Khóa luận Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây

Do giá cà phê xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào sản lượng và sản lượng lại phụ thuộc vào thời tiết nên giá cả cà phê xuất khẩu biến động mạnh là điều hay xảy ra. Điều đặt ra ở đây là chúng ta phải chủ động đối phó với nó chứ không như những năm trước các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam rất lúng túng khi giá cà phê xuất khẩu biến động. Lấy ví dụ: năm 1994, sau khi giá cà phê hạ xuống 600 USD/tấn rồi tăng dần và đột ngột lên tới 4000 USD/tấn đã làm cho các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tiếc “ngẩn ngơ” vì đã bán với giá 2.000 USD/tấn trước đó. Vụ cà phê 1998-1999 khi giá cà phê trên thị trường thế giới tăng mạnh, giá xuất khẩu có lúc lên đến 2.400-2.500 USD/tấn FOB, nhưng lượng cà phê còn lại không đáng kể.

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCVN về chất lượng cà phê và chính nó tạo ra sự chủ quan từ khâu sản xuất đến khâu thu mua, chế biến, bảo quản và xuất khẩu với rất nhiều lỗi. Do đó khách hàng thường ép giá cà phê của ta thấp hơn các nước khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan từ 50-100 USD/tấn. Tại cuộc hội thảo về cà phê Việt Nam được tổ chức gần đây tại Buôn Mê Thuột, gần 100 đại biểu đều nêu ý kiến lo lắng về sự giảm sút chất lượng của cà phê Việt Nam. Nếu như năm 2001, cà phê xuất khẩu của Việt Nam nói chung thường có 2% hạt đen, 25-27% hạt có kích cỡ lớn thì năm 2002, lượng hạt đen lại tăng lên 6-7%, hạt kích cỡ lớn chỉ chiếm 8-10% (trong khi đó, cà phê Robusta loại 2 của ta nếu có 5% hạt đen, hạt vỡ thì về chất lượng chỉ tương đương với cà phê loại 5, loại 6 của Indonesia). Đây là hồi chuông báo động cho ngành cà phê Việt Nam, nếu chỉ chạy theo sản lượng mà không quan tâm nâng cao chất lượng thì dẫu sản phẩm sản xuất ra có nhiều thì cũng không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra cơ cấu sản phẩm xuất khẩu còn đơn điệu. Mặc dù trên thị trường thế giới, 95% lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân sống, các dạng cà phê chế biến không quá 5%, nhưng sản phẩm cà phê chế biến hết sức đa dạng, chủ yếu là cà phê hoà tan, cà phê rang và một số dạng khác như dạng lỏng đóng hộp, ở Braxin và Colombia đã phát triển công nghệ sản xuất dạng cà phê cô đặc. Ngành cà phê Việt Nam do công nghệ còn yếu kém nên cơ cấu sản phẩm hết sức đơn điệu, 95% lượng xuất khẩu là cà phê Robusta. Trong đó, cà phê nhân chiếm một tỷ lệ rất cao. Có thể thấy rõ điều này qua bảng 7: Biểu 7: Kết quả xuất khẩu cà phê niên vụ 2001/2002 (Phân theo loại sản phẩm) Sản phẩm Số lượng (tấn) Trị giá (USD) Giá bình quân (USD/tấn) Cà phê nhân 653.687 (99,06%) 537.984.318 (99,8%) 823 Cà phê thành phẩm: - Cà phê hoà tan - Cà phê hạt rang - Cà phê khác 268,291 (0.04%) 226,880 2,250 39,161 879904 (0,2%) 855.652 4.538 129.714 4.212 2.017 3.312 Nguồn: Hiệp hội cà phê-cacao Việt Nam 6/2003. Số liệu ở bảng trên cho thấy sự yếu kém trong cơ cấu sản phẩm cà phê nước ta. Khối lượng và giá trị xuất khẩu của sản phẩm cà phê chế biến còn quá nhỏ (0,04% và 0,2%), đòi hỏi ngành cà phê phải nỗ lực hơn để tăng cường chế biến sâu, đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu và đảm bảo tiêu thụ được với giá cao. Thực tế cho thấy giá cà phê chế biến cao ít nhất 3 lần giá cà phê nhân. Để tăng kim ngạch xuất khẩu, bên cạnh việc tăng khối lượng xuất khẩu còn phải chú ý nâng cao chất lượng cà phê và đa dạng hóa sản phẩm. 2.2. Chủng loại cà phê xuất khẩu. Sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm có cà phê vối (Robusta) và cà phê chè (Arabica). Trong đó cà phê chè chỉ chiếm khoảng 2%, còn lại là cà phê vối chủ yếu là xuất khẩu bán thành phẩm. Khoảng 95% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân sống, cà phê hoà tan chỉ chiếm 3-5% và cà phê nhân rang chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 1-2%. Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn đơn điệu như vậy là do nhiều nhân tố như do công nghiệp chế biến còn thô sơ, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu thương mại. Hiện có một số nước nhập khẩu cà phê Việt Nam về chế biến lại và bán với giá cao hơn từ 100-150 USD/tấn như Thái Lan, Singapore,... Về sản phẩm cà phê hoà tan, hiện nay nhu cầu thế giới đang tăng nhanh do thị hiếu người tiêu dùng. Sự biến chuyển này là một sự kiện đáng chú ý đối với các nước xuất khẩu cà phê nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong thời gian tới nên đẩy mạnh phát triển sản phẩm này thì không chỉ chúng ta có thể xuất khẩu thu ngoại tệ mà còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thay thế các loại cà phê tan mà lâu nay chúng ta vẫn phải nhập khẩu. 3. Giá cả, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê. 3.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Trong những năm vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng chiến lược của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Hiện nay cà phê đứng thứ hai sau gạo về kim ngạch xuất khẩu nông sản (chiếm khoảng 20%). BIỂU 8: KẾT QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ QUA CÁC NĂM Chỉ tiêu Niên vụ Sản lượng XK (tấn) Giá XK bình quân (USD/tấn) Kim ngạch (nghìn USD) 1995/1996 158.520 1.431 226.790 1996/1997 212.038 2.633 558.280 1997/1998 232.756 1.815 422.436 1998/1999 346.000 1.198 414.556 1999/2000 733.935 683 501.450 2000/2001 931.198 420 391.329 2001/2002 718.575 448 322.310 10 tháng/2003 543.123 689 374.000 Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại - Bộ Thương mại. Nhìn bảng trên ta thấy sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng từ năm 96 đến năm 2001 với tốc độ trung bình khoảng 27% mỗi năm. Riêng niên vụ vừa qua (01/02), sản lượng giảm 213 tấn tương đương với 22,9% so với năm ngoái. Về kim ngạch, 3 năm gần đây kim ngạch liên tục suy giảm. Năm 2000, mặc dù giá giảm rất mạnh (43%) nhưng do khối lượng tăng cao nên kim ngạch vẫn tăng 21%. Nhưng sang năm 2001 thì khối lượng dù tăng rất mạnh (27%) cũng không thể bù đắp được mức giảm của giá, khiến cho kim ngạch giảm 22%. Sang niên vụ vừa qua, mặc dù giá có nhích lên chút ít, nhưng do khối lượng giảm 23% đã làm kim ngạch giảm 69 triệu USD tương đương với 18%. 10 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 374 triệu USD, tuy giảm 10% về lượng nhưng lại tăng 49,6% về trị giá so với cùng kì năm 2002. Tính riêng 10 tháng đầu năm nay kim ngạch đã vượt cả năm 2002, nhiều khả năng kim ngạch cả năm nay sẽ đạt 450 triệu USD, và năm 2003 sẽ là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng so với năm ngoái sau 3 năm liên tiếp kim ngạch suy giảm. Trước năm 1989 chúng ta chủ yếu trao đổi cà phê với các nước Đông Âu và Liên Xô cũ theo Nghị định thư của Chính phủ đã ký kết, do đó hiệu quả xuất khẩu không cao, sản lượng thấp nên giá trị kim ngạch xuất khẩu không đáng kể so với các ngành kinh tế khác của nền kinh tế quốc dân. Sau đó, do tác động của công cuộc đổi mới nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng, đã làm thay đổi lớn bộ mặt của ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam. Năm 1989 là năm thực sự cởi trói cho hoạt động ngoại thương của ta với hàng loạt các chính sách biện pháp về đa phương hoá thị trường xuất khẩu, về đa dạng hoá mặt hàng và các thành phần kinh tế tham gia trao đổi buôn bán với nước ngoài và điều cốt yếu là việc thay đổi tỷ giá hối đoái đã góp phần nâng cao sản lượng của các loại hàng hoá xuất khẩu. Giai đoạn 1992-1997 thì cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của ta đều tăng mạnh. Về sản lượng xuất khẩu tăng 2,76 lần và kim ngạch xuất khẩu tăng 8,2 lần. Nhờ sản lượng xuất khẩu cà phê liên tục tăng lên đã cải thiện một cách đáng kể vị trí của nước ta trên thị trường quốc tế. Theo thống kê của tổ chức cà phê thế giới (ICO): - Năm 1982, Việt Nam xuất khẩu 60.000 bao, chiếm 0,1% lượng xuất khẩu toàn thế giới, đạt gần 5 triệu USD. - Năm 1987, xuất khẩu 433.000 bao chiếm 0,6% lượng xuất khẩu toàn thế giới và đứng thứ 25 trong các nước xuất khẩu cà phê. Và cho đến nay, năm 2002, Việt Nam đã xuất khẩu gần 12 triệu bao, chiếm 7,7% lượng xuất khẩu của toàn thế giới, đạt kim ngạch 322,3 triệu USD, vượt qua Colombia vươn lên đứng thứ 2 thế giới sau Brazil, và đứng đầu các nước xuất khẩu cà phê Robusta, chiếm thị phần tới 29% thị phần cà phê Robusta thế giới. Ở trong nước thì cà phê cũng ngày càng trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chỉ đứng sau gạo. 3.2. Giá cả cà phê xuất khẩu. - Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới: Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua còn thấp so với giá cà phê cùng loại xuất khẩu trên thị trường thế giới 50-70 USD/tấn, có thời điểm thấp hơn tới 100 USD/tấn. Thông thường giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam thấp hơn giá bán cà phê cùng loại theo kỳ hạn tại thị trường Luân Đôn từ 150-170 USD/tấn (mức chuẩn thường sử dụng để so sánh đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của ta hàng năm) và giá tốt. Nhưng có đơn vị đã xuất thấp hơn tới 250 USD/tấn. Sau đó Việt Nam đã có cuộc họp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu, sau khi họp thì giá xuất khẩu cà phê của ta thu hẹp được khoảng cách còn lại 170 USD/tấn so với giá thị trường Luân Đôn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do có nhiều văn phòng đại diện cơ quan nước ngoài có người Việt Nam làm thuê đã làm môi giới tranh mua cà phê trong nước, muốn bỏ chế độ dẫn mối xuất khẩu cà phê nên có nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm xuất khẩu cà phê cũng tham gia xuất khẩu cà phê. Mặt khác có các doanh nghiệp trong nước có hiện tượng ép giá mua, hoặc lấy chi phí xuất khẩu uỷ thác quá cao thu lợi cho doanh nghiệp, làm người trồng cà phê bị thiệt phải bán với giá thấp. - Ảnh hưởng của giá cà phê xuất khẩu đến giá trị kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh tín hiệu đáng mừng về tăng sản lượng xuất khẩu, chúng ta cần để ý tới một thực trạng khác đó là trong những năm gần đây sản lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm. Có hiện tượng nghịch lý này là do sự biến động của giá cả cà phê xuất khẩu. Từ năm 1992 đến năm 1997, giá cà phê thấp nhất là vào năm 1992 (620 USD/tấn), sau đó liên tục tăng đến năm 1997 (2633 USD/tấn) dù có giảm chút ít vào năm 1996. Trong 5 năm đó tính bình quân giá tăng khoảng 400-450 USD/tấn mỗi năm. Tuy nhiên từ năm 97 đến năm 2001, giá liên tục giảm, đến năm 2001 giá một tấn cà phê chỉ còn 420 USD/tấn, mức thấp nhất trong vòn 10 năm. Năm 2002 giá đã nhích lên đôi chút do ICO và ACPC đã có những đối sách hợp lí đặc biệt là Hiệp định cà phê quốc tế 2001 (ICA 2001). Ngoài xu hướng giảm giá, ngành cà phê Việt Nam còn vấp phải tình trạng giá xuất khẩu luôn thấp hơn giá thế giới hàng trăm USD/tấn (xem đồ thị trên). Nguyên nhân là: - Thứ nhất: Việt Nam thường xuất khẩu cà phê nhân theo giá FOB do ít có điều kiện thuê tàu và do không có đủ kinh nghiệm buôn bán theo giá CIF. - Thứ hai: khả năng đàm phán và tiếp thị cho sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê còn hạn chế, và cà phê Việt Nam chưa có thương hiệu dẫn đến việc bị khách hàng nước ngoài ép giá. - Thứ ba: là do chất lượng cà phê của ta còn kém. Theo ông Đoàn Triệu Nhạn (Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam), giá cà phê không thể giảm thấp hơn nữa thì phải tăng giá, đó là quy luật. Quả vậy, từ đầu năm 2002 đến nay giá đã nhích lên từ từ. Cho đến tháng 10 năm nay, giá chào bán cà phê Robusta loại 2 của Việt Nam là 620 USD/tấn. Sắp tới giá cà phê có thể sẽ lại tiếp tục gia tăng bởi nhu cầu vững từ các hãng rang xay cà phê để phục vụ cho mùa lễ hội cuối năm. Từ khi thị trường cà phê thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng về giá, các nhà rang xay cà phê thế giới rất thận trọng trong giao dịch mua theo kỳ hạn (hợp đồng giao sau). Thường họ chỉ dám ký hợp đồng mua giao sau 3 tháng, cùng lắm là 6 tháng vì giá cà phê luôn có xu hướng giảm do cung vượt cầu tới 15 triệu bao trên phạm vi toàn cầu. Nhưng vào đầu tháng 10 năm nay, việc mua giao sau chưa bao giờ nhộn nhịp như thế. Tại London, các nhà rang xay đã đặt bút ký hợp đồng giao kỳ hạn cà phê Robusta tới tận tháng 5/2005, có nghĩa là mua giao sau tới 19 tháng, mà thời gian càng xa thì giá càng cao: giao tháng 11/2003 là 657 USD/tấn, giao tháng 3/2004 là 687 USD/tấn và cao nhất tháng 5/2005 là 768 USD/tấn, tăng gấp 1,5 lần so với tháng 5/2003. Tại New York, các hợp đồng giao sau cà phê Arabica cũng kéo dài tới tháng 4/2005. Kỳ hạn gần nhất là giao tháng 12/2003 ở mức 0,569 USD/lb (lb = 0,454 kg), tăng gấp 1,2 lần so với tháng 5/2003, kỳ hạn xa nhất giao tháng 5/2005 đạt mức 0,678 USD/lb, gấp 1,5 lần tháng 5/2003. New York là sở giao dịch cà phê lớn nhất Hoa Kỳ, nước có hơn 25% dân số có thói quen uống 3,3 tách cà phê một ngày và London là sở giao dịch cà phê Robusta của thế giới. Vì vậy, giao dịch, nhất là giao dịch mua sau ở hai thị trường này diễn ra nhộn nhịp đã tác động ngay đến thị trường cà phê trên toàn thế giới. Ở thị trường nội địa trong tuần đầu tháng 10, tại Lâm Đồng, Đồng Nai, Đăk Lăk, giá cà phê nhân đã tăng 1000-1200đồng/kg so với bình quân tháng 9, lên mức 7600-7800 đồng/kg loại 1 và 6800-7000 đồng/kg loại 2. Do giá cà phê xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào sản lượng và sản lượng lại phụ thuộc vào thời tiết nên giá cả cà phê xuất khẩu biến động mạnh là điều hay xảy ra. Điều đặt ra ở đây là chúng ta phải chủ động đối phó với nó chứ không như những năm trước các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam rất lúng túng khi giá cà phê xuất khẩu biến động. Lấy ví dụ: năm 1994, sau khi giá cà phê hạ xuống 600 USD/tấn rồi tăng dần và đột ngột lên tới 4000 USD/tấn đã làm cho các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tiếc “ngẩn ngơ” vì đã bán với giá 2.000 USD/tấn trước đó. Vụ cà phê 1998-1999 khi giá cà phê trên thị trường thế giới tăng mạnh, giá xuất khẩu có lúc lên đến 2.400-2.500 USD/tấn FOB, nhưng lượng cà phê còn lại không đáng kể. Giá cả là yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định tới hiệu quả hoạt động kinh doanh cà phê của ta, làm cho kim ngạch thu được hàng năm không ổn định. So với các loại cây trồng khác, thì cà phê tuy là cây công nghiệp dài ngày nhưng cũng rất nhạy bén với yếu tố giá cả. Giá cà phê trong nước chịu ảnh hưởng lớn với giá cà phê thế giới. Những năm qua giá cà phê trên thế giới biến động mạnh đã có thời kỳ giá cà phê thế giới lên đến 4.000 USD/tấn nhân (năm 1996) và có thời điểm chỉ còn 600-700 USD/tấn và giá cà phê trong nước có lúc chỉ còn dưới 10 nghìn đồng/kg. Giá cà phê trên thị trường thế giới biến động không giống như các mặt hàng nông sản khác. Nó khác ở chỗ là các mặt hàng nông sản chỉ biến động trong một khoảng thời gian nhất định, còn giá cà phê biến động linh hoạt từng ngày, có những ngày đến ba, bốn giá vì thị trường luôn bị biến động bởi những luồng thông tin khác nhau, mang tính chiến thuật phục vụ cho mục đích đầu cơ hoặc giải phóng tồn kho. Những tác động trên thị trường cà phê thế giới gây bất lợi lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Đặc biệt là trong điều kiện nước ta vốn chậm nắm bắt những thông tin về thị trường thế giới, các doanh nghiệp chưa quen với những dạng thông tin mang tính chiến thuật nên rất dễ bị bán hớ làm cho người xuất khẩu cà phê bị động, thua thiệt do thiếu thông tin thường xuyên không cập nhật. Biến động giá cả lớn có tác động mạnh mẽ đối với người sản xuất và thu gom cà phê Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện thông tin về thị trường và giá cả bên ngoài còn hạn chế và khó tiếp cận như hiện nay. Những biến động giá cả lớn gây tâm lý dao động trong ngường sản xuất và tạo cơ hội để người thu mua cà phê gây sức ép với người sản xuất. Còn một thực trạng nữa cũng rất đáng quan tâm đó là không chỉ khi giá xuống thấp thì mới đáng lo ngại mà cả khi giá lên cao thì các nhà xuất khẩu cũng không lãi được bao nhiêu thậm chí còn thua lỗ. Điển hình là vụ cà phê 1996/1997, chúng ta được cả về sản lượng và giá cả xuất khẩu, ai cũng nghĩ rằng vụ mùa này người trồng cà phê và các nhà doanh nghiệp kinh doanh cà phê phải có lãi những thực tế thì hầu hết các đơn vị có lãi không đáng kể thậm chí có đơn vị mất hàng tỷ. Vậy tại sao có tình trạng này ? Tìm hiểu cho thấy, khi giá xuất khẩu cao thì kinh doanh cà phê càng cần nhiều vốn trong khi đó tổng vốn lưu động của hầu hết các doanh nghiệp lại nhỏ bé. Vì vậy muốn thu gom cà phê các doanh nghiệp phải vay ngân hàng số tiền lớn, có những doanh nghiệp chỉ riêng trả lãi cho ngân hàng vụ đó đã là 6 tỷ đồng do vậy làm cho tỷ suất lợi nhuận càng nhỏ khi giá cà phê càng cao. Bên cạnh đó vì xuất khẩu được giá lên trong thời gian đầu các công ty bỏ vốn ra tranh nhau thu mua cà phê với giá cao để xuất khẩu. Nhưng khi thu gom xong cà phê thì giá đã chững lại rồi tụt xuống thời cơ đã trôi qua và không bao giờ quay trở lại, do đó nhiều doanh nghiệp đã lỗ nặng do không bán kịp. Qua đây chúng ta có thể thấy rằng vấn đề của ngành kinh doanh cà phê không chỉ là thông tin nhanh nhạy, tận dụng đúng thời cơ mà đó còn là vấn đề thiếu vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Thiếu vốn nghiêm trọng và thiếu thông tin nhạy bén về thị trường thế giới vẫn luôn là lực cản to lớn làm giảm đáng kể hiệu quả xuất khẩu của cà phê Việt Nam. 4. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Khác với các nước sản xuất cà phê trên thế giới, sản xuất cà phê của Việt Nam là để xuất khẩu hơn 95% sản lượng, với tốc độ phát triển bình quân như hiện nay trên 25%/năm thì Việt Nam đã trở thành nước đứng đầu Châu Á về xuất khẩu cà phê và đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng không ngừng tăng lên. Nếu trước 1992 cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu cũ và một lượng rất ít sang Singapore và Hongkong thì đến nay cà phê Việt Nam đã được xuất sang trên 50 nước trên các Châu lục đặc biệt là Mỹ. Điều này cho thấy Việt Nam thực sự là nước cung cấp cà phê Robusta chủ yếu trên thế giới. BIỂU 9: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2003 Nước 9T/02 9T/03 Tăng KN (%) Tăng KN (USD) Lượng (tấn) Kim ngạch (USD) Lượng (tấn) Kim ngạch (USD) Đức 81.399 33.014.535 78.983 54.243.273 +64,3% +21.228.738 Mỹ 66.559 25.752.903 65.976 45.215.560 +75,6% +19.462.657 Tây Ban Nha 32.892 12.671.088 41.125 27.613.772 +117,9% +14.942.684 Italia 33.981 14.064.795 34.353 24.195.740 +72,0% +10.130.945 Pháp 21.260 8.681.738 28.451 19.492.391 +124,5% +10.810.653 Anh 33.820 12.503.316 25.669 17.311.128 +38,5% +4.807.812 Ba Lan 19.756 8.157.572 24.498 16.627.686 +103,8% +8.470.114 Hàn Quốc 17.876 7.161.964 23.682 16.210.982 +126,3% +9.049.018 Nhật Bản 31.448 13.541.898 18.373 13.996.500 +3,4% +454.602 Hà Lan 23.964 9.202.421 20.259 13.771.287 +49,6% +4.568.866 Bỉ 32.857 13.886.988 17.390 12.057.395 -13,2% -1.829.593 Philíppin 19.004 8.262.620 17.222 11.434.963 +38,4% +3.172.343 Thụy Sỹ 30.672 11.048.129 14.837 10.142.167 -8,2% -905.962 Singapo 13.091 5.082.728 9.729 6.577.232 +29,4% +1.494.504 Các thị trường khác 35.223 13.840.828 77.722 54.127.481 +291,1% +40.286.653 Tổng cộng 543.945 213.891.206 498.269 343.017.557 +60,4% +129.126.351 (Nguồn : Cục công nghệ thông tin và thống kê hải quan – Tổng cục Hải quan) Trong 9 tháng đầu năm qua, thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam là Đức. Việt Nam đã xuất khẩu được 79 nghìn tấn cà phê với giá trị 54,2 triệu USD sang thị trường này, tuy sản lượng xuất khẩu sang đây giảm 2,8% về lượng nhưng lại tăng đến 64,3% về trị giá so với cùng kì năm ngoái. Các thị trường lớn khác là Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Pháp. Trong thị trường châu Á thì Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapo là những nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Thị trường có mức tăng kim ngạch tương đối lớn nhất so với cùng kì là Hàn Quốc (126,3%). Đức là thị trường có mức tăng tuyệt đối lớn nhất (tăng 21,2 triệu USD). Trong số các thị trường lớn của Việt Nam thì chỉ có Thụy Sỹ và Bỉ là có kim ngạch giảm so với cùng kì năm ngoái. Có thể nói 9 tháng đầu năm nay Việt Nam đã tiếp tục mở rộng được các thị trường truyền thống này. * Một số thị trường tiêu thụ cà phê chủ yếu. Mặc dù 5 năm qua cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và thị trường Châu Âu, thị trường Nhật Bản tăng lên nhanh chóng, nhưng thị trường Nga, Đông Âu và Trung Quốc vẫn chưa được khai thông. Trong thời gian tới nếu quan hệ với các nước này được xác lập thì cà phê Việt Nam sẽ lưu thông tốt hơn. Một số thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thế giới là : - Thị trường Mỹ : Mỹ là nước có dân số đông, là thị trường tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới. Tuy nhiên tốc độ gia tăng rất chậm trong nhiều năm nay, trong khi đó các nước nhập khẩu khác tăng đáng kể. Năm 1947 Mỹ chiếm 69% thị trường nhập khẩu, thì đến 1992 chỉ còn 24%. Tổng lượng nhập khẩu vào Mỹ cao nhất vào năm 1968 là 25,4 triệu bao (chiếm 44%) và sau đó giảm xuống còn 18-20 triệu bao/năm. Theo số liệu thống kê thì lượng tiêu thụ ở Mỹ dao động trong khoảng 18 triệu bao/năm. Mức tiêu thụ đầu người cũng giảm từ 7.7 kg/người năm 1995 xuống còn 4,5 kg/người vào những năm 1980 và hiện nay còn 4,0kg/người/năm. Nhưng tiêu thụ cà phê toàn bộ thị trường Mỹ ước khoảng 8,7 tỷ USD/năm. Thị trường Mỹ đòi hỏi loại cà phê đặc biệt đầu bảng, đặc biệt là cà phê hoà tan chiếm tới 24% thị phần. Có khoảng 80% kho cà phê dự trữ đóng gói bị chi phối bởi giá bán lẻ của các công ty Kuft-creneral food, Proton & Gramble, và Nestle, họ chiếm tới 70% thị trường Mỹ. Trong mấy năm lại đây cà phê Việt Nam đã xâm nhập vào thị trường Mỹ và số lượng xuất khẩu sang Mỹ tăng lên nhanh chóng, với 65.976 tấn, đạt kim ngạch 45,2 triệu USD (tính trong 9 tháng đầu năm nay) chiếm 13,2% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam niên vụ 2002/2003. - Thị trường Tây Âu: lượng tiêu thụ cà phê tính theo đầu người của Tây Âu tăng từ 3,48 kg/người/năm 1992 lên 5,8 kg/người/năm 1993. Nhưng nó dừng lại ở đó do giá cà phê cao và giới trẻ có xu hướng ít uống cà phê hơn. Tuy nhiên, cà phê vẫn là loại đồ uống quan trọng nhất được tiêu dùng ở Châu Âu. Tây Âu vẫn là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Tại Hội nghị cà phê quốc tế lần thứ VII tại Beclin (6/1992), các nguồn tin thương mại đã dự đoán tiêu thụ cà phê ở các nước EU tiếp tục tăng, có thể đến 7kg/người/năm 2004. Điều này làm cho nhu cầu cà phê nhân của EU từ 70-42 triệu bao, chiếm 40% của năm 1992 lên 60% lượng nhập khẩu cà phê của thế giới vào cuối thập kỷ này. Nhu cầu cà phê tiếp tục tăng. + Cộng hoà LB Đức: Đức đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các nước EU. Mức tiêu thụ của Đức thống nhất là 9,7 triệu bao năm 1992. Từ 1995 trở lại đây lượng tiêu thụ cà phê ở Đức bắt đầu giảm, tuy nhiên tổng kim ngạch của ngành cà phê Đức năm 1997 là 5,37 tỷ USD tăng so với năm trước đó 0,3 tỷ USD. Đây là thị trường cà phê lớn đặc biệt là cà phê pha nhanh. Thị hiếu truyền thống ở Đức là cà phê Arabica càng đậm càng tốt. Trong những năm lại đây, nhu cầu cà phê trộn với chất lượng cao đang tăng nhanh vì giá thấp hơn, được phổ biến với người tiêu dùng Đông Đức. Cà phê Việt Nam 9 tháng đầu năm xuất sang Đức với sản lượng 79.000 tấn, kim ngạch 54,2 triệu USD chiếm 15,8% tỉ trọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam và cũng là thị trường lớn nhất của ta tính đến thời điểm này. + Pháp: là nước nhập khẩu cà phê lớn thứ 2 trong các nước EU sau Đức, với khối lượng nhập khẩu trên 6 triệu bao/năm trong những năm gần đây, Pháp là nước nhập khẩu cà phê Robusta trong thời gian dài chủ yếu là của các nước Châu Phi, nhưng hiện nay cà phê rang 100% loại Arabia rất được yêu chuộng. Cà phê Robusta từ 75% thị phần năm 1980 giảm xuống còn 49% vào những năm đầu thập kỷ 90. Ở Pháp có 95% số dân ở tuổi trưởng thành uống cà phê hàng ngày. Thị trường cà phê ở Pháp trong những năm gần đây tương đối ổn định, rất ít có khả năng gia tăng, tuy nhiên trong dài hạn, người ta hy vọng mức tiêu thụ tăng 1%/năm. Cà phê Việt Nam xuất sang Pháp 9 tháng đầu năm đạt 28.451 tấn, đạt 19,5 triệu USD, với tỷ trọng 5,7% kim ngạch xuất khẩu cà phê, tăng 124% về trị giá so với cùng kì năm ngoái, đây là thị trường có mức tăng kim ngạch lớn nhất. + Tây Ban Nha: là nước nhập khẩu cà phê đứng thứ 4 trong các nước EU. Thị trường nhập khẩu cà phê chủ yếu là Arabica, nhưng hiện nay có xu hướng giảm từ 72% năm 1985 xuống còn 53% năm 1992, trong khi đó nhập khẩu cà phê Robusta tăng đáng kể. Tây Ban Nha là thị trường mới đầy hấp dẫn, cà phê Việt Nam xuất sang Tây Ban Nha 9 tháng đầu năm nay tăng 24,2% về lượng và 117,9% về kim ngạch so với cùng kì năm ngoái, mức tăng lớn thứ hai chỉ sau Pháp. + Italia: lượng nhập khẩu của Italia là 4,6 triệu bao, đứng thứ 3 trong các nước EU, Italia nhập khẩu cả 2 loại Arabica và Robusto tương đương nhau. Tuy nhiên Arabica có xu hướng tăng. Nguồn cung chủ yếu là các nước Brazil. Tiêu thụ cà phê ở Italia chủ yếu là loại không có cafein. Cà phê Việt Nam hiện nay được xuất sang Italia với số lượng ngày càng tăng. 9 tháng đầu niên vụ 2002/2003 Italia nhập 34.4 tấn cà phê, với kim ngạch 24,2 triệu USD từ Việt Nam. + Anh, Hà Lan: là những nước lượng tiêu thụ có giảm nhưng cà phê vẫn là đồ uống phổ biến, đặc biệt là các loại cà phê pha nhanh. Xuất khẩu sang 2 thị trường này 9 tháng đầu năm vẫn tăng so với cùng kì. - Thị trường Đông Âu: Đây là khu vực có sự biến động mạnh mẽ về chính trị và kinh tế. Việc nhập khẩu cà phê cũng như các ngành thương mại khác đang bị ảnh hưởng bởi những điều kiện thay đổi và bất ổn định. Tiêu thụ cà phê ở các nước Đông Âu có tăng qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng còn thấp do thu nhập chưa cao. Năm 2002 Đông Âu nhập khẩu khoảng 6,5 triệu bao. Hungary và Ba Lan là 2 nước tiêu thụ cà phê lớn nhất ở Đông Âu riêng Ba Lan năm 2002 đã nhập khẩu khoảng 2,5 triệu bao. Tuy nhiên người dân Trung và Đông Âu rất thích cà phê và họ dùng nhiều hơn nếu như mức sống tăng lên và đủ lượng cà phê cung ứng. Nhu cầu về chất lượng cà phê ở khu vực này không cao lắm. Triển vọng thị trường Đông Âu cần phụ thuộc vào sự phát triển của các nước đó. Đến nay cà phê Việt Nam đã được các nước Đông Âu nhập khẩu ngày càng tăng, Ba Lan là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong số các nước Đông Âu. Niên vụ 2002/2003 Việt Nam xuất sang Ba Lan, 24.500 tấn, Rumani 3.200 tấn, cộng hoàng Séc 3.100 tấn,... - LB. Nga: Mặc dù thức uống nóng chính ở LB. Nga là trà nhưng cũng có dấu hiệu nhu cầu cà phê tăng trong d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu mặt hàng này của việt nam những năm gần đây.doc
Tài liệu liên quan