MUÏC LUÏC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1.1 ĐẤU THẦU 2
1.1.1 Khái niệm đấu thầu 2
1.1.2 Điều kiện tham gia đấu thầu 2
1.2 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 3
1.2.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh 3
1.2.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp 4
1.3 QUY TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 4
1.3.1 Điều chỉnh cơ cấu tổ chức 4
1.3.2 Phân phối nguồn lực 5
1.3.3 Xây dựng chính sách kinh doanh 5
1.3.4 Thiết lập các kế hoạch ngắn hạn 5
1.3.5 Quản trị sự thay đổi 6
1.3.6 Phối hợp thực hiện chiến lược 6
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MINH THÀNH 7
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MINH THÀNH 7
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 7
2.1.2 Chức năng của công ty 8
2.1.3 Nhiệm vụ của công ty 8
2.1.4 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 8
2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 8
2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 8
2.1.4.2.1 Giám đốc 8
2.1.4.2.2 Phòng kinh doanh 9
2.1.4.2.3 Phòng kỹ thuật 9
2.1.4.2.4 Phòng kế toán 10
2.1.5 Quy trình mua bán hàng hoá của công ty 10
2.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA 11
2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 11
2.2.2 Định hướng trước mắt và lâu dài 12
2.2.3 Thuận lợi và khó khăn 12
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CUNG CẤP VẬT TƯ, THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY 13
3.1 QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY 13
3.1.1 Cơ cấu tổ chức thực hiện chiến lược đấu thầu của công ty 13
3.1.2 Nguồn lực thực hiện chiến lược đấu thầu của công ty 15
3.1.3 Chính sách đấu thầu của công ty 16
3.1.4 Các kế hoạch ngắn hạn cho thực hiện đấu thầu 18
3.1.5 Thực hiện tham gia đấu thầu cung cấp vật tư, thiết bị 18
3.1.5.1 Lựa chọn gói thầu phù hợp 18
3.1.5.2 Lập hồ sơ dự thầu 18
3.1.5.3 Gửi hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu 19
3.1.5.4 Thương thảo và ký kết hợp đồng 20
3.1.5.5 Triển khai thực hiện gói thầu 20
3.2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY 20
3.2.1 Phân tích xác suất trúng thầu của công ty 20
3.2.1.1 Xác suất trúng thầu theo số lượng gói thầu 21
3.2.1.2 Xác suất trúng thầu theo giá trị dự thầu 21
3.2.2 Phân tích SWOT về thực hiện chiến lược đấu thầu của công ty 23
3.2.2.1 Điểm mạnh 23
3.2.2.2 Điểm yếu 26
3.2.2.3 Cơ hội 29
3.2.2.4 Nguy cơ 29
3.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế thực hiện chiến lược đấu thầu của công ty 30
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ 32
4.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 32
4.2 GIẢI PHÁP CHO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CUNG CẤP VẬT TƯ THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY 33
4.2.1 Giải pháp 1: Phát triển thị trường 33
4.2.2 Giải pháp 2: Phát triển theo hướng các sản phẩm chất lượng và có giá trị gia tăng cao. 36
4.2.3 Giải pháp 3: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 39
4.2.4 Giải pháp 4: Củng cố hoàn thiện bộ máy tổ chức 43
4.3 KIẾN NGHỊ 47
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Triển khai thực hiện chiến lược đấu thầu cung cấp vật tư, thiết bị tại Công ty TNHH Minh Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc đề nghị được dự thầu, các cam kết dự thầu và thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu.
Hồ sơ dự thầu phần kỹ thuật: bao gồm các tài liệu về thông số và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, các giấy tờ liên quan tới nguồn gốc hàng hóa và chứng chỉ của nhà sản xuất, tổ chức thi công lắp đặt, đào tạo và chuyển giao công nghệ, tiến độ thực hiện hợp đồng, giấy phép, hồ sơ năng lực kinh nghiệm của công ty…
Hồ sơ dự thầu phần thương mại: gồm các điều khoản, điều kiện về thương mại như: giá dự thầu, thời hạn giao hàng, điều kiện giao hàng, thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán, hình thức hợp đồng… theo như yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
Bảo lãnh dự thầu: thể hiện số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh quy định trong hồ sơ mời thầu, thông thường thì Bảo lãnh dự thầu sẽ do một ngân hàng cấp khi công ty đề nghị ngân hàng cấp Bảo lãnh dự thầu.
Gửi hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu
Sau khi hoàn thành hồ sơ dự thầu, công ty nhanh chóng gửi bộ hồ sơ theo đúng ngày, giờ, địa điểm đã quy định của bên mời thầu.
Sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu sẽ tiến hành xem xét các hồ sơ dự thầu và mở thầu với sự tham dự của các nhà thầu. Sau khi mở thầu, đại diện tham dự thầu của các nhà thầu sẽ ký vào Biên bản mở thầu được lập bởi người đại diện mở thầu của bên mời thầu.
Thương thảo và ký kết hợp đồng
Sau khi xem xét, đánh giá, xếp hạng các hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ công bố nhà thầu trúng thầu. Để đảm bảo tính nghiêm túc trong quá trình thực hiện hợp đồng, trong thời gian quy định sau ngày nhận được thông báo trúng thầu, nhà thầu phải tiến hành thực hiện bảo lãnh thực hiện hợp đồng với số tiền và thời gian theo quy định. Hai bên sẽ tiến hành sắp xếp thời gian, địa điểm để thương thảo các điều kiện hợp đồng gồm các điều kiện về hàng hóa, giao nhận hàng, thanh toán và các điều khoản pháp lý khác…sau đó hai bên sẽ nhất trí đi đến ký kết hợp đồng.
Triển khai thực hiện gói thầu
Sau khi hợp đồng được ký kết, công ty sẽ nhanh chóng bắt tay vào triển khai thực hiện gói thầu và các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng, đảm bảo hợp đồng được thực hiện và hoàn thành theo đúng kế hoạch, đúng yêu cầu của khách hàng.
Công việc được các bộ phận phối hợp với nhau để cùng thực hiện, từ khâu nhập khẩu từ nhà cung cấp, nhà sản xuất đến khi giao hàng cho khách hàng đều được phân công cụ thể và thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch đã đặt ra.
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY
Phân tích xác suất trúng thầu của công ty
Xác suất trúng thầu là một nhân tố quan trọng trong đánh giá việc triển khai chiến lược đấu thầu cũng như tình hình tham dự thầu cung cấp vật tư máy móc thiết bị của công ty. Căn cứ vào xác suất trúng thầu, ta có thể thấy được khả năng trúng thầu của công ty so với tổng số lượng và giá trị dự thầu. Từ đó có thể đánh giá được tình hình dự thầu và đưa ra các phương án tốt hơn.
Xác suất trúng thầu theo số lượng gói thầu
Bảng 3.2: Tỉ trọng trúng thầu theo số lượng gói thầu
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Số gói thầu tham dự
32
38
31
2
Số lượng trúng thầu
9
13
12
3
Tỉ trọng (%)
28,13
34,21
38,71
4
Số lượng không trúng thầu
23
25
19
5
Tỉ trọng (%)
71,87
65,79
61,29
Nguồn: Dữ liệu đấu thầu – Công ty TNHH Minh Thành
Biểu đồ 3.1: Xác suất trúng thầu theo số lượng gói thầu
Qua bảng và biểu đồ phân tích trên, số lượng gói thầu trúng thầu lần lượt năm 2007 là 32, xác suất trúng thầu là 28,13%, năm 2008 là 38, xác suất trúng thầu là 34,21%, năm 2009 là 31, xác xuất trúng thầu là 38,71%.
Như vậy xác suất trúng thầu theo số lượng gói thầu tham dự thầu tăng dần qua các năm. Năm 2009, tuy số lượng dự thầu có giảm so với năm 2008 nhưng xác suất trúng thầu lại tăng cao hơn, điều này cho thấy tình hình dự thầu của công ty đã ngày càng được thực hiện tốt và hiệu quả.
Xác suất trúng thầu theo giá trị dự thầu
Xác suất trúng thầu thể hiện khả năng trúng thầu cũng như hiệu quả của chiến lược đấu thầu của công ty. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào xác suất trúng thầu theo số lượng các gói thầu tham dự thì không thể kết luận được tình hình dự thầu và hiệu quả chiến lược đấu thầu của công ty. Vì vậy, cần phải xem xét cả xác suất trúng thầu theo giá trị các gói thầu để có được những phân tích, đánh giá và kết luận chính xác nhất.
Bảng 3.3: Tỉ trọng trúng thầu theo giá trị dự thầu
ĐVT: đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Tổng giá trị dự thầu
35.985.121.533
37.202.112.721
33.653.422.931
2
Giá trị trúng thầu
9.305.014.581
9.835.407.821
9.733.614.177
3
Tỉ trọng (%)
25,86
26,44
28,92
4
Giá trị không trúng thầu
26.680.106.952
27.366.704.900
23.919.808.754
5
Tỉ trọng (%)
74,14
73,56
71,08
Nguồn: Dữ liệu đấu thầu – Công ty TNHH Minh Thành
Biểu đồ 3.2: Xác suất trúng thầu theo giá trị dự thầu
Qua bảng trên ta thấy giá trị trúng thầu và xác suất trúng thầu theo giá trị dự thầu năm 2007 lần lượt là 9.035.014.581 đồng, xác suất 25,86%, năm 2008 là 9.835.407.821 đồng, xác suất 26,44%, năm 2009 là 9.733.614.177 đồng, xác suất 28,92%. Điều này chứng tỏ tỉ trọng giá trị trúng thầu tăng dần qua các năm. Năm 2009, mặc dù giá trị dự thầu thấp hơn năm 2008 nhưng tỉ trọng trúng thầu tăng cao hơn năm 2008, cho thấy công ty đã ngày càng tập trung vào giá trị các gói thầu có giá trị lớn khi tham dự thầu, thể hiện tình hình tham dự thầu cũng như việc thực hiện chiến lược đấu thầu của công ty đang ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên, qua các số liệu phân tích trên, công ty cần đưa ra các chính sách, các điều chỉnh cần thiết để ngày càng nâng cao khả năng trúng thầu cũng như nâng cao hiệu quả của việc triển khai thực hiện chiến lược đấu thầu của công ty nhằm mang lại lợi nhuận tối cũng như nâng cao uy tín và năng lực của công ty trong ngành dầu khí hang hải và trên thị trường.
Phân tích SWOT về thực hiện chiến lược đấu thầu của công ty
Điểm mạnh
Năng lực tài chính
Để thấy được điểm mạnh trong năng lực tài chính của công ty khi tham gia đấu thầu thì khả năng thanh toán, tính ổn định và khả năng tự tài trợ là các chỉ tiêu chính thể hiện rõ nhất.
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn
ĐVT: đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Tài sản ngắn hạn
3.133.195.782
7.054.418.268
9.905.266.892
2
Tài sản dài hạn
4.620.703.667
9.697.940.478
11.810.133.217
3
Tổng tài sản
7.753.899.449
16.752.358.746
21.715.400.109
4
Nợ phải trả
2.852.486.080
6.471.436.184
8.226.337.012
Nợ ngắn hạn
2.839.781.080
6.464.130.961
8.260.137.929
Nợ dài hạn
12.705.000
7.305.223
6.199.083
5
Vốn chủ sở hữu
4.901.413.369
10.280.922.562
13.449.063.097
6
Tổng nguồn vốn
7.753.899.449
16.752.358.746
21.715.400.109
Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Công ty TNHH Minh Thành
Bảng 3.5: Các chỉ số tài chính
TT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
I
Khả năng thanh toán
1
Hệ số khả năng thanh toán
2,72
2,59
2,64
2
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
1,10
1,09
1,20
II
Tính ổn định và khả năng tự tài trợ
1
Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu
0,94
0,94
0,88
2
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
0,58
0,63
0,61
3
Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn
0,63
0,61
0,62
Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Công ty TNHH Minh Thành
- Về khả năng thanh toán:
Các chỉ số khả năng thanh toán cho ta biết được khả năng thanh toán của công ty, tránh bị rơi vào tình trạng phá sản vì thiếu vốn, là một trong những cơ sở đánh giá sự ổn định, vững vàng về tài chính của công ty.
Hệ số khả năng thanh toán của công ty qua các năm ở mức khoảng trên 2,5 cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty rất tốt.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty cũng đạt trên mức 1,0 cho thấy khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản ngắn hạn hiện có tương đối tốt.
Như vậy nhìn chung khả năng thanh toán của công ty tương đối tốt, công ty không gặp phải sự thiếu hụt trong khả năng thanh toán và không ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của công ty, như vậy công ty có thể trả nợ kịp thời hạn và không phải mắc nợ với nhà cung cấp. Điều này là điểm mạnh của công ty để tạo uy tín trên thị trường và mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp, các nhà sản xuất.
- Về tính ổn định và khả năng tự tài trợ:
Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu của công ty các năm qua đều nhỏ hơn 1,0 cho thấy mức ổn định của việc đầu tư tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tương đối an toàn, cho thấy sự chủ động định đoạt về tài sản tương đối tốt.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ của công ty thấp cho thấy giá trị của vốn chủ sở hữu lớn là nguồn vốn không phải hoàn trả, như vậy khả năng tự chủ về tài chính của công ty tương đối tốt.
Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn dùng để đo lường sự ổn định của việc tăng vốn. Hệ số này tương đối cao cho ta thấy công ty được đánh giá khá tốt.
Tính ổn định và khả năng tự tài trợ của công ty khá tốt. Công ty có thể chủ động xử lý tốt nhu nhu cầu vốn cho các dự án, các gói thầu, đảm bảo đủ nguồn tài chính cho thực hiện chiến lược đấu thầu của công ty.
Kinh nghiệm:
Kinh nghiệm là một yếu tốt rất quan trọng trong hồ sơ dự thầu của công ty, nó thể hiện khả năng và uy tín của công ty trong quá trình kinh doanh và hoạt động, là cơ sở để thể hiện năng lực thực hiện gói thầu hoặc dự án của chủ đầu tư.
Qua hơn 17 năm thành lập và hoạt động với doanh số và lợi nhuận tiếp lục tăng lên và hiệu quả hoạt động đã cho ta thấy công ty có một bề dày kinh nghiệm trong đấu thầu cung cấp vật tư máy móc thiết bị cho ngành dầu khí hàng hải. Điều này là một điểm mạnh khi tham gia đấu thầu trong việc thỏa mãn điều kiện về kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự.
Lãnh đạo:
Giám đốc công ty là người có năng lực điều hành cao, có tâm huyết, có tầm nhìn chiến lược và quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền, các công ty lớn thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam và các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Đây là những nhân tố quan trọng trong công tác xúc tiến phát triển thương mại và mở rộng kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt các chiến lược của công ty nói chung và chiến lược đấu thầu nói riêng.
Điểm yếu
Lập hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu chính là căn cứ quan trọng và chủ yếu nhất để bên mời thầu lựa chọn nhà thầu. Yêu cầu đặt ra cho công ty là cần phải hoàn thiện tất cả các phần trong hồ sơ dự thầu. Mặc dù đã có những quy trình tổ chức thực hiện tương đối hợp lý nhưng hiện tại công ty vẫn còn tồn tại một số điểm yếu sau:
Bảng 3.6: Tỉ trọng nguyên nhân không trúng thầu
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Số gói thầu tham dự
32
38
31
2
Số lượng không trúng thầu
23
25
19
3
Do giá dự thầu cao
14
15
12
4
Tỉ trọng (%)
60,87
60,00
63,16
5
Do không đạt kỹ thuật
7
9
6
6
Tỉ trọng (%)
30,43
36,00
31,58
7
Hồ sơ không đạt thương mại
2
1
1
8
Tỉ trọng (%)
8,70
4,00
5,26
Nguồn: Dữ liệu đấu thầu – Công ty TNHH Minh Thành
Biểu đồ 3.3: Tỉ trọng nguyên nhân không trúng thầu
Về giá dự thầu, qua số liệu trên ta thấy trên 60% số lượng gói thầu không trúng thầu là do giá dự thầu cao, không thể cạnh tranh được với các nhà thầu khác. Như vây giá dự thầu của công ty còn thiếu linh hoạt, công ty chưa có nguồn hàng từ các nhà sản xuất có giá thấp và cạnh tranh trên thế giới và trong khu vực.
Về dự thầu phần kỹ thuật, có trên 30% số lượng gói thầu không trúng là do không đạt được đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của bên mời thầu. Công ty cần xem xét lại bộ phận kỹ thuật, các quy định cụ thể cần được đặt ra để đáp ứng được đa dạng các yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ thầu.
Về dự thầu phần thương mại, tỉ lệ không trúng thầu do không đáp ứng được các điều kiện thương mại không đáng kể và có xu hướng giảm. Tuy nhiên công ty cần chú ý để tối đa khả năng trúng thầu và nâng cao hiệu quả trong thực hiện chiến lược đấu thầu của công ty.
Nhân lực:
Bảng 3.7: Thống kê số lượng nhân lực công ty
TT
Nhân sự
2007
(%)
2008
(%)
2009
(%)
1
Cử nhân kinh tế
3
60
4
50
6
5
2
Kỹ sư cơ khí
2
40
2
25
3
25
3
Công nhân
0
0
2
25
3
25
Tổng cộng:
5
100
8
100
12
100
Nguồn: Hồ sơ năng lực – Công ty TNHH Minh Thành
Biểu đồ 3.4: Tình hình nhân lực công ty
Đội ngũ cán bộ của công ty mặc dù đã tăng dần lên qua các năm nhưng còn ít trong khi số lượng gói thầu, dự án mà công ty tham gia khá nhiều, đặc biệt là nhân lực về kỹ thuật và công nhân, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả đấu thầu trong việc đưa ra các sản phẩm thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật và chất lượng kỹ thuật tốt, đồng thời việc thi công lắp đặt vận hành cũng hạn chế do lượng công nhân của công ty quá ít. Vì vậy sự phân bổ nguồn nhân lực gặp rất nhiều khó khăn.
Bộ máy tổ chức
Bộ máy tổ chức hoạt động của công ty hiện tại rất gọn nhẹ đảm bảo xử lý nhanh các yêu cầu công việc. Tuy nhiên các phòng ban hiện đang kiêm nhiệm thêm một số công việc không thuộc chuyên môn của bộ phận mình như: phòng Kế toán thực hiện thêm các thủ tục về văn thư, nhân sự, bảo hiểm xã hội, lương…, phòng Kinh doanh ngoài việc thực hiện mua bán nhập xuất hàng hóa, tham dự thầu còn phải luôn theo dõi tình hình thị trường và tìm hiểu về các dự án mới của các chủ đầu tư trong khu vực, lập dự toán nhu cầu vốn cho dự án... Sự chuyên môn hóa của từng bộ phận chưa rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của các phòng ban và hiệu quả chung cho toàn công ty.
Cơ hội
Môi trường kinh doanh:
Công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí hàng hải là một môi trường có nhiều tiềm năng để phát triển. Cùng với sự phát triển mạnh của ngành dầu khí hàng hải, môi trường chính trị ổn định và khi đã có được một vị trí nhất định trên thị trường sẽ thúc đẩy và mang đến nhiều cơ hội cho thực hiện tốt chiến lược đấu thầu của công ty.
Đồng thời, các đối tác của công ty phần lớn là các doanh nghiệp thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam uy tín và hợp tác tốt. Điều này tạo cho công ty có cơ hội để tham gia đấu thầu nhiều gói thầu và dự án hơn.
Chính sách của Nhà nước:
Để thúc đẩy phát triển ngành dầu khí, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ tích cực trong công tác nhập khẩu thiết bị dầu khí như quy trình hải quan nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu, miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị dầu khí trong nước chưa sản xuất được…
Nguy cơ
Đối thủ cạnh tranh
Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay là nền kinh tế thị trường mở cửa, trong giai đoạn hội nhập kinh tế mạnh mẽ này, thị trường Việt Nam liên tục xuất hiện các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài có tiềm năng về công nghệ và vốn. Bên cạnh đó, lĩnh vực dầu khí hàng hải là một lĩnh vực kinh doanh tốt và tiềm năng nên các công ty, tổ chức trong nước ngày càng chú ý và phát triển vào lĩnh vực này, vì vậy sự cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng tăng lên và gay gắt hơn..
Pháp luật của nhà nước
Cùng với sự hội nhập mạnh mẽ của đất nước, hệ thống pháp luật của nước ta cũng đang từng bước được sửa đổi bổ sung để phù hợp vơi thông lệ và luật pháp quốc tế. Do vậy, trong giai đoạn này hệ thống pháp luật của nước ta có nhiều thay đổi, các văn bản luật như Luật đấu thầu...và các văn bản hướng dẫn sửa đổi và ban hành chậm và còn chồng chéo, điều này không những gây khó khăn cho doanh nghiệp mà còn tạo kẽ hở cho các tiêu cực có thể xảy ra.
Tiêu cực trong đấu thầu
Trong một nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam, một nền kinh tế mà công tác đấu thầu còn là khá mới mẻ thì việc xảy ra những tiêu cực trong đấu thầu là khó có thể tránh khỏi. Do lối suy nghĩ từ thời bao cấp, do sự chưa hoàn thiện của luật pháp nên công tác đấu thầu còn nhiều kẽ hở cho những tiêu cực có thể xảy ra: đó là sự thoả thuận để đặt đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính chất độc quyền, sự móc nối thông tin để đưa ra giá dự thầu, sự mất công bằng trong lựa chọn nhà thầu…
Đánh giá hiệu quả kinh tế thực hiện chiến lược đấu thầu của công ty
Bất kỳ một nhà thầu nào khi tham gia đấu thầu đều mong muốn và nhằm mục đích là thắng thầu. Nhưng thắng thầu suy cho cùng cũng chỉ là một trong những mục tiêu trung gian. Mục tiêu cuối cùng của các nhà thầu nói chung cũng như Công ty Minh Thành nói riêng đó là sự gia tăng doanh thu, lợi nhuận, là hiệu quả thu được qua thực hiện chiến lược đấu thầu của công ty. Chính vì vậy mà trước khi quyết định tham dự bất kỳ một gói thầu nào công ty cũng đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, dự tính tối ưu doanh thu, chi phí nếu thắng thầu và tiến hành thực hiện dự án cũng như lợi nhuận thu được từ thực hiện gói thầu, dự án đó bởi lợi nhuận có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại, phát triển trong thời gian dài hoạt động của công ty.
Bảng 3.8: Tỉ suất lợi nhuận công ty
ĐVT: đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Doanh thu thuần
9.305.014.581
9.835.407.821
9.733.614.177
2
Lợi nhuận ròng
136.629.995
101.931.736
118.081.767
3
Tỉ suất lợi nhuận (%)
1,47
1,04
1,21
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Công ty TNHH Minh Thành
Biểu đồ 3.5: Tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu
Lợi nhuận là chỉ tiêu chịu ảnh hưởng trực tiếp của doanh thu và chi phí. Đồng thời, lợi nhuận cũng là chỉ tiêu phản ánh rõ ràng nhất hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận công ty năm 2008 là 101.931.736 đồng giảm so với năm 2007, tuy nhiên đến năm 2009, lợi nhuận tăng lên 118.081.767 đồng. Bên cạnh đó tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 cũng tăng lên so với năm 2008, điều này cho thấy công ty đang ngày càng chú trọng đến khả năng sinh lời của đồng vốn bỏ ra đầu tư. Tuy nhiên tỉ suất này chưa cao, nhằm mang lại lợi nhuận tối đa và sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn, công ty cần chú trọng nhiều hơn nữa đến hiệu quả hoạt động đấu thầu của công ty.
Như vậy, ta thấy tình hình tham gia đấu thầu của công ty trong những năm qua đã thu được những kết quả đáng kể, cho thấy công ty vẫn đang duy trì và hoạt động tốt. Điều này phụ thuộc vào việc thực hiện chiến lược đấu thầu của công ty, một chiến lược vô cùng quan trọng có thể quyết định sự sống còn của công ty.
Để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường, công ty cần chú trọng hơn nữa đến việc triển khai thực hiện chiến lược đấu thầu, khắc phục các hạn chế còn tồn đọng, chú trọng đến việc nâng cao năng lực tài chính, năng lực con người, đổi mới các quy trình, cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lược để có thể thực hiện chiến lược một cách hiệu quả nhất.
CHƯƠNG IV:
GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Trong thời gian tới, công ty sẽ tập trung đẩy mạnh lĩnh vực cung cấp máy móc thiết bị cho ngành dầu khí, hàng hải vì đây là lĩnh vực chủ chốt và quan trọng, mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời, công ty chủ trương tham gia vào một số lĩnh vực mới thông qua những phương án mang tính chất khả thi cao như: lĩnh vực đầu tư tài chính, bất động sản, khai thác khoáng sản… đặc biệt là các dự án khai thác mỏ đá và hợp tác xây dựng các khu du lịch, resort tại Côn Đảo.
Công ty sẽ không ngừng hoàn thiện, nâng cao năng lực dự thầu nhằm tăng số lượng các hợp đồng ký kết, cũng như giá trị của các hợp đồng, nhằm tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty. Từ đó, công ty sẽ mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao tiềm lực tài chính…để có điều kiện tham gia các gói thầu có quy mô lớn, nâng cao khả năng trúng thầu cũng như hiệu quả thực hiện chiến lược đấu thầu của công ty.
Công ty tiếp tục duy trì các mối quan hệ hợp tác và mở rộng mối quan hệ với các khách hàng mới, đối tác mới, thiết lập hện thống hợp tác tốt đẹp uy tín và bền vững. Đồng thời hoàn thiện các quy trình thu thập và xử lý thông tin nhằm nâng cao hiệu quả của kênh thông tin, đặc biệt là các thông tin về đấu thầu. Từ đó có thể tăng số lượng các công trình mà công ty tham gia dự thầu và tăng tỷ lệ trúng thầu của công ty.
Đầu tư nâng cao năng lực về tài chính, huy động các nguồn vốn để mở rộng quy mô, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là đội ngũ trong bộ phận liên quan đến công tác tổ dự thầu, lập hồ sơ dự thầu bằng các biện pháp như: cử cán bộ đi học, đào tạo kỹ thuật, kiến thức và kinh nghiệm thương mại, rút kinh nghiệm từ những sai sót đã xảy ra.
Việc lớn mạnh phải đi cùng với việc khẳng định vị thế, công ty sẽ tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, các quy trình quản lý chất lượng khoa học, an toàn lao động, vệ sinh môi trường… để khẳng định năng lực, uy tín và quy mô của công ty trên thị trường.
GIẢI PHÁP CHO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CUNG CẤP VẬT TƯ THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY
Bảng 4.1: Ma trận SWOT - Hình thành các giải pháp chiến lược
Ma trận SWOT
Hình thành các
giải pháp chiến lược
Cơ hội
Nguy cơ
1. Môi trường, lĩnh vực kinh doanh nhiều tiềm năng
2. Chính sách ưu việt của Nhà nước
Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và lớn mạnh
Hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện
Tiêu cực trong đấu thầu
Điểm mạnh
Giải pháp
phát triển thị trường
Giải pháp
phát triển theo hướng các sản phẩm chất lượng và có giá trị gia tăng cao
Năng lực tài chính khá tốt
Kinh nghiệm trong đấu thầu
Lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược và quan hệ tốt
Điểm yếu
Giải pháp
đầu tư phát triển
nguồn nhân lực
Giải pháp
củng cố hoàn thiện
bộ máy tổ chức
Hồ sơ dự thầu chưa đáp ứng yêu cầu
Nguồn nhân lực thực hiện chưa đủ mạnh
Bộ máy tổ chức chưa hoàn thiện
Giải pháp 1: Phát triển thị trường
Hoạt động trong lĩnh vực dầu khí hàng hải là một môi trường giàu tiềm năng và cơ hội để công ty có thể phát huy năng lực của mình để đạt được những lợi ích cao.
Là một công ty có tình hình tài chính tương đối tốt về khả năng thanh toán cũng như tính ổn định và khả năng tự tài trợ, một công ty có bề dày kinh nghiệm trong đấu thầu cung cấp vật tư máy móc thiết bị, một công ty mà nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược và mối quan hệ tốt với nhiều tổ chức, thì giải pháp giúp Công ty TNHH Minh Thành có thể phát triển mạnh hơn nữa là phát huy những điểm mạnh của mình và tận dụng những cơ hội của thị trường, khu vực – Giải pháp phát triển thị trường.
Với khả năng thanh toán tốt sẽ giúp công ty chủ động thanh toán cho nhà cung cấp, tránh được những khoản nợ và tạo uy tín cho công ty. Điều này cũng giúp cho công ty xác lập được những mối quan hệ với các đối tác lớn và uy tín, sẽ cung cấp cho công ty những nguồn hàng với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh, thuận lợi cho công ty khi tham gia đấu thầu và nâng cao khả năng trúng thầu. Tính ổn định và khả năng tự tài trợ giúp công ty chủ động xử lý tốt nhu nhu cầu vốn cho các dự án, các gói thầu, đảm bảo đủ nguồn tài chính cho thực hiện chiến lược đấu thầu của công ty.
Giải pháp cụ thể:
Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên doanh, liên kết
Dựa trên tình hình hiện tại, những thế mạnh của công ty và những đặc trưng, những cơ hội, những tiềm năng trong ngành, trong khu vực thì giải pháp phát triển thị trường cụ thể sẽ là tăng trưởng thông qua hợp tác, liên doanh, liên kết, đặc biệt là với các doanh nghiệp nước ngoài có năng lực tài chính mạnh, công nghệ cao, tiên tiến, sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng là một giải pháp quan trọng nhằm xây dựng công ty trở thành một thương hiệu mạnh, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh trên thị trường.
Thiết lập quan hệ hợp tác liên doanh, liên kết:
Hiện tại, công ty đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất lớn trên thế giới như GN ROPE FITTINGS (Netherlands), IMATRANS (Netherlands), FAMEIM (Argentina), MACC (Germany), ERLO (Italia), SIAMBRATOR (Thailand)… và đây là những đối tác uy tín đã cùng công ty thực hiện tốt các gói thầu, dự án trong thời gian qua. Công ty cần đẩy mạnh thiết lập quan hệ hợp tác liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp uy tín, đàm phán và ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh, thỏa thuận hợp tác toàn diện để có thể cung cấp các chủng loại vật tư, thiết bị công nghệ cao và chất lượng, thực hiện các gói thầu, dự án lớn mà sự đòi hỏi về nguồn vốn để thực hiện là rất cần thiết.
Thỏa thuận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm:
Công ty có thể tranh thủ mối quan hệ liên kết, liên doanh để đàm phán thỏa thuận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm trong cung cấp sản phẩm cũng như thi công lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị. Điều này sẽ mang đến cho công ty các thế mạnh về hàng đầu trong công nghệ và dịch vụ sau bán hàng như bảo trì, bảo dưỡng… là những yếu tốt rất cần thiết khi cung cấp các sản phẩm kỹ thuật cho khai thác dầu khí, hàng hải và một số ngành công nghiệp khác.
Nghiên cứu, thu thập thông tin thị trường, khách hàng:
Để phát triển thị trường một cách tốt hơn, công ty cũng cần có chính sách tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin về pháp luật, về các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, thông tin đấu thầu, thông tin về khách hàng và đối thủ cạnh tranh, thông tin về các chủng loại vật tư máy móc thiết bị trong ngành, theo dõi và thu thập thông tin về các dự án sắp triển khai của các đối tác ngành dầu khí hàng hải để chuẩn bị đáp ứng các yêu cầu năng lực của các gói thầu, dự án.
Xây dựng thương hiệu:
Cùng với tăng trưởng thông qua hợp tác liên doanh, liên kết thì việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho công ty là việc làm mang tính chiến lược và thiết yếu để công ty phát triển ổn định và bền vững. Vấn đề này không chỉ được thể hiện thông qua các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông t