Khóa luận Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ 3

VỀ LỢI ÍCH 3

1. Khái niệm tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 3

2. Đặc điểm tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 8

3. Thực trạng tranh chấp lao động tập thể về lợi ích ở Việt Nam 12

CHƯƠNG II 16

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM 16

1. Phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 16

2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 19

3. Hệ thống cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 21

4. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 28

5. Thực trạng giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 34

CHƯƠNG III 36

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 36

1. Một số giải pháp giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 36

1.1. Cải thiện hệ thống lương tối thiểu, hướng dẫn doanh nghiệp điều chỉnh tiền lương cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội 36

1.2. Thúc đẩy thương lượng tập thể 38

1.3. Phát triển công đoàn doanh nghiệp 39

1.4. Cuối cùng, chúng ta cũng cần phải giáo dục tuyên truyền pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động 40

2. Kiến nghị về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 40

KẾT LUẬN 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8246 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tranh chấp mà thông qua đó bên thứ ba (ở Việt Nam là hội đồng trọng tài lao động) không hoạt động như một toà án nhưng được trao quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp. Có hai phương thức trọng tài là “trọng tài tự nguyện” và “trọng tài bắt buộc”. “Trọng tài tự nguyện” có nghĩa là các bên phải đưa tranh chấp ra trọng tài nhưng họ không nhất định phải thực hiện phán quyết của trọng tài (như ở Anh, Bolivia, Nigeria) hoặc việc lựa chọn có sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp hay không là tự nguyện nhưng một khi đưa ra phán quyết thì hai bên bắt buộc phải thực hiện (như ở Mỹ, Ailen, Tanzania, Ấn Độ, Nhật Bản). “Trọng tài bắt buộc” là việc xử một tranh chấp mà không cần có sự đồng ý của các bên liên quan và đưa ra phán quyết bắt buộc. Phương thức trọng tài trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể ở Việt Nam khá giống với phương thức “trọng tài tự nguyện”. Pháp luật Việt Nam quy định trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc nhưng trọng tài lại không có quyền đưa ra phán quyết mà nó hoạt động như một tổ chức hoà giải. Trên thực tế, “trọng tài tự nguyện” trên cở sở bắt buộc có nhiều điểm giống “hoà giải bắt buộc” vì cơ quan hoà giải có quyền điều tra và đề xuất phương án giải quyết. Mức độ tương đồng này thậm chí cho phép chọn phương pháp “trọng tài tự nguyện” thay thế cho hoà giải bắt buộc mà vẫn thực hiện được vai trò của cả hai bước. Nhưng dù sao bước “trọng tài tự nguyện” vẫn khác “hoà giải bắt buộc” ở một số điểm. Cơ quan chức năng có thể quyết định tuỳ theo từng trường hợp cụ thể xem nên áp dụng trọng tài hay hoà giải bắt buộc. Hoà giải thường được sử dụng khi cần phải và có thể thoả hiệp trong khi trọng tài được dùng khi hai bên khó có thể thoả hiệp và cần phải có một phán quyết độc lập để dàn xếp và giữ thể diện cho cả hai. Tuy nhiên, ở Việt Nam không thể lựa chọn giữa trọng tài và hoà giải tuỳ theo tình hình từng vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích cụ thể mà đây là hai bước bắt buộc nối tiếp nhau mà hai bên tranh chấp phải trải qua khi giải quyết vụ tranh chấp. Hai bên tranh chấp phải trải qua quá trình đàm phán hai bên tại hội đồng hoà giải lao động ở cấp doanh nghiệp trước khi có thể tiếp tục lên cấp hội đồng trọng tài lao động. Trong khi đó, như trên đã nói, hai bước này có nhiều điểm tương đồng tới mức ta có thể chọn một trong hai để thực hiện nhiệm vụ chung cho cả hai bước. Điều này có nghĩa là hai quá trình hoà giải và trọng tài theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam sẽ khiến cho việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phức tạp và mất thời gian. Ngoài hoà giải và trọng tài là hai phương thức được sử dụng để giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì thương lượng chính là phương thức thứ ba được sử dụng để giải quyết tranh chấp mà không cần có sự tham gia của bên thứ ba. Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích mà trong đó tập thể người lao động và người sử dụng lao động ngồi lại với nhau và thảo luận nhằm tiến tới một thoả thuận chung. Thương lượng tương đối không có cấu trúc ổn định, không có chủ toạ. Không có một quy định cứng nhắc về thủ tục, không có một chương trình nghị sự chung bởi vì mỗi bên theo đuổi lợi ích của chính họ. Mục đích của thương lượng là nhằm đạt được chấp nhận của cả hai bên. Quá trình thương lượng thuộc về các bên liên quan, không có sự hiện diện của bên thứ ba độc lập. Thương lượng có thể đem lại những dạng kết quả sau: Thắng - thua. Một bên đạt được tất cả hoặc hầu hết những gì mà họ đặt ra, còn bên kia không đạt được hoặc đạt được rất ít. Chẳng hạn trường hợp tập thể người lao động yêu cầu tăng 15% lương. Người sử dụng lao động không đồng ý tăng lương. Nếu kết quả cuối cùng của cuộc thương lượng là tiền lương tăng 15% thì tập thể người lao động đã thắng còn người sử dụng lao động thua. Thua - thua. Các bên không đạt được thoả thuận. Các lợi ích xung đột vẫn chiếm ưu thế hơn lợi ích chung nên sẽ không có sự thoả hiệp. Chẳng hạn trường hợp tập thể người lao động yêu cầu tăng 15% lương. Người sử dụng lao động chỉ đồng ý tăng 2% lương. Cả hai bên theo đuổi những mục tiêu mình đã đặt ra và cuộc thương lượng trở nên bế tắc. Họ chẳng được gì sau quá trình thương lượng. Thắng - thắng. Hai bên đều đạt được một số chứ không phải tất cả những gì họ đặt ra. Chẳng hạn trường hợp tập thể người lao động yêu cầu tăng 15% lương. Người sử dụng lao động chỉ đồng ý tăng 2% lương. Thông qua thuyết phục và thoả hiệp, cuối cùng cả hai bên đồng ý tăng 8% tiền lương. Hai bên đã thay đổi lập trường ban đầu mà không phải thoả hiệp tới mức tất cả đều mất. 2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích Việc giải quyết tranh chấp lao động nhằm hai mục đích. Thứ nhất, giải toả những bất đồng và những bế tắc, đảm bảo được quyền lợi và lợi ích của mỗi bên tranh chấp. Thứ hai, đảm bảo tối đa cho việc ổn định mối quan hệ lao động. Để đạt được mục đích này, pháp luật Việt Nam đã quy định tại điều 158 Bộ Luật lao động những nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động nói chung và giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích nói riêng. Những nguyên tắc đó là: Thứ nhất, thương lương trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nới phát sinh tranh chấp. Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm đặc thù của quan hệ lao động. Thương lượng trực tiếp giữa hai bên tranh chấp sẽ đem lại sự ổn định quan hệ lao động cao hơn so với sử dụng những phương thức giải quyết tranh chấp lao động khác. Việc tự thương lượng, dàn xếp trực tiếp giữa hai bên không chỉ diễn ra trước khi các bên có đơn yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết mà còn được chấp nhận cả sau khi các bên đã gửi yêu cầu các cơ quan, tổ chức giải quyết. Thứ hai, thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật. Thể hiện nguyên tắc này pháp luật lao động Việt Nam quy định hoà giải và trọng tài là hai thủ tục bắt buộc nối tiếp nhau trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Quy định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoà giải và trọng tài là hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động và hội đồng trọng tài lao động, cũng như quyền và nghĩa vụ của những cơ quan này trong quá trình giải quyết tranh chấp ở các điều 162, 163, 164, 168, 170, 171 của Bộ Luật lao động. Thứ ba, giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật. Đây cũng là nguyên tắc đặc thù của việc giải quyết tranh chấp lao động nhằm xoá bỏ, dập tắt sớm những bất bình, xung đột của hai bên tranh chấp, không để tình trạng mâu thuẫn kéo dài, ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên tranh chấp cũng như gây khó khăn cho việc hàn gắn quan hệ lao động. Thể hiện nguyên tắc này bộ luật lao động quy định thời hạn giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là ngắn hơn so với thời hạn giải quyết những tranh chấp dân sự , thương mại khác. Chẳng hạn thời hạn hoà giải của hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động là không quá ba ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn (điều 165a), thời hạn hoà giải của hội đồng trọng tài lao động là không quá bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn (điều 171). Thứ tư, có sự tham gia của đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp. Thể hiện nguyên tắc này bộ luật lao động đã quy định vai trò của đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong hội đồng hoà giải lao động cơ sở (điều 162), quy định về sự tham gia của đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong qúa trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (điều 170, 171). Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên phải tuân thủ những nguyên tắc nêu trên thì mới có thể giải quyết triệt để và hiệu quả vụ tranh chấp lao động. 3. Hệ thống cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích Bộ Luật lao động Việt Nam quy định hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động và hội đồng trọng tài lao động là những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (Điều 169). Hội đồng hoà giải lao động cơ sở là tổ chức được nhà nước trao thẩm quyền hoà giải các vụ tranh chấp lao động tập thể tại doanh nghiệp theo đơn yêu cầu của một hoặc hai bên tranh chấp. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành giải quyết tất cả các vụ tranh chấp lao động chứ không chỉ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Tổ chức và hoạt động của hội đồng hoà giải lao động cơ sở được quy định cụ thể tại điều 162 Bộ Luật lao động, Nghị định số 133/2007/NĐ-CP ban hành ngày 08 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ, Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 23 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Hội đồng hoà giải phải được thành lập trong các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời. Tại các doanh nghiệp này, đại diện của bên người sử dụng lao động phải chủ động đề xuất với ban chấp hành công đoàn về việc thành lập hội đồng hoà giải. Căn cứ vào số lượng người lao động, đặc điểm, quy mô và cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đại diện của bên người sử dụng lao động thảo luận, thống nhất với đại diện của bên người lao động là ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời về số lượng thành viên hội đồng nhưng không ít hơn bốn người và lựa chọn thành viên của mỗi bên tham gia hội đồng, chủ tịch và thư ký hội đồng. Nếu bên này làm chủ tịch thì bên kia làm thư ký hội đồng. Người được dự kiến tham gia hội đồng hoà giải của bên người sử dụng lao động là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền bằng văn bản của doanh nghiệp. Người được dự kiến tham gia hội đồng hoà giải của bên người lao động do ban chấp hành công đoàn cở sở cử trong số uỷ viên ban chấp hành công đoàn hoặc đoàn viên công đoàn tại doanh nghiệp. Hai bên có thể thoả thuận lựa chọn một hoặc một số chuyên gia ngoài doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 điều 6 Nghị định số 133/2007/NĐ-CP tham gia vào hội đồng hoà giải. Căn cứ vào kết quả thảo luận và thống nhất giữa hai bên, người sử dụng lao động ra quyết định thành lập hội đồng hoà giải. Quyết định thành lập hội đồng hoà giải phải được gửi cho các thành viên của hội đồng, ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, người sử dụng lao động phải thông báo công khai tại doanh nghiệp và gửi cho cơ quan lao động cấp huyện để theo dõi. Thành viên hội đồng hoà giải có thể được thay đổi hoặc bổ sung trong nhiệm kỳ của hội đồng. Việc thay đổi hoặc bổ sung thành viên hội đồng hoà giải phải được cả hai bên thoả thuận, nhất trí. Người sử dụng lao động phải ra quyết định thay đổi, bổ sung thành viên của hội đồng và gửi cho các thành viên của hội đồng, ban chấp hành công đoàn cơ sở, thông báo công khai tại doanh nghiệp và gửi cho cơ quan lao động cấp huyện như đối với quyết định thành lập hội đồng hoà giải. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở khi giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có trách nhiệm : Một là, tiếp nhận đơn yêu cầu hoà giải tranh chấp lao động. Hai là, tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ hai bên tranh chấp, những người có liên quan, những người làm chứng, thu thập tài liệu, chứng cứ, yêu cầu hai bên tranh chấp cung cấp đầy đủ tài liệu có liên quan đến vụ việc phải hoà giải. Ba là, đưa ra phương án hoà giải để hai bên tranh chấp cùng xem xét, thương lượng. Bốn là, báo cáo và bàn giao toàn bộ hồ sơ đối với vụ tranh chấp lao động hoà giải không thành cho hội đồng trọng tài lao động để kịp thời giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, hội đồng hoà giải lao động cơ sở còn có trách nhiệm báo cáo định kỳ về hoạt động của hội đồng với người sử dụng lao động, ban chấp hành công đoàn cơ sở, cơ quan lao động cấp huyện trước ngày 10 tháng 6 và tháng 12 hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo tổng kết nhiệm kỳ hoạt động cho người sử dụng lao động, ban chấp hành công đoàn cơ sở, cơ quan lao động cấp huyện chậm nhất mười (10) ngày làm việc, trước khi kết thúc nhiệm kỳ; bàn giao công việc cho nhiệm kỳ kế tiếp cùng toàn bộ hồ sơ các vụ yêu cầu hoà giải vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đã được tiếp nhận nhưng chưa giải quyết hoặc toàn bộ hồ sơ cùng phương án hoà giải đối với vụ tranh chấp lao động hoà giải chưa thành để nhiệm kỳ kế tiếp tiếp tục xem xét, giải quyết. Chủ tịch hội đồng hoà giải lao động cơ sở có những nhiệm vụ sau : Một là, điều hành mọi hoạt động của hội đồng. Hai là, phân công nhiệm vụ và hỗ trợ các thành viên hội đồng thực hiện công việc được giao. Ba là, khi nhận được đơn yêu cầu hoà giải tranh chấp lao động, phải cho sao gửi ngay hồ sơ vụ tranh chấp lao động tới từng thành viên hội đồng để tìm hiểu và có phương án xử lý vụ việc. Bốn là, chủ toạ các phiên họp hoà giải. Ngoài ra, chủ tịch hội đồng nửa nhiệm kỳ đầu có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế hoạt động của nhiệm kỳ; chủ tịch hội đồng nửa nhiệm kỳ sau có trách nhiệm báo cáo tổng kết hoạt động của nhiệm kỳ và bàn giao công việc của nhiệm kỳ cho hội đồng hoà giải nhiệm kỳ kế tiếp. Thư ký hội đồng hoà giải lao động cơ sở có nhiệm vụ giúp chủ tịch hội đồng hoà giải trong mọi hoạt động của hội đồng. Cụ thể là: nhận đơn yêu cầu hoà giải của các bên tranh chấp lao động; chuẩn bị tổ chức các cuộc họp của hội đồng; ghi biên bản các cuộc họp của hội đồng; thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của chủ tịch hội đồng. Các thành viên của hội đồng hoà giải lao động cơ sở có trách nhiệm cụ thể theo sự phân công của chủ tịch hội đồng; tìm hiểu vụ việc, đề xuất giải pháp hoà giải các vụ tranh chấp lao động và tham gia các hoạt động khác của hội đồng. Thành viên của hội đồng hoà giải được tham dự các khoá đào tạo về nghiệp vụ hoà giải, các lớp bồi dưỡng về pháp luật lao động. Hoà giải viên lao động cũng được Nhà nước trao thẩm quyền hoà giải vụ tranh chấp lao động. Như hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động cũng tiến hành giải quyết tất cả các vụ tranh chấp lao động chứ không chỉ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Hoạt động của hoà giải viên lao động được quy định cụ thể tại điều 163 Bộ Luật lao động, Nghị định số 133/2007/NĐ-CP ban hành ngày 08 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ, Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 23 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn, cơ quan lao động cấp huyện có trách nhiệm đề xuất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện về việc giới thiệu hoà giải viên lao động. Hoà giải viên lao động phải có đủ những điều kiện là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt; có hiểu biết về pháp luật lao động; có kỹ năng hoà giải hoặc kinh nghiệm trong việc tổ chức hoà giải để đảm nhiệm công việc của hoà giải viên lao động; tự nguyện tham gia tổ chức hoà giải. Liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là liên đoàn lao động cấp huyện) hoặc tương đương (công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất) lập danh sách các thành viên đối với những người có đủ điều kiện làm hoà giải viên lao động nộp hồ sơ gửi cơ quan lao động cấp huyện đăng ký tham gia hoà giải viên lao động. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan lao động cấp huyện có trách nhiệm xem xét, đề xuất trình chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận hoà giải viên lao động. Hoà giải viên lao động bị miễn nhiệm trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật, có hành vi trái đạo đức xã hội hoặc đã nhiều lần từ chối nhiệm vụ hoà giải. Hoà giải viên lao động được tham dự các khoá đào tạo về nghiệp vụ hoà giải, các lớp bồi dưỡng về pháp luật lao động. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định cụ thể hồ sơ, trình tự, thủ tục cử và việc quản lý đội ngũ hoà giải viên lao động. Cơ quan lao động cấp huyện có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý đội ngũ hoà giải viên. Cụ thể là: trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận hoà giải viên lao động; giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý đội ngũ hoà giải viên lao động; cử cán bộ làm công tác hoà giải viên lao động và phân công hoà giải viên lao động tham gia giải quyết các vụ tranh chấp lao động cụ thể tại địa bàn. Khi tham gia giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích hoà giải viên lao động có trách nhiệm chấp hành sự phân công của cơ quan lao động cấp huyện và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động. Không được lợi dụng danh nghĩa hoà giải viên lao động để thực hiện các hành vi trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ hai bên tranh chấp, những người có liên quan, những người làm chứng, thu thập tài liệu chứng cứ, yêu cầu hai bên tranh chấp cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên quan tới vụ việc phải hoà giải. Đưa ra phương án hoà giải để hai bên tranh chấp cùng xem xét, thương lượng. Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác hoà giải, về pháp luật lao động do cơ quan lao động các cấp hoặc các cơ quan, tổ chức khác có liên quan tổ chức. Cơ quan thứ hai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là hội đồng trọng tài lao động. Hội đồng trọng tài lao động được thành lập và cơ cấu theo quy định tại điều 164 Bộ Luật lao động, Nghị định số 133/2007/NĐ-CP ban hành ngày 08 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ, Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 23 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hội đồng trọng tài lao động giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và các vụ tranh chấp lao động tập thể tại các doanh nghiệp không được đình công xảy ra trên địa bàn quản lý. Sau khi thống nhất với các ngành liên quan về dự kiến chủ tịch và các thành viên của hội đồng trọng tài lao động, giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập hội đồng trọng tài lao động. Hội đồng trọng tài lao động đặt trụ sở tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, có con dấu riêng. Kinh phí hoạt động của hội đồng trọng tài lao động do ngân sách Nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội bố trí địa điểm, phương tiện làm việc và bảo đảm điều kiện cấn thiết cho hoạt động của hội đồng trọng tài lao động. Thành phần của hội đồng trọng tài lao động được hình thành theo số lẻ và không quá bảy người, trong đó có: (a) Chủ tịch hội đồng là đại diện lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, (b) thư ký hội đồng là công chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cử, (c) một thành viên là đại diện Liên đoàn lao động cấp tỉnh, (d) một thành viên là đại diện của người sử dụng lao động địa phương, (đ) một hoặc một số thành viên là luật gia hoặc là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động, có uy tín và công tâm. Hội đồng trọng tài lao động quyết định phương án hoà giải theo nguyên tắc đa số, bằng cách bỏ phiếu. Thư ký hội đồng trọng tài lao động làm việc chuyên trách làm nhiệm vụ thương trực của hội đồng, được hưởng phụ cấp trách nhiệm tương đương phụ cấp chức vụ của trưởng phòng thuộc sở. Các thành viên khác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm trong những ngày thực hiện công tác hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động, kể cả những ngày nghiên cứu hồ sơ, gặp gỡ hai bên tranh chấp lao động để thu thập tài liệu chứng cứ được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật tương đương với chế độ bồi dưỡng phiên toà áp dụng đối với hội thẩm nhân dân. Các thành viên của hội đồng trọng tài lao động được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin về các quy định của pháp luật lao động, được tham dự các lớp bồi dưỡng về pháp luật lao động. Ngoài các cuộc họp để giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích theo đơn yêu cầu của các bên tranh chấp, hội đồng trọng tài lao động có thể họp đột xuất theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng trọng tài lao động, họp thường kỳ 6 tháng một lần vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm để đánh giá kết quả hoạt động của hội đồng và báo cáo chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, bộ lao động thương binh và xã hội. Nhiệm kỳ của hội đồng trọng tài lao động là ba năm. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của hội đồng trọng tài lao động. Hội đồng trọng tài lao động khi giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có những nhiệm vụ và quyền hạn sau : Một là, tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ các bên tranh chấp, những người liên quan, những người làm chứng. Thu thập tài liệu chứng cứ, yêu cầu các bên tranh chấp và những người có liên quan cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp. Hai là, yêu cầu các bên tranh chấp tới phiên họp hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp do hội đồng trọng tài triệu tập. Ba là, đưa ra phương án hoà giải để hai bên tranh chấp cùng xem xét thương lượng. Bốn là, lập biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành. Ngoài ra, hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về hoà giải các tranh chấp lao động cho hội đồng hoà giải lao động cơ sở và hoà giải viên lao động tại địa phương. Chủ tịch hội đồng trọng tài lao động có những nhiệm vụ sau : Một là, điều hành mọi hoạt động của hội đồng trọng tài lao động, chủ trì các cuộc hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động; Hai là, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của hội đồng trọng tài lao động. Ba là, ký biên bản, quyết định giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài lao động; ký ban hành quy chế hoạt động của hội đồng trọng tài lao động. Bốn là, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động. Năm là, báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất về tình hình hoạt động của hội đồng trọng tài lao động. Thư ký của hội đồng trọng tài lao động có nhiệm vụ : Một là,thường trực của hội đồng trọng tài lao động thực hiện các công việc hành chính, tổ chức đảm bảo cho hoạt động của hội đồng trọng tài lao động. Hai là, tiếp nhận hồ sơ và tìm hiểu về vụ việc tranh chấp lao động. Ba là, thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan; chuẩn bị các cuộc họp của hội đồng trọng tài lao động. Bốn là, tiến hành các thủ tục và lập biên bản tại phiên hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài lao động. Các thành viên khác trong hội đồng trọng tài lao động có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu các vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích để góp ý, đề xuất phương án hoà giải, giải quyết của hội đồng trọng tài lao động; dự các phiên hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động tại hội đồng trọng tài lao động; thực hiện các công việc theo sự phân công của chủ tịch hội đồng trọng tài lao động. 4. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích Như đã phân tích ở trên, có hai phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thông qua việc có sự tham gia của bên thứ ba là hoà giải và trọng tài. Tuy nhiên do có sự đặc thù trong quy định về pháp luật lao động Việt Nam nên hoà giải và trọng tài là hai bước bắt buộc nối tiếp nhau mà hai bên tranh chấp phải trải qua khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Do đó trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích sẽ phải tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đầu tiên, nếu hoà giải không thành sẽ phải tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài lao động. Thủ tục hoà giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động, căn cứ quy định tại điều 170 và khoản 1, khoản 2 điều 165a của Bộ Luật lao động, căn cứ Nghị định số 133/2007/NĐ-CP ban hành ngày 08 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ, căn cứ Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 23 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, được tiến hành theo những bước sau: Thứ nhất, nhận đơn yêu cầu hoà giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp phải làm đơn yêu cầu theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH gửi hội đồng hoà giải (đối với nơi có hội đồng hoà giải) hoặc gửi cơ quan lao động cấp huyện trong trường hợp vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích xảy ra ở nơi chưa có hội đồng hoà giải hoặc trong trường hợp ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động thoả thuận với người sử dụng lao động quyết định lựa chọn hoà giải viên lao động giải quyết. Thư ký hội đồng hoà giải hoặc cán bộ của cơ quan lao động cấp huyện được phân công khi nhận đơn phải vào sổ theo dõi trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đơn và chuyển ngay cho chủ tịch hội đồng hoà giải lao động hoặc lãnh đạo cơ quan lao động cấp huyện để phân công cho hoà giải viên lao động để tìm hiểu và xử lý vụ việc. Thứ hai, chuẩn bị phiên họp hoà giải vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.doc