MỤC LỤC
A- Lời nói đầu 1
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2.Mục đích và đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận 1
3.Phạm vi nghiên cứu của khóa luận 2
4.Phương pháp nghiên cứu của khóa luận 2
5.Kết cấu của khóa luận 2
B- NỘI DUNG 3
Chương 1: Sơ lược lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm trẻ em 3
1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS 3
1.2 Giai đoạn áp dụng hiệu lực của BLHS năm 1985 7
Chương 2: Tội hiếp dâm trẻ em trong BLHS năm 1999 12
2.1 Dấu hiệu pháp lý 13
2.1.1 Khách thể 13
2.1.2 Mặt khách quan của tội phạm 14
2.1.3 Mặt chủ quan của tội phạm 19
2.1.4 Chủ thể của tội phạm 20
2.2 Hình phạt 23
2.2.1 Khung cơ bản: Hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (khoản 1 Điều 112) bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm . 26
2.2.2 Khung tăng nặng thứ nhất: bị phạt tù từ 12-20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: 27
Kết luận chương 2: 37
Chương 3: Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Điều 112 BLHS năm 1999 và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm trẻ em 39
3.1 Về định khung hình phạt trong trường hợp nạn nhân chưa đủ 13 tuổi 39
3.2 Về việc xác định ý thức chủ quan của người phạm tội đối với việc nhận thức nạn nhân là trẻ em 40
3.3 Về đặc điểm giới tính của chủ thể của Tội hiếp dâm trẻ em 42
3.4 Về một số tình tiết tăng nặng định khung 44
3.4.1 Về tình tiết “biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” (Điểm e, Khoản 3 Điều 112 BLHS) 44
3.4.2 Hiếp dâm có tính chất loạn luân 45
C- Kết luận 48
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9022 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tội hiếp dâm trẻ em trong bộ luật hình sự năm 1999, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 61% hoặc 61% trở lên; làm nạn nhân chết hoặc tự sát;…
2.1.3 Mặt chủ quan của tội phạm
- “Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội” [7, tr.99]. Với ý nghĩa là một mặt của thể thống nhất tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại độc lập mà luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các nội dung chủ yếu là động cơ (điều thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội), mục đích (điều người phạm tội nhằm đạt đến khi thực hiện hành vi phạm tội) và lỗi (lý trí và ý chí của người phạm tội đối với những biểu hiện bên ngoài của tội phạm).
- Trong CTTP của tội Hiếp dâm trẻ em được quy định ở Điều 112 BLHS thì chỉ có lỗi là nội dung bắt buộc. “ Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý”. “Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội” [7, tr.100,101]. Lỗi của người phạm tội Hiếp dâm trẻ em là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi giao cấu của mình là trái ý muốn của nạn nhân, nguy hiểm cho xã hội, tuy có đủ điều kiện lựa chọn thực hiện hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân bằng một trong những thủ đoạn nêu trên (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác).
Khi xác định lỗi của người phạm tội cần chú ý rằng “ Trên thực tế, chủ thể của các tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức có thể mong muốn (cố ý trực tiếp) hoặc chấp nhận (cố ý gián tiếp) hành vi phạm tội trên cơ sở mong muốn hoặc chấp nhận đặc điểm nhất định mà không phải là đặc điểm hậu quả nguy hiểm cho xã hội”[10, tr.92] mà Tội hiếp dâm trẻ em lại là một tội phạm có cấu thành hình thức nên lỗi của người phạm tội có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp, người phạm tội có thể mong muốn thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn với nạn nhân là trẻ em hoặc không quan tâm nạn nhân có phải là trẻ em hay không. Cũng do Tội hiếp dâm trẻ em có cấu thành hình thức nên việc xác định lỗi ở đây không phụ thuộc vào đặc điểm hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
2.1.4 Chủ thể của tội phạm
“Lý luận Luật Hình sự khẳng định chủ thể của tội phạm, trong đó có chủ thể của tội Hiếp dâm trẻ em chỉ có thể là con người cụ thể. Quan niệm như vậy phù hợp với nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân của Luật Hình sự cũng như mới phù hợp với mục đích giáo dục, cải tạo của việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự”. [7, tr.90]
Chủ thể của tội phạm phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự và phải thỏa mãn hai điều kiện, điều kiện về năng lực Trách nhiệm hình sự (TNHS) và điều kiện về độ tuổi là những dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể của tội phạm. Do đó, giáo trình Luật hình sự Việt nam, Trường Đại học luật Hà nội, Nxb Công an nhân dân, 2001 đã định nghĩa: “Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.”
Khi thực hiện hành vi hiếp dâm trẻ em, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi này nhưng vẫn thực hiện dù có đủ khả năng kiềm chế không thực hiện hành vi hiếp dâm trẻ em, có đủ khả năng để lựa chọn một xử sự khác không phải là hiếp dâm trẻ em. BLHS năm 1999 không quy định trực tiếp thế nào là có năng lực TNHS mà chỉ quy định tuổi chịu TNHS (Điều 12) và quy định thế nào là trong tình trạng không có năng lực TNHS. Như vậy, có thể hiểu người có năng lực TNHS là người đã đạt độ tuổi chịu TNHS theo Điều 12 BLHS năm 1999 và không thuộc trường hợp mất năng lực TNHS theo Điều 13 BLHS năm 1999. Do đó, việc kiểm tra yếu tố chủ thể của tội phạm trên thực tế đã được đơn giản hóa, người áp dụng thường chỉ xác định độ tuổi và các biệt nếu có nghi ngờ mới phải kiểm tra tình trạng không có năng lực TNHS.
Ngoài việc phải có năng lực TNHS, của thể của tội phạm còn phải đạt tới một độ tuổi nhất định theo luật định thì mới phải chịu TNHS.
+ Điều 12 BLHS năm 1999 quy định: “ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi loại tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
+ Khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999 quy định: “tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm…mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Đối chiếu với quy định của Điều 112 BLHS năm 1999 ta thấy: Khoản 1 thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng; Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, chủ thể của Tội hiếp dâm trẻ em phải đạt độ tuổi để chịu TNHS là từ đủ 14 tuổi trở lên.
Thêm vào đó, Điều 112 BLHS năm 1999 còn đòi hỏi chủ thể của tội Hiếp dâm trẻ em phải có thêm dấu hiệu đặc biệt là dấu hiệu về giới tính.
Bản tổng kết số 329/HS2 ngày 11/5/1967 được coi như một bản tổng kết kinh nghiệm xét xử toàn diện và khoa học. Cho đến thời điểm hiện nay nó vẫn được các nhà khoa học pháp lý, các nhà làm luật và áp dụng pháp luật sử dụng như một văn bản hướng dẫn khoa học cho công tác nghiên cứu, xây dựng và xét xử tội hiếp dâm và trường hợp đặc biệt của nó là Tội hiếp dâm trẻ em. Theo Bản tổng kết của TANDTC số 329/HS2 ngày 11/5/1967 thì khái niệm giao cấu được hiểu như sau:
“Giao cấu: chỉ cần có sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không là tội Hiếp dâm được coi là hoàn thành, vì khi đó nhân phẩm danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp”
Cách hiểu trên cho thấy hành vi giao cấu là do nam giới thực hiện đối với nữ giới. Như vậy, người thực hiện hành vi giao cấu với trẻ em chỉ có thể là nam giới. Tuy nhiên, Nữ giới vẫn có thể phạm tội Hiếp dâm trẻ em trong vụ đồng phạm hiếp dâm trẻ em với vai trò là người xúi giục, giúp sức hay tổ chức. Ví dụ vụ Nguyễn Hồng Quyên (35 tuổi, trú tại Cần Thơ) đã phạm tội hiếp dâm trẻ em với vai trò là người giúp sức trọng vụ án đồng phạm với chồng là Nguyễn Văn Tài (48 tuổi) hiếp dâm em bé hàng xóm 8 tuổi. Theo cáo trạng, chiều ngày 11/9/2009, Tài đã gọi em bé hàng xóm 8 tuổi vào phòng mình để thực hiện hành vi giao cấu. Quyên (vợ Tài) chứng kiến sự việc nhưng không ngăn cản chồng mà còn bắt em bé hàng xóm phải để cho chồng mình giao cấu.[27]
Khi phân tích dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS), cần chú ý phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác có nhiều điểm tương đồng như Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều BLHS), Tội dâm ô trẻ em (Điều BLHS), Tội giao cấu với trẻ em (Điều BLHS). Sự khác nhau cơ bản được thể hiện ở bảng sau:
Tiêu chí
Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS)
Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS)
Tội giao cấu với trẻ em (Điều 116
Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 115
Hành vi khách quan của tội phạm
Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự về được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân
Lợi dụng sự phụ thuộc của người khác vào mình hoặc người khác đang ở trong tình trạng quẫn bách ép họ phải giao cấu
Giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Dùng mọi thủ đoạn dâm dục nhằm thỏa mãn dục vọng nhưng không có hành vi giao cấu
Ý chí của nạn nhân đối với hành vi giao cấu
Trái ý muốn của nạn nhân
Nạn nhân miễn cưỡng chấp nhận giao cấu
Tự nguyện giao cấu
Chủ thể của tội phạm
Có thể là nam giới hoặc nữ giới nhưng chủ thể thực hành chỉ có thể là nam giới, đủ tuổi chịu TNHS (≥14 tuổi)
Chủ thể thực hành có thể là nam giới hoặc nữ giới, đủ tuổi chịu TNHS (≥14 tuổi)
Chủ thể thực hành có thể là nam giới hoặc nữ giới và phải là người đã thành niên (≥18 tuổi)
Chủ thể thực hành có thể là nam giới hoặc nữ giới và phải là người đã thành niên (≥18 tuổi)
Đối tượng tác động của tội phạm
Trẻ em gái
Trẻ em không phân biệt nam nữ
Trẻ em không phân biệt nam nữ
Trẻ em không phân biệt nam nữ
2.2 Hình phạt
“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lơi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong BLHS và do tòa án quyết định” (Điều 26 BLHS năm 1999).
Điều 112 đã quy định 3 hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt chính của Luật hình sự là: tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình; bên cạnh đó còn có hình phạt bổ sung áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội hiếp dâm trẻ em.
- Hình phạt tử hình: Tử hình là một hình phạt có mức độ nghiêm khắc nhất và chủ yếu chỉ mang tính trừng trị. Tính nghiêm khắc cao nhất của hình phạt này thể hiện ở việc loại bỏ vĩnh viễn người phạm tội ra khỏi cộng đồng xã hội bằng cách tước đoạt quyền thiêng liêng nhất của họ, đó là quyền được sống. Hình phạt tử hình được ghi nhận trong khoản 3, khoản 4 Điều 112 BLHS năm 1999, và việc áp dụng trên thực tế được cân nhắc rất kĩ. BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 đã không bỏ hình phạt tử hình đối với người phạm tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS), trong khi bỏ hình phạt nghiêm khắc nhất này đối với người phạm tội Hiếp dâm (Điều 111 BLHS). Điều này là hoàn toàn đúng đắn vì hành vi hiếp dâm trẻ em có thể gây ra những hậu quả rất lớn, không lường hết được, hơn nữa, trong thực tiễn xét xử, hình phạt tử hình vẫn được áp dụng đối với những vụ hiếp dâm trẻ em mà mức độ nguy hiểm cho xã hội quá lớn. Việc quy định hình phạt tử hình là cần thiết để trừng trị người phạm tội cũng như để răn đe, phòng ngừa tình hình phạm tội gia tăng.
- Hình phạt tù có thời hạn: Tù có thời hạn cũng là một hình phạt chính rất nghiêm khắc trong Luạt hình sự. Tù có thời hạn buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định để học tập, lao động, cải tạo. Đây là loại hình phạt mà người bị kết án bị hạn chế tự do trong một thời gian nhất định tại trại giam và phải tuân theo các nội quy, quy chế của trại giam. Hình phạt này không chỉ nhằm mục đích trừng trị mà còn cách ly người bị kết án ra khỏi xã hội, ngăn chặn việc họ tiếp tục phạm tội mới. Vì thế, hình phạt tù thường được áp dụng đối với hầu hết các tội phạm trong đó có tội Hiếp dâm trẻ em.
- Tù chung thân: Tù chung thân là một hình phạt rất nặng, có thể nói chỉ sau hình phạt tử hình. Về bản chất thì hình phạt tù chung thân cũng có nhiều điểm tương đồng với hình phạt tù có thời hạn: người bị kết án cũng bị giam tại các trại giam, cách ly với xã hội bên ngoài, bị buộc phải cải tạo theo các quy chế về học tập, lao động, rèn luyện riêng áp dụng cho các phạm nhân bị giam giữ tại các trại giam. Nhưng hình phạt tù chung thân có mức độ nghiêm khắc hơn rất nhiều, thể hiện ở chỗ thời gian người bị kết án bị giam là không thời hạn, bị giam trong trại giam suốt đời. Do nghiêm khắc như vậy nên hình phạt tù chung thân được áp dụng đối với người phạm Tội hiếp dâm trẻ em khi tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà họ đã gây ra cho xã hội là rất cao, không thể chỉ phạt tù có thời hạn nhưng cũng chưa tới mức phải áp dụng hình phạt tử hình (thường là khi người phạm tội hiếp dâm trẻ em gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như làm nạn nhân chết, có nhiều tình tiết tăng nặng TNHS hay do phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm quá dã man, tàn bạo, có hệ thống,…hoặc nhân thân người phạm tội xấu).
- Hình phạt bổ sung: Hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người phạm tội với ý nghĩa nhằm tăng cường hiệu lực cũng như hiệu quả của hình phạt chính đã được áp dụng đối với người phạm tội. Mục đích chủ yếu của hình phạt bổ sung nhằm phòng ngừa người bị kết án phạm tội mới.
Khoản 5 Điều 112 BLHS năm 1999 dành riêng để quy định hình phạt bổ sung đối với người phạm tội Hiếp dâm trẻ em quy định tại điều này như sau: “…cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm”. Hình phạt bổ sung này được áp dụng khi thấy cần thiết phải loại bỏ môi trường và điều kiện thuận lợi mà trong đó người bị kết án có thể lại phạm tội, tức là loại trừ khả năng họ có thể lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định để có hành vi hiếp dâm trẻ em. Đó là trong những trường hợp người phạm tội giữ chức vụ hoặc làm những nghề nghiệp, công việc liên quan đến trẻ em, gần gũi với trẻ em. Ví dụ như: hiệu trưởng, hiệu phó, một số chức vụ khác trong trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường phổ thông. Cũng có thể là chức vụ trong các tổ chức dành cho trẻ em, thậm chí là các tổ chức bảo vệ trẻ em. Có thể là nghề giáo viên, bác sĩ, y tá,…trong các viện dành cho trẻ em. Và công việc có thể là người phục vụ, lao công, bảo vệ,...trong các trường phổ thông, các bệnh viện, người nhận trong giữ trẻ tại các cơ sở trông giữ trẻ em.
Đây là một điểm mới so với quy định về tội hiếp dâm trẻ em ở BLHS năm 1985, nhằm tăng tính hiệu quả của hình phạt đối với người phạm tội, ngăn ngừa việc họ phạm tội lại.
Xuất phát từ mục đích của hình phạt bổ sung là ngăn ngừa, triệt tiêu môi trường phạm tội để người bị kết án không có cơ hội tái phạm nên thời điểm áp dụng hình phạt bổ sung sẽ là kể từ ngày mãn hạn chấp hành hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu được hưởng án treo. Khoản 5 Điều 112 BLHS quy định thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định là “từ một năm đến năm năm”, tòa án sẽ quyết định thời hạn cụ thể trong từng trường hợp cụ thể.
Trên thế giới cũng có nhiều nước áp dụng hình phạt bổ sung để hạn chế tình trạng phạm tội lại của người bị kết án. Mới đây, cuối tháng 10 năm 2009, hai viện (hạ viện và thượng viện) của Ba lan đã thông qua dự luật về việc làm mất khả năng giao cấu của người mãn hạn tù do hiếp dâm trẻ em hoặc phạm tội loạn luân bằng phương pháp y học. Theo Chính phủ Ba Lan thì mục đích của hành động này là chữa bệnh tâm thần cho những người phạm tội, làm giảm ham muốn tình dục của người đó, và giảm nguy cơ phạm tội lại. Phần đa công dân Ba Lan ủng hộ luật này. Tuy nhiên, luật này vấp phải sự phản đối của tổ chức nhân quyền và thành viên Nghị viện châu Âu do bị cho là vi phạm nhân quyền [34], [35]. Có thể thấy, quy định về hình phạt bổ sung của BLHS năm 1999 của nước ta đối với người phạm Tội hiếp dâm trẻ em là nhân đạo hơn cho người phạm tội, đồng thời vẫn có khả năng ngăn ngừa họ phạm tội lại.
* Đối với trường hợp nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Điều 112 BLHS quy định 3 khung hình phạt.
2.2.1 Khung cơ bản: Hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (khoản 1 Điều 112) bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm .
Trường hợp này chỉ có một người hiếp một người mà nạn nhân đã đủ 13 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi và không có các tình tiết quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 112 BLHS.
2.2.2 Khung tăng nặng thứ nhất: bị phạt tù từ 12-20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân (điểm a, khoản 2 Điều 112): Tính chất loạn luân thể hiện ở chỗ giữa người phạm tội hiếp dâm trẻ em và nạn nhân có cùng dòng máu trực hệ (bố mẹ con cái, ông bà với các cháu), giữa anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.[23]
Việc quy định hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân như một tình tiết tăng nặng là cần thiết. Về mặt y học, những người có cùng dòng máu khi có quan hệ sinh lý với nhau thì những đứa con sinh ra có rất nhiều khả năng là sẽ bị quái thai, chết yểu hoặc bệnh tật…Đó là điều không tốt đối với thế hệ tương lai của đất nước. Bên cạnh đó, về mặt xã hội, thì hành vi quan hệ sinh lý giữa những người này là hành vi đi ngược lại với đạo đức, luân lý, truyền thống lễ giáo, là biểu hiện của sự suy đồi nghiêm trọng về đạo đức…nên bị xã hội kịch liệt lên án. Hành vi hiếp dâm trẻ em không những chà đạp nặng nề nhân phẩm, danh dự của nạn nhân trong hiện tại, đe dọa hạnh phúc gia đình họ trong tương lai mà còn ám ảnh các em suốt cả cuộc đời, vì người thực hiện hành vi đó với các em lại chính là những người ruột thịt. Do vậy, hành vi hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân cần phải bị pháp luật nghiêm trị.
- Hiếp dâm trẻ em làm nạn nhân có thai (điểm b khoản 2 Điều 112): Hiếp dâm làm trẻ em mang thai nghĩa là do hành vi phạm tội mà nạn nhân mang thai. Nói cách khác, cái thai của nạn nhân chính là kết quả của việc giao cấu giữa người phạm tội với nạn nhân. Nếu nạn nhân tuy bị hiếp dâm nhưng việc nạn nhân mang thai đó là kết quả của việc nạn nhân giao cấu với người khác hoặc là kết quả của việc nạn nhân trên 13 tuổi tự nguyện giao cấu với chính người phạm tội (không phải là lần bị hiếp dâm) thì người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tình tiết này. Nhiều trường hợp tòa án chỉ xác định nạn nhân có thai rồi áp dụng tình tiêt tăng nặng này. Điều này đôi khi dẫn đến việc áp dụng sai tình tiết tăng nặng đối với người phạm tội, vì nạn nhân có thai chưa chắc đã là do hành vi hiếp dâm của người phạm tội. Đặc biệt đối với những trường hợp mà nạn nhân hành nghề mại dâm, hoặc quan hệ quá lăng nhăng với nhiều đối tượng khác nhau,…
Đối với tình tiết tăng nặng làm nạn nhân có thai, cũng cần chú ý đến trường hợp
+ Nạn nhân bị hiếp dâm nhiều lần, trong đó có lần nạn nhân chưa đủ 16 tuổi, có lần nạn nhân nạn nhân đã đủ 16 tuổi và lần có thai lại là lần nạn nhân đã 16 tuổi thì không thuộc trường hợp hiếp dâm trẻ em làm nạn nhân có thai mà thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần quy định tại Điểm c khoản 3 Điều 112 BLHS.
+ Nạn nhân từ 13 đến dưới 16 tuổi, có giao cấu nhiều lần, nhưng có lần là trái ý muốn, có lần là tự nguyện, nều có thai vào lần tự nguyện thì không áp dụng tình tiết tăng nặng này, mà xác đinh thành 2 tội là HDTE (lần trái ý muốn) và tội giao cấu với trẻ em (lần tự nguyện).
Việc quy định tình tiết tăng nặng là làm nạn nhân có thai hoàn toàn hợp lý hợp tình. Chỉ riêng hành vi hiếp dâm thông thường đã gây tác hại nghiêm trọng đối với trẻ em, nên trường hợp làm nạn nhân có thai thì hậu quả đối với các em là khôn lường: không những nhân phẩm, danh dự của nạn nhân bị chà đạp mà việc phá thai ở độ tuổi này ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của nạn nhân. Nếu không thể phá thai mà buộc phải sinh nở thì không chỉ hạnh phúc gia đình trong tương lai của nạn nhân bị phá hoại mà đứa con sinh ra trong hoàn cảnh ấy cũng sẽ gặp khó khăn trong suốt cuộc đời (thể chất thường kém hơn những đứa trẻ khác vì được sinh ra khi người mẹ chưa đủ các điều kiện cần thiết để mang thai và có con, hơn nữa những đứa trẻ này cũng luôn bị mặc cảm về nguồn gốc của mình…)
- Hiếp dâm trẻ em gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31 đến 60% (điểm c khoản 2 Điều 112 BLHS): Trường hợp phạm tội này, BLHS năm 1985 quy định là “gây tổn hại nặng cho sức khỏe của nạn nhân” (điểm e khoản 2 Điều 112 BLHS). Tuy không có hướng dẫn cụ thể nhưng thực tiễn xét của đều cho rằng tình tiết này áp dụng đối với trường hợp gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân tù 31% đến 60%. Chính vì vậy, BLHS năm 1999 đã thay tình tiết “gây tổn hại nặng cho sức khỏe của nạn nhân” bằng tình tiết “gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%” để phù hợp với thực tiễn xét xử. Như vậy, căn cứ để áp dụng tình tiết tăng nặng này là kết quả giám định thương tật của nạn nhân do Hội đồng giám định pháp y kết luận. Trong trường hợp này, cần xác định rằng lỗi của người phạm tội đối với hậu quả gây thương tích là lỗi vô ý. Nếu trước hoặc trong khi phạm tội Hiếp dâm trẻ em, người phạm tội còn cố ý gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân thì ngoài việc phải chịu TNHS về tội Hiếp dâm trẻ em (khoản 2 Điều 112 BLHS) họ còn bị truy tố thêm về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (Điều 104 BLHS).
- Hiếp dâm trẻ em mà nạn nhân là người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh (điểm d khoản 2 Điều 112): Trường hợp này người phạm tội có nghĩa vụ đối với người bị hại. Nghĩa vụ này xuất phát từ quan hệ huyết thống như bố mẹ đối với con cái, quan hệ giáo dục như thầy giáo đối với học sinh, quan hệ chữa bệnh như thầy thuôc đối với bệnh nhân…Tình tiết này chỉ được áp dụng khi hành vi phạm tội của người có trách nhiệm chăm sóc giáo dục, chữa bệnh đã lợi dụng việc chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh để hiếp dâm người được chăm sóc, được giáo dục, được chữa bệnh. Ví dụ như vụ Ngô Tôn Huyên (nguyên giáo viên dạy thể dục Trường Tiểu học số 1 Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa) hiếp dâm nữ sinh. Theo cáo trạng, năm học 2008 - 2009, Ngô Tôn Huyên được nhà trường giao huấn luyện đội aerobic của trường (chủ yếu là các nữ sinh từ lớp 3 - 5) để tham dự Hội khỏe Phù Đổng. Lợi dụng việc dạy aerobic phải xoa bóp để giảm căng cơ, Huyên đã cho các học sinh nữ vào phòng ngủ tại nhà riêng để tập, rồi thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn với 8 nữ học sinh của Trường Tiểu học số 1 Hòa Tân Tây. [33] . Nếu hành vi hiếp dâm không liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh thì không thuộc trường hợp này.
- Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm (điểm đ khoản 2 Điều 112): Người phạm tội Hiếp dâm trẻ em bị coi là tái phạm nguy hiểm nếu đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội Hiếp dâm trẻ em, hoặc đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội Hiếp dâm trẻ em. Đối với tội Hiếp dâm trẻ em cũng như đối với một số tội phạm khác, nếu thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nặng hơn trường hợp không phải tái phạm nguy hiểm.
Việc quy định phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là một tình tiết tăng nặng là hợp lý bởi lẽ tái phạm nguy hiểm chứng tỏ người phạm tội không chịu phục thiện, khó cải tạo, ngoan cố, lỳ lợm, cũng như thể hiện ý thức coi thường kỷ cương pháp luật, cần phải có thời gian cải tạo dài hơn mới có tác dụng giáo dục và phòng ngừa tội phạm.
Phạm tội Hiếp dâm trẻ em thuộc một trong các tình tiết: có tính chất loạn luân, làm nạn nhân có thai, gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%, đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh, tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2 Điều 112 BLHS có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù. Khung hình phạt này nhẹ hơn khung hình phạt được quy định trong Khoản 2 Điều 112a BLHS năm 1985.
2.2.3 Khung tăng nặng thứ hai: bị phạt tù từ 20 năm, chung thân, tử hình nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hiếp dâm trẻ em có tổ chức (điểm a khoản 3 Điều 112): Hiếp dâm trẻ em có tổ chức cũng giống như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, các dấu hiệu của phạm tội có tổ chức được quy định tại khoản 3 Điều 20 BLHS. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Phạm tội có tổ chức bao gồm nhiều người cùng tham gia trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Đối với tội Hiếp dâm trẻ em có tổ chức thì không nhất thiết tất cả những người tham gia đều phải có hành vi giao cấu với nạn nhân.
- Nhiều người hiếp một người (điểm b khoản 2 Điều 112): Theo hướng dẫn tại TTLT 01/1998 của TANDTC-VKSNTC-BNV ngày 02/01/1998 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của BLHS thì đây có thể coi là trường hợp đồng phạm giản đơn tức là có từ hai người trở lên đều có hành vi giao cấu trái ý muốn với nạn nhân là trẻ em, tức là tất cả đều là người thực hành. Khác với trường hợp hiếp dâm trẻ em có tổ chức (trong đó không nhất thiết tất cả những người tham gia đều có hành vi giao cấu), ở trường hợp nhiều người hiếp một người mà nạn nhân là trẻ em thì tất cả những người tham gia đều có hành vi giao cấu với người bị hại. Nếu phạm tội có tổ chức mà lại có hai người trở lên giao cấu với nạn nhân thì những người giao cấu với nạn nhân phạm tội với cả hai tình tiết là hiếp dâm trẻ em có tổ chức và nhiều người hiếp dâm một người mà nạn nhân là trẻ em, và hình phạt của họ sẽ nặng hơn những người đồng phạm khác nếu các tình tiết khác của vụ án là giống nhau.
- Phạm tội nhiều lần(điểm c Khoản 3 Điều 112 BLHS): Trường hợp này được hiểu là hiếp dâm trẻ em từ hai lần trở lên và trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu Trách nhiệm hình sự. Phạm tội nhiều lần ở đây không nhất thiết phải phạm tội đối với cùng một trẻ em mà có thể là nhiều trẻ em khác nhau, thậm chí là trong những vụ án khác nhau. Trường hợp nhiều lần hiếp dâm một người, nhưng chỉ có một lần nạn nhân dưới 16 tuổi còn các lần khác nạn nhân đã đủ 16 tuổi, thì có nhiều quan điểm xoay quanh việc truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội như thế nào.
Tác giả Đinh Văn Quế cho rằng, chỉ nên truy cứu Trách nhiệm hình sự người có hành vi hiếp dâm về một tội, còn cụ thể về tội nào thì cần phân biệt một số trường hợp sau: Nếu người phạm tội hiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tội hiếp dâm trẻ em trong bộ luật hình sự năm 1999.doc