Khóa luận Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Nghệ An

Trong một vụ đồng phạm những người tham gia tuy phạm cùng một tội nhưng tính chất và mức độ tham gia của mỗi người là khác nhau. Cho nên khi xác định TNHS của những người đồng phạm, xem xét mức độ và tính chất tham gia của mỗi người. Tính chất tham gia của những người đồng phạm thể hiện vai trò của họ trong đồng phạm và việc thực hiện tội phạm. Mức độ tham gia càng nhiều thì hậu quả nguy hại cho xã hội càng cao. Do đó, TNHS phải tương xứng với mức độ tham gia của mỗi người đồng phạm

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tội vì hoàn cảnh khó khăn mà không phải do mình tự gây ra. Hành vi của người tổ chức, xúi giục hay giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm nhưng vẫn phải chịu TNHS. Sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người đồng phạm này không loại trừ TNHS của những người đồng phạm khác. Trở lại ví dụ trên ta thấy: Hải và Dũng đã tham gia thực hiện hành vi đâm anh Chỉnh nhưng không thành. Khi bọn chúng thực hiện lại lần thứ hai, Hải và Dũng đã chủ động không tham gia nữa. Hải và Dũng được miễn TNHS về tội định phạm, còn Công, Hợp, Xuân vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình. 2.1.3 Nguyên tắc cá thể hoá TNHS của những người đồng phạm. Trong một vụ đồng phạm những người tham gia tuy phạm cùng một tội nhưng tính chất và mức độ tham gia của mỗi người là khác nhau. Cho nên khi xác định TNHS của những người đồng phạm, xem xét mức độ và tính chất tham gia của mỗi người. Tính chất tham gia của những người đồng phạm thể hiện vai trò của họ trong đồng phạm và việc thực hiện tội phạm. Mức độ tham gia càng nhiều thì hậu quả nguy hại cho xã hội càng cao. Do đó, TNHS phải tương xứng với mức độ tham gia của mỗi người đồng phạm. Ví dụ: Nội dung vụ án theo bản cáo trạng của Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Nghệ An: Khoảng 16 giờ ngày 04/5/2008 có hai thanh niên không rõ tên, địa chỉ, đi xe mô tô đến nhà Hà Văn Đại hỏi mua hêrôin, sau khi biết cần mua khoảng 01 cây hêrôin (01 chỉ herôin tương đương với 3,5 gam, 01 cây hêrôin tương đương với 35 gam) , Đại nói “để tìm hàng đã” và hẹn hai người đó khoảng 18 giờ quay lại. Sau đó Đại đến nhà Hà Văn Tuân, nói với Tuân là có khách cần mua 01 cây hêrôin, giá từ 16 đến 17 triệu đồng nhưng Đại mới chỉ có 02 chỉ. Tuân bảo Đại cứ về lúc nào lấy được hàng Tuân sẽ mang đến. Đại về thì Tuân gọi điên thoại cho Quang Văn Sơn lên nhà để gặp Tuân. Đến khoảng 18 giờ cùng ngày thì Sơn đến gặp Tuân, Tuân hỏi có hôrôin bán không, Sơn bảo hiện có 08 chỉ. Tuân bảo Sơn quay về nhà lấy để kịp giao cho khách. Sau đó cả hai đi xe máy về nhà Sơn lấy gói hêrôin rồi cùng nhau đến nhà Hà Văn Đại. Sơn đợi ở cổng nhà Đại, Tuân đưa gói hêrôin vào nhà Đại thấy hai người khách đang chờ, Tuân giao gói hêrôin cho Đại và nói: “gói này đúng 8 chỉ”, Đại mở gói hêrôin của Tuân để chung vào gói của mình rồi gọi khách vào buồng cân thử thấy đúng một cây. Sau đó Đại gói lại bỏ vào túi ni lông có gạo để dấu. Người mua yêu cầu Đại đưa hêrôin ra khu vực Đập tràn xã Mường nọc, Đại đồng ý nên Đại đi cùng hai người khách, còn Tuân ở nhà Đại để lấy tiền. Khi Đại và người mua trao đổi với nhau thì bị tổ công tác Phòng cảnh sát Điều tra tội phạm ma tuý công an tỉnh Nghệ An và Hải quan Nghệ An bắt quả tang. Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An nhận định: “Các bị cáo Hà Văn Đại, Hà Văn Tuân đã bán hêrôin cho hai người thanh niên không quen biết vào khoảng 19giờ 30 phút ngày 04/05/2008, việc giao dịch với người khách ở Đập Tràn, Xã Mường Nọc do Hà Văn Đại trực tiếp thực hiện. Trọng lượng hêrôin của Tuân và Sơn là 28,648 gam, của Đại là 7,162 gam. Tổng trọng lượng là 35,810 gam. Hành vi của Hà Văn Đại, Hà Văn Tuân, Quang Văn Sơn đã cấu thành tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”. Bị cáo Đại vi phạm điểm b (phạm tội nhiều lần) khoản 3 Điều 194, bị cáo Tuân, Sơn vi phạm điểm h (có trọng lượng lớn từ 5 gam đến 30 gam ) khoản 2 Điều 194 BLHS 1999. Xét vị trí vai trò của từng bị cáo, mức độ đóng góp hành vi của mỗi người vào vụ đồng phạm thấy Hà Văn Đại là người đứng đầu trong vụ án vì vừa là người khởi xướng thu gom hêrôin và là người tích cực thực hiện tội phạm. Tuân là người không có hêrôin nhưng khi Đại đặt vấn đề là tích cực tìm hàng, Sơn là người có hàng (với khối lượng lớn) cung cấp để cùng Tuân đem bán cho người mua hàng. Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An đã quyết định: Tuyên bố các bị cáo Hà Văn Đại, Hà Văn Tuân, Quang Văn Sơn phạm tội: “Mua bán trái phép chất ma tuý” Áp dụng điểm b khoản 3 Điều 194, Điểm p khoản 1 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS, xử phạt: Bị cáo Hà Văn Đại 16 (mười sáu) năm tù. Áp dụng điểm h khoản 2 Điều 194, điểm p, q khoản 1 Điều 46 BLHS, xử phạt: Bị cáo Hà Văn Tuân 9 (chín) năm tù. Áp dụng điểm h khoản 2 Điều 194, điểm p điều 46 BLHS, xử phạt bị cáo Quang Văn Sơn mười một năm tù. Nguyên tắc này còn thể hiện ở khoản 2 Điều 3 BLHS 1999:“Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng…”. Nó được thể hiện đặc biệt rõ nét trong đường lối xét xử vụ đồng phạm các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia. Bởi vì trong các vụ án này bên cạnh những tên cầm đầu, chủ mưu, những tên hoạt động đắc lực, có ý thức phạm tội sâu sắc còn một số khá đông đã phạm tội do bị lừa phỉnh, bị ép buộc. Chính sách nghiêm trị, kết hợp với khoan hồng cũng được thể hiện rõ nét trong vụ đồng phạm các tội khác, nếu trong vụ đồng phạm có sự phân hoá rõ rệt hai loại người: Một bên là những tên cầm đầu thuộc phần tử xấu và một bên là những tên nhất thời phạm pháp. Như vậy nguyên tắc xác định TNHS thể hiện rõ đường lối xử lý của Đảng và Nhà nước ta đối với tội phạm nói chung và từng người đồng phạm nói riêng. Đây sẽ là cơ sở đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, giúp cơ quan Tòa án đưa ra quyết định xử phạt phù hợp với hành vi phạm tội đã được thực hiện trên thực tế. 2.2 Một số vấn đề khác liên quan đến TNHS của những người đồng phạm. 2.2.1 Vấn đề chủ thể đặc biệt trong đồng phạm . CTTP của tất cả các tội phạm đều đòi hỏi chủ thể phải có hai dấu hiệu là có NLTNHS và độ tuổi chịu TNHS. Có một số trường hợp CTTP đòi hỏi chủ thể phải có thêm dấu hiệu đặc biệt khác, vì chỉ có dấu hiệu này mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội mà CTTP đó phản ánh. Chủ thể đòi hỏi phải có thêm dấu hiệu đặc biệt như vậy được gọi là chủ thể đặc biệt. Các đặc điểm (dấu hiệu) của chủ thể đặc biệt có liên quan đến độ tuổi, giới tính, quan hệ gia đình hay nhân khẩu học. Ví dụ: Giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS 1999); Tội loạn luân (Điều 158 BLHS 1999); các đặc điểm (dấu hiệu) có liên quan đến nghề nghiệp, vị trí công tác của một người. Ví dụ: Tội làm nhục, hành hung đồng đội (Điều 321 BLHS 1999); các đặc điểm (dấu hiệu) có liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm mà Nhà nước xác định với một số người nhất định.Ví dụ: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 259 BLHS 1999); Tội không chấp hành bản án (Điều 223 BLHS 1999); các đặc điểm có liên quan đến chức vụ, quyền hạn. Ví dụ: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 BLHS 1999) Đối với chủ thể đặc biệt trong đồng phạm, theo Giáo trình Luật hình sự của Trường Đại Học Luật Hà Nội: “Đối với những tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt chỉ cần người thực hành có những đặc điểm của chủ thể đặc biệt”[9,143]. Như vậy, trường hợp đồng phạm một tội mà luật hình sự quy định có chủ thể đặc biệt thì it nhất (và là bắt buộc) người thực hành (người trực tiếp thực hiện tội phạm) phải thoả mãn điều kiện của chủ thể đặc biệt, những người đồng phạm khác không nhất thiết phải thỏa mãn dấu hiệu đặc biệt. Ví dụ: Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 278 BLHS 1999: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mình có trách nhiệm quản lý…”.Theo đó, tội tham ô tài sản xảy ra khi và chỉ khi đòi hỏi duy nhất và dứt khoát chủ thể - người thực hành phải là “chủ thể đặc biệt - người có chức vụ, quyền hạn” còn những loại người đồng phạm khác (người tổ chức, người giúp sức và người xúi giục) không nhất thiết và không cần phải là người có chức vụ, quyền hạn [19, 39] Ví dụ: A làm việc nội trợ trong gia đình, là vợ của B, B là thủ trưởng cơ quan - người có chức vụ, quyền hạn, A đã chủ mưu, chủ động về mặt tinh thần động viên, bàn bạc, hướng dẫn và chỉ đạo B tiến hành sửa chữa, thêm bớt sổ sách giấy tờ…để rút chênh lệch nhằm tham ô tài sản do B có trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp này, B phạm tội tham ô tài sản với vai trò người thực hành, còn A phạm tội tham ô tài sản với tư cách là người tổ chức (cụ thể là người chủ mưu) trong đồng phạm . 2.2.2 Vấn đề xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm. Luật hình sự Việt Nam hiện hành chưa có điều luật nào trực tiếp quy định về các giai đoạn thực hiện hành vi đồng phạm. Trên thực tế chúng ta chỉ có thể dựa vào những quy định của pháp luật về các trường hợp phạm tội riêng lẻ để xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm. Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý bao gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Hành vi đồng phạm thường được diễn ra theo một quá trình. Bởi có nhiều người tham gia, trên thực tế có thể có trường hợp vì lý do khách quan nào đó mà một hoặc một số người đồng phạm không thực hiện được đến cùng hành vi tham gia của mình, nghĩa là hành vi của họ bị dừng lại khi hành vi đồng phạm chưa hoàn thành về mặt pháp lý. Việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm chủ yếu dựa vào mức độ thực hiện tội phạm của người thực hành nghĩa là: “Nếu những người đồng phạm không thực hiện tội phạm được đến cùng do những nguyên nhân khách quan thì người thực hành thực hiện đến giai đoạn nào, họ phải chịu TNHS đến giai đoạn đó” [ 9, 143]. Bởi vì người thực hành luôn giữ vai trò trung tâm trong vụ đồng phạm. Hành vi và mức độ thực hiện tội phạm của người thực hành là cơ sở phân định giai đoạn phạm tội trong trường hợp đồng phạm. Trong trường hợp tất cả những người đồng phạm đều là người thực hành (đồng phạm giản đơn), hành vi khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể không phải do một người mà do nhiều người cố ý cùng thực hiện. Hành vi của những người đồng thực hành tuy có thể khác nhau, thoả mãn một phần hoặc tất cả các dấu hiệu hành vi khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể nhưng đều là một phần của quá trình thống nhất. Do bản chất của hành vi đồng thực hành như vậy nên trong trường hợp đồng phạm giản đơn việc xác định giai đoạn thực hiện hành vi thực hành hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ thực hiện tội phạm chung. Tội phạm chung do nguyên nhân khách quan bị dừng lại ở giai đoạn nào thì hành vi phạm tội của tất cả những người tham gia cũng được xác định ở giai đoạn đó. Ví dụ: Hạ Chơ Pó và Lầu Bá Nênh nhiều lần vượt biên từ Lào sang Việt Nam chơi nên bọn chúng biết được tại khu vực biên giới có nhiều người mua bán Hêrôin. Tháng 5/2007 Hạ Chơ Pó bàn với Lầu Bá Nênh mua thuốc Paracêtamol làm giả Hêrôin mang sang Việt Nam bán, được Nênh đồng ý. Hạ Chơ Pó đã đi mua 200 vỉ Paracêtamol về nhà giã nhỏ và dùng kích ép lại thành 02 bánh Hêrôin giả. Sau khi chuẩn bị được hàng, ngày 24/7/2007 Hạ Chơ Pó và Lầu bá Nênh sang Việt Nam và tại rẫy nhà ông Và Chá Xừ bọn chúng gạ bán 02 bánh Hêrôin giả đó cho ông Xừ và được sự đồng ý của ông Xừ, ngày 29/6/2007 Hạ Chơ Pó cùng Lầu Bá Nênh đưa 02 bánh Hêrôin giả từ Lào sang Việt Nam đi đến nhà rẫy ông Và Chá Xừ với thủ đoạn gạ bán cho ông Xừ. Để tạo niềm tin cho ông Xừ, Pó và Nênh đã đưa cho ông Xừ sờ trực tiếp vào 02 bánh Hêrôin giả, lấy dao chích ra một ít đốt thử và thừa nhận thuốc tốt, đề nghị ông Xừ dùng thử, khi ông Xừ đang lưỡng lự chưa có tiền thì bon chúng lại chấp nhận đề nghị ông Xừ đưa cho chúng 10.000.000 VNĐ để bọn chúng giao lại 02 bánh Hêrôin giả cho ông Xừ. Sau này nếu ông Xừ bán được thì hai bên thanh toán lại cho nhau theo giá hai bên thoả thuận (5.000 USD/01 bánh). Ông Xừ đồng ý bảo để điện cho con ở Malaixia gửi tiền về. Pó và Nênh cất hai bánh Hêrôin vào túi chờ tại rẫy nhà ông Xừ. Đến 0 giờ 15 phút ngày 01/7/2007 thì bị lực lượng tuần tra của Bộ đội biên phòng Nghệ An kiểm tra và bắt giữ Hạ Chơ Pó và Lầu Bá Nênh thu giữ 02 bánh Hêrôin, 01 cân tiểu ly và một con dao nhíp. Trường hợp này hành vi của Pó và Nênh chỉ dừng lại ở giai đoạn phạm tội chưa đạt và như vậy cả Hạ Chơ Pó và Lầu Bá Nênh cùng phải chịu TNHS về tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Việc xác định tội phạm hoàn thành hay phạm tội chưa đạt là cơ sở để xác định TNHS cho những người đồng phạm được chính xác. Nếu coi hành vi của người thực hành có vai trò trung tâm tuyệt đối thì sẽ không thấy được vai trò củ những người đồng phạm khác bởi vì có một số trường hợp mặc dù hành vi của người thực hành chưa thoả mãn hết dấu hiệu của một CTTP cụ thể nào đó. Tuy nhiên, trong trường hợp hành vi của những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đã hoàn thành và hành vi phạm tội của từng người đồng phạm dừng lại ở các giai đoạn khác nhau thì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội là khác nhau. Như vậy, nếu hành vi của những người đồng phạm khác chỉ bị truy cứu ở giai đoạn phạm tội chưa đạt là không phản ánh chính xác tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mỗi người. Trong trường hợp người bị xúi giục không nghe theo, sự xúi giục không có kết quả thì chỉ riêng người xúi giục phải chịu TNHS về tội đã xúi giục. Trên thực tế, hành vi xúi giục chưa thành có thể biểu hiện dưới các dạng: hành vi xúi giục không thành, tức là sự xúi giục không mang lại kết quả, người bị xúi giục không nghe theo sự xúi giục như không đi đến quyết định thực hiện tội phạm hoặc thực hiện tội phạm khác so với sự xúi giục; chưa thực hiện được trọn vẹn (theo ý tưởng của người xúi giục) hành vi tác động như đang thực hiện hành vi tác động thì bị dừng lại; hành vi tác động đã được thực hiện nhưng sự tác động chưa đến với người tác động như gửi thư với nội dung thúc đẩy thực hiện tội phạm nhưng vì lý do nào đó bức thư chưa đến tay người bị tác động. Nếu sự xúi giục không có kết quả thì cần phải có sự cân nhắc rõ ràng vì ở đây chưa có sự tiếp nhận ý chí giữa người xúi giục và người bị xúi giục, người xúi giục chưa đạt được mục đích của mình. Vì vậy, trong trường hợp này, TNHS phải xem xét giảm nhẹ so với trường hợp người xúi giục đã thúc đẩy người thực hành thực hiện tội phạm. Ví dụ: A và B cùng vào nhà H để lấy trộm tiền. Vào nhà H, thấy vợ H đang ngủ ở nhà một mình A đã bảo B lại giật dây chuyền ở cổ vợ H nhưng B không làm. Ở đây hành vi xúi giục của A không đạt được mục đích nên được xem xét giảm nhẹ TNHS. Nếu một người mong muốn giúp người khác thực hiện tội phạm nhưng người thực hành không thực hiện tội phạm đó hoặc không sử dụng sự giúp sức thì người giúp sức phải chịu TNHS về tội định giúp sức. “Hành vi giúp sức chưa thành là trường hợp người giúp sức đã bắt đầu thực hiện hành vi giúp sức nhưng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người giúp sức mà sự giúp sức đó chưa có tác động tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm của người khác” [16, 33] Ví dụ: B biết A có ý định trộm cắp tài sản củ công ty, B đã hứa sẽ vận chuyển giúp A mà không lấy tiền công. Đến khoảng 23 giờ 30 phút, B đánh xe trước cổng công ty. A vì lo lắng sợ bị phát hiện nên đã không thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nữa. Trong trường hợp này A đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Còn B với vai trò là người giúp sức phải chịu TNHS về tội trộm cắp tái sản (Điều 138 BLHS 1999) Như vậy, việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm của mỗi loại người trong đồng phạm là cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện nguyên tắc xác định TNHS của những người đồng phạm, đảm bảo nguyên tắc những người đồng phạm chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm. 2.2.3 Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm. Điều 19 BLHS 1999 quy định: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản”. Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được đặt ra khi trường hợp những người đồng phạm chưa thoả mãn một CTTP cụ thể. Khi có sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của một người hay một số người thì việc miễn TNHS chỉ được áp dụng đối với bản thân người đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Đối với người thực hành, vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giống với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Người thực hành được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Ví dụ: A vì có thù tức với B nên đã rủ C và Đ đành B. A cùng C và Đ lập kế hoạch để dạy cho B một bài học. A theo dõi hoạt động đi lại của B, còn C và Đ tìm dao, côn để thực hiện hành vi theo kế hoạch. Sau một thời gian theo dõi B, A thấy B là người con duy nhất trong gia đình chỉ có hai mẹ con người mẹ già ốm, nếu B bị tàn phế thì mẹ B sẽ không có người chăm sóc. A từ bỏ ý định đánh B, đồng thời bàn bạc với C và Đ từ bỏ ý định đánh B. Cả bọn nghe theo A. Trong trường hợp này hành vi của A được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Hoạt động lập kế hoạch, theo dõi hoạt động đi lại, chuẩn bị công cụ đã làm xong, chưa có ai biết được ý định phạm tội của A, C, Đ và cũng không có gì cản trở A, C, Đ thực hiện hành vi gây thương tích cho B. Song A và đồng bọn đã không đánh B nữa do đó A và đồng bọn được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm là tội cố ý gây thương tích cho người khác. Nếu trong vụ đồng phạm có nhiều người thực hành thì hành vi phạm tội của từng người có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định thời điểm được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải căn cứ vào hành vi thực tế của mỗi người đồng phạm. Trong trường hợp tổng hợp hành vi phạm tội của tất cả những người đồng phạm đã thoả mãn đầy đủ dấu hiệu của một CTTP cụ thể thì vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không được đặt ra. Trong số những người đồng thực hành đó nếu có một hoặc một số người thôi không thực hiện tội phạm nữa thì cũng được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Đối với người đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội yêu cầu họ phải có những hành động tích cực nhằm ngăn chặn việc thực hiện tội phạm hoặc ít nhất phải hạn chế hậu quả xảy ra. Đối với người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức thì vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có nhiều điểm khác so với người thực hành, quá trình thực hiện tội phạm họ không tự mình mà phải thông qua người thực hành để thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Hoạt động của họ luôn là tiền đề, là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động phạm tội của người thực hành. Những người này có thể từ bỏ ý định phạm tội trong khi người thực hành vẫn thực hiện tội phạm đến cùng theo kế hoạch đã vạch ra. Chính vì thế người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức chỉ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thoả mãn hai điều kiện: Thứ nhất, họ phải chấm dứt việc phạm tội trước khi người thực hành thực hiện tội phạm. Thứ hai: họ phải có những hành động tích cực làm mất tác dụng của những hành vi trước đó của mình để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm. Như vậy có thể nói việc phân hóa trách nhiệm hình sự đã góp phần tạo ra đường lối xử lý đối với các trường hợp phạm tội khác nhau, đối với các nhóm chủ thể thực hiện tội phạm khác nhau và là cơ sở để tiến hành cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong áp dụng pháp luật hình sự. Khi tiến hành cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong các trường hợp có đồng phạm tham gia người áp dụng pháp luật cần phải sử dụng các quy phạm pháp luật đã được xây dựng theo nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự để giải quyết trách nhiệm hình sự cho từng trường hợp phạm tội cụ thể. CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN ĐỒNG PHẠM TẠI ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008 3.1 Tình hình tội phạm đồng phạm trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2005 đến 2008 3.1.1 Thực trạng của tình hình tội phạm đồng phạm. Tìm hiểu về diễn biến của tình hình tội phạm nói chung và tội phạm hoạt động dưới hình thức đồng phạm nói riêng trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong 4 năm từ 2005 dến 2008 cho ta một bảng thống kê như sau: Bảng 3.1: Tương quan về tội phạm đồng phạm với tổng số tội phạm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Năm Tổng số vụ án HS đã thụ lý và giải quyết Tổng số vụ án HS có đồng phạm tham gia Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Tỷ lệ % Số bị cáo Tỷ lệ % 2005 1733 2821 382 22,04 1480 52,46 2006 2050 3372 489 23,85 1811 53,71 2007 2201 3919 553 25,13 2271 57,95 2008 2284 4011 647 28,33 2374 59,19 * Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. Theo bảng thống kê trên thì trong giai đoạn từ 2005 đến 2008 Toà án nhân dân toàn tỉnh Nghệ an đã thụ lý và giải quyết 8268 vụ án hình sự và đưa ra xét xử 14.123 bị cáo. Trong đó có 2071 vụ án hình sự có đồng phạm tham gia chiếm 25,05 % tổng số vụ án hình sự được giải quyết và 7936 bị cáo chiếm 56,19 % số bị cáo bị đưa ra xét xử cụ thể qua hàng năm như sau: + Năm 2005 Toà án đã thụ lý và đưa ra xét xử 382 vụ án hình sự có đồng phạm tham gia, chiếm 22,04 % trong tổng số 1733 vụ án hình sự được đưa ra xét xử với 1480 bị cáo, chiếm 52,46 % trong tổng số bị cáo 2821 bị đưa ra xét xử. + Năm 2006 Toà án đã thụ lý và đưa ra xét xử 489 vụ án hình sự có đồng phạm tham gia, chiếm 23,85 % trong tổng số 2050 vụ án hình sự được đưa ra xét xử với 1811 bị cáo, chiếm 53,71 % trong tổng số 3372 bị cáo bị đưa ra xét xử. Tăng 107 vụ án và 331 bị cáo so với năm 2005. + Năm 2007 Toà án đã thụ lý và đưa ra xét xử 553 vụ án hình sự có đồng phạm tham gia, chiếm 25,12 % trong tổng số 2201 vụ án hình sự được đưa ra xét xử với 2271 bị cáo, chiếm 57,95 % trong tổng số 3919 bị cáo bị đưa ra xét xử. Tăng 64 vụ án và 791 bị cáo so với năm 2006. Số vụ án chỉ tăng 64 vụ nhưng số bị cáo lại tăng lên rất nhiều, tăng 791 bị cáo. Thể hiện số bị cáo tham gia trong vụ đồng phạm tăng. + Năm 2008 Toà án đã thụ lý và đưa ra xét xử 647 vụ án hình sự có đồng phạm tham gia, chiếm 28,33 % trong tổng số 2284 vụ án hình sự được đưa ra xét xử với 2374 bị cáo, chiếm 59,19 % trong tổng số 4011 bị cáo bị đưa ra xét xử. Tăng 94 vụ án và 103 bị cáo. Số vụ án tăng lên 94 nhiều nhưng số bị cáo chỉ tăng lên 103 bị cáo chứng tỏ số đồng phạm tham gia trong một vụ án có giảm hơn. Với tỉ lệ trên cho chúng ta thấy số vụ án có đồng phạm tham gia và số bị cáo của tỉnh Nghệ An tăng lên hàng năm rất cao thể hiện tính chất phức tạp và nguy hiểm cho xã hội do tội phạm này gây ra ngày càng nghiêm trọng. 3.1.2. Cơ cấu về loại tội của đồng phạm. Số liệu phản ánh tình hình xét xử các vụ án đồng phạm trên địa bàn Nghệ An cho thấy loại tội thực hiện dưới hình thức đồng phạm cũng rất đa dạng, ở rất nhiều loại tội khác nhau. Thể hiện ở bảng thống kê sau: Bảng 3.2 Tương quan về loại tội của đồng phạm. Tội Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vụ án đồng phạm Bị cáo Vụ án đồng phạm Bị cáo Vụ án đồng phạm Bị cáo Vụ án đồng phạm Bị cáo Ma tuý 145 324 181 395 187 402 184 414 Cố ý gây thương tích 28 109 32 117 39 145 35 123 Cướp giật tài sản 79 216 75 237 64 145 Tham nhũng 7 17 7 20 8 19 Giết người 9 23 9 38 23 51 25 57 Tội khác 193 1007 188 1045 222 1416 331 1616 * Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. Nhìn vào bảng thống kê chúng ta có thể thấy loại tội phạm có đồng phạm tham gia nhiều nhất là tội phạm ma tuý kể cả số vụ án và bị cáo và tăng lên hàng năm. * Về án ma túy: Trong bốn năm toà án đã đưa ra xét xử 608 vụ án ma tuý có đồng phạm tham gia, chiếm 21,6% trong tổng số 2814 vụ án ma tuý đã đưa ra xét xử và 3654 bị cáo là đồng phạm trong tổng số 7936 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội ma tuý chiếm 46,04%. + Năm 2005 có 145 vụ án ma tuý có đồng phạm tham gia, chiếm 37,96 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia và có 324 bị cáo là đồng phạm về tội ma tuý, chiếm 21,9 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. + Năm 2006 có 181 vụ án ma tuý có đồng phạm tham gia, chiếm 37,01 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia và 395 bị cáo là đồng phạm về tội ma tuý, chiếm 21,8 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. Tăng 36 vụ án và 71 bị cáo so với năm 2005. + Năm 2007 có 187 vụ án ma tuý có đồng phạm tham gia, chiếm 33,82 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia và 402 bị cáo là đồng phạm về tội ma tuý, chiếm 28,39 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. Tăng 6 vụ án và 7 bị cáo so với năm 2006. + Năm 2008 có 184 vụ án ma tuý có đồng phạm tham gia, chiếm 28,44 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia và 414 bị cáo là đồng phạm về tội ma tuý, chiếm 17,44 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. Giảm 3 vụ án so với năm 2007 và tăng 12 bị cáo. Số vụ án có giảm nhưng só bị cáo tăng chứng tỏ đồng phạm của một vụ án tăng hơn trước. * Về án cướp giật tài sản: Số vụ án có đồng phạm tham gia và số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội cướp giật tài sản cũng chiếm tỉ lệ cao trong số các tội phạm có đồng phạm. Tác giả chỉ có được số liệu thống kê về tội cướp giật tài sản của 3 năm từ 2006 đến 2008. Trong 3 năm từ 2006 tới 2008 có 218 vụ án về tội cướp giật tài sản có đồng phạm, chiếm 12,91 % tổng số vụ án có đồng phạm tham gia trong 3 năm và 598 bị cáo chiếm 9,27 % tổng số bị cáo là đồng phạm trong 3 năm. + Năm 2006 có 79 vụ cướp giật tài sản có đồng phạm, chiếm 16,15 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia với 216 bị cáo, chiếm 11,93 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. + Năm 2007 có 75 vụ cướp giật tài sản có đồng phạm, chiếm 13,56 % trong tổng số vụ án có đồng phạm tham gia với 237 bị cáo, chiếm 10,44 % trong tổng số bị cáo đồng phạm của năm. Số vụ án giảm (4 vụ án) nhưng số bị cáo tăng so với năm 2006 là 21 bị cáo. Chứng tỏ đồng phạm trong 1 vụ án ngày càng tăng. + Năm 2008 có 64 vụ cướp giật tài sản có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docđồng phạm.doc
Tài liệu liên quan