MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu. 01
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT . 03
1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp. 03
1.1.1 Vị trí của NVL trong quá trình sản xuất. 03
1.1.2 Vai trò của kế toán trong tổ chức quản lý sử dụng NVL. 04
1.1.3 Yêu cầu của công tác quản lý NVL . 04
1.2 Nhiệm vụ và nội dung tổ chức công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp. 05
1.2.1 Nhiệm vụ kế toán NVL. 05
1.2.2 Nội dung công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp . 06
CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY DA GIÀY HÀ NỘI . 31
2.1. Giới thiệu chung về Công ty. 31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty . 31
2.1.2 Đặc điểm tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty. 32
2.1.3 Đặc điểm qui trình công nghệ . 36
2.1.4 Đặc điểm bộ máy kế toán . 38
2.2 Thực trạng công tác kế toán NVL tại Công ty Da Giày Hà Nội. 41
2.2.1 Đặc điểm NVL và tình hình tổ chức quản lý sử dụng NVL. 41
2.2.2 Nguồn nhập NVL . 42
2.2.3 Phân loại NVL . 43
2.2.4 Đánh giá NVL . 43
2.2.5 Kế toán chi tiết NVL. 45
2.2.6 Kế toán tổng hợp NVL. 54
CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY DA GIÀY HÀ NỘI . 65
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán NVL. 65
3.2 Nhận xét, đánh giá công tác kế toán NVL tại Công ty Da Giày Hà Nội. 65
3.2.1 Những ưu điểm . 65
3.2.2 Những vấn đề còn tồn tại . 67
3.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty Da Giày Hà Nội. 68
Kết luận.`. 75
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Da Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá tăng NVL, dụng cụ
TK 621,627,631,642
TK 154
Giá trị NVL, công cụ
xuất dùng nhỏ
TK 111,112,331
đầu kỳ chưa sử dụng
Giá trị NVL, dụng cụ tồn kho
Giá trị NVL, dụng cụ tồn kho
cuối kỳ
TK 111,112,331
trong kỳ
trị giá hàng mua trả lại
cấp phát, tặng thưởng ...
Gtrị dụng cụ
xuất dùng lớn giảm
Phân bổ dần
TK 151,152,153
TK 6111
TK 151,152,153
(Tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ)
1.2.2.5. Hệ thống sổ sách kế toán
Yêu cầu quản lý kinh tế trong các đơn vị sản xuất kinh doanh không những cần có những tài liệu tổng hợp theo từng đối tượng kế toán mà trong nhiều trường hợp cần có những tài liệu chi tiết, tỉ mỉ hơn để có thể kiểm tra, giám sát tình hình hiện có cũng như sự vận động của các đối tượng kế toán đó. Để ghi chép, hệ thống hóa thông tin kế toán, doanh nghiệp phải áp dụng một hinh thức kế toán nhất định, phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện có.
Hình thức kế toán là tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm các loại sổ kế toán cụ thể, kết cấu các loại sổ, mẫu mã, mối quan hệ giữa các mẫu sổ kế toán, trình tự ghi sổ, cách kiểm tra tính chính xác của các chứng từ kế toán để lập được các báo cáo kế toán định kỳ.
Có nhiều hình thức kế toán khác nhau, tùy theo từng hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà sổ kế toán sử dụng cho nghiệp vụ kế toán NVL là khác nhau.
* Doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung (NKC)
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán NKC là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký, trọng tâm là sổ NKC theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các Nhật ký để ghi sổ cái TK liên quan. Trong trường hợp doanh nghiệp mở sổ Nhật ký chuyên dụng (Nhật ký chi tiền, Nhật ký thu tiền, Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng) thì định kỳ hoặc cuối tháng tùy theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký chuyên dụng lấy số liệu để ghi vào TK phù hợp trên sổ cái.
Cuối tháng, quý, năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu, kiểm tra
: Ghi cuối tháng
Chứng từ gốc:
- Phiếu nhập, xuất
- Hóa đơn
- Biên bản kiểm kê
Nhật ký chung
Sổ quỹ
Sổ chi tiết vật tư
Thẻ kho
Sổ nhật ký chuyên dụng
Sổ cái các TK
Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Sơ đồ: Trình tự hạch toán NVL theo hình thức sổ NKC
* Doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Hình thức này thích hợp với mọi loại hình đơn vị, thuận tiện cho việc áp dụng máy tính. Tuy nhiên, việc ghi chép bị trùng lặp nhiều nên báo cáo kế toán dễ bị chậm trễ nhất là trong điều kiện thủ công.
Căn cứ vào chứng từ kế toán về nhập kho NVL kế toán lập các chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ vào sổ cái các TK.
Căn cứ vào chứng từ xuất kho NVL kế toán phản ánh trị giá thực tế NVL xuất kho cho từng đối tượng trên bảng phân bổ số 2. Căn cứ vào bảng phân bổ số 2 để lập chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, vào sổ cái các TK liên quan.
Chứng từ gốc:
- Phiếu nhập, xuất
- Hóa đơn
- Biên bản kiểm kê
Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Thẻ kho
Sổ đăng ký CTGS
Sổ cái các TK
Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn
Bảng cân đối phát sinh
Sổ chi tiết vật tư
Báo cáo kế toán
Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán NVL theo hình thức CTGS
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu, kiểm tra
: Ghi cuối tháng
* Doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái
Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào một quyển sổ gọi là Nhật ký - Sổ cái. Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duy nhất, trong đó kết hợp phản ánh theo thời gian và theo hệ thống. Căn cứ ghi vào sổ là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, mỗi chứng từ ghi 1 dòng vào Nhật ký - Sổ cái.
Cuối tháng, cộng số phát sinh trên Nhật ký - Sổ cái, lấy số liệu để vào bảng cân đối số phát sinh và vào Báo cáo kế toán.
Chứng từ gốc:
- Phiếu nhập, xuất
- Hóa đơn
- Biên bản kiểm kê
Sổ quỹ
Sổ chi tiết vật tư
Thẻ kho
Nhật ký - Sổ cái
Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán NVL theo hình thức Nhật ký - Sổ cái
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu, kiểm tra
: Ghi cuối tháng
* Doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
Nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ:
Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các TK đối ứng nợ.
Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình độ thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo TK)
Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với việc hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
Sử dụng các mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng TK, chỉ tiêu quản lý kinh tế TC và lập Báo cáo kế toán.
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào sổ quỹ cho nghiệp vụ thu, chi quỹ, vào bảng phân bổ số 2, vào thẻ kho, sổ chi tiết vật tư (theo yêu cầu quản lý của đơn vị).
Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ số 2, sổ chi tiết vật tư bảng kê số 3, kế toán vào sổ Nhật ký chứng từ có liên quan.
Cuối tháng, căn cứ vào thẻ, sổ chi tiết vật tư để vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn. Bảng này được đối chiếu với các sổ cái liên quan.
Cuối tháng căn cứ vào Nhật ký chứng từ kế toán vào sổ các TK liên quan. Sổ này được mở theo năm và mỗi TK trên sổ cái được mở trên 1 trang sổ.
Cuối tháng căn cứ vào bảng kê số 3, Nhật ký chứng từ, sổ cái, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kế toán vào các báo cáo TC.
Chứng từ gốc:
- Phiếu nhập, xuất
- Hóa đơn
- Biên bản kiểm kê
Bảng phân bổ số 2
Sổ quỹ
Sổ chi tiết vật tư
Thẻ kho
Bảng kê số 3
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn
Sổ cái các TK
Báo cáo kế toán
Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán NVL theo sổ Nhật ký chứng từ
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu, kiểm tra
: Ghi cuối tháng
Chương II
Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Da Giày Hà Nội
2.1. Giới thiệu chung về Công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Da Giày Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Da Giày Việt Nam được thành lập theo QĐ số 309/CNn ngày 29/4/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp). Theo quyết định, Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập tự chủ của Tổng Công ty Da Giày Việt Nam, hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước.
Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là chuyên sản xuất các loại mặt hàng giày vải, giày da, giày nữ, giày thể thao, dép các loại và một số phụ liệu của ngành giày.
Để tồn tại, đứng vững trên thị trường và phát triển như ngày nay, Công ty đã phấn đấu không ngừng, chủ động sáng tạo, Công ty đã trải qua các giai đoan với đầy thăng trầm và biến động.
Năm 1912-1954 Công ty có tên là “ Công ty thuộc da Đông Dương” hoạt động dưới cơ trế quản lý tư bản chủ nghĩa. Mục đích hoạt động là phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
Năm 1954-1960 Công ty thuộc da Đông Dương được chuyển giao cho Việt Nam, hoạt động dưới hình thức hợp doanh giữa Nhà nước và tư sẩn Việt Nam lấy tên là “ Công ty thuộc da Việt Nam”.
Năm 1960-1963 Công ty thuộc da Việt nam trở thành doanh nghiệp quốc doanh “ Nhà máy da Thụy Khuê” trực thuộc Công ty tạp phẩm của bộ công nghiệp nhẹ ( nay là bộ công nghiệp) rồi đến “ Liên hiệp Da Giày”. Và ngày 29/4/1993 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ công nghiệp “ Công ty Da Giày” chính thức được thành lập.
Năm 1993- nay tháng 6/1996 Công ty trở thành thành viên của Tổng Công ty Da Giày Việt Nam. Chuyển sang nền kinh tế thị trường Công ty gặp nhiều khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan, đòi hỏi Công ty phải tự đổi mới và tìm hướng phát triển cho mình. Năm 1998, thực hiện định hướng của Tổng Công ty Da Giày Việt Nam về quy hoạch lại ngành Da Giày, Công ty Da Giày Hà Nội đã chuyển đổi sản xuất thuộc da sang sản xuất giày với ba dây chuyền sản xuất đa năng, năng lực sản xuất hàng năm từ một đến hai triệu đôi trên năm với sự cố gắng trong nhiều năm qua Công ty đã đạt được kết quả sản xuất đáng kể.
Kết quả sản xuất của Công ty Da Giày Hà Nội 3 năm gần đây
Stt
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1
Giá trị tổng sản lượng
Triệu đồng
9.000
18.400
25.000
2
Doanh thu
Triệu đồng
11.700
24.500
45.000
3
Nộp ngân sách
Triệu đồng
750
850
1.200
4
Lợi nhuận
Triệu đồng
62
63
200
5
Tổng số cán bộ CNV
Người
550
850
1.200
Hiện nay Công ty Da Giày Hà Nội được biết đến tên giao dịch quốc tế là: Hanoi Leather wear and Footwear (viết tắt là: HALEXIM)
Trụ sở chính của Công ty tại: 409 Nguyễn Tam Trinh-Hà Nội
Đây vừa là nơi giao dịch vừa là nơi sản xuất của Công ty.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty
Hoạt động sản xuất của Công ty hiện nay được tổ chức theo hình thức đối tượng, mỗi phân xưởng đảm nhận một khâu trong quá trình sản xuất. Hình thức sản xuất này có ưu điểm là tăng năng suất rõ rệt, các sản phẩm sai hỏng được xử lý ngay. Tổ chức sản xuất của Công ty không ngừng được đổi mới cải tiến nhờ vậy mà chất lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất luôn được đảm bảo.
Bộ máy hoạt động của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến tham mưu. Đứng đầu là giám đốc điều hành chung cả Công ty đặc biệt là kinh tế, để giúp cho giám đốc là hai phó giám đốc:
- Phó giám đốc kinh tế: là người thường trực được uỷ quyền đầy đủ để điều hành quản lý Công ty khi giám đốc đi vắng. Phó giám đốc kinh tế trực tiếp phụ trách văn phòng, phòng kế hoạch và xí nghiệp giày da.
- Phó giám đốc kỹ thuật: thực hiện những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, phó giám đốc kỹ thuật phụ trách trực tiếp các bộ phận: trung tâm kỹ thuật mẫu, phòng ISO, xí nghiệp giày vải, xí nghiệp cao su.
Ngoài ra có các phòng ban với chức năng nhiệm vụ rõ ràng có mối quan hệ mật thiết trong công tác quản lý trực tiếp giúp đỡ tham mưu cho giám đốc.
Trung tâm kỹ thuật mẫu: có nhiệm vụ sản xuất thử các sản phẩm, phối hợp với các xí nghiệp tổ chức triển khai quá trình chế thử mẫu.
Phòng quản lý chất lượng (phòng ISO): thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống nhất toàn bộ Công ty theo tiêu chuẩn quốc tế trên các mặt: hoạch định-thực hiện-kiểm tra-cải tiến, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng kinh doanh: tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá sản phẩm cũng như việc mở các đại lý tiêu thụ sản phẩm của Công ty sản xuất ra.
Phòng xuất nhập khẩu: thực hiện chức năng xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu các yếu tố sản xuất theo quy định đăng ký kinh doanh ghi trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu: ký kết hợp đồng xuất-nhập khẩu.
Phòng tài chính kế toán: giúp lãnh đạo Công ty hạch toán chi phí sản xuất-kinh doanh. Báo cáo tình hình tài chính với cơ quan chức năng của Nhà nước, xây dựng kế hoạch tài chính của Công ty. Xác định nhu cầu về vốn, tình hình hiện có và biến đọng của các loại tài sản trong Công ty.
Phòng tổ chức: thực hiện việc tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất-kinh doanh, thực hiện các chức năng về nhân sự và ban hành một số quy chế về công tác tiền lương của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Văn phòng Công ty: giúp cho ban lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực hành chính-tổng hợp-đối ngoại, điều hành các mối quan hệ giữa các bộ phận trong Công ty.
Phòng kế hoạch: căn cứ vào nhu cầu và các thông tin trên thị trường đơn đặt hàng có nhiệm vụ lập kế hoạch mua vật tư, hàng hoá, kế hoạch giá thành, số lượng nhằm thu lợi nhuận.
Các đơn vị trực thuộc Công ty:
Xí nghiệp giày vải: quản lý điều hành sản xuất giày vải ở tất cả các khâu, xí nghiệp giày vải gồm bốn phân xưởng: PX chặt, PX may, PX gò, PX hoàn tất.
Xí nghiệp cao su: có nhiệm vụ quản lý điều hành sản xuất cao su, bán thành phẩm, cung cấp cho các đơn vị nội bộ trong Công ty và bán ra ngoài, có PX cán luyện.
Xí nghiệp giày da: có nhiệm vụ điều hành quản lý sản xuất da thuộc để chế biến các sản phẩm tiêu dùng, đóng giày da, dép da. Gồm hai phân xưởng: PX da keo, PX chế biến.
Xưởng cơ điện: là xưởng sản xuất phụ phục vụ cho sản xuất của toàn Công ty, có nhiệm vụ cung cấp năng lượng, sản xuất phụ cho các tổ sản xuất chính.Đồng thời tận dụng cá phế liệu, phế phẩm để sản xuất ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường. Bao gồm ba bộ phận: bộ phận cơ khí, bộ phận mộc nề, tổ nồi hơi.
Sơ đồ cơ cấu bộ máy hoạt động của Công ty Da giày Hà Nội
Xí nghiệp giày vải
Giám đốc
PGĐ kỹ thuật
PGĐ kinh tế
Phòng ISO
Trung tâm kỹ thuật mẫu
Phòng kế hoạch
Văn phòng
Xí nghiệp cao su
Phòng tài chính kế toán
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kinh doanh
Phòng tổ chức
Xưởng cơ điện
Xí nghiệp Giày Da
Phân xưởng chặt
Phân xưởng may
Phân xưởng gò
Phân xưởng cán luyện
Bộ phận cơ khí
Bộ phận mộc nề
Tổ nồi hơi
Phân xưởng da keo
Phân xưởng chế biến
Phân xưởng hoàn tất
2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ thuộc da là một quy trình sản xuất phức tạp, chế biến liên tục nhưng không phân bước rõ ràng, sản phẩm da là kết quả chế biến của nhiều công đoạn. Thời gian từ khi thu mua nguyên vật liệu da tươi đưa vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm ít nhất là 3 ngày, dài nhất là 15 ngày đến 1 tháng. Ngoài ra còn sử dụng vật liệu khác, đặc biệt là cá loại hoá chất như axitsufuric, natriclo, máy móc thiết bị (máy xẻ, máy bào, giàn sấy...).
Da tươi
Rửa, ướp muối
Hồi tươi
Tẩy lòng, cắt riềm
Ngâm vôi
Xẻ
Tẩy vôi làm mềm
ép nước, bào, thuộc lại
Thuộc crôm
Hồi ẩm, vò, xén, đánh bóng
Kiểm nghiệm
Nhập kho
Rửa
Nghiền đông
Cô đặc
Nấu
Trung hoà
Thuộc ta min
Da thuộc
ép
Gelatin CN
Ăn dầu
Sơ đồ: Quy trình công nghệ thuộc da
Quy trình công nghệ sản xuất giày (giày da, giày vải) thì đơn giản hơn, nguyên vật liệu chính để sản xuất giày vải là vải, đế, mút...Nguyên vật liệu để sản xuất giày da là da mềm đã thuộc, đế ...Thời gian đưa nguyên vật liệu vào sản xuất nhanh hơn, có thể nhập kho hàng ngày.
Sơ đồ: Quy trình công nghệ sản xuất giày
Vải, da thuộc
May
Cao su
Chuẩn bị gò
Cán luyện
Gò ráp
Hấp
Cắt riềm, dán kín, sỏ dây
Hoàn tất sản phẩm
Sphẩm giầy
Chặt mảnh
Kiểm nghiệm
Nhập kho
.
2.1.4. Đặc điểm bộ máy kế toán
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Hình thức tổ chức công tác kế toán là hình thức nửa tập trung, nửa phân tán. Công việc kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh ở các bộ phận trực thuộc, do phòng kế toán ở các bộ phận đó thực hiện rồi định kỳ tổng hợp số liệu rồi gửi về phòng kế toán Công ty để lập báo cáo kế toán. Các bộ phận trực thuộc của Công ty đều có phòng kế toán riêng nhưng theo rõi những phần hành kế toán chủ chốt ở bộ phận trực thuộc. Cuối kỳ lập báo cáo tổng hợp gửi về phòng kế toán của Công ty.
Theo biên chế, phòng kế toán Công ty gồm có: 1 kế toán trưởng và các nhân viên kế toán.
Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế toán trong doanh nghiệp. Tổ chức, thống kê, hoạch toán, điều hành bộ máy kế toán, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các nhân viên kế toán ở dưới bộ phận trực thuộc.
Chức năng quan trọng nhất của kế toán trưởng là tham mưu cho giám đốc, giúp ban giam đốc đưa ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh.
- Nhân viên kế toán tổng hợp: thực hiện công tác kế toán tổng hợp (ghi sổ cái) theo dõi mảng kế toán tài chính, lập báo cáo kế toán.
- Nhân viên kế toán tài sản cố định, nguyên vật liệu, công cụ-dụng cụ: theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định và tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu; công cụ-dụng cụ.
- Nhân viên kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: theo dõi việc gửi tiền hoặc rút tiền ở ngân hàng đồng thời kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
- Nhân viên kế toán thanh toán: theo dõi chi tiết thanh toán với người bán, thanh toán lương, bảo hiểm cho công nhân viên. Đông thời thời tình hình trích lập và sử dụng các quỹ, tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
- Nhân viên kế toán thành phẩm và phụ trách vấn đề tiêu thụ thành phẩm: theo rõi thu nhập và tính kết quả.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu, chi và bảo quản tiền mặt của Công ty.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán TSCĐ, NVL, CCDC
Kế toán tập hợp CP và tính Z
Kế toán thanh toán
Kế toán thphẩm và tiêu thụ
Thủ quỹ
Kế toán XN thành viên
Sơ đồ: Bộ máy kế toán Công ty Da Giày Hà Nội
Mặc dù quy định nhiệm vụ và chức năng của từng phần hành nhưng giữa các phần hành lại có các quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất và cùng hỗ trợ cho nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán của Công ty.
2.1.4.2. Tổ chức công tác kế toán
Công ty Da Giày Hà Nội thực hiện chế độ khuyến khíchế toán theo quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày1/11/1995 do Bộ Tài Chính ban hành:
Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 hàng năm.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: nhật ký-chứng từ...
Tài khoản sử dụng: các tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành.
Báo cáo tài chính được lập với đơn vị tính là đồng Việt Nam (VNĐ) và theo quy ước giá gốc.
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Sổ quỹ
Sổ kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái tài khoản
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo TC
Sơ đồ: Trình tự ghi sổ theo hình thức NKCT
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu, kiểm tra
: Ghi cuối tháng
Điều đặc biệt trong công tác kế toán ở Công ty là kế toán quản trị ở đây đang được hình thành một cách rõ nét, hỗ trợ một cách đắc lực cho công tác quản lý điều hành với hệ thống báo cáo nội bộ sau:
Tên báo cáo
Nơi lập
Nơi nhận
Báo cáo ngày
- Báo cáo quỹ tiền mặt
PKT
BGĐ
- Báo cáo tiêu thụ trong ngày
PKD
BGĐ, PKH,
- Báo cáo nhập - xuất - tồn thành phẩm
PKD
BGĐ, QLK, KTT
Báo cáo định kỳ (10 ngày)
- Báo cáo tình hình tiêu thụ
PKD
BGĐ
- Báo cáo tình hình công nợ TC
PKT
BGĐ
Báo cáo tháng
- Kết quả sản xuất và phân tích kết quả sản xuất của từng phân xưởng
PKH
BGĐ, KTT, QĐPX
- Bảng sử dụng vật tư từng PX
PKT
BGĐ, KTT, QĐPX
- Tình hình thu chi TC
PKT
BGĐ
- Tình hình cung cấp và bảo quản vật tư
QLK
BGĐ, KTT
Báo cáo quý
- Tiêu thụ sản phẩm chi tiết cho từng chủng loại
PKD
BGĐ, KTT
- Biểu tính thưởng, chiết khấu
PKD
BGĐ, KTT
2.2.Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Da Giày Hà Nội
2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu và tình hình tổ chức quản lý, sử dụng nguyên vật liệu
Da Giày là ngành công nghệ gắn liền với nhu cầu không thể thiếu được của tiêu dùng xã hội, là một bộ phận may mặc thời trang. Giá tri giày dép phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu.
Sản phẩm giày có đặc trưng là mặt hàng tiêu dùng phải đảm bảo bền đẹp, chắc chắn, tiện lợi trong sinh hoạt lại còn đòi hỏi về chất lượng, kiểu dáng phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính, điều kiện tài chính...của khách hàng. Do vậy sản phẩm giày rất đa dạng về chủng loại, kích thước cũng có nghĩa là nguyên vật liệu để sản xuất giày của Công ty Da Giày Hà Nội cũng phải đa dạng và phong phú mới đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
ở Việt Nam, chưa hình thành các Công ty chuyên cung ứng tổng hợp các nguyên phụ liệu cho ngành da giày, các nguyên vật liệu chính quan trọng có ảnh hưởng lớn tới giá thành đôi giày đều do nước ngoài cung cấp. Việc nguyên phụ liệu phải nhập nhiều, chưa có một thị trường phong phú đa dạng có chất lượng ổn định để cung cấp đồng bộ, ổn định theo yêu cầu của khách hàng, đã tạo bất lợi cho sự tiếp nhận và triển khai sản xuất. Và đương nhiên Công ty Da Giày cũng không ngoài lề khi nhập ngoại nguyên vật liệu phải chịu thuế nhập khẩu do đó giá nhập thường cao.
Bên cạnh đó với chủng loại sản phẩm đa dạng đối với vật tư dự trữ cũng phải đồng bộ nên nhu cầu vốn dự trữ rất lớn. Mặt khác các nguyên vật liệu như hoá chất, nước xử lý, nước phun đế...có thể chưa đưa vào sản xuất ngay nên phải bảo quản tốt, chi phí bảo quản cao.
Công tác quản lý nguyên vật liệu là hết sức quan trọng, để tạo điều kiện cho việc bảo quản, hợp lý và sử dụng tiết kiệm đạt hiệu quả tối đa, đặc biệt là nguyên vật liệu chính. Công ty đã tổ chức hệ thống kho tàng dự trữ nguyên vật liệu hợp lý gần các phân xưởng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và cung ứng cho sản xuất một cách nhanh nhất.
Hiện nay Công ty tổ chức quy hoạch hệ thống kho tàng một cách rất khoa học: kho nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Ngoài ra còn có kho hoá chất để chứa hoá chất, nhiên liệu với đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm đảm bảo tốt các loại hoá chất.
Kho tàng của Công ty được xây dựng khang trang, thoáng mát và được trang bị phương tiện cân, đong, đo, đếm, nhân lực đầy đủ giúp cho việc tiến hành chính xác các nghiệp vụ quản lý, bảo quản hạch toán chặt chẽ dữ liệu cũng như đảm bảo được chất lượng nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất thông suốt không bị gián đoạn vì thiếu nguyên vật liệu hay vì nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng.
2.2.2. Nguồn nhập nguyên vật liệu
Vì ở nước ta chưa có một thị trường phong phú và đa dạng để cung cấp đồng bộ nguyên vật liệu cho ngành da giày do đó nguyên vật liệu mà Công ty Da Giày nhập chủ yếu theo hai nguồn: trong nước và nước ngoài. Nguồn trong nước, Công ty nhập các nguyên vật liệu chính như: vải, da tươi, cao su, chỉ...của các doanh nghiệp trong nước. Còn các nguyên phụ liệu Công ty chủ yếu phải nhập từ nước ngoài như các loại hoá chất (nước phun đế, nước xử lý, nước đông cứng...) và các loại keo, khoá...Ngoài ra có một số nguyên vật liệu Công ty tự gia công chế biến như da thuộc ...
2.2.3. Phân loại nguyên vật liệu
Với khối lượng vật liệu lớn chủng loại rất phong phú và đa dạng, mỗi loại vật liệu lại có nội dung kinh tế, chức năng, tính năng lý hoá khác nhau, do đó để tiến hành quản lý và hạch toán chính xác công việc không tốn nhiều công sức thì phải phân loại một cách khoa học. Nhờ có sự phân loại này mà kế toán nguyên vật liệu có thể theo rõi tình hình biến động của từng thứ, loại nguyên vật liệu do đó có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho việc lập kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên vật liệu một cách hợp lý. Căn cứ vào công dụng Công ty đã phân loại nguyên vật liệu thành:
Nguyên vật liệu chính: là đối tượng chủ yếu của Công ty khi tham gia vào quá trình sản xuất, là cơ sở chủ yếu hình thành lên thực thể sản phẩm bao gồm: các loại vải, da, mút, bạt, đế giày...
Nguyên vật liệu phụ:là đối tượng không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng làm tăng chất lượng sản phẩm, giúp hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh gồm các loại chỉ, dây giày, khoá, ôzê, dây viền, guy băng, hạt chống ẩm...
Nhiên liệu: là loại vật liệu có tác dụng đảm bảo cho máy móc hoạt động như xăng, dầu máy, dầu nhờn...
Phụ tùng thay thế: là chi tiết phụ tùng máy móc thiết bị phục vụ cho việc thay thế, sửa chữa thiết bị như kìm, chân vịt cho máy may, dao chặt, dao cắt viền
Phế liệu thu hồi: các loại da vụn, mếch, giày hỏng...được thu gom bán gây quỹ.
Việc phân loại nguyên vật liệu của Công ty nói chung là phù hợp với vai trò đặc điểm, tác dụng của từng nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh.
2.2.4. Đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá nguyên vật liệu là sự xác định giá trị nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu chân thực, đúng đắn. Nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, do đó giá cả thu mua, chi phí thu mua từng thứ nguyên vật liệu cũng khác nhau. Nguyên vật liệu là TSLĐ do đó phải đánh giá theo giá thực tế song để thuận lợi cho công tác kế toán, nguyên vật liệu còn có thể đánh giá theo giá hạch toán. Trên thực tế thì Công ty chỉ sử dụng giá thực tế để hạch toán.
2.2.4.1. Đối với nguyên vật liệu nhập kho
* Nguyên vật liệu mua ngoài từ các nguồn trong nước:
Đối với nguyên vật liệu được cung ứng ngay tại kho thường là các vật liệu phụ, thì giá nhập kho là giá trị ghi trên hoá đơn chưa có thuế GTGT, không bao gồm chi phí thu mua.
Đối với nguyên vật liệu mua xa thì giá thực tế nhập kho là giá mua chưa có thuế GTGTcộng với chi phí thực tế liên quan đến nguyên vật liệu thu mua.
* Nguyên vật liệu nhập ngoại:
Đối với nguyên vật liệu mua của nước ngoài: giá nhập kho là trị giá thực tế tính theo tiền Việt Nam (tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng Nhà nước công bố ngày nhập hàng) kể cả thuế nhập khẩu cộng với chi phí liên quan phát sinh trong quá trình mua nhập.
Đối với nguyên vật liệu nhận gia công theo đơn đặt hàng của nước ngoài: nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp nên giá nhập kho là giá thực tế nguyên vật liệu bên nước ngoài giao theo thoả thuận ký kết.
* Đối với nguyên vật liệu luân chuyển nội bộ giữa các xí nghiệp trong Công ty: giá nhập kho là giá trị thực tế xuất kho nguyên vật liệu của các xí nghiệp chuyển sang cuối kỳ sẽ được Công ty giảm nợ, bù trừ lẫn nhau.
Đối với phế liệu thu hồi: giá thực tế nhập kho là giá ước tính có thể sử dụng được (giá thị trường tại thời điểm đó).
2.2.4.2. Đối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29890.doc