Yêu cầu thực hiện luật Hải quan nói chung và yêu cầu áp dụng các kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại nói riêng đặt ra khá cụ thể và cấp bách. Tuy nhiên, quá trình triển khai Luật vào thực tế mặc dù cho đến nay được đánh giá là suôn sẻ nhưng nếu xét theo nguyên lý hoạt động của hải quan hiện đại thì hiện vẫn chưa có định hướng tiếp cận và giải pháp cụ thể để thực hiện một số nội dung nghiệp vụ có tính mũi nhọn như quản lý rủi ro hay phân loại hàng hoá trước, xử lý thông tin tình báo hải quan. Ví dụ, để tăng tỷ lệ hàng miễn kiểm tra trong khi vẫn giữ nguyên yêu cầu quản lý, nếu theo nguyên lý quản lý rủi ro thì phải rà soát, làm chặt hơn các tiêu chí liên quan việc lựa chọn hàng hoá ở khâu tiếp nhận, phân luồng tờ khai để tăng khả năng xác định trọng điểm thì ta lại xử lý bằng cách tăng thêm diện và số mặt hàng được miễn kiểm tra bằng biện pháp hành chính (một quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Việc làm này theo lý thuyết về quản lý rủi ro, thực chất chỉ là chuyển giao rủi ro của việc thực hiện ở cấp cơ sở lên việc chỉ đạo quản lý ở cấp ngành và cao hơn. Đây cũng là tình trạng tương tự ở các nội dung nghiệp vụ hiện đại khác.
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vai trò các Điều ước quốc tế về Hải quan hoặc liên quan đến Hải quan trong quá trình hiện đại hoá Hải quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao nhất trong khi vẫn đảm bảo được hiệu quả quản lý hải quan đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và xuất cảnh, nhập cảnh đồng thời tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư phát triển với các giải pháp chủ đạo là áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại đi đôi với trang bị phương tiện kỹ thuật cần thiết và nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên hải quan. Những nội dung này nằm trong Công ước Kyoto với các chuyên đề nghiệp vụ hải quan cụ thể như: Tin học hoá qui trình thủ tục hải quan; Khai thuê hải quan; Xây dựng cơ sở dữ liệu tình báo hải quan; Đơn giản hoá thủ tục hải quan;
Một trong những xu hướng đa số hải quan các nước hiện đang đi theo là xu hướng coi doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu là các đối tác cần cộng tác chặt chẽ hơn là các đối tác cần kiểm tra xử lý. Theo xu hướng này, cơ quan Hải quan phối hợp với doanh nghiệp trong việc tìm ra nguyên nhân của các sai sót, vi phạm để tìm biện pháp phòng ngừa hơn là chỉ tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm, đồng thời hải quan tạo ra cơ chế phối hợp với doanh nghiệp để phát hiện ra gian lận, thông qua việc ký kết chương trình Biên bản thoả thuận hợp tác (MOU). Theo đó đổi cho việc hợp tác giúp đỡ hải quan, doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi nhất định của hải quan trong khi làm thủ tục.
Để tạo thông thoáng chống ách tắc khi làm thủ tục, hải quan đã áp dụng kỹ thuật kiểm tra sau thông quan, chuyển toàn bộ nội dung kiểm tra về trị giá khai báo từ lúc làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu sang kiểm tra tại doanh nghiệp sau khi đã thông quan hàng hoá. Vấn đề này đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện áp dụng xác định trị giá theo Hiệp định xác định trị gía GATT/WTO.
Xu hướng nói trên có quan hệ chặt chẽ với xu hướng không kiểm tra tràn lan mà tập trung có trọng điểm dựa trên phương pháp quản lý rủi ro (Risk Management), theo đó cơ quan Hải quan dựa trên các thông tin và kết quả phân tích thông tin để khoanh vùng các lĩnh vực có nguy cơ xảy ra vi phạm cao và tìm biện pháp xử lý (việc khoanh vùng này bao gồm cả phân loại doanh nghiệp và dựa trên nhiều tiêu chí khác như xuất xứ hàng hoá, chủng loại hàng hoá..…). Nội dung này đang được chú trọng để trở thành một giải pháp đặc biệt đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặc thù của hải quan hiện đại là vừa phải quản lý tốt, vừa phải tạo thuận lợi cho thương mại.
Xu hướng phối hợp công tác giữa Hải quan các nước cũng là một trong những xu hướng được nhiều nước quan tâm. Vấn đề này đã được thể hiện rõ trong Công ước Nairobi. Tuy nhiên, chỉ một phương thức hợp tác đa phương này không đạt hiệu quả cao nên WCO đã vận dụng đưa ra mẫu Hiệp định Hợp tác Song phương để hải quan các nước vận dụng.
Một điều đặc biệt quan trọng cần nhận thức rõ là khi áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hiện đại nhưng vẫn không bỏ qua các biện pháp kiểm soát truyền thống, đơn giản. Đồng thời khi triển khai kiểm tra, kiểm soát hải quan, cần nhận thức nó trong một hệ thống thống nhất, trong đó các thành phần có tác động qua lai, bổ trợ cho nhau. Điều này thể hiện rất rõ bằng khái niệm Trung tâm xử lý thông tin tình báo hải quan. Đây chính là bộ não cho hoạt động của toàn ngành hải quan, là phương thức để thực hiện cơ chế “chỉ huy ấn nút” trong toàn bộ quy trình thủ tục tự động hoá.
Vvai trò của các Điều ước quốc tế có liên quan đến hiện đại hoá hải quan:
Ghi nhận sự cam kết chính thức của một quốc gia trong mối liên kết đa phương về một chủ đề nghiệp vụ hải quan nhất định nào đó.
Pháp điển hoá, tạo ra các cơ sở pháp lý quốc tế để thực hiện một nội dung nghiệp vụ mới hoặc nội dung nghiệp vụ đã được sửa đổi, nâng cấp theo định hướng hiện đại hoá hải quan ở quy mô quốc tế.
Tạo ra sự thống nhất cao thông qua việc đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan theo một chuẩn chung và một định hướng chung: định hướng hiện đại hoá nghiệp vụ hải quan.
Tạo ra sức ép khách quan đối với hải quan các nước vẫn còn đang luẩn quẩn với các nội dung nghiệp vụ truyền thống, nhờ đó sớm đạt được sự thống nhất về qui trình thủ tục hải quan trên qui mô toàn cầu.
Là một hệ thống văn bản mở cho phép các nước, dù chưa phải là thành viên của WCO, vẫn có thể áp dụng các nội dung trong các công ước này vào hoạt động hải quan nhờ đó thúc đẩy quá trình hiện đại hoá hải quan nói chung (như Công ước HS, Hiệp định trị giá GATT/WTO, Công ước ATA,..)
Vvai trò của các Tổ chức quốc tế có liên quan đến hiện đại hoá hải quan:
1- Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO)
Với sứ mệnh của mình - một tổ chức nghiệp vụ về Hải quan mang tính toàn cầu nghiên cứu và xử lý mọi vấn đề nghiệp vụ Hải quan, về hợp tác Hải quan thông qua việc soạn thảo và quản lý các Công ước, đưa ra khuyến nghị đối với các Chính phủ về các vấn đề kỹ thuật nghiệp vụ Hải quan - Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã tổ chức nghiên cứu kết hợp và kế thừa các kết quả, thành tựu khác nhau của các hải quan thành viên trong việc xây dựng các chuẩn mực nghiệp vụ hải quan. WCO đã lập các đoàn chuyên gia để xác định nhu cầu của các thành viên, xây dựng các chuẩn mực và các khái niệm cơ bản trong từng lĩnh vực nghiệp vụ, xác định các loại cán bộ cần thiết để vận hành hệ thống nghiệp vụ mới, khuyến khích chia xẻ các "thông lệ tốt" giữa hải quan các nước, rà soát lại chương trình đào tạo và xây dựng các giáo trình đào tạo nghiệp vụ, thừa nhận mức độ triển khai nghiệp vụ khác nhau giữa các thành viên và gắn vào Chương trình Hiện đại hoá và Cải cách thủ tục hải quan của WCO. Từ đó WCO đã tổng kết thành một khuôn mẫu chung nhất để giới thiệu, tuyên truyền, hỗ trợ hải quan các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển triển khai thực hiện trong khuôn khổ các chương trình hỗ trợ kỹ thuật.
Mặt khác, WCO cũng đã đưa việc triển khai thực hiện các nội dung kỹ thuật nghiệp vụ vào các nội dung của Kế hoạch Chiến lược WCO cho các năm để hải quan các nước có điều kiện đi tiên phong trong một số lĩnh vực khó khăn phức tạp hoặc mới mẻ để tạo tiền đề, kinh nghiệm cho hải quan các nước thành viên khác nghiên cứu, vận dụng.
Để tạo điều kiện cho việc thực thi các chuẩn mực đã nêu, Tổ chức Hải quan Thế giới đã thể hiện những nội dung cơ bản của kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại dưới dạng tài liệu hướng dẫn chuyên đề như Tài liệu Hướng dẫn thực hiện công ước Kyôtô sửa đổi. Tài liệu hướng dẫn đã nêu rõ vị trí, vai trò của các mảng nghiệp vụ cơ bản trong công tác kiểm tra hải quan, đưa ra các khái niệm, thuật ngữ chung, thống nhất, chuẩn mực để thống nhất áp dụng ở hải quan các nước. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hoạt động kiểm tra hải quan, tài liệu cũng chỉ ra các công cụ hỗ trợ quan trọng như kỹ thuật quản lý rủi ro, hệ thống kỹ thuật lựa chọn, lập hồ sơ và xác định trọng điểm, kỹ thuật xác định mức độ tuân thủ. Đây chính là vấn đề cốt lõi của các nội dung hiện đại hoá hải quan.
Nội dung kỹ thuật nghiệp vụ hải quan do WCO tập hợp và tổng kết, ngoài việc được sử dụng làm định hướng chung cho các cơ quan hải quan các nước trên thế giới có quan tâm nghiên cứu, vận dụng để xây dựng hệ thống nghiệp vụ riêng của mình. Đồng thời đó còn là định hướng cho các tổ chức kinh tế quốc tế khác làm cơ sở xây dựng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp cơ quan hải quan các nước trong khối triển khai áp dụng phuc vụ cho định hướng hiện đại hoá ngành hải quan .
2- Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC):
Năm 1994 Tiểu ban thủ tục hải quan cuả APEC (SCCP) được thành lập với mục tiêu đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan trong khuôn khổ các nước APEC, mà những nội dung cơ bản của nó được thể hiện trong 13 mục tiêu cụ thể của Kế hoạch Hành động Tập thể APEC (CAP). Vai trò APEC thể hiện rất rõ, có thể đơn cử một số nội dung của Công ước Kyoto như việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro ở Mục tiêu 11:
"Cần tập trung nỗ lực của cơ quan hải quan vào những hàng hoá và hành khách có rủi ro cao để tạo thuận lợi cho việc di chuyển những lô hàng rủi ro thấp thông qua định hướng tiếp cận linh hoạt được thiết kế sẵn cho từng nền kinh tế APEC" để đi đến kết quả sau:
"Việc triển khai tiếp cận quản lý rủi ro một cách có hệ thống sẽ giúp các cơ quan hải quan APEC tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại chính đáng và hành khách mà vẫn bảo đảm yêu cầu quản lý".
Để thực hiện kế hoạch này, Tiểu ban về Thủ tục hải quan APEC đã xây dựng Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật về chủ đề quản lý rủi ro kéo dài trong năm năm (1997-2002) để giúp cho từng thành viên có nhu cầu xây dựng, phát triển hệ thống quản lý rủi ro vào nghiệp vụ hải quan. Chương trrình gồm 6 giai đoạn tiếp cận khác nhau với nội dung xuyên suốt là:
Đào tạo cơ bản về Kỹ thuật quản lý rủi ro.
Cử các đoàn chuyên gia đi nghiên cứu thực tiễn các nước.
Tổ chức các khoá đào tạo chuyên đề.
APEC đã huy động các thành viên có tiềm năng, kinh nghiệm về thực hiện quản lý rủi ro như úc, Mỹ, New Zealand, Canađa, Nhật Bản tiến hành chương trình như tổ chức hai hội thảo về quản lý rủi ro nhằm nâng cao nhận thức về quản lý rủi ro và các kỹ năng cụ thể, kể cả việc xây dựng các kế hoạch hành động riêng cho từng nước để áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, đã tổ chức các đoàn khảo sát tới các nước nhằm đánh giá quá trình chuẩn bị thực hiện quản lý rủi ro, hỗ trợ cho việc xây dựng định hướng triển khai và hướng dẫn xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết.
Việc các nước có kinh nghiệm phối hợp tham gia chương trình không những giúp các nước được hỗ trợ mà còn tạo ra sự chuyển giao kiến thức và kỹ năng giữa các nước thực hiện chương trình. Cũng từ chương trình hỗ trợ này mà nhiều nước và nền kinh tế như Đài Loan, Trung quốc ,.. đã chính thức khởi động quá trình triển khai thực hiện quản lý rủi ro của mình.
3- Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam áA (ASEAN):
Trong Ban Thư ký ASEAN có riêng một bộ phận chuyên trách về các vấn đề Hợp tác hải quan để xây dựng, thúc đẩy quá trình hợp tác và giúp đỡ các thành viên mới. Các lĩnh vực hợp tác được xây dựng như: Hệ thống Hành lang xanh, Chương trình thực hiện Trị giá GATT, sách Hướng dẫn về Trị giá hải quan ASEAN, về Kiểm tra sau thông quan ASEAN, Danh mục Biểu thuế Hài hoà ASEAN (AHTN),… được xây dựng trên cơ sở định hướng, thực tiễn ASEAN, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu chung của ASEAN, vừa là đích nghiệp vụ cho các nước thành viên mới phấn đấu với sự hỗ trợ thiết thực bổ ích của ASEAN nói chung và các thành viên ASEAN cũ nói riêng. Nhờ đó ASEAN đã phát huy và làm tốt vai trò hỗ trợ cho công cuộc hiện đại hoá của chính ASEAN với tư cách là một tổ chức, và cho từng thành viên của ASEAN, đặc biệt là các thành viên mới như Việt Nam.
Như vậy, từ các hoạt động nghiên cứu, phối hợp, hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ hải quan trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế đã thực sự tạo ra các điều kiện tiền đề rất quan trọng cho các nước như Việt Nam tiếp cận và nắm bắt các tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng của nghiệp vụ hải quan hiện đại, cần thiết phục vụ cho công cuộc hiện đại hoá hoạt động của ngành hải quan một cách thuận lợi nhất, hiệu quả nhất.
Tóm lại: Qua nghiên cứu khái quát về các điều ước quốc tế về ải quan hoặc liên quan đến hải quan trong mối quan hệ với thực tiễn hoạt động hải quan thế giới, chúng ta thấy được vị trí, vai trò của các điều ước này trong sự phát triển liên tục hay nói cách khác, trong quá trình hiện đại hoá hoạt động hải quan trên bình diện quốc tế. Chúng ta cũng thấy được quá trình phát sinh, phát triển của các điều ước này gắn liền với quá trình phát triển của nền kinh tế thương mại thế giới, nó là sản phẩm của thực tiễn quản lý hải quan, đồng thời cũng là tác nhân tích cực thúc đẩy tiến độ quản lý hải quan để theo kịp sự phát triển chung, làm tốt vai trò của mình đồng thời tạo thuận lợi cho thương mại phát triển.
Chương 2 thực tiễn tham gia, thực hiện các điều ước quốc tế về hải quan hoặc liên quan đến hải quan của hải quan việt nam
Ttổng quan về hải quan việt nam
Hải quan việt nam qua các thời kỳ
Hải quan Việt Nam thành lập ngày 10.9.1945 với tên gọi “Sở Thuế quan và Thuế gián thu” trực thuộc Bộ Tài chính. Sau năm 1954 được đổi thành “Cơ quan Thuế Xuất Nhập Khẩu” trực thuộc Bộ Công thương với tên gọi “Cục Hải quan”. Đến năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng lúc bấy giờ quyết định thành lập “Tổng cục Hải quan” trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng cho đến tháng 2/2002, Chính phủ quyết định sát nhập Tổng cục Hải quan vào Bộ Tài chính.
Quá trình xây dựng và phát triển kỹ thuật nghiệp vụ của ngành hải quan gắn liền với các thời kỳ lịch sử có liên quan của đất nước. Điều đó cũng cho thấy sự phát triển tự phát chuyển dần sang sự phát triển tự giác và khi đó các yêu cầu mới dần bộc lộ rõ và theo đó xuất hiện các bất cập tự thân của qui trình nghiệp vụ truyền thống đòi hỏi phải có những đổi mới cải cách thích hợp, kịp thời theo định hướng hiện đại hoá.
a - Trước năm 1984:
Giai đoạn này, thủ tục kiểm tra hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo các Nghị định thư giữa các nước xã hội chủ nghĩa rất đơn giản, kiểm tra hàng phi mậu dich thì làm hết sức chặt chẽ (kiểm 100%) . Lưu lượng hàng hoá nói chung không nhiều, chưa có Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Hải quan. Thủ tục hải quan thời kỳ này thể hiện rõ tính truyền thống trong điều kiện nền kinh tế chưa mở cửa, không có tính năng động, nặng về mục tiêu quản lý thuần tuý.
b - Giai đoạn 1984-1997:
Trong giai đoạn này, cùng với việc đưa dần chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn đời sống kinh tế, lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, người và phương tiện xuất nhập cảnh tăng dần. Với chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước, yêu cầu sự thông thoáng, đơn giản hoá thủ tục hải quan đã xuất hiện và ngày càng trở càng trở nên cấp thiết hơn. Cùng với việc tham gia của Hải quan Việt Nam vào WCO, ASEAN, việc trở thành Bên Ký kết Công ước .. Hải quan đã tiến hành một số công việc theo định hướng hiện đại hoá, cải cách mở cửa như việc áp dụng luồng xanh, luồng đỏ đối với hành khách tại các cửa khẩu sân bay quốc tế; phân luồng hàng hoá theo 3 nhóm: hành lang xanh, hành lang vàng, hành lang đỏ trong khuôn khổ ASEAN. Nhìn chung một số việc làm trong giai đoạn này còn ở dạng mò mẫm, sao chép dập khuôn chứ chưa có tính tổng thể, chiến lược căn bản.
c- Giai đoạn 1998-9/2001:
Trong giai đoạn này, một số bất cập về các vấn đề nghiệp vụ kỹ thuật hải quan bộc lộ rõ trước sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, thương mại, đã buộc ngành hải quan phải có những cải cách cần thiết. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự quan tâm theo dõi của cộng đồng doanh nghiệp và công luận, với việc khai thác các ưu thế nghiệp vụ trong các công ước quốc tế đã và đang tham gia, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức Hải quan các nước phát triển, Hải quan Việt Nam đã tiến hành hàng loạt những cải cách về mặt qui trình thủ tục, sắp xếp tổ chức, tạo ra những thay đổi căn bản trong nhận thức về thủ tục hải quan từ mục tiêu quản lý thuần tuý sang mục tiêu vừa quản lý vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Chính quá trình này đã đặt ra một yêu cầu cải cách liên tục không ngừng qui trình thủ tục và ngoài những việc đã làm còn xuất hiện nhu cầu phải tìm kiếm một số giải pháp cơ bản khác như Quản lý rủi ro và Kiểm tra sau thông quan, phân loại hàng hoá trước. Chính vì thế trong giai đoạn này, hải quan Việt Nam đã chuyển hoá được nhiều nội dung kỹ thuật nghiệp vụ hải quan hiện đại vào dự thảo Luật Hải quan, tạo tiền đề, cơ sở pháp lý để triển khai các kỹ thuật nghiệp vụ hải quan hiện đại.
d- Giai đoạn từ tháng 10/2001 đến nay:
Yêu cầu thực hiện luật Hải quan nói chung và yêu cầu áp dụng các kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại nói riêng đặt ra khá cụ thể và cấp bách. Tuy nhiên, quá trình triển khai Luật vào thực tế mặc dù cho đến nay được đánh giá là suôn sẻ nhưng nếu xét theo nguyên lý hoạt động của hải quan hiện đại thì hiện vẫn chưa có định hướng tiếp cận và giải pháp cụ thể để thực hiện một số nội dung nghiệp vụ có tính mũi nhọn như quản lý rủi ro hay phân loại hàng hoá trước, xử lý thông tin tình báo hải quan. Ví dụ, để tăng tỷ lệ hàng miễn kiểm tra trong khi vẫn giữ nguyên yêu cầu quản lý, nếu theo nguyên lý quản lý rủi ro thì phải rà soát, làm chặt hơn các tiêu chí liên quan việc lựa chọn hàng hoá ở khâu tiếp nhận, phân luồng tờ khai để tăng khả năng xác định trọng điểm thì ta lại xử lý bằng cách tăng thêm diện và số mặt hàng được miễn kiểm tra bằng biện pháp hành chính (một quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Việc làm này theo lý thuyết về quản lý rủi ro, thực chất chỉ là chuyển giao rủi ro của việc thực hiện ở cấp cơ sở lên việc chỉ đạo quản lý ở cấp ngành và cao hơn. Đây cũng là tình trạng tương tự ở các nội dung nghiệp vụ hiện đại khác.
Yyêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới: của sự phát triển chung
Những thách thức sẽ đến với ngành Hải quan trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế đất nước.
Với số lượng biên chế hiện thời gần 8000 người và cơ sở kỹ thuật, vật chất hiện có cũng như cơ chế quản lý điều hành như hiện nay, ngành Hải quan đảm nhiệm việc làm thủ tục hải quan cho khối lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trị giá hơn 30 tỷ USD. Đến năm 2010 với tổng kim ngach tăng lên hơn 4 lần, biên chế hải quan không thể tăng theo một tỷ lệ tương ứng buộc ngành Hải quan phải áp dụng các công nghệ và phương thức quản lý mới, ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật trong hoạt động hải quan, … nhằm vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Ngoài ra, bên cạnh thách thức gia tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu, còn rất nhiều thách thức khác phát sinh cùng với việc mở cửa thị trường, bãi bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan như các hiện tượng rửa tiền, bán phá gía, buôn lậu và vận chuyển trái phép ma tuý, vũ khí … chắc chắn sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động hải quan và yêu cầu cơ quan hải quan phải có những biện pháp đổi mới cơ chế điều hành, trang bị các phương tiện kỹ thuật cần thiết, xây dựng bộ máy tổ chức thích hợp và nâng cao trình độ cho công chức hải quan thì mới đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
Trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2010, hàng loạt các cam kết phải thực hiện có liên quan đến công tác hải quan bao gồm:
Trong khuôn khổ AFTA: đến năm 2006 quá trình miễn giảm thuế theo Hiệp định ưu đãi thuế quan hiệu lực chung (CEPT) giữa các nước thành viên ASEAN cơ bản hoàn thành (chỉ còn Lào, Campuchia và Myanmar là đến 2010), việc miễn thuế này sẽ gần như tạo nên một thực thể kinh tế mới bao gồm tất cả các nước ASEAN và kéo theo nó là sự tự do hoá về đầu tư, xuất nhập khẩu và xuất cảnh, nhập cảnh giữa các nước ASEAN tất yếu sẽ làm nảy sinh những vấn đề mới cho công tác kiểm tra, kiểm soát của hải quan, như vấn đề bảo hộ kinh tế toàn khối AFTA, vấn đề chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý, vũ khí…, nhất là trong bối cảnh hiện tượng khủng bố quốc tế đang nổi lên như một sự kiện hàng đầu.
Đối với APEC: 2010 là một nửa chặng đường dẫn đến việc loại bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên của Diễn đàn kinh tế Châu A - Thái Bình Dương, và trong khoảng thời gian đó Việt Nam đã phải thực hiện khá nhiều cam kết trong các chương trình của APEC.
WTO: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và kèm theo đó là các cam kết trong lĩnh vực thuế quan, cam kết tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế thông qua việc đơn giản hoá và thống nhất hoá thủ tục hải quan, áp dụng phương pháp xác định trị giá theo Hiệp định về xác định trị giá hải quan (GATT), thi hành Hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Để có thể thực hiện được các cam kết nêu trên, trên cơ sở các quy định pháp luật đã có trong Luật Hải quan, ngành hải quan cần phải tiến hành các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Triển khai thắng lợi việc áp dụng Hiệp định Trị giá GATT/WTO trên cơ sở Nghị định 60/2002-NĐ ngày 6/6/2002.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả kiểm tra sau thông quan như quy định tại Nghị định 102/2001-NĐ gày 31/12/2001 sao cho kiểm tra sau thông quan trở thành một giải pháp quyết định của hải quan như ở hải quan các nước phát triển.
Ap dụng hệ thống HS để thống nhất hoàn toàn giữa Danh mục Hệ thống Điều hoà HS với các Danh mục Biểu thuế, Danh mục Hàng hoá Việt Nam, tạo ra sự hội nhập đích thực vào các tổ chức kinh tế quốc tế trong vấn đề này.
Triển khai thực hiện nội dung các quy định có liên quan đến hải quan của hiệp định TRIPs.
Tích cực cải cách đơn giản hoá thủ tục theo định hướng của Công ước Kyoto sửa đổi, nghiên cứu xây dựng và triển khai áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động hải quan, xây dựng Trung tâm xử lý dữ liệu tình báo hải quan.
Xây dựng hệ thống quy trình thủ tục tự động hoá.
Nghiên cứu tham gia Công ước Nairobi và các Hiệp định Hợp tác Hỗ trợ song phương để nâng cao năng lực kiểm soát của hải quan.
Tthực tiễn tham gia, thực hiện các điều ước quốc tế về hải quan hoặc liên quan đến hải quan của hải quan việt nam:
Sự cần thiết tham gia vào các điều ước quốc tế về hải quan hoặc và liên quan đến hải quan trong tiến trình cải cách, hiện đại hoá chung của Hải quan Việt Namviệt nam:
Những nội dung đề cập ở các phần trước cho thấy, trong thực tiễn cải cách thủ tục và thi hành Luật Hải quan hiện nay đã và đang đạt được những thành tựu đáng khích lệ như về tốc độ thông quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn rất nhiều khó khăn thách thức đặt ra với ngành Hải quan. Trong xu thế phát triển hội nhập hiện nay, những khó khăn thách thức này càng trở nên gay gắt, cấp thiết mà để giải quyết tốt vấn đề này trong xu thế phát triển nghiệp vụ hải quan thế giới hiện nay, thì hiện đại hoá nghiệp vụ hải quan là một yêu cầu bức thiết. Qua quá trình nghiên cứu thấy tính bức thiết thể hiện tập trung ở một số điểm sau:
Thứ nhất: Yêu cầu Hội nhập:
Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, trào lưu tự do hoá thương mại, việc hình thành hệ thống kinh doanh toàn cầu và sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo ra sự phát triển vượt bậc của giao lưu và thương mại thế giới. Số người và hàng hoá qua lại biên giới ngày càng tăng và một hệ quả tất yếu là xu thế buôn lậu và gian lận thương mại cũng gia tăng.
Yêu cầu của cải cách hành chính- giảm phiền hà; yêu cầu của các hiệp định thương mại - giải phóng hàng nhanh. Trong khi đó nguồn nhân lực và trang thiết bị phục vụ cho việc quản lý sự giao lưu ngưòi và hàng hoá qua biên giới quốc gia lại rất hạn hẹp. Điều đó đòi hỏi phải hiện đại hoá nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Hải quan là một trong những ngành tiếp cận sớm vào quá trình cải cách mở nên cần phải hiện đại hoá kỹ thuật nghiệp vụ để theo kịp các tiêu chí, chuẩn mực của kỹ thuật nghiệp vụ hải quan hiện đại quốc tế.
Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) mà Hải quan Việt Nam là một thành viên, khuyến nghị các nước tăng cường nghiên cứu triển khai áp dụng các nội dung thuộc chiến lược hiện đại hoá, coi đó là một định hướng để xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi các qui định về qui trình thủ tục hải quan hiện đại.
Thứ hai, yêu cầu phát triển kinh tế:
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, mọi quốc gia đều phải tạo thuận lợi tối đa cho việc di chuyển người và hàng hoá nhằm thúc đẩy thương mại, phát triển các ngành nghề và du lịch của mình. Các cơ quan quản lý như hải quan, phải thực hiện mục tiêu đó thông qua việc nâng cao chất lượng thực hiện quản lý thông qua chương trình hiện đại hoá hải quan.
Chủ trương chính sách hiện nay của Đảng và Nhà nước là tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động XNK, đầu tư, đặc biệt là đầu tư của nước ngoài nên các yêu cầu quản lý Nhà nước nói chung, trong đó có quản lý hải quan, không thể thực hiện phương pháp hải quan truyền thống như trước. Vẫn quản lý chặt chẽ nhưng vẫn phải tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại. Đây là bài toán phức tạp đòi hỏi chỉ có thể giải quyết bằng các giải pháp nghiệp vụ mới thuộc các nội dung hiện đại hoá của hải quan thế giới.
Trong tiến trình cải cách hành chính của cả nước, hàng loạt các văn bản qui định ở mọi cấp, mọi ngành đã được nghiên cứu sửa đổi, cập nhật, ban hành mới nhằm không ngừng đơn giản hoá thủ tục, chính sách, qui định nhưng mặt trái của nó cũng xuất hiện. Đó là sự thiếu nhất quán, thiếu định hướng thống nhất. Đây chính là một tiền đề quan trọng làm xuất hiện các rủi ro trong công tác quản lý của ngành Hải quan mà yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước đòi hỏi Ngành hải quan phải khắc phục theo cách của mình. Để giải quýết cơ bản vấn đề này thực tiễn hải quan các nước cho thấy là phải tiến hành hiện đại hoá qui trình nghiệp vụ
Thứ ba: Yêu cầu của doanh nghiệp chân chính:
Quá trình đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp nói chung và nhiều doanh nghiệp tham gia XNK chú trọng đến việc thu lợi nhuận một cách thái quá, làm ăn chụp giật, tìm mọi cách qua mặt các cơ quan quản lý (điều này thể hiện rất rõ trong lĩnh vực XNK trong những năm qua), tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp (cả trong nước và đầu tư nước ngoài) làm ăn chân chính bị đặt vào thế cạnh tranh bất lợi và họ rất muốn chấm dứt sớm tình trạng này trong lĩnh vực XNK thông qua công tác quản lý hiện đại của Hải quan.
Thứ tư: Yêu cầu nghiệp vụ Hải quan:
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, giao lưu hàng hoá XNK của Việt Nam ngày càng tăng (xem bảng thống kê dưới đây), loại hình XNK càng phát triển đa dạng. Trong khi đó biên chế