Khóa luận Trung Quốc thâm nhập thị trường Châu Phi và bài học cho Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI VÀ VẤN ĐỀ XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI 3

I. Tổng quan về vấn đề xâm nhập thị trường nước ngoài 3

1. Khái niệm thị trường trong kinh tế học 3

2. Khái niệm xâm nhập thị trường nước ngoài 4

3. Các hình thức xâm nhập thị trường nước ngoài 4

3.1. Xuất khẩu 4

3.2. Nhượng quyền thương hiệu 5

3.3. Đầu tư trực tiếp 6

3.4. Xúc tiến thương mại 6

3.5. Cung cấp vốn ODA 6

4. Nguyên nhân và quá trình hình thành xu hướng xâm nhập thị trường nước ngoài 8

4.1. Nguyên nhân xuất hiện xu hướng xâm nhập thị trường nước ngoài 8

4.1.1. Nâng cao lợi ích kinh tế đối với bản thân các doanh nghiệp 8

4.1.2. Nâng cao lợi ích kinh tế và thỏa mãn nhu cầu phát triển ngành của nền kinh tế quốc gia 8

4.1.3. Nâng cao vị thế chính trị của quốc gia trên trường quốc tế 9

4.2. Quá trình hình thành và phát triển xu hướng xâm nhập và mở rộng thị trường nước ngoài 10

4.2.1. Giai đoạn 1 10

4.2.2. Giai đoạn 2 11

II. Tổng quan về thị trường Châu Phi 13

1. Giới thiệu khái quát về Châu Phi - lục địa đen của thế giới 13

1.1. Điều kiện tự nhiên 13

1.2. Đặc điểm về con người, dân cư và nguồn nhân lực 14

1.3. Điều kiện lịch sử 17

2. Những đặc điểm chính của nền kinh tế khu vực Châu Phi 18

2.1. Điều kiện kinh tế-xã hội của Châu Phi 18

 

2.2. Những đặc điểm chính của nền kinh tế Châu Phi 19

2.2.1. Tuy đã có những tiến bộ, nhưng Châu Phi vẫn là nền kinh tế chậm phát triển nhất thế giới. 19

2.2.2. Ngoại thương tăng trưởng đáng kể từ thập kỷ 1990. 19

2.2.3. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức thấp so với tổng giá trị thương mại toàn thế giới mặc dù tốc độ tăng trưởng cao hơn mức thế giới. 20

2.2.4. Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu. 20

2.2.5. Cơ cấu nhập khẩu tập trung vào nhóm sản phẩm chế tạo. 20

2.2.6. Thị trường Châu Phi không đồng đều xét cả về không gian lẫn thời vụ 20

2.2.7. Khu vực dịch vụ tăng trưởng khả quan nhưng phân bố không đều. 21

2.2.8. Thu hút FDI của châu Phi đạt mức thấp nhất thế giới. 21

3. Tiềm năng của thị trường Châu Phi 21

3.1 Châu Phi là nhà cung cấp năng lượng lớn 22

3.2. Xã hội ổn định, môi trường kinh doanh được cải thiện 22

3.3. Thị trường tiêu thụ với nhu cầu hàng hóa lớn và đa dạng 23

3.4. Thị trường châu Phi ngày càng mở rộng cửa cho bên ngoài 24

3.5. Điều chỉnh thuế quan phù hợp với cam kết hội nhập khu vực và thế giới 24

4. Những thách thức đặt ra khi muốn xâm nhập thị trường châu Phi 24

4.1. Vẫn tồn tại những mâu thuẫn xung đột nội bộ tiềm tàng 24

4.2. Phổ biến là thị trường quy mô nhỏ, trình độ thấp 25

4.3. Chính sách bảo hộ các ngành sản xuất trong nước cản trở nhập khẩu sản phẩm giá rẻ, chất lượng cao 25

4.4. Cơ sở hạ tầng yếu kém làm tăng chi phí vận chuyển, giá thành 25

4.5. Phương thức thanh toán phức tạp, khả năng thanh toán thấp kém, gây nhiều rủi ro cho đối tác 25

4.6. Địa bàn tranh chấp không khoan nhượng giữa nhiều thế lực lớn trên thế giới 26

5. Quan hệ thương mại trong nội bộ các nước châu Phi. 26

 

6. Quan hệ thương mại giữa châu Phi và các nước trên thế giới hiện nay 27

6.1. Quan hệ với EU và các nước Tây Âu. 28

6.2. Quan hệ với Mỹ. 28

6.3. Quan hệ với Nga và các nước SNG. 28

6.4. Quan hệ với các nước châu Á 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA TRUNG QUỐC 31

I. Những lí do để Trung Quốc xâm nhập thị trường châu Phi 31

1. Lí do về mặt kinh tế 31

1.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ hàng hoá 31

1.2. Châu Phi : nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên dồi dào cho phát triển công nghiệp 32

2. Lí do về mặt xã hội 34

3. Lí do về mặt chính trị 35

II. Những ưu thế của Trung Quốc khi xâm nhập thị trường Châu Phi 37

1. Trung Quốc có đủ sức mạnh kinh tế để cung cấp cho Châu Phi các khoản viện trợ không điều kiện, giảm nợ, xóa nợ cùng nhiều chương trình hỗ trợ kinh tế, quân sự hấp dẫn khác 37

1.1. Viện trợ kinh tế, hỗ trợ giáo dục không điều kiện 37

1.2. Hỗ trợ xuất khẩu của Châu Phi với mức thuế quan ưu đãi 38

1.3. Trung Quốc đi tiên phong trong hỗ trợ quân sự cho Châu Phi 38

2. Trung Quốc sẵn sàng xâm nhập vào nhiều khu vực thị trường ở Châu Phi đang bị các nước Âu Mỹ khác tẩy chay hoặc hạn chế quan hệ ngoại giao, thương mại. 39

III. Những đánh giá về thực trạng xâm nhập thị trường châu Phi của Trung Quốc 40

1. Những kết quả đạt được 40

1.1. Đối với các nước Châu Phi 41

1.1.1. Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, từng bước thoát khỏi nghèo đói 41

1.1.2. Nâng cao cơ sở hạ tầng, mức sống nghèo khổ, thiếu thốn trong sinh hoạt vật chất của người dân 44

 

1.1.3. Nâng cao điều kiện quân sự quốc phòng tại nhiều quốc gia Châu Phi 44

1.2. Đối với Trung Quốc 44

1.2.1. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dồi dào, đặc biệt là dầu mỏ tại Châu Phi 44

1.2.2. Châu Phi - thị trường tiêu thụ hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc 48

1.2.3. Tạo thêm nhiều việc làm cho người dân Trung Quốc, mở rộng thị trường lao động của Trung Quốc trên toàn thế giới 49

2. Những vấn đề còn tồn tại 50

2.1. Những khó khăn của Trung Quốc trong chiến lược xâm nhập thị trường Châu Phi 50

2.2. Những hậu quả và vấn đề còn tồn tại trong quan hệ Trung - Phi 51

2.2.1. Tác động về mặt kinh tế: gây mất cân đối và tạo rủi ro cho phát triển kinh tế 52

2.2.2. Tác động về mặt chính trị: tạo điều kiện cho các chính quyền độc tài tồn tại 53

2.2.3. Tác động về mặt xã hội 54

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU THỰC TẾ XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA TRUNG QUỐC 56

I. Thực trạng xâm nhập thị trường châu Phi của Việt Nam 56

1. Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi được phát triển trên nền tảng quan hệ chính trị gắn bó truyền thống 56

2. Quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi đang phát triển mạnh mẽ 57

3. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi được mở rộng 58

4. Mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi có thay đổi nhiều trong những năm gần đây 59

5. Phương thức xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia châu Phi còn sơ khai 60

6. Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi còn nhiều hạn chế và gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển 60

 

II. Một số bài học cho Việt Nam về giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Phi từ thực tế xâm nhập thị trường Châu Phi của Trung Quốc 62

1. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi 62

2. Bài học về giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi Phi từ thực tế xâm nhập thị trường Châu Phi của Trung Quốc 63

2.1. Giải pháp vĩ mô 63

2.1.1. Xác lập chiến lược mậu dịch trung hạn và dài hạn. 63

2.1.2. Xây dựng khuôn khổ pháp luật cho hoạt động ngoại thương Việt Nam và Châu Phi. 64

2.1.3. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực 69

2.1.4. Cung cấp thông tin thị trường Châu Phi 70

2.1.5. Đa dạng hoá thị trường Châu Phi 72

2.1.6. Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại 73

2.1.7. Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. 79

2.1.8. Cung cấp tín dụng 82

2.1.9. Nghiên cứu và triển khai chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường Châu Phi 84

2.2. Giải pháp vi mô 85

2.2.1. Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh 85

2.2.2. Xây dựng chiến lược sản phẩm xuất khẩu 88

2.2.3. Nâng cao chất lượng nhân lực 93

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Trung Quốc thâm nhập thị trường Châu Phi và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mọi ưu thế trong quan hệ ngoại giao Trung – Phi nhằm mục đích thể hiện sự nồng nhiệt của Phương Đông với các quốc gia lục địa đen, đồng thời khiến người dân trong nước cũng như cả thế giới tin tưởng vào tầm quan trọng của hội nghị này. Ngày 4/11/2006, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra đề nghị nâng tầm quan hệ thương mại Trung – Phi với kim ngạch trao đổi thương mại là 100 tỉ USD trước năm 2010. Đây là mức trao đổi thương mại gấp hơn hai lần so với năm 2005, khoảng 39.7 tỉ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2006, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi đã lên tới 40.6 tỉ USD, tăng 42% so với năm trước. Cùng ngày, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng tuyên bố viện trợ cho Châu Phi khoản vay ưu đãi 3 tỉ USD trong vòng 3 năm, xóa nhiều khoản nợ lớn cho một số nước Châu Phi nghèo đói. Trung Quốc cam kết: Tăng cường viện trợ gấp đôi cho Châu Phi từ năm 2006 đến 2009 Cung cấp viện trợ gồm khoản vay ưu đãi 3 tỉ USD, khoản tín dụng trao đổi thương mại trị giá 2 tỉ USD trong vòng 3 năm tiếp theo Thành lập quỹ phát triển Trung – Phi với mục tiêu đạt tới 5 tỉ USD để khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Châu Phi và cung cấp viện trợ cho các quốc gia này Xóa hết những khoản nợ dưới hình thức là vay không tính lãi hai chính phủ mà Trung Quốc dành cho các nước kém phát triển nhất và các nước nghèo nợ nần chồng chất ở Châu Phi cuối năm 2005 có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc Tăng số lượng các mặt hàng xuất khẩu của Châu Phi sang Trung Quốc được hưởng mức thuế bằng 0 đối với các nước Châu Phi kém phát triển nhất có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc Thành lập 3 đến 5 khu vực hợp tác kinh tế ở Châu Phi trong 3 năm tới Trên lĩnh vực kinh tế, quan hệ kinh tế và thương mại với Trung Quốc đã giúp GDP của các nước Châu Phi, đặc biệt là những nước nằm ở khu vực phía dưới sa mạc Sahara, tăng rất nhanh. Trong những năm 1997-2000, GDP của các nước Châu Phi chỉ tăng trung bình 2,6% một năm. Nhưng vì Trung Quốc có yêu cầu về nhiên liệu và nguyên liệu ngày càng lớn, giá trên thế giới càng ngày càng lên, chính đâylà nguyên nhân giúp GDP của các nước này tăng trung bình là 4,4% một năm trong giai đoạn 2001-2004. Do đầu tư của Trung Quốc năm 2005, GDP của các nước Châu Phi tăng với tỉ số cao nhất từ trước đến nay, khoảng 5,2%. Trung Quốc còn đang đầu tư các loại hàng hóa và dịch vụ phi mậu dịch ở Châu Phi như nông nghiệp, du lịch và đồ gia dụng. Châu Phi là một địa điểm hấp dẫn trong các lĩnh vực có hàm lượng lao động cao, điều này mang lại cho các nước Châu Phi cơ hội theo đuổi sự đa dạng hóa các ngành nghề ngoài các lĩnh vực cốt lõi. Ngoài ra, việc Trung Quốc đẩy giá nguyên liệu và nhiên liệu lên cao, đồng thời các đường sá, cầu cống, và các đập nước Trung Quốc xây có chất lượng cao nhưng với giá thành thấp hơn so với các công trình của nhiều nước phương Tây cũng đem lại cho Châu Phi nhiều lợi ích kinh tế đáng kể. Trung Quốc đã loại bỏ thuế quan đối với 200 các mặt hàng công nghiệp khác nhau có xuất xứ tại Châu Phi, áp dụng các khoản cho vay ưu đãi và tín dụng thương mại đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Châu Phi. Chính phủ Trung Quốc còn cam kết sẽ vận động Liên hiệp quốc chú ý nhiều hơn tới sự phát triển kinh tế tại Châu Phi và thúc đẩy sự hợp tác Nam-Nam. Cho đến nay Trung Quốc đã xóa nợ cho 31 nước Châu Phi và các khoản viện trợ của nước này ước tính đạt 5,5 tỷ USD. Ngoài ra, mối quan hệ hợp tác thân thiết với Trung Quốc còn tạo cơ hội mở đường cho nhiều nước Châu Phi tìm đường vào thị trường Trung Quốc. Không chỉ cam kểt đánh mức thuế bằng 0 đối với một số mặt hàng của các quốc gia Châu Phi đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc còn tạo điều kiện xúc tiến thương mại cho nhiều mặt hàng xuất khẩu của Châu Phi thông qua các hội chợ, triển lãm hàng hóa thường niên ở Trung Quốc. Nhiều cuộc triển lãm và hội chợ xúc tiến thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Châu Phi được tổ chức tại Trung Quốc để giới thiệu và quảng bá các sản phẩm xuất khẩu địa phương như: khoáng sản, trang sức, tiêu, chè, cà phê…nhằm mục đích khuyến khích và đem cơ hội đầu tư chưa từng có tiền lệ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc. Bảng 3: Thị phần của Châu Phi trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc Tên loại hàng hóa 1994 1996 1998 2000 2002 2003 % Chênh lệch 1994-2003 Tổng NK Nhập khẩu từ Châu Phi Hàng hóa thiết yếu 2,6 3,4 3,1 8,8 7,6 8,1 362 1348 Nguyên liệu nông nghiệp thô 3,2 4,4 4,3 4,3 4,4 5,4 214 437 Dầu mỏ 1,7 4 3,7 17,3 15,1 16,4 622 6976 Quặng và kim loại 5,4 4,8 3,7 3,7 4,1 3,6 495 299 (Nguồn: COMTRADE.com) 1.1.2. Nâng cao cơ sở hạ tầng, mức sống nghèo khổ, thiếu thốn trong sinh hoạt vật chất của người dân Tại hội nghị các nhà lãnh đạo Châu Phi tại Bắc Kinh, Trung Quốc cam kết trong vòng 3 năm, đào tạo 15000 chuyên gia cho Châu Phi, gửi 100 chuyên gia phát triển nông nghiệp cao cấp tới Châu Phi; thiết lập 10 trung tâm vận hành kĩ thuật tại Châu Phi, xây dựng 30 bệnh viện, 30 trung tâm chữa trị và phòng chống sốt rét; gửi 300 tình nguyện viên tới Châu Phi, xây dựng 100 trường học nông thôn, tăng số học bổng cho sinh viên Châu Phi từ 2000 học bổng 1 năm lên tới 4000 học bổng hàng năm cho tới năm 2009. Theo số liệu của Trung Quốc, đến cuối năm 2005, Trung Quốc đã giúp xây dựng hơn 720 công trình ở Châu Phi, trao hơn 18.000 học bổng của chính phủ, gửi hơn 15.000 nhân viên y tế sang Châu Phi để chữa bệnh cho 170 triệu bệnh nhân. Thêm vào đó, cuối năm 2006, Trung Quốc giúp Châu Phi đào tạo thêm 10.000 chuyên viên. Trung Quốc cũng đang khuyến khích doanh nghiệp nước mình đầu tư vào các cơ sở hạ tầng Châu Phi, bao gồm giao thông, viễn thông, bảo toàn vệ sinh cung cấp nước, điện. 1.1.3. Nâng cao điều kiện quân sự quốc phòng tại nhiều quốc gia Châu Phi Điều đáng chú ý hơn cả trong số các hoạt động viện trợ của Trung Quốc tại Châu Phi, đó là Trung Quốc cam kết giúp đỡ đào tạo nhân lực cho quân đội của Châu Phi và hỗ trợ xây dựng quân đội tại đây. Ngoài ra Trung Quốc còn tăng cường hợp tác giúp đỡ Châu Phi trong công cuộc phòng chống tội phạm có tổ chức. 1.2. Đối với Trung Quốc 1.2.1. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dồi dào, đặc biệt là dầu mỏ tại Châu Phi Căn cứ theo tài liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường Trung Quốc, hiện Trung Quốc có khoảng 158 loại khoáng sản có nguồn cung cấp dự trữ cho phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, sản lượng khoảng sản này vẫn không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nước, cũng như duy trì mức độ tăng trưởng kinh tế bình quân hiện nay của Trung Quốc (9-10%). Ví dụ, sản xuất dầu thô nội địa ở Trung Quốc đến năm 2010 đáp ứng được khoảng 51 – 55 % nhu cầu phát triển, còn sản xuất quặng sắt trong nước đến năm 2010 chỉ đáp ứng được 38% và 29% dự tính đến năm 2020. Dự tính đến năm 2010 và 2020, Trung Quốc sẽ thiếu hụt tương ứng khoảng 250 triệu và 700 triệu tấn dầu lửa. Chính bởi thế, việc xâm nhập thị trường Châu Phi chính là con đường hiệu quả để Trung Quốc thỏa mãn nhu cầu phát triển ngắn hạn và dài hạn của mình. Những nguyên liệu rẻ sẵn có và viễn cảnh về một nguồn lợi kinh tế khổng lồ từ việc đầu tư ở Châu Phi, cụ thể là khai thác tài nguyên thiên nhiên đã trở thành động lực chính cho chiến lược mở rộng và tăng cường những ràng buộc về kinh tế, chính trị đối với Châu Phi. Với nguồn tài nguyên dồi dào, Châu Phi đã trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu thô và khoáng sản hữu hiệu thỏa mãn nhu cầu sản xuất công nghiệp ngày một tăng của Trung Quốc. Vì thế, trong mắt Trung Quốc, Châu Phi thực sự là một mảnh đất màu mỡ đáng quý, chính phủ Trung Quốc không ngừng nhấn mạnh mong muốn tăng cường hợp tác với Châu Phi trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, trên nguyên tắc phát triển tương trợ, hợp tác, đôi bên cùng có lợi. Hiện nay khoảng 30% tổng số dầu mỏ Trung Quốc nhập là từ Châu Phi, chủ yếu từ Sudan, Angola, và Congo-Brazaville. Năm 2005 Trung Quốc nhập 2,6 triệu thùng dầu mỗi ngày, trong đó khoảng 800 ngàn thùng là từ 3 nước nói trên. Trung Quốc hiện nay mua 35% tổng số dầu xuất khẩu của Angola và 65% tổng số dầu xuất khẩu của Sudan. Lượng dầu Trung Quốc mua từ Sudan tương đương 7% tổng lượng dầu Trung Quốc cần dùng. Khoảng 40% các xí nghiệp dầu mỏ tại Châu Phi là của Trung Quốc. Các công ty của Trung Quốc ngày càng đứng vững ở Châu Phi. Năm 2003, CNPC (Công ty dầu lửa quốc gia Trung Quốc) đã hoàn thành việc xây dựng công trường khai thác dầu lửa Muglad (Sudan) có sản lượng 500.000 thùng/ngày kể từ năm 2005. Đồng thời, một nhà máy lọc dầu với sản lượng đạt 2,5 triệu tấn/năm và một đường ống dẫn kéo dài tới hải cảng trên biển Hồng Hải cũng đã được xây dựng. Theo các báo cáo từ phía Trung Quốc, đây là dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu lửa quan trọng nhất của Trung Quốc với số vốn lên đến 3 tỷ USD. Dầu lửa từ Sudan chiếm 7% trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc. Tháng 10 năm 2004, Trung Quốc cũng đã thành công trong việc có được giấy phép góp 50% vốn trong lô số 18 trên ngoài khơi Angola do tập đoàn Shell đứng tên khai thác. Trung Quốc đã đồng ý cung cấp một ngân khoản 2 tỷ USD với lãi suất thấp cho phía Angola nhằm đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng công cộng, khoản tiền này được hoàn trả thông qua việc Angola xuất cho Trung Quốc 10.000 thùng dầu mỗi ngày trong vòng 17 năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu dầu lửa của Angola sang Trung Quốc hiện nay chiếm 1/3 sản lượng dầu của nước này. Nằm trong danh sách các nguồn cung cấp tiềm năng của Trung Quốc sẽ còn Nigeria, Guinea Xích đạo, Sao Tome & Principe, Congo Brazaville và Gabon. Tại Mali và Mauritania các công ty Trung Quốc cũng đang tiến hành khoan thăm dò cũng như thăm dò khả năng đầu tư mạnh mẽ hơn vào thị trường các nước này. Tại Gabon, công ty Total-Gabon và tập đoàn Sinopec của Trung Quốc đã ký kết một hợp đồng xuất khẩu dầu sang Trung Quốc năm 2004, đưa Trung Quốc trở thành bạn hàng dầu lửa lớn thứ 3 của nước này sau Mỹ và Pháp. Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2005, thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi đã tăng từ chỗ chưa tới 10 tỷ USD lên gần 40 tỷ USD và con số này được dự đoán sẽ tăng lên hơn gấp đôi vào năm 2010. Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một trong những nguồn đầu tư chính của Châu Phi; trong năm 2004, Trung Quốc đã đầu tư 900 triệu USD vào lục địa này, tăng hơn 300% so với năm trước đó và một loạt các hợp đồng lớn được các công ty năng lượng của Trung Quốc ký kết cho thấy sự tăng trưởng về đầu tư vẫn còn tiếp tục tăng lên. Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), xuất khẩu hàng hóa của Châu Phi sang Trung Quốc đã tăng 87% trong năm 2005 so với năm trước đó. Nhiên liệu chiếm hơn 52% trong tổng số, số lượng vận chuyển nhiên liệu và các sản phẩm khai mỏ đã tăng 44% trong năm này. Cũng vào năm 2005, Sudan vận chuyển tới 64% tổng số xuất khẩu của mình (chủ yếu là dầu mỏ) sang Trung Quốc, đối với Yemen là 30% và Cộng hòa Dân chủ Côngô là 26%. Khoảng 35% số dầu mỏ của Angola được xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng nước này vẫn bị lu mờ bởi Nigeria, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có các nguồn đầu tư liên quan đến dầu mỏ vào Gabon, cũng như đang tiến hành các đàm phán tại Chad, Libya và nước Cộng hòa Trung Phi. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã ký kết một hiệp định quan trọng về dầu mỏ với Kenya trong chuyến viếng thăm của mình. Hiệp định này còn bao gồm cả một trung tâm y tế thanh toán bệnh sốt rét, bảo dưỡng đường xá và một trung tâm thể thao. Trong chuyến viếng thăm kéo dài một tuần lễ, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng đã nhất trí mua lại một số vốn nắm quyền kiểm soát tại nhà máy lọc dầu Kaduna với công suất 110.000 thùng/ngày ở Nigeria, là nơi mà trong một vòng đàm phán chuyển nhượng giấy phép, Hãng Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc (China National Petroleum) đã nắm được quyền ưu tiên lựa chọn thăm dò khai thác ở bốn lô (hai lô ở Niger Delta và hai ở vịnh Chad). Trong khi đó, Công ty dầu mỏ thuộc sở hữu Nhà nước của Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation - CNOOC) đã mua cổ phần tại một mỏ dầu của Nigeria với giá 2,3 tỷ USD. Trung Quốc cũng tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho việc vận chuyển nguyên liệu thô và cũng nhằm củng cố các mối quan hệ và đảm bảo nhận được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Châu Phi. Những khoản đầu tư như vậy còn dùng để mua chuộc các hợp đồng. Châu Phi là một thị trường lục địa mới cho hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc, trong khi nó lại là nguồn nguyên liệu thô to lớn, đặc biệt là dầu mỏ. Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành nước đầu tư quyết đoán nhất ở Châu Phi, hơn 800 tổ chức kinh doanh nhà nước hiện đang hoạt động tại châu lục, trong khi Angola lúc này đã trở thành nhà cung cấp dầu lửa lớn nhất của Trung Quốc. Các công ty của Trung Quốc đã đầu tư hơn 6 tỉ USD tại Châu Phi trong 900 dự án – nhất là trên lĩnh vực dầu lửa. Trung Quốc đã chấp nhận một khoản tín dụng trị giá 3 tỉ dola cho chính phủ Angola năm 2004, sau đó đã được nâng lên tới 11 tỉ USD năm 2007. Năm 2006, Trung Quốc đã đầu tư một khoản 2,3 tỉ USD cho công nghiệp dầu khí của Nigeria, với vốn góp cho các mỏ dầu sở tại chiếm 45%. Ngoài các công ty dầu, hiện nay có trên 700 xí nghiệp quốc doanh Trung Quốc đang hoạt động ở Châu Phi, đặc biệt là trong các lãnh vực nguyên liệu hay trong những lãnh vực mà các công ti Âu Mĩ rút khỏi vì cho là ít lãi như khu vực chế biến nông phẩm hay sản xuất bông vải (cô tông). Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã đi vào các khu vực khác như là viễn thông và xây dựng. Trong khu vực xây dựng đường sắt thì tháng 5 năm 2006, Trung Quốc cho Nigeria mượn 1 tỉ USD để hiện đại hoá hệ thống đường sắt, với công nhân chủ yếu là từ Trung Quốc. Trước đó một tuần công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc đã thắng cuộc đấu thầu (Mĩ, Đức và Nhật thua) xây dựng 528 cây số đường sắt của hệ thống đường sắt đông-tây dài 1216 cây số của Algeria. Gần đây, một công ty liên hợp của Trung Quốc đã kí một hợp đồng trị giá 3 tỉ USD với Gabon để phát triển mỏ sắt, phát triển hệ thống đường sắt, và xây dựng một cảng nước sâu cho các tàu chở container và các tàu lớn chở nguyên liệu và nhiên liệu có thể cập bến. Biểu đồ : Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa Châu Phi so với thế giới của Trung Quốc Đơn vị : % (Nguồn: COMTRADE.com và UNCTAD.com) 1.2.2. Châu Phi - thị trường tiêu thụ hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc Từ năm 2004 trở lại đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Châu Phi đã không ngừng qua lại thăm viếng nhau. Hiện nay Trung Quốc là bạn thân thiết của hơn 40 quốc gia Châu Phi. Tốc độ và khối lượng trao đổi đã không ngừng tăng lên với thời gian và nhanh chóng đến độ dị thường. Chỉ trong vòng 10 năm, từ 1997 khối lượng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi đã tăng lên gấp 6 lần, mậu dịch hai chiều giữa Trung Quốc và Châu Phi tăng từ 10 tỉ USD năm 2000 đến khoảng 50 tỉ USD cuối năm 2006 và theo dự tính, đến năm 2010 sẽ tăng hơn 100 tỉ USD. Nhờ có một lực lượng nhân công vừa đông vừa rẻ, Trung Quốc đã trở thành công xưởng sản xuất hàng hóa giá rẻ lớn nhất thế giới. Nhưng từ chỗ là công xưởng chế tạo của thế giới, Trung Quốc đã học được cách tổ chức và quản lý sản xuất, sao chép những hàng hóa nhận gia công rồi sản xuất quy mô lớn và chào bán ồ ạt trên thị trường quốc tế với giá rẻ hơn nhiều lần. Số hàng hóa rẻ này đè bẹp khả năng sản xuất và chiếm lĩnh thị trường các quốc gia nghèo từ châu Phi, châu Mỹ Latinh đến châu á. Trung Quốc hiện nay là bạn hàng lớn thứ 3 của Châu Phi, sau Mĩ và Liên Hiệp Châu Âu. Châu Phi chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu và nhiên liệu và nhập các hàng tiêu dùng và chế biến từ Trung Quốc. Trong khi các hàng chế biến của Châu Phi chưa vào Trung Quốc được bao nhiêu, lượng xuất khẩu từ Trung Quốc qua Châu Phi tăng lên 10 lần trong năm 2006. Lục địa đen là nơi tiêu thụ nhiều hàng hóa của Trung Quốc. Khác với các thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu và Mỹ, thị trường châu Phi thường rất cởi mở trước hàng hóa giá rẻ đến từ đất nước đông dân nhất hành tinh. Hàng dệt may, ô tô, máy móc của Trung Quốc xuất hiện ngày một nhiều tại châu Phi, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt hiện nay của nước này. 1.2.3. Tạo thêm nhiều việc làm cho người dân Trung Quốc, mở rộng thị trường lao động của Trung Quốc trên toàn thế giới Trong thế kỷ 19, những người đặt chân đến châu Phi - doanh nghiệp, nhà thám hiểm, nhà truyền giáo và quân nhân - chủ yếu đều từ Tây Âu. Giờ đây là sự trở lại của người Trung Quốc. Thập niên qua, hàng chục ngàn người Trung Quốc đã chuyển tới châu Phi với sự chấp thuận của các quốc gia lục địa đen này. Họ định cư ở cả vùng nông thôn và thành thị, tham gia trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại và xây dựng (ví dụ: xây dựng đường ray tàu hỏa, mở đường cao tốc mới, xây dựng nhà ở và khách sạn…). Làn sóng người nhập cư Trung Quốc mới nhất được cho là lên tới 750.000 người. Có thể thấy rõ tằng, từ khi chiến lược xâm nhập thị trường Châu Phi được thúc đẩy, số người Trung Quốc đến Châu Phi lập nghiệp tăng lên đột ngột. Trong thập niên 1990, số người Trung Quốc hiện diện tại Châu Phi khoảng 50.000 người, qua năm 2001 lên gần 300.000 người và hiện nay lên đến 750.000 người. Người Trung Quốc làm việc đông nhất ở Nam Phi, khoảng 200.000 người, Angola (100.000 người), tiếp đến là Nigeria (60.000 người), Zambia (30.000 người), Mauritania (30.000 người), Zimbabwe (10.000 người), Sudan (10.000). Châu Phi trở thành thị trường mở ra nhiều cơ hội việc làm tiềm năng cho lao động Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc thậm chí còn khuyến khích lao động trong nước lập nghiệp tại lục địa đen, nhờ đó giải toả áp lực tìm kiếm việc làm ngày càng cao trong các khu vực kinh tế lớn ở Trung Quốc. 2. Những vấn đề còn tồn tại 2.1. Những khó khăn của Trung Quốc trong chiến lược xâm nhập thị trường Châu Phi Tuy con đường Trung Quốc tiến vào Châu Phi có vẻ được hoạch định rõ ràng trong chính sách, nhưng những thành công còn ở phía trước. Thực tế bên cạnh những thắng lợi bước đầu về chính trị và kinh tế, Trung Quốc vẫn còn vấp phải những khó khăn cơ bản trong chính sách Châu Phi hiện nay. Việc Mỹ cam kết sẽ nâng viện trợ công cộng cho Châu Phi tới mức cao nhất trong lịch sử (700 triệu USD), tăng giá trị đầu tư của Mỹ vào Châu Phi lên 650 triệu USD, xóa bỏ khoản nợ cũ, miễn 50% thuế quan cho hàng hóa nhập từ Châu Phi, cho thấy chính sách Châu Phi của Mỹ có sự chuyển hóa mạnh hơn, sau những thành công rõ rệt trong những năm gần đây. Quả thật, chính sách Châu Phi của Mỹ là tức thời và đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay của Châu Phi, còn chính sách của Trung Quốc nặng về hợp tác lâu dài. Điều đó cho thấy Trung Quốc đang vấp phải sự cạnh tranh của Mỹ trong khu vực. Mặt khác, Châu Phi vốn là khu vực có ý nghĩa quan trọng về địa vị chính trị đối với Đài Loan; ảnh hưởng của Trung Quốc ở đây còn hạn chế. Một số nước châu Phi còn chịu ảnh hưởng của Đài Loan (như Xê-nê-gan, Xao-tô-mê và Pơ-nanh-xi-pê lại cắt quan hẹ với Trung Quốc để lập quan hệ với Đài Loan). Như vậy muốn giành được ưu thế hơn Đài Loan, thì ngoài việc mở rộng quan hệ chính trị với toàn khu vực, Trung Quốc còn phải có sức mạnh kinh tế. Đây là điều kiện không thể thiếu. Thế nhưng, xét về thực lực kinh tế Trung Quốc sẽ gặp không ít khó khăn trong cuộc cạnh tranh với các nước Pháp, Mỹ và Đài Loan ở châu lục này, Trung Quốc hy vọng duy trì và phát triển quan hệ thương mại với các nước Châu Phi, nhằm mở rộng thị trường hàng rẻ, thúc đẩy liên doanh lien kết, nhưng khả năng tài chính và kĩ thuật của Trung Quốc có hạn. Trung Quốc cũng chỉ mới đi vào lĩnh vực hợp tác nông nghiệp, nghiệp chứ chưa đủ khả năng để đầu tư, viện trợ hay trao đổi thương mại với Châu Phi như Pháp, Mỹ và Đài Loan (buôn bán hàng năm giữa Đài Loan-Châu Phi là 25 tỷ USD, trong khi đó Trung Quốc chỉ đạt khoảng 5,7 tỷ USD). Mặt khác các nước Châu Phi đang rất cần vốn để khai thác tài nguyên giàu có của mình chứ không cần nhiều lao động, mà Trung Quốc thì lại đang dư thừa lao động và cần xuất khẩu. Điều rõ ràng là con đường tiến vào Châu Phi của Trung Quốc còn nhiều chông gai. Bên cạnh những ảnh hưởng lâu đời của Pháp, thì những gặt hái nổi bật gần đây của Mỹ cũng như sự có mặt của Đài Loan (về kinh tế) chưa cho phép Trung Quốc dễ dàng tiến sâu vào Châu Phi như ý muốn. 2.2. Những hậu quả và vấn đề còn tồn tại trong quan hệ Trung - Phi  Ảnh hưởng nổi bật của Trung Quốc trên toàn cầu đã thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia và cộng đồng trên thế giới. Với quy mô dân số đông đúc và mức tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian gần đây – ước tính khoảng 9,5%, Trung Quốc đã trở thành quốc gia tiêu thụ dầu mỏ nhiều thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Căn cứ theo những kế hoạch phát triển công nghiệp hiện tại, nhu cầu và mức tiêu thụ khoáng sản của Trung Quốc được dự đoán là có xu hướng tăng lên theo cấp số nhân. Chính bởi thế, trong nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên liệu thô và khoáng sản, Trung Quốc đã để mắt và lên kế hoạch thâm nhập Châu Phi với tư cách là đối tác chiến lược trong phát triển kinh tế. Trong khi xu hướng phát triển này của Trung Quốc được các quốc gia lục địa đen hoan nghênh nhiệt liệt, thì trên thế giới, không ít những lời nhận định đưa ra phê phán động cơ chiến lược xâm nhập Châu Phi của Trung Quốc đơn thuần dựa trên cơn khát năng lượng, tài nguyên của nền kinh tế mới nổi này, đặc biệt đối với khí đốt, dầu mỏ, khoáng sản…thay vì lòng hữu hảo muốn thắt chặt mối hiệp tác lâu bền trong quan hệ ngoại giao giữa hai bên Trung – Phi. Trên thực tế, quan hệ hợp tác thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi không đơn thuần chỉ là những khoản viện trợ hào nhoáng bề ngoài, về lâu dài, nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đã nảy sinh đe dọa quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Châu Phi. 2.2.1. Tác động về mặt kinh tế: gây mất cân đối và tạo rủi ro cho phát triển kinh tế Mặc dầu có những lợi ích trước mắt, đầu tư của Trung Quốc cũng sẽ mang đến nhiều hậu quả tiêu cực về xa về dài. Việc tăng cầu rất nhanh và rất lớn của Trung Quốc về nguyên liệu và nhiên liệu đã làm cho các nước Châu Phi bớt chú trọng vào việc đa dạng hoá cơ cấu nền kinh tế và làm phương hại các nỗ lực tạo giá trị gia tăng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của châu lục này. Vì thế, các nước Châu Phi sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi giá nguyên liệu và nhiên liệu trên thị trường thế giới thay đổi bất ngờ. Một điểm đáng ngại nữa là việc xuất khẩu dầu ồ ạt sang Trung Quốc của Angola và Nigeria đã đẩy giá hối đoái của các nước này lên cao và vì thế đã làm các hàng xuất khẩu của các công nghiệp cần nhiều công nhân của các nước Châu Phi mất thế cạnh tranh. Ngoài ra, việc cung cấp các khoản vay mới cho các nước đang mắc nợ ở Châu Phi sẽ phá hủy các nỗ lực đang được thực hiện nhằm đưa các quốc gia này thoát ra khỏi nợ nần. Hiện nay quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Châu Phi chưa bình đẳng và minh bạch. Mặc dầu Trung Quốc đã viện trợ cho nhiều nước Châu Phi và xóa nợ cho nhiều nước khác, mục đích chủ yếu của Trung Quốc là vơ vét nhiên liệu và nguyên liệu và bán đổ bán tháo các hàng chế biến và tiêu dùng của Trung Quốc sang các nước Châu Phi. Các hàng chế biến của Trung Quốc, từ hàng dệt và may mặc đến sắt thép, đã tràn ngập hầu hết các nước Châu Phi. Việc này không những đã đe doạ sự tồn tại của công nghiệp các nước Châu Phi, mà đã gây mất cân đối mậu dịch trầm trọng giữa các nước này và Trung Quốc. Nhập siêu của Nam Phi đối với Trung Quốc, chẳng hạn, đã tăng từ 24 triệu USD năm 1992 đến 400 triệu USD năm 2001. Một trong những lí do chính cho sự mất cân đối này là vì Trung Quốc bao cấp các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước Châu Phi và gây nhiều cản trở cho các mặt hàng chế biến của Châu Phi sang Trung Quốc. Ngoài ra, sự cạnh tranh bất bình đẳng tại thị trường châu Phi giữa sự ngập lụt hàng giá rẻ Trung Quốc với các nhà sản xuất nội địa. Ngay cả Nam Phi, đồng minh gần gũi của Trung Quốc hiện cũng tỏ quan ngại về tác động của hàng may mặc giá rẻ của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp dệt may nước này. 2.2.2. Tác động về mặt chính trị: tạo điều kiện cho các chính quyền độc tài tồn tại Vì nguyên liệu và nhiên liệu và các lợi ích kinh tế khác Trung Quốc đã sẵn sàng ủng hộ các chính quyền độc tài và tàn bạo mà nhiều nước trên thế giới đã lên án. Trường hợp được thế giới để ý đến nhiều nhất là Sudan. Khi Hội Đồng An Ninh của Liên Hiệp Quốc đưa ra một nghị quyết vào tháng 9 năm 2006 để trừng trị Sudan về việc không chịu ngưng những vụ thảm sát tại khu vực phía tây Dafur, Trung Quốc doạ là sẽ phủ quyết. Hội Đồng An Ninh bắt buộc phải thảo nghị quyết lại cho nhẹ nhàng hơn, nhưng nghị quyết này được thông qua với phiếu thuận là 11- 0 vì Trung Quốc, Nga, Pakistan và Algeria đã bỏ phiếu trắng. Và vì Trung Quốc cũng không chịu thúc đẩy Khartoum chấp nhận biểu quyết của Hội Đồng An Ninh đưa một đoàn quân của Liên Hiệp Quốc vào Dafur để đem lại an ninh và trật tự, trên thực tế Trung Quốc đã dung túng các vụ thảm sát ở Dafur và vì thế để cho bạo lực và người tị nạn lan tràn sang Chad. Thêm vào đó là đã bán cho Khartoum nhiều loại vũ khí như trực thăng tác chiến dùng vào việc đàn áp và tàn sát thường dân ở Darfur. Riêng về máy bay phản lực tác chiến, Trung Quốc đã bán cho chính quyền Sudan máy bay Shenyang (Thẩm Dương) với giá 100 triệu USD và 12 chiếc phản lực siêu âm F-7 không rõ với giá bao nhiêu. Một trường hợp khác là Zimbabwe. Sau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrung Quốc thâm nhập thị trường Châu Phi và bài học cho Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan