Khóa luận Ứng dụng thực tế của UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại một số ngân hàng thương mại

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ, UCP600 VÀ ISBP681 4

I. Phương thức tín dụng chứng từ: 4

1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ: 4

2. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ: 11

3. Các loại thư tín dụng chủ yếu: 15

4. Vai trò của phương thức tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế. 17

II. UCP 600 và ISBP 681 23

1. Sự cần thiết phải ra đời UCP 600 và ISBP 681 23

2. Đặc điểm lần sửa đổi thứ 6 của UCP 25

III. Ảnh hưởng của UCP 600 và ISBP 681 đến hoạt động thương mại quốc tế: 27

1. Ảnh hưởng đến thương mại quốc tế nói chung: 27

2. Ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại 28

3. Ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 29

CHƯƠNG 2 31

THỰC TIỄN ÁP DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 681 TRONG VIỆC TẠO LẬP VÀ KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 31

I. Thực tiễn áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán tại một số ngân hàng thương mại 31

1. Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng phát hành L/C: 31

2. Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng thông báo 40

3. Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng xác nhận 48

4. Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng thương lượng thanh toán. 53

II. Đánh giá chung về tình hình ứng dụng UCP 600 và ISBP 681. 60

1. Ưu điểm: 61

2. Hạn chế: 62

III. Một số khó khăn và bất cập khi áp dụng 63

1. Bất cập đến từ phía bộ tập quán: 64

2. Bất cập đến từ phía các doanh nghiệp 66

3. Bất cập đến từ phía ngân hàng: 67

CHƯƠNG III 69

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG BẤT CẬP VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG 69

I. Xu hướng áp dụng UCP600 và ISBP tại các ngân hàng thương mại: 69

1. Tuân theo những quy định của UCP600 và ISBP681 69

2. Một số điều chỉnh: 70

II. Một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập và khó khăn khi áp dụng: 71

1. Một số giải pháp mang tính chất vĩ mô: 71

1.1. Đối với Uỷ ban ngân hàng thuộc ICC: 71

1.2. Đối với các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nước Việt Nam 72

2.Một số giải pháp mang tính chất vi mô: 73

2.1.Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu: 73

2.2.Đối với các ngân hàng thương mại: 74

2.3. Đối với các cơ sở đào tạo nghiệp vụ ngân hàng nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng 78

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3520 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng thực tế của UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại một số ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầm và tránh tranh chấp xảy ra liên quan đến thời gian kiểm tra bộ chứng từ, một số ngân hàng cũng đã có những quy định cụ thể về vấn đề này. - Đối với ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã quy định: Ngày tiếp nhận chứng từ do cơ quan chuyển phát chứng từ gửi đến chi nhánh được coi là ngày nhận chứng từ. - Đối với ngân hàng TMCP: NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank quy định: Ngày tiếp nhận chứng từ do cơ quan chuyển phát chứng từ gửi đến chi nhánh được coi là ngày nhận chứng từ, trong trường hợp chứng từ được nhận từ hãng chuyển phát sau 14h30 hoặc vào ngày thứ 7 thì ngày nhận chứng từ được tính là ngày làm việc tiếp theo. Bước 2: TTV kiểm tra bộ chứng từ so với L/C đã phát hành để xác định tình trạng bộ chứng từ. Việc kiểm tra chứng từ tuân thủ Đ16 UCP600. Thực tế sẽ xảy ra hai trường hợp đó là BCT hợp lệ và BCT không hợp lệ. ♣ Bộ chứng từ phù hợp: - Đối với các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước: Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV): Nếu BCT hợp lệ thì lập thông báo BCT về gửi khách hàng. Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHNo & PTNT): Trong trường hợp BCT phù hợp, lập thông báo BCT về theo mẫu của NHNo&PTNT gửi khách hàng. Đối với ngân hàng TMCP: Cũng giống như các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, trong trường hợp BCT là phù hợp, ngân hàng sẽ lập thông báo BCT về gửi khách hàng. ♣ Bộ chứng từ không phù hợp: Đối với ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước: Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV): Nếu BCT có sai biệt thì lập điện từ chối BCT gửi ngân hàng đã gửi chứng từ và lập thông báo BCT có bất đồng gửi khách hàng. Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quy định như sau: khi BCT có sai sót, NHNo&PTNT gửi thông báo về BCT có sai sót đến khách hàng, nếu trong vòng 3 ngày làm việc mà khách hàng chưa chấp nhận sai sót thì NHNo&PTNT điện từ chối chứng từ. - Đối với ngân hàng TMCP: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Techcombank quy định như sau: Đối với bộ chứng từ có sai biệt, điện thông báo về sự sai biệt phải được gửi tới ngân hàng đòi tiền/ ngân hàng đại lý của ngân hàng hưởng trong vòng 5 ngày làm việc kể từ sau ngày Techcombank nhận được BCT. Mọi thông báo gửi sau ngày này đều khiến cho Techcombank mất quyền từ chối bộ chứng từ có sai biệt (tuân thủ theo Đ16 UCP 600). Đồng thời Techcombank cũng gửi thông báo đến khách hàng về việc BCT có sai sót và xin chỉ dẫn của khách hàng. Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội Habubank: Trong trường hợp BCT có bất đồng trong vòng 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Habubank, khách hàng phải có chỉ thị về việc chấp nhận hay không chấp nhận bất đồng của BCT. Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội (vcbhanoi): Nếu BCT có sai sót, ngân hàng sẽ thông báo sai sót bằng văn bản. Quý khách hàng phải xem xét sai sót đó và trả lời ngân hàng bằng văn bản trong vòng 2 ngày làm việc để ngân hàng có cơ sở trả lời ngân hàng nước ngoài Ngân Hàng Phương Đông (OCB): Đối với BCT có sai sót, trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của OCB, khách hàng phải trả lời OCB bằng văn bản. OCB sẽ căn cứ vào công văn chấp nhận hay từ chối BCT của khách hàng để tiến hành thanh toán (đối với L/C trả ngay), cam kết thanh toán vào ngày đáo hạn (Đối với L/C trả chậm), hoặc gởi điện từ chối thanh toán đối với phía nước ngoài. Ngân Hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GPbank): Khi BCT có sai biệt, GPbank sẽ giao chứng từ cho khách hàng khi khách hàng ký chấp nhận đồng ý bất hợp lệ. Ta có thể thấy rằng theo quy định trong Điều 16b UCP600: khi một ngân hàng phát hành quyết định việc xuất trình là không phù hợp, thì nó có thể theo cách thức của riêng mình tiếp xúc với người yêu cầu xin bỏ qua sai biệt. UCP chỉ quy định điều đó không thể kéo dài quá thời hạn 5 ngày. Tuy nhiên, các ngân hàng khi ứng dụng UCP đã sửa đổi sao cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngân hàng mình: Techcombank 5 ngày, NHNo&PTNT 3 ngày, Habubank 2 ngày… Hết thời hạn nêu trên, nếu nhận được thông báo chấp nhận bỏ qua sai biệt của khách hàng thì ngân hàng tiến hành thanh toán bình thường như trong trường hợp chứng từ không có sai biệt và thu phí lỗi chứng từ theo quy định. Nếu không nhận được sự phản hồi từ phía khách hàng hoặc khách hàng từ chối thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần thì ngân hàng phải điện từ chối thanh toán và ghi rõ là chờ sự định đoạt của ngân hàng gửi chứng từ. Nếu trong thời gian chờ sự định đoạt của ngân hàng gửi chứng từ mà nhận được chỉ thị bỏ qua sai biệt của khách hàng thì ngân hàng phát hành tiến hành thanh toán bộ chứng từ. Thực tế là các ngân hàng nước ngoài trước khi gửi BCT đòi tiền ngân hàng phát hành đã tiến hành kiểm tra BCT và khi phát hiện có sai sót trong BCT cũng đã phải điện thông báo cho NHPH và xin bỏ qua sai biệt. Vậy nếu BCT sau khi được chuyển đến cho NHPH mà phát hiện thêm những sai biệt mà ngân hàng đòi tiền chưa đề cập đến trong điện xin bỏ qua sai biệt thì NHPH có thanh toán BCT không? Về vấn đề này, UCP thực sự vẫn chưa giải quyết đươc. Tuy nhiên, một số ngân hàng thương mại cũng đã có những quy định cụ thể về vấn đề này. Theo quy định của Techcombank: “Trường hợp Techcombank đã gửi điện chấp nhận sai sót được thông báo trước đó nhưng khi nhận được BCT và kiểm tra phát hiện thêm các lỗi sai sót khác ngoài các lỗi mà NH nước ngoài đề cập trong điện thì Techcombank vẫn có quyền từ chối thanh toán BCT khi khách hàng không chấp nhận thêm các lỗi sai sót mà Techcombank thông báo thêm sau này”. NHNo&PTNT quy định như sau: khi nhận chứng từ kiểm tra nếu phát hiện thêm sai sót, TTV phải báo cáo phụ trách phòng và lãnh đạo chi nhánh để từ chối thanh toán và ghi rõ là chờ sự định đoạt của ngân hàng đòi tiền đồng thời thông báo để khách hàng cho ý kiến. Vậy rõ ràng là khi áp dụng UCP 600 một số ngân hàng đã biết triển khai những quy định trên thành những quy tắc và cẩm nang riêng cho doanh nghiệp mình. Từ đó đã nâng cao được sức cạnh tranh và tránh được những tranh chấp liên quan đến việc kiểm tra BCT thanh toán. Bước 3: KSV kiểm tra lại kết quả kiểm tra chứng từ của TTV đồng thời kiểm tra hồ sơ và dữ liệu mà TTV đã nhập. KSV phê duyệt giao dịch nếu chấp nhận kết quả kiểm tra chứng từ và dữ liệu mà TTV đã nhập. KSV từ chối giao dịch nếu không chấp nhận kết quả kiểm tra chứng từ và/ hoặc dữ liệu mà TTV đã nhập. KSV cần ghi lý do từ chối, gạch chéo và huỷ bản nháp mà TTV đã in (nếu có) và chuyển hồ sơ lại cho TTV để bổ sung, chỉnh sửa. Bước 4: TTV fax thông báo BCT về tới khách hàng. Bước 5: TTV nhắc nhở khách hàng chuẩn bị tiền để thanh toán BCT phù hợp Trong thực tế thường xảy ra 2 tình huống: đó là khách hàng có đủ tiền thanh toán và khách hàng không có đủ tiền thanh toán. Trong trường hợp khách hàng không có đủ tiền thanh toán thì ngân hàng sẽ thực hiện việc cho vay, ghi nợ tài khoản của khách hàng. Việc này hầu hết chỉ xảy ra đối với những khách hàng quen thuộc của ngân hàng. Vì trong trường hợp nếu khách hàng không phải là bạn hàng quen thuộc thì đại đa số các ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% và như vậy sẽ hiếm khi xảy ra trường hợp khách hàng không đủ tiền thanh toán BCT. 2. Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng thông báo Như đã đề cập ở trên, trong quy trình thanh toán quốc tế thường có sự tham gia của ít nhất một ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng thông báo thư tín dụng (hay nói cách khác đó là ngân hàng của người hưởng lợi, ngân hàng tại nước người xuất khẩu). Vậy khi đóng vai trò là ngân hàng thông báo L/C, một số ngân hàng tuân thủ UCP 600 và ISBP 681 như thế nào trong quy trình nghiệp vụ của mình? Quy trình thông báo thư tín dụng hàng xuất được thể hiện như sau: (1 ) Kiểm tra và thông báo L/C: Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều quy định rằng việc kiểm tra và thông báo L/C phải tuân thủ UCP 600 và ISBP 681. Tuy nhiên chỉ có một số ngân hàng đã nêu và quy định rõ việc kiểm tra như thế nào trong quy trình nghiệp vụ của mình. ♣ Đối với các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước Theo quy định của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHNo&PTNT), Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) thì khi nhận được L/C và thông báo L/C (tu chỉnh L/C), thanh toán viên có trách nhiệm như sau: - Kiểm tra L/C phải đúng mẫu Swift (nếu gửi bằng Swift), có xác nhận mã khoá đúng (nếu mở bằng Telex). - L/C phải có dẫn chiếu UCP 600 - Kiểm tra tên, địa chỉ người hưởng lợi, các chỉ dẫn của ngân hàng phát hành về việc thông báo L/C (thông báo trực tiếp hay qua ngân hàng thứ hai...), loại L/C để lựa chọn hình thức thông báo cho phù hợp. ♣ Đối với các ngân hàng TMCP: Ngân Hàng Đông Nam Á (Seabank): Khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ phía NHPH, Seabank sẽ gửi thông báo theo mẫu của Seabank trong vòng 1 ngày. Khách hàng sẽ được Seabank lưu ý về những điểm quan trọng hoặc những điểm có thể xảy ra sai sót khi lập bộ chứng từ xuất trình trên thông báo của Seabank. Seabank sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng khi lập BCT. Ngân Hàng TMCP Hàng Hải (Maritime bank): Ngân Hàng Hàng Hải tiếp nhận và thông báo nguyên bản L/C do ngân hàng nước ngoài phát hành cho khách hàng bằng văn bản sau khi kiểm tra tính chân thực của L/C. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank): Nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ phía ngân hàng nước ngoài, Vietcombank kiểm tra tính chân thực của L/C hoặc sửa đổi L/C và thông báo đến khách hàng qua điện thoại. Bản gốc L/C hoặc sửa đổi L/C sẽ được giao trực tiếp khách hàng tại trụ sở Vietcombank hoặc qua dịch vụ bưu điện. Ta thấy rằng hầu hết các ngân hàng đều tuân theo quy định của UCP 600(Điều 9b) khi tiến hành thông báo thư tín dụng. Đó là phải kiểm tra tính chân thực của tín dụng trước khi thông báo cho khách hàng và trong thông báo thư tín dụng phải phản ánh chính xác các điều khoản hoặc sửa đổi đã nhận. (2) Thông báo cho ngân hàng phát hành về việc nhận L/C, sửa đổi L/C hoặc ý kiến khách hàng về sửa đổi L/C nếu được yêu cầu. Khi làm điều này, các ngân hàng đã tuân thủ chặt chẽ những quy định của UCP 600 (Điều 10d, điều 12…). Thực tế khi tiến hành thông báo L/C, một số ngân hàng cũng đã áp dụng điều 11 UCP600: Tín dụng và sửa đổi được chuyển và sơ báo bằng điện. Theo quy định của NHNo&PTNT, khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C có ghi câu “các chi tiết đầy đủ gửi sau” hay một câu có nội dung tương tự, TTV lập thông báo sơ bộ gửi khách hàng theo mẫu quy định. TTV có trách nhiệm theo dõi đến khi nhận được L/C, sửa đổi L/C chính thức, kiểm tra và thông báo, thu phí theo quy định. Nếu L/C quy định thông báo qua ngân hàng thứ 2, sở quản lý hoặc chi nhánh sẽ lập thông báo theo mẫu. Theo quy định của Techcombank, nếu tín dụng yêu cầu thông báo qua ngân hàng thứ 2 thì Techcombank sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể như sau: - Nếu tín dụng đã chỉ rõ ngân hàng thông báo thứ 2 mà ngân hàng đó lại có quan hệ đại lý với Techcombank thì Techcombank sẽ lập thông báo gửi theo mẫu hiện hành. Nếu ngân hàng đó không có quan hệ đại lý với Techcombank thì Techcombank sẽ thông qua ngân hàng thứ 3 liên hệ với ngân hàng đó. - Nếu tín dụng chưa chỉ rõ ngân hàng thông báo thứ 2 thì Techcombank sẽ căn cứ vào danh sách ngân hàng đại lý của mình để lựa chọn ngân hàng thông báo thứ 2. Trong UCP 600 không có điều khoản nào nêu rõ các trường hợp ngân hàng thông báo có thể từ chối thông báo L/C. Chỉ có điều khoản quy định các ngân hàng thông báo có thể từ chối thông báo thư tín dụng. Khi áp dụng UCP 600, NHNo&PTNT đã nêu ra 2 trường hợp từ chối thông báo thư tín dụng: - NHNo từ chối thông báo những L/C không xác định được tính chân thật bề ngoài hoặc đã tra soát nhưng không xác định được tên, địa chỉ người hưởng lợi, hoặc trường hợp người thụ hưởng từ chối nhận L/C. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được L/C, nếu không thông báo được cho người hưởng lợi, Chi nhánh phải thông báo cho Ngân hàng nước ngoài và Sở quản lý về tình trạng của L/C - Từ chối thông báo những sửa đổi L/C mà L/C gốc không do NHNo thông báo, hoặc sửa đổi nhận được sau khi NHNo đã gửi chứng từ đòi tiền… Ta có thể thấy rằng quy định của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn khá đẩy đủ và chi tiết. Điều đó sẽ giúp ích cho các thanh toán viên rất nhiều trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ. (3) Thu phí thông báo: Phí thông báo do ai chịu? Người hưởng lợi hay người xin mở L/C? Tiến hành thu phí thông báo theo biểu mẫu quy định hiện hành của các ngân hàng. Ta có bảng biểu phí thông báo L/C của một số ngân hàng: Bảng 1: Biểu phí thông báo L/C của một số ngân hàng. Ngân Hàng Phí thông báo Hdbank 12USD NHNo&PTNT 20 USD Vietcombank 20 USD BIDV 15 USD Techcombank 15 USD Maritimebank 20 USD Oceanbank 15 USD Vrbank 20USD Seabank 15USD Nguồn: Tổng hợp (4) Tiếp nhận chứng từ: - TTV tiếp nhận bộ chứng từ của khách hàng xuất trình kèm bản gốc L/C, các sửa đổi L/C liên quan (nếu có) cùng thư thông báo L/C, các sửa đổi L/C có xác nhận mã/ chữ ký đúng của ngân hàng thông báo và thư yêu cầu thanh toán theo mẫu. - Trước khi ký nhận chứng từ, kiểm tra sơ bộ các loại chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ kể trên và thư yêu cầu thanh toán của khách hàng, phải ghi rõ ngày, đăng ký số tham chiếu, nhập dữ liệu vào máy tính. (5) Kiểm tra chứng từ: Sau khi nhận được BCT của khách hàng xuất trình đòi tiền hàng xuất, các ngân hàng có nhiệm vụ kiểm tra BCT. Việc kiểm tra chứng từ dựa trên UCP 600. Một số ngân hàng quy định về việc kiểm tra chứng từ như sau: ♣ Đối với các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHNo & PTNT): - Kiểm tra chứng từ ngay sau khi nhận được đầy đủ các chứng từ do khách hàng xuất trình. Ký xác nhận vào mặt sau của L/C gốc trị giá BCT xuất trình. Việc kiểm tra chứng từ phải được thực hiện khẩn trương và đảm bảo đúng quy định của UCP 600. - Kiểm tra sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng từ so với các điều khoản quy định trong L/C và sửa đổi L/C (nếu có). Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau, kiểm tra sự phù hợp của các chứng từ với UCP 600. Khi kiểm tra mà phát hiện thấy sai sót, TTV phải thông báo ngay cho khách hàng và nêu rõ từng sai sót của chứng từ để khách hàng sửa chữa, và chỉ giao lại cho khách hàng những chứng từ cần thay đổi, sửa chữa. Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) quy định như sau: - Khách hàng nên xuất trình chứng từ tại BIDV trước ngày quy định trong L/C - Trường hợp L/C không quy định thì áp dụng Đ14c UCP600 (việc xuất trình không được muộn hơn 21 ngày dương lịch sau ngày giao hàng. Tuy nhiên BIDV cũng lưu ý khách hàng là cũng nên xuất trình sớm một vài ngày để BIDV có thời gian kiểm tra chứng từ. Và trong trường hợp chứng từ được phát hiện có sự sai biệt thì khách hàng còn có thời gian bổ sung, sửa chữa phù hợp với quy định của L/C. - Sau khi nhận hồ sơ, BIDV sẽ kiểm tra và thông báo ngay cho khách hàng về các điểm chưa phù hợp để khách hàng chỉnh sửa. ♣ Đối với các ngân hàng TMCP: Ngân Hàng Phương Đông (OCB) quy định như sau: - Sau khi nhận được hồ sơ của khách hàng, OCB sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo cho khách hàng về tính hợp lệ của BCT ngay trong ngày. - Sau khi hoàn tất bộ chứng từ theo đúng yêu cầu của L/C và tu chỉnh L/C (nếu có), OCB sẽ gửi bộ chứng từ kèm theo Thư đòi tiền đến Ngân hàng phát hành L/C. Ngân Hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) cũng quy định: Sau khi nhận được BCT của khách hàng, VPbank sẽ tiến hành kiểm tra ngay trong ngày rồi sẽ thông báo lại cho khách hàng về tình trạng BCT. Ta thấy rằng khi tiến hành kiểm tra BCT hàng xuất, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều tuân thủ tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ của UCP600 và Bộ Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISBP681).Tuy nhiên mỗi ngân hàng lại có bước quy trình nghiệp vụ khác nhau. Ta có thể thấy điểm nổi bật khi ứng dụng UCP để kiểm tra BCT của hầu hết các ngân hàng thương mại đó là: Các ngân hàng đều cố gắng kiểm tra tình trạng bộ chứng từ ngân hàng xuất trình đòi tiền càng sớm càng tốt (OCB và VPbank tiến hành kiểm tra ngay trong ngày, NHNo quy định kiểm tra ngay khi nhận được bộ chứng từ, việc kiểm tra phải khẩn trương và tuân thủ UCP600…) đê kịp thời lưu ý khách hàng về những sai sót của BCT để khách hàng kịp thời sửa chữa. Từ đó sẽ giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp trong trường hợp BCT bị từ chối thanh toán (Theo ước tính, mỗi lần bộ chứng từ bị từ chối thanh toán, các doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí là từ 50-2500USD) (Nguồn Ngân Hàng Quốc Tế VIB). Một điểm nổi bật khác của một số ngân hàng thương mại khi ứng dụng tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ của UCP đó là: Mặc dù UCP đã không có quy định rõ ràng về việc các ngân hàng thông báo không phải kiểm tra BCT trong trường hợp nào? Tuy nhiên về vấn đề này, một số ngân hàng cũng đã quy định cụ thể trong quy trình nghiệp vụ của mình. Đối với NHNo&PTNT thì NHNo sẽ không phải kiểm tra BCT, trừ việc ký nhận loại, số lượng chứng từ và ngày giờ nhận chứng từ trong trường hợp: L/C quy định chứng từ xuất trình, thanh toán tại NHPH (available with issuing bank by payment) hoặc ngân hàng khác do NHPH chỉ định (available with….X…bank by payment). Trong trường hợp khách hàng có yêu cầu, NHNo có thể giúp khách hàng kiểm tra chứng từ mà không chịu trách nhiệm gì và trên thư gửi chứng từ không xác nhận tình trạng BCT. (6) Gửi chứng từ và đòi tiền: Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của BCT, ngân hàng sẽ gửi BCT đi đòi tiền NHPH hoặc NH chỉ định thanh toán. ♣ Đối với các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHNo & PTNT) quy định: Việc gửi chứng từ đi và đòi tiền tuân thủ Đ35 UCP600 “Sự miễn trách dịch thuật và chuyển giao chứng từ”. Theo Đ35 UCP600, ngân hàng không có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm về những hậu quả phát sinh từ sự chậm trễ, mất mát trong chuyền tin, bị cắt xén hoặc các sai sót khác phát sinh trong bất cứ truyền điện tín hoặc chuyển giao thư từ hoặc chứng từ, nếu các điện tín, các thư từ hoặc các chứng từ được chuyển hoặc gửi đi phù hợp với các yêu cầu quy định trong tín dụng, hoặc nếu ngân hàng có thể đã có sángt kiến trong việc lựa chọn dịch vụ chuyển giao khi tín dụng không có hướng dẫn cụ thể….. Theo đúng tinh thần của đó, NHNo&PTNT đã quy định về việc chứng từ bị thất lạc trên đường đi như sau: *1.NHNo không chịu trách nhiệm đối với những bộ chứng từ bị thất lạc trên đường đi, mà chỉ có trách nhiệm cung cấp những thông tin liên quan đến việc gửi chứng từ. *2.Trường hợp khách hàng yêu cầu hỗ trợ, chi nhánh có thể thông báo cho ngân hàng phát hành L/C (hoặc ngân hàng được chỉ định hoàn trả) về việc mất chứng từ, đề nghị thanh toán bằng bộ chứng từ sao hoặc phát hành thư bảo lãnh nhận hàng. Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam BIDV: Không có quy định cụ thể về vấn đề này. BIDV quy định việc kiểm tra và gửi chứng từ đi đòi tiền tuân thủ đúng theo UCP600 và ISBP681. ♣ Đối với các ngân hàng TMCP: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank quy định như sau: Việc thông báo thư tín dụng của Techcombank tuân theo những quy định của UCP600 và ISBP681.Trong trường hợp Techcombank thông báo và chuyển thư tín dụng đòi tiền NHPH (hoặc ngân hàng chỉ định hoàn trả) mà bộ chứng từ bị thất lạc trên đường đi, khi ấy Techcombank cũng không chịu trách nhiệm gì. Tuy nhiên Techcombank có thể giúp khách hàng liên hệ với NHPH (ngân hàng chỉ định) xin thanh toán với chi phí thuộc về khách hàng. Ta có thể thấy rằng, hầu hết các ngân hàng đều đã bắt kịp, làm quen và dần đã ứng dụng tinh thần bộ tập quán mới của ICC. Tuy bước đầu còn bỡ ngỡ vì những thay đổi đáng kể của bộ tập quán mới, nhưng những quy định rõ ràng, cụ thể trong quy trình nghiệp vụ đã giúp các ngân hàng tránh được những tranh chấp về bộ chứng từ. 3. Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng xác nhận Xác nhận thư tín dụng là nghiệp vụ đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo nên thành công của thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng ngoại thuơng nói riêng. Trong thương mại quốc tế, người xuất khẩu muốn nhận được tiền rồi mới giao hàng, còn người nhập khẩu lại luôn muốn nhận được hàng rồi mới trả tiền. Phương thức tín dụng chứng từ với sự tham gia của ngân hàng là bên trung gian đã giải quyết được xung đột giữa hai bên mua bán. Khi tín dụng đã được mở thì ngưòi xuất khẩu mới giao hàng, và ngược lại người nhập khẩu chỉ nhận được hàng khi trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Tuy nhiên, trong trường hợp hai bên mua bán chưa có quan hệ kinh doanh buôn bán với nhau, ngân hàng phát hành L/C không phải là ngân hàng có uy tín trên trường quốc tế thì bên xuất khẩu lại muốn có một sự đảm bảo hơn nữa cho mình. Đó là yêu cầu thư tín dụng phải có xác nhận hay nói cách khác yêu cầu một ngân hàng có uy tín đảm bảo thanh toán trong trường hợp NHPH không có khả năng thanh toán. Thư tín dụng xác nhận đặc biệt hữu ích trong trường hợp hai bên mua bán chưa có quan hệ ngoại thương nhiều, chưa tin tưởng lẫn nhau và bên xuất khẩu chưa thực sự tin tưởng vào uy tín, tiềm lực tài chính của NHPH. Vậy khi đóng vai trò là ngân hàng xác nhận thư tín dụng thì trách nhiệm của ngân hàng thương mại được UCP 600 quy định như thế nào? Ngân hàng thương mại sẽ thực hiện quy trình nghiệp vụ đó ra sao? Theo UCP 600 trách nhiệm của NHXN tương tự như trách nhiệm của NHPH: Đó là cam kết trả tiền, cam kết thanh toán thư tín dụng khi BCT xuất trình phù hợp. Do đó yêu cầu đặt ra cũng tương tự như là khi ngân hàng thương mại là NHPH. Do vậy việc kiểm tra BCT xuất trình cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra khi đóng vai trò là NHPH L/C. Tuy nhiên theo Đ8 (a) UCP 600 thì NHXN có trách nhiệm thương lượng thanh toán miễn truy đòi khi L/C có giá trị thương lượng thanh toán tại NHXN, còn nếu L/C có giá trị thanh toán tại NH chỉ định mà ngân hàng này không thương lượng thanh toán thì NHXN sẽ phải thanh toán. Do vậy, khi nhận được BCT đòi tiền gửi đến, NHXN phải kiểm tra tính phù hợp của BCT so với UCP 600, với L/C và giữa các chứng từ với nhau. Thực tế hiện nay, các ngân hàng thương mại thường xác nhận L/C do ngân hàng đại lý, hoặc NH có mối quan hệ với ngân hàng mình. Bởi vì thực tế là khi đồng ý xác nhận L/C, ngân hàng đã bị ràng buộc không thể huỷ bỏ đối với việc thanh toán hoặc thương lượng thanh toán. Do vậy, nếu đồng ý xác nhận tín dụng thư do một ngân hàng nào đó phát hành, NHXN cũng đã phải có sự hiểu biết về NHPH thư tín dụng, về khả năng tài chính, năng lực hoạt động…Đồng thời NHXN cũng phải có sự hiểu biết đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, về hợp đồng mua bán ngoại thương, và đặc biệt là những điều khoản quy định trong thư tín dụng. Từ đó mới có thể tránh được rủi ro cho NHXN khi xác nhận L/C. Và điều quan trong hơn cả đó là việc kiểm tra BCT xuất trình của NHXN khi phải thanh toán, thương lượng thanh toán. Quy trình kiểm tra BCT tương tự như quy trình kiểm tra BCT của NHPH L/C. Một số ngân hàng thương mại đã có quy định cụ thể về việc xác nhận L/C ♣ Đối với ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước: NHNNo có quy định như sau: - Đối với L/C do ngân hàng đại lý của NHNo phát hành yêu cầu NHNo thông báo kèm xác nhận, trước khi chuyển L/C cho chi nhánh, trong vòng 8h làm việc từ khi nhận được điện, Sở Quản Lý có trách nhiệm: + Kiểm tra uy tín của NHPH, hạn mức xác nhận L/C trong thanh toán với NHN0. + Các điều kiện hoàn trả, điều kiện thanh toán của L/C không có quy định bất lợi cho việc đòi tiền của NHNo. NHNo chỉ xem xét xác nhận L/C nếu ngân hàng mở L/C chấp nhận sửa đổi các điều khoản bất lợi đó. + L/C phải là trả tiền ngay và cho phép đòi tiền bằng điện, hạn chế chiết khấu chứng từ tại NHNo. + L/C quy định: Vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình qua chi nhánh NHNo. + Khách hàng (người thụ hưởng L/C phải là người có tín nhiệm, có quan hệ thanh toán tốt đối với NHNo + Mặt hàng xuất khẩu có giá cả hợp lý, dễ tiêu thụ trên thị trường quốc tế và được phép xuất khẩu + Làm rõ phí xác nhận L/C do bên nào chịu (ngân hàng L/C hay người thụ hưởng L/C). Nếu phí xác nhận do ngân hàng mở L/C thanh toán, Sở Quản Lý có trách nhiệm thu phí của ngân hàng mở L/C. Nếu phí xác nhận do người thụ hưởng chịu, Sở Quản Lý thông báo cho chi nhánh để thu phí từ khách hàng. - Trong trường hợp, L/C không phải là do ngân hàng đại lý với NHNo phát hành thì Sở Quản Lý có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất phí xác nhận, mức ký quỹ đối với ngân hàng phát hành( nếu cần thiết), trình Tổng Giám Đốc phê duyệt xác nhận L/C do ngân hàng phát hành. + Nếu Tổng giám đốc đồng ý xác nhận L/C do ngân hàng khác phát hành, khi chuyển L/C cho chi nhánh, Sở quản lý phải gửi kèm theo văn bản uỷ quyền xác nhận để chi nhánh thông báo cho khách hàng và ngân hàng phát hành. + Trong trường hợp Tổng giám đốc không đồng ý xác nhận, Sở Quản Lý phải thông báo cho chi nhánh bằng văn bản đồng thời chuyển tiếp điện để chi nhánh thực hiện thông báo L/C không kèm xác nhận của NHNo. Vậy ta thấy rõ ràng là trong nghiệp vụ xác nhận thư tín dụng của mình, NHNo đã tuân thủ chặt chẽ quy định của UCP 600 mà cụ thể ở đây đó là Điều 8d: Nếu một ngân hàng được ngân hàng phát hành uỷ quyền hoặc yêu cầu xác nhận thư tín dụng nhưng ngân hàng này không sẵn sàng làm việc đó, thì nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng và nó có thể thông báo tín dụng mà không có xác nhận. Đặc biệt hơn nữa, NHNo đã áp dụng UCP một cách linh hoạt theo quy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docỨng dụng thực tế của UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại một số ngân hàng.DOC
Tài liệu liên quan