Khóa luận Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử

Ngôn ngữ của người Việt Nam khá đa dạng và phong phú về hình thức cũng như nội dung. Trong ngôn ngữ văn chương, các tác giả cũng thường đi sâu vào khai thác các khía cạnh ý nghĩa của từ, trong đó từ láy miêu tả trạng thái tâm lý, tình cảm của con người cũng được các tác giả đề cập đến và Hàn Mặc Tử đã sử dụng lớp từ này vào trong sáng tác thi ca của mình.

Nói đến mùa xuân, ai cũng hiểu đó là những phút rạo rực nhất của cuộc đời, của cuộc sống. Mùa xuân được các thi nhân cảm thụ mỗi người mỗi cách khác nhau, muôn hình muôn vẻ, Thanh Hải xem mùa xuân là “mùa xuân nho nhỏ”, Nguyễn Bính cảm nhận đó là “mùa xuân xanh” với Hàn Mặc Tử là “mùa xuân chín”, cách cảm nhận này nghe vừa mới, vừa sôi nổi, vừa có một sức sống dồn nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khao khát trong tâm hồn của thi nhân:

 

“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi

Hổn hển như lời của nước mây

Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc

Nghe ra ý nhị và thơ ngây”

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7590 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, bươm bướm.... Đây là những danh từ chỉ động vật, hoặc cây cỏ chúng mang hình thức ngữ âm phù hợp với quy tắc láy nhưng lại không có ý nghĩa do cơ chế láy tạo ra. Những từ biểu thị thuộc tính, trạng thái, quá trình. Ví dụ : Mênh mông, la cà, lăm dăm, vằng vặc... Bèo giạt mây trôi hàng lối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang (Tràng Giang- Huy Cận) Các từ láy này chủ yếu biểu thị thuộc tính, trạng thái nên ý nghĩa của chúng có giá trị biểu trưng hóa của sự hòa phối ngữ âm. Do cấu tạo giữa hai tiếng của từ láy không xác định được tiếng gốc cho nên cơ cấu nghĩa của chúng khó nắm bắt và việc giải thích nghĩa gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc giải thích nghĩa chủ yếu dựa vào sự hiểu biết tri nhận của người bản ngữ. 1.3.2. Vai trò của từ láy Trong hệ thống từ tiếng Việt từ láy có vai trò hết sức quan trọng. Nó làm cho ngôn ngữ dân tộc trở nên đa dạng, phong phú và mang nhiều sắc thái khác nhau. Do từ láy được cấu tạo theo phương thức hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa (Câu tối nghĩa). Đó là những nét biểu trưng vừa mang tính chất gợi tả, vừa mang tính chất biểu cảm cao, cho nên từ láy không những có vai trò quan trọng trong đời sống giao tiếp hàng ngày mà còn là phương tiện không thể thiếu trong văn chương. Đặc biệt là trong thơ ca. Thơ đòi hỏi phải có nhạc điệu và sự bộc lộ cảm xúc tinh tế, cho nên sử dụng từ láy một cách hợp lý, đúng cách, góp phần làm cho sự diễn đạt không chỉ giàu tính nhạc mà còn thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá chủ quan của tác giả. Theo Đỗ Hữu Châu : “Láy là một phương thức cấu tạo từ đặc sắc của tiếng Việt. Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh, chứa đựng trong một  “Bức tranh” cụ thể của giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, và kèm theo những ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan của những cách đánh giá, những thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng, đủ sức thông qua các giác quan hướng ngoại và hướng nội của người nghe, người đọc mà tác động mạnh mẽ đến họ. Cho nên các từ láy là những công cụ tạo hình rất đắc lực của nghệ thuật văn học nhất là của thơ ca” [4;45] Chương 2 TỪ LÁY THƯỜNG DÙNG TRONG SÁNG TÁC CỦA HÀN MẶC TỬ 2.1. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA HÀN MẶC TỬ 2.1.1. Cuộc đời Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xã, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình). Bút danh Lệ Thanh của Hàn Mặc Tử là do ghép hai chữ đầu của địa danh Lệ Mĩ và Thanh Tâm (nơi nội tổ của nhà thơ an cư). Hàn Mặc Tử học tiểu học ở Quảng Ngãi. Năm 1928, nhà thơ ra Huế học tại trường Pellerin. Ngay từ những năm 1926-1927, nhà thơ đã bắt đầu xướng họa thơ với anh mình và lấy bút hiệu là Minh Duệ Thị. Năm 1931, Hàn Mặc Tử đã có thơ (Đường luật) đăng trên báo với bút danh Phong Trần. Do có quan hệ với Phan Bội Châu nên nhà thơ đã bị mật thám Pháp gạch tên khỏi danh sách du học do hội Như Tây bảo trợ. Từ 1932, Hàn Mặc Tử làm ở sở Đạc điền Quy Nhơn, công việc này của Hàn Mặc Tử không bận lắm. Cho nên, ông có đủ thì giờ để đọc sách và làm thơ. Năm 1933, lúc 21 tuổi nhà thơ đã được mời làm ban giám khảo cuộc thi thơ ở Quy Nhơn. Từ tháng 7 năm 1934, Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo với những bút danh là Lệ Thanh, Hàn Mạc Tử rồi Hàn Mặc Tử (ngoài ra còn một số bút danh khác như Mộng Cầm, Trật Rèn…) Từ giữa năm 1936, sau khi biết mình mắc bệnh phong Hàn Mặc Tử về Quy Nhơn chữa bệnh. Thời gian này, nhà thơ kết thân với nhiều bạn thơ và sáng tác lập ra “Trường thơ Loạn” với các thành viên nổi tiếng như: Chế Lan Viên, Yến Lan…Đây cũng là thời kì thơ của Hàn Mặc Tử chuyển sang một phong cách mới. Cuối tháng 9 năm 1940, Hàn Mặc Tử mất tại Quy Hòa. 2.1.2. Sự nghiệp sáng tác Tác phẩm của Hàn Mặc Tử gồm có: Lệ Thanh thi tập (tập thơ Đường luật) từ năm 1930-1935; Gái quê (tập thơ), 1936; Đau thương (tức tập thơ điên), 1938; Xuân như ý (tập thơ), 1939; Thượng thanh khí (tập thơ), 1939; Cẩm châu duyên (tập thơ),1939; Duyên kì ngộ (kịch thơ), 1939; Quần tiên hội (kịch thơ-chưa viết xomg), 1940; Chơi giữa mùa trăng (tập thơ văn xuôi) từ 1935 -1940. Trong số các tác phẩm của Hàn Mặc Tử, chỉ có tập Gái quê được xuất bản lúc nhà thơ còn sống. Sau khi ông mất, tập thơ Hàn Mặc Tử được xuất bản năm 1944. Các tác phẩm của Hàn Mặc Tử được xuất bản và tái bản nhiều lần từ trước đến nay. Thơ của ông còn được đưa vào chương trình phổ thông. Hàn Mặc Tử đã đem đến cho thơ mới một phong cách thơ độc đáo, sáng tạo. Tư duy thơ của Hàn Mặc Tử đã thoát khỏi giới hạn của thơ ca lãng mạn và mang nhiều yếu tố tượng trưng, siêu thực. Trong thơ ông có những bài đầy cảm hứng lạ, rất tài năng, nằm trong số những bài thơ hay nhất của phong trào Thơ Mới. (theo tổng tập văn học Việt Nam, tập 25) 2.2. TỪ LÁY THƯỜNG DÙNG TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ 2.2.1. Nhận xét chung về vấn đề sử dụng từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử Từ láy là lớp từ độc đáo của ngôn ngữ dân tộc có cấu tạo đặc biệt, được hình thành do sự hòa phối ngữ âm. Từ láy với đặc điểm nổi bật là giàu nhạc tính và với sự mềm mại, uyển chuyển của ngôn từ, đã góp phần làm cho từ láy mang nhiều giá trị gợi hình, gợi cảm rất cao. Cho nên từ láy không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống giao tiếp hằng ngày mà còn là phương tiện không thể thiếu trong các tác phẩm văn chương. Hơn nữa, từ láy còn góp phần quan trọng vào việc làm cho hệ thống từ tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng, làm cho ngôn ngữ dân tộc đa sắc, đa diện cũng một phần là vì thế. Từ láy được cấu tạo theo nguyên tắc hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa. Mỗi một từ đều ẩn chứa trong nó là sự thể hiện sinh động, về sự cảm thụ thế giới khách quan và cảm xúc chủ quan của chính chủ thể khi cảm nhận. Vì thế, từ láy là phương tiện đắc lực của văn học nghệ thuật và các nhà văn, nhà thơ, khi họ sử dụng từ láy để bộc lộ cảm xúc, bộc lộ tâm tư tình cảm của chính mình. Cách sử dụng từ láy của Hàn Mặc Tử khá đa dạng và linh hoạt. Điều này được thể hiện ở cả mặt hình thức ngữ âm lẫn nội dung ngữ nghĩa như: về kiểu láy, các nhóm từ láy, từ loại cũng như vị trí, số lượng của từ láy trong câu thơ. Mỗi sự lựa chọn và sắp xếp của nhà thơ đều là sự lựa chọn công phu trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Chính sự thể hiện khá rõ hình thức ngữ âm và ngữ nghĩa của từ láy, Hàn Mặc Tử đã phát huy tối đa hiệu quả của lớp từ này trong thơ của mình. 2.2.1.1. Kiểu láy Về mặt hình thức ngữ âm, từ láy có rất nhiều kiểu láy khác nhau. Tùy thuộc vào từng kiểu láy mà nhà thơ sử dụng với những mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, việc dựa vào ngữ cảnh để xác định ý nghĩa của các kiểu láy cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tích. Lựa chọn kiểu láy cho phù hợp cũng là khâu rất quan trọng của nhà thơ trong quá trình sáng tác. Kiểu láy thích hợp sẽ làm cho hiệu quả diễn đạt và giá trị nghệ thuật của tác phẩm được nâng cao. Vì thế, khi đã chọn cho mình kiểu láy thích hợp sẽ làm cho người đọc cảm thấy thích thú, và say mê khi thưởng thức tác phẩm. Trong thơ Hàn Mặc Tử kiểu láy được thể hiện như sau: Từ láy đôi Từ láy ba Từ láy tư Tổng số Từ láy hoàn toàn Từ láy bộ phận Từ láy điệp âm, điệp vần, điệp thanh Từ láy điệp âm, điệp vần, khác thanh Từ láy âm Từ láy Vần 30 12 63 13 0 0 119 25.42 % 10.2% 53.4% 11.01% 0% 0% 100% Dựa vào kết quả thống kê, ta thấy: từ láy đôi luôn có tần số sử dụng nhiều nhất. Điều này cũng xuất phát từ thực tế ngôn ngữ, trong vốn từ tiếng Việt, so với kiểu láy ba và kiểu láy tư thì láy đôi phổ biến hơn. Hàn Mặc Tử sử dụng hầu hết từ láy đôi, trong kiểu từ láy đôi thì kiểu láy bộ phận chiếm ưu thế hơn láy hoàn toàn, tỉ lệ 64.41% cụ thể là 76 từ. Trong từ láy bộ phận thì từ láy âm chiếm số lượng nhiều hơn. Dạng láy âm có số lượng phong phú là do đặc thù của tiếng Việt, xuất phát từ thực tế đó, trong sáng tác thơ văn các tác giả cũng sử dụng kiểu láy này để diễn đạt cảm xúc, phản ánh cuộc sống, vạn vật và con người…Hàn Mặc Tử cũng là một trong số những nhà thơ đó. 2.2.1.2. Nhóm láy Căn cứ vào đặc điểm, vai trò của các yếu tố trong việc tạo nghĩa cho từ láy. Ta có thể chia từ láy thành ba nhóm láy là: nhóm từ láy phỏng thanh, nhóm từ láy sắc thái hóa và nhóm từ láy âm cách điệu. Mỗi một nhóm đều có những tính chất đặc thù riêng và đảm nhiệm những vai trò khác nhau, nhằm góp phần làm nổi bật nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Hàn Mặc Tử đã sử dụng cả ba nhóm láy này vào trong câu thơ của mình. Từ láy phỏng thanh Từ láy sắc thái hóa Từ láy âm cách điệu Tổng số 10 36 22 68 14.7% 52.94% 32.4% 100% Qua số liệu thống kê cho thấy, trong thơ Hàn Mặc Tử từ láy sắc thái hóa được sử dụng nhiều nhất với 36 từ chiếm 52.94%. Bên cạnh đó thì từ láy âm cách điệu cũng chiếm số lượng nhiều, tỉ lệ 32.4%. Hàn Mặc Tử sử dụng hầu hết hai nhóm láy trên là do chúng có giá trị biểu cảm cao và là nhóm tiêu biểu cho cơ chế láy có tác dụng tạo nghĩa biểu trưng trong từ vựng tiếng Việt. Từ láy sắc thái hóa lại là nhóm láy điển hình về giá trị biểu trưng hóa ngữ nghĩa. Đặc biệt, những nhóm từ láy này mang giá trị gợi tả, gợi cảm cao. Cho nên, Hàn Mặc Tử tập trung khai thác và sử dụng như là một phương tiện nghệ thuật đắc lực trong tác phẩm của mình. 2.2.1.3. Về từ loại Cũng như các lớp từ khác trong hệ thống tiếng Việt, từ láy cũng là một lớp từ biểu thị đối tượng, trạng thái, tính chất hay đặc trưng của đối tượng. Mỗi một từ loại đều mang nét nghĩa, vai trò chức năng riêng. Tùy thuộc vào việc nghiêng về biểu thị mặt nào của đối tượng, mà tác giả có sự lựa chọn về từ loại này hay từ loại khác. Qua thống kê về từ loại trong từ láy Hàn Mặc Tử, người viết thu được kết quả như sau: Từ loại nhóm Danh từ Tính từ Động từ Phụ từ Phỏng thanh 0 6 4 0 Sắc thái hóa 1 20 15 0 Âm cách điệu 0 16 6 0 Tổng số 1 42 25 0 Tỉ lệ 1.5% 61.8% 36.8 % 0% Theo bảng thống kê trên cho thấy, trong ba nhóm láy Hàn Mặc Tử sử dụng từ loại gốc tính từ nhiều nhất chiếm 61.8% với 42 từ láy, tiếp đến là từ láy gốc động từ chiếm 36.8%. Còn các từ loại khác như phụ từ và danh từ chiếm một số lượng nhỏ không đáng kể. Trong đó từ láy gốc danh từ chiếm tỉ lệ 1.5%. Có lẽ, từ láy gốc tính từ chiếm số lượng rất lớn trong hệ thống từ tiếng Việt, nên được rất nhiều các tác giả sử dụng. Hơn thế nữa, những từ láy thuộc loại tính từ có khả năng diễn tả cảm xúc, biểu thị tâm tư tình cảm cao hơn các từ loại khác. Như vậy, trong thơ Hàn Mặc Tử lớp từ láy xuất hiện chủ yếu là biểu thị trạng thái, hoạt động, tính chất và đặc trưng của đối tượng. 2.2.1.4. Về vị trí Vị trí của từ láy trong câu thơ cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Ở những vị trí khác nhau nó sẽ tạo ra hiệu quả, chức năng riêng. Hàn Mặc Tử đã khai thác triệt để mọi tiềm năng của từ láy bằng việc đặt nó vào những vị trí khác nhau của câu thơ. Vị trí đầu câu từ láy sẽ có tác dụng nhấn mạnh, đồng thời khẳng định những đặc điểm, tính chất của đối tượng được đề cập tạo ra sự chú ý cho người đọc. Các từ láy ở vị trí giữa câu, sẽ tạo cho câu thơ có sự hài hòa, uyển chuyển, mềm mại hơn. Vị trí cuối câu của các từ láy được đặt sẽ có tác dụng tạo độ âm vang, làm cho câu thơ thêm giàu tính nhạc. Sự phân bố vị trí từ láy thể hiện trong thơ Hàn Mặc Tử như sau: Vị trí nhóm Đầu câu Giữa câu Cuối câu Từ láy phỏng thanh 1 3 6 Từ láy sắc thái hóa 9 20 7 Từ láy âm cách điệu 4 10 8 Tổng số 14 33 21 Tỉ lệ 20.6% 48.52% 30.9% Dựa vào kết quả thống kê, ta có thể rút ra nhận xét: vị trí giữa câu được Hàn Mặc Tử sử dụng nhiều hơn cả, chiếm 48.52 %.Tiếp đó là vị trí cuối câu, chiếm 30.9% và sau cùng là vị trí đầu câu. Như vậy, nhà thơ đã phát huy mạnh hiệu quả của vị trí từ láy ở giữa câu tạo nên đặc trưng riêng, khác lạ so với các nhà thơ khác. Đó là tạo nên sự hài hòa, uyển chuyển, mềm mại cho câu thơ. Đồng thời, vị trí đầu và cuối câu cũng được tác giả lựa chọn, khai thác với hiệu quả nghệ thuật cao, tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn và ấn tượng. Ngoài ra, còn rất nhiều câu thơ mà từ láy xuất hiện ở cả hai vị trí, tần số xuất hiện và sự kết hợp các vị trí của từ láy trong câu thơ càng nâng cao giá trị nghệ thuật. Đặc biệt là làm tăng tính nhạc cho câu thơ. Chẳng hạn: Trời xuân vắng vẻ hương nguyền Sông xuân lặng lẽ con thuyền xa xa (Sầu xuân) Hay: Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm Nhớ thương còn một nắm xương thôi Thân tàn ma dại đi rồi Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan ( Muôn năm sầu thảm) 2.2.2. Nghệ thuật sử dụng từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử Từ láy là một lớp từ độc đáo của ngôn ngữ dân tộc, bản thân của mỗi từ láy vốn giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Sáng tác thi ca cần phải trải qua quá trình khổ công chọn lựa từ ngữ, thì mới tạo ra được những tác phẩm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ hàm xúc, tả ít gợi nhiều. Do vậy, muốn đi vào khám phá tìm hiểu thơ, trước hết phải tiếp cận với hệ thống ngôn ngữ thơ được tác giả sử dụng. Hàn Mặc Tử đã vận dụng lớp từ láy một cách rộng rãi để thể hiện tư tưởng, tình cảm, cảm xúc. Các lớp từ láy thể hiện sự hòa phối ngữ âm tạo ra nét biểu trưng, độc đáo. Sắc thái hóa tính chất sự vật, hiện tượng là một nét đặc trưng tiêu biểu, thể hiện sự phong phú của vốn từ tiếng Việt. Đặc tả tính chất, kèm theo yếu tố sắc thái hóa sẽ làm tăng thêm tính biểu cảm cho ngôn ngữ. Trong thơ Hàn Mặc Tử hầu hết các kiểu láy, nhóm láy này được khai thác và phát huy thế mạnh của nó một cách tối đa. 2.2.2.1. Miêu tả trạng thái tâm lý, tình cảm của con người Ngôn ngữ của người Việt Nam khá đa dạng và phong phú về hình thức cũng như nội dung. Trong ngôn ngữ văn chương, các tác giả cũng thường đi sâu vào khai thác các khía cạnh ý nghĩa của từ, trong đó từ láy miêu tả trạng thái tâm lý, tình cảm của con người cũng được các tác giả đề cập đến và Hàn Mặc Tử đã sử dụng lớp từ này vào trong sáng tác thi ca của mình. Nói đến mùa xuân, ai cũng hiểu đó là những phút rạo rực nhất của cuộc đời, của cuộc sống. Mùa xuân được các thi nhân cảm thụ mỗi người mỗi cách khác nhau, muôn hình muôn vẻ, Thanh Hải xem mùa xuân là “mùa xuân nho nhỏ”, Nguyễn Bính cảm nhận đó là “mùa xuân xanh”… với Hàn Mặc Tử là “mùa xuân chín”, cách cảm nhận này nghe vừa mới, vừa sôi nổi, vừa có một sức sống dồn nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khao khát trong tâm hồn của thi nhân: “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi Hổn hển như lời của nước mây Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc Nghe ra ý nhị và thơ ngây” (Mùa xuân chín) Trong sắc xuân ấy tình cảm của con người cũng đến độ chín. Một nét đẹp truyền thống của dân tộc, đẹp như ca dao, dân ca, như lễ hội mùa xuân muôn thuở của cái xứ sở này được nói đến qua tiếng hát “vắt vẻo” của những nàng xuân, của bao cô thôn nữ. Từ “vắt vẻo” thể hiện được âm giọng cao, trong trẻo, ngọt ngào tươi mát của câu hát giao duyên giữa những đôi trai gái nơi đồng quê hết sức mộc mạc, tình tứ. Mùa xuân mới thực sự “chín” khi có con người và có dư âm tiếng hát, âm thanh đọng lại trong từng tiếng thơ. Độ ngâm rung “vắt vẻo” hòa nhịp với âm trầm “hổn hển” thể hiện một sự chuyển đổi cảm giác rất tinh tế, tài tình. Tiếng ca như vút lên cao, như ngập ngừng, như lưu luyến giữa “lưng chừng núi”. Tâm hồn thi sĩ đã hòa nhập hẳn vào cái thế giới âm thanh mùa xuân ấy. Dư âm tiếng hát dường như giăng mắc, rung lên “vắt vẻo” gợi lên nhiều xao xuyến, bâng khuâng trong lòng nhà thơ. Tiếng hát “hổn hển” được so sánh với “lời của nước mây”, lời của thiên nhiên. Hai tiếng “hổn hển” thể hiện sự gấp gáp, vội vàng đầy hương xuân, tình xuân, cảm xúc vừa thực, vừa mơ đến lạ thường. Còn có tiếng thầm thì, thầm thĩ. “Vắt vẻo”, “hổn hển”, “thầm thĩ” là ba cung bậc của âm thanh mùa xuân đang chín, thấm sâu vào hồn người đến nhẹ nhàng, lắng dịu, chan chứa yêu thương. Sự phong phú về giai điệu và phức điệu của khúc hát đồng quê, làm say mê mọi người, để rồi cùng nhà thơ bâng khuâng cảm nhận “nghe ra ý nhị và ngây thơ”. Hàn Mặc Tử thường hay nói đến tương quan còn - mất, gần - xa. Tương quan ấy gắn với giọng xót thương, tiếc nuối, lưu luyến. Nó tạo thành một nỗi khắc khoải không nguôi. Đến với thế giới đầy hương sắc kia, Hàn Mặc Tử như thấy mình thanh tân, đầy sức sống. Đây là mảnh đất cho những uẩn khuất dục tình hé mở: “Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi Hoa lá ngây tình không muốn động Lòng em hồi hộp chị hằng ơi” (Bẽn lẽn) Nhà thơ ở đây đã phóng chiếu những rạo rực bản năng ngoài vũ trụ. Cái nhìn của ông ve vuốt, mơn trớn cả tạo vật, vừa lộ liễu, vừa kín đáo. Hàn Mặc Tử đã sử dụng những từ chỉ động thái: “sóng soãi”, “hồi hộp”, “lả lơi”, những từ này nếu đứng riêng lẻ thì không làm sao, nhưng khi đứng cạnh nhau thì lập tức làm người ta nhớ đến những cụm từ khác được chuyên dùng để chỉ chuyện ái tình như: gió trăng, trăng hoa, phong tình, trêu hoa ghẹo nguyệt…khiến mỗi yếu tố ngôn ngữ, trong đó đều lấp lánh cái hàm nghĩa ái ân “trăng nằm sóng soãi trên cành liễu, đợi gió đông về để lả lơi”. Đầy khao khát và chờ đợi. Trăng mang ham muốn rất trần thế của con người, không che giấu cái “lả lơi”, cái khêu gợi cảm giác thân xác của mình. Cả một không gian tình yêu tràn ngập, đến mức “hoa lá ngây tình”. Còn em thì “hồi hộp” khi sống trong không gian đầy cảm giác xác thịt ấy. “Em” như cô thiếu nữ lần đầu biết yêu, lần được nếm trải ngọt của tình yêu nên rất hồi hộp. Trong không gian đẫm tình yêu, trong ánh trăng tràn trề cảm giác ấy, “Em” buộc miệng chia sẻ nỗi niềm với chị hằng. Qua bài thơ “Chùa hoang” tuy bài thơ được làm dưới dạng đường luật, nhưng nội dung đã khác hẳn với thơ ngâm vịnh, gió, trăng, hoặc thơ nói lên hào khí của các cụ, đã báo hiệu phong cách thơ Hàn Mặc Tử với hai yếu tố: nhục cảm và thân xác, gần như cấm kị thời ấy. Tuy nhiên ở bài thơ này thì Hàn Mặc Tử dùng thể thơ đường luật để phơi bày sự phóng túng, thiếu sự tôn kính đối với nhà phật: “Chùa không sư tụng cảnh buồn teo Cốt phật còn đây, chuỗi phật đâu Réo rắt cành thông thay kệ đọc Lập lòe bóng đóm thế đèn treo” (Chùa hoang) Sự độc đáo và táo bạo đầu tiên đến ở chữ hoang trong bài “chùa hoang”. Nếu nói là chùa bỏ hoang thì ý nghĩa khác hẳn, “chùa hoang” gợi sự phóng túng gần như trụy lạc. Tiếp đến những câu thơ sau, không có câu thơ nào là không thoát khỏi ý “tội lỗi”, “phạm thương”, “chùa không sư tụng cảnh buồn teo, cốt phật còn đây, chuỗi phật đâu”. Dám vẽ cảnh chùa không sư với những chữ “buồn teo”, “cốt phật” thật là oái ăm, tai quái và phạm thượng. Sự phóng túng, lạnh lẽo, hoang sơ ở chốn cửa phật trong bài thơ này được tác giả tạo nên từ chính những kỉ vật quen thuộc, những con người vốn gắn liền với câu kệ lời kinh.Trước hết đối với các nhà sư, họ là những người quan trọng làm nên sự trong sạch, sự tôn kính.Tuy nhiên trong cảnh chùa Hàn Mặc Tử đã dựng lên thì “chùa không sư tụng cảnh buồn teo”. Đây là yếu tố mà tác giả muốn làm nổi bật lên, nhằm giải thích cho ý đồ nghệ thuật của chùa hoang. Đối với hai câu thơ tiếp theo “réo rắt cành thông thay kệ đọc, lập lòe bóng đóm thế đèn treo”. Ở hai câu thơ này thì tính chất sắc thái hóa của chùa hoang được đẩy lên ở mức độ cao nhất. Nó không còn là sự phóng túng, phạm thượng nữa mà nó đã trở thành những câu thơ thể hiện sự chán chường, hương lạnh và tình tàn. Ở đây, tác giả đã sử dụng hai từ láy “réo rắt”, “lập lòe” gợi lên cái im vắng, khuya khoắt của xóm cô đầu, nhà chứa hơn là không khí thanh tịnh của nhà chùa. Hàn Mặc Tử bắt đầu đời thơ của mình bằng một cuộc cách mệnh chữ nghĩa và tưởng như thế. Nhưng bài thơ “thức khuya” còn đi xa hơn nữa: “Non sông bốn mặt ngủ mơ màng Thức chỉ mình ta dạ chẳng an Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối Gió thu lọt cửa cọ mài chăn” (Thức khuya) Ở bài thơ này toát lên một ý niệm về mất nước nhà tan và chính thân phận của Hàn Mặc Tử. Ở câu thơ đầu, cái không gian to lớn của “non sông” đã được phát hiện và được cảm nhận trong một giấc ngủ “mơ màng”. Từ “mơ màng” được nhà thơ sử dụng nhằm để miêu tả, phác họa trạng thái của một giấc ngủ không say, vẫn còn một sự bất an về thân phận của mình. Từ “mơ màng” ở đây được sử dụng để làm động lực, nảy sinh những tâm lý tình cảm của chính mình. Chính cái ngủ “mơ màng” không yên, bất an của “non sông” đã góp phần thức tỉnh “dạ chẳng an” của tác giả. Thực ra hai câu đầu “non sông bốn mặt ngủ mơ màng, thức chỉ mình ta dạ chẳng an” chỉ đứng đó làm nền cho cảnh chính “bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối, gió thu lọt cửa cọ mài chăn” so với chuyện “chăn chiếu”, “gió thu”. Tính chất “xác thịt” đã ẩn trong trăng và gió. Hình ảnh “bóng nguyệt”, “gió thu” được xây dựng lên như một hình ảnh nhân hóa. Ở đây, ta bắt gặp từ “sờ sẫm” cũng nói lên được một điều là Hàn Mặc Tử sử dụng từ ngữ hết sức độc đáo. Bời vì, chỉ có con người mới có hành động “sờ sẫm” mà thôi. Từ “sờ sẫm” được tác giả sử dụng để biến “bóng nguyệt” như là một bàn tay của “non sông” làm thức tỉnh cái trạng thái tâm lý bồn chồn chẳng an, do hoàn cảnh hoặc do chính bản thân tác giả. Hàn Mặc Tử đã tạo ra hai câu thơ tuyệt vời, gợi cảm và hoàn toàn mới. Trong thi ca Việt Nam chưa ai dám đi “tới” thế. Hết “leo song” lại còn “sờ sẫm”, tất cả đều nhạy cảm cao độ. Trong bài thơ này, hai chữ “rờ rẫm” lại được đổi thành “sờ sẫm”, vẫn lịch sự hơn nhưng đã xóa mất cái rậm rực, ghồ ghề của âm “r” trong “rờ rẫm” để thay bằng cái xoàng xĩnh, nhẵn bóng của âm “s” trong “sờ sẫm”. Ở bài thơ “Thao thức” ta thấy sự nhớ nhung, bứt rứt của người con gái trong hoàn cảnh không gian ảm đạm và u tối: “lạnh quá ánh trăng không sáng mấy Cho nên muôn dặm ở ngoài kia Em đang mong mỏi em đang nhớ Bứt rứt lòng em muốn trở về” (Thao thức) Mở đầu khổ thơ là câu thơ miêu tả không gian. Không gian ở đây có phần ảm đạm, u tối thể hiện bằng từ ngữ chỉ tính chất “lạnh quá” và hình ảnh “ánh trăng không sáng mấy”. Từ khung cảnh có phần ảm đạm, u tối ấy, góp phần ảnh hưởng đến sự “mong mỏi”, “bứt rứt” của nhân vật em. Ở đây, tác giả sử dụng hai từ láy “mong mỏi”, “bứt rứt” đã diễn tả được trạng thái tâm lý của nhân vật em, góp phần làm cho câu thơ giàu nhạc điệu, lột tả hết tâm trạng của một con người đang trong sự nhớ nhung, bứt rứt khi muốn trở về. Nếu như ở bài thơ trên nói về sự thao thức, nhớ nhung trong tình yêu thì ở bài thơ “vội vàng chi lắm” lại nói về sự chân thành, thắm thiết và hồn nhiên trong tình yêu: “Vội vàng chi lắm nhạn lưng mây Chầm chậm cho mình giữ mối dây Về đến thần kinh khoan nghỉ đã Ghé miền Gia hội tỏ tình ngay” (Vội vàng chi lắm) Ở đoạn thơ này nói lên sự khao khát cháy bỏng, sự chân thành hồn nhiên trong tình yêu. Ở đây, tác giả sử dụng hai từ láy “vội vàng”, “chầm chậm”, đây là cặp từ láy thể hiện tính chất, hoạt động đối ngược nhau. Tuy nhiên sự đối lập này, đã tạo nên sự hài hòa, hợp lý trong tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ. Bản thân hai từ láy “vội vàng”, “chầm chậm” khi đứng riêng lẻ một mình thì mang ý nghĩa đối lập nhau, nhưng xét chúng trong toàn bộ câu thơ thì ta thấy được sự tương đồng về ý nghĩa giữa chúng. Cách dùng những từ láy độc đáo này của Hàn Mặc Tử, không chỉ tạo nên nét độc đáo cho đoạn thơ mà còn giúp cho tác giả thể hiện một cách trọn vẹn, cái tình yêu chân thật, thắm thiết, hồn nhiên của mình đối với người yêu. Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng nói đau thương về những kỉ niệm đã mất, về những tình trạng không như ý trước cuộc đời. Nhưng chính Hàn Mặc Tử cũng mang theo bao khao khát về sự sống và ý thơ hồn hậu, chúng ta bắt gặp trong thơ Hàn Mặc Tử ánh sáng về màu sắc, âm thanh và nhiều hương thơm. Hàn Mặc Tử nói nhiều đến hương thơm, không tha thiết với cuộc sống làm sao có thể viết: “Mới lên trăng đã thẹn thò Thơm như tình ái của ni cô Gió say lướt mướt trong màu sáng Hoa với tôi đều cảm động sơ” (Huyền ảo) Sao lại lấy định lượng mà cân đo tình cảm, ấn tượng được? Đã bát ngát sao lại còn bằng hai, và “cảm động sơ” thì thô lậu quá!. Tại sao trăng phải thẹn thò? “thẹn thò” là cảm giác của Adam và Eva khi đóng khố che thân lánh mặt Đức Chúa Trời sau khi ăn trái cấm. Adam thẹn thò vì đã phạm tội, còn trăng làm gì phải “thẹn thò” nhất là khi mới lên, sự thẹn thò của thân thế đó. Những câu thơ mà Vũ Ngọc Phan cho là “gợi tình, thiên về xác thịt” là một dục vọng, nhưng đồng thời cũng là một cấm đoán, một sự ghẻ lạnh. Hàn Mặc Tử đã nhắc đến tình ái của ni cô hay là da thịt nàng dẫu để gợi lên cái vô tội của mình. Trong một thế giới đã hư hỏng vì nguyên tội mà mình phải gánh chịu. Ngay trong giáo lý, dục tình tự nó không phải là tội lỗi: “đó là một căn bệnh, chứ không phải là tội lỗi”. Ở đây, tác giả muốn nói là nguyên tội và dục tình là bản năng sinh lý như ta thường thấy, là tiếng gào phản kháng của một hình hài bị tổn thương. Hàn Mặc Tử đã phô bày trong “Gái quê” một sự rung cảm, sự rung cảm ở gái quê là một thứ rung cảm dịu dàng, chất phác của một tâm hồn chưa bị mất mác. Tuy nhiên, dù trong trạng thái bình thường, Hàn Mặc Tử cũng đã biểu lộ đường nét đặc biệt của một thiên tài: “Vô tình để gió hôn lên má Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm Em sợ lang quân em biết được Nghi ngờ tới cái tiết trinh em” (Bẽn lẽn) Thật êm ả, dịu dàng không một chút gì rên rỉ, đau thương, nhưng ý thơ phi thường khiến người ta phải kinh dị về tài năng của Hàn Mặc Tử. Đây là khổ thơ nói lên tâm sự của “em”, người con gái “vô tình” và “bẽn lẽn” để gió hôn lên má lúc nửa đêm. Từ láy “bẽn lẽn” thể hiện sự dè dặt không tự tin của nhân vật “em”. “Gió” hay chính là ý nghĩ xa gần nào đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTừ láy trong thơ Hàn Mặc Tử.doc
Tài liệu liên quan