Giai đoạn trước Đổi mới, chúng ta thực hiện chính sách kiểm soát giá bán lẻ và độc quyền thương mại đối với hầu hết các loại hàng hóa thiết yếu với đời sống xã hội một cách thống nhất trên thị trường toàn quốc, có thể nêu một số ví dụ như:
- Về xăng dầu: Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 358 – CT ngày 22/10/1984 về giá bán lẻ xăng dầu
- Về giá hàng tiêu dùng thiết yếu, cước vận tải, cước bưu điện: Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 326 – CT ngày 29/09/1985về việc vận dụng chính sách giá bán lẻ trong thời gian tới;
- Về giá bán lẻ gạo, thịt heo, đường kết tinh, và nước mắm: Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 42A – HĐBT ngày 15/04/1986 quyết định về giá bán lẻ gạo, thịt lợn, đường kết tinh và nước mắm (kèm theo Bảng giá bản lẻ gạo)
Sau đó, dưới sức ép của kinh tế xã hội, tình trạng khan hiếm hàng hóa và lạm pháp leo thang, Nhà nước buộc phải mở cửa hoạt động thương mại cho sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân, thừa nhận quyền tham gia thị trường bán lẻ của các bộ phận ngoài quốc doanh bằng Quyết định số 149 – HĐBT ngày 27/11/1986 về việc tổ chức bán lẻ một số vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tuy vậy, từ năm 1986 đến trước khi gia nhập WTO, chúng ta hoàn toàn chưa có một quan niệm rõ ràng cũng như phân biệt rõ giữa bán buôn và bán lẻ như cách thức thể hiện tại Hệ thống mã ngành kinh tế đã trình bày trong phần đối chiếu với bán buôn.
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2899 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tự do hóa thương mại dịch vụ phân phối theo các yêu cầu của WTO và các cam kết của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ phân phối cho tất cả các sản phẩm sản xuất và nhập khẩu hợp pháp tại Việt Nam.
Với phương thứ (4) - hiện diện thể nhân, Việt Nam chưa cam kết trừ các cam kết chung, có nghĩa là Việt Nam đồng ý các cam kết nền của GATS: đối xử tối huệ quốc, minh bạch hóa và các nghĩa vụ liên quan đến dịch vụ độc quyền.
b. Đối xử quốc gia
Việc cung cấp dịch vụ đại lý ủy quyền hoa hồng theo phương thức (1) – cung cấp qua biên giới, chưa cam kết, ngoại trừ biện pháp tương tự tiếp cận thị trường, nghĩa là Chính phủ Việt Nam duy trì quyền áp dụng các rào cản, hạn chế đối xử quốc gia đối với việc cung cấp dịch vụ từ một thương nhân nước ngoài vào thị trường trong nước nhằm bảo vệ các nhà cung cấp dịch vụ nội địa.
Đối với phương thức (2) – tiêu dùng ở nước ngoài và phương thức (3) – hiện diện thương mại, không hạn chế, có nghĩa là Chính phủ Việt Nam cam kết áp dụng đầy đủ nguyên tắc WTO, bao gồm cả nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc đối xử quốc gia, theo đó, sẽ không có chính sách thương mại phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với phương thức (4) – hiện diện thể nhân, chưa cam kết, ngoại trừ những nguyên tắc chung, có nghĩa là Chính phủ Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng các rào cản ngăn cản các thể nhân (cá nhân) đến từ các quốc gia Thành viên cung cấp dịch vụ đại lý ủy quyền tại Việt Nam .
2.1.3. Tác động của các cam kết WTO và xu hướng của các quan hệ pháp luật về dịch vụ ủy quyền
Có cam kết WTO, Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2007[14] đúng như cam kết. Là những hoạt động trung gian thương mại, do vậy, về kết cấu và bố cục, Nghị định 23/2007 thiết kế quyền tiến hành hoạt động “đại lý thương mại” và “ủy thác mua bán hàng hóa” là những quyền có liên quan của quyền năng chính “quyền kinh doanh mua bán hàng hóa” hay “quyền phân phối” (theo nghĩa hẹp, tức là chỉ áp dụng với hàng hóa hữu hình).
Về bản chất, hành vi “đại lý ủy quyền hoa hồng” (như thuật ngữ của WTO) và hành vi “đại lý thương mại” hay “ủy thác mua bán hàng hóa” là những khái niệm tương đồng trong thương mại hàng hóa hữu hình. Chúng cùng mô tả hành vi trung gian thương mại và cùng đóng vai trò nhất định đối với hoạt động mua bán hàng hóa. Vì thế, “ủy thác mua bán hàng hóa” hoàn toàn có thể quay về “đại lý thương mại”.
Rõ ràng, nếu sự xuất hiện của “ủy thác mua bán hàng hóa” là một hiện tượng có nguồn gốc từ lịch sử, khi một bộ phận doanh nghiệp được Nhà nước giao nắm giữ vai trò độc quyền trong xuất nhập khẩu, dùng vai trò này của mình tiến hành các hoạt động trung gian thương mại để thu lợi thì nay, khi vai trò đó không còn, việc tiếp tục duy trì một chế định riêng cho ủy thác mua bán hàng hóa có vẻ sẽ như là một sự thừa thãi không cần thiết. Nhưng thực tiễn không phải vậy.
Trên thực tế, hiện nay, ủy thác mua bán hàng hóa hiện tại gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu, còn khái niệm đại lý thương mại thường được hiểu dưới góc độ thương mại nội địa nhiều hơn, dù hoạt động đại lý thương mại quốc tế đã rất phát triển. Với ủy thác mua bán hàng hóa, với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ủy thác, chủ yếu là người nhận ủy thác xuất khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu, nhưng vai trò và công việc của họ lại gắn liền với thủ tục giao nhận hàng hóa và khai báo hải quan. Tuy nhiên, vì pháp luật thương mại là tập quán và thói quen thương mại hình thành nên, do vậy, sự phát triển mở rộng theo nhiều chiều của đại lý thương mại cũng sẽ không ảnh hưởng đến thói quen sử dụng ủy thác mua bán hàng hóa trong xuất nhập khẩu cũng đồng thời là sử dụng dịch vụ và vốn ứng trước của bên nhận ủy thác. Vấn đề cần lưu tâm là quy định pháp luật về ủy thác mua bán hàng hóa chưa nhấn mạnh đến yếu tố dịch vụ do bên nhận ủy thác cung cấp. Thêm vào đó, hiện tại, đã có quan niệm xếp đại lý ủy quyền hưởng hoa hồng như là một hình thức của bán buôn. Cụ thể quan niệm đó như sau:
Hệ thống ngành kinh tế quốc gia quy định, ngành 46.10.1 (mã ngành kinh tế cấp 5) đại lý, là một phân nhóm con thuộc nhóm ngành 46 (mã ngành kinh tế cấp 2) bán buôn, bao gồm các hoạt động sau: [15]
Hoạt động đại lý bán hàng hưởng hoa hồng thực hiện theo ủy quyền hoặc nhân danh tài khoản giao dịch của bên ủy quyền hoặc giao đại lý về các loại hàng hóa:” nguyên liệu nông lâm sản thô, nhiêu liệu, hóa chất, phân bón, lương thực, hàng hóa, máy móc thiết bị công nghiệp, tàu thuyền và máy bay, hàng tiêu dùng,… và hoạt động của các nhà đấu giá bán buôn. (Đại lý theo) phân ngành 46.10.1 này loại trừ (hay không bao gồm) những hoạt động sau:
- Bán buôn nhân danh tài khoản của mình theo phân nhóm 46.2: Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống đến phân nhóm 46.9:Bán buôn tổng hợp;
- Hoạt động đại lý hưởng hoa hồng, môi giới, đấu giá đối với đến ô tô con loại 12 chỗ ngồi trở xuống, xe có động cơ khác, mô tô, xe máy và các phụ tùng và bộ phận phụ trợ của chúng;
- Bán lẻ qua đại lý hưởng hoa hồng bên ngoài cửa hàng ;
- Hoạt động của các đại lý bảo hiểm; Hoạt động của các đại lý bất động sản. [16]
Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng việc phân loại và đánh số mã ngành theo cách đại lý là một phần của nhóm bán buôn như trong trường hợp này không xuất phát từ mối liên hệ bản chất pháp lý của hoạt động đại lý và bán buôn, như là các dịch vụ, vì rõ ràng, hay đại lý dịch vụ bảo hiểm, bất động sản lại được phân các mã ngành khác, tức là, yếu tố hàng đầu trong sự phân ngành của hệ thống này chính là sự thuận tiện. Hơn thế nữa, hệ thống mã ngành kinh tế đang thực hiện việc định nghĩa theo phương pháp liệt kê chi tiết, với cách thức thực hiện tương tự như Ban Thư ký WTO thực hiện trong định nghĩa về dịch vụ phân phối qua danh mục W/120 về phân loại dịch vụ.
2.2. Thực trạng pháp luật nước ta về dịch vụ bán buôn và tác động của cam kết WTO của Việt Nam đối với sự điều chỉnh pháp luật về dịch vụ bán buôn
2.2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ bán buôn trước khi gia nhập WTO
Thuật ngữ “bán buôn” được dùng trong các văn bản pháp luật của Việt Nam từ rất sớm, cụ thể, ngày 2/6/1981, Hội đồng Bộ trưởng đã có quyết định số 228-CP về cải tiến hệ thống giá bán buôn. “Bán buôn”, ngay trong văn bản này, đã được sử dụng để ám chỉ việc bán, cung cấp hàng, dịch vụ có những yếu tố sau: (i) được thực hiện ở khâu đầu tiên sau khi sản xuất hoặc nhập khẩu; (ii) quy mô bán hàng, cung cấp dịch vụ ở số lượng lớn; và (iii) mức giá bán thấp hơn giá đến tay người tiêu dùng;
Tuy vậy, với giai đoạn nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước nắm trọn quyền thương mại, các quy định về bán buôn trong giai đoạn này tập trung trong chính sách điều hành về giá bán. Việc xây dựng khung pháp lý và một cơ sở để hình thành hệ thống bán buôn chỉ bắt đầu từ giai đoạn “Đổi mới” với Quyết định số 318 – CT của Chủ tịch Hôi đồng Bộ Trưởng ngày 23/12/1988 về việc ban hành Bản quy định về tổ chức kinh doanh bán buôn hàng tiêu dùng trong nước (sau đây gọi tắt là Quyết định 318 – CT).
Bán buôn, theo Quyết định 318 – CT, giới hạn ở hàng tiêu dùng, được xem là là một khâu trong quá trình lưu thông hàng hoá nối sản xuất với bán lẻ. Quyết định 318 – CT đặt mục tiêu đổi mới tổ chức bán buôn hàng tiêu dùng phù hợp với chính sách Đổi mới, vì thế, quy định đối tượng có quyền bán buôn rất rộng, bao gồm:
- Các đơn vị sản xuất thuộc các thành phần kinh tế;
- Các tổ chức kinh tế của Nhà nước kinh doanh xuất nhập khẩu;
- Các tổ chức thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán kinh doanh bán buôn hoặc vừa kinh doanh bán buôn vừa kinh doanh bán lẻ;
- Các tổ chức hợp tác kinh doanh giữa thương nghiệp quốc doanh với tư nhân;
- Thương nhân được tham gia kinh doanh bán buôn những mặt hàng mà pháp luật Nhà nước không cấm.
Sau đó, đến trước khi gia nhập WTO, ngày 11/1/2007, chúng ta không ghi nhận được thêm một văn bản pháp luật ngoài quy định về bán buôn ngoại trừ các quy định riêng biệt về bán buôn sản phẩm ngành dược trong Luật Dược số 34/2005/QH11 của Quốc hội [17].
2.2.2. Quan niệm về bán buôn trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và quan niệm của WTO về bán buôn
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, được sử dụng phục vụ cho việc thống kê và xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh, ban hành theo Quyết định 10/2007/QĐ – TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ và chi tiết hóa bởi Quyết định 337/2007/QĐ – BKHĐT ngày 10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư là văn bản có tính pháp lý duy nhất hiện nay có nên quan niệm về bán buôn và bán lẻ[18].
Bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác vào được phân chung vào ngành G. “Bán buôn và bán lẻ là công đoạn cuối cùng của hoạt động phân phối hàng hóa.” Các hoạt động gắn với bán hàng hóa được thực hiện bằng tay hoặc không làm thay đổi bản chất hàng hóa được coi như các hoạt động thứ yếu và không được phân loại. Bên cạnh đó, cơ sở để phân biệt giữa ngành 46 - bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) và ngành 47 - bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) là dựa trên loại khách hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Bán buôn là hoạt động bán (không làm biến đổi hàng hoá) hàng hoá (kể cả hàng đã qua sử dụng) cho người bán lẻ, người sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức hoặc những người sử dụng mang tính chuyên môn, người bán buôn khác, hoặc liên quan đến hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa cho các cá nhân hoặc công ty đó. Về mặt chủ thể pháp lý, người kinh doanh bán buôn gồm: doanh nghiệp chuyên doanh loại hàng hoá nào đó, doanh nghiệp phân phối sản phẩm công nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu, hợp tác xã.
Người bán buôn, bên cạnh việc bán hàng, có thể cung cấp thêm những dịch vụ phụ trợ mà chúng ta đã xem chúng là những hoạt động thứ yếu không làm thay đổi bản chất của hàng hóa như lắp ráp, phân loại và chia hàng hoá từ những lô lớn, đóng gói lại thành lô nhỏ, bao gói nhỏ hơn (như đối với dược phẩm chẳng hạn) hoặc lưu giữ, bảo quản đông lạnh, lắp ráp, phân phối hàng hóa, thực hiện khuyến mãi cho khách hàng, thiết kế nhãn mác hàng hóa.[19]
Phân tích quan niệm về bán buôn này, chúng ta phải hoàn toàn nhất trí rằng, khái niệm “bán buôn” (wholesale) được sử dụng chủ yếu trên cơ sở phân biệt với khái niệm “bán lẻ” (retailing) nhưng ranh giới giữa chúng rất mong manh. Về bản chất, bán buôn và bán lẻ đều không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa, nhưng không vì thế mà nhà bán buôn hoặc bán lẻ không thực hiện hàng loạt công việc hoặc cung thế thêm nhiều dịch vụ đi kèm: lưu kho, phân loại, đóng gói, lắp ráp, khuyến mãi ... Tuy nhiên, việc xếp đại lý, ủy thác và đấu giá, những hình thức trung gian thương mại vào chung nhóm này chưa thể hiện, phản ánh được bản chất của chúng. Hơn nữa, dù thể hiện và nêu rõ bản chất của bán buôn, nhưng quan niệm này chưa thể hiện tính khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học pháp lý, mà thiên về tính danh mục, kỹ thuật thống kê.
Trong khi đó, theo Cơ quan số liệu Liên hợp quốc (United Nations Statistics Division), cũng như theo Danh mục phân loại dịch vụ W/120 của WTO, bán buôn (thuật ngữ tiếng Anh: wholesale) là việc bán lại hàng hóa mới hoặc hàng hóa đã qua sử dụng tới người bán lẻ, người thuộc ngành công nghiệp, thương mại, tổ chức hoặc tổ chức chuyên nghiệp, hoặc cho những người bán buôn khác, bao gồm việc hoạt động như đại lí hoặc môi giới trong việc mua hàng hóa cho, hoặc bán hàng hóa cho, những người hoặc công ty như kể trên[20].
2.2.3. Cam kết WTO của Việt Nam trong dịch vụ bán buôn
Nội dung cam kết WTO của Việt Nam phần về bán buôn hoàn toàn tương tự như cam kết với dịch vụ đại lý ủy quyền hoa hồng. Bên cạnh đó, bán buôn và bán lẻ là hai nội dung cơ bản nhất, quan trọng nhất của thương mại hàng hóa. Do vậy, tác giả dành phần này để tập trung so sánh các cam kết WTO của Việt Nam so với Hiệp định tự do thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (BTA), cũng như so mức cam kết của một số quốc gia khác.
a. So sánh về giữa BTA và cam kết WTO của Việt Nam
Về mặt loại trừ, BTA cũng thực hiện việc loại trừ đối với các mặt hàng dầu mỏ, các sản phẩm của dầu mỏ, khí đốt, phân bón, thuốc trừ sâu, bia rượu, thuốc lá, thuốc chữa bệnh, kim loại và đá quý, chất nổ, gạo và bột mì.
BTA cũng phân việc cung cấp dịch vụ thành 04 phương thức tương tự như GATS, vì thế, có thể đối chiếu so sánh tương tự qua tóm tắt tại Bảng 4 trong phần Phụ lục để ở cuối luận văn (tr.vi):
Qua Bảng 5 có thể nhận định rằng, mức cam kết mà Việt Nam dành cho Mỹ, theo phương thức (3) thì cao hơn WTO nhưng ở phương thức (1) thì thấp hơn.
b. Một số cam kết WTO của các quốc gia khác về bán buôn
Hiện tại, trong thành viên WTO, về bán buôn, mở cửa thị trường hay cam kết tự do hóa hoàn toàn chỉ có 4 quốc gia : Mông Cổ, Bu-run-đi , Pa -na-ma và Xê-nê-gan, về GDP, chiếm chưa đến 1% trên tổng GDP của các quốc gia và lãnh thổ thành viên. Những quốc gia còn lại, có cam kết về vấn đề này, nhưng cam kết không hoàn chỉnh. Ngay cả những trường hợp không hạn chế trong tiếp cận thị trường hay đối xử quốc gia, thì cũng thực hiện việc loại trừ hàng loạt các sản phẩm, trong dịch vụ bán buôn, ví dụ:
- Hoa Kỳ: súng và thiết bị quân sự;
- EU: vũ khí, hóa phẩm, chất nổ và kim loại quý;
- Nhật Bản: dầu mỏ và các chế phẩm dầu mỏ, gạo, thuốc lá, muối, nước uống có cồn và những hàng hóa được cung cấp tại thị trường bán buôn, ví dụ như thị trường được thành lập theo sự đồng ý của chính phủ trung ương hoặc địa phương cho phép làm dịch vụ đại lý ủy quyền và dịch vụ bán buôn đối với thực phẩm, bao gồm rau, quả, đồ biển, thịt các thực phẩm hàng ngày khác, các loại hoa, với phòng đấu giá hoặc đấu thầu, chỗ để xe và các tiện ích khác cho việc buôn bán và tiêu hủy những hàng hóa nói trên và hoạt động lâu dài;
- Hàn Quốc: Các loại vũ khí cháy nổ, gươm, các tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ và sự thiết lập, hoạt động và dịch vụ phân phối tại các thị trường bán buôn công cộng đối với các sản phẩm nông nghiệp, cá tôm và gia súc, gia cầm là những sản phẩm được cơ quan địa phương có thẩm quyền thị trường bán buôn chính thức chỉ định;
- Ba Lan: nước uống có cồn các loại, các sản phẩm thuốc lá, dược phẩm và các loại thuốc, các trang thiết bị chỉnh hình và phẫu thuật;
- Mê hi cô: các nguyên liệu từ xăng, than đá, súng, vỏ đạn, đạn dược, phương tiện cơ giới, linh kiện và phụ tùng của phương tiện cơ giới.
Tiêu biểu trong nhóm loại trừ này chính là Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia thực hiện việc loại bỏ việc cam kết không áp dụng những rào cản thương mại hay hạn chế đối xử đối với việc sự tham gia của các thương nhân nước ngoài vào thị trường bán buôn công cộng của mình.
Như vậy, xét ở góc độ chung nhất, với tư cách là một quốc gia đang phát triển, với nền kinh tế thị trường còn non trẻ, nội dung những cam kết WTO mà Chính phủ Việt Nam xác lập, trong lĩnh vực bán buôn nói riêng, và dịch vụ phân phối nói chung gần như là tương đương với các quốc gia phát triển khác.
2.2.4. Tác động của các cam kết WTO và xu hướng của sự điều chỉnh pháp luật về bán buôn
Nếu chỉ dừng lại ở các quy định pháp luật về dịch vụ bán buôn, như là một loại hình mua bán hàng hóa thì những quy phạm của Bộ luật dân sự và Luật thương mại là tương đối hợp lý và đầy đủ để điều chỉnh, hạn chế tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, ở góc độ chính sách thương mại, khi vấn đề quan trọng là hình thành một hệ thống bán buôn mạnh đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế khi họ tham gia vào thị trường Việt Nam không chỉ vì: (i) an ninh kinh tế quốc gia; và (ii) đảm bảo thúc đẩy hoạt động sản xuất thông qua đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
Trong khía cạnh này, vấn đề cần quan tâm điều chỉnh pháp luật đối với chính sách quy hoạch và phát triển thương mại nội địa. Phát triển thương mại nội địa được các nhà hoạch định chính sách tập trung ở hai vấn đề chính là (i) xây dựng một kết cấu hạ tầng thương mại (thương mại hàng hóa) cho hoạt động phân phối nói chung và bán buôn nói riêng, và (ii) hoàn chỉnh khung pháp lý nhằm đảm bảo việc quyền tự do tham gia thị trường và đảm bảo cạnh tranh. Hiện tại, chỉ thông qua gia nhập WTO, xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại cho thương mại hàng hóa được xem là ưu tiên quan trọng nhất, vì chỉ trên cơ sở một nền tảng hạ tầng mạnh thì thương mại hàng hóa và dịch vụ mới phát triển, và hơn nữa, chỉ có kiểm soát được kết cấu hạ tầng thương mại thì an ninh kinh tế quốc gia mới đảm bảo.
Kết cấu hạ tầng thương mại, ở góc độ hẹp, là những yếu tố hữu hình, bao gồm toàn bộ công trình vật thể kiến trúc và những yếu tố đảm bảo cho các hoạt động của ngành thương mại theo đúng chức năng của ngành, còn gọi là cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình phân phối hàng hóa với hệ thống cửa hàng, hệ thống chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống kho tàng, bến, nhà xưởng (của các loại hàng hóa và xăng dầu), hệ thống hội chợ triễn lãm, các trung tâm cung cấp dịch vụ thương mại hàng hóa, … Kết cấu hạ tầng thương mại, ở góc độ rộng, còn bao gồm thiết kế xã hội, các yếu tố vô hình, mà pháp luật trong đó là một bộ phận, nhằm đảm bảo cho hoạt động thương mại diễn ra trong trật tự và khuôn khổ.
Vấn đề quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại về chợ, siêu thị, trung tâm thương mại sẽ được tập trung trong phần về bán lẻ, trong nội dung này, tác giả dành sự quan tâm đối với nội dung (ii) trong vấn đề này về thiết chế pháp lý đối với việc gia nhập và rút khỏi thị trường, cũng như đảm bảo cạnh tranh trong bán buôn hiện nay.
Về quyền tự do kinh doanh nói chung, Tiến sĩ Bùi Ngọc Cường đặt vấn đề “tự do kinh doanh là nguyên tắc quan trọng chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện pháp luật kinh tế”[21] và “tự do kinh doanh là cần cho sự phát triển kinh tế” khi “nó đưa lại sức sống vô hạn cho cá nhân và cho cả cộng đồng”[22]. Tuy nhiên, trong lĩnh vực chính sách thương mại hiện nay, nguyên tắc quyền tự do kinh doanh không cản trở việc Nhà nước can thiệp vào kinh tế và thị trường nhằm đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia thông qua chính sách rào cản hạn chế tiếp cận thị trường và hạn chế đối xử quốc gia.
Với một thời gian lịch sử tách biệt gần như tuyệt đối khu vực trong nước và khu vực đầu tư nước ngoài, theo tiến trình và nhằm đảm bảo việc gia nhập WTO, chính sách đầu tư của Việt Nam hiện tại là thống nhất cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong một văn bản pháp luật: Luật đầu tư năm 2005, nhưng về trình tự thủ tục gia nhập thị trường, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn điểm khác biệt.
Cách thức mà Chính phủ Việt Nam thực hiện trong việc kéo lại gần nhau sự khác biệt nhằm hướng đến đối xử quốc gia - NT là:
- Đối với khu vực trong nước, ban hành trình tự thủ tục cấp phép về đầu tư, nhấn mạnh theo vốn, theo lĩnh vực ngành nghề và theo địa bàn nhằm tránh đầu tư dàn trải thay vì chỉ thực thi khuyến khích đầu tư trong nước như trước đây như sự thay thế của Luật đầu tư năm 2005 đối với Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1997;
- Đối với khu vực nước ngoài, tiếp tục duy trì thủ tục cấp phép với nhà đầu tư lần đầu gia nhập thị trường, đồng thời áp dụng nguyên tắc ưu tiên áp dụng các cam kết quốc tế, đồng thời nhà đầu tư nước ngoài được bình đẳng nhà đầu tư Việt Nam trong một số lĩnh vực đầu tư có điều kiện nếu nhà đầu tư Việt Nam giữ quyền kiểm soát vốn [23]. Bên cạnh đó, xóa bỏ các phân biệt về chính sách thuế và chính sách khác giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.
- Lĩnh vực phân phối là lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài, được quy định tại Phụ lục C, ban hành kèm Nghị định 108/2006/NĐ – CP của Chính phủ chi tiết thi hành Luật đầu tư 2005. Thủ tục gia nhập thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp này dựa trên quy định của cam kết gia nhập WTO và thủ tục trình tự thẩm tra đầu tư với ý kiến đồng ý Bộ Công thương.
Ở góc độ chi tiết và cụ thể hơn, chúng ta đã có Nghị định 23/2007 và các văn bản hướng dẫn (Thông tư 09/2007, Thông tư 05/2008 sửa đổi bổ sung Thông tư 09/2007 và Quyết định 10/2007 của Bộ Thương mại) đã xây dựng quy định trình tự và thủ tục cụ thể để nhà đầu tư nước ngoài lần đầu hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hiện diện tại Việt Nam gia nhập vào thị trường dịch vụ phân phối. Như vậy, rõ ràng quá trình gia nhập WTO đã mang lại sự xích lại gần nhau để hình thành của hệ thống quy phạm về gia nhập thị trường này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra sự mở rộng đối tượng điều chỉnh của:
- Luật Doanh nghiệp năm 2005: mô hình tổ chức, các quy định về sáp nhập, giải thế, tổ chức lại của doanh nghiệp được áp dụng không chỉ cho đối tượng là doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà cả thành phần kinh tế quốc doanh.
Luật Doanh nghiệp cũng xác lập thời gian chuyển tiếp 02 năm để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang hoạt động theo mô hình cũ được quyền lựa chọn việc thực hiện chuyển đổi sang mô hình mới hoặc tiếp tục hoạt động cho đến hết thời gian dự án.
- Luật phá sản (sửa đổi) năm 2004 số 21/2004/QH11[24] và Nghị quyết số 03/2005/NQ – NĐTP [25] khẳng định đối tượng áp dụng phá sản doanh nghiệp bao gồm: Công ty nhà nước; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội; Hợp tác xã; Liên hiệp hợp tác xã; Doanh nghiệp liên doanh; Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; Các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh việc mở rộng đối tượng áp dụng, Luật phá sản năm 2004 còn ấn định một trình tự và thủ tục phá sản doanh nghiệp thống nhất cho tất cả các đối tượng này.[26]
- Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 được thông qua ngày 3/12/2004 áp dụng chung cho hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam và cả Hiệp hội ngành nghề [27].
2.3. Thực trạng pháp luật nước ta về dịch vụ bán lẻ và tác động của cam kết WTO của Việt Nam đối với sự điều chỉnh pháp luật về dịch vụ bán lẻ
2.3.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ bán lẻ trước khi gia nhập WTO
Giai đoạn trước Đổi mới, chúng ta thực hiện chính sách kiểm soát giá bán lẻ và độc quyền thương mại đối với hầu hết các loại hàng hóa thiết yếu với đời sống xã hội một cách thống nhất trên thị trường toàn quốc, có thể nêu một số ví dụ như:
- Về xăng dầu: Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 358 – CT ngày 22/10/1984 về giá bán lẻ xăng dầu
- Về giá hàng tiêu dùng thiết yếu, cước vận tải, cước bưu điện: Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 326 – CT ngày 29/09/1985về việc vận dụng chính sách giá bán lẻ trong thời gian tới;
- Về giá bán lẻ gạo, thịt heo, đường kết tinh, và nước mắm: Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 42A – HĐBT ngày 15/04/1986 quyết định về giá bán lẻ gạo, thịt lợn, đường kết tinh và nước mắm (kèm theo Bảng giá bản lẻ gạo)
Sau đó, dưới sức ép của kinh tế xã hội, tình trạng khan hiếm hàng hóa và lạm pháp leo thang, Nhà nước buộc phải mở cửa hoạt động thương mại cho sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân, thừa nhận quyền tham gia thị trường bán lẻ của các bộ phận ngoài quốc doanh bằng Quyết định số 149 – HĐBT ngày 27/11/1986 về việc tổ chức bán lẻ một số vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tuy vậy, từ năm 1986 đến trước khi gia nhập WTO, chúng ta hoàn toàn chưa có một quan niệm rõ ràng cũng như phân biệt rõ giữa bán buôn và bán lẻ như cách thức thể hiện tại Hệ thống mã ngành kinh tế đã trình bày trong phần đối chiếu với bán buôn.
Hiện tại, trong lĩnh vực dịch vụ bán lẻ nói riêng và phân phối nói chung, đang chứng kiến sự hiện diện của một yếu tố rất mới, đó là thương mại điện tử với làn sóng những cửa hàng ảo trên mạng internet đã và đang thâm nhập hệ thống bán lẻ truyền thống thông qua việc chuyên doanh một số hoặc một nhóm những sản phẩm cụ thể. Việc mua bán thông qua hệ thống internet, trong một số trường hợp, có ưu thế nhờ công cụ tìm kiếm đa dạng, nhanh, mạnh, chi phí giao dịch thấp, nguồn hàng dồi dào, khả năng chọn hàng phù hợp nhanh hơn đang thu hút một lượng khách hàng đáng kể, không chỉ ở các nước phát triển mà cả tại các thành phố lớn của Việt Nam.
Đối với hoạt động bán lẻ với sự trợ giúp internet này, hiện nay, tại Việt Nam, còn quá sớm để nói đến vai trò và vị trí của nó, nhưng về mặt pháp luật, chúng ta đã có :
- Luật giao dịch điện tử số 51/2006/QH11 ngày 29/11/2005 [28]; và
- Nghị định số 57/2006/NĐ – CP ngày 9/6/2006 quy định về thương mại điện tử (sau đây gọi tắt là Nghị định 57/2006) [29].
Tuy nhiên, chỉ đến thời gian gần đây, vấn đề giao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tthạc sỹ luật (chuyên ngành luật kinh tế).docx