MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP KHU MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC ( ACFTA ) 3
I. Những nhân tố khách quan 3
II. Những nhân tố chủ quan 12
CHƯƠNG II : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA ACFTA ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC VÀ CÁC NƯỚC ASEAN 22
I. Tình hình quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN trong những năm gần đây
1. Quan hệ thương mại 22
2. Quan hệ đầu tư 26
3. Hợp tác kinh tế phát triển tiểu vùng sông Mêkông 28
Nhận xét chung về quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN 31
II. Cơ hội và thách thức của ACFTA đối với Trung Quốc và các nước ASEAN 32
A. Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc 32
1. Sự ra đời của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc và quyết định thành lập ACFTA 32
2. Nội dung Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc 34
3. Ý nghĩa của Hiệp định khung 42
B. Những cơ hội và thách thức đối với ASEAN và Trung Quốc khi tham gia ACFTA 43
1. Những cơ hội đối với ASEAN và Trung Quốc khi tham gia ACFTA 43
1.1. Những cơ hội đối với ASEAN 44
1.2. Những cơ hội đối với Trung Quốc 52
1.3. Một số cơ hội chung cho cả ASEAN và Trung Quốc 56
2. Những thách thức đối với Trung Quốc và ASEAN khi tham gia ACFTA 60
2.1. Đối với các nước ASEAN 60
2.2. Đối với Trung Quốc 64
CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ACFTA TRONG TƯƠNG LAI 67
I. Một số dự đoán về sự phát triển của ACFTA trong tương lai 67
II. Những kiến nghị đối với sự phát triển của ACFTA trong tương lai 69
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Triển vọng khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ( ACFTA : ASEAN - China Free Trade Area), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: các sản phẩm này sẽ có mức thuế MFN áp dụng tương ứng giảm dần phù hợp với tỉ lệ cuối cùng và thời hạn cuối cùng đã được các bên đồng ý. Khi có thể áp dụng thì mức thuế sẽ được bãi bỏ dần theo khung thời gian do các bên thoả thuận đồng ý.
Việc đàm phán giữa các bên về thương mại hàng hoá còn bao gồm một số những nội dung khác như các nguyên tắc cụ thể khác về chương trình cắt giảm và bãi bỏ thuế quan cho loại sản phẩm thông thường và nhạy cảm trên, những nguyên tắc về xuất xứ, những biện pháp phi thuế quan, các biện pháp an toàn dựa trên nguyên tắc của GATT…
2.2.2. Thương mại dịch vụ :
Trong lĩnh vực này, Hiệp định khung mới chỉ đưa ra phương hướng chung nhất, trong đó quy định các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào 3 vấn đề : xoá bỏ dần sự phân biệt giữa các bên trong thương mại hàng hoá giữa các bên, mở rộng phạm vi tự do hoá thương mại dịch vụ theo GATS ( Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ của WTO ), tăng cường hợp tác trong dịch vụ giữa các bên để nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh, cũng như để đa dạng hoá các hình thức cung cấp và phân phối dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ tương ứng của các bên.
2.2.3. Đầu tư :
Cũng như đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, lĩnh vực đầu tư cũng chỉ được đề cập trên góc độ chung nhất trong Hiệp định khung, theo đó, các bên đồng ý bước vào đàm phán để tiến hành tự do hoá đầu tư, tăng cường hợp tác trong đầu tư, thuận lợi hoá đầu tư và nâng cao tính minh bạch của các nguyên tắc và quy định về đầu tư và, đưa ra các biện pháp bảo hộ đầu tư.
2.2.4. Các lĩnh vực hợp tác khác :
5 lĩnh vực hợp tác trọng điểm được các bên đưa ra là: nông nghiệp, thông tin liên lạc, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư, và phát triển lưu vực sông Mêkông.
Ngoài 5 lĩnh vực trên, hợp tác giữa các bên sẽ được mở rộng ra những lĩnh vực khác nữa như tài chính, ngân hàng, du lịch, công nghiệp, giao thông, viễn thông, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), môi trường, công nghệ sinh học, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng, năng lượng và phát triển tiểu vùng.
Các biện pháp để đẩy mạnh hợp tác giữa các bên sẽ bao gồm những biện pháp như : thúc đẩy và thuận lợi hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư, tăng cường tính cạnh tranh của SMEs, thúc đẩy thương mại điện tử, nâng cao năng lực, và chuyển giao công nghệ.
Các bên cũng đồng ý thực hiện các biện pháp trợ giúp phát triển và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước, đặc biệt là các nước ASEAN mới, giúp các nước này điều chỉnh cơ cấu kinh tế và mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư với Trung Quốc.
2.2.5. Thời gian thực hiện :
Hiệp định khung quy định khung thời gian cụ thể cho mỗi chương trình hoạt động , cụ thể như sau :
Đối với thương mại hàng hoá, các cuộc đàm phán về cắt giảm và bãi bỏ thuế quan và các vấn đề khác như trong điều 3 của Hiệp định sẽ bắt đầu từ đầu năm 2003 và kết thúc vào 30/6/2004 để thiết lập ACFTA trong thương mại hàng hoá vào năm 2010 đối với các nước Brunei, Trung Quốc, Inđônêxia, Malayxia, Philipin, Singapo và Thái Lan, và vào năm 2015 đối với các nước ASEAN mới.
Các cuộc đàm phàn về Nguyên tắc xuất xứ trong thương mại hàng hoá theo điều 3 của Hiệp định sẽ được hoàn thành vào trước tháng 12/2003.
Đối với thương mại dịch vụ và đầu tư thì chưa có một khung thời gian cụ thể nào. Hiệp định chỉ quy định các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu vào năm 2003 và kết thúc càng sớm càng tốt theo khung thời gian được các bên thoả thuận đồng ý, có xét đến những khu vực nhạy cảm và trường hợp riêng của các nước ASEAN mới.
Đối với các lĩnh vực hợp tác khác, cũng chưa có quy định cụ thể về thời gian bắt đầu và kết thúc của các cuộc đàm phán cũng như việc thực hiện các lĩnh vực này.
2.3. Đãi ngộ tối huệ quốc :
Đây là điều khoản ưu tiên đặc biệt của Trung Quốc dành cho các nước ASEAN chưa phải là thành viên của WTO bao gồm Lào, Campuchia và Việt Nam. Đó là Trung Quốc đồng ý dành cho các nước này những cam kết của Trung Quốc với WTO theo nguyên tắc MFN kể từ ngày kí kết Hiệp định này. Như vậy là mặc dù chưa được gia nhập WTO, 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn được hưởng những ưu đãi của WTO trong quan hệ với Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi để các nước này đẩy nhanh hơn quá trình gia nhập ACFTA, theo kịp những nước phát triển hơn trong khối.
2.4. Early Harvest ( chương trình Thu hoạch sớm ): Điều 6
Đây là nội dung được đề cập kỹ nhất và cụ thể nhất trong Hiệp định khung, cũng là một điểm đặc biệt của Hiệp định khung này. Vì như trên đã nêu, thời gian thoả thuận hoàn thành ACFTA là trong vòng 10 năm, kết thúc vào 2010 đối với ASEAN 6 và Trung Quốc, vào 2015 đối với 4 nước ASEAN mới. Tuy nhiên, các bên đã linh động trong đàm phán đưa ra một chương trình thực hiện sớm một số lĩnh vực trong khuôn khổ hợp tác nhằm mang lại lợi ích ngay cho các bên trước thời hạn hoàn thành ACFTA.
Nội dung chính của Early harvest là những thoả thuận xoá bỏ hàng rào thuế quan đối với một số mặt hàng, chủ yếu là hàng nông sản cần thực hiện giữa các nước ngay sau khi kí kết hiệp định. Cụ thể như sau :
2.4.1. Những sản phẩm thuộc Early harvest :
a) Đó là những sản phẩm thuộc mã số HS 8/9, gồm 8 nhóm mặt hàng nông sản như :
súc vật sống
thịt
cá
các sản phẩm từ bơ sữa,
những sản phẩm từ động vật khác
thực vật sống
rau
hoa quả và các loại hạt
Tất cả các nước đều phải thực hiện Early harvest đối với những sản phẩm này. Tuy nhiên, trong số những sản phẩm trên, một số nước được đưa ra danh mục sản phẩm loại trừ (Exclusion List ) được miễn đưa vào Early harvest ( phụ lục 1). Cho đến thời điểm ký Hiệp định, đã có 2 nước đã đàm phán xong với các bên còn lại về danh mục sản phẩm loại trừ này, đó là Campuchia và Việt Nam. Danh mục loại trừ của Campuchia gồm có 30 mặt hàng, trong đó nhiều nhất là các mặt hàng thuộc mã 02, 07 và 08, chỉ có một loại mặt hàng thuộc mã 01 và một loại mặt hàng thuộc mã 03. Danh mục loại trừ của Việt Nam có 15 mặt hàng thuộc mã 01, 02, 04 và 08.
Các nước Brunei, Inđônêxia, Myanma, Singapo, Thái Lan và Trung Quốc không được đưa ra danh mục loại trừ. Còn lại các nước Lào, Malayxia, Philipin và Trung Quốc với 3 nước này thì chưa hoàn thành xong việc đàm phán về danh mục loại trừ và sẽ phải hoàn thành vào 1/3/2003.
Những nước có sản phẩm được đưa vào Danh mục loại trừ vẫn có thể chuyển một hoặc một số sản phẩm trong Danh mục loại trừ vào chương trình Early harvest vào bất cứ thời điểm nào.
b) Ngoài 8 nhóm mặt hàng nông sản trên, còn có một số sản phẩm riêng bao gồm cả những sản phẩm công nghiệp cũng được đưa vào Early harvest nhưng chỉ được áp dụng giữa Trung Quốc với từng nước ASEAN trên góc độ song phương. Các nước ASEAN này đều thuộc ASEAN 6 ( Phụ lục 2).
Cho đến nay, chỉ có Inđônêxia và Thái Lan đã hoàn thành đàm phán với Trung Quốc về các sản phẩm này. Có 14 sản phẩm loại này được áp dụng giữa Inđônêxia và Trung Quốc gồm cà phê, dầu thực vật các loại, cacao, xà phòng, cao su, kính, ghế hoặc vật dụng làm từ mây, tre, liễu gai và các vật liệu tương tự khác…Chỉ có 2 sản phẩm loại này được áp dụng giữa Thái Lan và Trung Quốc là 2 loại khoáng sản anthracite và than.
Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam không có các sản phẩm được đưa vào loại này. Brunei, Singapo đang trong quá trình hoàn thành danh mục các sản phẩm này, bắt đầu từ ngày ký hiệp định khung. Malayxia và Philipin chưa hoàn thành việc đàm phán với Trung Quốc về các sản phẩm loại này và sẽ phải kết thúc vào 1/3/2003.
2.4.2. Mức giảm thuế và thời hạn giảm thuế : Phụ lục 3
Trừ những sản phẩm có mức thuế MFN 0% hoặc có mức thuế được giảm xuống 0%, mức thuế vẫn sẽ giữ nguyên là 0%, còn lại tất cả các sản phẩm thuộc chương trình Early harvest được chia thành 3 loại :
Loại 1 : là các sản phẩm có mức thuế MFN > 15% đối với Trung Quốc và các nước ASEAN 6, mức thuế MFN >=30% đối với các nước thành viên ASEAN mới.
Loại 2 : là các sản phẩm có mức thuế >= 5% và =15% và < 30% đối với các nước ASEAN mới.
Loại 3 : là các sản phẩm có mức thuế < 5% đối với Trung Quốc và các nước ASEAN 6, mức thuế < 15% đối với các nước thành viên ASEAN mới.
Lộ trình giảm thuế :Phụ lục 3
Chương trình Early harvest sẽ được bắt đầu thực hiện không muộn hơn 1/1/2004.
Đối với Trung Quốc và các nước ASEAN 6 :
Loại sản phẩm
Không muộn hơn 1/1/2004
Không muộn hơn 1/1/2005
Không muộn hơn 1/1/2006
1 ( > 15%)
10%
5%
0%
2 ( > =5%, < 15%)
5%
0%
0%
3 ( < 5%)
0%
0%
0%
Đối với các nước thành viên ASEAN mới :
Các sản phẩm loại 1 : thuế suất > =30%
Nước
Không muộn
hơn 1/1/2004
Không muộn
hơn 1/1/2005
Không muộn
hơn 1/1/2006
Không muộn hơn 1/1/2007
Không muộn hơn 1/1/2008
Không muộn hơn 1/1/2009
Không muộn hơn 1/1/2010
Việt Nam
20%
15%
10%
5%
0%
0%
0%
Lào và Myanma
_
_
20%
14%
8%
0%
0%
Campuchia
_
_
20%
15%
10%
5%
0%
Các sản phẩm loại 2 : thuế suất >= 15% và < 30%
Nước
Không muộn
hơn 1/1/2004
Không muộn
hơn 1/1/2005
Không muộn
hơn 1/1/2006
Không muộn hơn 1/1/2007
Không muộn hơn 1/1/2008
Không muộn hơn 1/1/2009
Không muộn hơn 1/1/2010
Việt Nam
10%
10%
5%
5%
0%
0%
0%
Lào và Myanma
_
_
10%
10%
5%
0%
0%
Campuchia
_
_
10%
10%
5%
5%
0%
Các sản phẩm loại 3 : thuế suất < 15%
Nước
Không muộn
hơn 1/1/2004
Không muộn
hơn 1/1/2005
Không muộn
hơn 1/1/2006
Không muộn hơn 1/1/2007
Không muộn hơn 1/1/2008
Không muộn hơn 1/1/2009
Không muộn hơn 1/1/2010
Việt Nam
10%
10%
5%
0 - 5%
0%
0%
0%
Lào và Myanma
_
_
5%
5%
0 - 5%
0%
0%
Campuchia
_
_
5%
5%
0 - 5%
0 - 5%
0%
2.4.3. Các quy định khác trong Early harvest :
Bên cạnh những thoả thuận về thuế quan đối với hàng hoá, Early harvest còn có những quy định về nguyên tắc xuất xứ và cách áp dụng các điều khoản của WTO cho thương mại hàng hoá.
Hơn nữa, ngoài chương trình Early harvest đối với thương mại hàng hoá, các bên cam kết sẽ tìm ra những biện pháp khả thi để áp dụng Early harvest đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ vào đầu năm 2003.
Chương trình Early harvest cũng đề cập đến việc thực hiện các hoạt động hợp tác của 2 bên trên các lĩnh vực khác (phụ lục 4) như dự án đường sắt nối Singapo - Côn Minh và dự án đường cao tốc Băngkốc - Côn Minh theo khuôn khổ của Chương trình hợp tác phát triển lưu vực sông Mêkông và Chương trình Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng ; các kế hoạch phát triển trung và dài hạn của Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng ( GMS) ; việc ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp giữa các bên ….
2.5. Các quy định khác :
2.5.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp :
Các bên cam kết trong thời hạn 1 năm kể từ ngày Hiệp định khung có hiệu lực, sẽ thiết lập các thủ tục và cơ chế giải quyết tranh chấp chính thức. Trong thời gian các thủ tục và cơ chế này chưa ra đời, tranh chấp của các bên liên quan đến cách hiểu, sự thực hiện và áp dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết một cách thân thiện thông qua trao đổi ý kiến và hoà giải.
2.5.2. Kế hoạch đàm phán :
Uỷ ban đàm phán thương mại ASEAN - Trung Quốc ( TNC ) sẽ tiếp tục tiến hành các chương trình đàm phán đã đề ra trong Hiệp định khung, và báo cáo thường xuyên về kết quả và những tiến triển trong đàm phán của tổ chức này cho Các bộ trưởng kinh tế ASEAN ( AEM ) và Bộ trưởng Bộ hợp tác kinh mậu Trung Quốc ( MOFTEC ) thông qua các hội nghị của các quan chức kinh tế cấp cao ASEAN ( SEOM ) và MOFTEC.
Đồng thời, các bên cũng có thể thành lập các tổ chức khác nếu thấy cần thiết cho việc hợp tác và tiến hành các hoạt động hợp tác kinh tế phù hợp với Hiệp định khung và các tổ chức này nếu được thành lập cũng sẽ có nhiệm vụ giống như TNC.
Ngoài các quy định này, Hiệp định khung còn có những điều khoản về các ngoại lệ chung và các điều khoản liên quan trực tiếp đến Hiệp định như việc sửa đổi, cầm giữ Hiệp định, các điều khoản hỗn hợp, quy định về Hiệu lực của Hiệp định được đề cập trong phần cuối của Phần 3 trong Hiệp định khung.
3) ý nghĩa của Hiệp định khung :
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc kí ngày 4 / 11/ 2002 có ý nghĩa rất quan trọng đối với ACFTA. Với sự xác định rõ mục tiêu, phạm vi, biện pháp, thời gian, thời hạn thực hiện sớm, các kế hoạch chi tiết liên quan đến hợp tác kinh tế, các cam kết về đãi ngộ MFN cho các nước ASEAN kém phát triển và các kế hoạch đàm phán trong tương lai về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác khác …, Hiệp định này là cơ sở pháp lý cho sự ra đời của ACFTA hay nói cách khác là một cơ sở bằng văn bản và bằng chứng hợp pháp của quan hệ hợp tác kinh tế trong tương lai giữa ASEAN và Trung Quốc.
b. những cơ hội và thách thức đối với ASEAN và Trung Quốc khi tham gia acfta :
Những cơ hội đối với ASEAN và Trung Quốc khi tham gia ACFTA
ASEAN và Trung Quốc vốn là những nước cạnh tranh nhau trên thị trường thế giới thậm chí cả trên thị trường của chính những nước này về nhiều mặt hàng xuất khẩu. Việc các nước ASEAN và Trung Quốc quyết định thành lập ACFTA là bước tiến tích cực xây dựng quan hệ đối tác kinh tế gần gũi hơn là quan hệ cạnh tranh trước đây giữa hai bên.
Tuy ASEAN và Trung Quốc là những nước có nhiều điểm tương đồng, có trình độ phát triển và cơ cấu kinh tế khá giống nhau, nhưng điều này không có nghĩa là hai bên sẽ không có những không gian phát triển từ khu mậu dịch tự do ACFTA trong tương lai. Trên thực tế, các nước có cơ cấu kinh tế như nhau hoàn toàn có thể thiết lập một tổ chức nhất thể hoá kinh tế, đem lại sự phát triển cho mỗi nước.
Có thể lấy ví dụ từ của EU. Các nước Đức, Anh, Pháp, ý, Hà lan, Bỉ… đều có cơ cấu kinh tế giống nhau. Nhưng EU đã được xây dựng thành công trên cơ sở xây dựng một quy tắc thị trường thống nhất, thực hiện cạnh tranh công bằng và sản xuất toàn bộ. Hàng hoá, tư bản, lao động… di chuyển tự do trong khu vực đã tạo điều kiện để tối ưu hoá sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy có trở ngại là ngôn ngữ khác nhau nên việc di chuyển lao động và nhân viên chưa hoàn toàn tự do trong EU nhưng sự di chuyển vốn và hàng hoá đã bù lại được nhược điểm này, việc một số doanh nghiệp bị đào thải cũng là hiện tượng bình thường, có lợi cho tiến bộ xã hội. Điều này cho thấy, nhất thể hoá kinh tế sẽ ngày càng có lợi cho việc xây dựng thị trường cạnh tranh bình đẳng, mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư…
Có thể nói rằng, việc thành lập một khu mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và ASEAN là một mô hình hợp tác thích hợp cho cả hai bên trong thời điểm này và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho tất cả các nước thành viên của khối.
Cụ thể sau đây là những lợi ích cơ bản nhất mà mỗi bên có thể có được khi tham gia vào ACFTA:
1.1. Những cơ hội đối với ASEAN :
Giảm bớt sự phụ thuộc vào những thị trường bên ngoài :
Nền kinh tế nói chung và đặc biệt là xuất nhập khẩu của các nước nước ASEAN thể hiện rất rõ tính phụ thuộc vào bên ngoài. Xuất khẩu của đa số các nước ASEAN, đặc biệt là các nước ASEAN-5, phụ thuộc chủ yếu vào những bạn hàng chính là Mỹ, Nhật bản và EU. Kim ngạch xuất khẩu sang 3 thị trường này chiếm tới gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan, 64% xuất khẩu của Philipin, hơn 50% của Inđônêxia và Malayxia, và 45% của Singapo. &16 Nguồn : IMF- Direction of Trade Statistics Yearbook 2001 ( Số liệu năm 2000)
Sự quá phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật bản và EU, nhất là thị trường Mỹ, ảnh hưởng rất nhiều đến tính phục hồi và ổn định của nền kinh tế các nước Đông Nam á. Đặc biệt, là nhiều năm trở lại đây, tình trạng nền kinh tế Mỹ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và xuất khẩu của các nước ASEAN, ví dụ như 25% kinh tế Singapo phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ, ở Malayxia con số này là 18%, các nước như Thái Lan và Philipin thì tỷ lệ này là trên 10%
…Tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam á năm 2001 gặp khó khăn do nguyên nhân chủ yếu nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trường xuất khẩu lớn nhất của khu vực này - nền kinh tế Mỹ suy giảm. Điều này cho thấy sự bấp bênh trong phụ thuộc vào một số ít thị trường xuất khẩu, chủ yếu là Mỹ, của các nước ASEAN.
Trung Quốc gia nhập WTO và thành lập khu mậu dịch tự do với ASEAN sẽ mở cửa hơn nữa thị trường này, ít nhất cũng giúp ASEAN có thêm thị trường xuất khẩu mới và động lực tăng trưởng kinh tế, dần dần giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế ASEAN vào các nền kinh tế lớn này.
b) Có điều kiện thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào thị trường khổng lồ hơn 1,2 tỉ người tiêu dùng của Trung Quốc :
Theo Hiệp định khung ACFTA, Trung Quốc sẽ giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2010. Đặc biệt, theo chương trình "Thu hoạch sớm "(Early Harvest), trước khoảng thời gian này, Trung Quốc sẽ thực hiện giảm thuế xuống còn 0% đối với một số hàng nông sản cho cả 10 nước ASEAN và dành ưu tiên về thời gian thực hiện " Early harvest" chậm hơn cho các nước ASEAN mới. Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia ( chưa gia nhập WTO ) còn được Trung Quốc cho được hưởng ưu đãi về MFN như những nước thành viên của WTO. Với những biện pháp này, hàng hoá của các nước ASEAN sẽ có cơ hội thâm nhập nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc.
Tuy một bộ phận tương đối lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc và ASEAN là những mặt hàng cạnh tranh nhau nhưng điều này không có nghĩa là sau khi ACFTA được thành lập, các mặt hàng của ASEAN sẽ không có sức cạnh tranh với hàng của Trung Quốc, hai bên vẫn còn những mặt hàng có thể bổ sung cho nhau. Một số nhóm hàng của ASEAN vẫn có lợi thế so sánh hơn Trung Quốc hoặc thậm chí trong cùng một nhóm hàng mỗi bên vẫn có những nét đặc thù riêng nên các sản phẩm cũng khác nhau.
Ví dụ như mặt hàng máy móc thiết bị điện tử vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu hiện nay của Trung Quốc và các nước ASEAN-4, các mặt hàng mà Trung Quốc xuất sang ASEAN hầu hết là hàng điện tử tiêu dùng hoặc máy móc, thiết bị điện tử chuyên dụng còn ASEAN xuất sang Trung Quốc chủ yếu là những phụ kiện và thiết bị điện tử. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính của Singapo sang Trung Quốc trong năm 2000 là van điện, các linh kiện của máy xử lí dữ liệu và các phụ kiện khác cho thiết bị điện công nghiệp. 57% xuất khẩu của Philipin là những hàng hoá sản xuất công nghiệp chế tạo từ chất bán dẫn, còn phần lớn hàng xuất khẩu của Thái Lan và Philipin sang Trung Quốc là máy bán dẫn, vi mạch và thiết bị điện " Forging closer ASEAN - China Economics Relations in the 21st century"- Báo cáo của nhóm chuyên gia về hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc, 10/2001.
… Do vậy, ASEAN vẫn có thể tăng xuất khẩu phụ kiện và thiết bị điện tử của mình vào Trung Quốc. Hơn nữa, hai năm qua, các nước ASEAN vấp phải vấn đề xuất khẩu sang Mỹ và Nhật do kinh tế hai nước này đang lâm vào suy thoái, trong khi đó ở Trung Quốc lĩnh vực linh kiện điện tử mới phát triển nên có nhu cầu nhập khẩu lớn, nên Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nhập khẩu nhiều linh kiện điện tử từ ASEAN với mức thuế quan ưu đãi của thị trường này đem lại.
Đặc biệt, các mặt hàng nông sản của ASEAN sẽ là những mặt hàng dễ dàng thâm nhập vào thị trường Trung Quốc nhất. Các hàng nông sản mà ASEAN có thể tăng xuất khẩu với số lượng lớn vào Trung Quốc là các loại nông sản nhiệt đới, một số hàng lương thực như gạo, bắp, lúa mỳ, đậu nành,…mía đường, dầu thực vật, các hoa quả nhiệt đới, thực phẩm, và các loại rau quả.
Nguyên nhân là do ASEAN có nhiều loại nông sản có tính bổ sung lớn đối với Trung Quốc. Ví dụ như nhiều loại hoa quả chỉ được sản xuất ở những vùng có thời tiết nóng ở Đông Nam á mà Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn. Hoặc ASEAN vốn có lợi thế về các hàng nông sản cần nhiều diện tích đất trồng trọt như gạo, ngô, lúa mỳ, mía đường…trong khi Trung Quốc có diện tích đất trồng trọt bình quân đầu người thấp nên cần nhập khẩu nhiều những mặt hàng này. Đồng thời, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu nhiều hàng nông sản nhất là những sản phẩm lương thực trọng yếu. Và quan trọng nhất là do ACFTA việc giảm và bãi bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế của Trung Quốc áp dụng đối với hàng nông sản trong khuôn khổ ACFTA. Trong Hiệp định khung của ACFTA, các mặt hàng nông sản chủ yếu là các hàng thực phẩm, rau và hoa quả, là những mặt hàng, được ưu tiên giảm thuế đầu tiên ( theo Early harvest). Do vậy, ASEAN sẽ có nhiều cơ hội để tăng xuất khẩu những hàng nông sản nói trên sang Trung Quốc.
Ngoài ra, cùng với việc giảm hàng rào thuế quan và phi thuế trong ACFTA, hàng may mặc, đồ da, giấy và vật liệu in, hoá chất, cao su, thép…cũng là những mặt hàng mà ASEAN cũng có nhiều lợi thế để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc vì đây hầu hết là những nguyên liệu quan trọng để phục vụ cho những ngành sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch sang chế biến thành phẩm của Trung Quốc hiện nay.
Cơ cấu kinh tế của Trung Quốc đang chuyển từ mô hình tập trung vốn lao động sang tập trung vốn và công nghệ, vì vậy nhu cầu nhập khẩu vốn và công nghệ của nước này sẽ tăng cao, đây cũng là cơ hội cho các nước ASEAN đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Một điểm quan trọng ở đây là, việc giảm thuế của Trung Quốc đối với các nước ASEAN trong chương trình " Early harvest " sẽ rất có lợi cho các nước ASEAN. Tất nhiên, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, việc giành những đãi ngộ thuế quan và phi thuế quan ưu đãi sẽ không chỉ đối với một số nước ASEAN mà còn với tất cả các nước thành viên còn lại của WTO. Tuy nhiên, thời gian thực hiện cam kết của Trung Quốc đối với WTO là năm 2005, trong khi đó, thì theo chương trình " Early harvest ", năm 2006 sẽ là năm mà Trung Quốc đã hoàn thành xong việc giảm thuế đối với nhiều hàng hoá xuống mức 0% cho cả 10 nước ASEAN, đặc biệt các nước ASEAN mới lại được kéo dài thời gian hoàn thành giảm thuế muộn hơn đến 2010 và được Trung Quốc cho hưởng quy chế MFN như những thành viên của WTO. Như vậy thì các nước ASEAN sẽ được hưởng những ưu đãi của Trung Quốc sớm hơn, cũng có nghĩa là sẽ được hưởng những lợi ích sớm hơn so với các nước thành viên WTO khác trước khi Trung Quốc mở cửa thị trường của mình đối với hầu hết các nước khác trên thế giới.
c) Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Trung Quốc và cả các công ty nước ngoài:
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 đã làm cho môi trường kinh tế của châu á xấu đi và ảnh hưởng lớn đến đầu tư nước ngoài vào các nước ASEAN. Tuy nhiên, ASEAN đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của mình. Về phía Trung Quốc, nước này không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng khu vực. Trải qua nhiều năm phát triển, thực lực của các doanh nghiệp Trung Quốc không ngừng nâng cao.
Cùng với nhu cầu tăng trưởng kinh tế hơn nữa và điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng. Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh chính sách " hướng ngoại", nhà nước Trung Quốc đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng đầu tư ra nước ngoài. ASEAN là những nước láng giềng, điều kiện địa lý thuận tiện, cùng với những ưu đãi để tự do hoá đầu tư trong khu vực ACFTA…ASEAN sẽ là thị trường đầu tư ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, ít nhất là trong tương lai gần .
Mặt khác, sẽ có ngày càng nhiều các công ty của châu âu, châu Mỹ và Nhật bản đến đầu tư vào ACFTA để tận dụng những điều kiện ưu đãi của ACFTA như chính sách đầu tư minh bạch, môi trường đầu tư thông thoáng giảm bớt những rào cản đối với việc di chuyển các nguồn vốn, tài nguyên, hàng hoá,…đồng thời là để thực hiện chiến lược thâm nhập toàn thị trường châu á nói chung của các công ty này, cho nên đầu tư của các công ty này vào ASEAN cũng sẽ tăng.
Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc cũng đang thực hiện chính sách hạn chế mức tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài ở một mức nhất định không cho vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc mỗi năm tăng quá cao. Nguyên nhân là do hiện nay Trung Quốc đã là nước đứng đầu thế giới về thu hút đầu tư, số vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc hiện nay đã rất cao, việc hạn chế mức tăng trưởng vốn ĐTNN này của chính phủ là để cải thiện chất lượng số vốn này đi vào chiều sâu, mặt khác để giảm sự cạnh tranh giữa một số ngành sản xuất trong nước với những ngành sản xuất cùng loại của các công ty nước ngoài ở thị trường Trung Quốc, giảm tình trạng sản xuất dư thừa một số mặt hàng của Trung Quốc hiện nay…Do vậy, rất có thể một số nhà đầu tư nước ngoài sẽ xem xét đầu tư vào thị trường ASEAN để tận dụng những ưu đãi của ACFTA, tránh những hạn chế hiện nay của thị trường Trung Quốc đối với họ.
Về phía các nước ASEAN, sau khi ACFTA ra đời, các doanh nghiệp ASEAN cũng sẽ đẩy mạnh hơn đầu tư vào thị trường Trung Quốc vốn đang rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. ASEAN có lợi thế hơn các nhà đầu tư nước ngoài khác của Trung Quốc vì sẽ được hưởng nhiều những ưu đãi từ thị trường Trung Quốc trong khuôn khổ một khu mậu dịch tự do giữa hai bên, cộng thêm với những ưu thế vốn có của Trung Quốc về một thị trường với rộng lớn, ổn định, kinh tế phát triển nhanh và bền vững và nguồn lao động rẻ sẽ là một địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp ASEAN.
d) Phát triển hơn nữa một số ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và khai thác tài nguyên :
Trung Quốc có một cơ sở công nghiệp được nhất thể hoá, có khả năng cung cấp rất nhiều ngành sản xuất hỗ trợ như thiết bị gia công, chế biến, các linh kiện trung gian và linh kiện điện tử, đặc biệt nền công nghiệp hiện nay của Trung Quốc về cơ bản đã là một nền c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan.doc
- Muc luc.doc