MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ở DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về kế toán quản trị
1.1.1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin
1.1.3. Kế toán quản trị với các chức năng quản lý
1.1.4. Các phương pháp của kế toán quản trị
1.2. Khái quát về chi phí
1.2.1. Bản chất chi phí
1.2.2. Phân loại chi phí
1.3. Tổ chức công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị
1.3.2. Tổ chức thu nhận thông tin
1.3.2.1. Tổ chức theo dõi chi phí
1.3.2.2. Xây dựng mối liên hệ thông tin giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính
1.3.2.3. Xây dựng mối liên hệ thông tin giữa kế toán quản trị với các bộ phận chức năng khác
1.3.3. Nội dung công tác kế toán quản trị ở doanh nghiệp
1.3.3.1. Nhận diện và phân loại chi phí
1.3.3.2. Lập kế hoạch giá thành và định giá bán sản phẩm:
1.3.3.3. Lập dự toán tổng thể
1.3.3.4. Xây dựng các trung tâm trách nhiệm và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tại các trung tâm.
1.3.3.5. Phân tích thông tin phục vụ cho các quyết định ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp
1.3.4. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP BẮC QUẢNG BÌNH
2.1. Khái quát về Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
2.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
2.2.1.1. Mặt hàng kinh doanh
2.2.1.2. Các nhà cung cấp
2.2.1.3. Tổ chức mạng lưới kinh doanh
2.2.1.4. Khách hàng
2.2.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
2.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
2.2.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
2.2.2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
2.3. Thực trạng công tác kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
2.3.1. Công tác phân loại, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình.
2.3.1.1. Phân loại chi phí trong hạch toán chi phí tại Công ty
2.3.1.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành các sản phẩm:
2.3.2. Công tác lập kế hoạch giá thành và định giá bán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
2.3.3. Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
2.3.4. Kế toán quản trị chi phí tại Công ty
2.3.5. Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách báo cáo tại Công ty
CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP BẮC QUẢNG BÌNH
3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
3.1.1. Những ưu điểm
3.1.2. Những hạn chế
3.2. Những yếu tố đặc trưng của Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán quản trị
3.3. Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
3.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị
3.3.2. Hoàn thiện xử lý thông tin kế toán tài chính sử dụng cho kế toán quản trị
3.3.2.1. Xác định lại đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành
3.3.2.2. Tổ chức tài khoản chi tiết và sổ chi tiết
3.3.3. Tổ chức nội dung công việc kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
3.3.3.1. Nhận diện và phân tích chi phí phát sinh tại công ty
3.3.3.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán
3.3.3.3. Xây dựng giá bán sản phẩm
3.3.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị
3.3.4.1. Chứng từ kế toán
3.3.4.2. Sổ sách kế toán
3.3.4.3. Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
1
1
3
4
7
8
8
8
10
11
12
13
15
16
16
16
18
20
23
26
29
31
31
31
32
33
34
34
34
34
34
35
35
36
38
40
41
41
41
45
48
50
55
57
57
57
57
59
61
61
63
63
64
66
67
68
71
73
74
74
75
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch, BQLRPH Thanh Lâm, BQLRPH Minh Hoá.
2.2.1.4. Khách hàng
Công ty có lượng khách hàng khá đông nhưng chủ yếu nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình:
- Xí nghiệp đóng tàu thuyền Hoàng Tường - Quảng Văn - Quảng Trạch - Quảng Bình.
- Công ty chế biến lâm sản Văn Minh - Thanh Khê - Bố Trạch - Quảng Bình.
- Công ty chế biến lâm sản Đại Phúc - Thanh Khê-Bố Trạch - Quảng Bình.
- Công ty TNHH Trường An - Bắc Lý - Đồng Hới - Quảng Bình.
- Công ty TNHH Hùng Phú - Thanh Khê - Bố Trạch - Quảng Bình.
Ngoài ra, còn có một số khách hàng từ nước ngoài như Công ty TNHH Scancom - Hồng Kông ...
2.2.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
2.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
Bộ máy quản lý ở Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng: Cấp trên chỉ đạo trực tuyến xuống các phòng ban chức năng, các Xí nghiệp, Lâm trường ... Giữa các bộ phận có mối quan hệ chức năng với nhau, tham mưu cho lãnh đạo công ty về mọi vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật
Phòng Quy hoạch và QLBV rừng
Phòng Kế toán- Thống kế
Các Ban quản lý rừng phòng hộ
Các Lâm trường
Các Xí nghiệp
Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty.
* Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Trong đó giám đốc là người điều hành tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc điều hành doanh nghiệp bằng quy chế, một mặt điều hành thông qua các trưởng phòng, ban công ty, giám đốc lâm trường, xí nghiệp. Mặt khác điều hành trực tiếp đến từng cán bộ công nhân viên và tổ công tác khi cần thiết; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan Nhà nước có chức năng theo pháp luật quy định. Các phó giám đốc giúp giám đốc điều hành Công ty khi giám đốc đi vắng. Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và UBND tỉnh về những việc được phân công phụ trách. Ngoài các nhiệm vụ công tác trên, mỗi phó giám đốc còn phải trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các đơn vị Lâm trường, Xí nghiệp thành viên trực thuộc Công ty mình phụ trách.
- Phòng Kế toán - Thống kê: Là phòng tham mưu, giúp việc trực tiếp cho giám đốc công ty về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế tại doanh nghiệp. Giúp giám đốc kiểm tra phát hiện những vướng mắc trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh.
Xác định giá thành tối ưu cho từng sảnh phẩm theo từng kỳ kế hoạch thông qua xác định chi phí sản xuất, dịch vụ tiêu thụ, chi phí mua, bán hàng hoá sản phẩm, quảng cáo và bảo hành sản phẩm.
Trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác hạch toán từ Lâm trường, Xí nghiệp thành viên đến Phòng Kế toán-Thống kê công ty.
- Phòng Tổ chức hành chính: Có chức năng phục vụ điều hành quản lý sản xuất kinh doanh tập trung thống nhất của giám đốc trên tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức, điều động cán bộ, xử lý các vấn đề liên quan đến chế độ lương, bảo hiểm, trợ cấp ... nhằm hoàn thiện bộ máy nhân sự của Công ty.
- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Có nhiệm vụ tham mưu trực tiếp giúp giám đốc công ty lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác quản lý bảo vệ phát triển vốn rừng. Hàng năm có kế hoạch lâu dài của Công ty 3 năm hoặc 5 năm hoặc 10 năm xây dựng chiến lược phát triển lâu dài của Công ty.
- Phòng quy hoạch quản lý bảo vệ rừng: Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc và phó giám đốc trong công tác quy hoạch quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
Thiết kế lập dự toán, xây dựng cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh, khai thác chế biến các dự án trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng ... Lập phương án quy hoạch tổng thể, xây dựng vốn rừng, bảo vệ tốt tài nguyên rừng thuộc Công ty.
- Các Lâm trường: Có nhiệm vụ trồng, chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng, khai thác gắn với chế biến và tiêu thụ lâm sản.
- Các xí nghiệp: Sản xuất, chế biến các loại lâm sản và hàng mộc xuất khẩu đáp ứng nhu cấu tiêu thụ của thị trường.
2.2.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
Mô hình tổ chức kế toán được áp dụng tại Công ty là mô hình vừa tập trung vừa phân tán. Các công việc kế toán được phân công cụ thể cho từng kế toán phần hành theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
Các đơn vị trực thuộc có tổ chức bộ máy kế toán riêng và được phó phòng kế toán công ty trực tiếp chỉ đạo các nghiệp vụ kinh tế. Định kỳ, kế toán cơ sở gửi báo cáo kế toán lên phòng kế toán của công ty. Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở văn phòng công ty đồng thời kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kế toán do các đơn vị trực thuộc gửi lên.
Trưởng phòng KTTC
Phó phòng KTTC
Kế toán thống kê
Kế toán TGNH
Thủ quỹ
Kế toán TSCĐ, CCDC
Kế toán thanh toán
Kế toán đơn vị trực thuộc
Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.
* Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:
* Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận trong bộ máy kế toán:
- Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán):
+ Giúp giám đốc công ty điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê trong doanh nghiệp.
+ Kế toán trưởng có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán hạch toán, chế độ kiểm tra và các chế độ khác do Nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của mọi hoạt động tài chính tại Công ty trước pháp luật.
+ Tổ chức quyết toán kịp thời, công khai báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm để đánh giá đúng đắn, khách quan vè hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện nộp ngân sách đúng quy định của pháp luật.
+ Đảm bảo hạch toán đầy đủ mọi khoản chi phí phát sinh trong năm tài chính tại Công ty.
- Phó phòng kế toán tài chính:
+ Kiểm tra báo cáo nhanh, báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc, thực hiện báo cáo tài chính toàn công ty; thực hiện công tác kiểm tra và tự kiểm tra trong toàn công ty, công khai thuế, công tác giá thành phân xưởng.
+ Giải quyết các công việc khi trưởng phòng đi vắng (nếu được uỷ quyền). Phó phòng kế toán trực tiếp hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các kế toán viên làm việc, là người tham mưu cho kế toán trưởng về công tác kế toán.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi thu, chi bằng tiền mặt; theo dõi phản ánh tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản tạm ứng của công nhân viên.
- Kế táon TSCĐ, CCDC: Theo dõi TSCĐ, CCDC; theo dõi những khoản chi phí chờ phân bổ; theo dõi đầu tư xây dựng cơ bản.
- Kế toán ngân hàng: Theo dõi tỷ giá VNĐ và USD của tài khoản Công ty mở tại các ngân hàng, theo dõi khoản tiền vay và lập thủ tục vay, thanh toán các khoản nợ đến hạn.
- Kế toán thống kê: Thống kê và tổng hợp báo cáo của các đơn vị trực thuộc gửi lên.
- Thủ quỹ: Theo dõi và đảm bảo quỹ tiền mặt tại công ty, phụ trách khâu chi tiền mặt theo chứng từ hợp lệ; theo dõi và phản ánh việc cấp phát, nhận tiền mặt vào sổ quỹ. thủ quỹ phải thường xuyên so sánh, đối chiếu tình hình tồn quỹ tiền mặt ở Công ty với sổ sách kế toán liên quan để kịp thời phát hiện và sửa chữa những thiếu sót trong quá trình ghi chép.
2.2.2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
Hiện nay hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình là hình thức Chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ trình tự ghi sổ:
Chứng từ gốc
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối tài khoản
Sổ cái
Bảng tổng hợp, Bảng kê kiêm Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ kế toán chi tiết
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Diễn giải:
Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập định khoản phản ánh vào các sổ chi tiết liên quan.
Cuối tháng kế toán tổng hợp các sổ phát sinh của từng tài khoản trên bảng tổng hợp, bảng kê kiêm chứng từ ghi sổ rồi tiến hành cân đối sổ số phát sinh Nợ một tài khoản có nhiều tài khoản tương ứng hoặc ngược lại. Nếu có sự chênh lệch thì phải tiến hành đối chiếu, nếu đúng thì tiến hành ghi sổ cái. Sổ cái bao gồm tất cả các tài khoản, mỗi tài khoản được dành cho một hay nhiều trang tuỳ thuộc vào số lượng nghiệp vụ phát sinh ít hay nhiều. Sau khi vào sổ cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh, số luỹ kế, số dư cuối tháng của các tài khoản, đối chiếu với sổ kế toán chi tiết.
Cuối quý kế toán khoá sổ, lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra việc ghi chép trên sổ sách và sổ kế toán chi tiết. Trên cơ sở đó lập các báo cáo kế toán.
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP BẮC QUẢNG BÌNH
Nhìn chung, công tác kế toán tài chính của Công ty được thực hiện một cách có nề nếp và khá tốt. Thực hiện việc ghi sổ chi tiết, tổng hợp và lập báo cáo tài chính kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng và thời gian của báo cáo quy định. Tuy nhiên, công tác kế toán quản trị ở Công ty chưa được thực hiện bởi vì lý do sau đây:
- Theo Luật kế toán Việt Nam: Về mặt pháp lý Nhà nước thì hiện nay chưa có một văn bản chính thức nào của nhà nước quy định và bắt buộc các đơn vị thực hiện kế toán quản trị. Mặc dầu hiện nay, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 52 ngày 12 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhằm giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tổ chức tốt công tác kế toán. Do vậy, kế toán quản trị đối với các đơn vị, các doanh nghiệp Việt Nam không còn mới lạ. Tuy nhiên, đối với Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình hiện nay thì sự quan tâm đến vấn đề này vẫn chưa đúng mức và chưa được tốt lắm.
- Về tổ chức công tác kế toán tại Công ty (kể cả ở Công ty và đơn vị trực thuộc) thì công tác kế toán mới chỉ đặt trọng tâm vào kế toán tài chính, chưa chú ý đến kế toán quản trị. Mà cụ thể là chưa bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán quản trị. 7 nhân viên kế toán tại công ty và kế toán các Lâm trường, các Xí nghiệp chưa được trang bị đầy đủ về kế toán quản trị, thường làm việc theo sự phân công, đơn giản chỉ ghi chép, tổng hợp số liệu chứ chưa có sự am hiểu về kế toán quản trị, chưa bố trí cán bộ nào thực hiện việc tổng hợp, phân tích thông tin và tư vấn cho các quản lý Công ty.
- Công ty chưa xác định rõ nội dung của kế toán quản trị trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thê hiện ở các điểm sau:
+ Nhu cầu thông tin phục vụ cho nội bộ lãnh đạo chưa được xác định. Công tác thu nhận, xử lý, hệ thống hoá và cung cấp thông tin của Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình mới chủ yếu tập trung vào công tác thu nhận, xủa lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính chứ chưa cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu thông tin cho nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định tối ưu trong một số tình huống cụ thể. Mặt khác mối liên hệ thông tin cung cấp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp chưa thống nhất và xử lý thông tin chưa kịp thời.
+ Kể cả lãnh đạo của công ty cũng như lãnh đạo của phòng kế toán cũng chưa chú trọng đến kế toán quản trị. Điều này thể hiện, hiện nay công ty chưa có bộ phận kế toán quản trị, chính vì vậy thông tin chưa được hệ thống hoá một cách thường xuyên, đồng bộ để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của các nhà lãnh đạo.
+ Hầu hết các thông tin nhằm sử dụng cho chức năng kế toán quản trị ở công ty ít quan tâm đến như chưa thực hiện tốt các công việc: Xây dựng hệ thống dự toán, lập và phân tích báo cáo kế toán quản trị, dự toán chi phí theo hoạt động của kế hoạch linh hoạt, xây dựng các dự án sử dụng tốt các nguồn lực ...
Trong nhiệm vụ thực hiện sản xuất kinh doanh chưa lập dự toán chi tiết để làm cơ sở đánh giá, để xem xét mức độ hoạt động của công ty thay đổi như thế nào.
2.3.1. Công tác phân loại, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình.
2.3.1.1. Phân loại chi phí trong hạch toán chi phí tại Công ty
Chi phí phát sinh tại Công ty được phân ra làm 2 loại:
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra sản phẩm. Đó là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí bán hàng (vận chuyển, bao bì ...)
- Chi phí gián tiếp: Là các khoản chi phí có tính chất quản lý và phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp như chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp ... Trong đó, chi phí sản xuất chung gồm tiền lương trả cho bộ phận quản lý phân xưởng, tổ sản xuất (bộ phận trả lương theo thời gian), các chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác phát sinh tại các phân xưởng, các tổ sản xuất. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm chi phí trả lương cho bộ phận gián tiếp và các chi phí văn phòng khác.
Tại công ty, do chưa tổ chức công tác Kế toán quản trị nên các cách phân loại chi phí sử dụng trong công tác Kế toán quản trị như phân loại theo cách ứng xử của chi phí ... chưa được áp dụng.
2.3.1.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành các sản phẩm
Đối tượng tập hợp chi phí là từng bộ phận, từng đơn vị trực thuộc và đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng. Vì thế chi phí phát sinh liên quan đến bộ phận nào thì tập hợp trực tiếp cho bộ phận đó. Những chi phí nào không thể tập hợp trực tiếp thì tập hợp gián tiếp sau đó tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
- Hạch toán chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất tại Công ty gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CPNVTT) và chi phí sản xuất chung (CPSXC).
+ CPNVLTT sẽ được hạch toán vào tài khoản 621 và chi tiết cho từng sản phẩm hay từng đơn đặt hàng .
Quy trình tiến hành tại Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Ba Đồn:
Sau khi nhận được đơn đặt hàng hoặc lệnh sản xuất của thủ trưởng đơn vị, Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật sẽ lập kế hoạch sản xuất liệt kê các loại vật tư cần thiết, số lượng của từng loại vật tư. Theo dự toán đã được Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật lập, bộ phận trực tiếp sản xuất sẽ làm giấy đề nghị xuất vật tư trình thủ trưởng đơn vị duyệt, sau đó gửi cho Phòng vật tư, Phòng vật tư sẽ lập phiếu xuất kho để tiến hành xuất kho. Đây là căn cứ để kế toán tiến hành hạch toán vật tư, chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng và từng đơn vị sản xuất.
Trình tự hạch toán chi tiết như sau:
Khi có nghiệp vụ xuất kho vật tư xảy ra, kế toán vào sổ CPNVLTT. Cuối kỳ, khi vật tư còn lại nhập kho thì căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán toán phản ánh vào cột phát sinh có, cộng chi phí phát sinh cho từng bộ phận sản xuất. Sau đó, kế toán tập hợp số liệu từ các sổ chi tiết NVLTT lập bảng tổng hợp CPNVLTT.
Bảng 2.1 - Sổ CPNVLTT
(Tờ sổ phần NVL chính)
Đối tượng: Bàn 1040
Tháng 1/2006
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh nợ
Tổng cộng
Số
Ngày
PX phôi
PX tinh
PX lắp ráp
PX hoàn thiện
70
5/1
Xuất 100m3 FSC sản xuất bàn
....................
1521
408.940.000
408.940.000
Cộng PSN
980.450.000
980.450.000
Cộng PSC
Tổng cộng
980.450.000
980.450.000
+ CPNCTT: Xuất phát từ bản chất của tiền lương, ban giám đốc Công ty luôn chú trọng tới việc xác định tiền lương trả cho người lao động chính xác và khoa học. Thực tế tại Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm bao gồm lương sản phẩm trực tiếp (đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm) và lương sản phẩm gián tiếp (đối với bộ phận quản lý phân xưởng, đội sản xuất). Riêng đối với bộ máy quản lý các Xí nghiệp, các Lâm trường, Công ty thì trả theo chức vụ và bằng cấp.
Kế toán sử dụng tài khoản 622 để tập hợp chi phí, chi tiết theo từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng. Ngoài ra còn được tập hợp theo từng đơn vị sản xuất để đánh giá tình hình nhân công tại mỗi bộ phận.
Quy trình tiến hành tại Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Ba Đồn:
Hàng ngày, thống kế phân xưởng sẽ theo dõi, chấm công và ghi chép khối lượng công việc thực hiện trong ngày của từng công nhân vào phiếu thanh toán lương sản phẩm. Vào cuối tháng, thống kế số lượng công việc, sản phẩm đã thực hiện, tính lương cho công nhân và chuyển phiếu thanh toán lương sản phẩm cho phòng kế toán.
Bảng 2.2 - Sổ CPNCTT
Đối tượng: Ghế 758
Tháng 1/2006
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh nợ
Tổng cộng
Số
Ngày
PX phôi
PX tinh
PX lắp ráp
PX hoàn thiện
60
5/1
Lắp ráp ghế
....................
1521
2.191.250
2.191.250
Cộng PSN
Cộng PSC
Tổng cộng
26.845.426
Bảng 2.3 - Sổ tổng hợp CPNCTT
Tháng 1/2006
Khoản mục CP
Lương
BHXH
BHYT
KPCĐ
Tổng cộng
Sản phẩm
Ghế 758
Ghế 760
Bàn 1040
..........................
22.559.181
3.434.424
125.053.038
3.383.877
515.164
18.757.950
451.184
68.688
2.501.061
451.184
68.688
2.501.061
26.845.426
4.086.965
148.813.115
Tổng cộng
179.745.506
+ Chi phí sản xuất chung tại Công ty là chi phí phát sinh tại các phân xưởng sản xuất, các đội sản xuất, bao gồm chi phí quản lý và phục vụ sản xuất và những chi phí khác ngoài hai khoản mục CPNVLTT, CPNCTT. Đó chính là chi phí tiền lương trả cho bộ phận quản lý sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác. Các chi phí này nếu tập hợp trực tiếp thì hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng. Còn nếu liên quan đến nhiều đối tượng thì sẽ phân bổ theo tiêu thức nhất định đó là CPNVLTT.
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm i
=
Chi phí sản xuất chung cần phân bổ
Tổng tiêu thức cần phân bổ của các sản phẩm
×
Tiêu thức phân bổ chosản phẩm i
+ Đánh giá sản phẩm dở dang:
Do đặc điểm sản phẩm sản xuất tại Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Ba Đồn phải qua nhiều công đoạn nên vào cuối tháng thường có khối lượng sản phẩm đang sản xuất dở dang.
Vào cuối tháng, tiến hàng kiểm kê xác định số lượng sản phẩm đã hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang ở tất cả các giai đoạn công nghệ. Sau đó bộ phận kỹ thuật sẽ xác định tỷ lệ hoàn thành sản phẩm dở dang. Căn cứ vào đó bộ phận kế toán sẽ xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ như sau:
CPSXSPDD
cuối kỳ
=
Số lượng SPDD
cuối kỳ
×
Giá thành
kế hoạch
x
Tỷ lệ
hoàn thành
Chi phí sản xuất (CPSX) sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định cho từng khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán giá thành và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Việc lựa chọn phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm dở dang dựa theo tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm là phù hợp với đặc điểm của sản phẩm mộc được sản xuất tại Xí nghiệp.
- Tính giá thành sản phẩm:
Sau khi tập hợp được chi phí phát sinh trong kỳ và xác định được chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau đây:
Giá thành sản phẩm
=
CPSX dở dang
đầu kỳ
+
CPSX phát sinh
trong kỳ
+
CPSX dở dang
cuối kỳ
Bảng 2.4 - Báo cáo giá thành
Tháng 1 quý 1 năm 2006
Đơn vị: Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Ba Đồn
Đơn vị tính: đồng
Tên sản phẩm
Dở dangđầu kỳ
Chi phí phát sinh
Sản phẩmdở dang cuối kỳ
Tổng chi phíđể tính giá thành
Chi phíNVL trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phísản xuất chung
Tổng cộng
Ghế 758
25.750.300
540.320.000
26.845.426
95.670.032
662.835.458
30.501.704
658.084.054
Ghế 760
5.052.340
29.285.715
4.086.965
5.526.829
38.899.509
3.560.750
40.391.099
Ghế 1076
16.450.384
410.841.338
56.845.426
104.418.022
572.104.786
10.450.245
578.104.925
Bàn 1040
32.552.406
1.055.700.540
148.843.115
240.899.893
1.273.839.753
42.112.340
1.276.580.078
2.3.2. Công tác lập kế hoạch giá thành và định giá bán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
Hiện nay, tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình công việc lập kế hoạch giá thành là một trong những nội dung cơ bản nhất của công tác Kế toán quản trị. Thông tin về giá thành kế hoạch là căn cứ để xác định giá bán sản phẩm khi nhà quả trị quyết định sản xuất một mặt hàng hay nhận một đơn đặt hàng. Nếu giá thành sản phẩm sản xuất nhỏ hơn giá bán trên thị trường hoặc giá trên đơn đặt hàng thì nhà quản trị mới có thể quyết định sản xuất hay không. Dưới đây là quy trình được áp dụng tại Công ty:
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Phòng Kế toán-Thống kê Nhà quản lý
Lập kế hoạch tiêu thụ Áp giá tính toán Ra quyết định
sản phẩm và lập định CPNVLTT, CPNCTT,
mức (yêu cầu về vật tư CPSXC tính giá thành
nhân công sản xuất) và giá bán sản phẩm
- Sau khi nhận được đơn đặt hàng, hoặc kế hoạch kinh doanh một mặt hàng nào đó, Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật sẽ xây dựng kế hoạch về số lượng hàng hoá tiêu thụ, yêu cầu vê kỹ thuật và mẫu mã của sản phẩm. Sau đó sẽ lập quy trình công nghệ sản xuất, mỗi công đoạn sẽ do bộ phận nào đảm trách. Tính toán về yêu cầu nhân công thực hiện và tính toán thời gian lao động dự kiến của từng lao động để hoàn thành sản phẩm. Sau đó lập định mức về loại vật tư và số lượng vật tư cần sử dụng cho các bộ phận. Khi hoàn thành chuyển cho Phòng Kế toán - Thống kế để áp giá.
- Phòng Kế toán - Thống kế căn cứ vào định mức của Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật để tính toán CPNVLTT, CPNCTT, phân bổ chi phí sản xuất chung cho đối tượng. Từ đó xác định được giá thành của sản phẩm sản xuất.
Giá thành kế hoạch
=
CPNVLTT
dự toán
+
CPNCTT
dự toán
+
CPSXC phân bổ
dự toán
Trên cơ sở giá thành được xác định, giá bán được xây dựng theo công thức sau:
Giá thành
kế hoạch
=
Giá thành
kế hoạch
+
CPBH&QLDN
phân bổ dự toán
+
Lợi nhuận mong muốn
* Quy trình xây dựng kế hoạch cho đơn đặt hàng: 850 Bàn N177B.
- Lập bảng định mức vật tư:
Bảng 2.5 - Bảng định mức vật tư
(sản xuất 850 Bàn N177B)
Thứ tự
Tên vật tư
ĐVT
SLVT/m3 tinh sản phẩm
0.027123
SLVT/m3 bề mặt sản phẩm
3.260680
Hao phí/ 1 sp
Hao phí/ 1 cont
250
Đơn giá
Thành Tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
Chipboard screw 4×15
Chipboard screw 4×30
Wooder dowel
10×40
Giấy nhám cuộn/ m3 bề mặt sp
Dầu màu PM14/m3 tinh sp
Thùng 1075
Kẹp tubi
Mũi khoan 6
........................
con
con
con
cuộn
kg
cái
cái
mũi
0.03
0.002
0.001
0.003
105
4
4
0.00261
0.10
2.93
0.0008
0.00054
89250
3400
3400
2
83
2.493
0.7
0.5
20
34
350
500.000
48.000
5.680
65.000
5.000
1.875.000
115.600
1.190.000
1.108.631
3.991.072
14.160.524
44.956
2.305
Tổng cộng
220.790.520
- Lập bảng định mức về giờ công lao động tương tự như cách lập bảng định mức về CPNCTT.
- Phân bổ chi phí sản xuất chung dự toán theo tiêu thức phân bổ là CPNVLTT. Công thức tính như sau:
CPSXC dự toán
phân bổ cho
sản phẩm A
=
CPNVLTT dự toán sản xuất sản phẩm A
CPNVLTT thực tế phát sinh
kỳ trước tại PX X
x
CPSXC thực tế phát sinh kỳ trước tại PX X
- Lập bảng xây dựng giá thành và giá bán kế hoạch:
Sau khi xây dựng được giá bán sản phẩm, phòng kế toán sẽ trình cho lãnh đạo để quyết định có nhận đơn đặt hàng, hay quyết định sản xuất một mặt hàng nào đó hay không.
Qua tìm hiểu tại Công ty, công tác lập kế hoạch giá thành và định giá bán sản phẩm rất được chú trọng. Sau đây là bảng xây dựng giá bán 850 Bàn N177B:
Bảng 2.6 - Bảng xây dựng giá thành
Sản phẩm: Bàn N177B
Số thứ tự
Khoản mục chi phí
Thành tiền
1
Nguyên vật liệu
220.790.520
2
Nhân công trực tiếp
- Lương
- Các khoản trích theo lương
36.662.793
30.809.070
5.853.723
3
Chi phí sản xuất chung (phân bổ)
- Điện sản xuất
- Vật liệu phụ + CCDC
- Lương nhân viên phân xưởng
- Khấu hao TSCĐ
- Chi phí khác tại PX
55.624.983
12.895.654
38.756.908
2.976.117
237.987
758.317
4
Giá thành
313.078.296
Giá thành đơn vị
368.327
5
Chi phí bán hàng
15.653.915
6
Chi phí quản lý doanh nghiệp
9.392.349
7
Lợi nhuận mong muốn (10%)
31.307.829
8
9
Giá bán trước thuế
Thuế VAT (10%)
369.432.389
36.943.239
10
Giá bán
406.375.628
Giá bán đơn vị
478.089
Trên thực tế, giá thành sản xuất sản phẩm tại Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Ba Đồn như sau:
Số thứ tự
Khoản mục chi phí
Thành tiền
1
Nguyên vật liệu
217.450.670
2
Nhân công trực tiếp
- Lương
- Các khoản trích theo lương
32.652.450
27.439.034
5.213.416
3
Chi phí sản xuất chung (phân bổ)
- Điện sản xuất
- Vật liệu phụ + CCDC
- Lương nhân viên phân xưởng
- Khấu hao TSCĐ
- Chi phí khác tại PX
55.531.064
11.259.360
40.257.350
2.976.117
220.510
800.250
4
Giá thành
305.634.184
Giá thành đơn vị
359.570
* So sánh giữa giá thành đơn vị thực tế và giá thành đơn vị kế hoạch:
Gọi t là tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá thành. Ta có:
∑Ztt 305.634.184
t (%) = × 100% = × 100% = 0.97 %
∑Zkh 313.078.296
Gọi Δ Z là mức biến động về giá thành. Ta có:
Δ Z = ∑Ztt - ∑Zkh = 305.634.184 - 313.078.296 = 7.444.112 đồng.
Ta thấy t < 100% và Δ Z < 0, do đó ta đánh giá rằng doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch giá thành. Vì vậy, có thể kết luận công tác lập kế hoạch giá thành ở Công ty đã thực sự hiệu quả. Điều này góp phần không nhỏ cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.3.3. Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
Qua khảo sát thực tế tại công ty, công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh thường được thực hiện vào tháng 6 hàng năm. Trong đó chú trọng vào khối lượng gỗ, nhựa thông, mây song khai thác, số lượng sản phẩm mộc tiêu thụ, giá thành sản phẩm sản xuất, định mức vốn ... Nó sẽ là mục tiêu để Công ty phấn đấu trong kỳ đó. Nếu tình hì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18024.doc