MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG I 5
TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI VÀ YỂM TRỢ TRONG MARKETING INTERNET 5
I. Sự ra đời và phát triển của Marketing Internet 5
1. Sự ra đời và phát triển mạng Internet 5
2. Sự ra đời và phát triển của Marketing Internet trên thế giới 6
II. Chiến lược phân phối trong Marketing Internet. 14
1. Khái niệm phân phối trong Marketing Internet 14
2. Vị trí của chiến lược phân phối trong Marketing Internet 14
3. Chức năng của các kênh phân phối trong Marketing Internet 15
4. Phương thức phân phối trong Marketing Internet 17
5. Những dòng lưu chuyển trong Marketing Internet 18
III. Chiến lược yểm trợ trong Marketing Internet 20
1. Khái niệm yểm trợ trong Marketing Internet 20
2. Một số công cụ chủ yếu được sử dụng trong chiến lược yểm trợ trực tuyến 21
3. Kênh truyền thông trong Marketing Internet 23
4. Chức năng của chiến lược yểm trợ trong Marketing Internet 24
IV. Lợi ích của ứng dụng Marketing Internet trong chiến lược phân
phối và yểm trợ 26
1. Đáp ứng tốt hơn những nhu cầu đặc biệt của khách hàng 26
2. Đa dạng hoá và nâng cao mối quan hệ với khách hàng. 27
3. Tiết kiệm chi phí thấp nhất 27
4. Mở rộng không gian thị trường (Market place) 28
5. Cung cấp thông tin cho khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu
quả 29
6. Nắm được thông tin phong phú, hấp dẫn 29
7. Thúc đẩy nhanh hơn việc tiêu thụ sản phẩm 30
8. Đo lường được hiệu quả quảng cáo 30
9. Xây dựng và củng cố nhãn hiệu 31
CHƯƠNG II 32
TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG MARKETING INTERNET TRONG CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI VÀ YỂM TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 32
I- Sự cần thiết phải kinh doanh theo định hướng Marketing nói chung
và Marketing internet nói riêng 32
1.Sự cần thiết phải kinh doanh theo định hướng Marketing 32
2.Sự cần thiết phải kinh doanh theo định hướng Marketing Internet 32
II- Tình hình ứng dụng Marketing Internet vào chiến lược phân phối
và yểm trợ của doanh nghiệp Việt Nam 33
1. Thực trạng phát triển Internet ở Việt Nam 33
2. Những hoạt động chủ yếu của Marketing Internet ở Việt Nam 34
3.Tình hình thực hiện chiến lược phân phối và yểm trợ trong Marketing Internet của Doanh nghiệp Việt Nam 36
4 Mô hình doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng thành công Marketing Internet 38
III- Những khó khăn và cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam khi
ứng dụng Marketing Internet trong chiến lược phân phối và yểm trợ 40
1. Những khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam 40
2. Những cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam trong ứng dụng và
phát triển Marketing Internet 53
CHƯƠNG III 58
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG MARKETING INTERNET TRONG CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI VÀ YỂM TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 58
I. Định hướng đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Marketing Internet
đến 2010 58
1. Dự báo kinh tế Thế giới và Việt Nam những năm tới 58
2. Định hướng ứng dụng và phát triển Marketing Internet tại Việt Nam 60
II. Những giải pháp chủ yếu phát triển Marketing Internet của các
doanh nghiệp Việt Nam 63
1. Thiết lập và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cấp doanh nghiệp 63
2. Đào tạo đội ngũ chuyên môn về công nghệ Internet và Marketing 65
3.Giải pháp kế hoạch hoá chiến lược Marketing Internet trong phân
phối và yểm trợ của các doanh nghiệp Việt Nam 67
III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước trong việc đẩy mạnh ứng
dụng Marketing Internet trong chiến lược phân phối và yểm trợ
của Doanh nghiệp Việt Nam 81
1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin ở cấp vĩ mô 81
2. Quy hoạch chiến lược đào tạo cán bộ Marketing và Công nghệ thông tin 82
3. Củng cố môi trường kinh tế, pháp lý 83
4. Phổ cập Internet tới đông đảo quần chúng 85
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng Marketing Internet trong chiến lược phân phối và yểm trợ của doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mại ra đời năm 1997 đã công nhận giá trị pháp lý của các giao dịch trong thương mại điện tử nhưng các vấn đề như luật pháp về giá trị pháp lý, tính xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử, về chống xâm nhập trái phép vào các dữ liệu, về quyền sở hữu trí tuệ ... trong ứng dụng Internet chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản luật nói chung. Hiệu lực thi hành và hiệu lực điều chỉnh của các luật đã ban hành còn thấp ngay cả khi nền kinh tế và các hoạt động thương mại được vận hành chủ yếu qua các giấy tờ, văn bản. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước chỉ có thể tham gia vào các giao dịch điện tử khi họ được đảm bảo rằng hệ thống pháp luật Việt Nam hỗ trợ và công nhận các hoạt động giao dịch, buôn bán ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.
1.1.3. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông
Công nghệ thông tin ( information technology) gồm hai nhánh: tính toán (computing, cũng gọi là nhánh máy tính), và truyền thông ( communications) trên cơ sở của một nền công nghiệp điện lực vững mạnh, là nền tảng cho của “ kinh tế số hoá” nói chung và “thương mại điện tử” nói riêng.
Về công nghệ tính toán, Việt Nam đã biết đến máy tính điện tử từ năm 1968 khi chiếc máy tính đầu tiên do Liên Xô viện trợ được lắp đặt tại Hà Nội. Trong những năm 1970 ở phía Nam cũng có sử dụng một số máy tính lớn của Mỹ, tới cuối năm 1970 cả nước có khoảng 40 dàn máy tính vạn năng thuộc các dòng Minsk và ES ở Hà Nội và IBM 360 ở thành phố Hồ Chí Minh.
Đầu những năm 1980, máy vi tính bắt đầu được nhập khẩu vào Việt Nam, mở đầu cho một thời kỳ phát triển nhanh việc tin học hoá trong nước, từ năm 1995 là năm bắt đầu triển khai Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin, cũng là lúc các công ty hàng đầu thế giới như IBM, Compaq, HP... bắt đầu tham gia thị trường Việt Nam, lượng máy vi tính nhập khẩu tăng với tốc độ 50% mỗi năm.
Tới năm 1993, gần 99% máy vi tính nằm trong các cơ quan nhà nước, hiện nay sự phân bổ này đã thay đổi. Số lượng máy tính nằm trong các doanh nghiệp và các gia đình đã tăng lên. Tuy nhiên, do còn nhiều máy nhập từ trước thuộc thế hệ cũ cho nên số lượng máy còn hoạt động được và được sử dụng thường xuyên. Theo số liệu của viện thống kê của UNESCO năm 2000 tỷ lệ trang bị máy tính ở Việt Nam là 8,8 máy trên 1000 dân. Đây là con số rất thấp nếu so với một số nước trong khu vực như Singapore là 483,1 và Philippin là 19,3 như theo bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: So sánh tỷ lệ trang bị máy tính và sử dụng Internet của các nước năm 2000
Quốc gia
Số máy tính trên 1000 dân
Số người sử dụng Internet (nghìn)
Việt Nam
8,8
200
Trung Quốc
15,9
22.500
Malaysia
103,1
3.700
Indonesia
9,9
2.000
Philippines
19,3
2.000
Singapore
483,1
1.200
Nguồn: *UNESCO's Institute for Statistic - 2002 World Development Indicator [73]
*International Telecommunication Union- World Telecommunication Development Report 2001 [74]
Bên cạnh đó, cường độ sử dụng máy tính ở Việt Nam còn thấp, đa số máy tính trong các cơ quan, doanh nghiệp được sử dụng như một máy chữ để làm việc với các văn bản. Hơn nữa, trang bị công nghệ thông tin mất cân đối, phần cứng chiếm tới hơn 70% tổng chi phí mặc dù tỷ lệ cho phần mềm phải đạt khoảng 60% tổng chi phí mới hợp lý.
Ngành truyền thông Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng tới hơn 70%/năm. Năm 1992 có 45 triệu phút đàm thoại, năm 1996 đã lên 300 triệu phút. Liên lạc viễn thông qua vệ tinh đã được ứng dụng, sử dụng vệ tinh thuê của các nước ngoài (đã có chương trình thuê phóng một vệ tinh riêng). Năm 1993, Tổng cục Bưu chính viễn thông thiết lập một mạng toàn quốc truyền dữ liệu trên X.25, gọi là mạng VIETPAC, nối 32 tỉnh và thành phố (một nửa số tỉnh thành cả nước) tuy nhiên mạng này không đủ đáp ứng nhu cầu truyền dữ liệu ngày càng tăng, nên gần đây Tổng cục đã phát triển một mạng khung toàn quốc tên là VNN nối với Internet và các mạng nội bộ của các cơ quan nhà nước và tư nhân. Nhờ các mạng nội bộ và mạng quốc gia, công việc quản lý của một số ngành đã được tin học hoá ví dụ như Bộ tài chính đã có thể nhận được thông tin hàng ngày từ các điểm thu thuế của tất cả các tỉnh thành trên và thành phố trong cả nước. Tuy vậy, tính tin cậy của truyền thông Việt Nam còn thấp, và chi phí còn rất cao so với mức sống trung bình của người dân. Số điện thoại trên 1000 dân ở Việt Nam trong năm 2000 mới đạt 4,23 và năm 2001 là 5,44 máy. Ngay ở thủ đô Hà Nội, con số này cũng chỉ đạt vào khoảng 100 máy.
Ngành điện lực vốn là nền của hai nhánh tính toán và truyền thông cũng đang gặp khó khăn, những năm gần đây tiêu thụ điện toàn quốc tăng khoảng 15%/năm, trước đây dự tính sẽ thừa điện, phải xuất khẩu, nay đã ở tình trạng thiếu điện (nhất là vào mùa khô, vì gần 70% sản lượng điện là từ nguồn thuỷ điện), năm 1999 thiếu hụt tới 400 triệu kwh (vì hạn nặng), năm 2001 theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng sản lượng điện năng sản xuất tăng lên 26,53 tỷ Kwh (tương đương 12,6%) nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Giá điện đang ngày một tăng gây khó khăn cho các đối tượng sử dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, dẫn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này bị giảm sút.
Tổng hợp các vấn đề trên, chúng ta thấy Việt Nam vẫn chưa có đủ điều kiện thuận lợi để có thể phát triển công tin học, công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông. Theo số liệu điều tra của tổ chức EIU/Pyramid, Việt Nam mới chỉ đứng ở vị trí thứ 58 trong số những quốc gia được điều tra về mức độ sẵn sàng trong việc ứng dụng, phát triển thương mại điện tử và đứng ở trong nhóm những nước chậm tiến. Tổ chức này sắp xếp mức độ sẵn sàng của các nước được điều tra thành 4 nhóm là nhóm các nước đi đầu, nhóm các nước triển vọng, nhóm các nước đi sau và nhóm các nước chậm tiến. Đứng đầu trong danh sách này vẫn là Mỹ, tiếp đến là úc, Anh, Canada. Trong số những nước thuộc tổ chức ASEAN, Singapore đứng ở vị trí đầu với vị trí số 7 trong bảng xếp hạng trong nhóm các nước đi đầu. Tiếp đến là Malaysia ở vị trí thứ 33 trong nhóm những nước đi sau. Một phần của bảng xếp hàng này được trình bày như dưới đây:
Bảng 3: Bảng xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển thương mại điện tử của các nước
Thứ hạng
Quốc gia
Nhóm
Thứ hạng
Quốc gia
Nhóm
1
Mỹ
Đi đầu
13
Hồng Kông
Đi đầu
2
úc
Đi đầu
33
Malaysia
Đi sau
3
Anh
Đi đầu
39
Philippines
Đi sau
4
Canađa
Đi đầu
46
Thái Lan
Đi sau
5
Nauy
Đi đầu
49
Trung Quốc
Chậm tiến
6
Thuỵ Điển
Đi đầu
54
Inđonêsia
Chậm tiến
7
Singapore
Đi đầu
58
Việt Nam
Chậm tiến
Nguồn: EIU/Pyramid [70]
1.1.4. Cơ sở hạ tầng nhân khẩu
Việt Nam là một nước có cơ cấu dân số trẻ, tốc độ phát triển dân số nhanh. Sự bùng nổ dân số vẫn là mối lo ngại đối với chính phủ Việt Nam. Hiện nay dân số Việt Nam vào khoảng 76,3 triệu người, mật độ dân số đông, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố HCM...và dân số thế giới hiện nay cũng vào khoảng trên 6,2 tỷ người. Sự bùng nổ dân số thế giới là một mối lo chủ yếu của các chính phủ và các tổ chức khác nhau trên thế giới. Sự phát triển dân số ở Việt Nam và trên thế giới làm cho sức tiêu dùng của dân cư tăng lên tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng.
Bên cạnh đó trình độ học vấn của người dân Việt Nam mặc dù đang từng bước được cải thiện, số lao động trí óc tăng lên nhưng số lao động phổ thông vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Đây là một hạn chế cho việc phát triển khả năng ứng dụng mạng Internet tại nước ta. ở Việt Nam hiện nay, phần lớn đối tượng sử dụng Internet là các thương gia, các doanh nghiệp, hoặc những người có nhu cầu bắt buộc. Ngoài ra có một bộ phận nhỏ truy cập với mục đích giải trí, thư giãn...trong đó chủ yếu là các hoạt động khai thác một chiều. Internet chưa thực sự trở nên quen thuộc đối với phần lớn người Việt Nam. Có thể thấy được điều này qua một số nguyên nhân sau:
- Kinh phí vào mạng ở Việt Nam cao so với mức thu nhập bình quân của người dân. Cước phí bưu điện đặc biệt là cước phí điện thoại nổi tiếng là đắt đỏ trên thế giới. Thêm vào đó, số tiền bỏ ra để có một máy tính, một modem kết nối không phải là nhỏ, chưa kể đến tiền thuê bao người sử dụng phải trả hàng tháng và một số tiền không nhỏ cho các thiết bị phụ trợ và nâng cấp.
- Gần 80% người dân Việt Nam sống ở khu vực nông thôn và đây là khu vực có mức sống thấp, trang thiết bị lạc hậu. Do đó, có ít người nghĩ tới việc truy cập Internet, bởi thực sự nó không liên quan gì nhiều tới công việc và cuộc sống của họ.
1.1.5. Cơ sở hạ tầng chính trị xã hội
Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã chuyển một bước đáng kể sang hướng mở cửa nền kinh tế. Tuy nhiên, là một nước XHCN, do sự chi phối của các hoàn cảnh lịch sử, các thế lực thù địch luôn tiếp tục các hoạt động chống phá mà Internet là một phương tiện rất thuận lợi cho hoạt động này. Từ năm 1996, Nhà nước Việt Nam đã phải có chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, quản lý, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch dùng phương tiện thông tin điện tử để chống phá, trong đó đề cập tới các phưong tiện điện thoại, FAX, kênh truyền hình TVRO, kết nối thông tin Internet và các hoạt động mua bán, trao đổi thông tin giữa các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam còn phải có sự đề phòng chống tác hại của phim ảnh không lành mạnh, các lối sống xa lạ với bản sắc của Việt Nam được truyền qua mạng và nay đã bắt đầu tác động vào một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên. Hơn nữa, về cách sống và làm việc, đa số các hoạt động trao đổi thông tin, giao dịch... còn thực hiện qua giấy tờ, mua sắm hàng hoá phải qua các giác quan thử nghiệm, thanh toán bằng tiền mặt. Về mặt xã hội, con người Việt Nam chưa xây dựng được một tác phong làm việc theo nhóm ở tầm toàn xã hội và quốc tế, chưa có lối sống theo pháp luật chặt chẽ, chưa có thói quen công nghiệp và tiêu chuẩn hoá. Những đặc điểm trên cho thấy, môi trường để hình thành cho một nền kinh tế với sự ứng dụng triệt để công nghệ thông tin hiện đại, nền kinh tế số hoá nói chung hay thương mại điện tử nói riêng chưa thực sự được hình thành ở Việt Nam. Đây là một rào cản cho sự phát triển của các hoạt động kinh tế và thương mại điện tử tại Việt Nam.
1.1.6. Cơ sơ hạ tầng nhân lực
Năm 1980 trở về trước, Việt Nam chưa có đội ngũ chuyên gia tin học được đào tạo trong nước vì thời gian đó các trường đại học tại Việt Nam đều không có khoa tin học. Chỉ đến năm 1980, một số trường đại học đã mở khoa tin học nhằm đào tạo và xây dựng đội ngũ chuyên gia Công nghệ thông tin phục vụ cho việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Theo con số thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì số chuyên gia tin học hiện nay của Việt Nam vào khoảng 25 nghìn người có trình độ kiến thức cao, số lượng đào tạo từ các trường đại học vào khoảng 4 nghìn sinh viên mỗi năm [55]. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, con số này thực sự còn rất nhỏ xét theo tỷ lệ dân số. Ngoài ra, nếu tính tới đội ngũ Việt kiều làm tin học, con số này ước tính trên 50 nghìn người, đây là một đội ngũ có trình độ cao và rất cao (nhất là những người ở Mỹ, Pháp, Canađa), một số là các chuyên gia đầu đàn của các tổ chức tin học thế giới. Đa số đều có nguyện vọng được đóng góp cho đất nước nhưng còn gặp trở ngại do chủ trương và cơ chế của Nhà nước Việt Nam chưa thực sự rõ ràng.
Nhận định chung về đội ngũ tin học Việt Nam là thông minh, sắc sảo và sáng tạo, đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm song lực lượng này hiện nay lại chưa đông đảo và chưa được tập hợp thành một hệ thống do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất là, chương trình đào tạo tại các trường, các trung tâm đào tạo thiếu đồng bộ, thiếu tính liên thông giữa các cấp, các trình độ. Sự khác biệt giữa các trường ở cùng một trình độ dẫn đến chất lượng không đồng đều.
Thứ hai là, chương trình giảng dạy còn nặng về lý thuyết, chưa có chương trình đào tạo chính thức về phát triển phần mềm và phát triển ứng dụng Internet trong hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, trang thiết bị dùng cho đào tạo tin học thiếu và chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả khai thác thiết bị thấp. Đồng thời cước phí truy cập Internet cao cũng hạn chế khả năng thực hành và ứng dụng của người sử dụng.
Thứ ba là, quy mô đào tạo tăng khá nhanh, vượt quá khả năng đảm bảo chất lượng của các trường. Điều này gây ra tình trạng số người nhận được bằng hay chứng chỉ Công nghệ thông tin thì nhiều mà lượng người thực sự có khả năng làm việc lại không đủ.
Thứ tư là, thiếu giảng viên, cả về số lượng và chất lượng.
Thứ năm là, chưa đầu tư tài chính cân xứng với nhu cầu dạy và học tin học rất lớn trên cả nước. Cả nước hiện có xấp xỉ 18 triệu học sinh phổ thông, 180.000 học sinh trung học chuyên nghiệp và 900.000 sinh viên trong khi ngân sách đầu tư cho công tác này lại rất nhỏ.
Thứ sáu là, công tác quản lý của Nhà nước vẫn chưa thống nhất được chuẩn tối thiểu cho chương trình, nội dung đào tạo cho từng trình độ đồng thời chưa có tiêu chí về quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng, chưa có biện pháp hiệu quả quản lý và đánh giá chất lượng đào tạo tại các trường, các trung tâm giáo dục.
Một yếu tố quan trọng khác trong cơ sở hạ tầng nhân lực cho Công nghệ thông tin là dân chúng. Mặc dù Việt Nam là nước đông dân thứ 2 ở Đông Nam á, song tỷ lệ người biết đến Internet lại quá ít ỏi. Hiện nay, tỷ lệ này vào khoảng 20/1000 người trong khi đó so với một nước có trình độ phát triển Công nghệ thông tin ở mức trung bình trong khu vực là Brunei, tỷ lệ này là 1/10 . Hơn nữa, khoảng cách giữa việc biết sử dụng máy tính với việc khai thác các ứng dụng của Internet là rất lớn. Tại nhiều cơ quan, xí nghiệp, phần lớn cán bộ, nhân viên chưa từng dùng máy tính, những người được coi là biết sử dụng máy thực tế cũng chỉ dừng lại ở cấp độ thấp. Một số cá nhân, công ty đã kết nối Internet nhưng hiệu quả sử dụng còn kém, chủ yếu chỉ dừng lại ở cấp độ sử dụng e-mail và giải trí, một phần là do chưa có kỹ năng sử dụng Internet, một phần do trình độ tiếng Anh còn nhiều hạn chế.
1.1.7. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn yếu
Mặc dù năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể, song trong môi trường toàn cầu hoá, chuyển sang kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trạng thái kinh tế xuất phát cho giai đoạn mới của Việt Nam cho thấy một khoảng cách lớn giữa năng lực phát triển kinh tế và các đòi hỏi phát triển gay gắt đang đặt ra.
Sự yếu kém của nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ yếu kém của bản thân chính doanh nghiệp Việt Nam, dự thảo chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001-2010 trình Quốc hội lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh: "... nền kinh tế nước ta còn kém hiệu quả và sức cạnh tranh..."
Năng lực cạnh tranh là một chỉ số tổng hợp, phản ánh tập trung tình trạng khó khăn của nền kinh tế nước ta khi bước vào giai đoạn mới hiện nay. Trong áp lực hội nhập gia tăng mạnh, nền kinh tế nước ta càng bộc lộ rõ hơn sự yếu kém trầm trọng trong năng lực cạnh tranh quốc tế. Tổ chức Diễn đàn kinh tế đã nghiên cứu và đưa ra một hệ thống 8 nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh để đánh giá khả năng cạnh tranh của các quốc gia. Trong bảng xếp hạng này, thứ hạng của Việt Nam là rất thấp so với các nước trong khu vực cũng như với các nền kinh tế chuyển đổi. Trong năm 2000, Việt Nam không có tên trong danh sách xếp hạng. Tuy nhiên, một kiểu xếp hạng tương tự của Economic Intelligent Unit cho thấy khả năng cạnh tranh của nước ta kém xa các nước trong khu vực ...
Bảng 4: Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của 60 nước chọn lọc
Nước
1996
1998
2000*
Hàn Quốc
21
22
26
Thái Lan
18
30
27
Malaysia
9
16
32
Philippines
34
33
35
Indonesia
15
37
40
ấn Độ
45
53
45
Trung Quốc
29
32
46
Việt Nam
49
48
52
Nguồn: World Competitiveness Report & EIU 2000[ 65]
(*): Xếp hạng của "Economic Intelligent Unit" [ 1]
Sức cạnh tranh thấp là hậu quả của các yếu tố nội tại của bản thân nền kinh tế nước ta dưới tác động của hàng loạt chính sách và giải pháp cũng như của sự tác động bất lợi từ bên ngoài (khủng hoảng tài chính-tiền tệ, áp lực cạnh tranh từ các nước trong khu vực...). Trong khi đó, sức cạnh tranh lại là yếu tố hàng đầu của toàn bộ quá trình phát triển và hội nhập kinh tế. Chính vì vậy Việt Nam và đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam cần có chương trình phân tích và đánh giá cụ thể tình trạng thực tế, nguyên nhân, đặc điểm và xu hướng của năng lực cạnh tranh trong quan hệ so sánh với các doanh nghiệp khác và với các nước trong khu vực và trên Thế giới.
1.2. Môi trường vi mô
1.2.1. Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu các chuyên gia giỏi về công nghệ mạng và công nghệ thông tin
Hiện nay các chuyên gia công nghệ thông tin của Việt Nam chủ yếu đựoc đào tạo từ các trung tâm khoa học kỹ thuật lớn như tại các khoa tin học của các trường đại học như Đại học Bách Khoa, Đại học Tổng Hợp, Đại học khoa học kỹ thuật, viện Đại học mở.... Tuy nhiên với lực lượng sinh viên ra trường vào khoảng 4000 sinh viên mỗi năm thì vẫn không đủ nhu cầu về cán bộ công nghệ thông tin cho khoảng 30.000 doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Trung bình theo tính toán của tập đoàn Forrester Reseach thì số lượng chuyên viên về mạng, về công nghệ tin học cần thiết cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ muốn ứng dụng Internet vào hoạt động sản xuất kinh doanh là 6 người. Vậy nếu xét về số lượng, hệ thống giáo dục của nước ta vẫn chưa đảm bảo về nhu cầu. Chính vì thực tế trên nên hiện nay rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải đi thuê thiết kế và quản lý trang web của mình dẫn đến không đảm bảo được chất lượng hoạt động Marketing Internet của mình.
Một điều cần lưu ý nữa là không phải tất cả các sinh viên ra trường đều có thể đảm bảo làm việc có hiệu quả ngay. Nguyên nhân là do cách thức giảng dạy tại các trường Đại học của nước ta hiện nay chủ yếu nghiêng về lý thuyết, các sinh viên không có cơ hội thực tập nên khi ra trường các sinh viên này không thể làm việc được ngay mà phải qua đào tạo lại. Đồng thời không phải tất cả các sinh viên này đều làm việc cho các doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp này phát triển và ứng dụng mạng Internet mà phần lớn trong số họ làm việc cho các doanh nghiệp chuyên mua bán các sản phẩm điện tử và tin học. Điều này gây nên tình trạng vừa thừa vừa thiếu các kỹ sư công nghệ tin học tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
1.2.2. Mạng lưới phân phối bán hàng và quan hệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu
Cùng với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên năng động hơn và thích nghi hơn với môi trường kinh doanh mới. Tuy nhiên trong công tác phục vụ khách hàng, khâu phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu. Nhìn một cách tổng thể chỉ có một số ít các doanh nghiệp lớn trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh là có mạng lưới phân phối và quan hệ rộng khắp và hiệu quả, công ty Unilever Việt Nam là một ví dụ, còn lại hầu hết các doanh nghiệp đều không có hệ thống bán hàng và phân phối phù hợp đủ đáp ứng yêu cầu cũng như mối quan hệ của các doanh nghiệp còn yếu. Hoạt động phân phối của các doanh nghiệp này chủ yếu được tiến hành qua các khâu trung gian theo hình thức mua đứt bán đoạn. Điều này dẫn đến tình trạng là doanh nghiệp không kiểm soát được chất lượng công tác phân phối mang hàng hoá đến người tiêu dùng. Ngoài ra, trong một số lĩnh vực các doanh nghiệp không những không kiểm soát, nắm bắt được chất lượng khâu phân phối mà còn không gây dựng được hình ảnh về sản phẩm, về bản thân doanh nghiệp ở phạm vi rộng. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này chủ yếu gia công hàng hoá và phải sử dụng nhãn hiệu của một công ty khác. Một số doanh nghiệp sản xuất giày dép, may mặc là một ví dụ điển hình. Sản phẩm quần áo mang nhãn hiệu Adidas được bày bán ở Việt Nam phần lớn được sản xuất ở Việt Nam do các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành nhưng cả tên nhà máy sản xuất và tên sản phẩm của doanh nghiệp đều không xuất hiện trên nhãn mác của sản phẩm Adidas.
Để khắc phục được tình trạng này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động hơn, năng động hơn trong việc phục vụ khách hàng nhằm tạo dựng và duy trì uy tín và hình ảnh của mình. Các giải pháp cụ thể tác giả xin được nêu chi tiết ở chương III.
1.2.3. Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu nguồn lưc tài chính cho chiến lược phân phối và xúc tiến bán hàng
Nguồn lực vật chất và tài chính của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn tự có và nguồn vốn đi vay. Nguồn vốn này được phân bổ cho các hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động phân phối và yểm trợ hay xúc tiến bán hàng hoặc xúc tiến thương mại.
Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp là giá trị thực có của doanh nghiệp, nó là một bộ phận quan trọng thể hiện hình thức tìên tệ nằm trong tổng vốn hoạt động của doanh nghiệp. Vốn tự có càng lớn, doanh nghiệp càng giảm được chi phí đầu vào mà vẫn mở rộng được quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngược lại, vốn tự có của doanh nghiệp càng ít thì rủi ro trong kinh doanh càng lớn, chi phí phảI trả vốn đi vay làm giảm một phần quan trọng thu nhập của doanh nghiệp.
Vốn tự có của doanh nghiệp Việt Nam thường đựơc tạo ra từ ngân sách Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước, vốn riêng của chủ doanh nghiệp, vốn đóng góp của cổ đông, bạn bè... đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay xét về số lượng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn tự có của các doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 5-10% vốn luân chuyển của doanh nghiệp, đây là một bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, theo hệ quả trên tỷ lệ phân bổ vốn tự có cho các hoạt động phân phối và xúc tiến của các doanh nghiệp là rất thấp.
Đối với nguồn vốn đi vay, theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, có tới 75% doanh nghiệp Việt Nam có vốn dưới 50 triệu đồng, chỉ có khoảng 1/3 số doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được vốn trong đó 20% là vốn vay ngân hàng, còn lại là từ các nguồn vốn vay không chính thức với tỷ lệ lãi suất cao, thời hạn tín dụng ngắn. Mặt khác để có thể mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh với lượng vốn tự có không đủ đáp ứng các doanh nghiệp phải đi vay vốn rất nhiều trong đó chủ yếu là các nguồn vốn vay không chính thức. Chính vì lãi suất phải trả cao nên phần lãi thu được không đáng kể do vây khi phân bổ lợi nhuận thì tỷ lệ phân bổ cho hoạt đông phân phối và yểm trợ là rất thấp.
1.2.4. Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin thương mại
Hoạt động Marketing nói chung và hoạt động Marketing Internet nói riêng đều xuất phát từ nhu cầu của khách hàng đối với doanh nghiệp. ở Việt Nam hiện nay, hiểu biết về thị trường của các doanh nghiệp có thể nói là rất kém. Nguyên nhân của điều này là do doanh nghiệp không có đầy đủ thông tin từ thị trường, từ khách hàng. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường- một nền kinh tế mà giữa các thành phần của nó có sự cạnh tranh rất khốc liệt nhưng bản thân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự hoà nhập vào xu hướng này. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn tính bao cấp, không chủ động trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường mà chủ yếu duy trì hoạt động của mình thông qua các mối quan hệ cũ, truyền thống với các sản phẩm hiện hữu của mình.
Bên cạnh sự thiếu chủ động của các doanh nghiệp VIệt Nam, sự thiếu hụt các biện pháp xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan quản lý vĩ mô cũng là một nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam khó tiếp cận với các thông tin thương mại này. Khi mạng Internet ra đời và được ứng dụng một cách rộng rãi trên phạm vi toàn cầu và khi Marketing Internet được đưa vào định hướng hoạt động chính của doanh nghiệp thì thông tin cung cấp qua mạng Internet là rất cần thiết và dễ tiếp cận. Cho đến nay cục xúc tiến thương mại cũng đã có trang web riêng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thông tin thị trường ở địa chỉ www.vitranet.com.vn , .Cũng với mục đích trên, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cũng có trang web riêng của mình đi vào hoạt động ở địa chỉ www.vcci.com.vn, sở thương mại thành phố Hồ Chí Minh cũng có trang web riêng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ ở thành phố mà còn các doanh nghiệp ở các địa phương khác. Mặc dù các cơ quan quản lý vĩ mô cũng đã có những biện pháp hỗ trợ giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin về thị trường, về khách hàng trong chiến lược Marketing Internet nhưng thông tin được hỗ trợ này vẫn chưa nhiều, chưa phong phú và chưa thực sự hữu ích đối với các doanh nghiệp.
2. Những cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam trong ứng dụng và phát triển Marketing Internet
2.1. Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với mỗi nước. Nhận thức rõ những cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương tích cực tham gia tiến trình này. Đại hội VIII khẳng định "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập, phát triển".
Cho tới nay, Việt Nam đã có quan hệ với hầu hết các quốc gia trên Thế Giới và có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19440.doc