Tình hình trong nước: Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hâu, bị tàn phá nặng nền bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, cơ sở kĩ thuật lạc hậu và thiếu thốn.
Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có việc hoàn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành Bộ luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương, đường lối mở cửa nền kinh tế của Đảng, góp phần qan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mới trong chặng đường vừa qua.
Sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trương pháp lý cao hơn để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung và chi tiết hóa các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Mặc dù vậy luật này vẫn không tránh khỏi một số khiếm khuyết, thiếu đồng bộ.
Để khắc phục những hạn chế đó, năm 1990 Việt Nam đã kịp thời sửa đổi bổ sung Luật đầu tư nước ngoài theo hướng “khuyến khích và tạo thêm điều kiện thuận lợi” cho các dự án đầu tư nước ngoài. Luật năm 1990 đã sửa đổi bổ sung 15 trong số 42 điều của luật năm 1987.
Sau hơn một năm thực hiện, trước những đòi hỏi mới của yêu cầu phát triển, việt Nam lại kịp thời (1992) đã bổ sung, sửa đổi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài so với Luật sửa đổi bổ sung lần thứ nhất, Luật sửa đổi bổ sung lần thứ hai đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung có tính chất căn bản hơn. Đó là đã mở ra các hình thức thu hút đầu tư và góp vốn đầu tư mới, đã đưa ra các biện pháp mới để bảo vệ lợi ích của bên Việt nam và nhà nước Việt nam.
Sau hai lần sửa đổi, bổ sung (1990, 1992) theo chiều hướng tích cực, cùng với sự vận động sôi nổi của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế đã tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và rất thuận lợi cho các dự án đầu tư và kinh doanh.
Bắt đầu từ năm 1994, để hoàn chỉnh hệ thống luật pháp đồng bộ, một số luật mới được ban hành, trong đó có môi trường đầu tư kih doanh được quy định chặt chẽ hơn. Và đi cùng với hệ thống này, năm 1996 luật đầu tư nước ngoài cũng được sửa đổi bổ sung. Tuy nhiên luật sửa đổi bổ sung lần này về cơ bản theo hướng giảm bớt một số ưu đãi.
50 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n các hoạt động sản xuất, kih doanh, dịch vụ và quản lý kih tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghê, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”
1.2.2. Điều kiện, mục tiêu và các yếu tố đảm bảo cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam
1.2.2.1. Điều kiện của Việt Nam khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tháng 7 năm 1994, hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam- khóa VII đã có nghị quyết về phát triển công nghiệp, công nghệ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chủ trươg này ra đời khi đất nước đã có sự ổn định nhất địh về chính trị, xã hội, kinh tế đã có bước phát triển hơn hẳn các thời kỳ trước đó, đây là thời kỳ mà một số tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và con người Việt Nam đang được đánh thức để có thể đóng góp có hiệu quả cho sự khởi động công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà. Về thực chẩ chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện của một nền kinh tế kém phát triển, lao động thủ công chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ lao động xã hội, trang thiết bị kỹ thuật cũ kỹ, lạc hậu và thiếu đồng bộ.
Việt Nam tiến hàng công nghiệp hóa , hiện đại hóa trong điều kiện khu vực hóa, toàn cầu hóa các hoạt động kinh tế đang trở thành xu thế phổ biến và diễn ra một cách mạnh mẽ. điều kiện mà có nhiều nước rất thành công trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là cơ sở giúp chúng ta lựa chọn để tham khảo những mô hình, kinh nghiệm và cách thức tiến hành phù hợp có thể vận dụng được trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. và chúng ta tiến hàng công nghiệp hóa, hiện đai hóa đúng vào thời kỳ khoa học-kỹ thuật, công nghệ thế giới đang đạt tới một trình độ phát triển chua từng có trong lịch sử. Với lợi thế của “người đi sau”, Việt Nam có thể tiếp cận được những kỹ thuật tiên tiến mà không tốn thời gian, chi phí tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm. Thực tế đã chỉ ra rằng trên thế giới không có một quốc gia công nghiệp hóa đi sau mà lại không phát triển trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật của các nước đi trước.
Việt Nam nằm trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương- một khu vực kinh tế năng động, có tốc đọ tăng trưởng tương đối cao, có nhiều nước thực hiẹn công nghiệp hóa thành công, tạo ra một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động quốc tế theo hướng tích cực. Châu Á- Thái Bình Dương hiện đang là khu vực có sự hình thành một số tổ chức hợp tác kinh tế có hiệu quả như AFTA, APEC… các tổ chức hợp tác này là điều kiện quan trọng để phá bỏ những hạn chế cản trở không những trong lĩnh vực mậu dịch mà nó còn là cơ sở mở đươgf cho sự chuyển dịch vốn, công nghệ, và các yếu tố sản xuất quan trọng của các nước trong khu vực.
Như vậy, so với các nước tiến hành công nghiệp hóa trước thì Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở điểm xuất phát so với các nước đi trước tuy còn ở mức thấp hơn nhiều về thực lực kinh tế nội sinh nhưng bối cảnh kinh tế quốc tế có nhiều thuận lợi.
1.2.2.2. Mục tiêu và các yếu tố đảm bảo cho sự thành công trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam.
Mục tiêu đến năm 2020, Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định: “ Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đai hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, từ nay đến 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản thành mộ nước công nghiệp”
(Đảng cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản CTQG, Hà nội 2001 trang 91)
Đến lúc đó:
+ Lực lượng sản xuất đạt trình độ tương đối hiện đại, phần lơn lao động sử dụng máy móc, điện khí hóa được thực hiện cơ bản trong cả nước, năng suất lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn nhiều so với hiện nay, GDP tăng từ 8 đến 10 lần so với năm 1990.
+ Về quan hệ sản xuất: Chế độ sở hữu, cơ chế quản lý và chế độ phân phối gắn kết với nhau, phát huy được các nguồn lực, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tws, thực hiện công bằng xã hội.
+ Về đời sống vật chất và văn hóa, nhân dân có cuộc sống no đủ, có nhà ở tương đối tốt, có điều kiện đi lại, học hành chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hóa khá.
Để từng bước thực hiện thành công mục tiêu lâu dài trên, mục tiêu tổng quát của sự nghiệp công nghiệp hoám hiện đại hóa của nước ta là đến năm 2020 “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kih tế, quốc phòng, an ninh tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình biến đổi từ xã hội nông nghiệp thành xã hội công nghiệp. Đây là sự biến đổi toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, và quá trình này chỉ có thể thành công khi nó có các yếu tố (các điều kiện” cơ bản sau”
Thứ nhất, huy động và tập trung được một số lượng vốn đủ lớn và tổ chức sử dụng chúng một cách có hiệu quả và theo đúng yêu cầu phát triển của nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vốn này có thể được huy động từ các nguồn vồn trong và ngoài nước, trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định và nguồn vốn nước ngoài có vị trí rất quan trọng. Trong điều kiện tiết kiệm và tích lũy trong nước còn thấp, việc huy động vốn còn khó khăn thì việc tận dụng mọi khả nnăg để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài được đặt ra cấp bách như điều kiện tiên quyết cho thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ hai, có nguồn nhân lực đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của một nền sản xuất hiện đại. Vốn dĩ xuất phát từ một nền kinh tế kém phát triển, kỹ thuật lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu. Do đó để đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo được đặt ra như một quyết sách hàng đầu. Thực hiệnc ó hiệu quả việc đào tạo và đào tạo lại, đa dạng hóa hình thức đào tạo là một trong những cách thức để chúng ta có thể tạo ra một cơ cấu nhân lực thích hợp.
Thứ ba, có được một hệ thống thể chế kih tế xã hội đồng bộ, đúng hướng phù hợp với đặc điểm và trình độ của lực lượng sản xuất nhằm làm cho chính bản thân yêu cầu của các hoạt động sản xuất kinh doanh quyết định sự chuyển biến về cơ cấu theo hướng cơ cấu của một nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ tư, có quan hệ kinh tế đối ngoại rộng rãi và có hiệu quả, đây là luồng quan trọng nhằm thu hút tốt nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tri thức quản lỹ tiên tiến và khả năng hòa nhập với nền kinh tế thế giới để giảm bớt những bước tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm. tiếp cận nhanh những thành tựu của thế giới, rút ngắn những bước đi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ năm, có một thị trường đầy đủ, rộng khắp(cả trong và ngoài nước) và hoàn chỉnh nó. Thị trường là điều kiện và chỉ có thông qua nó thì mọi yếu tố đầu vào, đầu ra mới có thể được đáp ứng và phần lớn các quan hệ sản xuất kinh doanh mới được giải quyết.
1.3. Một số yêu cầu đặt ra của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
Xuất phát từ đặc điểm, điều kiện tiến hành và để sự nghiêp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được các mục tiêu đề ra, đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải có sự chuyển biến toàn diện, tổng hợp và đồng bộ trên mọi lĩnh vực, mọi địa bàn, mọi lực lượng, cả kinh tế trong nước lẫn kinh tế đối ngoại. Trong hàng loạt yếu tố đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện đang được xem là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tiễn của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra những yêu cầu cơ bản đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
+ Thu hút vốn nước ngoài, một mặt, góp phần giải quyết một trong những tiền đề cơ bản mang tính quyết định sự khởi động cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác làm điều kiện kết hợp các yếu tố nội lực khai thác tốt các tiềm năng trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển biến nền kinh tế theo cơ cấu của một nền kinh tế công nghiệp.
+ Góp phần đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật hiện địa cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao năng lực cho ngươi lao động và tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến
+ Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động
+ Hình thành một thị trường đồng bộ, mở rộng và góp phần làm tăng khả năng thanh toán của thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ… Mở rộng giao lưu quốc tế, thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế
+ Góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tạo nguồn thu cho ngân sách.
Chương 2: Thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
2.1. Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở Việt Nam trong thời gian qua (từ 1988 đến nay)
2.1.1. Quá trình hình thành và hoàn thiện chính sách đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam
Từ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn đầu tư nước ngoài hơn 20 năm qua, đến nay có thể nói trong điều kiện của thế giới và khu vực hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự trở thành hình thức hợp tác kih tế rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển.
Nhìn lại 20 năm trước, trong bối cảnh quốc tế, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan vỡ, các thể lực thù địch tìm mọi cách chống phá Việt Nam trên nhiều mặt. Thế giới có những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc tế, sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới và biến động của trên thị trường quốc tế… Các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á thực hiện cải cách kinh tế, trở thành khu vực năng động của thế giới.
Tình hình trong nước: Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hâu, bị tàn phá nặng nền bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, cơ sở kĩ thuật lạc hậu và thiếu thốn.
Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có việc hoàn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành Bộ luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương, đường lối mở cửa nền kinh tế của Đảng, góp phần qan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mới trong chặng đường vừa qua.
Sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trương pháp lý cao hơn để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung và chi tiết hóa các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Mặc dù vậy luật này vẫn không tránh khỏi một số khiếm khuyết, thiếu đồng bộ.
Để khắc phục những hạn chế đó, năm 1990 Việt Nam đã kịp thời sửa đổi bổ sung Luật đầu tư nước ngoài theo hướng “khuyến khích và tạo thêm điều kiện thuận lợi” cho các dự án đầu tư nước ngoài. Luật năm 1990 đã sửa đổi bổ sung 15 trong số 42 điều của luật năm 1987.
Sau hơn một năm thực hiện, trước những đòi hỏi mới của yêu cầu phát triển, việt Nam lại kịp thời (1992) đã bổ sung, sửa đổi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài so với Luật sửa đổi bổ sung lần thứ nhất, Luật sửa đổi bổ sung lần thứ hai đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung có tính chất căn bản hơn. Đó là đã mở ra các hình thức thu hút đầu tư và góp vốn đầu tư mới, đã đưa ra các biện pháp mới để bảo vệ lợi ích của bên Việt nam và nhà nước Việt nam.
Sau hai lần sửa đổi, bổ sung (1990, 1992) theo chiều hướng tích cực, cùng với sự vận động sôi nổi của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế đã tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và rất thuận lợi cho các dự án đầu tư và kinh doanh.
Bắt đầu từ năm 1994, để hoàn chỉnh hệ thống luật pháp đồng bộ, một số luật mới được ban hành, trong đó có môi trường đầu tư kih doanh được quy định chặt chẽ hơn. Và đi cùng với hệ thống này, năm 1996 luật đầu tư nước ngoài cũng được sửa đổi bổ sung. Tuy nhiên luật sửa đổi bổ sung lần này về cơ bản theo hướng giảm bớt một số ưu đãi.
Những biến đổi này cùng với những quy định chặt chẽ hơn của một số luật kinh tế khác đã làm giảm sút động lực kích thích các thành phần kih tế tham gia đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước tình hình đó đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới hơn nữa cơ chế, chính sách cho phù hợp. Vì vậy, ngày 09/06/2000, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua” Luật sửa đổi, bổ sung một số đièu của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. Các nội dung sửa đổi bổ sung của luật lần này đã thực sự mang lại cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam một sự ổn định và thônng thoáng hơn so với những quy định trước đây.
Nhằm cải thiện hơn nữa mội trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo “một sân chơi” bình đẳng không phân biệt đối xử với các nhà đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường sự quản lý của nhà nước với các hoạt động đầu tư. Năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 và thay thế Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước. sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế. thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và Việt Nam từ năm 2006 đến nay.
Như vậy, đến nay chúng đã đã có một hệ thống luật và các văn bản dưới luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy chưa phải hoàn chỉnh nhưng đã đẩy đủ hơn, có tác dụng khuyến khích hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các đối tác trong nước trong việc tham gia đầu tư. Những kế quả đạt được trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua đã chứng minh cho sự đúng đắn trong quá trình đổi mới các chính sách kinh tế trong đó có chính sách đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam
2.1.2.1. Về tình hình cấp giây phép đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Sau năm 1975, nước ta đã ban hành những điều lệ quy định về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để điều tiết hoạt động của các dự án đầu tư chủ yếu từ các nước xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô, Trung quốc. Các dự án đầu tư lúc bấy giờ dựa trên nền tảng hợp tác giúp đỡ Việt Nam khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh
Cùng với chính sách đổi mới đất nước, tháng 12 năm 1987 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành và có hiệu lực. Tính đến hết tháng 12 năm 2009, cả nước có hơn 11407 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng số vốn khoảng 183 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Cụ thể như sau:
Bảng I : Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn 1988 đến nay
(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)
Qua bảng số liệu rút ra được một số nhận xét sau:
Trong 3 năm từ 1988 đến 1990, mới thực hiện Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn ít (214 dự án với tổng số vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD). Đầu tư nước ngoài chưa tác động đến tình hình kinhh tế xã hội của đất nước.
Trong thời kỳ 1991-1995, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên ( 1409 dự án với tổng số vốn đăng ký cấp mơi 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ bùng nổ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (có thể coi như là làn sóng đầu tư nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam) với 1781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là gian đoạn mà môi trường đầu tư kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực, sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ. Vì vậy, đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa với các thành phần kinh tế khác và đóng góp tich cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước.
Nếu xét trong suốt cả thời kỳ 1998-2000 thì năm 1996 có thể được xem là năm đỉnh cao về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8 tỷ USD vốn đăng ký (8494 triệu USD) tăng 45% so với năm trước.
Từ năm 1997 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu suy giảm nhất là đến năm 1998, 1999. Trong 3 năm 1997-1999 có 931 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 13 tỷ USD nhưng vốn đăng ký năm sau it hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998). Chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Đến năm 2000 tình hình đã có chuyển biến tốt hơn (đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng tăng lên) nhưng số vốn đăng ký cũng đạt mức xấp xỉ năm 1992/ Cũng trong thời gian này nhiều dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép năm trước phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp phải khó khăn về tài chính. Sự giảm sút này phần nào có thể do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Để khắc phục tình hình trên, chính phủ đã xây dựng các chính sách mở cửa đầu tư. Vì vậy hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài đã có chuyển biến rõ nét. Điều này được thể hiện trong bảng sau
Bảng 2: Đầu tư nước ngoài được cấp phép giai đoạn 2001-2009
Đơn vị: Triệu USD
(Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư)
Qua hai bảng số liệu trên ta thấy: Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2012,4 tỷ USD tăng 28% so với năm 1999, năm 2001 tăng18,2% so với năm 2000, năm 2002 vốn đăng ký giảm chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 tăng 6% so với năm 2002. và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước năm 2005 tăng 50,8%, năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua: 21,3 tỷ USD tăng 71% so với năm 2006 và tăng gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ khủng hoảng. Năm 2008 như đã nêu trên, đạt 64,2tỷ USD (tăng trên 3 lần so với năm 2007)
Như vậy trong 3 năm (2006-2008) vốn FDI đămg ký đã có nhiều bước chuỷen biến mạnh mẽ mang tính đột biến. Tính chung cho cả 3 năm từ 2006-2008, vốn đăng ký đạt 93,7 tỷ USD, vượt trên 72 % so với mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2006-2010. đồng thời trong 3 năm đó, vốn thực hiện đã tăng đáng kể. Năm 2006, vốn thực hiện đạt 4,1 tỷ USD (tăng 24% so với năm 2005), năm 2007 đạt 8 tỷ USD (tăng gần gấp 2 lần năm 2006), năm 2008 , đạt 11,5 tỷ USD tăng 43,2 % so với năm 2007, đạt mức cao nhất trong sử dụng vốn FDI hàng năm trong 20 năm thu hút FDI vào việt nam.
Với kết quả nêu trên trong vòng 3 năm 2006-2008 vốn FDI thực hiện đạt 23,6 tỷ USD bằng trên 92% mục tiêu đề ra cho 5 năm 2006-2010. Năm 2009, vốn FDI đăng ký giảm xuống chỉ bằng 33,5 % so với năm 2008. Nguyen nhân do suy thoái kinh tế và những khủng hoảng tài chính trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào Việt nam trong năm 2009. mặc dù mức độ thu hút FDI của Việt nam có giảm nhưng so với các nước trong khu vực thì tìh hình thu hut FDI của chúng ta vẫn rất tốt.
Về quy mô dự án: ta thấy qua các thời kỳ, quy mô dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự biến động, thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư bình quân một dự án tăng dần qua các giai đoạn tuy có “trầm lắng ”trong một vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997. Thời kỳ 1988-1990 quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án/năm. Từ mức quy mô vốn đăng ký của một dự án đạt 11,6 triệu USD trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng ên 13,2 triệu USD/dự án trong năm năm 1996-2000. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép trong giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong năm năm trước. tuy nhiên quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 5 triệu USD/dự án trong thời ký năm 2001-2005. Điều này cho thấy đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn trên có quy mô vừa và nhỏ. Trong 2 năm 2006 và 2007 quy mô vố đầu tư chung là bình quân 1 dự án đều ở mức 14,4 triệu USD cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước. Đièu này thể hiện trong năm 2008 quy mô vốn bình quân một dự án là 60 triệu USD/ dự án và năm 2009 là 25,6 triệu USD.
Như vậy với kết quả đạt được như trên đã đưa việt nam trỏ thành nước đứng vị trí thứ năm ở khu vực Đông nam Á, 11 ở Châu á và đứng thứ 34 thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Qua đó ta thấy được vai trò quan trọng của nguồn vốn này cùng với vai trò quyết địh của các nguồn vốn trong nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đât nước.
2.1.2.2. Tình hình tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất ( 1988-2007)
Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rrộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhât là từ năm 2001 trở lại đây.
Tính đến hết năm 2007 có gần 4100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng số vốn tăng thêm 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đăng ký mới.
Thời kì 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có, số lượng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn it. Từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ usd trong năm năm 1991-1995 thì giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp đôi so với năm năm trước. giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD vượt 18% so với dự kiến là 6 tỷ USD tăng 69% so với 5 năm trước. trong đó lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt quá con số 1tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến năm 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt tren 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%
Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995, 65,7% trong giai đoạn 1996-2000, khoảng 77,3 % trong thòi kỳ 2001-2005. Trong hai gian đoạn năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng số vốn tăng thêm. Năm 2009 có 213 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng số vốn tăng thêm là 5,09 tỷ USD bằng 98,3% so với năm 2008.
Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu á (59%) nên trong số vốn tăng thêm , vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 66,8% trong giai đoạn 1991-1995, đạt 67% trong giai đoạn 1996-2000, đạt khoảng 70,3% trong thời kỳ 20001-2005. trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 72% và 80%
Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm nơi tập trung nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Vùng trọng điểm phía Nam chiếm 55,5% trong giai đoạn 1991-1995, đạt 68,1% trong thời kỳ 1996 -200 và 71,5% trong giai đoạn 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 71% và 65%. Vùng trọng điểm phía bắc có tỷ lệ tương ứng là: 36,7%; 20,4%; 21,1%; 24% và 20%
Qua khảo sát của tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật bản- JETRO tại Việt nam có trên 70% doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt nam. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Về các đối tác được cấp phép đầu tư
Thực hiện phương châm của Đảng và chính phủ “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác…Việt nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới…”được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật đầu tư nươc ngoài, qua 20 năm đã csi 82 quốc ga và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký trên 83 tỷ USD trong đó các nước châu á chiếm 69%, châu âu chiếm 24% và khối ASEAN chiếm 19 %, các nước châu mỹ chiếm 5% riêng mỹ chiếm 3,6%. Tuy nhiên nếu tính cả đầu tư của các chi nháh tại nước thú 3 của nhà đầu tư Mỹ thì vốn đầu tư của Mỹ tại việt nam sẽ đạt trên 3tỷ USD, đựng vị trí thứ 5 trong tổng số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam . ví dụ tập đoàn Indel không đầu tư thẳng từ mỹ vào việt nam mà thông qua chi nhánh tại Hồng Kông. Hai nước châu úc là Newzeland và Australia chỉ chiếm 1% tổng số vốn.
Hiện đã có 15 quốc gia và vùng llãnh thổ đầu tư vốn đăng ký cam kết trên 1 tỷ USD tại việt nam theo thứ tự sau:
Bảng 3: Các nước có tổng số vốn đăng ký hơn 1tỷ USD
Nguồn: Cục đâu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư
Theo bảng trên ta thấy, nước đứng đầu là Hàn Quốc với 1857 dự án, vốn đăng ký là 14,3 tỷ USD, đứng thứ 2 là Singapo với 549 dự án, vốn đăng ky là 11,5 tỷ USD, thứ 3 là Đài loan với 1801 dự án, vốn đăng ký là 10,7 tỷ USD(đồng thời cũng đứng thứ 3 trong giải ngân vốn đạt 3.07 tỷ USD), thứ 4 là Nhật Bản với 934 dự án, vốn đăng ký là 9,1 tỷ USD. Nhưng nếu tính về vốn thực hiện thì Nhật bản đứng đầu với giải ngân đạt gần 5 tỷ USD, tiếp theo là Singapo với 3,8 tỷ USD, Hàn quốc đứng thứ 4 với 2,7 tỷ.
Và chỉ với 15 nước (bằng 18,2 % sô nước) đã chiếm tới 93,9% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam (Hàn quốc: 18,5 %;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.doc