MỤC LỤC
LỜI MỞĐẦU . 1
1. Đối tượng tìm hiểu đềtài . 2
2. Mục tiêu tìm hiểu đềtài . 2
3. Phạm vi tìm hiểu đềtài . 2
4. Phương pháp tìm hiểu đềtài . 2
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀLÝ LUẬN CƠ BẢN VỀQUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG VÀ PHÍ BVMT . 3
1.1. Quản lý môi trường . 3
1.1.1. Khái niệm môi trường . 3
1.1.2. Khái niệm quản lý môi trường . 3
1.1.3. Mục tiêu quản lý môi trường . 4
1.2. Tổng quan các công cụquản lý môi trường . 5
1.2.1. Khái niệm và phân loại công cụquản lý môi trường. 5
1.2.2. Các công cụluật pháp trong quản lý môi trường . 6
1.2.3. Các công cụkinh tếtrong quản lý môi trường . 9
1.3. Phí BVMT . 11
1.3.1. Khái niệm phí BVMT . 11
1.3.2. Căn cứthực hiện phí BVMT . 11
1.3.3. Tổng quan thực hiện phí bảo vệmôi trường ởmột sốquốc gia . 16
1.3.4. Các phương pháp tiếp cận tính phí nước thải . 24
1.3.5. Căn cứtính phí BVMT đối với nước thải . 28
1.3.5.1. Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải . 28
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH TÍNH PHÍ BVMT ỞVIỆT NAM . 31
2.1. Tính tất yếu của việc tính phí nước thải ởViệt Nam . 31
2.2. Phí BVMT đối với nước thải . 33
2.2.1. Phí BVMT đôi với nước thải công nghiệp . 33
2.2.2. Phí bảo vệmôi trường đối với nước thải sinh hoạt: . 38
2.3. Phí BVMT đối với chất thải rắn (rác thải) . 41
2.3.1. Đối tượng chịu phí BVMT đối với chất thải rắn . 41
2.3.2. Đối tượng nộp phí BVMT đối với chất thải rắn: . 41
2.3.3. Mức phí BVMT đối với chất thải rắn: . 42
2.4. Phí BVMT đối với khoáng sản . 43
2.4.1. Thuếtài nguyên . 43
2.3.2. Phí bảo vệmôi trường đối với khoáng sản . 45
2.4.3. Phân biệt nghĩa vụnộp thuếtài nguyên với nghĩa vụnộp phí bảo vệmôi
trường của chủthểkhai thác khoáng sản . 48
2.4.4. Mức thu, chếđộthu, nộp, quản lý và sửdụng phí bảo vệmôi trường đối với
khoáng sản. . 51
2.4.5. Điều khoản thi hành . 55
2.5. Phí BVMT đối với khí thải . 56
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG TRIỂN KHAI PHÍ BẢO VỆMÔI
TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH . 58
3.1. Đặc điểm của thành phốHồChí Minh . 58
3.1.1. Sơ lược đôi nét vềthành phốHồChí Minh . 58
3.1.2. Đặc điểm môi trường tại TP HCM: . 59
3.2. Mô hình quản lý phí bảo vệmôi trường tại thành phốHồChí Minh . 60
3.3. Phí nước thải áp dụng tại thành phốHồChí Minh . 61
3.3.1. Đối tượng áp dụng . 61
3.3.2. Mức thu phí, xác định sốphí phải nộp,thời điểm thu phí . 63
3.3.3. Kê khai, thẩm định và nộp phí . 67
3.3.4. Quản lý sửdụng tiền phí thu được. 69
3.3.5. Tổchức thực hiện . 71
3.3.6. Xửlý vi phạm . 73
3.4. Phí BVMT đối với chất thải rắn áp dụng tại TP-HCM . 84
3.4.1. Khái niệm vềQuản lý chất thải rắn, phí và phí vệsinh . 84
3.4.2. Phí BVMT đối với chất thải rắn tại TP.HCM . 84
3.5. Kết luận: . 89
3.6. Kiến nghị: . 90
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đảm
bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên có quy định khác với
quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định tại điều ước quốc tế đó.
2.3.3. Mức phí BVMT đối với chất thải rắn:
Mức thu phí BVMT đối với chất thải rắn được quy định như sau:
- Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh
doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: không quá 40.000 đồng/tấn.
- Đối với chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/tấn.
- Căn cứ quy định về mức thu phí tại Điều 5 Nghị định 175/2007/NĐ-CP về phí
BVMT với chất thải rắn và điều kiện thực tế về xử lý, tiêu huỷ chất thải rắn ở địa
phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ
thể mức thu phí BVMT áp dụng đối với từng loại chất thải rắn, ở từng địa bàn và
từng loại đối tượng nộp phí tại địa phương.
Phí BVMT đối với chất thải rắn là khoản thu ngân sách Nhà nước, được quản lý, sử
dụng như sau:
- Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải
chi phí cho việc thu phí theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số
57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 và khoản 5 Điều 1 Nghị định số
24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.
- Phần còn lại là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (một trăm phần
trăm) để chi dùng cho các nội dung sau đây:
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 43
· Chi phí cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, như: đốt,
khử khuẩn, trung hoá, trơ hoá, chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, đảm bảo có sự
kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình xử lý chất thải.
· Chi hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền,
phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phân loại chất thải rắn ngay
tại nguồn.
· Chi hỗ trợ đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn, sử
dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn.
- Đối tượng nộp phí có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí BVMT đối với chất
thải rắn cùng với phí vệ sinh cho đơn vị thu phí vệ sinh. Định kỳ hàng tháng hoặc
hàng quý, đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà
nước, sau khi đã trừ đi chi phí được để lại quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định
175/2007/NĐ-CP.
- Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn
vị thu phí phải thực hiện quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu
được trên địa bàn của năm trước với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về
quản lý thuế.
- Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý
và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn của đơn vị thu phí.
2.4. Phí BVMT đối với khoáng sản
2.4.1. Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên của tổ
chức, cá nhân. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là sự kiện pháp lý làm phát
sinh thuế tài nguyên (không phải hành vi sử dụng tài nguyên thiên nhiên). Việc thu
thuế tài nguyên hiện nay dựa trên cơ sở pháp lý là Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 44
1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6, Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 2008.
Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 sẽ hết hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2010
khi Luật Thuế tài nguyên có hiệu lực.
Theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên, phần lớn đối tượng chịu thuế tài nguyên là tài
nguyên khoáng sản, như: khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, dầu thô,
khí than, khí thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên và nước khoáng. Khi Luật Thuế tài
nguyên có hiệu lực thì các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có nghĩa vụ nộp
thuế tài nguyên phải quan tâm đến những vấn đề sau:
Thứ nhất, quy định về thuế suất: Có thể nói, thuế suất được xem như là “linh
hồn” của một sắc thuế. Việc xác định mức thuế suất như thế nào sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến số tiền nộp thuế của các chủ thể khai thác tài nguyên thiên nhiên nói chung
cũng như các chủ thể khai thác khoáng sản nói riêng. Biểu thuế suất này được quy
định trong Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 và Pháp lệnh số 07/2008/PL-
UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998. Trước
sự biến động của nền kinh tế, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh thuế tài
nguyên năm 1998 đã điều chỉnh khung thuế suất thuế tài nguyên nhằm góp phần
điều tiết kịp thời lợi nhuận của doanh nghiệp khai thác khoáng sản khi giá cả biến
động.
Có thể nói, trên thực tế, việc áp dụng mức thuế suất trong một biên độ rộng theo
quy định của Pháp lệnh năm 2008 là điều không đơn giản vì sự chênh lệch quá cao
giữa biểu thuế suất. Sự chênh lệch này sẽ làm khó cho cơ quan tính thuế khi nào thì
áp dụng mức thuế suất sàn và khi nào áp dụng mức thuế suất trần.
Nhằm tăng tính hiệu quả và hợp lý cho việc thu thuế tài nguyên, biểu thuế suất
trong Luật Thuế tài nguyên đã được thu hẹp lại biên độ bằng việc tăng mức sàn và
hạ mức trần. Việc điều chỉnh này hướng tới hầu hết tài nguyên thuộc nhóm khoáng
sản kim loại và một số tài nguyên quý hiếm khác. Chúng đều có mức thuế suất sàn
tăng vì đây là những tài nguyên không thể tái tạo, có giá trị lớn. Việc xác định biểu
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 45
thuế suất này vẫn nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời góp
phần nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên quốc gia từ phía các chủ thể tiến hành khai
thác.
Thứ hai, giá tính thuế: Giá tính thuế tài nguyên được quy định rõ hơn trong Luật
Thuế tài nguyên năm 2009 theo hướng “là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của
tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng” (Khoản 1 Điều 6)
chứ không chung chung như quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm
1998 là “tại nơi khai thác”. Quy định “tại nơi khai thác” theo Pháp lệnh năm 1998 là
tại tỉnh, huyện hay xã là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong quá trình thực hiện. Đối
với trường hợp tài nguyên khai thác chưa có giá bán thì Khoản 2 Điều 6 Luật Thuế
tài nguyên đưa ra nguyên tắc xác định giá bán cụ thể như sau: (i) giá bán thực tế
trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhưng không thấp
hơn giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định. Chúng tôi cho rằng, quy định này
nhằm giúp khống chế mức giá sàn của loại tài nguyên không được thấp hơn đơn giá
do Nhà nước quy định nhằm tránh trường hợp kê khai giá quá thấp để trốn thuế. (ii)
đối với tài nguyên khai thác chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định
theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai
thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định. Tuy nhiên,
theo chúng tôi, trên thực tế, việc xác định hàm lượng riêng của từng chất trong tài
nguyên rất phức tạp và đòi hỏi phải thông qua quy trình kỹ thuật và phải có chi phí
để xác định. Trong khi đó, cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật cũng như nguồn nhân
lực của cơ quan quản lý Nhà nước là cơ quan thuế và cơ quan tài nguyên - môi
trường để thực hiện việc phân tích, xác định hàm lượng chưa đảm bảo thì e rằng,
tính khả thi của quy định này sẽ không cao.
2.3.2. Phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản
Hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động vừa tác động trực tiếp đến nguồn tài
nguyên khoáng sản vì làm suy giảm trữ lượng tài nguyên vừa ảnh hưởng trực tiếp
nặng nề đến đất, nước, môi sinh, môi trường tại khu vực diễn ra hoạt động khai thác
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 46
khoáng sản. Đây chính là hoạt động làm phát sinh các tác động xấu đối với môi
trường. Chính vì vậy, chủ thể tiến hành khai thác khoáng sản trở thành đối tượng
nộp phí BVMT theo Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: “Tổ chức cá nhân
xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với
môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường”. Nhằm thể chế hóa quy định trên,
Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 về phí bảo vệ
môi trường đối với khai thác khoáng sản và Bộ Tài chính ban hành Thông tư số
67/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2008/NĐ-
CP của Chính phủ về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản. Liên quan đến phí
tài nguyên có những vấn đề sau:
Thứ nhất, đối tượng chịu phí. Theo Điều 2 Nghị định 63/2008/NĐ-CP thì, đối
tượng chịu phí BVMT đối với khai thác khoáng sản là: đá, fenspat, sỏi, cát, đất,
than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng than (ilemenit), các loại khoáng sản kim
loại, quặng apatit, dầu thô và khí thiên nhiên. Với quy định này, đối tượng chịu phí
đã được mở rộng hơn so với quy định tại Nghị định số 137/2005/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 09/11/2005 phí BVMT đối với khai thác khoáng sản (văn bản này đã được
thay thế bởi Nghị định 63/2008/NĐ-CP). Có thể nói, việc mở rộng đối tượng chịu
phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản như vậy đã bao quát
hết các loại khoáng sản đang được phép khai thác ở Việt Nam. Điều đó sẽ tạo sự
công bằng đối với tất cả các chủ thể tiến hành khai thác khoáng sản vì họ đều phải
thực hiện nghĩa vụ nộp phí tài nguyên.
Thứ hai, cách tính để thu phi ́: Theo Phần 1 Thông tư số 67/2008/TT-BTC của Bộ
Tài chính, cách tính để thu phí được quy định đơn giản, dễ dàng cho chủ thể tiến
hành khai thác khoáng sản có thể tự mình tính được số tiền phí phải nộp, cụ thể là:
số phí BVMT đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính dựa
vào số lượng từng loại khoáng sản khai thác (theo đơn vị tính là tấn hoặc m3) nhân
với mức thu tương ứng. Tuy nhiên, trong cách tính này có hai vấn đề sau cần làm
rõ:
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 47
- Có sự không tương đồng về đơn vị tính đối với đá làm vật liệu xây dựng thông
thường trong các văn bản pháp luật. Theo Điều 5 Luật Thuế tài nguyên thì chỉ có
đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho
mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét
khối (m3) hoặc lít (l) và trên thực tế áp dụng tại các cơ quan thuế thì đơn vị tính đối
với đá làm vật liệu xây dựng thông thường là tấn nhưng tại Điều 2 Nghị định
63/2008/NĐ-CP lại quy định đơn vị tính là m3. Sự không tương đồng này gây khó
khăn cho chủ thể tiến hành khai thác khoáng sản trong việc kê khai thuế tài nguyên
và phí bảo vệ môi trường, đồng thời cũng gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc
xác định mức thu thuế và phí. Vì vậy, cần phải rà soát lại các văn bản pháp luật có
liên quan về vấn đề này để thống nhất đơn vị tính đối với loại tài nguyên là đá xây
dựng.
- Trong trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàn tuyển, chế biến trước khi bán
ra, căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn
để quy định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm tiêu thụ ra số lượng
khoáng sản nguyên khai để làm căn cứ tính phí BVMT đối với từng loại khoáng sản
cho phù hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ quy đổi như thế nào thì pháp luật lại chưa quy định
về mặt nguyên tắc, điều này sẽ dẫn đến tình trạng mỗi địa phương làm một cách
khác nhau, không có sự thống nhất trên phạm vi cả nước. Nó cũng dẫn đến tình
trạng do không biết cách tính tỷ lệ quy đổi; từ đó để đơn giản hóa việc tính phí, cơ
quan thuế nhiều nơi sẽ thực hiện việc ấn định sản lượng từng loại khoáng sản khai
thác; và như vậy sẽ không xác định chính xác số phí phải thu, hoặc là thất thu tiền
phí hoặc là thu vượt mức. Vì vậy, Bộ Tài chính cần sớm ban hành văn bản hướng
dẫn cách tính tỷ lệ quy đổi.
Thứ ba, hiện nay, ngoài việc nộp phí BVMT theo quy định tại Nghị định
63/2008/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản còn phải nộp
phí BVMT đối với nước thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của
Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải. Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 48
BTC-BTNMT ngày 18/12 /2003 giữa Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và môi
trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 về phí
BVMT đối với nước thải quy định, một trong những đối tượng chịu phí BVMT đối
với nước thải công nghiệp là cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản. Như vậy, với
hành vi khai thác khoáng sản thì tổ chức, cá nhân phải đồng thời nộp hai loại phí.
Đây là hiện tượng “phí trùng phí”. Bởi vì, hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt
động ảnh hưởng trực tiếp nặng nề đến nguồn đất, nước, môi sinh, môi trường xung
quanh khu vực khai thác. Một trong những ảnh hưởng đó xuất phát từ hành vi xả
nước thải. Việc xả thải là một trong những công đoạn của quá trình khai thác
khoáng sản. Do đó, chủ thể khi được phép tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản
đã nộp phí BVMT theo Nghị định 63/2008/NĐ-CP nhằm mục đích: (i) phòng ngừa
và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động
khai thác khoáng sản; (ii) khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động
khai thác khoáng sản gây ra; (iii) giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ và tái tạo môi
trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản. Còn mục đích của phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải là dùng để đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy
tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương. Như vậy, phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải và phí BVMT đối với khai thác khoáng sản đều là khoản thu ngân
sách để lại cho địa phương nhằm sử dụng cho việc BVMT tại địa phương - nơi diễn
ra hoạt động khai thác khoáng sản. Qua đó, nếu chủ thể khai thác khoáng sản đã
phải nộp phí BVMT theo Nghị định 63/2008/NĐ-CP thì không cần phải nộp phí
bảo BVMT đối với nước thải.
2.4.3. Phân biệt nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên với nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi
trường của chủ thể khai thác khoáng sản
Việc áp dụng thuế và phí trong BVMT là những hình thức thể hiện của nguyên tắc
“người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thuế và phí đều là những nguồn thu phải nộp
vào ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, thuế tài nguyên và phí BVMT đối với hoạt
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 49
động khai thác khoáng sản là hai loại nghĩa vụ khác nhau mà chúng ta cần phải
phân biệt:
Thứ nhất, đặc điểm của thuế và phí không giống nhau. Thuế là khoản thu của ngân
sách Nhà nước, không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, còn phí lại mang tính
đối giá và hoàn trả trực tiếp. Có nghĩa là chủ thể đóng thuế không nhận lại một lợi
ích trực tiếp từ phía Nhà nước và không được hoàn lại một giá trị lợi ích nào đó
tương xứng với số tiền thuế mà họ đã nộp. Thuế tài nguyên cũng mang đặc điểm
này như các loại thuế khác. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh
phí và lệ phí năm 2001 thì “phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được
một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ…”. Như vậy, việc đóng phí của các tổ
chức, cá nhân chỉ phải thực hiện khi họ nhận được sự cung ứng một dịch vụ từ một
chủ thể khác. Tiền phí sẽ tương ứng với tính chất, mức độ của dịch vụ được cung
ứng. Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản mà các tổ chức, cá nhân khi được
phép khai thác phải nộp thực chất là số tiền họ phải đóng cho Nhà nước để nhận lấy
sự cung cấp dịch vụ từ phía Nhà nước, đó là những hoạt động nhằm bảo vệ và đầu
tư cho môi trường tại địa phương nơi diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản mà
đáng lẽ ra những hoạt động này phải do chính các chủ thể khai thác khoáng sản phải
thực hiện, nhưng Nhà nước đã đứng ra thực hiện thay cho họ.
Thứ hai, về chức năng, thuế tài nguyên là một trong những nguồn thu chung của
ngân sách Nhà nước để dùng cho các hoạt động điều tiết xã hội khác nhau, trong đó
có hoạt động BVMT. Còn phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là
nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu
tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản. Phí
BVMT đối với khai thác khoáng sản là nguồn tài chính được sử dụng với mục đích
nhằm bù đắp những thiệt hại, tổn thất và các tác động xấu do hoạt động khai thác
khoáng sản gây ra cho môi trường tại khu vực diễn ra hoạt động này.
Thứ ba, mặc dù hành vi khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân là sự kiện pháp
lý làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên và phí BVMT theo Nghị định
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 50
63/2008/NĐ-CP, nhưng cơ sở xác lập nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên dựa vào hành vi
khai thác khoáng sản là vì tài nguyên khoáng sản là tài sản của quốc gia, nên bất kỳ
chủ thể nào khi được Nhà nước trao quyền tác động vào nó thông qua hành vi khai
thác thì phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước, đó chính là thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Trong khi đó, phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản dựa trên những
tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường xung quanh tại khu vực diễn ra hoạt
động khai thác, nên các chủ thể tiến hành khai thác khoáng sản phải có nghĩa vụ
phục hồi lại môi trường cho cộng đồng.
Tóm lại, đối với các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản là họ được
Nhà nước trao quyền tác động vào môi trường thông qua hành vi khai thác khoáng
sản vì lợi ích riêng, trong khi hậu quả về môi trường mà cụ thể là sự cạn kiệt nguồn
tài nguyên khoáng sản cũng như sự ô nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác gây
ra thì cộng đồng xã hội phải gánh lấy; vì vậy, các chủ thể này phải có nghĩa vụ đối
với Nhà nước, với cộng đồng là điều tất yếu. Và cũng chỉ có những khoản tiền phải
đóng thông qua thuế, phí như vậy mới tác động đến ý thức bảo vệ tài nguyên, bảo
vệ môi trường từ các tổ chức, cá nhân một cách mạnh mẽ vì nếu không muốn nộp
tiền nhiều cho Nhà nước thì các chủ thể khai thác phải gìn giữ môi trường trong quá
trình khai thác hay khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên,
trên thực tế, việc thu thuế tài nguyên và phí BVMT liên quan đến hoạt động khai
thác khoáng sản còn nhiều vấn đề bất cập. Cho đến nay, còn nhiều địa phương chưa
triển khai việc thu phí BVMT đối với khai thác khoáng sản như TP.Hồ Chí Minh,
Hà Nội. Việc thu thuế tài nguyên bị thất thu ở nhiều nơi do sự buông lỏng trong
công tác quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước, sự thiếu phối hợp giữa cơ quan
quản lý chuyên môn trong lĩnh vực khoáng sản với cơ quan thuế. Thực trạng này
cần nhanh chóng khắc phục thì mới phát huy được hiệu quả trong việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính của các chủ thể khai thác khoáng sản, qua đó nâng cao trách
nhiệm BVMT và tài nguyên khoáng sản của tổ chức, cá nhân được phép khai thác
khoáng sản.
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 51
2.4.4. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối
với khoáng sản.
- Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được quy định như
sau:
1. Dầu thô: 100.000 đồng/tấn; khí thiên nhiên: 200 đồng/m3.
2. Đối với khoáng sản
Bảng 2.2. Mức thu phí BVMT đối với khoáng sản
STT Loại khoáng sản
Đơn vị
tính
Mức thu tối đa
(đồng)
1 Đá
A Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa...) m3 50.000
B
Quặng đá quý (kim cương, ru bi, saphia, emôrôt,
alexandrit, opan quý màu đen, a dit, rôđôlit,
pyrốp, berin, spinen, tôpaz, thạch anh tinh thể,
crizôlit, pan quý, birusa, nêfrit...)
Tấn 50.000
C Đá làm vật liệu xây dựng thông thường m3 1.000
D
Các loại đá khác (đá làm xi măng, khoáng chất
công nghiệp…)
m3 2.000
2 Fenspat m3 20.000
3 Sỏi, cuội, sạn m3 4.000
4 Cát
A Cát vàng (cát xây tô) m3 3.000
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 52
B Cát thuỷ tinh m3 5.000
C Các loại cát khác m3 2.000
5 Đất
A Đất sét, làm gạch, ngói m3 1.500
B Đất làm thạch cao m3 2.000
C Đất làm cao lanh m3 5.000
D Các loại đất khác m3 1.000
6 Than
A Than đá Tấn 6.000
B Than bùn Tấn 2.000
C Các loại than khác Tấn 4.000
7 Nước khoáng thiên nhiên m3 2.000
8 Sa khoáng titan (ilmenit) Tấn 50.000
9 Quặng apatít Tấn 3.000
10 Quặng khoáng sản kim loại
A Quặng mangan Tấn 30.000
B Quặng sắt Tấn 40.000
C Quặng chì Tấn 180.000
D Quặng kẽm Tấn 180.000
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 53
Đ Quặng đồng Tấn 35.000
E Quặng bô xít Tấn 30.000
G Quặng thiếc Tấn 180.000
H Quặng cromit Tấn 40.000
I Quặng khoáng sản kim loại khác Tấn 10.000
- Căn cứ mức thu phí quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 63/2008/NĐ-CP Hội
đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp
tỉnh) quyết định cụ thể mức thu phí BVMT đối với từng loại khoáng sản khai thác
cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
- Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản, không kể dầu thô và khí thiên nhiên là
khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu
tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, theo các
nội dung cụ thể sau đây:
· Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi
có hoạt động khai thác khoáng sản.
· Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản
gây ra.
· Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có
hoạt động khai thác khoáng sản.
- Phí BVMT đối với dầu thô và khí thiên nhiên là khoản thu ngân sách trung ương
hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường theo quy định
của Luật bảo vệ môi trường và Luật Ngân sách Nhà nước.
Nghĩa vụ của đối tượng nộp phí BVMT đối với khai thác khoáng sản.
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 54
- Đăng ký nộp phí với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý theo quy định trong thời gian
chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày được phép khai thác khoáng sản.
- Chấp hành đầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán theo quy định của Nhà
nước áp dụng đối với từng loại đối tượng.
- Kê khai số tiền phí BVMT đối với khai thác khoáng sản phải nộp hàng tháng với
cơ quan Thuế theo quy định và tự nộp tiền phí vào ngân sách Nhà nước tại Kho bạc
nơi khai thác khoáng sản theo đúng số liệu đã kê khai với cơ quan Thuế chậm nhất
là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo; trường hợp trong tháng không phát sinh phí
BVMT đối với khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vẫn
phải kê khai và nộp tờ khai nộp phí với cơ quan Thuế. Tổ chức, cá nhân khai thác
khoáng sản phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính chính
xác của việc kê khai.
- Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu,
giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước hoặc có sự thay đổi trong hoạt
động khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải kê khai số tiền phí
BVMT đối với khai thác khoáng sản phải nộp với cơ quan Thuế và tự nộp tiền phí
vào ngân sách Nhà nước tại Kho bạc nơi khai thác khoáng sản chậm nhất là ngày
thứ 45, kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, giao, bán, khoán,
cho thuê doanh nghiệp Nhà nước hoặc thay đổi hoạt động khai thác.
- Cung cấp tài liệu, sổ kế toán, chứng từ, hoá đơn và hồ sơ tài liệu khác có liên quan
đến việc tính và nộp phí BVMT đối với khai thác khoáng sản khi cơ quan Thuế tiến
hành kiểm tra, thanh tra hoặc khi phát hiện đối tượng nộp phí có dấu hiệu vi phạm
Nghị định 63/2008/NĐ-CP.
- Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính,
đối tượng nộp phí phải quyết toán việc nộp phí BVMT đối với khai thác khoáng sản
với cơ quan Thuế.
Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan Thuế và cơ quan quản lý Tài nguyên và Môi
trường.
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 55
- Cơ quan Thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
· Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện kê
khai, nộp phí theo quy định tại Nghị định 63/2008/NĐ-CP.
· Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp phí, quyết toán tiền phí BVMT đối với khai
thác khoáng sản, trường hợp đối tượng nộp phí chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy
đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán thì cơ quan Thuế phối hợp với cơ quan chức
năng ở địa phương, căn cứ vào tình hình khai thác khoáng sản của từng đối tượng nộp
phí để ấn định số lượng khoáng sản khai thác và xác định số phí phải nộp theo quy định
tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PHAM ANH BAO.pdf