Khóa luận Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010
1. Về điều kiện tự nhiên a. Bờ biển: Bờ biển Việt Nam kéo dài hơn 3200 km với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng. Có nhiều bãi tắm tốt đang ở dạng sơ khai chưa bị ô nhiễm. Độ dốc trung bình 20- 30, là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, tập trung chủ yếu ở miền Trung. Độ mặn nước biển ở các bãi tắm đại bộ phận không vượt quá 30%. Độ trong suốt của nước biển dao động từ 0,3 –0,5m, đặc biệt ở Đại Lãnh đạt 3 - 4m và Văn Phong 4 - 5m. Trạng thái bề mặt bãi biển khoảng 40% là xốp. b. Địa hình karst: Địa hình Karst thường tạo nên các điểm du lịch hấp dẫn. Kiểu địa hình này chiếm khoảng 50.000 km2, tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần nhỏ ở Kiên Giang, gồm: ã Loại địa hình Karst ngập nước: Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà với trên 3000 hòn đảo, thu hút nhiều khách du lịch. ã Loại karst đồng bằng: được coi như Hạ Long cạn ở Ninh Bình, Hà Tây, Hoà Bình. ã Loại karst núi: là các khối đá vôi ở Cao Bằng, Bắc Sơn, Kẻ Bàng. Có hơn 200 hang động karst rất đa dạng và có độ karst hoá khác nhau cần được quan tâm khai thác cho ngành Du lịch. Hang động trung bình dài 20 - 25m (44,6%), hang dài trên 100m chiếm 10,7%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai viet.doc
- Loi ket.doc