Khóa luận Triển vọng và thách thức của việc cải cách doanh nghiệp nhà nước theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con ở Việt Nam

Mô hình công ty mẹ - công ty con là một mô hình tổ chức phổ biến ở những nước phát triển, là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để áp dụng vào Việt Nam cho phù hợp với tính chất và điều kiện của nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta là một điều không đơn giản. Là một trong số ba doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên, đại diện tiêu biểu cho các DNNN đang làm ăn có hiệu quả trong nền kinh tế mới, được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm xây dựng theo mô hình công ty mẹ – công ty con, sự thành công của VINALINES có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định những ưu thế của mô hình tổ chức mới.

Mục tiêu chủ yếu của TCT khi chuyển sang mô hình mới là nhằm: tập trung sức mạnh về vốn và tài sản, cơ sở vật chất của tất cả các doanh nghiệp thành viên để thực hiện chiến lược chủ yếu về “đầu tư phát triển, kinh doanh và thị trường” trên cơ sở thống nhất thực hiện quy trình công nghệ khép kín của ngành giữa “đội tàu cảng dịch vụ”; đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành hai lĩnh vực quan trọng nhất là kinh doanh và tài chính thông qua việc thực hiện quyền sở hữu về vốn của TCT; duy trì, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, mở rộng phát triển sản xuất của các doanh nghiệp thành viên trên cơ sở chiến lược chung của toàn TCT, có tính đến hiệu quả đầu tư và sự phân công phạm vi, lĩnh vực, thị trường cho từng doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp và toàn TCT. Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm xây dựng doanh nghiệp theo mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con, TCT Hàng hải Việt Nam đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy các đơn vị thành viên, tiến hành những bước cải cách cơ cấu, đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp theo đúng kế hoạch đã đề ra. Cho đến cuối tháng 11/2002, TCT đã hoàn thành hầu hết kế hoạch đã đề ra đối với vấn đề cổ phần hoá và sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên. Bộ máy quản lý của TCT cũng được tổ chức lại cho phù hợp với mô hình mới.

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Triển vọng và thách thức của việc cải cách doanh nghiệp nhà nước theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiêu chí 2 là những DNNN đa dạng hoá sở hữu, gồm: cổ phần hoá trên 50% tổng số cổ phần doanh nghiệp; những DNNN hoạt động trong một số lĩnh vực quan trọng khi CPH, nhà nước không giữ trên 50% tổng số cổ phần doanh nghiệp, nhưng sẽ nắm giữ cổ phần đặc biệt theo quyết định của thủ tướng Chính phủ; giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động hoặc bán doanh nghiệp với những DNNN có vốn từ 5 tỷ đồng trở xuống mà không cổ phần hoá được. Tiêu chí 3 là những DNNN (không thuộc danh mục tiêu chí đầu tiên) thua lỗ kéo dài, không hoàn thành nhiệm vụ, không thực hiện được chuyển đổi sở hữu thì tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể có thể được sáp nhập, giải thể, thực hiện phá sản… Cũng theo quyết định này, Chính phủ không phân biệt TCT 90 hay TCT 91 nữa mà chỉ có một loại TCT. Nếu không kể những ngành đặc thù thì sẽ có 68/94 TCT không bảo đảm tiêu chí về vốn. Với những TCT này, tuỳ điều kiện cụ thể Nhà nước sẽ cho tổ chức lại, mà một trong các biện pháp là tổ chức cơ cấu lại theo mô hình tổng công ty đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên hay mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con. Mô hình công ty mẹ con là biện pháp hợp lý để đổi mới các DNNN ở nước ta hiện nay 3.2.1 Mô hình công ty mẹ - công ty con là giải pháp tạo mối quan hệ bình đẳng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với DNNN Như phần trên đã trình bày, mô hình TCT 90, 91 nói riêng và các DNNN nói chung hiện nay đang ngày càng thể hiện nhiều bất cập, đặc biệt là hiệu suất sử dụng vốn. Quan hệ sử dụng vốn giữa Tổng công ty và Nhà nước cũng như quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên chưa tạo được tính tự chủ về vốn cho cả hai bên. Đặc biệt, công tác quản lý tài chính của các đơn vị thành viên chưa được quan tâm đúng mức, tính chủ động trong công tác điều hành vốn cũng như quản lý còn hạn chế, khả năng huy động vốn kém. Tuy vậy, với mô hình công ty mẹ - công ty con, tổng công ty (công ty mẹ) và các doanh nghiệp thành viên (công ty con) sẽ bình đẳng trong quan hệ theo Luật Doanh nghiệp, và vẫn hoạt động với tư cách là một pháp nhân độc lập, tự chủ kinh doanh và tự chủ về mặt tài chính. Các công ty con nằm dưới công ty mẹ sẽ tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình và nhận đặt hàng từ công ty mẹ thông qua hợp đồng kinh tế. Do vậy, mối liên hệ về vốn giữa công ty mẹ và các công ty con là thông qua các hợp đồng kinh tế chứ không phải là mối liên hệ mệnh lệnh hành chính, gượng ép hay mối quan hệ thu nộp như trong mô hình tổng công ty cũ, hay nói cách khác là “quan hệ về kinh tế” sẽ thay thế cho “quan hệ về hành chính”. Quyền lợi và trách nhiệm của các công ty con cũng đầy đủ hơn, như công ty con toàn quyền sử dụng quỹ khen thưởng từ kết quả kinh doanh theo chế độ Nhà nước và một phần quỹ phát triển sản xuất đối với các công ty con có 100% vốn là của Nhà nước. Như vậy, mặc dù có ràng buộc về tài chính nhưng các công ty vẫn có thể độc lập tương đối nhằm tối ưu hoá nguồn vốn của mình. Bên cạnh đó, nếu như với mô hình tổng công ty cũ, cơ chế tài chính không cho phép tổng công ty tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn đầu tư, tài sản, điều hoà vốn, lãi lỗ giữa các doanh nghiệp thành viên thì với mô hình mới này, công ty mẹ sẽ chi phối các công ty con theo tỷ lệ vốn đầu tư, tài sản và vị thế của mình thông qua điều lệ tổ chức hoạt động và quy chế tài chính. Với tỷ lệ cổ phần chi phối, công ty mẹ có thể can thiệp dưới nhiều hình thức thông qua Hội đồng quản trị của công ty thành viên. Lợi nhuận sẽ được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của hai bên. Tất nhiên, khi việc kinh doanh thua lỗ, công ty mẹ cũng phải chia sẻ trách nhiệm với các công ty con. Ngoài ra, để xây dựng “ngôi nhà chung” đủ mạnh trong cạnh tranh của từng giai đoạn phát triển, công ty mẹ có thể huy động vốn từ các công ty con trên cơ sở sự thống nhất và tự nguyện và nhằm tăng thêm tiềm lực tài chính, coi như một quỹ đầu tư chung. Nhờ cơ chế huy động vốn theo nguyên tắc có vay, có trả, công ty con khi giúp vốn được hưởng lãi theo thoả thuận và đồng vốn sẽ được đầu tư trở lại theo các dự án, hợp đồng kinh tế giữa công ty mẹ và các công ty con. Như vậy, với mô hình này, mối quan hệ giữa các bộ phận là bình đẳng, cùng có lợi. Có thể nói, việc củng cố lại tổ chức của các DNNN lớn của nước ta theo mô hình công ty mẹ - công ty con một mặt vừa tạo được tính tự chủ cho doanh nghiệp thành viên, mặt khác lại tạo được mối quan hệ chặt chẽ về vốn và quản lý giữa công ty mẹ và công ty con, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho cả hai phía, thúc đẩy sự lớn mạnh của các DNNN. Nói cách khác, “thành lập công ty mẹ - công ty con cũng chính là xác định lại người chủ đích thực sở hữu đồng vốn của doanh nghiệp” Bạch Văn Bảy, Phó trưởng Ban sắp xếp lại DNNN – Thời báo Tài chính số ngày 1/10/2001 . 3.2.2 Đổi mới DNNN theo mô hình công ty mẹ - công ty con là biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty, tiến tới thành lập các tập đoàn kinh doanh mạnh ở nước ta. Với mô hình tổng công ty cũ, để có thể tồn tại, các doanh nghiệp thành viên phải cạnh tranh trực tiếp với nhau, dẫn tới sự tổn hại tất yếu của một hoặc nhiều doanh nghiệp thành viên, từ đó dẫn tới sự suy giảm hiệu quả hoạt động chung của cả tổng công ty. Trong khi đó, bản thân tổng công ty lại chỉ đóng vai trò là cơ quan quản lý đơn thuần về mặt hành chính. Sự điều phối của cơ quan quản lý là tổng công ty chỉ dừng lại ở mức trung gian chứ không quyết định trực tiếp về các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy thì không những bản thân các doanh nghiệp thành viên yếu đi mà quan trọng hơn là bản thân các tổng công ty, vốn được coi là hạt nhân của nền kinh tế, cũng tự suy yếu, không đủ sức để cạnh tranh với các tập đoàn hùng mạnh nước ngoài khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào quá trình hội nhập. Chỉ có bằng cách xây dựng các DNNN theo mô hình công ty mẹ - công ty con, tuân theo đúng những quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường thì mới có thể tạo ra sự ràng buộc về trách nhiệm và quyền lợi, qua đó nâng cao sức mạnh của cả tập đoàn. Mặt khác, mô hình công ty mẹ - công ty con với đa sở hữu về vốn, dựa trên nguyên tắc quản lý tập trung dân chủ, bình đẳng và tôn trọng lợi ích của toàn công ty và mỗi đơn vị thành viên, sẽ giảm bớt được liên kết theo kiểu mệnh lệnh hành chính, giúp thực hiện tổ chức bộ máy gọn nhẹ, có hiệu lực, được gắn kết với nhau bằng cơ chế vốn linh hoạt giữa công ty mẹ và các đơn vị thành viên, giữa các công ty con với nhau. Việc phân bổ lợi nhuận dựa trên tỷ lệ góp vốn và lợi ích kinh tế dựa trên cơ sở các hợp đồng kinh tế sẽ tạo nên sức mạnh toàn diện, giúp doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Không những thế, thực tế đã cho thấy, mô hình TCT 91 mới chỉ dừng lại ở mức quá độ lên tập đoàn kinh doanh. Trong tình hình mới, tập đoàn kinh doanh phải có một cơ cấu tổ chức tiên tiến, đại diện cho trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và nền kinh tế xã hội. Mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con đáp ứng được yêu cầu đó. Với cơ cấu đa sở hữu vốn, mô hình phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhiều thành phần kinh tế, động viên được nguồn vốn của toàn xã hội phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước. 3.2.3 Mô hình công ty mẹ - công ty con cho phép kết hợp hài hoà giữa các loại hình sở hữu, tạo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Hiện tại, ở nước ta, khu vực DNNN vẫn mạng tính biệt lập do các DNNN còn được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước, về cả kinh tế và chính sách. Cơ chế của chúng ta hiện nay phần nhiều vẫn coi DNNN như là một hạng mục doanh nghiệp đặc biệt, được hưởng những ưu đãi riêng so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Chính điều đó đã tạo ra một mặt bằng cạnh tranh không lành mạnh, một tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại trong một bộ phận các DNNN. Điều này cũng tác động tiêu cực đến sự phát triển của các thành phần kinh tế khác. Mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con có thể khắc phục được nhược điểm này. Với cơ chế đa sở hữu về vốn, nhìn một cách tổng thể có thể thấy mô hình bước đầu làm giảm bớt sự ngăn cách giữa DNNN và doanh nghiệp tư nhân, tạo ra một sự kết hợp hài hoà giữa các thành phần kinh tế, qua đó tăng khả năng huy động vốn cho hoạt động kinh tế nhưng vẫn không làm mất đi ảnh hưởng chi phối của DNNN đối với nền kinh tế. Các thành viên của công ty mẹ khá đa dạng: ngoài những đơn vị thành viên là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc còn có công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (công ty 100% vốn Nhà nước), công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, công ty cổ phần trong đó công ty mẹ giữ cổ phần chi phối. Tuỳ theo nhu cầu của Tổng công ty mà có thể thành lập công ty tài chính. Tổng công ty quản lý và điều hành các công ty thành viên thông qua các đại điện của mình trong Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp đó theo tỷ lệ vốn góp và điều lệ tổ chức của công ty thành viên. Điều này tạo nên sự thông thoáng, uyển chuyển, trong hoạt động của các bộ phận. Cùng là đơn vị thành viên, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần sẽ không bị phân biệt đối xử, được hoạt động trong một môi trường bình đẳng hơn. Các công ty đều được tự chủ như nhau trong việc sản xuất kinh doanh, sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mô hình mới này có thể tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế thực sự có cùng một “sân chơi” bình đẳng - điều chưa có được đối với mô hình TCT 91. Ngoài ra, nhờ mối liên kết hết sức mềm dẻo, mô hình có thể thu hút được thêm các doanh nghiệp ngoài mô hình tự nguyện tham gia, làm giảm bớt gánh nặng của Nhà nước đối với doanh nghiệp, đồng thời cũng khắc phục được những hạn chế về quy mô, tầm hoạt động của các DNNN hiện nay. Với sự dẫn dắt của công ty mẹ, giữa các loại hình doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có sự đan xen, cùng nhau phát triển. Khả năng chi phối của DNNN đối với các thành phần kinh tế khác được duy trì trên cơ sở định hướng chiến lược, thị trường, công nghệ, lực lượng khoa học kỹ thuật… Dựa trên quan hệ tài chính với các mức độ khác nhau, việc huy động vốn của các thành phần kinh tế được thuận lợi, quá trình tích tụ và tập trung được đẩy mạnh. Việc mở rộng áp dụng mô hình này là hướng quan trọng để tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh giữa DNNN và các thành phần kinh tế khác, tiến tới hoạt động theo một bộ luật Doanh nghiệp duy nhất ở nước ta. 3.2.4 Mô hình công ty mẹ - công ty con góp phần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Như chúng ta đã biết, hiện nay Nhà nước ta đang đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá một bộ phận các doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực quốc doanh. Tuy vậy, hiện nay tiến trình đó đang gặp nhiều khó khăn, trì trệ. Mặc dù hoạt động của các công ty cổ phần đều cho thấy kết quả khả quan, vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp này liên tục tăng, nhưng tiến tình cổ phần hoá vẫn diễn ra chậm chạp. Số vốn Nhà nước trong các DNNN đã cổ phần hoá vẫn còn rất thấp, chỉ bằng hơn 1% tổng số vốn Nhà nước hiện có trong các DNNN. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không muốn cổ phần hoá là họ họ không muốn chuyển đổi loại hình sở hữu, lo sợ sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp sẽ mất đi các lợi thế và ưu đãi đang được hưởng. Chính vì thế, nếu mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con được nhân rộng, một sân chơi bình đẳng được tạo ra thì đó sẽ là một biện pháp tốt nhất, khuyến khích các DNNN chuyển sang cổ phần hoá, từ đó thúc đẩy quá trình cổ phần hoá theo đúng kế hoạch đã đề ra. Tóm lại, trong hoàn cảnh hiện nay của nước ta, việc đổi mới các DNNN nói chung, tổng công ty nói riêng theo mô hình công ty mẹ - công ty con là hoàn toàn hợp lý và khoa học. Thực tiễn thí điểm xây dựng DNNN theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam – mô hình của Tổng công ty hàng hải việt nam (vinalines) Tổ chức doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con là một việc làm hết sức mới mẻ ở Việt Nam. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho pháp áp dụng thí điểm mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con đối với một số doanh nghiệp Nhà nước như Công ty xây lắp, xuất nhập khẩu vật liệu kỹ thuật xây dựng – CONSTREXIM, Xí nghiệp liên hợp thuốc là Khánh Hoà, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty đóng tàu Việt Nam… Có thể nói đây là những đại diện DNNN tiêu biểu, làm ăn có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu thực tiễn xây dựng mô hình công ty mẹ - công ty con ở TCT Hàng hải Việt Nam, một trong những công ty được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thực hiện sớm nhất. 1. Khái quát về TCT Hàng hải Việt Nam Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là VIETNAM NATIONNAL SHIPPING LINE, viết tắt Vinalines, là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập trên cơ sở Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế mạnh. Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty do Chính phủ phê duyệt tại Nghị định định số 79/NĐ-CP ngày 22/11/1995, theo đó TCT Hàng hải Việt Nam là một tổng công ty Nhà nước hoạt động kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do công ty quản lý, có con dấu và tài sản riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài theo quy định của Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Tổng công ty. Tuy bản thân TCT mới bắt đầu đi và hoạt động từ ngày 1/1/1996 nhưng đa số các thành viên của TCT đều là những doanh nghiệp hàng hải chính của Việt Nam, đã trải qua một quá trình hơn 40 năm phát triển trên các lĩnh vực vận tải biển, khai thác cảng, dịch vụ hàng hải, đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tại thời điểm thành lập, TCT Hàng hải Việt Nam có 33 doanh nghiệp thành viên, trong đó có 22 doanh nghiệp Nhà nước, 2 doanh nghiệp cổ phần và 9 doanh nghiệp liên doanh. TCT được giao số vốn ban đầu là 1.469 tỷ đồng với 49 tàu biển có trọng tải từ 100 DWT trở lên, với tổng trọng tải khoảng 393.401 DWT, 34 cầu tàu có tổng chiều dài 4.985 m, 6.600 m2 diện tích bề mặt (không có tàu và bến cảng chuyên dụng, năng suất thấp), 52 kho tàng có tổng diện tích 127.504 m2, 691.991 m2 bãi với 18.456 lao động, trong đó 43,47% có trình độ đại học trở lên Hệ thống văn bản về tổ chức và hoạt động của TCT Hàng hải Việt Nam . Cùng với sự ra đời của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, việc thành lập TCT Hàng hải Việt Nam là một bước lớn, góp phần đưa ngành hàng hải Việt Nam phát triển, tiến tới hoà nhập với các nước trên thế giới. Ra đời nhằm mục đích bảo đảm các yêu cầu cần thiết cho thị trường hàng hải trong nước và mở rộng quan hệ với nước ngoài, Vinaline có các nhiệm vụ chính sau: Kinh doanh vận tải biển Khai thác cảng Sửa chữa tàu biển Đại lý môi giới và cung ứng các dịch vụ hàng hải Xuất nhập khẩu vật tư, phương tiện thiết bị chuyên ngành hàng hải Nhập khẩu và cung ứng xăng dầu Cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức kinh doanh hàng hải trong nước và ngoài nước Hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước về hàng hải phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước Kinh doanh các ngành nghề khác có liên quan đến hàng hải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng hải của Nhà nước. Ngoài ra, TCT Hàng hải Việt Nam còn đảm nhận trách nhiệm tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong tổng công ty. Sau 5 năm hoạt động, đến năm 2000, có thể nói TCT Hàng hải Việt Nam đã có những bước phát triển rất đáng khích lệ. Về sản xuất kinh doanh, sản lượng vận tải năm 2000 đã tăng 2,75% so với năm 1996. Sản lượng bốc dỡ cũng tăng 1,7 lần. Đội tàu và hệ thống cảng biển thuộc TCT đều được đầu tư, nâng cấp, mở rộng nên năng suất khai thác cũng tăng 30% so với năm 1996 (năng suất bình quân năm 2000 đạt 14 tấn/DWT, năm 1996 đạt 10,3 tấn/DWT), năng suất khai thác cầu cảng đạt 1.788 tấn/m.cầu năm. Doanh thu năm 2000 gấp 2,15 lần, nộp ngân sách cũng tăng gấp 2,18 lần, lợi nhuận gấp 1,69 lần so với năm 1996 Trần Hữu Tiến – Phó cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp – Tạp chí Tài chính doanh nghiệp 7/2001 . Từ chỗ chưa có tàu chuyên dụng, TCT đã đầu tư mua sắm hoặc thuê mướn, đóng mới một loạt các tàu chuyên dụng như tàu chở hàng rời (Goldent Star, Morning Star, Polar Star…), tàu chở Container (Văn Lang, Hồng Bàng, Vạn Xuân…) và tàu chở dầu thô (President…). Các dự án đầu tư nâng cấp, xây mới hệ thống cảng biển do TCT phụ trách cũng được đẩy mạnh. Đến đầu tháng 6/2001, TCT đang gấp rút hoàn thành dự án cải tạo nâng cấp tại cảng Hải Phòng, dự án khu Tân Thuận tại cảng Sài Gòn, các dự án khu cảng Tiên Sa… Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của TCT trong giai đoạn này được mô tả trong bảng sau: Bảng 3: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Vinalines (1995 - 2000) (Đơn vị: Triệu đồng) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nguồn vốn kinh doanh 1.469.324 1.661.365 1.775.869 1.906.579 2.087.964 2.287.000 Tổng doanh thu 1.529.930 2.340.134 2.760.095 3.240.465 3.477.279 3.696.423 Lợi nhuận 153.985 220.301 266.377 309.056 269.562 260.235 Nộp ngân sách 125.842 283.275 264.682 328.127 311.095 274.336 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Về tổ chức sản xuất, trong vòng 4 năm (1997 - 2000), TCT đã tiến hành sáp nhập 5 doanh nghiệp độc lập, tổ chức lại 2 doanh nghiệp, kết nạp thêm 4 doanh nghiệp, cổ phần hoá 9 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, bổ nhiệm gần 100 cán bộ lãnh đạo mới. Về công nghệ, TCT đã áp dụng đồng bộ công nghệ về Container cho cả 3 khối vận tải, bốc xếp và dịch vụ nên đã góp phần làm tăng năng suất chung gần 30% so với năm 1995. Thực hiện chủ trương đầu tư và chuyển giao công nghệ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Vinalines đã tập trung đầu tư phát triển đội tàu chuyên dụng chở container, chở dầu thô, tàu RO – RO và tàu chở hàng rời có trọng tải lớn. Cùng với việc đầu tư cho đội tàu, Vinalines còn tập trung đầu tư cải tạo và nâng câp các cảng biển như Hải Phòng, Sài Gòn, khởi công xây dựng các bến bốc xếp container hiện đại, áp dụng công nghệ bốc xếp tiên tiến tại các cảng. Kết quả là TCT đã đưa trọng tải đội tàu lên trên 840 nghìn tấn (trong đó tỷ lệ tàu chuyên dụng chiếm gần 40%), gấp 2 lần trọng tải đội tàu năm 1995 và hơn 70% năng lực vận tải của đội tàu đã được khách hàng nước ngoài sử dụng. Các cảng được đầu tư theo hướng tập trung, chuyên dụng nên khả năng thông qua của các cảng đều tăng từ 1,5 – 1,7 lần so với năm 1995. Qua 5 năm hoạt động, TCT đã tổ chức lại các ngành nghề trong các đơn vị thành viên theo hướng tập trung chuyên môn hoá để có các doanh nghiệp thực mạnh trên cơ sở phối hợp về trang thiết bị, công nghệ, lao động và hợp lý hoá kế hoạch đầu tư. Để loại trừ cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ, Vinalines đã định hướng phân công tuyến hoạt động cho các đơn vị vận tải, phân khu vực và các lĩnh vực kinh doanh chính cho các đơn vị dịch vụ. Trên cơ sở định hướng phân công, các đơn vị căn cứ nhiệm vụ để đầu tư phương tiện, cung ứng vật tư… Chính nhờ có sự phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp thành viên nên trong thời gian qua nhiều đơn vị đã ổn định phát triển tốt. Thực tế đã chứng minh sự chỉ đạo chung có tính chất toàn ngành như vậy đã mạng lại hiệu quả kinh tế cao và tạo ra được một thế đứng vững chắc cho các doanh nghiệp trên thương trường. Mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con của TCT hàng hải Việt Nam Cơ cấu tổ chức và quản lý của TCT Hàng hải Việt Nam trước khi chuyển đổi Bộ máy tổ chức, quản lý của TCT Hàng hải Việt Nam được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, đứng đầu là Hội đồng quản trị gồm 7 thành viên, trong đó có 3 thành viên hoạt động chuyên trách là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát. Các thành viên khác hoạt động bán chuyên trách theo sự phân công của Hội đồng quản trị. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Ban, bộ phận chuyên môn, bộ máy giúp việc ở các đơn vị thành viên.( Xem sơ đồ) Hội đồng quản trị TCT thực hiện chức năng quản lý, chịu trách nhiệm về sự phát triển của TCT theo những nhiệm vụ được Nhà nước giao. Ban kiểm soát là tổ chức do Hội đồng quản trị thành lập, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị. Tính đến cuối năm 2000, TCT có 20 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, 18 doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp cổ phần, 2 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc. Cụ thể là: Khối vận tải biển Công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO) Công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (VITRANSCHART) Công ty vận tải biển III (VINASHIP) Công ty vận tải dầu khí Việt Nam (FALCON) Xí nghiệp liên hiệp vận tải biển pha sông (VISERITRANS) Công ty vận tải thuỷ Bắc (NOSCO) Khối cảng biển Cảng Hải Phòng (HAI PHONG PORT) Cảng Sài Gòn (SAIGON PORT) Cảng Quảng Ninh (QUANG NINH PORT) Cảng Đà Nẵng (DA NANG PORT) Cảng Cần Thơ (CAN THO PORT) Khối dịch vụ hàng hải + Doanh nghiệp hạch toán độc lập: Công ty phát triển hàng hải (VIMADECO) Công ty container phía Bắc (VICONSHIP HP) Công ty vận tải và cung ứng xăng dầu đường biển (MAPETRANSCO) Công ty cung ứng và dịch vụ hàng hải I (MARSECO) Công ty XNK vật tư đường biển (MARINE SUPPLY) Công ty dịch vụ công nghiệp hàng hải (INSECO) Công ty hợp tác lao động với nước ngoài phía Nam (INLACO SAI GON) Đại lý hàng hải Việt Nam (VOSA) + Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc Công ty tư vấn hàng hải (MARINE CONSUL) Công ty hàng hải Sài Gòn (SMC) + Công ty cổ phần Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (GEMADEPT) Công ty cổ phần đại lý vận tải (SAFI) Công ty cổ phần hợp tác lao động với nước ngoài (INLACO HP) Công ty cổ phần container phía Nam (VICONSHIP SAI GON) Công ty cổ phần giao nhận vận chuyển container quốc tế (INFACO) Công ty cổ phần cảng cạn Container Đồng nai (ICD DONG NAI) Công ty cổ phần hàng hải Hà Nội (MARINE HANOI) Công ty cổ phần dịch vụ vận tải và thương mại (TRANSCO) Công ty cổ phần Container miền Trung (CENVICO) Công ty cổ phần vận tải biển Hải Âu (SESCO) Công ty cổ phần xuất nhập khẩu cung ứng hàng hải (MARIMEX) Công ty cổ phần thương mại – dịch vụ tổng hợp cảng hải Phòng (HAI PHONG PORT TRANSERCO) Công ty cổ phần tin học và công nghệ hàng hải (MITECO) + Công ty liên doanh Công ty liên doanh vận tải biển Việt – Pháp (GEMATRANS Ltd) Công ty liên doanh vận tải và khai thác Container Việt Nam (VINABRIDGE Ltd) Công ty liên doanh vận tải quốc tế Nhật – Việt (VIJACO HPH) Công ty liên doanh Phili – orient Lines Việt Nam (POL VN) Công ty liên doanh vận chuyển Container VW – Waterfront Việt Nam Công ty liên doanh đại lý vận tải (COSFI) Công ty liên doanh tiếp vận Ahles – Inlaco Công ty TNHH vận tải hàng công nghệ cao (TRANSVINA). Cũng giống như đa số các TCT khác, Vinalines được thành lập chủ yếu dựa trên sự liên kết, tập hợp phần lớn các DNNN độc lập theo Nghị định 338/HĐBT. Chính vì vậy, mặc dù thu được những kết quả nhất định nhưng những kết quả này vẫn chưa tương xứng khả năng và nguồn lực mà Nhà nước đã đầu tư cho Tổng công ty. Nguyên nhân có nhiều, trong đó phải kể đến những nguyên nhân về tổ chức doanh nghiệp. Việc thành lập TCT lúc đó chủ yếu dựa vào việc liên kết, tập hợp các DNNN độc lập một cách hành chính, mệnh lệnh, chưa dựa trên sự tự giác của các thành viên. Vì vậy, TCT vẫn chỉ là một sự lắp ghép cơ học chứ chưa phải là một tổng thể thống nhất. Cơ chế tài chính đơn sở hữu về vốn, mang nặng tính hành chính, không cho phép TCT tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn và tài sản. TCT sau khi đã giao vốn cho các doanh nghiệp thành viên thì không còn quyền gì đối với nguồn vốn này, không thể thực hiện việc điều chuyển vốn đầu tư. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của TCT cũng có nhiều bất cập. TCT hiện chịu sự chỉ đạo điều hành của nhiều đầu mối quản lý, dẫn đến sự không thống nhất trong chỉ đạo thực hiện. Chính vì vậy mà có một số lĩnh vực liên quan đến kinh doanh, thị trường đầu tư, các cơ quan quản lý Nhà nước đã can thiệp quá sâu vào viêc quyết định của doanh nghiệp, làm doanh nghiệp mất chủ động, bỏ lỡ cơ hội đầu tư… Những bất cập trên đòi hỏi TCT Hàng hải Việt Nam luôn phải đổi mới, tìm tòi những mô hình quản lý mới nhằm đảm bảo cho sự phát triển của mình. Một trong những mô hình đó là mô hình Tổng công ty đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên, hay mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con. Đầu năm 2001, TCT đã lập đề án trình Chính phủ và ngày 26/4/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 512/QĐ-TTg phê duyệt đề án thí điểm “Tổng công ty tham gia góp vốn với các doanh nghiệp thành viên” hay mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con. 2.2 Mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con của Vinalines Việc xây dựng mô hình công ty mẹ - công ty con của TCT Hàng hải Việt Nam được tiến hành theo hướng TCT sẽ tiến hành chuyển đổi phương thức đầu tư của Nhà nước vào TCT, từ chỗ giao vốn sang đầu tư vốn. TCT thực hiện quyền chủ sở hữu đối với phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp thành viên, hạch toán kinh doanh tổng hợp, toàn quyền điều hoà phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thành viên, tham gia góp vốn với các doanh nghiệp thành viên của TCT theo điều lệ và quy chế tài chính thí điể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan.doc
  • docBia.doc
  • docLoi noi dau.doc
  • docPhu luc.doc
  • docTai lieu tham khao.doc