Khóa luận Toàn cầu hoá kinh tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

Cơ cấu vốn đầu tư trong những năm gần đây thay đổi phù hợp hơn với yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế của đất nước. Nếu trong những năm trước, vốn FDI tập trung phần lớn vào thăm dò, khai thác dầu khí (32,2%) khách sạn du lịch, căn hộ cho thuê (20,6%) thì từ năm 1996 đến nay, đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất của nền kinh tế, đặc biệt là công nghiệp ngày càng gia tăng, hiện chiếm khoảng hai phần ba tổng nguồn vốn đầu tư chung. Trong đó trên 60% số dự án là đầu tư khai thác và nâng cấp các cơ sở kinh tế hiện có. Cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp then chốt, chế biến nông lâm thuỷ sản và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nhiều lao động, ứng dụng công nghệ cao. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ trở nên cân đối hơn. Hiện đã có 60 tỉnh trong 61 tỉnh, thành phố có dự án FDI. Nhưng đến nay, các tỉnh phía Bắc đã chiếm 28,5% số dự án và 39% số đầu tư Trương Triều Dương. Nhìn lại quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Toạ đàm bàn tròn “Toàn cầu hoá và các vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”.

Kể từ khi khai thông quan hệ với IMF, WB và ADB (1992) tới nay, qua 9 kỳ Hội nghị các nhà tài trợ, Việt Nam đã nhận được cam kết viện trợ từ các nước và các tổ chức tài chính quốc tế với tổng mức vốn gần 20 tỷ USD. Riêng trong năm 2001, mặc dù tình hình kinh tế thế giới khó khăn hơn, cộng đồng các nhà tài trợ vẫn cam kết dành cho Việt Nam 2,4 tỷ USD trong năm 2002. Chính phủ và nhân dân Nhật Bản, mặc dù kinh tế đang gặp không ít khó khăn, cũng đã quyết định tăng 8% mức viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam lên 91,6 tỷ yên trong năm 2002. Đây là mức khá cao so với nhiều nước khác. Số ODA nhận được là nguồn tài chính quan trọng để Nhà nước sử dụng đầu tư vào các công trình kinh tế quốc dân, các cơ sở hạ tầng, cơ sở xã hội, cải cách và nâng cao năng lực, các dự án xoá đói giảm nghèo và phát triển

 

doc86 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Toàn cầu hoá kinh tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bước thay thế nhập khẩu những mặt hàng có thể sản xuất có hiệu quả ở trong nướcTiếp theo việc gia nhập ASEAN và chuẩn bị cho việc tham gia khối mậu dịch tự do (AFTA), cần xúc tiến việc tham gia Diễn đàn kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), từng bước tham gia các hoạt động của Hệ thống toàn cầu về ưu đãi thương mại với các nước ĐPT (GSTP), áp dụng các chuẩn mực thương mại quốc tế và lựa chọn tham gia một số hiệp hội xuất khẩu quốc tế về từng mặt hàng xuất khẩu. Tranh thủ thu hút nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức, ODA đa phương và song phương, tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cần hướng vào những lĩnh vực, những sản phẩm và dịch vụ có công nghệ tiên tiến, có tỷ lệ xuất khẩu caoHình thức đầu tư cần tiếp tục đa dạng hoá, chú ý thêm những hình thức mới như đầu tư tài chínhVề đối tác đầu tư cần tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty đa quốc gia để tranh thủ được công nghệ nguồn” Nt. Tại Hội nghị lần thứ tư BCHTW khoá VIII tháng 12-1997, các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam được làm rõ thêm. Nghị quyết của Hội nghị nhấn mạnh: “mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để tranh thủ vốn, công nghệ và gia nhập thị trường quốc tế. Nhưng phải trên cơ sở độc lập tự chủ, phát huy đầy đủ các yếu tố nội lực, dựa vào các nguồn lực trong nước là chính, bao gồm nguồn lực con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thốngChúng ta cần nắm vững và quán triệt sâu sắc phương châm: giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế; động viên cao độ nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài; xây dựng một nền kinh tế mở hội nhập khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời phải chú ý tới những hàng hoá trong nước có khả năng sản xuất và sản xuất có hiệu quả.” Nghị quyết của Hội nghị lần thứ tư BCHTW khoá VIII tháng 12-1997. Về những chủ trương và chính sách lớn cho đến năm 2000, Nghị quyết Trung ương 4 khoá VIII nêu rất cụ thể những nội dung nhiệm vụ của công tác kinh tế đối ngoại và hội nhập: “Tiếp tục điều chỉnh chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước theo tinh thần bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn, phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế. Lộ trình giảm thuế nhập khẩu và giảm dần các hàng rào phi quan thuế được công bố rõ để từng doanh nghiệp có kế hoạch phấn đấu cụ thểQuy định rõ một số ít mặt hàng bị cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu; những mặt hàng còn lại được xuất khẩu dễ dàng với thủ tục đơn giảnThu hẹp diện tích mặt hàng quy định hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, thay bằng chính sách thuế; áp dụng phương thức đấu thầu công khai đối với mặt hàng chưa bỏ được hạn ngạch “Mở rộng nhiều hình thức thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Có bước đi và biện pháp thận trọng trong việc mở cửa thị trường vốn, áp dụng từng bước và có mức độ, quản lý và giám sát chặt chẽ các hình thức đầu tư gián tiếpkhuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoàitừng bước tạo mặt bằng pháp lý và áp dụng thống nhất chính sách thuế, các loại giá cả dịch vụ đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.” “Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là những sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Tiến hành khẩn trương và vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC và WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA. Giữ vững và mở rộng thị trường đã tạo lập được với các nước trong khu vực và các nước thuộc Liên minh Châu âu, khôi phục thị trường Nga và các nước Đông âu, phát triển quan hệ thương mại chính ngạch với Trung Quốc, tăng cường quan hệ buôn bán, hợp tác với ấn Độ, mở rộng thị trường Mỹ, đẩy mạnh việc tìm thị trường mới ở Trung Cận Đông, châu Phi, Mỹ La Tinh. Chú trọng đa phương hoá quan hệ thương mại, giảm sự tập trung vào một vài đối tác và việc mua bán qua thị trường trung gian. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trung ương và tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường xuất khẩu, đàm phán và ký kết các thoả thuận song phương và đa phương. Tăng cường vai trò trách nhiệm của cơ quan ngoại giao trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Hình thành hệ thống thông tin thương mại quốc gia. Thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại”. Nt. Về tài chính tiền tệ, Nghị quyết nêu: “ Tiếp tục thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, hạn chế luồng vốn ngắn hạn. Thí điểm việc phát thành trái phiếu ra nước ngoài, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường vốn quốc tế. Xây dựng lộ trình giảm dần thuế nhập khẩu theo Hiệp định ưu đãi thuế quan CEPT áp dụng trong các nước ASEAN và các cam kết quốc tế khác. Chuẩn bị tốt việc thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều hành tỷ giá linh hoạt theo cung cầu, phù hợp với sức mua thực tế của đồng tiền Việt Namđổi mới cơ chế quản lý ngoại hối.” Nt. Những chủ trương có liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế được Đảng và Nhà nước đưa ra rất rõ ràng, có hệ thống, nhất quán, cụ thể và toàn diện. Trên cơ sở những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo cơ bản đó, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định chủ trương lớn là “phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững ”. Ngày 27-11-2001, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về hội nhập kinh tế quốc tế nhằm cụ thể hoá chủ trương đó. Nghị quyết phản ánh nhận thức thống nhất của Đảng và Nhà nước về nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, những cơ hội cũng như những thách thức do quá trình ấy đem lại và quan trọng hơn đã nêu rõ những mục tiêu, các quan điểm chỉ đạo cũng như những nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Hơn mười năm thực hiện chủ trương và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua Quá trình hội nhập của Việt Nam Trên cơ sở những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo cơ bản của Đảng, trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai hàng loạt các nỗ lực nhằm mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chức kinh tế quốc tế. Về quan hệ song phương, đến nay, Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao với 168 nước và quan hệ kinh tế với 150 nước và lãnh thổ trên thế giới, trong đó có tất cả các nước lớn về kinh tế. Đáng chú ý là Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với hai nước lớn rất quan trọng cả về chính trị lẫn về kinh tế là Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam cũng đã đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại với Mỹ. Việc triển khai Hiệp định này sẽ tạo thuận lợi cho ta trong đàm phán gia nhập WTO. Ngoài ra, với các nước và lãnh thổ khác thuộc khu vực Đông và Nam á như Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, ấn Độ, các nước ASEAN, Tây Bắc âu, úc, Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La TinhViệt Nam đã thiết lập và tăng cường được mối quan hệ nhiều mặt, đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế. Về quan hệ đa phương, là thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ), Việt Nam đã tích cực tham gia vào các cơ chế của tổ chức toàn cầu này, đặc biệt là các tổ chức về kinh tế trực thuộc LHQ như UNDP, UNIDO, FAO, UNCTAD, ECOSOC, ESCAP nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức này cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Từ đầu những năm 90 trở đi, Việt Nam quan tâm nhiều hơn và tìm cách thúc đẩy quan hệ của mình với các thể chế tài chính, thương mại đa phương. Việt Nam tham gia vào Hiệp hội các quốc gia ĐNá (ASEAN) ngày 25 tháng 7 năm 1995 và bắt đầu thực hiện từng bước các cam kết nhằm xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ năm 1996. Nội dung cơ bản của AFTA là các nước thành viên cam kết cắt giảm dần hàng rào thuế và phi thuế quan liên quan tới thương mại, tiến tới thuế suất XNK 0-5% vào năm 2003 (với các nước thành viên ASEAN cũ) vào năm 2006 (với Việt Nam) vào năm 2008 (với Lào, Mi-an-ma) và vào 2010 (với Campuchia). Cho tới nay, hàng năm Chính phủ đều ban hành các Nghị định, các Danh mục cắt giảm thuế quan, bổ sung các dòng thuế vào danh mục cắt giảm thực hiện cam kết của Việt Nam với các nước. Tính đến hết năm 1999, căn cứ theo Nghị định số 14/1999/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ, Việt Nam đã đưa tổng số 3582 mặt hàng vào Danh mục cắt giảm thuế (IL) để thực hiện AFTA. Trong thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục rà soát, chuyển thêm các mặt hàng từ các Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) và loại trừ hoàn toàn (GEL) sang Danh mục cắt giảm, tiến tới loại bỏ Danh mục TEL vào năm 2003 và giảm thiểu các dòng thuế trong danh mục GEL. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN không chính thức lần thứ III tháng 11 năm 1999, Việt Nam và các nước đã cam kết sẽ thực hiện 100% số dòng thuế trong Danh mục cắt giảm 0% vào năm 2015, đối với các nước thành viên cũ của ASEAN thời hạn này là 2010. Đồng thời với thực hiện cắtt giảm thuế, Việt Nam sẽ loại bỏ các biện pháp phi thuế đối với hàng hoá theo Hiệp định về Biểu thuế quan hiệu lực chung (CEPT) quy định, tức là trong vòng 5 năm kể từ khi đưa sản phẩm hàng hoá vào Danh mục cắt giảm. Hợp tác kinh tế ASEAN được triển khai toàn diện trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) để thực hiện khu vực đầu tư tự do với các nước ASEAN vào năm 2010 và với tất cả các nước vào năm 2020. Việt Nam cũng đã tham gia ký kết Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, tiếp theo đó tham gia đầy đủ và đưa ra các cam kết qua vòng đàm phán dịch vụ thứ nhất của ASEAN kết thức vào cuối năm 1998 bao gồm 7 ngành, phân ngành dịch vụ được lựa chọn tự do hoá trước tiên, gồm có vận tải hàng không, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ xây dựng, dịch vụ tài chính, vận tải hàng hoá, viễn thông và du lịch. Việt Nam sẽ cùng với các nước ASEAN thực hiện tự do hoá đối với tất cả các ngành, phương thức cung ứng dịch vụ vào năm 2020. Ngoài vấn đề hợp tác cơ bản về tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư các nước ASEAN còn ký kết nhiều hiệp định và triển khai trên nhiều lĩnh vực khác như hợp tác công nghiệp (AICO), hợp tác nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, hải quan, hài hoà tiêu chuẩn chất lượng, giao thông vận tải Những năm tới hợp tác với các nước trong khu vực này sẽ triển khai mạnh mẽ và tác động trực tiếp tới nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước do tác động mở cửa thị trường và áp dụng đãi ngộ không phân biệt với hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài. Tháng 3 năm 1996, Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên sáng lập của Diễn đàn hợp tác á-âu (ASEM), diễn đàn này gồm 25 nước thành viên trong đó có 10 nước châu á và 15 nước châu âu với mục đích tăng cường đối thoại và hợp tác ở các lĩnh vực thương mại, đầu tư, văn hoá, khoa học kỹ thuật và chính trị ngoại giao. Trong 6 năm tham gia diễn đàn này, Việt Nam đã triển khai hợp tác đầy đủ trên tất cả hai kênh: kênh Chính phủ (cấp Nguyên thủ quốc gia, cấp Bộ trưởng, cấp Vụ trưởng và Chuyên viên) và kênh doanh nghiệp, tham gia các hoạt động trong 3 chương trình hành động thuận lợi hoá thương mại (TFAP), xúc tiến đầu tư (IPAP) và hợp tác doanh nghiệp á-âu hướng tới thực hiện đề án Viễn cảnh ASEM 2020 do các thành viên cùng đề ra. Tháng 11 năm 1998 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của của Diễn đàn kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (APEC). Trong khuôn khổ hợp tác tại diễn đàn này nhiều nội dung cụ thể thực hiện thuận lợi hoá thương mại giữa các thành viên theo Chương trình hành động tập thể (CAP), Chương trình hành động quốc gia (IAP) và Tự do hoá tự nguyện sớm (EVSL) đã được chúng ta nghiên cứu tham gia. Việt Nam đã chính thức gửi đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tháng 12 năm 1994. Cho tới nay Ban công tác về Việt Nam gia nhập WTO đã tiến hành được 5 phiên họp (4-2002) để thực hiện minh bạch hoá chính sách, qua đó các nước thành viên đưa ra các vấn đề thắc mắc, các câu hỏi để làm rõ chính sách kinh tế-thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và nhiều vấn đề khác của Việt Nam. Mặc dù hiện nay Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của tiến trình đàm phán gia nhập WTO, chưa có cam kết cụ thể, nhưng đòi hỏi của tổ chức này có thể đánh giá là rất toàn diện trên nhiều lĩnh vực, không chỉ trong thương mại hàng hoá, mà bao gồm cả những nội dung liên quan tới thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệDự kiến quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam sẽ còn rất phức tạp và khó khăn trước khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức này. Từ sau năm 1992, Việt Nam đã khội phục quan hệ bình thường với các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), chúng ta đã tiến hành đàm phán Chương trình điều chỉnh cơ cấu giai đoạn II (SAC II) của WB và Chương trình Điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAF) của IMF cho thời kỳ 1999-2002. Điều kiện của các tổ chức tài chính đưa ra đối với Việt Nam bao gồm các nội dung chính là xoá bỏ và thực hiện thuế hóa các biện pháp phi thuế và mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để có thể thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của các thể chế kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tiếp tục thúc đẩy quá trình cải cách trong nước, đặc biệt là thực hiện điều chỉnh, bổ sung hệ thống chính sách và luật pháp về thương mại, đầu tư, kinh doanh, sở hữu trí tuệ, dịch vụ nhằm làm cho hệ thống này phù hợp dần với các qui định của các thể chế liên kết kinh tế quốc tế Việt Nam tham gia. Đồng thời, Việt Nam cũng bước đầu tiến hành một số điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đầu tư theo hướng thị trường nhằm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Vấn đề nghiên cứu xây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang được chính phủ, các Bộ, ngành quan tâm triển khai từ hơn một năm nay. Đặc biệt quan trọng là trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tích cực tiến hành việc xây dựng một chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đầu tư nỗ lực vào việc xây dựng bộ máy tổ chức điều hành và thực hiện các công tác hội nhập trong toàn quốc. Năm 1997, Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (UBQG/HTKTQT) do Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm làm chủ tịch đã được thành lập với thành viên là đại diện Lãnh đạo của hầu hết các Bộ, Ngành. Tại các Bộ, Ngành và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh thành đều thành lập bộ phận đầu mối về hội nhập. Trong thời gian qua, cơ chế tổ chức trên vận hành khá tốt và đã phát huy được vai trò trong việc chỉ đạo, phối hợp thực hiện các công tác hội nhập trong toàn quốc. Các cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại của Việt Nam ở nước ngoài được tăng cường thêm chức năng và vai trò xúc tiến thương mại, đóng góp thiết thực hơn vào việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước sở tại, đặc biệt là trong việc xuất khẩu hàng Việt Nam và thu hút FDI. Việc đào tạo cán bộ tham gia vào công tác hội nhập từ trung ương xuống địa phương, cũng như là đào tạo đối với các doanh nghiệp được UBQG/HTKTQT và nhiều bộ, ngành quan tâm triển khai. Nhiều nỗ lực trong công tác thông tin, tuyên truyền nhằm làm cho nhân dân hiểu biết và nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã được các cấp các ngành tiến hành. Nhìn lại quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, có thể thấy: sau một thập kỷ thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Việt Nam đã triển khai các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế tuy mới ở giai đoạn đầu, mang tính khởi động, chưa thực sự bước vào chiều sâu nhưng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng đã được thực hiện trên một bình diện rộng, bao gồm hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, từ thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sản xuất công nông ngư nghiệp, sở hữu trí tuệvà ở nhiều tầng nấc khác nhau từ song phương đến đa phương với nhiều hình thức đa dạng (tiểu vùng, khu vực, liên khu vực, toàn cầu). Những nỗ lực hội nhập của Việt Nam trong thời gian quan đã thu được những thành quả đáng khích lệ, khẳng định được chủ trương tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là đúng, phù hợp với đòi hỏi khách quan bắt nguồn từ xu thế TCH, khu vực hoá của nền kinh tế quốc tế. Đánh giá quá trình hội nhập của Việt Nam 2.1 Thành tựu hội nhập Về kinh tế Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã thiết lập và mở rộng đáng kể thị trường xuất nhập khẩu và đối tác thương mại của mình. Hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại song phương với trên 150 nước và lãnh thổ kinh tế trên thế giới. Việc mở rộng đối tác và thị trường cùng với những thuận lợi do quá trình hội nhập đưa lại, đặc biệt là những ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan, hàng hoá Việt Nam có điều kiện xâm nhập thị trường thế giới. Từ năm 1990 đến 1999, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 4,5 lần (từ 2,4 tỷ USD lên trên 11,52 tỷ USD); trong đó tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng hơn 4 lần từ 2,75 tỷ USD lên 11,65 tỷ USD. So với giai đoạn trước đó, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có bước cải thiện đáng kể theo hướng đa dạng hoá và tăng dần tỷ trọng của hàng hoá đã qua chế biến. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay là dầu lửa, gạo, thuỷ sản chế biến, hàng dệt may, giày dép, cà phê và một số hàng nông lâm hải sản khác. Chênh lệch xuất-nhập khẩu từng ước được thu hẹp lại. Năm 1996, mức nhập siêu chiếm 53,6% kim ngạch xuất khẩu và 16,6% GDP; năm 1997 chỉ chiếm khoảng 27,8% kim ngạch xuất khẩu và 9,7% GDP; năm 1999, tỷ trọng xuất và nhập khẩu gần như đã cân bằng. Trong phạm vi AFTA, sau gần 6 năm tham gia thực hiện CEPT/AFTA, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và các nước ASEAN tăng gấp 2 lần: nếu như năm 1995 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN mới đạt 3,5 tỷ USD thì đến năm 2000 là 7,1 tỷ USD. Riêng kim ngạch xuất khẩu, năm 1995 mới ở mức 1,1 tỷ USD; năm 2000 đạt 2,6 tỷ USD, tăng gấp 2,3 lần. Tiếp theo việc ban hành và sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài (tháng 12-1997 và 2000), Việt Nam đã từng bước điều chỉnh luật lệ, cơ chế chính sách, tạo lập môi trường pháp lý cho kinh doanh, nhờ đó tăng khả năng thu hút FDI. Cho đến nay đã có hơn 70 nước và lãnh thổ có dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, trong đó có nhiều công ty và tập đoàn lớn có tiềm lực mạnh về công nghệ và tài chính. Điều này đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển lực lượng sản xuất, tạo công ăn việc làm. Với 2290 dự án hiện còn hiệu lực có số vốn đăng ký trên 35,5 tỷ USD và vốn thực hiện trên 15 tỷ USD, trong hơn 10 năm qua, FDI đã đóng góp quan trọng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Từ 1991-1995, FDI chiếm 25,7 % tổng vốn đầu tư xã hội ở Việt Nam và từ 1996 đến nay chiếm tới 30%. Với tỷ lệ quan trọng như vậy FDI đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, bù đắp quan trọng cho cán cân vãng lai, góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP của Việt Nam cũng tăng dần: năm 1992 đạt 2%, 1996 đạt 7,7%, năm 1997: 8,6%, 1998: 9% và 1999: 11,75% Thời báo kinh tế Việt Nam. Kinh tế 2000-2001, tr 52. . Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI cũng ngày một gia tăng trong những năm qua: 1991 đạt 52 triệu USD, 1996 đạt 786 triệu USD, 1997 đạt 1790 triệu USD, 1998 đạt 1982 triệu USD, năm 1999 đạt 2547 triệu USD. Về mặt việc làm, khu vực FDI cung cấp việc làm trực tiếp cho khoảng 30 vạn người và việc làm gián tiếp cho trên 2 triệu người. Đây là một đóng góp có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Cơ cấu vốn đầu tư trong những năm gần đây thay đổi phù hợp hơn với yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế của đất nước. Nếu trong những năm trước, vốn FDI tập trung phần lớn vào thăm dò, khai thác dầu khí (32,2%) khách sạn du lịch, căn hộ cho thuê (20,6%) thì từ năm 1996 đến nay, đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất của nền kinh tế, đặc biệt là công nghiệp ngày càng gia tăng, hiện chiếm khoảng hai phần ba tổng nguồn vốn đầu tư chung. Trong đó trên 60% số dự án là đầu tư khai thác và nâng cấp các cơ sở kinh tế hiện có. Cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp then chốt, chế biến nông lâm thuỷ sản và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nhiều lao động, ứng dụng công nghệ cao. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ trở nên cân đối hơn. Hiện đã có 60 tỉnh trong 61 tỉnh, thành phố có dự án FDI. Nhưng đến nay, các tỉnh phía Bắc đã chiếm 28,5% số dự án và 39% số đầu tư Trương Triều Dương. Nhìn lại quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Toạ đàm bàn tròn “Toàn cầu hoá và các vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”. . Kể từ khi khai thông quan hệ với IMF, WB và ADB (1992) tới nay, qua 9 kỳ Hội nghị các nhà tài trợ, Việt Nam đã nhận được cam kết viện trợ từ các nước và các tổ chức tài chính quốc tế với tổng mức vốn gần 20 tỷ USD. Riêng trong năm 2001, mặc dù tình hình kinh tế thế giới khó khăn hơn, cộng đồng các nhà tài trợ vẫn cam kết dành cho Việt Nam 2,4 tỷ USD trong năm 2002. Chính phủ và nhân dân Nhật Bản, mặc dù kinh tế đang gặp không ít khó khăn, cũng đã quyết định tăng 8% mức viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam lên 91,6 tỷ yên trong năm 2002. Đây là mức khá cao so với nhiều nước khác. Số ODA nhận được là nguồn tài chính quan trọng để Nhà nước sử dụng đầu tư vào các công trình kinh tế quốc dân, các cơ sở hạ tầng, cơ sở xã hội, cải cách và nâng cao năng lực, các dự án xoá đói giảm nghèo và phát triển Cũng trong gần 10 năm qua, nhờ phát triển tốt các quan hệ song phương và đa phương, nên các khoản nợ nước ngoài cũ của Việt Nam đã được giải quyết ổn thỏa qua các câu lạc bộ Pa-ri, Luân Đôn và đàm phán song phương, cắt giảm đáng kể gánh nặng nợ do thời bao cấp trước kia để lại. Tính đến cuối năm 1998, nợ nước ngoài của Việt Nam xấp xỉ 9 tỷ đô la và 10,4 tỷ rúp chuyển nhượng, trong đó hơn 90% là nợ trung và dài hạn. Như vậy, theo tiêu chí đánh giá quốc tế thì tình trạng nợ này chưa phải là nguy hiểm, còn trong giới hạn an toàn tuy rằng bấp bênh. Việc giải quyết tốt bước đầu các khoản nợ nước ngoài này đã góp phần ổn định cán cân thu chi ngân sách trong giai đoạn trước mắt, tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận với những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong những năm qua, thông qua FDI và các hợp đồng chuyển giao công nghệ theo các dự án hoặc thông qua chương trình hợp tác quốc tế, Việt Nam đã tiếp thu được nhiều công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến trong nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác nhau, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Những thành công trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại đã tạo nên bộ mặt mới cho nền công nghiệp và xã hội Việt Nam ngày càng hiện đại, văn minh. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã góp phần không nhỏ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Một số đáng kể cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh đã được đào tạo ở nước ngoài. Nhiều người trong số họ trở thành cán bộ quản lý chủ chốt và chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực. Các dự án FDI hoặc liên doanh liên kết với nước ngoài cũng là nơi đào tạo quan trọng cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân công Việt Nam. Thông qua các công trình đầu tư nước ngoài, khoảng 30 vạn lao động trực tiếp trong đó có tới 6000 cán bộ quản lý và 25 000 cán bộ kỹ thuật được đào tạo và trưởng thành. Ngoài ra, trong những năm 90, khoảng 7 vạn người Việt Nam đã được đưa đi lao động, làm việc ở nước ngoài, đem về cho đất nước trên 550 triệu đô la Nt. . Số này cũng có cơ hội được đào tạo và nâng cao tay nghề trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Thông qua hội nhập, đội ngũ cán bộ làm về hợp tác quốc tế, đặc biệt là cán bộ đàm phán quốc tế của Việt Nam cũng được đào tạo, trưởng thành lên đáng kể. Trình độ xử lý các vấn đề quốc tế, xây dựng luật pháp, chính sách đã được nâng cao thêm. Nhờ đó, công tác xây dựng luật pháp, chính sách của ta có bước tiến bộ rõ rệt; đồng thời Việt Nam đã có khả năng tổ chức tốt nhiều hoạt động quốc tế lớn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Mở cửa hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới có nghĩa là chấp nhận sự cạnh tranh quốc tế. Thông qua quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế đất nước đã từng bước nhập cuộc với cạnh tranh quốc tế, nhờ đó đã tạo ra được tư duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sau gần một thập kỷ tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp đã quen dần với tư duy làm ăn mới lấy hiệu quả kinh tế làm động lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, từ chỗ hầu như không có mặt hàng nào có sức cạnh tranh quốc tế nay Việt Nam đã có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1-noi dung.doc
  • doc2-Bia khoa luan.doc
  • doc3-bia cung khoa luan.doc
  • doc4- muc luc.doc
  • doc5-chu thich.doc
  • doc6-danh muc tai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan