MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử 4
1.1.Giới thiệu chung về thương mại điện tử 4
1.1.1. Định nghĩa TMĐT 4
1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử 7
1.1.2.1 Hàng hóa trong thương mại điện tử 9
1.1.2.2 Đối tượng tham gia thương mại điện tử 11
1.1.2.3 Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử 12
1.1.3 Các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho thương mại điện tử 14
1.1.4 Các ứng dụng nổi bật của TMĐT: 16
1.2 Lợi ích và hạn chế của TMĐT 17
1.2.1 Lợi ích của TMĐT 17
1.2.1.1 Lợi ích của TMĐT đối với các tổ chức DN 17
1.2.1.2 Lợi ích của TMĐT đối với người tiêu dùng. 23
1.2.1.3 Lợi ích của TMĐT đối với xã hội: 26
1.2.2 Hạn chế của TMĐT: 28
1.2.2.1 Sự thay đổi của môi trường kinh doanh: 28
1.2.2.2 Chi phí đầu tư cao cho công nghệ 28
1.2.2.3 Khung pháp lý chưa hoàn thiện: 29
1.3. Một số điều kiện phát triển TMĐT. 29
1.3.1 Hạ tầng cơ sở về công nghệ. 29
1.3.2 Hạ tầng cơ sở về nhân lực. 30
1.3.3 Vấn đề bảo mật, an toàn: 31
1.3.4 Hệ thống thanh toán tài chính tự động: 31
1.3.5 Vấn đề liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ. 32
1.3.6 Việc bảo vệ người tiêu dùng. 32
1.3.7 Hành lang pháp lý. 32
Chương 2 : Triển vọng phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển và thực trạng phát triển TMĐT ở VN 33
2.1 Triển vọng phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển 33
2.1.1 Thực trạng phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển 33
2.1.1.1 Những thành tựu mà các nước đang phát triể đã đạt được trong TMĐT 33
2.1.1.2 Những thách thức đối với việc phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển. 39
2.1.2 Triển vọng phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển 46
2.2 Thực trạng phát triển TMĐT ở VN 53
2.2.1 Thực trạng phát triển TMĐT ở VN 53
2.2.1.1 Thực trạng phát triển TMĐT ở VN trong nền kinh tế quốc dân 53
2.2.1.2 Thực trạng phát triển TMĐT trong các DN VN 59
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển TMĐT ở VN 66
2.2.2.1 Khó khăn 66
2.2.2.2 Thuận lợi 68
Chương 3: Một số giải pháp phát triển TMĐT ở VN 72
3.1 Tính tất yếu phải phát triển TMĐT ở VN 72
3.2 Phương hướng phát triển TMĐT của Việt Nam 74
3.2.1 Mục tiêu phát triển đến năm 2015 75
3.2.2 Định hướng phát triển 75
3.2.3 Phương hướng triển khai 76
3.3. Giải pháp phát triển TMĐT ở VN 78
3.3.1 Giải pháp vĩ mô 78
3.3.2 Giải pháp vi mô 89
3.4 Một số bài học kinh nghiệm cho phát triển TMĐT ở VN 96
3.4.1 Kinh nghiệm trong việc ứng dụng và thiết lập hệ thống công nghệ thông tin mới 96
3.4.2 Kinh nghiệm trong phát triển trao đổi buôn bán, thanh toán điện tử. 98
3.4.3 Một vài kinh nghiệm khác cho các DN 99
Kết luận
Tài liệu tham khảo 106
Phụ lục 109
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2773 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ervices, Infosys, Wipro và HCL Technologies,.. kiếm được. Điều này buộc các công ty phải tìm kiếm những thị trường ngoài Mỹ và cả thị trường trong nước để giảm rủi ro và duy trì tăng trưởng.
Tuy nhiên, nền kinh tế đang mở rộng mạnh mẽ của Ấn Độ, với mức tăng trưởng hàng năm gần 9%, đang làm tăng mức chi tiêu dành cho CNTT, do các công ty Ấn muốn đầu tư vào công nghệ để cạnh tranh, còn người tiêu dùng Ấn lại đang ngày càng sử dụng Internet trên PC và thiết bị di động nhiều hơn.
Theo Nasscom, cơ quan thương mại outsourcing của Ấn Độ, ngành phần mềm và dịch vụ nước này vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 17% trong năm 2008, bất chấp biến động của thị trường kinh tế suy thoái. Kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt 47 tỷ USD (chưa tính phần cứng và thị trường nội địa). Nếu tính cả doanh thu thị trường trong nước, tổng giá trị có thể lên tới 60 tỷ USD.
Bên cạnh đó, chính phủ nước này sẽ tăng cường đầu tư vào việc phát triển tài năng trẻ và kĩ năng toàn ngành công nghệ, đồng thời chú trọng đến các chiến lược phát triển công nghệ xanh và quản trị qui trình trong các DN. Theo số liệu thống kê của Nasscom, khoảng 70% lãnh đạo các công ty phần mềm lớn ở Ấn Độ là Ấn kiều tốt nghiệp trường đại học Mỹ và có kinh nghiệm làm việc với nhiều hãng phần mềm Mỹ. Nhiều nhân viên của họ cũng tốt nghiệp ở nước ngoài, hoặc đã ra nước ngoài công tác. Các nhà sản xuất phần mềm Ấn Độ cũng tăng cường hợp tác nghiên cứu với DN nước ngoài, bản thân nhiều công ty trong nước lại ít khi hợp tác với nhau.
Dự đoán, doanh thu của ngành CNTT Ấn sẽ đạt 5,3 nghìn tỷ Rupee (132 tỷ USD) trong 4 năm nữa, so với mức 2,46 nghìn tỷ rupee năm 2007. Quy mô ngành CNTT và các loại dịch vụ liên quan đến CNTT của Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi vào năm 2012, nhờ thị trường nội địa phát triển nhanh chóng. Trong đó, sẽ có 2 nghìn tỷ Rupee đến từ chính thị trường nội địa của Ấn Độ, một thị trường hiện đang tăng trưởng ở mức trung bình 18,4%/năm, cao hơn cả mức tăng trưởng chung của toàn ngành này là 16,5%/năm.
Như vậy, dựa vào những nền tảng giá trị và khả năng linh hoạt trong chuỗi giá trị mà ngành công nghệ Ấn Độ cung cấp cho khách hàng toàn cầu, ngành CNTT nước này vẫn sẽ đạt các cột mốc tăng trưởng trong môi trường kinh tế yếu như hiên nay.
(Nguồn: The Newspaper and the Economist group, “E-commerce and The Emerging Economies”, The Economist số 9 năm 2009).
Malaysia:
Malaysia được xếp hạng trong số các nước đang phát triển, là một trong các điểm đến với nền giáo dục và y tế hàng đầu khu vực, được công nhận là một quốc gia công nghiệp mới với GDP bình quân đầu người 8.141 USD năm 2008, xếp thứ 65 toàn cầu. Hiện tại, Malaysia đang có những nỗ lực lớn lao để trở thành một quốc gia của kỷ nguyên thông tin. (Nguồn:WTO, “Báo cáo kinh tế thế giới”, Báo cáo của Ban Thư ký, năm 2009).
Nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT, Chính phủ Malaysia đã phân bổ 129 tỷ Ringgit Malaysia cho “Kế hoạch Malaysia lần thứ IX (2006-2010)”. Trên một góc nhìn rộng hơn, Malaysia đang tham gia vào tổ chức APEC để đóng góp nỗ lực của mình trong việc giới thiệu luật TMĐT, chính sách và các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch TMĐT quốc tế. Chính phủ đã nhắm mục tiêu biến Malaysia thành một trung tâm đa phương tiện và ICTs toàn cầu và khu vực, bằng cách giảm thuế để thu hút các tập đoàn đa quốc gia và tăng khả năng cạnh tranh của các công ty thông qua việc phát triển Siêu Hành Lang Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia Supercorridor - MSC) gần Kuala Lumpur, thủ đô của đất nước. Nhờ đó, một số lượng lớn các công ty công nghệ cao từ trên khắp thế giới đã bắt đầu thiết lập ở Malaysia.
Malaysia cũng đã thu hút được nhiều sự quan tâm từ các chính phủ, các DN và các cơ quan khu vực trong lĩnh vực TMĐT. Điều này có được là do sự quy tụ của nhiều yếu tố, như sự phát triển của việc sử dụng Internet như một phương tiện phổ biến thông tin mà thông qua đó việc giao tiếp và kết nối được thực hiện, sự gia tăng khả năng tin học và khả năng tài chính của người dân.
Theo “Khảo sát tình hình sử dụng Internet” của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen năm 2009, 49% người Malaysia thực hiện mua hàng trực tuyến. Khảo sát này cho thấy du lịch trực tuyến là một hoạt động TMĐT yêu thích đối với người Malaysia, với 55% người tiêu dùng mua vé máy bay hoặc thực hiện đặt mua vé máy bay trực tuyến.
So với các nước khác ở Đông Nam Á, Malaysia có mạng lưới viễn thông và băng thông rộng tương đối cao. Hiện hại, Malaysia có 16,9 triệu thuê bao Internet và mức độ sử dụng băng thông rộng chiếm 2,4% thị trường châu Á. Tỷ lệ truy cập Internet tăng trưởng 356,8% trong giai đoạn 2000-2009. Nếu như năm 2000 Malaysia chỉ co 3,7 triệu thuê bao (15% dân số) thì đến năm 2005 số lượng thuê bao tăng gấp đôi, đạt 26,5 triệu thuê bao (37,9% dân số) và đến nay đã có trên 60% người Malaysia có thể sử dụng kết nối Internet (lên tới gần 17 triệu thuê bao). Malaysia xác định mục tiêu tỷ lệ truy cập của các hộ gia đình sẽ đạt 50% cuối năm 2010.
Nhìn vào các con số này, chúng ta có thể dự đoán một tương lai lạc quan về nền TMĐT Malaysia. Hiện nay, chính phủ và các cơ quan chức năng đang hợp tác trên một nền tảng rộng hơn để đảm bảo luật TMĐT, các chính sách và các quy định để hướng dẫn cho thương nhân trong việc sử dụng TMĐT một cách hệ thống và đảm bảo bảo vệ cho người sử dụng TMĐT.
(Nguồn: “Phát triển thương mại Malaysia, cơ hội phía trước”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị Thế giới, số 2 năm 2010).
Philippines
Theo “Báo cáo TMĐT 2009” của Bộ ICTs Philippines, trong năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các tổ chức chính phủ khác nhau vẫn xúc tiến các dự án trong việc tạo điều kiện cung cấp dịch vụ điện tử. Tháng 9 năm 2009, Cục Hải quan đã công bố dự án Electronic-to-Mobile (E2m) để giới thiệu giao dịch ko giấy tờ trong làm thủ tục hải quan nhập khẩu, triển khai tại chín cổng vào cuối năm 2009. Dự án E2m chỉ là một phần của chương trình tin học hóa trị giá 500 triệu Pesos của Cục, chiếm khoảng 25% số thu thuế của chính phủ.
Một trong những thách thức lớn nhất đối với Philippines là tiếp tục bảo đảm việc cung cấp nhân sự với kỹ năng CNTT phù hợp. Trong một chương trình chính sách tháng 8 năm 2009, Tổng thống Arroyo đã nêu ra chương trình cung cấp máy tính để bàn giá rẻ cho giáo viên và học sinh các trường THPT và xem đây là một trong sáu lĩnh vực ưu tiên cho nội các của bà.
Năm 2009, phần mềm chiếm khoảng 11% chi tiêu cho CNTT, dự đoán giai đoạn 2010-2014 sẽ tăng 12%. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào sự thành công trong cuộc chiến chống tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm mà trong năm 2008 là 69%.
Chúng ta hy vọng tương lai của thị trường CNTT Philippines sẽ rất sáng sủa trong vài năm tới, với gia tăng chi tiêu dự kiến từ 2,5 tỷ USD năm 2010 đến khoảng 4,0 tỷ USD năm 2014.
(Nguồn: A. Didar Singh, “E - Commerce Outlook”, Philippines Economic Review, số 11 năm 2009).
Thái Lan:
Năm 2009 chính phủ Thái Lan đã vạch ra một số dự án để rút ngắn sự tụt hậu về công nghệ với các nước phát triển. Một trong những sáng kiến quan trọng của Bộ Công nghệ Thông tin – Truyền thông là giảm thuế đặc biệt cho các công ty tặng máy tính đã qua sử dụng cho cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, chính phủ cũng tiết lộ kế hoạch cung cấp máy tính và các ứng dụng phần mềm, kèm với các dịch vụ băng thông rộng từ nhà điều hành viễn thông chính phủ. Bộ Bộ Công nghệ Thông tin – Truyền thông hiện đang đàm phán với các ngân hàng nhà nước để cung cấp các khoản vay đặc biệt cho những người tham gia vào chương trình.
Năm 2009 thị trường trực tuyến ở Thái Lan tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 50%, phù hợp với sự mở rộng nhanh chóng của ngành TMĐT và sự cải thiện mức độ truy cập Internet. Đà này dự kiến sẽ tiếp tục vào năm sau, bởi sự phổ biến ngày càng tăng của điện thoại thông minh có thể kết nối wifi, và sự gia tăng dân số sử dụng Internet,
Dự báo: Mức độ truy cập Internet Thái Lan sẽ đạt đến 17% trong vòng năm năm tới, so với mức 15,6% năm 2008. Tỷ lệ sử dụng băng thông rộng sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn, ở mức 20,2% năm 2014 so với 3,4% trong năm 2009. Thị trường CNTT dự kiến phát triển với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (Compound Annual Growth Rate – CAGR) là 10% giai đoạn 2010-2014. Tổng giá trị chi tiêu trong nước cho các sản phẩm và dịch vụ IT sẽ vượt qua con số 5,0 tỷ đô trong năm 2010 và 7,5 tỷ đô năm 2014.
(Nguồn: Nguyễn Thắng, “Tương lai nào cho CNTT Thái Lan”, Tạp chí PC World Việt Nam, số 9 năm 2009).
2.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
2.2.1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
2.2.1.1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong nền kinh tế quốc dân
Nhận thức về TMĐT đã có những chuyển biến tích cực
TMĐT chịu sự tác động của bốn yếu tố chính, bao gồm: Nhận thức, nhân lực, CNTT và hoạt động thương mại. Trong đó, nhận thức xã hội về TMĐT luôn được coi là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển TMĐT. Từ khi luật giao dịch điện tử có hiệu lực (1/03/2006) đến nay, trong xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức đối với TMĐT. Những thay đổi về nhận thức điển hình được thể hiện qua sự hình thành Hiệp hội TMĐT, sự phát triển của hoạt động tuyên truyền, đào tạo về TMĐT, sự đa dạng của các giao dịch điện tử và đặc biệt là sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công điện tử.
Hoạt động tuyên truyền, đào tạo về TMĐT được đẩy mạnh
Về hoạt động tuyên truyền TMĐT: Từ khi Luật Giao dịch điện tử được ban hành, hoạt động tuyên truyền về TMĐT đã trở lên sôi động hơn với sự tham gia tích cực của các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, tạp chí. Bên cạnh một số tờ báo, tạp chí chuyên về CNTT, nhiều tờ báo đã có chuyên mục về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh và TMĐT”. Đài truyền hình VN, truyền hình kỹ thuật số cũng đã có những chuyên mục về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc sống và kinh doanh”. Việc tuyên truyền TMĐT thông qua các cuộc thi cũng đã có tác động lớn đến nhận thức chung của xã hội, một số hoạt động đã trở thành sự kiện hàng năm như: Chương trình đánh giá xếp hạng website TMĐT uy tín (do Bộ Công Thương và Hội Tin học VN phối hợp tổ chức); cuộc thi bình chọn “Sự kiện TMĐT tiêu biểu”…Đã có nhiều giải thưởng dành riêng cho TMĐT như Cúp vàng TMĐT của Hội Tin học VN, giải thưởng Sao Khuê cho các giải pháp TMĐT xuất sắc của Hiệp hội phần mềm VN.
Về đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho TMĐT: nhiều trường đại học trên cả nước đã có chuyên ngành, khoa TMĐT. Tính đến cuối năm 2008, khoảng 75% các trường đại học khối kinh tế, thương mại đã có môn học về TMĐT. Theo thông báo của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin về chương trình: “Đào tạo thương mại điện tại các trường ĐH&CĐ năm 2008” thì trong số 108 trường tham gia khảo sát, có 49 trường đã triển khai hoạt động đào tạo TMĐT, gồm 30 trường đại học và 19 trường cao đẳng. Thời gian triển khai đào tạo TMĐT các trường được tính từ mốc năm 2003.
Trong số 30 trường ĐH có đào tạo TMĐT, có 01 trường thành lập Khoa TMĐT, 19 trường giao cho Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh phụ trách, 10 trường giao cho khoa Công nghệ thông tin, 8 trường thành lập bộ môn TMĐT; Trong số 19 trường CĐ có đào tạo TMĐT, có 01 trường thành lập Khoa TMĐT, 9 trường giao cho Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh phụ trách, 9 trường giao cho khoa Công nghệ thông tin, 3 trường thành lập bộ môn TMĐT; báo cáo cũng chỉ ra rằng chỉ có 15% trường ĐH &CĐ có giảng viên được đào tạo chuyên ngành TMĐT; 45% có giảng viên khác được bồi dưỡng thêm về TMĐT, 50% trường có giảng viên tự nghiên cứu để giảng dạy; Về giáo trình, có 13 trường ĐH&CĐ có quy định thống nhất, 36 trường do giảng viên tự biên sọan…
Bên cạnh đào tạo chính quy về TMĐT, nhiều trường đại học đã tổ chức đào tạo ngắn hạn về TMĐT. Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN cũng tham gia tổ chức các hội thảo, tập huấn về TMĐT cho các DN tại nhiều địa phương trên cả nước.
Như vậy, có thể thấy các tổ chức đào tạo nắm bắt khá nhanh nhu cầu của xã hội và DN đối với nguồn nhân lực về TMĐT và đã triển khai khá sớm hoạt động đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động đào tạo hiện nay đang ở trong giai đoạn phát triển tự phát, chưa có sự quan tâm thoả đáng của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Hầu như chưa trường nào thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với những DN có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực TMĐT do trường đào tạo. Ngược lại, các DN cũng chưa chủ động đề xuất nhu cầu tuyển dụng nhân lực TMĐT trong ngắn hạn và trung hạn làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước bước đầu được xây dựng
Môt trong số những tiêu chí đánh giá mức độ triển khai giao dịch điện tử trong các cơ quan quản lý nhà nước là việc thiết lập website cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến. Tính đến năm 2007, cả nước đã có 58 website của các tỷnh, thành phố hoạt động, chiếm 90% tổng số các tỷnh thành.
Ở cấp cao nhất, website của Đảng Cộng sản VN www.cpv.vn và website của Quốc hội VN www.na.gov.vn cũng đã trở thành kênh quan trọng cung cấp thông tin về đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước, cung cấp kênh thông tin hai chiều giữa lãnh đạo Đảng, nhà nước và DN, công nhân. Ngày 10/04/2007, Chính phủ đã chuyển trang tin điện tử tại địa chỉ www.chinhphu.vn thành cổng thông tin điện tử Chính phủ với 3 chức năng chủ yếu la: Báo điện tử Chính phủ, mạng thông tin điện tử của Chính Phủ và cổng thông tin về dịch vụ công của Chính phủ.
Như vậy, một trong những trụ cột hỗ trợ TMĐT, đặc biệt là các giao dịch TMĐT giữa các DN với chính phủ (B2G), giữa chính phủ với công dân (G2C) đã được hình thành, đây là tiền đề quan trọng để thúc đẩy TMĐT phát triển trong thời gian tới.
Nhiều cơ quan, địa phương đã quan tâm tới vấn đề cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Nhằm đẩy mạnh các giao dịch điện tử, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 yêu cầu các cơ quan Chính phủ đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công hỗ trợ TMĐT và coi đây là một trong sáu giải pháp để đạt mục tiêu phát triển TMĐT đến năm 2010.Trong ba năm đầu tiên thực hiện, các Bộ ngành đã tích cực triển khai và đạt được nhiều kết quả khả quan đối với một số dịch vụ công quan trọng với hoạt động thương mại như dịch vụ thủ tục hải quan điện tử, dịch vụ khai, nộp thuế điện tử, dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ điện tử và dịch vụ ứng dụng TMĐT trong mua sắm Chính phủ.
Một trong những thành công nổi bật trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương (eCoSys). Đến cuối năm 2008, eCoSys đã được đưa vào triển khai toàn diện trên cả nước, tất cả DN có nhu cầu cấp CO ưu đãi cho hàng hoá xuất khẩu có thể gửi đơn đề nghị cấp CO ưu đãi qua Hệ thống cấp CO điện tử đến các tổ chức cấp CO thuộc Bộ Công Thương mà không cần phải trực tiếp đến làm thủ tục như trước kia.
Hiện nay, một số dự án về dịch vụ công trực tuyến quan trọng khác như dịch vụ khai, nộp thuế điện tử do Bộ Tài chính chủ trì, dịch vụ ứng dụng TMĐT trong mua sắm Chính phủ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đang chuẩn bị chuyển sang giai đoạn triển khai thí điểm.
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và địa phương cũng rất coi trọng việc cung cấp trực tuyến các dịch vụ công khác. Tính đến hết tháng 12 năm 2008, hầu hết các Bộ ngành và 59/63 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có website để giao tiếp với công dân và các tổ chức trong xã hội. Phần lớn các website này đều cung cấp những dịch vụ công trực tuyến cơ bản như cung cấp thông tin về hoạt động của tổ chức, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, quy trình thủ tục hành chính công và tương tác với tổ chức cá nhân qua website.
Cùng với sự tiến bộ nhanh trong công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến TMĐT và hạ tầng công nghệ, sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước, hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, quá trình xây dựng CPĐT ở VN vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định. Để xây dựng CPĐT cần có công chức điện tử, công dân điện tử. Trong khi đó, trình độ CNTT của người dân nước ta còn yếu kém. Việc một cán bộ hành chính cấp huyện không biết cách lập một địa chỉ email cho riêng mình hoặc không biết khai thác công cụ tiện lợi này còn rất phổ biến. Cho nên, việc sử dụng CNTT ở mức độ toàn dân vẫn là một thách thức. Bên cạnh đó, có nhiều cơ quan lập website rồi lại "bỏ bẵng không chăm sóc". Nhiều cơ quan chưa quan tâm đúng mức, chưa thấy rõ việc cập nhật thông tin lên website của cơ quan mình là thật sự cần thiết và quan trọng. Ngoài ra còn có những khó khăn về nhân lực, tài chính chứ không phải là sự "né tránh" cung cấp thông tin.
Môi trường pháp lý đang từng bước hoàn thiện
Mặc dù chậm hơn yêu cầu nhưng môi trường pháp lý cho TMĐT đã tương đối hoàn thiện nhờ một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn:
Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin được ban hành trong năm 2007. Trong quý một năm 2007 Chính phủ đã ban hành liên tiếp ba nghị định quan trọng, đó là Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Tiếp đó, đầu quý hai Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CNTT và Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Nhiều văn bản chuyên ngành đã được ban hành. Chẳng hạn như Quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký điện tử trong ngành ngân hàng; thông tư sửa đổi thông tư số 09/2003/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP cho phù hợp với Luật Giao dịch điện tử và các nghị định hướng dẫn thi hành,…
Nhìn chung, việc phát triển cơ sở hạ tầng mã khóa công khai - PKI (Public Key Infrastructure) cũng như chứng thực điện tử - CA (Certification authority) đang triển khai đúng hướng và bài bản. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những rào cản về pháp lý, nhận thức dẫn tới việc tiến độ triển khai đại trà mô hình này vẫn còn chậm. Trong thời gian tới, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban ngành, các tổ chức chính phủ và các DN để từ đó thắt chặt sự liên kết, giao dịch, hình thành một hạ tầng vững chắc, tạo tiền đề thúc đẩy TMĐT và CPĐT phát triển.
Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân bước đầu được quan tâm
Trong TMĐT, các giao dịch được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, các đối tác không cần phải gặp mặt trực tiếp, nên nhu cầu về thông tin cá nhân là rất lớn. Giao dịch TMĐT VN thời gian gần đây tăng nhanh, khối lượng thông tin trao đổi ngày càng nhiều. Tuy nhiên, những vi phạm liên quan đến thông tin cá nhân cũng ngày một nhiều hơn, gây tâm lý e ngại cho các cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch TMĐT.
Từ năm 2005 đến nay các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều nỗ lực đưa các quy định liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân vào các văn bản quy phạm pháp luật, với các hình thức xử phạt, chế tài cụ thể. Bên cạnh đó, VN cũng tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ thông tin cá nhân trong khuôn khổ APEC và song phương. Bộ Công Thương đã tổ chức dịch và phổ biến tài liệu “Những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử” của APEC, phối hợp với Bộ Thương mại và Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ tổ chức hai hội thảo về bảo vệ thông tin cá nhân trong năm 2007 và 2008, v.v...
Các DN VN cũng đã ý thức được tầm quan trọng và quan tâm tới vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân. Theo kết quả khảo sát năm 2008 của Bộ Công Thương, 18% trong số 132 DN cho biết đã có quy chế bảo vệ thông tin cá nhân, 40% khác sẽ xây dựng quy chế trong tương lai gần. Tuy chưa có quy định cụ thể đối với việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng nhưng các DN VN cũng đã bước đầu kết hợp các biện pháp về quản lý và công nghệ để bảo vệ thông tin của khách hàng. 67% DN tham gia khảo sát cho biết có triển khai cả hai nhóm giải pháp công nghệ và quản lý để bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng.
Thanh toán điện tử tiếp tục phát triển nhanh và đang đi vào cuộc sống
Thanh toán trên mạng là một trong những vấn đề được các DN quan tâm hàng đầu. Nếu như năm 2007 được đánh giá là năm đánh dấu bước phát triển nhanh chóng và toàn diện của thanh toán điện tử, thì năm 2008 là năm thanh toán điện tử khởi sắc và thực sự đi vào cuộc sống.
Đến hết năm 2008, các tổ chức ngân hàng đã phát hành khoảng 13,4 triệu thẻ thanh toán, tăng 46% so với năm 2007. Toàn hệ thống ngân hàng đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 7.051 máy ATM, tăng trên 46% so với năm 2007, số lượng máy POS đạt trên 24.000 chiếc. Hệ thống thanh toán của hai liên minh thẻ lớn nhất cả nước là Banknetvn và Smartlink với trên 90% thị trường thẻ toàn quốc đã được kết nối liên thông.
Trong năm 2008, với sự năng động, tích cực của các ngân hàng và DN, một loạt dịch vụ thanh toán điện tử với những giải pháp khác nhau đã xuất hiện. Đặc biệt số lượng website cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến có sự phát triển nhảy vọt. Nếu năm 2007 chỉ có một vài website cung cấp dịch vụ này thì năm 2008 đã có trên 50 website của các DN thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như ngân hàng, hàng không, du lịch, siêu thị bán hàng tổng hợp, v.v... triển khai thành công việc cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho khách hàng.
Với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đã giảm xuống còn 14% vào thời điểm cuối năm 2008, so với mức 18% của năm 2007.
Cho đến thời điểm này, ngành ngân hàng đã hội tụ đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật để cung cấp cho khách hàng các giao dịch điện tử nhưng còn thiếu cơ sở pháp lý hoặc chưa đầy đủ. Ngân hàng chưa thể cung cấp hoàn chỉnh những dịch vụ như: Internet Banking, Home Banking, Telephone Banking,… Mặc dù thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký văn bản chấp thuận sử dụng văn bản điện tử trong nội bộ ngành Ngân hàng, nhưng theo đúng Luật Kế toán Thống kê, ngân hàng vẫn buộc phải in ra giấy, đóng dấu và ký tên như bình thường. Việc này đã làm tăng đáng kể khối lượng công việc cho ngành ngân hàng trong khi các hoạt động giao dịch điện tử của ngành ngân hàng đang tăng nhanh. Hiện có trên 80% nghiệp vụ ngân hàng đã tin học hóa bao gồm giao dịch trực tuyến, chứng tù điện tử, chữ ký điện tử.
2.2.1.2 Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp
Mức độ sẵn sàng cho TMĐT của DN
+ Điều kiện về trang thiết bị phục vụ TMĐT
Máy tính là thiết bị phần cứng cơ bản cho ứng dụng CNTT và TMĐT trong hoạt động kinh doanh, do đó các thống kê về máy tính là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ sẵn sàng cho TMĐT nhìn từ góc độ hạ tầng kỹ thuật của DN. Kết quả điều tra cho thấy, năm 2008, khoảng 56% DN có từ 1 đến 10 máy tính, 20% DN có từ 11 đến 20 máy tính và khoảng 23% DN có trên 20 máy tính. Như vậy, 99,9% Dn đã có máy tính, đáp ứng cơ bản điều kiện tiên quyết để ứng dụng TMĐT (Xem bảng 2.2.1.2 a).
Bảng 2.2.1.2 a: Mức độ sử dụng máy tính trong DN
Số lượng máy tính
2006
2007
2008
0 máy
0,1%
0,3%
0,1%
Từ 1-10 máy
67,0%
54,8%
56,9%
Từ 11-20 máy
15,4%
17,9%
20,1%
Từ 21-50 máy
12,3%
16,1%
16,0%
Từ 51-100 máy
3,0%
7,6%
5,1%
Từ 101-200 máy
1,6%
2,7%
2,0%
Trên 200 máy
0,7%
0,7%
0,7%
Nguồn: Bộ Công Thương, “Báo cáo TMĐT Việt Nam”, năm 2008
+ Điều kiện về nhân lực
Để ứng dụng TMĐT nói chung và sử dụng hợp đồng điện tử trong giao dịch của các DN nói riêng, vấn đề mấu chốt không chỉ nằm ở việc trang bị cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật mà còn phụ thuộc trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc hàng ngày cũng là yếu tố phản ánh mức độ sẵn sàng ứng dụng giao dịch điện tử và hợp đồng điện tử trong thời gian tới. Theo kết quả điều tra năm 2008, 49,7% DN tham gia điều tra có tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên trong công việc đạt từ 70% trở lên, 73,4% DN có tỷ lệ này cao hơn 40%. Chỉ còn 6,1% DN có tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc dưới 10%, giảm đi đáng kể so với tỷ lệ 9,4% của năm 2007 (Xem hình 2.2.1.2 a).
Hình 2.2.1.2 a: Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc
Nguồn: Bộ Công Thương, “Báo cáo TMĐT Việt Nam”, năm 2008
+ Điều kiện về kết nối mạng Internet
Bảng 2.2.1.2 b: Điều kiện về kết nối mạng Internet
2004
2005
2006
2007
2008
Chưa kết nối
17%
11%
8%
3%
1%
Quay số
28%
18%
5%
2%
1%
Đường truyền riêng
10%
7%
5%
4%
6%
ADSL
45%
64%
82%
91%
92%
Nguồn: Bộ Công Thương, “Báo cáo TMĐT Việt Nam”, năm 2008
Kết quả điều tra cho thấy, đến năm 2008, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của DN và phát triển về cả số lượng và chất lượng. 99% DN đã kết nối Internet, trong đó 98% DN sử dụng các dịch vụ Internet tốc độ cao là ADSL và đường truyền riêng (Xem bảng 2.2.1.2 b). Mục đích sử dụng Internet của DN tập trung vào tìm kiếm thông tin, trao đổi với đối tác qua thư điện tử và truyền gửi file dữ liệu.
Mặc dù vậy vẫn còn tồn tại hai trở ngại rất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khóa luận ngoại thương- Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt N.doc