khả năng vận
chuyển của các ống dẫn nước. Đặc biệt là có thể gây nổ nếu nước đó dùng làm nước
cấp cho các nồi hơi. Một số ngành công nghiệp có yêu cầu nghiêm ngặt đối với hàm
lượng sắt như dệt, giấy, sản xuất phim ảnh….
Nước có chứa ion sắt, khi trị số pH < 7,5 là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sắt
phát triển trong các đường ống dẫn, tạo ra cặn lắng gỗ ghề bám vào thành ống làm
giảm khả năng vận chuyển và tăng sức cản thủy lực của ống.
Ion mangan
Mangan thường tồn tại song song với sắt ở dạng ion hóa trị II trong nước ngầm
và dạng keo hữu cơ trong nước mặt. Do vậy việc khử mangan thường được tiến
hành đồng thời với khử sắt. Các ion mangan cũng được hòa tan trong nước từ các
tầng đất đá ở điều kiện yếm khí như sau:
6MnO2 + 12H+ ® 6Mn2+ + 3O2 + 6H2O
Mangan II hòa tan khi bị oxy hóa sẽ chuyển dần thành mangan IV ở dạng
hyđroxyt kết tủa, quá trình oxy hóa diễn ra như sau:
2Mn(HCO3)2 + O2 + 6H2O ® 2Mn(OH)4¯ + 4H+ + 4HCO3-
Khi nước ngầm tiếp xúc với không khí trong nước xuất hiện cặn hyđroxyt sắt
sớm hơn vì sắt dễ bị oxy hóa hơn mangan và phản ứng oxy hóa sắt bằng oxy hòa tan
trong nước xảy ra ở trị số pH thấp hơn so với mangan. Cặn mangan hóa trị cao là
chất xúc tác rất tốt trong quá trình oxy hóa khử mangan cũng như khử sắt. Cặn
hyđroxyt mangan hóa trị IV Mn(OH)4 có màu hung đen.
Trong thực tế cặn và chất lắng đọng trong đường ống, trên các công trình là do
hợp chất sắt và mangan tạo nên. Vì vậy, tùy thuộc vào tỷ số của chúng, cặn có thể
có mà từ hung đỏ đến màu nâu đen.
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 24 MSSV:0811080039
Với hàm lượng tương đối thấp, ít khi vượt quá 5 mg/l. Tuy nhiên, với hàm lượng
mangan trong nước lớn hơn 0,1 mg/l sẽ gây nhiều nguy hại trong việc sử dụng
giống như trường hợp nước chứa sắt với hàm lượng cao.
3.3.2.2 Các chất khí hòa tan trong nước ngầm
v O2 hòa tan
Tồn tại rất ít trong nước ngầm. Tùy thuộc vào nồng độ của khí oxy trong nước
ngầm, có thể chia nước ngầm thành 2 nhóm chính sau:
+ Nước yếm khí: trong quá trình lọc qua các tầng đất đá, oxy trong nước bị tiêu
thụ, khi lượng oxy bị tiêu thụ hết, các chất hòa tan như Fe2+, Mn2+ sẽ tạo thành
nhanh hơn.
+ Nước dư lượng oxy hòa tan: trong nước có oxy sẽ không có các chất khử như
NH4+, H2S, CH4. Đó chính là nước ngầm mạch nông. Thường khi nước có dư lượng
oxy sẽ có chất lượng tốt. Tuy nhiên, nước ngầm mạch nông phụ thuộc nhiều vào
nguồn nước mặt, nếu nước mặt bị ô nhiễm thì nó cũng sẽ bị ảnh hưởng.
v H2S
Hyđrosunfua được tạo thành trong điều kiện yếm khí từ các hợp chất humic với
sự tham gia của vi khuẩn
2SO42- + 14H+ + 8e- ® 2H2S + 2H2O + 6OH-
v Metan CH4 và khí CO2
Được tạo thành trong điều kiện yếm khí từ các hợp chất humic với sự tham gia
của vi khuẩn:
4C10H18O10 + 2H2O ® 21CO2 + 19CH4
Nồng độ các tạp chất chứa trong nước ngầm phụ thuộc và các vị trí địa lý của
nguồn nước, thành phần các tầng đất đá trong khu vực, độ hòa tan của các hợp chất
trong nước, sự có mặt của các chất dễ bị phân hủy bằng sinh hóa trong chất đó.
Nước ngầm cũng có thể bị nhiễm bẩn do các tác động của con người như phân bón,
chất thải hóa học, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, hóa chất bảo vệ thực vật. Do
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 25 MSSV:0811080039
vậy các khu vực khai thác nước ngầm cấp cho sinh hoạt và công nghiệp cần phải
được bảo vệ cẩn thận, tránh bị nhiễm bẩn nguồn nước. Để bảo vệ nguồn nước ngầm
cần khoanh vùng khu vực bảo vệ và quản lý, bố trí các nguồn thải ở khu vực xung
quanh.
Tóm lại, trong nước ngầm có chứa các cation chủ yếu là Na+, Ca2+, Mg2+, Fe2+,
Mn2+, NH4+ và các anion HCO3-, SO42-, Cl-. Trong đó các ion Ca2+, Mg2+ chỉ tồn tại
trong nước ngầm khi nước này chảy qua tầng đá vôi. Các ion Na+, Cl-, SO42- có
trong nước ngầm trong các khu vực gần bờ biển, nước bị nhiễm mặn. Ngoài ra,
trong nước ngầm có thể có nhiều nitrat do phân bón hóa học của người dân sử dụng
quá liều lượng cho phép. Thông thường thì nước ngầm chỉ có các ion Fe2+, Mn2+,
khí CO2, còn các ion khác đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN đối với nước
cấp cho sinh hoạt.
3.3.3 Một số phương pháp xử lý nước ngầm nhiễm sắt
Tùy thuộc vào hàm lượng Fe2+ có trong nước ngầm mà người ta lựa chọn các
phương pháp khử sắt khác nhau:
3.3.3.1 Làm giàu oxy cho nước, tạo điều kiện để oxy hóa Fe2+ thành Fe3+
Làm thoáng đơn giản trên bề mặt lọc: dàn phun nước cao 0.7m, lỗ phun đường
kính 5-7 mm; lưu lượng 10m3/m2h. Lượng oxy hòa tan sau làm thoáng =40 % lượng
oxy hòa tan bão hòa ( ở 25oC lượng oxy bão hòa =8.4 mg/l).
Làm thoáng bằng dàn mưa tự nhiên: dàn một bậc hay nhiều bậc với sàn rải xỉ
hoặc tre gỗ. Lượng oxy hòa tan sau làm thoáng=55% lượng oxy hòa tan bão hòa.
Hàm lượng CO2 giảm 50%.
Làm thoáng cưỡng bức: tháp làm thoáng cưỡng bức lưu lượng 30 – 40 m3/h,
lượng không khí tiếp xúc 4 – 6 m3/m3 H2O. Lượng oxy hòa tan sau làm thoáng =
70% lượng oxy hòa tan bão hòa. Hàm lượng CO2 giảm 75%.
Trong nước ngầm, ngoài Fe2+ còn có HS-, S2- (H2S) có tác dụng khử đối với sắt
nên ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa sắt.
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 26 MSSV:0811080039
2H2S + O2 → 2S + 2H2O
Nếu trong nước có oxy hòa tan thì phản ứng oxy hóa S2- xảy ra trước sau đó mới
tiếp tục oxy hóa Fe2+ thành Fe3+. Vì vậy, ta tính toán lượng oxy cung cấp để đủ oxy
hóa Fe2+ thành Fe3+ để đạt tiêu chuẩn cấp nước.
3.3.3.2 Khử sắt bằng phương pháp dùng hóa chất
Khử sắt bằng các chất oxi hóa mạnh
Các chất oxi hóa mạnh thường sử dụng để khử sắt là: Cl2, KMnO4, O3…Khi cho
các chất oxi hóa mạnh vào nước, phản ứng diễn ra như sau:
2Fe2+ + Cl2 +6H2O = 2 Fe(OH)3 + 2Cl- + 6H+
3Fe2+ + KMnO4 +7H2O = 3Fe(OH)3+ MnO2 + K+ + 5H+
Trong phản ứng, để oxy hóa 1 mg Fe2+, cần 0,64 mg Cl2 hoặc 0,94 mg KMnO4
và đồng thời độ kiềm của nước giảm đi 0,018 mgđl/l.
So sánh với phương pháp khử sắt bằng làm thoáng ta thấy, dùng chất oxy hóa
mạnh phản ứng nhanh hơn, pH môi trường thấp hơn (pH < 6). Nếu trong nước tồn
tại các hợp chất như: H2S, NH3 thì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình khử sắt.
Khử sắt bằng vôi
Phương pháp khử sắt bằng vôi thường không đứng độc lập, mà kết hợp với các quá trình
làm ổn định nước hoặc làm mềm nước. Khi cho vôi vào nước, quá trình khử sắt xảy ra
theo 2 trường hợp:
Trường hợp nước có oxy hòa tan: vôi được coi là chất xúc tác , phản ứng khử sắt
diễn ra như sau:
4Fe(HCO3)2 + O2 + 2H2O +4Ca(OH)2 → 4Fe(OH)3↓ + 4 Ca(HCO3)2
Sắt (III) hydroxit được tạo thành, dễ dàng lắng lại trong bể lắng và giữ lại hoàn
toàn trong bể lọc.
Trong trường hợp không có oxy hòa tan: khi cho vôi vào nước phản ứng diễn ra
như sau:
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 27 MSSV:0811080039
Fe(HCO3)2 + Ca(OH)2 → FeCO3 + CaCO3 +H2O.
3.3.4 Một số công nghệ xử lý nước ngầm nhiễm Fe điển hình tại Việt Nam hiện nay
3.3.4.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước tại trạm Qui Đức 2 huyện Bình Chánh
+ Sơ đồ công nghệ
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước tại trạm Quy Đức 2 huyện Bình Chánh.
Giếng khoan
Giàn mưa khử sắt
Bể lọc
Mạng lưới đạt QCVN
01:2009/BYT
Bể chứa + khử trùng Clorine
sông
Cặn
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 28 MSSV:0811080039
3.3.4.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước tại trạm cấp nước Hà Lan xã Trường Bình,
huyện cần Guộc
+ Sơ đồ công nghệ
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước tại trạm cấp nước Hà Lan xã Trường Bình, huyện
cần Guộc
Giếng khoan
Bồn nâng pH
Mạng lưới đạt QCVN
01:2009/BYT
Bồn lọc áp lực
Bể chứa nước sạch
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 29 MSSV:0811080039
CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN, ĐỀ XUẤT DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP
CHO KHU DÂN CƯ – TÁI ĐỊNH CƯ TRÀ LONG – PHƯỜNG BA NGÒI – TP
CAM RANH
4.1. Thành phần, tính chất nước ngầm tại phường Ba Ngòi
Các chỉ tiêu Kết quả phân tích QCVN 01:2009/BYT
pH 6,25 6,5 – 8,5
Độ ôxy hóa (mg O2/l) 1 2
Cl- (mg/l) 44 250
NO2- (mg/l) KPH 3
NO3- (mg/l) 0,34 50
SO42- (mg/l) 46,4 250
PO43- (mg/l) KPH KQĐ
Sắt tổng (mg/l) 5,59 0,5
Độ kiềm tổng (mg CaCO3/l) 126 KQĐ
Độ cứng tổng (mg CaCO3/l) 118 300
Chất hữu cơ (mg/l) 0,96 KQĐ
Coliform tổng (Khuẩn
lạc/100ml)
0 KPH
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu chất lượng nước ngầm của một giếng khoan tại phường Ba
Ngòi
(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường TP.Cam Ranh)
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 30 MSSV:0811080039
4.2. Đề xuất công nghệ
Phương án 1
Phương án 2
G giếng Bơm
Cl
Clo
Nước ngầm
Bể lọc nhanh
Dàn mưa Trạm
bơm cấp I
Bể chứa
nước sạch
Mạng cấp
nước
Trạm bơm
cấp II
Xả cặn
Thùng quạt gió Lắng tiếp
xúc
Lọc hai lớp
Bể chứa
Hố thu cặn
Nước
ngầm
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 31 MSSV:0811080039
STT Các chỉ tiêu so sánh Phương án 1 Phương án 2
1 Hàm lượng sắt của nguồn < 25 mg/l < 25 mg/l
2 Khả năng lắng Tốt Tốt
3 Chi phí xây dựng Thấp Tương đối
4 Khả năng vận hành Đơn giản Đơn giản
5 Độ bền của công trình Cao Cao
6 Diện tích mặt bằng trạm Nhỏ Tương đối
7 Mỹ quan Tốt Tốt
Bảng 4.2. so sánh ưu nhược điểm của hai công nghệ xử lý
Sau khi phân tích ưu nhược điểm của hai dây chuyền công nghệ khử sắt như trên ta
thấy phương án 1 là phương án phù hợp nhất cho trạm xử lý này vì hàm lượng sắt trong
nước nguồn không cao. Các hạng mục công trình ít làm giảm chi phí xây dựng và diện
tích mặt bằng .
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 32 MSSV:0811080039
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ TRONG
HỆ THỐNG XỬ LÝ
5.1. Tính toán công suất thiết kế cho hệ thống cấp nước à . à = ∑ . . 1000 +
Trong đó:
qn : tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt (lấy theo bảng 3.1/5 TCXD 33:2006)
Nn: số dân tính toán ứng với tiêu chuẩn cấp nước qn
fn: tỷ lệ dân được cấp nước (lấy theo bảng 3.1/5 TCXD 33:2006)
D: lượng nước phục vụ công cộng, dịch vụ, công nghiệp, thấp thoát, nước cho
trạm xử lý nước và lượng nước dự phòng( lấy 5-10% tổng lượng nước phục vụ
ăn uống)
Bảng 5.1 lượng nước phục vụ cho khu dân cư
Tiêu chuẩn nước
sinh hoạt (a)
Tỷ lệ dân
được cấp
nước (a’)
Nước công
trình công
cộng (b)
Nước tưới
cây, rửa
đường (c)
Nước thất thoát
(d)
120 l/người.ngày 85% 25%x a 10%x a 25%x (a+b+c)
- Nước dự trữ phòng cháy, chữa cháy cho 2 đám cháy xảy ra trong 3h với lưu lượng
20l/s = 216 m3
- Nước dự phòng : 10% x a
- Số dân Nn= 4000 dân
- Nước dung ăn uống sinh hoạt: = ∗ ∗ . = 408 à
- Nước công trình công cộng: = 0.25 ∗ = 0.25 ∗ 408 = 102 à
- Nước tưới cây rửa đường: = 0.1 ∗ = 0.1 ∗ 408 = 40,8 à
- Nước thất thoát:
= 0.25 ∗ ( + + ) = 0.25 ∗ (408 + 102 + 40.8) = 137,7 / à
- Nước dự phòng: = 0.1 ∗ = 0.1 ∗ 408 = 40.8 / à
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 33 MSSV:0811080039
→ = 102 + 40,8 + 137,7 + 40,8 = 321,3 / à → à . = 408 + 321 = 729,3m3/ngày.đêm
Chọn công suất trạm xử lý là 800 m3/ngày.đêm
5.2. Thiết kế các bộ phận của giàn mưa
v Diện tích mặt bằng giàn mưa
Diện tích mặt bằng giàn mưa được tính theo công thức:
F = Qq (m )
Trong đó:
Q - Lưu lượng nước xử lý (m3/h), Q = 33.33 (m3/h)
qm - Cường độ phun mưa theo mục 6.246 TCXD 33-2006 nằm trong khoảng 10 -
15 (m3/m2.h), chọn qm = 10,5 (m3/m2.h) F = Qq = 33.3310,5 = 3.17(m )
Chọn kích thước giàn mưa a×b = 3.17×1(m)
v Hệ thống phân phối nước của giàn mưa
Dùng hệ thống phân phối bằng ống dạng xương cá gồm:
ü Ống phân phối chính
- Chọn vận tốc nước chảy trong ống theo mục 6.246 TCXD 33-2006 lấy từ 0,8 -
1,2 (m/s), chọn vc= 1(m/s).
- Đường kính ống phân phối chính:
D = 4 × Qv × pi = 4 × 33.331 × 3600 × pi = 0,108(m) = 108 (mm)
Khóa luận tốt nghiệp
___________________________________________________________________________________
SVTH: Võ Đình Trung Thành trang 34 MSSV:0811080039
Vậy chọn đường kính ống là D= 110mm và ống bằng nhựa PVC. Kiểm tra lại
vận tốc nước chảy trong ống:
v = 4 × Qpi × D = 4 × 33.33(m h)⁄pi × 0.11 ×