Về mậu dịch chính ngạch, Việt Nam đứng thứ 3 trong 96 đối tác của tỉnh Vân Nam. Năm 2004 tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Vân Nam là 446 triệu USD, chiếm 6,2% tổng kim ngạch thương mại Việt Nam –Trung Quốc. Trong giai đoạn từ năm 2000-2004 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Vân Nam tăng bình quân hàng năm là 56%, từ 130 triệu USD năm 2001 lên 446 triệu USD năm 2004 [13]. Năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Vân Nam và các tỉnh thành phố của Việt Nam tăng hanh, từ cuối năm 2007 đến nay đạt 972 triệu USD, tăng 91,5% so với năm 2006 [7]. Mặc dù tỉnh Vân Nam tiếp giáp với 4 tỉnh của Việt Nam là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, và Hà Giang, nhưng quan hệ thương mại Việt Nam –Vân Nam chủ yếu tập trung qua cửa khẩu Lào Cai do có đường giao thông thuận lợi. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam ) và Hà Khẩu (Trung Quốc ) từ 2005-2007 đã tăng 320 triệu USD chiếm 4,5% tổng kim ngạch hai chiều việt –Trung.
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vai trò của Hành lang kinh tế: Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt –Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Bắc Bộ. Thành phố Hà Nội tiếp giáp 5 tỉnh : phía Bắc giáp với Thái Nguyên, phía Đông giáp với Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và phía Nam giáp Hà Tây. GDP của Hà Nội năm 2007 là 12,1% [25] trong khi đó GDP của Việt Nam năm 2007 là 8,44% tăng 3,662% so với GDP cả nước. Theo số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Hà Nội mới nhất do Cục thống kê Hà Nội công bố ngày 31-12-2007 cho thấy, GDP bình quân đầu người của cư dân Hà Nội đạt 28,6 triệu đồng/năm (gấp 2,4 lần toàn quốc) [26]. Gía trị sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2008 tăng 12,5% so với năm 2007 [27]. Tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) trên địa bàn thành phố năm 2008 đạt khoảng 6.936 triệu USD, tăng 35,5% so với thực hiện năm 2007 và tăng 26,5% so với chỉ tiêu kế hoạch do UBND thành phố đề ra [27] Năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,58%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng từ 2 - 3%/năm và chiếm 5,53% trong cơ cấu kinh tế của Thành phố. Cơ cấu kinh tế trong nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực: Năm 2008 tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 41,28%, dịch vụ là 52,17%, nông nghiệp là 6.55%[28]. Hà Nội năm 2007 số dự án là 234 triệu USD, tổng số vốn đăng ký la 200,6 triệu USD trong đó: vốn cấp mới 161,7 triệu USD; vốn cấp thêm là 38,9 triệu USD [29].
*Hải Phòng: Là thành phố có quy mô lớn thứ 3 của Việt Nam sau thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Thành phố nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, trên bờ biển thuộc Vịnh Bắc Bộ; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương và phía Đông là vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng là thành phố cảng biển có tổng diện tích tự nhiên là 1.519 Km2 [1( Tr.88)] bao gồm cả hai huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vĩ). Địa hình Hải Phòng đa dạng, có đất liền (chiếm diện tích lớn ) và vùng biển hải đảo, có Đồng Bằng ven biển, có núi có bờ biển dài 125 Km thuận lợi cho phát triển du lịch.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, GDP của Hải Phòng đạt gần 9.200 tỷ đồng, tăng 12,2%, so với cùng kỳ. Đồng thời cũng là mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2005 đến nay (6 tháng đầu năm 2007, tăng trưởng 12,17%).
Hải Phòng thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 400 triệu USD, tăng 3,35 lần; tổng thu ngân sách khoảng hơn 10.000 tỷ đồng, đạt 68,9% kế hoạch năm. Tốc độ tăng trưởng này tuy chỉ đạt 45% kế hoạch năm nhưng cao hơn mức 6,5% của cả nước và đứng đầu trong số những thành phố trực thuộc Trung ương [13 ].
Theo tính toán, để năm 2008 đạt được mức tăng trưởng kinh tế trên 13% thì trong 6 tháng cuối năm, GDP của Hải Phòng phải đạt mức tăng trưởng ít nhất là 13,68%. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm có lợi thế về hệ thống cảng biển nên trong cơ cấu GDP của Hải Phòng, ngành dịch vụ chiếm hơn 50%, công nghiệp-xây dựng chiếm 39% và nông-lâm-thuỷ sản chiếm 11%. Hai nhóm ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ đang có mức tăng trưởng rất cao, đặc biệt là dịch vụ cảng biển, đóng góp phần lớn vào GDP của thành phố. Từ đầu năm đến nay đã có khoảng 13,6 triệu tấn hàng hoá qua cảng, tăng 26,9% và dự kiến hết năm sẽ có khoảng gần 30 triệu tấn hàng hoá thông qua [13].
٭ Quảng Ninh: Tốc độ tăng trưởng GDP của Quảng Ninh trong giai đoạn 1996-2000 đạt bình quân 9,6%/năm; từ năm 2001 đến 2003, tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức khá, GDP tăng bình quân 12%. Hai năm 2006, 2007 GDP tăng bình quân 13,45%, ước tính 6 tháng đầu năm 2008 tăng 12,5% [13].
Năm 2008, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ ước đạt trên 18.000 tỷ đồng, tăng 33 % so với cùng kỳ; Do lợi thế về cửa khẩu, cảng biển nên hoạt động dịch vụ thương mại phát triển mạnh. Tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh đạt 2,87 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu qua biên giới 1,35 tỷ USD; Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 1.750 triệu USD bằng 122,35% kế hoạch, tăng 35,86% so với cùng kỳ. Nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ như xuất khẩu than tăng 44% về giá trị, cao su tăng 10%, đóng tàu tăng gần 2 lần, dầu thực vật tăng 8,7%, đá tấn mài tăng 27%, ngọc trai tăng 35,14%, giấy vàng mã tăng 26%...[29].
*Lào Cai: Là tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 8.044 Km2 [1(Tr.95)], phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam –Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu. Thị xã Lào Cai nằm sát biên giới Việt –Trung, cách thủ đô Hà Nội 354Km và cách thành phố Côn Minh - thủ phủ tỉnh Vân Nam 420 Km. Từ khi khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lào Cai đi vào hoạt động, đã góp phần tăng trưởng kinh tế của vùng: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 10,5%, trong đó: nông - lâm nghiệp tăng 6%, công nghiệp - xây dựng 16% và dịch vụ 10%.
- GDP bình quân đầu người (năm 2006) 9 triệu đồng, gấp 1,8 lần so với năm 2005.
- Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP: nông - lâm nghiệp 27%; công nghiệp - xây dựng 31%; dịch vụ 42%
- Tổng sản phẩm lương thực có hạt: 200 ngàn tấn.
- Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác: 20 triệu đồng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn: 2.055 tỷ đồng, bình quân tăng 26,2%/năm.
- Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh: 70 triệu USD, bình quân tăng 14,9%/năm; trong đó xuất khẩu: 25 triệu USD, bình quân tăng 8%/năm [30]
Các chợ vùng cao được hình thành và phát triển rất nhanh ở nhiều điểm khu dân cư nông thôn. Thông qua hoạt động trợ đã đã có tác dụng kích thích sản xuất hàng hóa.
*Vân Nam (Trung Quốc): Vân Nam nằm ở biên cương Tây Nam của Trung Quốc, diện tích là 394,000 Km2, chiếm khoảng 1,4 tổng diện tích Trung Quốc. Phía Nam của Vân Nam giáp với Lào và Việt Nam ( tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu). Tổng giá trị sản xuất trong nước, năm 2006 tổng giá trị sản xuất của tỉnh Vân Nam (GDP) đạt 400,187 tỷ NDT, tăng 11,9% so với năm trước. GDP bình quân đầu người đạt 8961 NDT, tăng 11,1% so với năm trước. Tỉ trọng của các khu vực kinh tế trong GDP, khu vực có giá trị gia tăng là 75,115 tỷ NDT, tăng trưởng 6,8%; giá trị gia tăng của khu vực thứ hai là 171,019 tỷ, tăng trưởng 16,9%; giá trị gia tăng của nhóm ngành nghề thứ 3 là 154,053 tỷ, tăng trưởng 9,1% [31].
Năm 2006, tổng thu nhập tài chính đạt 88,7 tỷ NDT, tăng 16%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong toàn tỉnh đạt 6,23 tỷ USD, tăng 31,4% so Với năm với năm trước (trong đó xuất khẩu đạt 3,39 tỷ USD, tăng 28,4%; nhập khẩu đạt 2,84 tỷ USD, tăng 35,1%). Cùng năm 2006 đã phê duyệt 204 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tiền vốn theo hợp đồng là 798 triệu USD; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực tế là 302 triệu USD, tăng 74,2% so với năm trước [32].
Tỉnh Vân Nam gồm có các thành phố Côn Minh, Ngọc Khuê, Châu Hồng Hà và Châu Văn Sơn nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh.
2.2. CHÍNH SÁCH CỦA HAI NƯỚC VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TÁC ĐỘNG VÀO HÀNH LANG
Các khu kinh tế cửa khẩu này chịu ảnh hưởng trực tiếp của mối quan hệ kinh tế thương mại của Trung Quốc và chính sách biên mậu trực tiếp của các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, hiện nay đang được sự ưu đãi của chính phủ Trung Quốc cho tỉnh Vân Nam. Trên các biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép các thành phố tiếp tục xây dựng các khu kinh tế động lực theo hướng tự do mở như Đông Hưng, Bằng Tường, Thiên Bảo và Hà Khẩu…
Chính sách biên mậu đối với khu vực biên giới của Trung Quốc:
*giảm một nửa thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu tiểu ngạch theo tỷ lệ sản xuất pháp định.
*Ưu đãi về hoàn thuế xuất khẩu. Đối với các thương phẩm xuất khẩu mậu dịch biên giới của doanh nghiệp, thương mại tiểu ngạch biên giới có thể hưởng ưu đãi hoàn thuế xuất khẩu mậu dịch thông thường.
*miễn thuế buôn bán cho cư dân biên giới. Miễn thu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu cho nhập khẩu hàng tiêu dùng có giá trị từ 5000NDT trở xuống trong hoạt động buôn bán của cư dân biên giới.
*Mở rộng chủng loại thương phẩm. Đối với sản phẩm không liên quan tới sự khống chế nghiêm ngặt của nhà nước, đều đã từng bước thử lỏng.
*Về phương tiện đi lại thực hiện đơn giản hóa thủ tục, gỡ bỏ các hạn chế.
Phía Việt Nam, khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được hưởng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10%, áp dụng 15 năm kể từ khi dự án đầu tư đi vào hoạt động. được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA HAI NƯỚC VIỆT- TRUNG
2.2.1 Những thành tựu
Hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh nó có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Thực hiện đường lối đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế và chính sách mở cửa nền kinh tế do đại hội VI đề ra, Đảng và nhà nước ta đặc biệt chú trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc trên cơ sở 16 chữ vàng là : “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” [9].
Quan hệ hai Đảng và nhà nước Trung –Việt đi sâu phát triển một cách toàn diện. Riêng về thương mại, kim ngạch thương mại hai chiều Việt –Trung đang trên đà phát triển mạnh mẽ được thể hiện năm 1991 là 3,7 triệu USD đến năm 2003 là 4,869 tỷ, trong đó Trung Quốc xuất sang Việt Nam là 3,122 tỷ USD, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam là 1,747 tỷ [21]. Và tính từ năm 2003 –đến 2007 thì kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng ( Bảng: 2.1 ), năm 2003 đạt 4,869 tỷ USD, năm 2004 là 7,2 tỷ tăng 2,331 t ỷ USD, năm 2005 tăng 1,539 tỷ USD, và năm 2007 đạt 15,85 tỷ USD tăng 5,43 tỷ USD so với năm 2006. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng vì trong những năm qua Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng sang Trung Quốc và cũng nhập khẩu của Trung Quốc một số mặt hàng như linh kiện điện tử, phân bón , hoa quả.
Bảng 2.1. Bảng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc Đơn vị: tỷ USD
Năm
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt –Trung đơn vị tỷ USD
2003
4,869
2004
7,2
2005
8,739
2006
10,42
2007
15,85
.
2004 về: Quan hệ biên mậu Việt –Trung hướng tới phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. www. Lạng Sơn. Gov.vn
2005 xã luận.com.vn Về việc ký kết hơn 10 văn kiện hợp tác Việt-Trung 23/3/2009/ 21:29 GMT
2006 và 2007 Theo VOV báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam –“Trung Quốc muốn mở rộng thị trường tại Việt Nam” cập nhật thứ 5 ngày 19/02/2009.
Biểu đồ: 2.1. Thể hiện kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam –Trung Quốc từ năm 2003 – 2007.
Qua biểu đồ ta thấy kim ngạch thương mại hai chiều của hai nước Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2003 đến năm 2007 tăng lên 10,99 tỷ USD điều đó chứng tỏ quan hệ thương mại giữa hai nước đã được nâng lên một tầm cao mới.
Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt –Trung chỉ chiếm khoảng 0,6% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc trong khi chiếm hơn 12% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam [13]. Năm 2006, kim ngạch mậu dịch song phương đạt 10,42 tỷ USD (Việt Nam xuất sang Trung Quốc là 3,03 tỷ USD; nhập của Trung Quốc là 7,39 tỷ USD) [24]. Đến năm 2007 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam –Trung Quốc đã đạt mức 15,85 tỷ USD, vượt mục tiêu 15 tỷ USD mà lãnh đạo hai nước đề ra vào năm 2010 [13].
Năm 2005 đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng có 315 dự án với tổng số vốn đầu tư là 622 triệu USD. Trung Quốc đứng thứ 15 trong 66 quốc gia và khu vực đầu tư vào Việt Nam [2 (Tr 1-4)]. Hai bên có nhiều dự án hợp tác kinh tế lớn như nhà máy điện, đường bộ đường sắt, đường hàng không, vận tải biển, tạo nên một nền móng hợp tác vững chắc.
Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư Việt Nam 8 tháng đầu năm 2006, Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 28 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 49 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2005.
Tính đến ngày 31/ 8/2006 đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam có 382 dự án còn hiệu lực, với số vốn đăng ký 805 triệu USD, số vốn thực hiện đạt 207 triệu USD [22]. Tính đến hết tháng 4/2007 Trung Quốc có 437 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 1,182 tỷ USD. Đứng thứ 14/77 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Số dự án và số vốn đầu tư này tiếp tục tăng. Tháng 4/2008, Trung Quốc có 571 dự án đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt 1,8 tỷ USD xếp thứ 11 trong 82 quốc gia và lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
Trung Quốc là một trong những nước đứng hàng đầu trong số 100 quốc gia và khu vực có quan hệ với Việt Nam, xếp thứ 5 sau ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Năm 2005-2006 và năm 2008 Việt Nam đã xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu sang Trung Quốc đây là những thành tựu đáng mừng. Là điều kiện để thúc đẩy thương mại giữa hai nước trong xu thế hội nhập.
Bảng 2.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc từ 2005-2006 Đơn vị tính: Triệu USD
Mặt hàng
Năm 2005
Năm 2006
Dầu thô
1.160.16
399,91
Cao su
519,20
851,38
Thủy sản
61.97
65,05
Rau qủa
34,94
24,61
Hạt điều
97,36
94,49
Than đá
370,17
594,76
Dệt may
8,14
-
Máy tính linh kiện
74,56
73,81
Đồ gỗ
60,34
94,07
Giày dép
28,32
29,70
Sản phẩm nhựa
3,14
-
Cà phê
7,63
-
Gạo
11,96
12,44
Nguồn: Nguyễn Bảo –Doãn Công Khánh, quan hệ Việt Nam –Trung Quốc: một chặng đường nhìn lại, tạp chí cộng sản điện tử số 3(171) 2009.
Theo số liệu trên bảng thì hiện nay Trung Quốc là bạn hàng về nhập khẩu cao su, tiếp theo đến than đá, dầu thô và một số mặt hàng hạt điều đồ gỗ và thủy sản.
Bảng 2.3. Các mặt hàng xuất khẩu Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2008
Đơnvị: triệu USD
Trong đó:
1000000 USD
Cao su
Tấn
430 980
1 056,988
Than đá
Tấn
14 610 690
742,844
Dầu thô
Tấn
836 763
603,530
Máy vi tính và linh kiện
1000000 USD
273,803
Hạt điều
Tấn
30 682
160,676
Gỗ và sản phẩm gỗ
1000000 USD
145,633
Giầy dép các loại
1000000 USD
107,167
Hải sản
1000000 USD
81,096
Hàng dệt may
1000000 USD
53,534
Hàng rau quả
1000000 USD
48,941
Dầu mỡ động thực vật
1000000 USD
33,170
Cà phê
Tấn
16 463
31,520
Sản phẩm đá quý & kim loại quý
1000000 USD
22,347
Sản phẩm nhựa
100000 USD
12,110
Dây điện và dây cáp điện
1000000 USD
7,379
Chè
Tấn
6 375
6,699
Hạt tiêu
Tấn
553
1,941
Nguồn: Tổng cục thống kê – xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo lãnh thổ. Nhà xuất bản thống kê, năm 2006. số liệu năm 2008 là số liệu sơ bộ.
Như vậy những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm thô cao su, than đá và các hàng nông sản như thuỷ sản, hạt điều, dầu thực vật; nhóm hàng công nghiệp như gỗ bàn, gỗ xẻ, gỗ dán, quặng sắt, chất dẻo vv…Và hiện nay Trung Quốc là đối tác số 1 của Việt Nam về nhập khẩu mặt hàng cao su vì ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Trung Quốc đang phát triển mạnh mà nhu cầu cao su trong nước không đủ đáp ứng cho ngành công nghiệp vì vật mà nhu cầu nhập khẩu về cao su của Trung Quốc ngày càng tăng. Còn về nhập khẩu Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu cho dệt may và da giày, phương tiện giao thông, phân bón, hóa chất, xăng dầu. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc là xe máy CKD và IKD, xăng dầu các loại, sắt thép các loại …
Trong số những mặt hàng nhập khẩu nói trên của Việt Nam thì nhiều mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được nhưng do giá cao nên vẫn phải nhập khẩu. Đấy là thách thức lớn của nước ta khu vực mậu dịch tự do hoá đi vào hoạt động và phát triển. Các dào cản thương mại được nới lỏng tạo thuận lợi cho hàng Trung Quốc thâm nhập nhiều hơn vào thị trường nước ta. Có thể nói, khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu mà hai nước có thế mạnh về cơ bản đều tăng trong những năm gần đây. Năm 2006 hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng nhiều nhất là: dầu thô, hải sản, cà phê, cao su, rau quả, giày dép, chè...Hàng xuất khẩu của Trung Quốc tăng đáng kể nhất là dược phẩm, máy móc, thiết bị, phụ tùng xăng dầu, nguyên phụ liệu dệt may, đồ da. Cơ cấu hàng xuất khẩu của hai nước cũng có nhiều thay đổi lớn như đa dạng hóa về sản phẩm, mẫu mã… Hàng xuất khẩu của nước ta vẫn chủ yếu là nông –lâm –hải sản thuộc dạng thô hoặc có chế biến nhưng chất lượng được nâng lên rõ rệt. Một số mặt hàng tiêu dùng và thực phẩm của ta đã được mở rộng được thị phần tại thị trường Trung Quốc như giày dép, chè, hải sản, rau quả.
Trong những năm qua hành lang kinh tế này đã đạt đươc nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực thương mại.
2.2.1.1. Về trao đổi thương mại
Trao đổi thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu giữa tỉnh Vân Nam và Việt Nam. Hiện nay Việt Nam là một trong những bạn hàng lớn của Vân Nam. Về mậu dịch biên giới, Việt Nam là đối tác lớn thứ 2 của Vân Nam (sau Myanma) [21].
Do đẩy mạnh mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc nên thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam ngày càng phát triển. Theo thống kê của ngành thuế tỉnh Vân Nam, năm 2007 trong số 10 nước ASEAN, Việt Nam đã thay thế Myanma trở thành đối tác thương mại lớn nhất của tỉnh Vân Nam với thương mại song phương tăng mạnh 90% đạt 970 triệu USD [15].
Về mậu dịch chính ngạch, Việt Nam đứng thứ 3 trong 96 đối tác của tỉnh Vân Nam. Năm 2004 tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Vân Nam là 446 triệu USD, chiếm 6,2% tổng kim ngạch thương mại Việt Nam –Trung Quốc. Trong giai đoạn từ năm 2000-2004 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Vân Nam tăng bình quân hàng năm là 56%, từ 130 triệu USD năm 2001 lên 446 triệu USD năm 2004 [13]. Năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Vân Nam và các tỉnh thành phố của Việt Nam tăng hanh, từ cuối năm 2007 đến nay đạt 972 triệu USD, tăng 91,5% so với năm 2006 [7]. Mặc dù tỉnh Vân Nam tiếp giáp với 4 tỉnh của Việt Nam là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, và Hà Giang, nhưng quan hệ thương mại Việt Nam –Vân Nam chủ yếu tập trung qua cửa khẩu Lào Cai do có đường giao thông thuận lợi. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam ) và Hà Khẩu (Trung Quốc ) từ 2005-2007 đã tăng 320 triệu USD chiếm 4,5% tổng kim ngạch hai chiều việt –Trung.
Như vậy có thể thấy hoạt động trao đổi thương mại qua cửa khẩu Lào Cai trong những năm qua ngày càng diễn ra sôi động và phát triển. Sự phát triển đó sẽ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh cùng phát triển, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, thu hút nhiều ngành nghề lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động.
Biểu đồ: 2.3. Thể hiện tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam ) – Hà Khẩu (Vân Nam ) từ năm 2005-2007.
Các cửa khẩu chính giữa Việt Nam và Vân Nam là: cặp cửa khẩu quốc tế: Lào Cai –Hà Khẩu; cặp cửa khẩu quốc gia: Mường Khương –Kiều Đấu, Bát Xát, Bát Hà; cặp cửa khẩu tiểu ngạch: Y Tý –Ma Ngán Tỷ, Trịnh Tường –Tiểu Đông Sơn, Bản Vược –Pả Sa, Quang Kim –Toòng Piềng, Bản Lầu –Bạc Chì, Pha Long-Lao Kha và Si Ma Kai –Seo Pả Chư.
Trong 7 năm trở lại đây, hoạt động thương mại tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu tăng bình quân 33,5%/năm. Chỉ tính riêng năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu tại đây tăng từ 476,8 triệu USD lên 723 triệu USD [18], hóa trao đổi hai chiều qua tuyến này có tính bổ trợ cho nhau, đều là những mặt hàng thế mạnh của mỗi bên. Hàng năm, có khoảng 1,2 triệu lượt người, hơn 30.000 lượt xe ô tô và 1.200 đôi tàu liên vận tham gia xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai [15].
Hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước Việt –Trung còn thông qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh ). Hiện nay, Quảng Ninh có 3 Khu kinh tế cửa khẩu là Móng Cái (TP Móng Cái), Hoành Mô – Đồng Văn (Bình Liêu) và Bắc Phong Sinh (Hải Hà). Đây chính là tiền đề quan trọng để tỉnh Quảng Ninh thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển từ đó tạo ra động lực thúc đẩy hành lang kinh tế ngày càng phát triển. Có thể nói trong những năm qua trao đổi buôn bán qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) đã đạt được những thành tựu to lớn. Kim ngạch thương mại hai chiều qua cửa khẩu Móng Cái trong 6 tháng đầu năm 2008 tiếp tục tăng khá, đạt 1,846 tỉ USD, tăng 18,8% so với cùng thời kỳ năm 2007.
Về xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái từ đầu năm đến 15/6/2008 đạt 631 triệu USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2007 và bằng 34,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch đạt 424,9 triệu USD, tăng 23% và tập trung ở các mặt hàng: cao su, than đá, thuỷ hải sản, khoáng sản, các sản phẩm nông sản, đồ gỗ, vật liệu điện, nước....; kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch đạt 206,4 triệu USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ[18]
Nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc vào nước ta qua cửa khẩu Móng Cái 6 tháng đầu năm 2008 đạt 680 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu chính ngạch đạt 497,3 triệu USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch theo tuyến hàng hoá do phía Trung Quốc xác lập tại điểm thông quan Sáy Nguồn và Lục Lầm đạt 182,1 triệu USD, tăng 15,7% [18] Các mặt hàng được nhập về từ Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2008 khá phong phú gồm thép, phôi thép, xi măng trắng, phân bón hoá học, vật liệu xây dựng, hoá chất, hạt nhựa, nguyên phụ liệu dệt may và da giày, máy móc thiết bị phục vụ thi công và sản xuất hàng hoá, phụ tùng ôtô, tàu thuỷ, xe máy, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. [18].
Đến năm 2008 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đạt 4,1 tỷ USD tăng 8,2 lần so với năm 2005 và chiếm 20% tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt –Trung [11]
. Biểu đồ 2.4. Thể hiện tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái năm 2005-2008.
Bảng 2.4. Bảng so sánh giá trị của tổng kim ngạch thương mại hai chiều Viêt –Trung trong 2 năm 2005 và 2007
Đơn vị: tỷ USD
Năm
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt –Trung
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai
Giá trị % so với tổng kim ngạch thương mại hai chiều
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái
Giá trị %so với tổng kim ngạch thương mại hai chiều
2005
8,739
0,403
4,61
0,5
5,72
2007
15,85
0,723
4,56
2,4
15,14
Như vậy Việt Nam xuất khẩu sang Vân Nam chủ yếu là khoáng sản (quặng sắt, quặng đồng, crôm) nông –lâm –thủy sản (gỗ rừng trồng, cao su nguyên liệu, rau hoa quả, hải sản đông lạnh và khô) và một số mặt hàng tiêu dùng khác như bột giặt, đồ nhựa, giày dép. Trong đó các mặt hàng khoáng sản và nông sản chiếm tỷ trọng lớn khoảng 95% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Vân Nam là hóa chất các loại, thạch cao, giống cây trồng, phân bón, nguyên, phụ liệu thuốc lá, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, phụ tùng (các nhóm hàng này chiếm 70% tỷ trọng hàng nhập khẩu), hàng nông sản như hoa, quả quả tươi, rau, củ (chiếm 20%), hàng tiêu dùng chiếm (10%) [1 (Tr.109)] vvv….
Hoạt động thương mại giữa Vân Nam và Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và cửa khẩu Lào Cai được thực hiện thông qua 2 phương thức xuất nhập khẩu mậu dịch chính ngạch và buôn bán tiểu ngạch trong đó phần lớn là xuất nhập khẩu mậu dịch chính ngạch.
Kim ngạch buôn bán tiểu ngạch trong những năm gần đây có tăng song mới kiểm soát và thu thuế được khoảng 15% -20% giá trị thực tế hàng hóa nhập khẩu [1(Tr.110)]. Tuy nhiên xuất nhập khẩu tiểu ngạch phần nào đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân trên tuyến hành lang và khu vực lân cận. Ngoài ra còn có hình thức hàng đổi hàng, chuyển khẩu, quá cảnh, hợp tác kinh tế kỹ thuật.
Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại trên hành làng kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh thời gian qua tương đối đa dạng, bao gồm những thành phần như: Doanh nghiệp nhà nước, tập thể, cá nhân thuộc nhiều ngành, nhiều địa phương trong cả nước, các công ty quốc doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và có vốn 100% vốn nước ngoài thuộc các tỉnh trên hành lang kinh tế và các tỉnh từ nhiều địa phương trong cả nước tham gia hoạt động thương mại với thị trường Trung Quốc, trong đó có hơn 130 đơn vị hoạt động [1,Tr.112].
Gắn liền với hoạt động trao đổi hàng hóa trên hành lang kinh tế là hoạt động thương mại, dịch vụ, thương mại hàng hóa phát triển khá nhanh trong thời gian vừa qua nhưng thương mại dịch vụ lại phát triển tương đối.
Về dịch vụ vận tải: 70% lượng hàng hóa trao đổi trên hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh được vận chuyển bằng đường sắt, chỉ có 30% là vận chuyển bằng đường bộ [17]. Tuyến đường sắt Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng được tỉnh Vân Nam đưa vào sử dụng năm 2001 để vận chuyển hàng quá cảnh.
Về kho ngoại quan: Kho ngoại quan có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động trao đổi hàng hóa và vận chuyển hàng quá cảnh trên hành lang kinh tế này. Thời gian qua một khối lượng hàng hóa khá lớn đã được vận chuyển quá cảnh trên hành lang này, đã lưu giữ trong kho khoảng 65% để chất lượng hàng hóa đảm bảo và phù hợp với thời gian giao nhận hàng, thời gian vận chuyển [15].
Về cảng biển: Hàng quá cảnh của tỉnh Vân Nam qua tuyến đường sắt Lào Cai –Hà Nồi –Hải Phòng để đến các nước ASEAN đều phải qua cảng Hải Phòng.Năm 2005 từ 3 - 4 triệu tấn/năm và khoảng 7 - 8 triệu tấn/năm vào năm 2010. Hàng quá cảnh của Vân Nam qua cản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của Hành lang kinh tế- Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt –Trung.doc