MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: HOÀN CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIV ĐẦU THẾ KỈ XV ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY 8
1.1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội 8
1.1.1. Khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV 8
1.1.2. Khủng hoảng văn hóa tư tưởng 17
Chương 2: TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY 22
2.1. Sơ lược tiểu sử Hồ Quý Ly 22
2.2 Sự xuất hiện tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly 27
2.3. Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly 33
2.3.1 Mục tiêu của cải cách 34
2.3.2. Nội dung của công cuộc cải cách 37
2.3.3. Phương pháp của công cuộc cải cách 43
2.4. Ý nghĩa tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly đối với công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay 46
2.4.1. Ý nghĩa lý luận 46
2.4.1. Ý nghĩa thực tiễn 48
KẾT LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9565 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa của nó đối với chính sách đổi mới ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chúa Nguyệt Đoan. Đến đời thứ 12 là Hồ Liêm dời ra hương Đại Lãi - Thanh Hóa làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đây lấy họ Lê làm họ mình. Quý Ly là cháu 4 đời của Hồ Liêm con nuôi của Lê Huấn nên ông phải mang họ Lê, khi giành được ngôi của nhà Trần, Quý Ly đổi thành họ Hồ - Hồ Quý Ly, cháu đời thứ 16 của Hồ Hưng Dật.
Hồ Quý Ly vốn là một quan võ, thuở nhỏ ông theo học võ với Sư Tề. Dẫu vậy, ông cũng để lại một văn nghiệp khiêm tốn được hậu thế đánh giá cao. Ông bước vào vương triều Trần ở tuổi 34 và được trưởng thành trong mối quan hệ ngoại thích. Ông làm quan song hành với 5 đời vua cuối triều Trần, trong thời gian 25 năm bằng trí tuệ, mưu lược của mình ông đã dần dần thay đổi vị trí thăng tiến của mình chủ yếu qua con đường quân sự. Bắt đầu với chức quan võ Chi hậu tứ cục chánh chưởng thăng Khu mật viện đại sứ - gia phong trung tuyên quốc thượng hầu (1370 - 1371). Đến năm 1375 ông đã làm tham mưu quân sự. Tháng 2 năm 1379 vua Trần Phế Đế lấy Lê Quý Ly làm tiểu tư không kiêm mật đại sứ như cũ. Năm 1380 Quý Ly chỉ huy quân thủy phối hợp với quân bộ Đỗ Tử Bình đánh quân Chiêm Thành ở Thanh Hóa. Sau chiến thắng này, Quý Ly được phong chức Nguyên Nhung Hành hải Tây Đô thống chế.
Như vậy, với mối quan hệ ngoại thích gần gũi và logic từ vị trí là cháu phía vợ của nhà vua rồi dần dà qua năm tháng, Quý Ly trở thành con rể, anh em rể, đỉnh cao là bố vợ và ông ngoại của vua. Những mối quan hệ thân tộc trên đã tạo thế đứng chính trị để Quý Ly tiến bước thênh thang trên hoạn lộ của mình.
Nhưng càng danh cao chức trọng ông lại càng bị giới quý tộc Trần ghen ghét, đố kị. Trong khoảng thời gian 25 năm ấy ông đã có tới 3 lần bị hành thích, nhờ có sự che chở của Nghệ Tông mà tính mạng của ông được an toàn và những kẻ mưu đồ ám sát Quý Ly đều bị tiêu diệt.
Tháng 3 năm 1387 vua Trần Phế Đế lấy Quý Ly làm Đồng binh chương sự, ban cho một thanh gươm, một lá cờ đề tám chữ vàng "văn võ toàn tài, quân thần đồng đức".
Năm 1395, lúc này vua Nghệ Tông biết mình không còn sống được lâu nữa đã gọi Quý Ly vào trăng trối: "Bình Chương (tức Quý Ly) là họ thân thích nhà vua, mọi việc nước nhà đều giao cho khanh cả. Nay thế nước suy yếu, trẫm thì già nua. Sau khi trẫm chết, quan gia nếu giúp được thì giúp, nếu hèn kém ngu muội thì khanh cứ tự nhận lấy ngôi vua" [10, tr. 147]. Thực tế đây đã như một hành động truyền ngôi của nhà Trần cho Quý Ly. Khi Nghệ Tông qua đời, lúc này không còn sự ưu ái trợ giúp của vua nữa, bên cạnh đó giới quý tộc Trần ganh ghét đố kị luôn có âm mưu ám hại Quý Ly. Thế nhưng một mình ông vẫn đơn thương độc mã hướng con thuyền đất nước theo sự chỉ huy của ông trong hoàn cảnh đất nước không ít khó khăn.
Cũng trong thời gian này, sau khi phò Thuận Tông lên ngôi, Quý Ly thông qua vị quân vương trẻ tuổi này để giữ chức Nhập vụ nội chính Thái sư, Bình chương quân quốc trọng sư, Tuyên trung vệ quốc Đại vương. Với chức vụ này Quý Ly đã nắm quyền hành cao nhất trong vương triều Trần. Và lúc này đã hình thành "nhà nước tiền Đại Ngu" hay đúng như Nguyễn Danh Phiệt nói "vương triều Hồ không có vua Hồ"
Lúc này mọi công việc triều chính đều do Quý Ly chỉ đạo và những chức danh của ông lúc này là ông tự xưng. Năm 1398 ông tự xưng là Quốc tổ nhiếp chính khâm liệt Đại vương. Đến 1399 ông tự xưng là Quốc tổ Chương Hoàng.
Đến tháng 2 năm 1400 ông tự xưng vua đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu là Đại Ngu, và đổi từ họ Lê thành họ Hồ, đưa triều đại phong kiến Việt Nam sang một triều đại mới - triều Hồ. Từ đây ông đã có quyền lực trong tay mặc nhiên tiếp tục thi hành chính sách cải cách của mình.
Nói đến triều Hồ, người ta thoảng nhớ rằng, ông làm vua thời gian rất ngắn, chỉ có 8 tháng rồi trao quyền lãnh đạo đất nước cho con, để sau đó cha con ông cùng chính quyền non trẻ bị nhà Minh đánh bại. Nhưng người ta lại rất cảm tình và ấn tượng về ông - một nhà cải cách. Tuy ông chưa có đủ thời gian để thực hiện thành công và phát huy thành quả xã hội qua các cuộc cải cách, cải tổ, đổi mới ấy. Nếu xét mục tiêu, ý tưởng cải cách thật vĩ đại.
Những cải cách của ông lại đụng chạm đến quyền lợi của quý tộc Trần và bị phản đối phẫn nộ ghê gớm, ông phải dùng biện pháp mạnh để giải quyết mâu thuẫn ấy. Nhưng, những hành vi trừng phạt của ông đối với quan lại cùng thời, không bị coi là hôn quân vô đạo, vì ông không màng toan tính lợi dụng vật chất cho cá nhân mình, không sách cổ nào ghi lại ông tham lam vơ vét, dâm ô đồi bại, ngược lại ông vẫn được coi là người anh hùng lỡ vận.
Từ khi còn phù tá triều Trần, tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly đã được triển khai, lúc này ông đã nghĩ đến cải cách bộ máy hành chính cồng kềnh, quan liêu, làm ít ăn nhiều, bỏ bớt các cấp trung gian (cấp hương), năm 1397, Hồ Quý Ly cho bỏ chức Đại tư xã và tiểu tư xã (quan từ lục phẩm trở xuống cửu phẩm), giảm bớt chi lương cho bộ máy chính quyền. Ông đã cho thi tuyển vào bộ máy chính quyền bằng các khoa cử để chọn người tài có năng lực thực sự. Ông đã đề cao chữ Nôm, sự nghiệp giáo dục được coi là hàng đầu. Nhìn vào cải cách giáo dục của thời Hồ chúng ta hiểu rằng ông đã sớm có tầm nhìn của một thiên tài, ông hiểu rằng một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nên phải cải cách sự học nâng cao dân trí.
Cũng trong khoảng thời gian này ông đã có những cải cách trên lĩnh vực kinh tế thật mới mẻ và táo bạo. Năm 1396 ông đưa ra cải cách tiền tệ, phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng. Có thể nói đây là nấc thang văn minh nhân loại thời bấy giờ, một di sản văn hóa tuyệt vời so với thời đại ngày nay.
Năm 1397 ông đã ra chính sách hạn điền, năm 1401 đưa ra chính sách hạn nô, năm 1402 chính sách đo lường, năm 1403 đưa ra chính sách thuế khóa. Đây là những chính sách tiến bộ mang lại quyền lợi cho người dân và lấy đi quyền lợi của tôn thất quý tộc Trần.
Song song với việc chống ngoại xâm ông cũng đã đưa ra những cải cách trong quân đội quốc phòng. Năm 1401 lập sổ hộ tịch, năm 1402 xét duyệt quân ngũ, năm 1405 chấn chỉnh lại bộ máy quân đội, năm 1406 bổ thêm hương quân. Ngoài ra ông còn cho Nguyên Trừng tiến hành cải tiến chế tạo nhiều loại vũ khí "mong có đội quân trăm vạn - trăm súng thần công".
Cùng với việc thi hành những chính sách cải cách của ông đó là việc xây thành Tây Đô vào mùa xuân năm 1393. Lịch sử nói rằng việc xây thành đắp lũy và dời kinh đô Thăng Long về Tây Đô cũng là một cải cách của ông. Và nhà Trần chỉ đóng đô ở đây trong mấy năm cuối, sau khi lên ngôi Hồ Quý Ly tiếp tục đóng đô tại đây.
Mặc dù đã có những cải cách tiến bộ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng trên mọi phương diện và có những cải cách quân sự phòng trừ ngoại xâm. Nhưng Hồ Quý Ly vẫn bị thất bại trước quân xâm lược nhà Minh vào năm 1407. Từ đây người ta không còn biết cuộc sống của ông ra sao nữa.
Như vậy, trong khoảng thời gian 25 năm cuối thời Trần và 7 năm ngắn ngủi của đời nhà Hồ với những tư tưởng cải cách, những hành động thực tiễn ông đã để lại cho hậu thế nhiều kinh nghiệm quý báu cả về thành công lẫn thất bại.
Qua những nội dung đã nêu ở trên về hoàn cảnh xuất thân, con người và hoạt động của Hồ Quý Ly ta thấy một điều rõ nét ở con người ông. Ông là một con người rất có tài, một nhà chính trị đa mưu túc trí, một nhà cải cách kiên quyết và táo bạo, một người có ý thức dân tộc mạnh mẽ thể hiện qua hành động thực tế của ông. Nhưng rồi thời thế đã không ủng hộ anh hùng, ông đã thất bại dưới tay quân xâm lược buộc phải dời bỏ đất nước để lại cho hậu thế những bàn cãi, những trang viết đến bầy giờ vẫn còn bỏ ngỏ.
Như vậy Hồ Quý Ly tham gia chính trường nhà Trần đúng vào thời điểm Vương triều đang lâm vào cảnh suy thoái toàn diện. Xã hội mất dần thế ổn định; giai cấp thống trị suy đồi, ưu du hưởng lạc, chuyển sang vun vén cá nhân; ít quan tâm đến chính trị; nông dân khởi nghĩa đòi thay đổi thân phận; xã hội xuất hiện tầng lớp nho học; địa chủ quan liêu mâu thuẫn với tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần, quân Chiêm Thành liên tục tấn công, nguy cơ bị xâm lược từ phương Bắc đang đến gần.
Trước tình hình đó nhu cầu cải cách, canh tân đã trở thành hiện thực và mang tính cấp bách. Ông đã từng bước đứng ra đảm nhiệm vai trò người khởi xướng và tổ chức nhiều cuộc cải cách trên nhiều lĩnh vực. Những tư tưởng và nội dung cải cách của ông đã được lịch sử ghi nhận, đánh giá cao về tính chất tiến bộ và táo bạo của nó, thể hiện ý thức dân tộc và tinh thần tự cường mạnh mẽ, đáp ứng được yêu cầu lịch sử lúc bấy giờ. Thế nhưng, có nhiều nguyên nhân để ông đã làm mất nước, dòng họ mất ngôi. Công bằng mà nhận xét thì ông đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp canh tân đất nước, song công và tội của ông tạo ra trong lịch sử không bằng những bài học thành bại mà ông để lại cho lịch sử.
2.2. SỰ XUẤT HIỆN TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
Cuộc khủng hoảng trong xã hội cuối thời Trần đã lên tới đỉnh điểm, chính trị hỗn loạn, kinh tế suy thoái, vua quan xa xỉ, ăn chơi vô độ không để ý đến việc phát triển kinh tế. Thêm vào đó tình hình hạn hán, lũ lụt, phần lớn dân chúng phải sống trong cảnh đói khát. Khủng hoảng xã hội lên cao, đặc biệt từ năm 1343 đã nổi dậy phong trào đấu tranh của nông dân và nô tỳ. Lợi dụng sự suy yếu trong triều, Chiêm Thành mấy lần kéo đến đánh phá nước ta và đã tiến vào tận kinh đô Thăng Long.
Trong khi đó ở Trung Quốc nhà Minh đã thay thế nhà Nguyên, cục diện đã thay đổi. Đầu thời Minh, do vua quan nhà Minh vẫn chưa ổn định được chính trị, xã hội, quân sự nên quan hệ hai nước vẫn giữ được trên cơ sở triều cống. Song, nhà Trần tiếp tục suy thoái, ngược lại nhà Minh lại hưng thịnh, điều đấy gây trở ngại cho sự tồn tại của nhà Trần. Ý đồ Nam chiếm được thể hiện qua các việc nhà Minh yêu cầu vật cống một cách vô lý mà nhà Trần không thể thực hiện được. Quan hệ giữa hai nước dần dần trở nên căng thẳng. Trước tình hình đó một số quan liêu - nho sĩ có tầm nhìn bao quát, có học vấn và lòng yêu nước tiêu biểu như Lê Quát, Phạm Sử Mạnh đã đòi hỏi cải cách, thay đổi thiết chế chính trị theo mô hình chính trị quân chủ quan liêu của Nho giáo. Nhưng không được chấp thuận, các vua Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông chủ trương: "Nhà nước đã có phép tắc riêng, Nam, Bắc khác nhau, nước nào làm chủ nước ấy không phải bắt chước nhau". Và các vua đã phê phán, chỉ trích họ: "Bọn học trò mặt trắng, không hiểu ý nghĩa sâu xa của việc lập pháp, đem phép cũ của tổ tông thay đổi theo tục phương Bắc, nếu nghe theo kế của bọn học trò mặt trắng tìm đường tiến thân thì sinh loạn ngay" [10, tr. 230].
Như vậy phái quan liêu - nho sĩ có tinh thần canh tân, nhưng lại dựa vào mô hình bên ngoài, du nhập "chế độ nhà Tống" và tục phương Bắc. Còn vua Trần, đại diện cho tầng lớp quý tộc, tỏ ra bảo thủ, chống lại cải cách, nhưng lai nhân danh "phép cũ của tổ tông", và nước nào làm chủ nước đó", tức là nhân danh truyền thống và tinh thần dân tộc độc lập tự chủ. Trong cuộc đấu tranh đó dĩ nhiên ưu thế thuộc về tầng lớp quý tộc đang chấp chính.
Điều đó chứng tỏ trước tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly trong triều Trần đã từng có đề nghị cải cách của một số quan liêu - nho sĩ. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là tại sao tư tưởng cải cách của ông được chấp thuận và thực thi mà không bị phê phán như những người khác? Phải chăng là do chính sách cải cách của ông tiến bộ hơn, hợp thời đại hơn và đã giải quyết được phần nào khủng hoảng trong xã hội cuối Trần?
Trong thực tế thì những cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện chỉ có thể giải quyết bằng cách mạng. Những cuộc khủng hoảng bộ phận thường được khắc phục bằng cải cách, đổi mới. Vậy thì vì sao lịch sử không công nhận cuộc cải cách của Hồ Quý Ly là một cuộc cách mạng hay một cuộc đổi mới? Để lý giải vấn đề này cần phải phân tích tìm hiểu từng khái niệm.
Cách mạng chỉ nổ ra khi mâu thuẫn giữa phương thức sản xuất cũ đã lỗi thời và phường thức sản xuất tiến bộ hơn mới nảy sinh, đã đến độ chín muồi, khủng hoảng toàn diện của xã hội đã diễn ra và yêu cầu phải giải quyết thì hành động quyết tâm và triệt để của quần chúng đã dẫn đến bước phát triển nhảy vọt. Các phát triển nhảy vọt đó gọi là các cuộc cách mạng.
Khái niệm cách mạng mới chỉ xuất hiện trong tư duy và ngôn ngữ nhân loại thời kỳ cách mạng Hà Lan, Anh, Pháp trở đi, nhưng ngày nay nó được sử dụng phổ biến để nhận thức cả lịch sử trước đó, khi nói về các bước phát triển nhảy vọt từ phương thức sản xuất xã hội này sang phương thức sản xuất xã hội khác. Và cách mạng mang ý nghĩa lật đổ xã hội cũ, thay thế bằng xã hội mới, tiến bộ hơn, văn minh hơn, thường được tiến hành bằng đấu tranh quân sự, có kết hợp với đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao… Nhưng bao giờ đấu tranh quân sự cũng là chủ yếu. Câc cuộc cách mạng diễn ra, có thể chỉ trong một thời gian ngắn, thậm chí hành động quyết định thắng lợi của công cuộc lật đổ thế lực cũ chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc.
Cải cách khác cách mạng là không đòi hỏi phải tiến hành một cách khẩn trương, toàn diện và triệt để như cách mạng và đặc biệt là loại trừ bạo lực vũ trang.
Nếu như cách mạng cuối cùng là phải làm thay đổi toàn bộ một chế độ xã hội, cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thì cải cách lại có thể tiến hành từng bộ phận thiết yếu nhất, ở những thời điểm lịch sử thuận lợi nhất, với những mức độ cụ thể nhất. Và cuộc cải cách của Hồ Quý Ly ở cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV là một điển hình. Trong cuộc cải cách này ông chủ yếu cải cách kinh tế và chỉ phần nào về chính trị.
Chính vì nội dung đó của cải cách mà trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc vừa qua đã nảy sinh ra loại hình cải lương, mà trong ngôn ngữ phương Tây như Anh, Pháp đều dùng từ "reforme". Các Từ điển tiếng Việt đều dịch từ Reforme ra thành hai nghĩa là cải cách, cải lương, mặc dù theo ngôn ngữ và tư duy Việt Nam thì cải cách là tiến bộ, cải lương thì chỉ có cải lương yêu nước như của Huỳnh Thúc Kháng, có cải lương thỏa hiệp với kẻ thù, thậm chí là phản động vì nó hạn chế hoặc làm cản trở phong trào đấu tranh bằng bạo lực cách mạng của quần chúng và có thể bị bọn thực dân thống trị và tay sai lợi dụng để "ru ngủ quần chúng", " đánh lừa quần chúng" như Đảng ta đã từng phê phán hồi đầu thế kỷ XX…
Như vậy, cải cách là cái tiến bộ còn cải lương chỉ có thể là thể hiện tinh thần yêu nước nhưng không phải bằng sự nỗ lực mà là cầu cứu hoặc thỏa hiệp. Và tùy từng đối tượng sử dụng mục đích cải lương, có lúc cải lương lại mang ý nghĩa phản động như thực dân pháp đã lợi dụng biện pháp cải lương mà một số người hô hào "cải lương hương chính" vào những năm 40 của thế kỷ XX để thực hiện ý đồ xâm lược của chúng.
Đổi mới nhằm chỉ những hoạt động của con người làm thay đổi cái cũ lạc hậu, lỗi thời bằng cái mới tiến bộ hơn. Đổi mới có nhiều loại hình và cấp độ khác nhau: đổi mới kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tư duy hành động, cơ chế quản lý nhà nước, phương thức ứng xử, phương pháp giảng dạy…
Đổi mới giống cải cách và và cách mạng ở chỗ cùng yêu cầu giải quyết khủng hoảng xã hội đưa đến tiến bộ xã hội; nhưng so với cách mạng và cải cách, đổi mới là phổ biến hơn cả, rộng rãi hơn cả, có thể tiến hành lâu dài hơn cả.
Đổi mới phổ biến hơn cả vì nó được tiến hành ở bất cứ trình độ kinh tế, xã hội nào, ở giai đoạn lịch sử nào, ở bất cứ dân tộc nào, ngay cả khi mà dân tộc đó chưa có thể làm được các cải cách hay cách mạng.
Đổi mới rộng rãi hơn cả vì nó có thể diễn ra ở trong tất cả các hoạt động, sinh hoạt của con người, không chỉ qua hành động mà còn cả trong tư duy, tâm lý, tình cảm…
Đổi mới lâu dài hơn cả vì xét về thời gian diễn biến thì cách mạng thường phải kịp thời, thần tốc, giành thắng lợi từng ngày, từng giờ, nhất là khi phải tiến hành "khởi nghĩa vũ trang". Cải cách cũng cần nhanh gọn, trong một thời điểm nhất định, nhất là khi được tiến hành từng khâu trong một chuỗi các cuộc cải cách liên hoàn. Cuộc cải cách này phải dứt điểm để bước sang cuộc cải cách khác, như cải cách ruộng đất phải hoàn thành để đưa đến cải tạo nông nghiệp.
Còn đổi mới cũng có thể là nhanh gọn, có thể là từng bước, có thể là phiến diện, có thể là toàn diện và trong một quá trình tương đối lâu dài
Thực tế đã cho thấy cải cách, cách mạng, đổi mới đều có mối quan hệ nhân quả với nhau. Cái này từng là nhân thì cái sau là quả và ngược lại. Và những cải cách trước sẽ làm tiền đề, kinh nghiệm được rút ra cho những cuộc đổi mới sau rút kinh nghiệm thiếu sót và phát huy những kinh nghiệm tiến bộ. Một dẫn chứng cụ thể như chính sách cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV và công cuộc "Đổi mới" mang tính chất cách mạng được Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện từ năm 1986 ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh dù khác nhau về thời đại nhưng cùng chung một điểm cả hai cùng mang mục tiêu phấn đấu và nội dung đề ra có tính cấp tiến và cách mạng.
Từ những cơ sở lý luận trên cho thấy những chính sách mà Hồ Quý Ly đưa ra vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV là chính sách của một cuộc cải cách. Ông mới chỉ đưa ra những chính sách cải cách trong lĩnh vực kinh tế là chủ yếu vì khủng hoảng cuối thời Trần về cơ bản là khủng hoảng kinh tế - xã hội. Sự rối loạn ở thượng tầng kiến trúc chỉ là phản ánh của rối loạn cơ sở kinh tế - xã hội.
Cơ sở để đi tới tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly là cách nhìn đúng đắn về nội dung bản chất và xu hướng của thời đại mới. Đó là sự mục ruỗng thối nát của một bộ phận quan lại quý tộc ăn bám, bất tài vô dụng. Và cả một triều đại mấy đời tồn tại những vị vua bù nhìn chỉ thích ăn chơi hưởng lạc. Trong khi đó xã hội loạn lạc, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó một đất nước Trung quốc hùng mạnh đang trên đà phát triển. Ông biết trước sớm muộn gì rồi Trung Quốc cũng sẽ sang xâm chiếm nước ta. Vì vậy mà muốn cắt đứt sợi liên lạc giữa bộ phận quan ăn bám với nhà vua chỉ còn cách ông phải lật đổ vương triều Trần. Muốn giúp đồng bào thoát khỏi nghèo đói ông đã có những chính sách mới trong kinh tế, muốn đẩy lùi âm mưu xâm lược của giặc phương Bắc ông đã đưa ra những cải tiến trong quân sự.. Tất cả những chính sách đó được ông thi hành trong một cuộc cải cách bắt đầu từ giữa năm 1395, khi ông còn làm quan trong triều Trần.
Trong cuộc cải cách của mình ông đã thi hành hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục, quân sự. Có những cái đã thi hành và thu được kết quả khả quan, có những cái mà đang còn trong thời gian kiểm nghiệm. Nhưng đánh giá chung thì những tư tưởng, chính sách cải cách của ông là tiến bộ mà đến đới sau thực hiện đã thu được thành công trọn vẹn.
Về cải cách kinh tế, ông thi hành chính sách hạn điền, đo đạc ruộng đất, phát hành tiền giấy. Nhằm hạn chế chiếm hữu lớn về tư liệu sản xuất và sức lao động của quý tộc phong kiến và cải thiện nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu lúc bấy giờ.
Về cải cách chính trị, có thể nói cuộc "đảo chính cung đình" giành lấy ngôi vua từ tay họ Trần sang họ Hồ là việc làm táo bạo và triệt để nhất trong quá trình cải cách chính trị của Hồ Quý Ly. Chiếm được chính quyền, ông tiếp tục đề ra những biện pháp nhằm dựng dậy Nhà nước quân chủ bằng cách: Tinh giản bộ máy hành chính, tuyển chọn quan lại dựa vào năng lực và trí tuệ thông qua thi cử…ổn định trật tự xã hội, có chính sách mềm dẻo với kẻ thù để có thời gian chuẩn bị quốc phòng đối phó với âm mưu xâm lược của kẻ thù.
Trong cải cách xã hội ông thi hành chính sách hạn nô nhằm đánh vào tôn thất quý tộc Trần, làm giảm một mức số lượng đáng kể nông nô, nô tì trong các điền trang thái ấp. Ngoài ra ông còn có chính sách "tích cốc phòng cơ" tạo sự bình ổn về lương thực trong xã hội, chăm lo y tế, có chính sách ưu tiên đối với người già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.
Về cải cách giáo dục văn hóa, khuyến khích sử dụng chữ Nôm, phát huy tác dụng của Nho giáo, hạn chế Phật giáo, ban hành chính sách khuyến học, cải tiến trong thi cử, mở rộng khoa thi kén chọn người tài.
Về cải cách về quân sự, lập sổ hộ tịch nhằm điểm binh càng nhiều, xét duyệt quân ngũ, chọn tráng đinh, cho người nghèo xung vào quân trợ dịch, đóng thuyền đinh sắt nhằm canh giữ bờ biển và vùng cửa sông, xây dựng thêm thành trì mới, chế tạo súng thần công…
Nhìn chung cải cách của Hồ Quý Ly là toàn diện, lấy kinh tế - xã hội làm trọng tâm.
Những tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly đã thể hiện một tư duy mới, một tinh thần dân tộc tự lực tự cường, một tình yêu nước thương dân, đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử đang đặt ra. Cần phải có một cuộc cải cách để làm thay đổi hoàn cảnh đất nước, để bảo vệ chủ quyền và phát triển dân tộc.
2.3. TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
Nghiên cứu những tài liệu lịch sử, những bài hội thảo khoa học và nhiều công trình nghiên cứu của các sử gia cho chúng ta thấy những tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly tương đối toàn diện. Bao gồm các vấn đề từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa giáo dục, an ninh quốc phòng…tất cả đều rất thiết thực và cần thiết cho xã hội ta lúc bây giờ.
Trong tất cả các vấn đề trên, Hồ Quý Ly tập trung chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế, xã hội. Bởi vì lúc này những mâu thuẫn, khủng hoảng trong xã hội Trần là trong lĩnh vực kinh tế xã hội là chủ yếu. Chúng ta có thể lược khảo những vấn đề ông đưa ra thực hiện cải cách trong công cuộc của ông như sau:
Tháng 4 năm 1396 bắt đầu phát hành tiền giấy, đây là một cải cách hoàn toàn mới lần đầu tiên được thực hiện ở Đại Việt. Tháng 6 năm 1397 đưa ra chính sách hạn điền nhằm đánh vào quyền uy chính trị của phong kiến quý tộc. Năm 1400, ngay sau khi lên ngôi Quý Ly đã ban hành chính sách thuế khóa. Năm 1401 đưa ra chính sách hạn nô và thống kê dân số. Năm 1392 khuyến khích học chữ Nôm và phát huy tác dụng của Nho giáo, làm sách Minh Đạo. Năm 1395 dịch thiên "Vô dật", năm 1397 ban hành chính sách khuyến học, năm 1400 cải tiến thi cử kén chọn người tài. Năm 1401 lập sổ hộ tịch bổ sung quan nô vào quân điền tiện. Năm 1403 đưa người không có ruộng mà có của đến Thăng Hoa, biến chế thành quân ngũ. Năm 1405, chấn chỉnh lại tổ chức quân đội. Năm 1406, bổ thêm hương quân, lấy người có phẩm tước tạm trông coi. Năm 1405 chế tạo ra súng thần cơ và hỏa pháo.
Từ những những chính sách cải cách của ông đưa ra chúng ta có thể đi vào tìm hiểu rõ hơn về công cuộc cải cách của ông trên các phương diện: mục tiêu của cuộc cải cách, phương pháp cải cách và nội dung cụ thể của công cuộc cải cách mà ông đã tiến hành.
2.3.1. Mục tiêu của cải cách
Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nước ta lúc bấy giờ mà Hồ Quý Ly đã tiến hành công cuộc cải cách. Nhìn vào những trang sử viết lại những chính sách cụ thể của ông đưa ra trong tất cả các lĩnh vực của xã hội lúc bấy giờ cho chúng ta thấy mục tiêu của công cuộc cải cách đó là: Thay thế một thể chế chính trị quân chủ tập quyền đang suy đồi, rệu rã bằng chế độ quân chủ quan liêu. phát triển nền kinh tế nước nhà trên cơ sở tự lực tự cường để ổn định đời sống cho dân chúng lúc này đang cùng cực đói kèm nhằm ổn định đời sống và sự công bằng cho dân chúng. Với một nền văn hóa tư tưởng ổn định lấy Nho giáo làm quốc giáo. Với một nền quân sự vững mạnh chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống lại quân phương Bắc đang nhòm ngó xâm chiếm nước nhà.
Trên cơ sở mục tiêu chung của cuộc cải cách, chúng ta đi vào phân tích mục tiêu của từng lĩnh vực cụ thể trong công cuộc cải cách của ông.
Trong lĩnh vực chính trị việc lật đổ ngôi vua từ họ Trần sang tay họ Hồ, hầu hết các sử gia phong kiến đều lên án. Nhưng suy cho cùng, hơn ai hết ông là người hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự thối nát của nhà Trần. Ông giành lấy ngôi vua là cách duy nhất để lập triều đại mới, qua đó đẩy nhanh quá trình cải cách của mình một cách có hiệu quả. Trong nước trở ngại lớn nhất đối với công cuộc cải cách của ông chính là vương tôn quý tộc nhà Trần, những thế lực ủng hộ triều đình và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối ren, thối nát. Bên ngoài nguy cơ Nam tiến của nhà Minh đang tới gần, trong tình thế như vậy chỉ có giành lấy ngôi vua mới có thể cắt đứt sợi dây liên hệ của nhà vua và bọn quan lại ăn chơi, trễ nải công việc. Chỉ làm như vậy ông mới có thể vực đất nước đứng lên tự lực, tự cường phát triển và chống lại giặc ngoại xâm.
Như vậy, việc tiếm ngôi của Hồ Quý Ly cuối cùng là nhằm mục đích thực hiện thành công cải cách,vực đất nước khỏi tình trạng khó khăn. Nếu so sánh với việc nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý (1069 - 1225) khi mà triều đình nhà Lý đã quá thối nát, phải lập nên triều Trần, giải quyết những khó khăn của đất nước, thực tế chỉ khác nhau một chút về thời gian và cách thức còn bản chất thì giống nhau.
Thực hiện cải cách trên lĩnh vực chính trị, Hồ Quý Ly nhằm đạt được mục tiêu cơ bản: từng bước loại bỏ tầng lớp quý tộc Trần, chuyển dần từ chế độ quân chủ quý tộc tôn thất sang chế độ quân chủ quan liêu; thực thi chế độ cai trị mang tính pháp trị rõ nét hơn. Ông mong mỏi nhanh chóng ổn định tình hình đất nước để đối phó hữu hiệu với nạn ngoại xâm từ hai đầu của đất nước. Bên cạnh đó có thể hạn chế đi đến xóa bỏ thế lực chính trị và kinh tế của tầng lớp quý tộc Trần, kể cả quý tộc quan tước và quý tộc không quan tước. Phát triển xu hướng tư hữu hóa trong một giới hạn nhất định, thể hiện qua chính sách hạn điền, hạn nô và tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương, nhằm xây dựng một thiết chế chính trị ổn định, có nề nếp và quy củ hơn.
Mục tiêu đặt ra để thực hiện là tiến bộ, nhưng cái đích cuối cùng để đạt được lại có nhiều hạn chế. Phải chăng là do phương pháp thực hiện có nhiều khuyết điểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan TN.doc
- Muc luc.doc