Khóa luận Tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy COSEVCO 11

 Sau khi tập hợp các loại chi phí Kế toán tổng hợp sẽ tiến hành tập hợp chi phí sản xuất. Để tập hợp chi phí sản xuất Kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức quy định của Nhà máy cho từng công đoạn sản xuất. Căn cứ vào định mức giá thành về các khoản mục chi phí sản xuất chung phục vụ sản xuất ở từng công đoạn sản xuất Nhà máy đã xây dựng hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công đoạn sản xuất như sau:

- Công đoạn sản xuấtBột liệu: 0,8960

- Công đoạn sản xuất Klinker: 0,5015

- Công đoạn sản xuất Ximăng bột: 0,7043

- Công đoạn sản xuất Ximăng bao: 0,1000

 Căn cứ vào hệ số phân bổ và tổng chi phí sản xuất chung của toàn Nhà máy Kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng và lập Bảng chi tiết phân bổ chi phí sản xuất chung như sau:

 

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy COSEVCO 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào sản xuất. - Thực hiện sản xuất đúng và đủ theo chỉ tiêu của Công ty giao. I.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy những năm gần đây Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 1.Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần bán hàng & cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng & cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí hoạt động tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 15. Thuế TNDN phải nộp 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 29.152.408.403 1.060.536.890 28.091.871.513 20.560.780.340 8.531.091.170 1.201.951.757 1.201.951.757 4.189.934.795 633.653.703 1.505.550.915 1.505.550.915 421.554.456 1.083.996.659 32.536.490.800 1.450.200.350 31.086.290.450 22.345.670.500 8.740.619.950 1.799.732.630 1.799.732.630 3.846.583.166 1.107.804.596 1.986.499.558 1.986.499.558 556.219.876 1.430.279.682 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY ĐVT: đồng Nhìn vào bảng “Kết quả kinh doanh” trong hai năm 2005 – 2006 của Nhà máy COSEVCO 11 ta thấy Nhà máy hoạt động ngày một hiệu quả. Cụ thể là doanh thu của năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005, giá vốn hàng bán và các chi phí cũng tăng. Có được kết quả như vậy là do Nhà máy đã tăng thêm vốn đầu tư sản xuất trong năm 2006 một cách hiệu quả. Nhà máy đã mở rộng được thị trường tiêu thụ, sản phẩm của Nhà máy đã được thị trường chấp nhận. Để duy trì được sự phát triển như vậy thì Nhà máy cần phải không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải tiến kĩ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo uy tín với khách hàng. I.5. Quy trình sản xuất tại Nhà máy Ximăng bao Quy trình SX bột liệu Vê viên trộn ẩm Bột liệu Nghiền Nguyên vật liệu Lò nung Quy trình SX Klinker Ximăng bột Thạch cao và đá phụ gia Klinker Vỏ bao Quy trình SX Ximăng bột và Ximăng bao a. Quy trình nghiền mịn hỗn hợp phối liệu: do phân xưởng Bột liệu thực hiện. - Gia công thô nguyên liệu chính và nạp vào hệ thống Xilô + Gia công đá hộc: Đá được đưa vào máy đập hàm lần 1 PE 400 x 600 đạt cỡ hạt £ 80 mm được băng tải cao su chuyển đến máy đập búa lần 2 PCL- 1250-3 đập tới kích thước £ 25 mm và được hệ thống gàu tải đổ vào Xilô chứa đá ( 2 Xilô chứa đá kích thước F 7x14m). + Gia công đất đỏ: Đất đỏ dự trữ trong kho được máy xúc lật xúc và nạp vào phễu nhờ hệ thốn băng tải cao su chuyển liệu để thực hiện quá trình sấy ở máy sấy thùng quay có kích thước F 2,2 x 12 m. Đất đỏ ra khỏi máy sấy đạt độ ẩm W £ 3% được gàu tải chuyển đến Xilô chứa có kích thước F 7x14m. + Gia công đá phụ gia: đá phụ gia được gia công đạt cở hạt £ 50 mm trước khi nhập kho. Hệ thống chuyển và sấy giống với quy trình sấy đất đỏ đạt độ ẩm W £ 3% được gàu tải chuyển lên Xilô chứa có kích thước F 7x14m. + Gia công than cám: than cám được sử dụng cho quá trình nung luyện Klinker. Than cám được nạp qua phễu và cấp liệu rụng xuống băng tải để vào máy sấy thùng quay F2,2x12 m., đạt độ ẩm W £ 3% được gàu tải chuyển lên Xilô chứa có kích thước F 7x14m. - Nghiền và đồng nhất phối liệu: Căn cứ vào đơn phối liệu, sau khi đã được phòng thí nghiệm kiểm tra chính xác các loại nguyên liệu chính bao gồm đá vôi, đất đỏ, đá phụ gia, than từ các Xilô chứa được định lượng nhờ hệ thống băng vi tính dưới đáy Xilô trước khi xuống băng tải cao su chuyển vào máy nghiền bi chu trình kín F2,2x12 m. Bột liệu ra khỏi máy được gàu tải nạp vào máy phân ly F4 m. Phần bột mịn đạt tiêu chuẩn kĩthuật được vít tải chuyển đến gàu tải đưa lên nạp vào 3 Xilô chứa F 7x14 m gồm Xilô bột liệu 1, Xilô bột liệu 2, Xilô bột liệu 3. Phần hạt thô được hồi lưu về máy nghiền lại. Trong quá trình đó bột liệu được đồng nhất bằng đảo trộn cửa hệ thống cấp liệu cánh và nạp vào Xilô chứa thứ 4 ( Xilô đồng nhất ). b.Quy trình nung luyện và ủ Klinker do phân xưởng Lò nung thực hiện - Vê viên phối liệu, nung luyện Klinker: Bột liệu từ Xilô đồng nhất được chuyển đến Bunker chứa trung gian và được định lượng bằng cân vít tải để tới máy trộn ẩm hai trục. Tại đây, ngoài mục đích vận chuyển cân đong, bột phối liệu còn được đồng nhất một lần nữa. Từ đó bột liệu được chuyển tới máy vê viên F 3,6 m có bổ sung thêm nuwocs điều khiển bằng hệ thống vi tính để đảm bảo viên phối liệu từ 12 % – 14 % và kích thước hạt của viên phối liệu từ 8 – 12 mm. Phối liệu vê viên được nạp vào lò nung F3,3x11m ( cơ giới hóa ) bằng băng tải cao su. Chế độ nung: nung theo phương pháp lò đứng, khi liệu liên tục cấp đều trên mặt lò có hệ thống quạt Root thổi gió từ đáy lò lên. Nhờ thế phần liệu trênmặt lò luôn được nung nóng với nhiệt độ cao. Bột liệu chín dần thành Klinker và được xả ra tuần tự dưới đáy lò bằng hệ thống băng tải tấm nhờ gi quay dưới đáy lò. Chất lượng phối viên phải đảm bảo tiêu chuẩn TC 10 -98 và chất lượng Klinker phải đạt tiêu chuẩn TC 11 – 98 trước khi xả ra khỏi lò. Klinker được đưa lên Xilô chứa bằng hệ thống gàu tải TH351 múc từ đáy hố gàu lên Xilô chứa. Gia công thạch cao và các lọa phụ gia khác: Thạch cao và phụ gia đầy dự trự ở bãi chứa được chứa gia công đến cỡ hạt £ 25mm nhờ máy đập hàm 250 x 400 qua gàu tải vào hai nhánh Xilô chứa và mỗi loại được chứa vào một Xilô riêng biệt. Một xilô chứa thạch cao, một xilô chứa đá phụ gia. c. Nghiền Ximăng thành phẩm, đóng bao Ximăng do phân xưởng thành phẩm thực hiện: - Nghiền Ximăng : Klinker được ủ tối thiểu hai ngày tại 3 Xilô klinker vàtháo ra theo đơn phối liệu nghiền Ximăng cùng với phụ gia đầy và thạch cao nhờ hệ thống cân băng định lượng vi tính xuống băng tải cao su vào máy ngiền bi F2,2x7m chu trình kín. Ximăng bột ra khỏi máy nghiền được gàu tải đưa lên máy phân ly, ở đó Ximăng đạt độ mịn yêu cầu được vít tải đưa vào gàu tải chuyển lên nạp vào 3 Xilô chứa. Phần hạt thô được vít tải hồi lưu về máy nghiền để nghiền lại. - Đóng bao Ximăng: Ximăng bột chứa tại các Xilô 1,2,3được kiểm tra chất lượng rồi chuyển đến Xilô đồng nhất 4 theop đơn phối trộn để chuẩn bị đóng bao. Từ Xilô đồng nhất, nhờ hệ thống tháo liệu vít tải gàu nâng Ximăng được chuyển đến máy đóng bao, tự động ngắt khi trọng lượng Ximăng đủ 50 ±1 kg/ bao. Ximăng bao được xếp theo từng lô riêng biệt, khối lượng mỗi lô là 100 tấn, chiều cao mỗi chồng không quá 10 bao. d. Kiểm nghiệm và xuất kho do phòng KCS thực hiện: Ximăng bao được xếp theo lô được bộ phận KCS kiểm nghiệm chặt chẽ các chỉ tiêu theo TCVN 6260 – 1997. Lô Ximăng đạt yêu cầu kĩ thuật phòng công nghệ được cấp “ Giấy chứng nhận chất lượng Ximăng” để làm cơ sở xuất kho. Trong hóa đơn xuất kho phải ghi rõ số lô Ximăng. II- TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY II. 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy tổ chức quản lý của Nhà máy được thành lập và thay đổi nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nên tính tối ưu của nó phải thể hiện trên hai mặt là: đáp ứng được nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh và phải đảm bảo tính gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả. Trải qua quá trình hình thành và phát triển tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Ximăng COSEVCO 11 được bố trí như sơ đồ sau: Giám đốc Phó Giám đốc kinh doanh Phòng Kế hoạch thị trường Phòng Tổ chức - Lao động Phòng Tài chính -Kế toán Phòng Quản lý kĩ thuật Phòng KCS Văn phòng Phòng tiêu thụ và tiếp thị sản phẩm Phân xưởng Bột liệu Phân xưởng Nung luyện Phân xưởng thành phẩm Phó Giám đốc kĩ thuật Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng: II.2.Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban - Giám đốc: là người trực tiếp lãnh đạo, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy, chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động sản xuất của nhà máy trước toàn bộ cán bộ, nhân viên của Nhà máy và lãnh đạo Công ty. - Phó Giám đốc kinh doanh: là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm chỉ đạo việc cung ứng các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, kiểm tra giám sát các phân xưởng sản xuất, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh khi Giám đốc đi vắng. - Phó giám đốc kĩ thuật: là người giúp Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất của Nhà máy từ việc chuẩn bị sản xuất, giao nhiệm vụ sản xuất, kiểm tra đánh giá kết quả sản phẩm, tổ chức nghiên cứu và áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất,… - Phòng kinh tế kế hoạch: tìm kiếm các đối tác liên quan về sản xuất vật liệu và đấu thầu các công trình. Tham gia đàm phán các hợp đồng kinh tế và tham mưu cho lãnh đạo Nhà máy trong việc xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Nhà máy. Nghiên cứu kĩ và nắm bắt thông tin về thị trường hàng hoá nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị. Định kỳ lập các báo cáo thống kê để báo cáo cho lãnh đạo. - Phòng tài chính - kế toán: thực hiện theo dõi tình hình tài chính – kinh tế trong Nhà máy, tham mưu cho Ban giám đốc các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiến hành các nghiệp vụ kế toán, lập Báo cáo tài chính theo đúng chế độ của Nhà nước. Kết hợp với các phòng ban liên quan để lập các kế hoạch về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy. - Phòng tổ chức - lao động: tham mưu cho Ban giám đốc về quản lý nhân sự trong Nhà máy nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Đề xuất các giải pháp về tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, chính sách cán bộ, chính sách công nhân. Thực hiện và hướng dẫn thực hiện các chế cho người lao động như: nghỉ hưu, mất sức, tai nạn, nâng lương, đào tạo bồi dưỡng. Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng kỷ luật trong Nhà máy. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ theo chủ trương của Ban giám đốc. Kiểm tra, hướng dẫn việc chi trả lương trong Nhà máy, ký hợp đồng lao động - Phòng quản lý kĩ thuật: tham mưu cho Ban giám đốc trong việc quản lý kĩ thuật sản xuất của Nhà máy, thiết bị an toàn lao động. Chỉ đạo việc thực hiện sản xuất theo kĩ thuật và áp dụng các kĩ thuật sản xuất mới, máy móc thiết bị mới. Tổ chức bồi dưỡng trình độ chuyên môn kĩ thuật cho người lao động. Kết hợp với phòng tài chính kế toán và phòng kế hoạch lập kế hoạch về chi phí sản xuất. - Phòng Công nghệ KCS: thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn bộ dây chuyền sản xuất Ximăng, hướng dẫn kiểm tra các bộ phận sản xuất thực hiện đúng quy trình công nghệ và chất lượng sản phẩm, điều chỉnh chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì đóng gói, tham mưu Ban Giám đốc việc áp dụng cải tiến kĩ thuật sản xuất. Tiến hành kiểm định chất lượng nguyên vật liệu sản xuất cũng như sản phẩm sản xuất ở các phân xưởng. Đề xuất các biện pháp xử lý các sai phạm quy trình sản xuất. - Văn phòng: tham mưu cho Ban giám đốc kế hoạch quản lý và bố trí các phương tiện công tác, lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị,dụng cụ văn phòng, văn phòng phẩm. Lưu trữ và quản lý hồ sơ, con dấu theo đúng quy định. Thực hiện việc tổ chức tiếp khách và hội họp. - Phòng tiêu thụ và tiếp thị sản phẩm: tham mưu cho Giám đốc xây dựng các kế hoạch về thị trường, đề xuất và triển khai các phương án tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với các phòng ban thực hiện các hợp đồng kinh tế bán thành phẩm. Giám sát và nắm bắt nhu cầu thị trường để đưa ra giá cả hợp lý cho sản phẩm của Nhà máy. Lập các kế hoạch quảng cáo sản phẩm, báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy cho Ban Giám đốc. - Phân xưởng Bột liệu: chuyên sản xuất Bột liệu để làm Ximăng. - Phân xưởng Nung luyện: thưch hiện sản xuất Klinker - Phân xưởng Thành phẩm: sản xuất Ximăng bột và đóng Ximăng vào bao III- TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA NHÀ MÁY III.1.Sơ đồ tổ chức Phó Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp, TSCĐ Kế toán bán hàng Kế toán tiền gửi ngân hàng thanh toán Kế toán Vật tư thành phẩm Kế toán thuế Kế toán công nợ Thủ quỹ Kế toán trưởng Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng: II 2. Chức năng - nhiệm vụ của các phần hành kế toán - Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kế toán của Nhà máy. Là người điều hành, chỉ đạo cán bộ, nhân viên trong phòng kế toán thực hiện hạch toán kế toán, ghi chép, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế trong Nhà máy. Kế toán trưởng là người tham mưu cho Ban giám đốc lập các kế hoạch tài chính và các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Kế toán trưởng cũng là người giúp việc cho Giám đốc Công tác Kế toán – tài chính, thống kê và kiểm soát của Nhà máy. - Phó Kế toán trưởng: giúp việc cho kế toán trưởng chỉ đạo thực hiện công tác Kế toán của Nhà máy. Định kỳ lập các báo cáo tài chính. - Kế toán tổng hợp và tài sản cố định: tập hợp thông tin và số liệu từ các phần hành Kế toán, nhập số liệu vào máy, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định trong Nhà máy. Lập kế hoạch bảo trì và sửa chửa tài sản cố định trong Nhà máy. Lập kế hoạch và tiến hành phân bổ khấu hao tài sản cố định. Tiến hành việc thanh lý, chuyển nhượng tài sản cố định trong Nhà máy. Thực hiện việc kiểm kê tài sản định kỳ theo đúng chế độ của Nhà nước. - Kế toán ngân hàng và thanh toán: theo dõi tình hình thanh toán của Nhà máy như thanh toán tiền lương, tạm ứng, thanh toán với khách hàng. Lập chứng từ vay trả nợ Ngân hàng và lên kế hoạch trả các khoản vay ngân hàng. Theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ở ngân hàng. - Kế toán vật tư thành phẩm: theo dõi tình hình về vật tư và thành phẩm của Nhà máy. Tham gia kiểm kê vật tư và thành phẩm theo định kỳ của Nhà máy. - Kế toán bán hàng: Căn cứ chứng từ được duyệt lập phiếu thu và viết hoá đơn bán hàng. Hàng ngày lập các báo cáo bán hàng báo cáo cho kế toán công nợ để theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. - Kế toán thuế: Thực hiện việc kê khai và quyết toán thuế cho Nhà máy. - Kế toán công nợ: theo dõi tình hình công nợ của Nhà máy, đốc thúc việc trả nợ. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt tại quỹ, thực hiện nghĩa vụ thu chi, báo cáo quỹ, báo cáo tiền mặt theo đúng quy định. II.3.Hình thức kế toán áp dụng tại Nhà máy Tại Nhà máy áp dụng hình thức kế toán máy theo sơ đồ của hình thức “Nhật ký chung”. Sơ đồ của hình thức kế toán tại đơn vị như sau: Kết chuyển trên máy Kế toán tay Kế toán tay Nhập máy Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký chung Sổ Nhật kí đặc biệt Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Chứng từ kế toán Tự động Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: Ghi chú: Trình tự ghi sổ như sau: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra kế toán chi tiết sẽ ghi vào sổ chi tiết, chứng từ thuộc phần hành nào thì Kế toán chi tiết phần hành đó sẽ ghi. Đến cuối kỳ Kế toán chi tiết sẽ ghi vào các bảng tổng hợp chi tiết tương ứng, các bảng tổng hợp chi tiết này sẽ được đối chiếu với Sổ cái. Song song với việc ghi vào các sổ chi tiết thì khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Kế toán tổng hợp sẽ nhập số liệu vào máy căn cứ vào các chứng từ gốc.ghi nghiệp vụ vào Sổ Nhật ký chung. Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trong các Sổ Nhật ký ghi vào Sổ Cái theo các Tài khoản thích hợp. Cuối quý, kế toán tổng hợp tiến hành đối chiếu số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết do các phần hành kế toán báo cáo để lập Báo cáo Tài chính. Sau khi kiểm tra “ Nhật ký chung” thì chương trình Kế toán sẽ in ra các yêu cấu từ Sổ cái đến các Bảng cân đối số phát sinh và các Báo cáo tài chính. B -THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI NHÀ MÁY COSEVCO 11 1. Kế toán chi phí sản xuất 1.1 Đặc điểm của chi phí sản xuất: Nhà máy COSEVCO 11 là một Nhà máy sản xuất Ximăng nên chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại và có tính chất kinh tế khác nhau và yêu cầu quản lý khác nhau. Để phục vụ cho công tác kế toán chi phí chi phí sản xuất tại Nhà máy chia thành các loại chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm và các chi phí khác liên quan đến quá trình đưa nguyên vật liệu trực tiếp vào sản xuất sản phẩm như: đá hộc, đá phụ gia, than cám,… - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản chi phí về tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân tham gia trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí gián tiếp tham gia sản xuất sản phẩm như chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định,… 1.2. Đối tượng tập hợp chi phí Xác định thực trạng của Nhà máy là sản xuất theo chu trình khép kín, việc sản xuất trải qua nhiều công đoạn vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các công đoạn sản xuất của các phân xưởng sản xuất. 1.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do đặc điểm sản xuất của Nhà máy là sản xuất các loại đá xây dựng và quá trình sản xuất qua hai công đoạn nên kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành như sau: Tài khoản sử dụng: TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này có các TK chi tiết sau: + TK 621BL: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công đoạn sản xuất Bột liệu. + TK 621LN: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công đoạn sản xuất Klinker. + TK 621XB: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công đoạn sản xuất Ximăng bột. + TK621XM: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công đoạn sản xuất Ximăng bao. Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT, … Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi phí sản xuất ( mở cho TK621 theo từng công đoạn sản xuất ) Phương pháp kế toán Hàng tồn kho là phương pháp KKTX, phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: Phương pháp thẻ song song. Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của các công đoạn sản xuất của Nhà máy như sau: Công đoạn sản xuất bột liệu thuộc điều hành và quản lý của Phân xưởng liệu: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công đoạn này bao gồm chi phí của các loại vật liệu sau: Đá vôi, đá phụ gia, đất đỏ, than cám. Toàn bộ các vật liệu trên được tổ chức phối trộn theo một tỷ lệ được phòng KCS kiểm định, sau đó đưa vào các Xi lô chứa Bột liệu thông qua hệ thống băng tải Công đoạn sản xuất Klinker thuộc điều hành và quản lý của Phân xưởng Nung luyện: Tại công đoạn này Bột liệu ở công đoạn sản xuất Bột liệu được đưa vào lò nung. Khi quá trình nung hoàn thành thì Klinker được đưa vào các Xi lô chứa. Công đoạn sản xuất Ximăng bột thuộc điều hành và quản lý của Phân xưởng Thành phẩm: nguyên liệu chính của giai đoạn này là Klinker, ngoài ra còn có đá đen và thạch cao trộn với nhau theo tỷ lệ cấp liệu của đơn nghiền. Ximăng bột sau khi hoàn thành thì được đưa vào các Xi lô chứa bột. Công đoạn sản xuất Ximăng bao thuộc điều hành và quản lý của Phân xưởng Thành phẩm: Ximăng bột ở công đoạn sản xuất Ximăng bột được chuyển vào máy đóng bao điện tử để đóng thành Ximăng bao. Nguyên liệu ở công đoạn này có Ximăng bột và vỏ bao. Quá trình kế toán được thực hiện như sau: Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán máy Đối chiếu Chứng từ gốc Tổng hợp chi phí NVLTT mở theo PX và bước sản xuất Sổ nhật ký chung trên máy Kết chuyển trên máy Sổ cái TK 621 mở theo Phân xưởng và bước sản xuất Khi nhận được “Giấy đề nghị xuất vật tư” Kế toán hàng tồn kho lập “Phiếu xuất kho”. “ Phiếu xuất kho” là căn cứ để ghi “Sổ chi tiết chi phí sản xuất” và tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đơn vị: Nhà máy COSEVCO 11 Bộ phận: Phân xưởng Bột liệu PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 10 năm 2006 Nợ TK: 621 Số: 19 Có TK: 152 Họ và tên người nhận: Lê Thanh Hải …Địa chỉ (bộ phận ): Phân xưởng liệu Lý do xuất kho: Sản xuất Bột liệu. Xuất tại kho: Nguyễn Thị Hạnh STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực nhận A B C D 1 2 3 4 1 2 3 …. Đá hộc Đất đỏ Than cám …………….. tấn tấn tấn ….. 1.500 150 150 …… 1.500 150 150 ….. 40.650 35.595 451.850 ……. 60.975.000 5.639.250 45.185.000 ……. Cộng 372.560.880 Tổng số tiền ( viết bằng chữ ): ba trăm bảy hai triệu năm trăm sáu mươi nghìn tám trăm tám mươi đồng. Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc ( kí, họ tên ) ( kí, họ tên ) ( kí, họ tên ) ( kí, họ tên ) ( kí, họ tên Bảng số1: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản: 621 Phân xưởng Bột liệu Bán thành phẩm Bột liệu Quý IV năm 2006 ĐVT: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK 621 BL Số Ngày Chia ra Tổng tiền VLC VLP 05/10 10/11 … PX19 HĐ89 … 01/10 05/11 … Số dư đầu kỳ Xuất kho SX bột liệu Mua than chuyển thẳng sản xuất Bột liệu … 152 152 … 60.600.856 372.560.880 87.890.000 … 372.560.880 87.890.000 … Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ 3.711.088.950 69.629.586 Đến cuối kỳ, Căn cứ chứng từ phát sinh Kế toán lập bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ và đối chiếu với sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng công đoạn sản xuất để gửi lên cho Kế toán vật tư của Công ty và để tính giá thành sản phẩm: Bảng số 2 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP QUÝ IV Phân xưởng Bột liệu STT Tên nguyên vật liệu Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 Đá hộc Đất đỏ Than cám Đá phụ gia 28.360 tấn 5.300 tấn 5.310 tấn 1980 40.650 15.020 451.850 37,595 1.152.834.000 79.606.000 2.399.323.500 79.325.450 …………….. Cộng 3.711.088,950 Căn cứ bảng tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng công đoạn sản xuất, Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho toàn Nhà máy. Bảng số 3 BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TOÀN NHÀ MÁY QUÝ IV NĂM 2006 ĐVT: đồng TT Công đoạn sản xuất Số tiền 1 2 3 4 Công đoạn sản xuất Bột liệu Công đoạn sản xuất Klinker Công đoạn sản xuất Ximăng bột Công đoạn sản xuất Ximăng bao 3.711.088.950 0 425.027.988 1.191.453.120 Cộng toàn Nhà máy 5.327.570.058 Nhận xét: Như vậy quy trình kế toán chi phí nguyên vật liệu của Nhà máy cơ bản đã tuân thủ theo nguyên tắc và chế độ Kế toán quy định và phù hợp với tình hình của Nhà máy. Tuy nhiên tại Nhà máy chưa tổ chức theo dõi sản phẩm hỏng nên toàn bộ chi phí của sảnphẩm hỏng cũng được tính vào chi phí của sản phẩm sản xuất như vậy sẽ không chính xác. Việc kiểm soát chi phí nguyên vật liệu từ khi mua về đến khi xuất cho sản xuất chưa tốt. Qua việc tổ chức kế toán chi phí nguyên vật liệu cho thấy nhu cầu tổ chức kế toán quản trị chi phí nguyên vật liệu chưa cao. Đây là một vấn đề quan trọng nên Nhà máy cần phải xem lại vấn đề này. 1.4. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của Nhà máy bao gồm các khoản chi phí sau: tiền lương và phụ cấp độc hại, các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất. Phương pháp tính lương: Tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo tiền lương sản phẩm và dựa vào đơn giá tiền lương cho từng công đoạn sản xuất. Dựa trên đặc điểm sản xuất của mỗi công đoạn sản xuất, Ban quản lý của Nhà máy đã đưa ra đơn giá tiền lương và tỷ lệ phụ cấp độc hại cho từng công đoạn sản xuất như sau: - Công đoạn sản xuất Bột liệu: 7.190 đ/ tấn, tỷ lệ phụ cấp độc hại 5% lương - Công đoạn sản xuất Klinker: 7.893 đ/ tấn, tỷ lệ phụ cấp độc hại 6% lương - Công đoạn sản xuất Ximăng bột: 1.718 đ/ tấn, tỷ lệ phụ cấp độc hại 4% lương - Công đoạn sản xuất Ximăng bao: 1.588 đ/ tấn, tỷ lệ phụ cấp độc hại 4% lương Quỹ lương Số lượng công việc Đơn giá tiền của công nhân = hoàn thành X lương của sản xuất công đoạn i công đoạn i Cuối tháng, Kế toán căn cứ vào bảng chấm công, Biên bản kiểm kê công việc hoàn thành và phụ cấp độc hại của công nhân sản xuất theo từng công đoạn sản xuất của từng phân xưởng để tính lương cho công nhân sản xuất. Tiền lương của từng công nhân sản xuất được tính theo công thức sau: x = x = Tiền lương Tổng quỹ lương công đoạn sản suất i Số công của công nhân A Tổng số công của CNSXTT CĐSX i công nhânA Việc chấm công được thực hiện bởi quản đốc phân xưởng và một ngày làm việc của công nhân sẽ được tính là một công. Việc nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành do Ban nghiệm thu của Nhà máy tiến hành. Ban nghiệm thu gồm có: kế toán vật tư, Nhân viên phòng kế hoạch, các Quản đốc và thống kê phân xưởng. Các khoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ quy định: 6% người lao động phải chịu và 19% Nhà máy chịu. Trong 19% có: 15% BHXH tính trên tổng tiền lương cơ bản, 2% BHYT tính trên tổng tiền lương cơ bản, 2% KPCĐ tính trên tổng lương thực tế. Quy trình kế toán chi phí nhân công tực tiếp: * Tài khoản sử dụng: TK 622: chi phí nhân công trực tiếp. Tại Nhà máy TK này có các tài khoản chi tiết sau: + TK 622BL: chi phí nhân công trực tiếp công đoạn sản xuất Bột liệu. + TK 622LN: chi phí nhân công trực tiếp công đoạn sản xuất Klinker. + TK 622XB: chi phí nhân công trực tiếp công đoạn sản xuất Ximăng bột. + TK622XM: chi phí nhân công trực tiếp công đoạn sản xuất Ximăng bao. * Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương * Sổ chi tiết: Sổ chi phí sản xuất (mở cho TK622 theo từng công đoạn sản xuất ) Quá trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp như sau Kế toán máy Chứng từ gốc Bảng tổng hợp CPNCTT Bảng lương và phụ cấp Kế toán tay Sổ chi phí NCTT theo từng CĐSX Đối Chiếu Sổ cái TK 622 theo từng công đoạn SX Kết chuyển tự động Sổ Nhật ký chung Nhập máy Khi nhận được bảng chấm công và bảng nghiệm thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18023.doc
Tài liệu liên quan