MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN .
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . ii
MỤC LỤC . iii
MỞ ĐẦU . 1
CHưƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP LÃI SUẤT TRONG HỢP
ĐỒNG TÍN DỤNG . 6
1.1 Khái quát về hợp đồng tín dụng . 6
1.1.1 Khái niệm . 6
1.1.2 Đặc điểm . 7
1.2 Lãi suất . 8
1.2.1 Khái niệm . 8
1.2.2 Phân loại lãi suất . 10
1.2.3 Vai trò của lãi suất . 14
1.3 Cơ chế điều hành lãi suất trong hoạt động cho vay của NHNN . 14
1.3.1 Thời kì thực thi cơ chế quản lí nền kinh tế theo phương thức quản lí kế
hoạch hóa tập trung (từ năm 1982 đến năm 1988) . 14
1.3.2 Thời kì nền kinh tế bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của Nhà nước (từ năm 1988
đến nay) . 15
1.3.3 Tác động của lãi suất cho vay dưới sự điều hành của NHNN đến các
TCTD và người đi vay . 18
1.4 Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng. 20
1.4.1 Khái niệm . 20
1.4.2 Đặc điểm của tranh chấp về lãi suất cho vay . 20
1.4.3 Nguyên nhân và nội dung thường xảy ra trong tranh chấp về lãi suất . 22
1.4.4 Cơ chế giải quyết tranh chấp trong HĐTD . 23
1.4.5 Hậu quả của tranh chấp phát sinh từ HĐTD . 24
Tổng kết chương 1 . 25
CHưƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ TRANH CHẤP LÃI SUẤT
TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC . 26
2.1 Những vấn đề thực tiễn về tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng . 26
2.1.1 Thỏa thuận thay đổi lãi suất khi thời hạn chưa kết thúc . 27
2.1.2 Lãi suất trong hạn và cách tính lãi trong hạn . 32
2.1.3 Lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá hạn . 37
2.2 Giải pháp khắc phục . 42
2.2.1 Thống nhất quy định về lãi suất đối với khoản nợ quá hạn . 42
2.2.2 Hướng dẫn cụ thể về cách thức xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lãi
suất . 44
2.2.3 Quy định thống nhất về chế tài phạt chậm trả . 45
2.2.4 Quy định về hậu quả pháp lí đối với việc vi phạm pháp luật về thỏa
thuận lãi suất . 47
2.2.5 Áp dụng luật cạnh tranh về nội dung lãi suất trong hoạt động ngân hàng . 49
Tổng kết chương 2 . 51
KẾT LUẬN . 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . v
PHỤ LỤC . ix
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2552 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch hàng vay vốn làm đơn yêu cầu TCTD giảm hoặc miễn lãi và
TCTD đã đồng ý kèm theo điều kiện trả nợ trong một thời hạn nhất định, nhƣng
sau đó bên vay không thực hiện trả nợ đúng hạn dẫn đến tranh chấp.
Thứ hai, phía cho vay yêu cầu nâng lãi suất so với thỏa thuận ban đầu tại
HĐTD vốn thỏa thuận lãi suất cố định nhƣng bên vay không đồng ý. Trong giai
đoạn 2008 – 2009, rất nhiều TCTD tăng lãi suất huy động nhằm thu hút tiền gửi,
dẫn đến tăng lãi suất cho vay không chỉ với các HĐTD mới mà còn cả với những
HĐTD đã kí kết trƣớc đó, trong đó có không ít HĐTD thỏa thuận mức lãi suất cố
định. Điều này đã gây nên sự bất bình đối với ngƣời vay tiền tại TCTD. Tuy
nhiên, do nhu cầu về vốn để đáp ứng hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ
tiêu dùng, thông thƣờng chủ thể đi vay đều phải chấp nhận mức lãi suất mới cao
hơn nhiều so với mức lãi suất đã thỏa thuận trƣớc đó. Khi có tranh chấp xảy ra,
các bên thƣờng yêu cầu tòa án xem xét về thỏa thuận lãi suất.
Thứ ba, tranh chấp về mức lãi suất trong hạn và cách tính lãi trong hạn.
Trong giai đoạn từ tháng 6/2002 đến tháng 5/2008, NHNN áp dụng cơ chế lãi suất
thỏa thuận, sau đó từ ngày 19/5/2008 đến tháng 2/2010 chuyển sang áp dụng cơ
chế trần lãi suất cho vay bằng “150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối
với loại cho vay tƣơng ứng” (sau đây gọi tắt là “150% lãi suất cơ bản”). Đối với
những HĐTD kí kết trƣớc ngày 19/5/2008, có nhiều HĐTD quy định mức lãi suất
mà khách hàng phải trả cho TCTD cao hơn so với mức trần lãi suất sau khi Quyết
định số 16/2008/QĐ-NHNN ra đời. Khi tranh chấp từ các HĐTD này phát sinh,
vấn đề mà cơ quan tài phán phải giải quyết tiếp theo là xác định mức lãi suất cho
vay. Trên thực tế, quyết định về xác định mức lãi suất cho vay của cơ quan tài
phán không phải lúc nào cũng đƣợc các bên chấp nhận. Bên cạnh đó, có những
tranh chấp nảy sinh do TCTD tính lãi không phù hợp với thỏa thuận giữa hai bên
23
và cũng không phù hợp với quy định của pháp luật, do đó lãi suất thực tế mà
khách hàng vay vốn phải trả cao hơn nhiều lần so với mức lãi suất lẽ ra họ phải
thực hiện.
Thứ tư, tranh chấp lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá
hạn. Nhƣ đã trình bày ở trên, pháp luật hiện hành có hai quy định cùng điều chỉnh
về cách tính lãi suất nợ quá hạn trong HĐTD. Hai cách tính này không thống nhất
với nhau khiến các bên dễ nảy sinh xung đột về quyền lợi, đồng thời cũng khiến
tòa án gặp khó khăn khi giải quyết.
Cũng cần phải nói rằng đây là những tranh chấp phổ biến, và đặc biệt xảy ra
nhiều trong thời gian qua. Bên cạnh đó, vẫn có những dạng tranh chấp khác nhƣng
do thời gian và lƣợng tài liệu cứu hạn chế nên tác giả chỉ tập trung vào những
dạng tranh chấp thƣờng xảy ra.
1.4.4 Cơ chế giải quyết tranh chấp trong HĐTD
Tranh chấp về lãi suất phát sinh từ HĐTD là một nội dung của tranh chấp
HĐTD nói chung. Do đó, về cơ chế giải quyết tranh chấp lãi suất không có gì
khác biệt so với cơ chế giải quyết tranh chấp HĐTD.
Tranh chấp HĐTD có thể đƣợc giải quyết bằng nhiều phƣơng thức khác
nhau:
Thứ nhất, giải quyết bằng thƣơng lƣợng. Đây là hình thức giải quyết tranh
chấp thông qua việc các bên tranh chấp tự thỏa thuận, trao đổi để giải quyết bất
đồng mà không cần có sự tham gia của bên thứ ba.
Thứ hai, giải quyết bằng hòa giải. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp có
sự tham gia của bên thứ ba với vai trò là trung gian hòa giải trên cơ sở thỏa thuận
của các bên có tranh chấp. Cách thức giải quyết do bên thứ ba đƣa ra không mang
tính bắt buộc mà chỉ mang tính tham khảo đối với các bên tranh chấp.
Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy phạm điều chỉnh hình thức giải
quyết tranh chấp bằng thƣơng lƣợng và hòa giải.
Thứ ba, ngoài phƣơng thức thƣơng lƣợng và hòa giải, các bên có thể chọn
giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán (trọng tài thƣơng mại và tòa án).
Trọng tài thƣơng mại là phƣơng thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động kinh doanh thƣơng mại theo thỏa thuận của các bên và đƣợc tiến hành
theo trình tự, thủ tục quy định tại Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại 2003 và đƣợc
24
thay thế bằng Luật trọng tài thƣơng mại – Luật số 54/2010/QH12 đƣợc Quốc hội
khóa XII thông qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.
Tranh chấp HĐTD có thể đƣợc giải quyết ở tòa kinh tế hoặc tòa dân sự. Dựa
trên các quy định của BLDS 2005 có thể coi HĐTD là một dạng của hợp đồng vay
tài sản21. Theo quy định tại Điểm m Khoản 1 Điều 29 BLTTDS 2004 thì nếu hợp
đồng đó đƣợc kí kết giữa các tổ chức, cá nhân có đăng kí kinh doanh hoặc không
đăng kí kinh doanh nhƣng nhằm mục đích lợi nhuận thì sẽ thuộc thẩm quyền của
TAND cấp tỉnh. Nếu nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng thì là hợp đồng dân sự,
tranh chấp do TAND cấp huyện giải quyết hoặc tòa dân sự TAND cấp tỉnh giải
quyết.
1.4.5 Hậu quả của tranh chấp phát sinh từ HĐTD
Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trƣờng. Cơ chế
giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, ổn thỏa thì các bên mới an tâm tham
gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tranh chấp không phải chỉ đem đến
những tác động xấu mà còn có ý nghĩa tích cực. Đối với các bên tham gia quan hệ
tín dụng, tranh chấp là hệ quả của sự bất đồng ý chí hoặc sự vi phạm nghĩa vụ
trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thông qua tranh chấp, các bên có thể bày tỏ
quan điểm và bảo vệ quyền lợi của mình. Ở khía cạnh xã hội, tranh chấp là động
lực thúc đẩy sự trong sạch, rõ ràng trong việc thực thi pháp luật. Chỉ khi tranh
chấp xảy ra và các bên chọn lựa phƣơng thức giải quyết phù hợp thì quy định của
pháp luật mới đƣợc áp dụng tƣơng đối triệt để nhằm bảo vệ lợi ích của tất cả các
bên tranh chấp.
Bên cạnh đó, quan hệ tín dụng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên
ảnh hƣởng tiêu cực của tranh chấp trong hoạt động tín dụng là rất lớn.
Trƣớc hết, về phía TCTD cho vay và khách hàng đi vay, việc theo đuổi một
vụ tranh chấp không đơn giản và ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
cũng nhƣ hao tốn thời gian, tiền bạc và công sức của cả đôi bên. Với TCTD,
không thu hồi đƣợc nợ là một trong những vấn đề khó khăn, khi nguồn vốn đó là
nguồn vốn huy động của bên thứ ba và hàng tháng vẫn phải trả lãi tiền gửi đều
đặn. Ngoài việc theo đuổi vụ việc với thời gian kéo dài, chậm thu hồi nợ, uy tín
của TCTD với khách hàng cũng có thể bị ảnh hƣởng, gây tác động xấu đến hoạt
động cho vay của TCTD và thu nhập cũng giảm sút. Với chủ thể vay vốn đặc biệt
21
Xem Điều 163 và Điều 471 BLDS 2005
25
là những tổ chức, cá nhân kinh doanh, phải gác lại công việc để tham gia tố tụng;
các thƣơng nhân có thể mất hợp đồng hoặc bị cắt giảm, ngừng những hợp đồng
đang thực hiện do bị TCTD khởi kiện yêu cầu thanh toán nợ. Trong thời buổi kinh
tế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt hiện nay, uy tín gần nhƣ là yếu tố quan trọng hàng
đầu trong hoạt động kinh doanh. Chính vì thế khi tranh chấp xảy ra, uy tín của cả
hai bên đều bị ảnh hƣởng trực tiếp và thu nhập giảm sút là điều tất yếu.
Tranh chấp HĐTD cũng có ảnh hƣởng tiêu cực tới xã hội và nền kinh tế. Khi
có nhiều hoặc những tranh chấp lớn trong hoạt động cho vay xảy ra, các cá nhân,
tổ chức dễ lo ngại và hoang mang khi tham gia vào quan hệ tín dụng. Điều này
ảnh hƣởng đến nhu cầu về vốn trong nền kinh tế tín dụng và có thể có những tác
động dây chuyền to lớn hơn. Mặt khác, tranh chấp xảy ra ảnh hƣởng đến sự phát
triển trong sản xuất, kinh doanh, tạo ra của cải vật chất trong xã hội, gián tiếp ảnh
hƣởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Môi trƣờng kinh doanh không còn lành
mạnh và an toàn, các chủ thể trong xã hội không thể an tâm sản xuất lẫn vay vốn
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Tín dụng không thể hiện đƣợc vai trò tạo
điều kiện thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển, là đòn bẩy trong việc phát
triển nền kinh tế thị trƣờng mà còn ảnh hƣởng đến mục tiêu kích cầu.
Tóm lại, lãi suất từ trƣớc đến nay đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ kinh tế với
những vai trò quan trọng đối với từng cá nhân, tổ chức nói riêng và cả nền kinh tế
nói chung. Dƣới góc độ pháp lí, lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay trong HĐTD,
lại có ý nghĩa nhƣ một cơ sở để giải quyết mọi tranh chấp HĐTD, ngay cả khi nội
dung tranh chấp không phải về lãi suất (vì lãi suất là căn cứ để tính khoản nợ lãi
mà bên vay phải trả cho TCTD). Trên thực tế còn tồn tại nhiều vụ tranh chấp kéo
dài và rắc rối do các bên không thỏa thuận đƣợc nợ lãi và cơ quan tài phán cũng
đƣa ra những phán quyết có nhiều ý kiến tranh luận.
Tổng kết chƣơng 1
Chƣơng 1 trình bày những lí luận chung nhất về HĐTD giữa TCTD và
khách hàng vay vốn. Ngoài ra, chƣơng này cũng khảo sát lãi suất, cơ chế điều
hành lãi suất của NHNN và tranh chấp về lãi suất trong HĐTD. Những lí luận ở
chƣơng này sẽ là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng tranh chấp về lãi suất trong
HĐTD giữa các bên trong quan hệ tín dụng và những bất cập còn vƣớng mắc
trong quá trình giải quyết các tranh chấp về lãi suất. Đồng thời đó cũng là cơ sở để
đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng trên.
26
CHƢƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ TRANH
CHẤP LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC
Dựa trên những lí luận tổng quan về HĐTD và lãi suất cho vay trong HĐTD
cũng nhƣ diễn biến của lãi suất cho vay qua các thời kì dƣới sự điều hành của
NHNN ở chƣơng 1, chƣơng này nêu những vấn đề thực tiễn và đề xuất giải pháp
khắc phục. Phần 2.1 phân tích, đánh giá các tranh chấp xảy ra trong thực tiễn từ
góc độ pháp luật thực định và cách giải quyết trên thực tế của cơ quan chức năng.
Phần 2.2 là một số kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập còn tồn tại trong thực
tiễn liên quan đến vấn đề này. Cuối cùng là phần tổng kết chƣơng 2.
2.1 Những vấn đề thực tiễn về tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín
dụng
Lãi suất trong HĐTD là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các
TCTD sử dụng để cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh những yếu tố
nhƣ uy tín, chất lƣợng phục vụ hay vị trí địa lí thuận lợi thì lãi suất là mối quan
tâm đầu tiên của khách hàng gửi tiền cũng nhƣ khách hàng có nhu cầu sử dụng
vốn. Mức lãi suất cho vay thấp là công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng vay vốn,
tăng thu nhập cho TCTD.
Việc thỏa thuận lãi suất trong HĐTD luôn chịu sự chi phối của chính sách
nhà nƣớc. Qua nhiều thời kì, NHNN đã đƣa ra một số chính sách điều hành lãi
suất cho vay trong hoạt động tín dụng. Những chính sách này đã tác động đến lãi
suất cho vay của các TCTD và là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến những tranh chấp
về lãi suất đã từng xảy ra hoặc có thể phát sinh. Tranh chấp về lãi suất ít khi là nội
dung chính của một vụ việc, mà thông thƣờng chỉ khi khách hàng vi phạm nghĩa
vụ trả nợ và vụ việc đƣợc đƣa ra giải quyết tại cơ quan chức năng, những bất đồng
quan điểm quanh vấn đề lãi suất mới phát sinh.
Nhìn chung, các dạng tranh chấp về lãi suất có thể xảy ra trong quá trình
thực hiện hợp đồng là:
TCTD hoặc ngƣời đi vay yêu cầu điều chỉnh lãi suất khi HĐTD quy định
lãi suất cố định và thời hạn vay vẫn còn.
Tranh chấp về mức lãi suất trong hợp đồng và cách tính lãi trong hạn.
27
Tranh chấp về lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá
hạn.
2.1.1 Thỏa thuận thay đổi lãi suất khi thời hạn chƣa kết thúc
Về mặt lí luận, khi các bên đã thỏa thuận về lãi suất cố định trong HĐTD thì
lãi suất sẽ không đƣợc điều chỉnh trong suốt thời hạn vay. Tuy nhiên, pháp luật
không cấm điều chỉnh lãi suất trong trƣờng hợp các bên có sự thống nhất ý chí. Do
đó, tranh chấp về thỏa thuận thay đổi lãi suất khi thời hạn vay chƣa kết thúc chỉ
xảy ra trong hai trƣờng hợp: một là, khách hàng yêu cầu giảm lãi suất hoặc miễn
lãi; hai là, TCTD yêu cầu tăng lãi suất.
2.1.1.1 Khách hàng yêu cầu giảm lãi suất hoặc miễn lãi
Trong quá trình thực hiện HĐTD, không phải bên vay luôn có khả năng trả
nợ gốc và lãi đúng hạn. Có nhiều trƣờng hợp do một số lí do khách quan nhƣ tai
nạn, rủi ro hoặc thị trƣờng biến động dẫn đến tình hình kinh doanh bị ảnh
hƣởng… nên khách hàng vay vốn không có khả năng trả nợ cho TCTD. Trong
những tình huống nhƣ vậy thông thƣờng khách hàng làm đơn xin giảm lãi suất
hoặc miễn một phần lãi, TCTD sẽ xem xét và chấp thuận yêu cầu này tùy thuộc
vào tình hình thực tế. Thông thƣờng TCTD sẽ chấp nhận kèm theo một vài yêu
cầu. Cũng có trƣờng hợp phía đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn,
khi TCTD yêu cầu nhiều lần vẫn không thanh toán, TCTD khởi kiện ra tòa và
trong quá trình hòa giải hai bên có thỏa thuận nếu khách hàng thanh toán ngay
khoản nợ gốc thì TCTD sẽ giảm lãi suất đồng nghĩa với việc giảm một phần tiền
lãi mà khách hàng phải trả hoặc miễn một phần lãi. Vụ việc nhƣ vậy sẽ không có
tranh chấp nếu hai bên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, trên thực tế vẫn có tình
huống khách hàng không thực hiện đúng cam kết dẫn đến tranh chấp xảy ra.
Trƣờng hợp ông Nguyễn Văn M. và NHTMCP P. dƣới đây là một ví dụ cho
tình huống này. Ngân hàng P. khởi kiện ông M. vì đã không thực hiện đúng nghĩa
vụ trả nợ gốc và lãi cho khoản vay 150.000.000 đồng theo HĐTD số 102/TDG/08
TGB ngày 12/02/2008. Theo biên bản hòa giải, hai bên đã thỏa thuận ngân hàng
P. sẽ giảm lãi suất, giảm một phần tiền phạt chậm trả cho ông M. và rút đơn khởi
kiện với điều kiện ông M. phải thanh toán 150.000.000 đồng tiền nợ gốc làm hai
kì ngay sau đó. Tại phiên tòa sơ thẩm, ngân hàng P cho rằng ông M. chƣa thực
hiện đầy đủ việc thanh toán tiền nợ gốc nên ngân hàng vẫn áp dụng lãi suất cũ.
Ông M. lại cho rằng ông đã thực hiện đƣợc một kì trả nợ gốc là 75.000.000 đồng
nhƣ thỏa thuận tại phiên hòa giải nên yêu cầu ngân hàng P. giảm một phần lãi suất
28
tƣơng ứng với phần ông đã trả đƣợc. Tòa cấp sơ thẩm đã xem xét và chấp thuận
yêu cầu của ngân hàng vì ông M. chƣa thực hiện đầy đủ điều kiện theo thỏa thuận
nên nghĩa vụ giảm lãi suất và giảm tiền phạt chậm trả của ngân hàng P. không
phát sinh.
Đối với những vụ tranh chấp nhƣ vậy, nguyên nhân chủ yếu thuộc về lỗi của
bên vay, bởi vì nghĩa vụ giảm lãi của TCTD chỉ phát sinh khi khách hàng vay vốn
đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận.
2.1.1.2 TCTD yêu cầu nâng lãi suất cho vay
Điều khoản về lãi suất trong HĐTD là điều khoản vô cùng quan trọng.
Thông thƣờng để hạn chế rủi ro lãi suất, TCTD không thỏa thuận lãi suất cố định
với hợp đồng trung – dài hạn mà quy định trong HĐTD lãi suất cho vay tính bằng
lãi suất tiền gửi cộng một biên độ và thay đổi định kì. Trong một số hợp đồng vay
ngắn hạn, lãi suất cho vay đƣợc thỏa thuận là lãi suất cố định trong suốt thời gian
vay. Khi thị trƣờng có những biến động khiến TCTD phải nâng lãi suất huy động
để thu hút nguồn vốn trong dân cƣ, việc cho vay với lãi suất thấp hơn (ở những
HĐTD kí kết từ trƣớc đó nhƣng vẫn trong quá trình giải ngân) so với lãi suất huy
động hiện tại sẽ khiến TCTD mất đi một phần lợi nhuận. Vì vậy, không ít TCTD
đã yêu cầu khách hàng chấp nhận tăng lãi suất cho vay mới tiếp tục giải ngân. Đây
chính là tình trạng xảy ra rất nhiều trong thời gian giữa năm 2008 khi áp dụng
chính sách điều hành lãi suất “thắt chặt” của NHNN, lãi suất huy động và lãi suất
cho vay đƣợc đẩy lên rất cao. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở đơn lẻ một TCTD
nào hay đối với một đối tƣợng cụ thể nào, chính vì thế đã có những tác động to
lớn đối với ngƣời dân tham gia vào quan hệ tín dụng. Dƣới đây là một vụ việc
điển hình trong số ít những vụ việc có sự phản ứng mạnh mẽ từ phía ngƣời đi vay,
trong khi hầu hết những vụ việc khác bên vay thƣờng chịu thiệt thòi tăng mức lãi
suất nhằm có đƣợc khoản vốn phục vụ nhu cầu của mình.
Theo HĐTD đƣợc kí vào ngày 02/11/2007, NHTMCP X đồng ý cho ông
Nguyễn Thành Kham (cƣ xá Chu Văn An, quận Bình Thạnh, TPHCM) vay gần
400 triệu đồng, phục vụ mục đích tiêu dùng, thời hạn giải ngân tối đa đến hết ngày
31/12/2008. Lãi suất cho vay là 0,88%/tháng (tƣơng đƣơng 10,56%/năm) và mức
lãi suất này là cố định trong thời gian 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
Ngân hàng X đã giải ngân cho ông Kham làm hai đợt với tổng số tiền hơn
150.000.000 đồng. Đến ngày 12/6/2008, khi ông Kham đề nghị giải ngân hơn
200.000.000 đồng còn lại thì ngân hàng yêu cầu mức lãi suất mới là 1,75%. Giải
29
thích cho điều này, lí do mà ngân hàng X đƣa ra là mặt bằng lãi suất huy động
tăng cao, lãi suất cho vay bình quân đang áp dụng là 1,75%/tháng (tƣơng đƣơng
21%/năm). Sau đó khi có sự yêu cầu khắc phục thiệt hại do tỷ giá USD tăng đồng
thời phải làm đúng nhƣ hợp đồng ban đầu về mức lãi suất cho vay từ phía khách
hàng, ngân hàng X lại đƣa ra lí do chƣa thu xếp đƣợc nguồn vốn giá thấp, vì Điều
2 HĐTD quy định: “Theo yêu cầu của bên vay và khả năng nguồn vốn của ngân
hàng, số tiền cho vay sẽ đƣợc ngân hàng giải ngân theo HĐTD kiêm khế ƣớc nhận
nợ”. Tuy nhiên, khách hàng đã kí vào khế ƣớc nhận nợ, thể hiện sự đồng ý về lãi
suất mới nên không có cơ sở để khởi kiện22.
Phân tích vụ việc trên, thời điểm Ngân hàng X yêu cầu tăng lãi suất lên
1,75%/tháng là lúc NHNN đang áp dụng trần lãi suất cho vay bằng 150% lãi suất
cơ bản. Căn cứ vào Quyết định số 1317/QĐ-NHNN quy định lãi suất cơ bản bằng
đồng Việt Nam là 14%/năm áp dụng từ ngày 11/6/2008, trần lãi suất cho vay là
21%/năm, tƣơng đƣơng 1,75%/tháng, ngân hàng X yêu cầu tăng lãi suất không
vƣợt quá mức trần. Tuy nhiên, trƣớc đó NHNN đã có Công văn 5004/NHNN-
CSTT ngày 04/6/2008 quy định đối với các HĐTD kí kết trƣớc ngày 19/5/2008,
các bên tiếp tục thực hiện những nội dung trong hợp đồng đã kí kết (phù hợp với
các quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm kí kết HĐTD đó).
Nhƣ vậy ở trƣờng hợp trên, lẽ ra ngân hàng X phải thực hiện hợp đồng với lãi suất
nhƣ đã thỏa thuận trƣớc đó trong HĐTD, việc tăng lãi suất là trái với quy định của
pháp luật.
Trên thực tế, có rất nhiều trƣờng hợp khách hàng buộc phải tăng lãi suất theo
yêu cầu của TCTD. Tại các buổi tiếp xúc cử tri ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An,
đã có hàng ngàn hộ dân trên địa bàn này chất vấn các đại biểu Hội đồng nhân dân
về việc ngân hàng lại tăng lãi suất cho vay trong khi hạn hợp đồng chƣa hết. Theo
các cử tri huyện Mộc Hoá, thị xã Tân An và các huyện khác trong tỉnh, khi ngân
hàng tăng lãi suất (từ 1,2% lên 1,50%, có hộ lên 1,75%), thì rất nhiều hộ vay vốn
còn hạn hợp đồng. Tính đến ngày 10/7/2008 đã có 72% nông dân trong huyện
Mộc Hóa đã phải kí điều chỉnh tăng lãi suất vay dù HĐTD với Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn chƣa tới hạn và trong hợp đồng thỏa thuận lãi suất
cố định. Chỉ có khoảng 30 nông dân kiên quyết không chịu điều chỉnh lãi suất, họ
22
Ái Phƣơng (2008), Ngân hàng có quyền tự ý tăng lãi suất cho vay, Báo Pháp luật TPHCM, xem
thêm tại
30
buộc ngân hàng phải thực hiện đúng hợp đồng23. Tƣơng tự nhƣ vậy, tại tỉnh Bến
Tre, để chuẩn bị cho kì họp thứ 14 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII, Thƣờng trực
Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre đã phối hợp tổ chức cho đại biểu họp thảo luận tổ
và tiếp xúc cử tri. Theo đó một trong những vấn đề mà ngƣời dân quan tâm là một
số ngân hàng đã tăng lãi suất đối với các HĐTD đã có hiệu lực trƣớc khi Quyết
định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 và Công văn 5004/NHNN-CSTT
ngày 04/6/2008 đƣợc ban hành. Điều này gây phản ứng, khó khăn từ phía các hộ
vay trong tỉnh, nhất là đối với các hộ vay nuôi thuỷ sản hiệu quả thấp ở ba huyện
ven biển (huyện Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại)24.
Có thể nói trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, sự ra đời của Công văn
5004/NHNN-CSTT có ý nghĩa to lớn nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời đi vay
nhƣng trên thực tế không ít TCTD đã bỏ qua quy định này. Công văn này đóng vai
trò nhƣ một rào cản ngăn chặn các TCTD dùng sức mạnh tài chính buộc bên vay
phải “chia sẻ” khó khăn bằng việc chịu mức lãi suất cao (dù hai bên thỏa thuận lãi
suất cố định), trong khi đó TCTD lại không tăng lãi suất huy động với hợp đồng
gửi tiền tiết kiệm của khách hàng đã kí kết từ trƣớc. Ở một khía cạnh khác, Công
văn 5004/NHNN-CSTT cũng có thể trở thành cơ sở để nhiều NHTM đã điều
chỉnh lãi suất với HĐTD đƣợc kí kết trƣớc ngày 19/5/2008 vƣợt quá trần lãi suất
cho vay tại thời điểm đó là 21%/năm. Sở dĩ có tình trạng này “vì trong các HĐTD
cho vay trung và dài hạn, TCTD thƣờng có thỏa thuận với khách hàng lãi suất cho
vay trong hạn đƣợc điều chỉnh định kì theo công thức bằng lãi suất tiết kiệm kì
hạn 12 tháng tính theo năm trả lãi tại thời điểm điều chỉnh cộng với biên độ từ 3,7
đến 4,8%/năm. Với mức lãi suất tiền gửi trong khoảng thời gian đó rất cao thì
khách hàng phải trả lãi suất lên tới 23 – 24%/năm”25. Để khắc phục tình trạng này
và thống nhất thực hiện phù hợp với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật,
ngày 15/7/2008, NHNN đã ban hành Công văn 6399/NHNN-CSTT hƣớng dẫn
một số nội dung liên quan đến việc áp dụng lãi suất theo quy định tại Quyết định
số 16/2008/QĐ-NHNN. Theo đó, lãi suất cho vay có điều chỉnh đƣợc thỏa thuận
23
Khi ngân hàng ép buộc ngƣời vay điều chỉnh lãi suất (2008), Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam,
xem thêm tại
91745.vov
24
Nguyễn Văn Chính (2008), Một số vấn đề đƣợc cử tri, đại biểu quan tâm trƣớc kì họp lần thứ 14
Hội đồng nhân dân tỉnh, Trang thông tin kinh tế xã hội - Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, xem thêm tại
id=178
25
Phƣớc Hà - Trịnh Ngọc Lan (2008), Không đƣợc điều chỉnh lãi suất cho vay quá 21%/năm, Báo
VietNamNet, xem thêm tại
31
trong HĐTD đã kí kết kể từ ngày 19/5/2008, các TCTD ấn định lãi suất cho vay
đối với khách hàng tại thời điểm kí kết HĐTD theo lãi suất cho vay có điều chỉnh
nhƣng không vƣợt quá mức lãi suất cho vay theo quy định tại Quyết định số
16/2008/QĐ-NHNN. Đối với các HĐTD đƣợc kí kết trƣớc ngày 19/5/2008, trong
đó có thỏa thuận lãi suất cho vay có điều chỉnh, thì kể từ ngày 19/5/2008, mức lãi
suất cho vay có điều chỉnh cũng không đƣợc vƣợt quá mức lãi suất cho vay tối đa
theo quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN.
Với việc áp dụng lãi suất trần cho vay bằng 150% lãi suất cơ bản và việc
NHNN đẩy mạnh lãi suất cơ bản lên đến 14%/năm theo Quyết định số 1317/QĐ-
NHNN ngày 10/6/2008, chính sách này đã ngăn chặn đà bùng nổ lạm phát, làm
chậm lại hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng và thu hút nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân cƣ. Bên cạnh đó, chính sách này vẫn có mặt trái nhất định, khi làm cho
TCTD phải đối mặt với tình trạng nợ quá hạn gia tăng. Khách hàng hoặc không có
khả năng trả nợ hoặc có tiền cũng không muốn trả, vì mức lãi suất cho vay cũ chỉ
tối đa 12%/năm, nếu bị phạt nợ quá hạn vẫn thấp hơn lãi suất cho vay mới, thêm
vào đó, trả nợ xong lại khó vay vốn trở lại bởi lãi suất đã rất cao. Nếu TCTD khởi
kiện ra tòa án, phát mãi tài sản bảo đảm cũng rất khó khăn, trải qua nhiều thủ tục,
thời gian xử lí đƣợc tài sản kéo dài trở nên khó thu hồi vốn. Chính vì thế, trong
khoảng thời gian lãi suất tăng cao, số lƣợng các vụ tranh chấp liên quan đến việc
khách hàng không trả nợ gia tăng nhanh chóng, và một trong những vấn đề thƣờng
bị kháng cáo, kháng nghị lên cơ quan phúc thẩm là cơ chế áp dụng lãi suất nợ quá
hạn và tính nợ quá hạn.
Từ đó cho thấy, trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009, song
song với việc NHNN sử dụng lãi suất nhƣ một công cụ hữu hiệu để ngăn chặn lạm
phát tăng cao, thì cũng có nhiều tranh chấp phát sinh. Hầu hết ngƣời chịu thiệt thòi
trong những tranh chấp đó là cá nhân, tổ chức vay vốn. Có một thời gian tâm lí bất
bình đã xảy ra với chủ thể đi vay mà kí kết HĐTD trƣớc thời điểm lãi suất cơ bản
tăng cao. Niềm tin vào hệ thống ngân hàng có phần giảm sút, không ít ngƣời dân
tỏ rõ thái độ gay gắt với cách hành xử của một số TCTD. Tuy nhiên, cũng cần
phải nhìn nhận vấn đề từ phía các TCTD, cuộc khủng hoảng kinh tế đã có tác
động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của không chỉ cá nhân, tổ chức mà bản
thân các TCTD cũng gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận năm sau cao hơn
năm trƣớc. Để có nguồn vốn kinh doanh, các TCTD buộc đẩy mạnh lãi suất tiền
gửi nhằm thu hút khách hàng, trong khi việc giải quyết đầu ra cho nguồn vốn này
cũng không đơn giản. Nếu duy trì lãi suất cho vay cố định với những HĐTD trƣớc
32
đó, bài toán lợi nhuận sẽ không thể giải quyết đƣợc. Bản thân các TCTD không tự
sản sinh ra tiền để trả lãi cho khách hàng gửi tiền, khi một mặt giá trị lãi cho
khoản tiền phải giải ngân tiếp theo (có lãi suất thấp hơn lãi suất huy động hiện tại)
thu về không đủ chi trả cho khoản lãi phải trả cho khách hàng gửi tiền; mặt khác,
việc kí kết những HĐTD mới với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay
trƣớc đó là vô cùng khó khăn, vì không phải doanh nghiệp nào, cá nhân nào cũng
chịu đƣợc mức lãi suất cao nhƣ vậy.
Vấn đề trên chứng tỏ rằng trong một số hoàn cảnh quy định của pháp luật
không đƣợc áp dụng nghiêm chỉnh trong hoạt động ngân hàng. Bản chất hoạt
động ngân hàng là hoạt động kinh doanh sinh lời, và lòng tin là một trong những
yếu tố quyết định đến hoạt độn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tranh chấp hợp đồng tín dụng về lãi suất trong nhưng năm gần đây.pdf