MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Ý nghĩa đề tài 3
3. Lịch sử vấn đề 3
4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4
CHƯƠNG I 5
VẤN ĐỀ NHẬN DIỆN TỪ LÁY 5
I. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ TỪ LÁY 5
II. PHÂN BIỆT TỪ LÁY VỚI TỪ GHÉP 8
1. Khái quát chung 8
2. Phân biệt từ ghép và từ láy 9
CHƯƠNG II 11
VẤN ĐỀ CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG VIỆT 11
I. KHÁI QUÁT CHUNG 11
II. CÁC BƯỚC PHÂN LOẠI 11
1. Bước 1: Chia từ láy thành 2 loại lớn: 11
1.1. Về ngữ âm 11
1.2. Về ý nghĩa 12
2. Bước 2 13
3. Bước 3 13
4. Bước 4 13
III. TỪ LÁY ĐƠN 13
1. Khái quát chung 13
2. Từ láy hoàn toàn 14
3. Từ láy bộ phận 15
4. Từ láy phụ âm đầu (điệp vần) 15
CHƯƠNG III 17
VẤN ĐỀ LUÂN PHIÊN VẤN TRONG TỪ LÁY TIẾNG VIỆT 17
I. CƠ SỞ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU VÀ THẾ NÀO LÀ LUÂN PHIÊN VẦN 17
II. CÁC KIỂU LUÂN PHIÊN VẦN 20
1. Luân phiên nguyên âm 20
1.1. Luân phiên nguyên âm đơn 20
1.2. Luân phiên nguyên âm đơn - đôi 27
1.3. Luân phiên nguyên âm đôi đôi 29
ư 29
2. Luân phiên phụ âm cuối 30
III. BẢNG TỔNG KẾT 35
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 22779 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Từ láy trong tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt . Ví dụ : phảng phất , linh lợi, bồi hồi…Từ láy được cấu tạo theo phương thức phối hợp ngữ âm . Nói đến “ sự phối hợp ngữ âm “ ở đây tức là nói đến hiện tượng lặp và hiện tượng đối xứng”.
Qua xem xét rất nhiều ý kiến khác nhau về từ láy nhưng chúng ta vẫn thấy được sự thống nhất ở một điểm. Tất cả các tác giả đều coi : từ láy được cấu tạo theo phương thức láy. Các thành tố trong từ láy đều có quan hệ ngữ âm ( với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao : thanh ngang , thanh hỏi , thanh sắc và nhóm thấp: thanh huyền , thanh ngã, thanh nặng).Từ láy bao gồm hai hình vị , đó là hình vị gốc và hình vị láy. Chúng có quan hệ ngữ âm với nhau. Hình vị láy có thể lặp lại những phần trong cấu trúc triết đoạn như âm đầu , vần hoặc lặp cả âm đầu và vần ( láy hoàn toàn) , đồng thời có sự tương hợp trong cấu trúc siêu đoạn ( thanh điệu) . Hỗu hết các tác giả đều đồng ý : trong tiếng Việt phần lớn là những từ láy đôi( nghĩa là có hai âm tiết) ngoài ra còn có từ láy ba và từ láy tư .Tuy nhiên có thể nói từ láy ba và từ láy tư chủ yếu được xây dựng trên cơ sơ láy đôi.
Ví dụ : lơ mơ -> lơ tơ mơ
Dửng dưng -> dửng dừng dưng
Lôi thôi -> lôi thôi lếch thếch
Hùng hổ -> hùng hùng hổ hổ
Vấn đề hiện nay nhiều nhà Việt ngữ học còn tranh cãi , đó là sự phân biệt giữa từ láy và các loại từ khác . Mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những tiêu chí phân định khác nhau .
II. PHÂN BIỆT TỪ LÁY VỚI TỪ GHÉP
1. Khái quát chung
Đã từ lâu vấn đề nhận diện, phân biệt từ láy đã trở nên quan trọng và cần thiết. Đay là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và đã có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này.
Liên quan đến vấn đề không chỉ một loại từ ghép có vỏ ngữ âm giống từ láy (chim chóc , chùa chiền….) mà còn có cả những đơn vị do hiện tượng lặp từ tạo nên ( ngày ngày, đêm đêm, người người …)và những từ định danh khác ( như: ba ba, cào cào, chuồn chuồn…).
Ở đây, chúng tôi tập chung xét ở sự phân biệt giữa từ láy và từ ghép là chủ yếu. Bởi lẽ nếu giải quyết được sự phân biệt này cũng tức là tạo tiền đề cho việc giải quyết hai loại sau. Bên cạnh đó, việc phân loại từ ghép , từ láy là để làm rõ hơn chức năng, phương thức cấu tạo của từ tiếng Việt . Để từ đó có cái nhìn chính xác về các dạng thức của từ tiếng Việt . Phan biệt từ láy với từ ghép có nghĩa là chúng ta đã xác định láy không phải là ghép . Muốn vạy chúng ta phải tìm được sự khác biệt giữa hai loại từ này : phương thức láy khác phương thức ghép ở chỗ nào ?, từ láy khác từ ghép ra sao?
Để phân biệt từ láy và từ ghép , chúng ta không thể căn cứ vào mặt ngữ âm được . Vì chúng đềư tương tự như nhau . Chính vì đặc điểm này nên từ láy từ ghép nhiều điểm tương đồng và dẫn đến việc khó phân định hai loại từ này . Cái còn lại rõ ràng là phải dựa vào mặt ngữ nghĩa . Đúng hơn , để có cái nhìn chuẩn xác và khái quán nhất , thì phải kết hợp đồng thời cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa . Sự kết hợp này sẽ cho chúng ta thấy được sự khu biệt giưã từ láy với mọi từ khác vốn có trong tiếng Việt.
2. Phân biệt từ ghép và từ láy
Các nhà ngôn ngữ học đã tranh luận rất nhiều về vấn đề từ ghép và từ láy.Trong công trình Ngữ pháp tiếng Việt GS . Nguyễn Tài Cẩn coi từ láy âm là “là loại từ ghép trong đó các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm “
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của tiến sĩ ngôn ngữ học Nguyễn Như Quỳnh cho rằng “từ ghép là những từ do hai hình vị trở nên cấu tạo thành”, chẳng hạn như nước non , ngọt ngào…
Căn cứ vào phương thức cấu tạo và quan hệ giữa các thành phần tạo nên từ ghép có thể phân chia từ ghép thành ba loại lớn : từ ghép nghĩa , từ láy , và từ ghép tự do.
Để phân biệt từ ghép với từ láy , chúng tôi lựa chọn phân biệt từ ghép nghĩa và từ láy .
Từ ghép nghĩa là kiểu từ phổ biến nhất trong các từ ghép tiếng Việt . Từ ghép nghĩa là những từ gồm hai hình vị trở nên kết hợp với nhau
Các thành tố tạo nên từ ghép nghĩa phần lớn là các hình vị có ý nghĩa có ý nghĩa từ vựng và có khả năng hoạt động độc lập ( thí dụ : non sông , nước non, ngọt ngào….) . Còn trong từ láy , một thành tố có thể có ý nghĩa từ vựng và một thành tố không có ý nghĩa từ vựng , yếu tố có ý nghĩa từ vựng có thể đứng trước hoặc đứng sau ( thí dụ : chiim chóc , hay ho , im ,lìm, ngậm ngùi , ngập ngừng, lập loè , nhấp nhô…), hoặc cả hai thành tố đều không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ óc ý nghĩa cấu tạo từ ( thí dụ : đủng đỉnh , lon ton , lóng lánh , phau phau , nhởn nhơ ….)
Như vậy về cơ bản chúng ta đã nhận thấy rằng từ láy và từ ghép không hẳn hoàn toàn khác nhau, bởi vì chung quy lại , từ láy là một hình thức của từ ghép, song chúng ta vẫn có thể phân biệt được từ ghép và từ láy thông qua khả năng khu biệt nghĩa và đăc điểm cấu tạo.
CHƯƠNG II
VẤN ĐỀ CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
I. KHÁI QUÁT CHUNG
Ở chương I, chúng ta đã tiến hành nhận diện từ láy. Trong chương này, chúng ta tìm hiểu từ láy về mặt cấu tạo. Qua đó, ta có thể hiểu sâu hơn một bước về bản chất của phương thức láy cũng như từ láy.
Trên cơ sở cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa có tính đến lượng yếu tố, chúng tôi tiến hành phân loại từ láy theo nhiều bước từ lớn đến nhỏ. Với cách làm như vậy, từ láy được nhận biết đồng thời trên cả hai mặt nội dung và hình thức với mối quan hệ mật thiết của các thành tố cấu tạo. Bên cạnh những kiểu loại mang tính chất chung, khái quát, bao gồm trong đó lại có những kiểu loại nhỏ hơn. Đến lượt những kiểu loại nhỏ hơn lại có những kiểu loại nhỏ hơn nữa… Những thay đổi về mặt ngữ âm từ các loại lớn đến các loại nhỏ đều kéo theo sự thay đổi về mặt ngữ nghĩa. Nhờ thông qua ngữ nghĩa, ta vẫn thấy được mối quan hệ gần gũi, tương tự giữa chúng với nhau.
II. CÁC BƯỚC PHÂN LOẠI
Theo hướng trên đây, từ láy trong Tiếng Việt lần lượt được phân chia theo thứ tự các bước sau đây:
1. Bước 1: Chia từ láy thành 2 loại lớn:
- Từ láy đơn: gật gù, lắc lư
- Từ láy kép: gật gà gật gù, lắc la lắc lư
Sở dĩ ở bước 1, chúng ta chia từ láy thành 2 loại như vậy là vì nó không chỉ bao hàm được toàn bộ hệ thống láy trong Tiếng Việt mà giữa chúng quả còn có một sự khu biệt khá rõ ràng trên cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa.
1.1. Về ngữ âm
Từ láy đơn là từ láy hai âm tiết. Từ láy kép là từ láy 4 âm tiết. Giữa hai bộ phận “gốc” và “ láy” của hai loại từ láy này đều có một sự tương ứng 1 - 1 trong từ láy đơn; 2 - 2 trong từ láy kép. Từ láy đơn là từ láy được tạo ra dựa trên cơ sở một đơn vị gốc có trước vốn là một từ đơn âm tiết.
Ví dụ:
Gật Gật gù
Lắc Lắc lư
Lánh Lấp lánh
Loè Lập loè
Tương tự như vậy, đối với từ láy kép, đó là từ được tạo ra dựa trên một đơn vị gốc có trước, vốn là từ đa âm tiết ( 2 âm tiết ).
Ví dụ:
Gật gù Gật gà gật gù
Lắc lư Lắc la lắc lư
Lấp lánh Lấp la lấp lánh
Lập loè Lập là lập loè
Như vậy ngay ở đây, ta cũng thấy sự khác biệt giữa đôi bên về mặt cấu tạo:
- Từ láy đơn: thành tố gốc vốn là i đơn vị 1 âm tiết
- Từ láy kép: thành tố gốc vốn là i đơn vị 2 âm tiết
Song không phải bất kì một từ hai âm tiết cũng đều trở thành thành tố gốc của từ láy kép và không phải bất kì một từ đơn âm tiết nào cũng có thể trở thành thành tố gốc của từ láy đơn. Không phải ngẫu nhiên tất cả những từ láy kép trong Tiếng Việt đều dựa trên cơ sở cấu tạo của từ láy đơn là lấy từ láy đơn làm thành tố gốc của mình. Chính vì thế mà ta cũng có thể nói láy từ 1 từ láy đơn thì gọi là từ láy kép. Dĩ nhiên không phải từ láy đơn nào cũng đều trở thành thành tố gốc của từ láy kép tương ứng. Đó là một thực tế khách quan. Những trường hợp sau đây là ví dụ minh hoạ: xanh xao, vàng vọt, đỏ đắn, xinh xắn, trắng trẻo, ngọt ngào…
1.2. Về ý nghĩa
Giữa từ láy đơn và từ láy kép, mặc dù có sự khác biệt nhau, nhưng cả hai đều là từ láy, cùng một phương thức láy tạo ra. Vì vậy, đối với từ láy, dù đơn hay kép cũng mang một đặc điểm chung là ý nghĩa dao động. Sự khác nhau giữa ý nghĩa của từ láy đơn và từ láy kép chính là ở mức độ. Nói cụ thể hơn là, nếu như từ láy đơn biểu thị sự vật, hiện tượng nằm trong trạng thái dao động ở mức độ thấp thì từ láy kép biểu thị trạng thái ở mức độ cao hơn.
So sánh “ Gật gù” với “ Gật gà gật gù “
Cả hai thương được dùng để biểu thị trạng thấi gật gật xuống… Nhưng trương fhợp sau ( gật gà gật gù ) vẫn gợi lên cho ta thấy hiện tượng đó diễn ra một cách nhanh hơn, liên tục hơn và cũng có dáng vẻ mạnh hơn… so với trường hợp đầu ( gật gù ). Những trương hợp sau đây cũng dễ hiểu như vậy:
Lắc lư Lắc la lắc lư
Lập loè Lập là lập loè
Gập ghềnh Gập gà gập ghềnh
Bập bùng Bập bà bập bùng
2. Bước 2
Căn cứ vào đặc điểm xác định hay không xác định ( độc lập hay không độc lập ) của thành tố giúp ta tiếp tục phân chia từ láy đơn thành 2 loại:
- Độc lập của thành tố gốc: xinh xắn, mặn mà
- Không độc lập của thnàh tố gốc: đỏng đảnh, lôi thôi
3. Bước 3
Trong mỗi loại trên ta lại tiếp tục chia thành
- Từ láy hoàn toàn: xanh – xanh xanh, đỏ - đo đỏ
- Từ láy bộ phận: xanh – xanh xao, đỏ - đỏ đắn
4. Bước 4
Trong từ láy bộ phận, ta lại tiếp tục phân chia vị trí khuôn âm tiết
- Từ láy phụ âm đầu: xinh xắn, trắng trẻo…
- Từ láy vần: tò mò, khéo léo…
III. TỪ LÁY ĐƠN
1. Khái quát chung
Trong Tiếng Việt, từ láy đơn là một loại từ láy gồm 2 âm tiết. Truyền thống thường gọi loại từ láy này là từ láy đôi hay từ láy bậc một. Về cấu tạo, đó là những từ láy được “nhân đôi” dựa trên một đơn vị gốc có trước làm cơ sở vốn dĩ là một từ đơn âm tiết. Do tác động của phương thức láy vào đơn vị gốc đã làm nảy sinh một yếu tố ( âm tiết ) mới bên cạnh âm tiết ( đơn vị gốc). Về hình thức, yếu tố này có thể giống “hoàn toàn” hoặc chỉ giống một bộ phận nào đó của đơn vị ( âm tiết ) gốc. Nói một cách khái quát hơn, nó vừ giống vừa khác đơn vị gốc. Về mặt ý nghĩa, thành tố láy không có khả năng mang nghĩa độc lập. Cả hai mới tạo thành 1 từ láy- từ láy đơn. Có thể hình dung khuôn từ láy đơn bằng công thức: R + a = Ra ( R là thành tố gốc, a là thành tố láy, Ra là từ láy ). Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, trong Tiếng Việt có khoảng 4908 từ láy đơn.
2. Từ láy hoàn toàn
Trong Tiếng Việt, từ láy hoàn toàn có vào khoảng hơn 837 đơn vị. Xét trên cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa, đó là những từ láy mà:
Về mặt hình thức
Thành tố gốc được giữ lại ở thành tố láy dưới hai hình thái cơ bản:
- Thứ nhất: Giữ nguyên cả hai bộ phận: âm đoạn tính và siêu đoạn tính( Thanh điệu ) dưới hình thức chữ viết kiểu như : xanh xanh, vàng vàng….
- Thứ hai: Có sự biến đổi cả hai bộ phận một hoặc chỉ biến đổi riêng thanh với những trường hợp thành tố gốc (âm tiết) mang thanh trắc kiểu như: đo đỏ, trăng trắng, mằn mặn… Hoặc vừa biến thanh vừa biến vần đối với những trường hợp mang thanh trắc, nhưng chỉ có hai thanh sắc và nặng, với phụ âm cuối: - p, -t, -c, -ch. Sự biến thanh và biến vần ở đây có quy luật chặt chẽ. Nói chung, thanh trắc được chuyển sang thanh bằng ( luật bằng- trắc, cùng âm vực ), phụ âm tắc… được chuyển thành phụ âm mũi cùng cặp:
P m Ví dụ: chiêm chiếp, cầm cập
T n Ví dụ: chan chát, rần rật
C ng Ví dụ: eng éc, ùng ục
Ch nh Ví dụ: chênh chếch, bình bịch
3. Từ láy bộ phận
Đối lập với từ láy hoàn toàn, ta có từ láy bộ phận. Nếu như từ láy hoàn toàn là những từ láy mà về mặt hình thức, thành tố gốc về cơ bản được giữ lại toàn bộ ở thành tố láy thì từ láy bộ phận chỉ giữ lại một phần nào đó của thành tố gốc mà thôi.
Trong từ láy đơn có hơn 2373 từ láy bộ phận. Hai loại tù láy bộ phận có khả năng phân xuất rõ nét trên cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Đó là từ láy phụ âm đầu ( thường gọi là từ láy điệp âm ), gồm 1792 đơn vị, ví dụ như: đúng đắn, vuông vắn, xanh xao, vàng vọt… và từ láy vần ( thường gọi là từ láy điệp vần ) gồm 581 đơn vị, ví dụ như: lòng thòng, khéo léo, lưa thưa…
4. Từ láy phụ âm đầu (điệp vần)
Đó là những từ láy mà trong quá trình tạo nên phụ âm đầu của thành tố gốc được láy lại còn phần vần thì thay đổi. Thanh điệu có thể giữ nguyên hoặc biến đổi nhưng phải cùng âm vực.
Ví dụ: đỏ đắn, trắng trẻo, đẹp đẽ, bập bềnh, thập thò, thẹn thùng, thậm thụt, lấp ló, ngấm nguýt…
Thuộc loại này ta có thể chia thành 2 nhóm:
a. - Thành tố gốc ở trước. Ví dụ: đỏ đắn, xanh xao, trắng trẻo
- Thành tố gốc ở sau. Ví dụ: thập thò, lấp lánh, ngấm nguýt…
b. Từ láy vần (điệp vần):
Đó là từ láy mà khi cấu tạo nên chúng, bộ phận vần của thành tố được giữ lại ở thành tố láy, phần phụ âm đầu thay đổi. Cũng như nhiều trường hợp khác thanh điệu tuy có thẻ biến đổi, nhưng nói chung đều cùng âm vực. Trong Tiếng Việt, thuộc loại từ láy này có vào khoảng 581 đơn vị.
Ví dụ: khéo léo, thu lu, chót vót, xởi lởi, xẻn lẻn, co ro, khọm lọm, bùng nhùng, bắng nhắng, chơi vơi, bẻo lẻo, bủn rủn, chênh vênh, càu nhàu, kèm nhèm, tò mò, lò mò, lơ xơ, lom khom, lọm khọm…
Cũng như từ láy điệp âm nói trên, căn cứ vào vị trí của thành tố gốc, ta cũng có thể phân chia loại từ láy này thành hai nhóm:
- Thành tố gốc đứng trước. Ví dụ: khéo léo…
- Thành tố gốc đứng sau. Ví dụ: lom khom…
Nét nổi bật đối với loại từ láy này là cả hai thành tố phần lớn đều mang cùng một thanh điệu. Nếu như ở từ láy điệp âm có đến 3 bộ phận biến đổi… thì loại từ láy này chỉ có 1 (phụ âm đầu). Và cũng chính vì thế mà từ láy điệp vần rất ít có khả năng 1 thành tố gốc có thể tạo ra được nhiều từ láy. Về ý nghĩa, “vai trò tiếng gốc trong từ điệp vần có xu thế lu mờ dần”. Chính vì thế mà việc xác định thành tố thuộc loại từ láy này khó hơn nhiều từ láy điệp âm… Đối với từ láy điệp âm, phần lớn phần vần thay đổi thì thanh điệu cũng thay đổi. Ở từ láy điệp vần, đại bộ phận phần vần giữ nguyên thì thanh điệu cũng được giữ nguyên.
CHƯƠNG III
VẤN ĐỀ LUÂN PHIÊN VẤN TRONG TỪ LÁY TIẾNG VIỆT
I. CƠ SỞ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU VÀ THẾ NÀO LÀ LUÂN PHIÊN VẦN
Từ Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoá phối ngữ âm cho ta các từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có loại ba tiếng. Tuy nhiên, loại đầu tiên là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phương thức láy của tiếng Việt. Mặt khác, luân phiên vần trong từ láy tiếng Việt không xảy ra ở láy từ mà chỉ chủ yếu xảy ra ở láy đôi. Tuy có xảy ra ở láy ba, ví dụ như: khít khìn khịt, xốp xồm xộp,.. Nhưng theo thống kê của GS. Nguyễn Thiện Giáp, trong tiếng Việt chỉ gồm có khoảng 40 từ láy ba, đó là một con số không đáng kể trên tổng số lượng từ láy trong tiếng Việt, số từ láy 3 có luân phiên vần càng ít. Do đó, khi khảo sát về vấn đề luân phiên âm trong từ láy tiếng Việt, chúng tôi chỉ quan tâm tới từ láy đôi.
Theo một thống kê, có khoảng 5112 từ láy trong tiếng Việt, một số lượng khá lớn trên tổng số từ vựng tiếng Việt, cho thấy sự phong phú của ngôn ngữ Việt Nam.
Để lọc ra danh sách các từ láy có hiện tượng luân phiên vần, trước hết chúng ta phải tìm hiểu thể nào là luân phiên vần.
Theo TS. Hoàng Cao Cương, cấu trúc tiết đoạn của một âm tiết có thể biểu diễn như sau:
Âm tiết
C1
R
V
C2
C1VC2
Âm tiết
Chú thích:
C1: Âm đầu
R: Vần
V: Nguyên âm
C2: âm cuối
Như vậy, một từ láy đôi sẽ có cơ cấu tạo:
C1VC2 C1VC2
Một từ sẽ được coi là láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại, nhưng vừa có lặp (còn gọi là đệip), vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Vấn đề: đóng đanh: điệp ở phần âm đầu (C1), đối ở phần vần đ.
C1R C1R
Chú thích: Dấu chỉ sự chuyển đổi, biến đổi.
Từ láy luân phiên vần trước hết là phải đối ở phần vần của hai âm tiết. Nghĩa là cò phần phụ âm đầu láy lại tương tự có phụ âm đầu láy lại là khá lớn, sở dĩ phụ âm đầu được lặp lại nhiều lần vì số lượng phụ âm ít, chỉ gồm 20 phụ âm nên sự lặp lại của chúng nhiều lần là tất yếu.
Hai trường hợp sau đây được xếp là hiện tượng luân phiên vần:
*Trường hợp 1: thuộc lớp từ láy hoàn toàn, đối ở phần vần theo 2 nguyên tắc tuân theo quy luật hoà thanh, phối âm như sau:
- Biến thành: thanh trắc được chuyển sang thanh bằng cùng âm vực (luật phù trầm).
- Biến phụ âm cuối: phụ âm tắc được luân phiên với phụ âm mũ cùng cặp (luật dị hoá).
p - m: VD: chiêm chiếp, cầm cập, nườm nượp…
t - n : VD: thơn thớt, chan chát, băn bát…
c - ng: VD: hừng hực, lằng lặc, phăng phắc…
ch - nh: VD: phành phạch, phình phịch, phinh phích…
Đây là trường hợp luân phiên phụ âm cuối và được mô hình hoá:
C1VC2 C1VC2
*Trường hợp 2: Thuộc lớp từ láy bộ phận, láy ở âm đầu (C1), đối ở phần vần đ, trong đó láy phần phụ âm cuối (C2), biến đổi luân phiên ở phần nguyên âm (V).
C1VC2 C1VC2
Mô hình hoá:
à Luân phiên nguyên âm
Ví dụ: cũ kĩ, hú hí, ngô nghê…
Tuỳ vào V của các âm tiết trong từ láy là nguyên âm đơn hay đô mà ta chia làm 3 loại:
- Luân phiên nguyên âm đơn - đơn: VD: u-i, ô-ê, o-e…
- Luân phiên nguyên âm đơn - đôi: VD: u - iê…
- Luân phiên nguyên âm đôi - đôi: VD: ôi - ao, âu - ia…
Trong đó, các nguyên âm đôi thực chất bao gồm âm chính và âm đệm. Nếu xét luân phiên nguyên âm chỉ là luân phiên âm chính thì có thể xếp luân phiên loại 2 và 3 vào loại 1, song, để đảm bảo sự phong phú trong việc phân tách khảo sát, ta sẽ có sự phân chia thành 3 loại như trên.
Qua các thao tác chọn lựa danh sách các từ láy luân phiên vần và đôi khảo sát triệt để không lược bỏ cả các từ láy về bản chất là một nhưng do lối phát âm khác nhau của từng khu vực mà trong nguyên tắc cần được coi là các đơn vị khác nhau.
VD: Danh sách có cả “ọp ẹp” và “mọp mẹp”, “dằng dịt” và “nhằng nhịt”…
Một số từ láy định danh như: xúc xích, súc sắc… cũng được đưa vào danh sách.
Thống kê theo nguyên tăc trên, chúng tôi thu được quả là khoảng 840 từ láy luân phiên vần trong đó có các từ phụ thuộc nhóm từ tượng thanh chiếm khoảng 16,43% tổng số từ láy, trong đó, luân phiên nguyên âm chiếm 10,96% và luân phiên phụ âm cuối chiếm 5,47%.
II. CÁC KIỂU LUÂN PHIÊN VẦN
1. Luân phiên nguyên âm
Như đã biết, hiện tượng luân phiên nguyên âm diễn ra phổ biến hơn luân phiên phụ âm cuối với số lượng gấp đôi (10,96% so vớ 5,47% tổng số từ láy).. Nghĩa là luân phiên nguyên âm chếm hai phần ba tổng số từ láy có hiện tượng luân phiên vần.
Trong số lượng từ láy luân phiên nguyên âm, lượng từ láy luân phiên nguyên âm đơn đơn lại chiếm tỷ lệ cao nhất.
Sau đây, ta sẽ lần lượt khảo sát hiện tượng luân phiên nguyên âm:
1.1. Luân phiên nguyên âm đơn
Là từ láy đôi khi phụ âm đầu và phụ âm cuối trùng nhau, thanh điệu trùng nhau ở cả hai âm tiết mà sự khác nhau chỉ có ở nguyên âm, và hai nguyên âm đó là nguyên âm đơn. Ví dụ: u - i; ê - a…
Hiện tượng luân phiên nguyên âm đơn chiếm 48,1%/tổng số luân phiên vần. Có thể chia làm 3 nhóm:
Nhóm 1: Sự khác nhau của các nguyên âm này là tối thiểu. Cụ thể là ở các nguyên âm cùng một độ mở như nhau (hay ta có thể nói, các nguyên âm trầm luân phiên với các nguyên âm bổng ở cùng một âm lượng, nguyên âm trầm đứng trước, nguyên âm bổng đứng sau.
Sau đây là bảng thống kê tương đối đầy đủ về hện tượng luân phiên nguyên âm có cùng độ mở:
u - i
cũ kĩ
chúm chím
chũn chĩn
chùng chình
chút chít
chụt chịt
cục kịch
đùng đình
đỏng đảnh
hú hí
hu hi
hủ hỉ
hụ hị
húp híp
khù khì
khụ khị
khúc khích
khùg khình
khủng khỉnh
khụt khịt
lũ lĩ
lung linh
mủ mỉ
mụ mị
mủm mỉm
múm mín
múp míp
ngúc nghích
ngủng nghỉnh
nhú nhí
nhúc nhích
nhúm nhím
nhũn nhĩn
nhủng nhỉnh
nhúng nhính
nhút nhts
núc ních
nục nịch
núng níh
núp níp
phục phịc
phúng phính
rù rì
rủ rỉ
rúc rích
rục rịch
rung rinh
rủng rỉnh
sù si
sụt sịt
thủ thỉ
thùng thình
thủng thỉnh
trúc trích
trùng trình
tùtì
tủm tỉm
ù ì
ủn ỉn
út ts
ụt ịt
vi vu
vung vinh
vũng vĩnh
xù xì
xúc xích
xùng xình
xúng xính
ô - ê
bồng bềnh
(bềnh bồng)
chông chênh
chồng chềnh
bông bênh
chổng chểnh
chống chếnh
công kênh
đồng đềnh
gồ ghề
hổn hển
hổng hểnh
mông mênh
(mênh mông)
ngô nghê
ngốc nghếch
ngộc nghệch
ngông nghênh
ngồng nghềnh
nguếch ngoác
nguệch ngoạc
nhốc nhếch
ồ ề
ộ ệ
ốt ết
phồng phềnh
sồ sề
sổng sểnh
sột sệt
su sê
thổn thển
thộn thện
tồn tền
trộc trệch
trồng trềnh
trống trếnh
vông vênh
xốc xếch
xộc xệch
xổng xểnh
o - e
bỏm bẻm
bóp bép
bọp bẹp
chỏm chẻm
chóp chép
chót chét
cò kè
cót két
cọt kẹt
ho he
hó hé
hom hem
hỏn hẻn
khò khè
khọm khẹm
lỏn lẻn
lõn lẽn
lóp lép
móm mém
mon men
móp mép
mop mẹp
ngót nghét
nhỏ nhẻ
nhon nhen
nhỏm nhẻm
nhót nhét
nhọp nhẹp
ọ ẹ
ỏn ẻn
ọp ẹp
ót ét
ọt ẹt
phọt phẹt
rón rén
thỏ thẻ
thòm thèm
tóm tém
tóp tép
trọ trẹ
trón trém
vo ve
vỗ về
xò xè
Lưu ý: Sự kết thúc tiếng (hay phụ âm cuối) trong các tiếng ở tiếng Việt có thể được chữ Quốc ngữ ghi là “ng” hoăc “nh”, thực ra trong âm vị học hai cách thể hiện này chỉ ứng được với một âm vị [ ], vì “nh” và “ng” là hai biến thể của cùng một âm vị. Nơi xuất hiện “nh” thì không xuất hiện “ng”, ngược lại: “nh” đi với các âm chính [ + trước ], còn “ng” đi với các âm chính [ - trước].
C1Vnh C1Vng
Tóm lại, các từ láy có dạng:
C1Vnh C1Vng
Hay
đều được xếp vào nhóm 1 này.
C1Vch C1Vc
+ Tương tự nư vậy ta thấy, nơi xuất hiện “c” thì sẽ không xuất hiện “ch” à các từ láy dạng hoặc
C1Vc C1Vch
cũng được xếp vào nhóm 1 này.
Nhóm 1 chiếm số lượng khoảng 18,8% tổng số hiện tượng luân phiên vần trong từ láy .
Sự luân phiên giữa các yếu tố âm thanh thuộc khuôn vần khi tạo lập từ láy trong tiếng Việt (cụ thể là sự chuyển đổi chỉ diễn ra ở nguyên âm), đều nhằm mục đích là làm cho hai âm tiết trở nên tương quan nhau, gắn bó với nhau thành một thể thống nất chứ không có phần rời rạc như sự lặp lại đơn thuần. Ví dụ như ta so sánh “móm” với “móm mém” , “móp” với “móp mép”…
Ở nhóm này sự luân phiên u - i xuất hiện với tần suất cao nhất.
Tần suất xuất hiện của nhóm luân phiên vần này được thống kê trong bảng ở cuối chương (trang )
Ngoài ra, sự chuyển đổ nguyên âm ở đây không diễn ra một cách triệt để mà chỉ động chạm đến một vài đặc trưng nào đó.
à Nhóm 2: Một số nguyên âm hoán vị nhau nhưng không cùng độ mở.
Ta có bảng thống kê tương đối đầy đủ về nhóm 2 như sau:
ê - a
bệu bạo
bết bát
chuệch choạc
chếnh choáng
chuệch choạng
dềnh dàng
dệnh dạng
đuềnh đoàng
đuểnh đoảng
ểnh ảng
ệch ạng
hê ha
hể hả
huếch hoác
huênh hoang
huểnh hoảng
huếnh hoáng
huễnh hoãng
kề cà
kềnh càng
khề khà
khệnh khạng
khều khào
khuếch khoác
la lê
láo lếu
lê la
lếu láo
mênh mang
mếu máo
mể mả
nghề ngả
nghếch ngoác
nghệch ngoạc
nghênh ngang
nghềnh ngàng
nghễnh ngãng
nghêu ngao
nhếch nhác
nhênh nhang
nhều nhào
nhếu nháo
nhuế nhoá
nhuế nhoá
phều phào
quề quà
quệch quạc
quềnh quàng
quếnh quáng
quệch quạng
rề rà
rêu rao
tếu táo
thênh thang
thều thào
thểu thảo
thuể thoả
trêu trao
trều trào
trệt trạt
trết trát
trệu trạo
tuế toá
tuệch toạc
tuềnh toàng
vệch vạc
vênh vang
vêu vao
xếch xác
xệch xạc
xênh xang
xềnh xoàng
xuê xoa
xuề xoà
xuệch xoạc
xuềnh xoàng
xuệch xoạng
u - ă
chúng chắng
dúc dắc
dùng dằng
giục giăc
giùng giằng
gục gặc
hục hặc
húng hắng
khúc khắc
khục khặc
khủng khẳng
khúng khắn
lúc lắc
lủng lẳng
ngúc ngắc
ngủn ngẳn
ngủng ngẳng
nhúc nhắc
nhủn nhẳn
nhung nhăng
nhùng nhằng
nhủng nhẳng
nhũng nhẵng
súc sắc
thung thăng
thủng thẳng
thúng thắng
trúc trắc
trục trặc
trủng trẳng
tung tăng
túng tắng
vúc vắc
vung văng
vùng vằng
xung xăng
xũng xẵng
ô - a
bỗ bã
bổm bảm
bỗng bãng
bộp bạp
gốc gác
hốc hác
lốp láp
mộc mạc
ngột ngạt
nguôi ngoai
nhỗ nhã
nhôm nham
nhợt nhạt
phốp pháp
rộc rạc
rỗi rãi
Lưu ý: Ngoài những lưu ý như ở nhóm 1, cần lưu ý thêm ở các tiếng có nguyên âm được chữ quốc ngữ ghi là “êu” - “ao” hay “uê” - “oa” ta chỉ coi như là sự chuyển đổi nguyên âm ê - a , bởi vì ở các trường hợp này “u” và “o” đều được phiên âm là / / do vậy sự chuyển đổi chỉ diễn ra ở ê - a.
Ví dụ: mếu máo, xuề xoà…
Và như thống kê có thể thấy sự luân phiên ê - a chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm 2. Và nhóm 2 chiếm 15,95% trên tổng số luân phiên vần. Các số liệu cụ thể được đề cập ở bảng cuối chương.
Nhóm 3: Những hiện tượng chuyển đổi còn lại mà mỗi hiện tượng tần suất không lớn tương đối đầy đủ trong bảng sau:
o - a
bóng bánh
chóng chánh
chòng chành
chỏng chảnh
cóc cách
cọc cạch
cỏng cảnh
đòng đành
đỏng đảnh
hóc hách
khổng khểnh
long lanh
lóng lánh
mong manh
móng mánh
mỏng mảnh
ngoc ngách
nhóc nhách
nhỏng nhảnh
nhóng nhánh
óc ách
ọc ạch
õng ãnh
óng ánh
phong phanh
sóng sánh
tròng trành
vọc vạch
võng vãnh
xọc xạch
u - ơ
cũn cỡn
gủn gởn
hún hớn
khù khờ
mù mờ
ngu ngơ
ngú ngớ
ngủn ngởn
ngũn ngỡn
nhu nhơ
nhù nhờ
rù rờ
trú trớ
u - ơ
ù ờ
ú ở
i - a
dính dáng
hỉ hả
nghinh ngang
nghĩnh ngãng
nính náng
phì phà
phí phá
thinh thang
trí trá
xịch xạc
ơ a
bợt bạt
chỡm chãm
chợt chạt
dớt dát
lợt lạt
mơn man
nhớp nháp
nhớt nhát
thờm thàm
trợt trạt
vớt vát
i ô
bi bô
bềnh bồng
hí hố
í ớ
minh mông
nhí nhớ
xì xồ
xí xố
u - ư
chúng chứng
dụ dự
nhù nhừ
nhủ nhử
nhụ nhự
trù trừ
â - a
bập bạp
gấp gáp
mập mạp
mất mát
vấp váp
u - a
bung bang
búng báng
chu cha
lục lạc
nhút nhát
núc nác
nục nạc
i - o
phì phò
xì xò
u - ê
cụ kệ
trũng trễnh
vug vênh
o - e
no nê
u - e
rủng rẻng
xủng xẻng
i - ă
tích tắc
i - ơ
bi bơ
â - e
lất lét
u - ô
ngu ngô
o - ă
nhóc nhắc
thỏng thẳng
ô - ă
nhông nhăng
Nhóm 3 chiếm khoảng 13,35% tổng số hiện tượng luân phiên vần trong từ láy.
1.2. Luân phiên nguyên âm đơn - đôi
Là kiểu luân phiên vần có cấu trúc C1 V C2 C1V C2
Tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NN20 (17).doc