Hiện có hơn 20 nước và tổ chức quốc tế cung cấp ODA cho Việt
Nam nhưng trên 80% tổng giá trị hiệp định là tập trung vào ba nhà tài
trợ lớn là Nhật Bản, Ngân Hàng Thế Giới (WB) và Ngân Hàng Phát
Triển Châu Á (ADB). Với vai trò là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt
Nam, Nhật Bản đã và đang ủng hộ tích cực cho quá trình chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường và pahts triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Từ năm 1991, Nhật Bản đã nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam trong đó
đặt mức ưu tiên cao vào đạt mức phát triển kinh tế cân bằng với hai mục
tiêu cụ thể: (1) tạo điều kiện căn bản cho sự tăng trưởng bền vững; và
(2) hỗ trợ những nỗ lực xoá đói giảm nghèo.
Từ năm 1992, ODA của Nhật Bản không ngừng tăng và đặc biệt,
kể từ năm 1995, Nhật Bản luôn đứng đầu danh sách các nhà tài trợ cho
Việt Nam. Tính riêng năm tài chính 1999, giải ngân ODA Nhật Bản cho
Việt Nam là 111.996.000.000 JPY (tỷ giá quy đổi 1USD=120JPY). Giải
ngân ODA tích luỹ từ năm tài chính 1992 tới năm tài chính 1999 là
657.228.000.000 JPY (tương đương 5.476.900.000 USD), chiếm 55%
tổng số nguồn vốn ODA giải ngân của các nhà tài trợ song phương (Uỷ
ban Hỗ trợ phát triển) tại Việt Nam năm 1998. Hơn thế nữa, trong năm
tài chính 2000, Việt Nam đứng hàng thứ 2 trong số các nước nhận được
viện trợ song phương toàn cầu của Nhật Bản. Điều đáng chú ý là khối
lượng ODA cam kết hàng năm của Nhật Bản cho Việt Nam tăng đều
đặn, ngay cả trong những năm nền kinh tế Nhật Bản gặp khó khăn, buộc
phải cắt giảm tài trợ cho những nước khác. Các con số thống kê nêu trên
đủ chứng tỏ rằng Nhật Bản luôn dành sự quan tâm to lớn đối với Việt
Nam.
89 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2163 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức ODA Nhật Bản đối với một số nước châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải quyết tại nước này đặc biệt là trong tình hình khó
khăn do cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997 và sự bất ổn trong
nước trong những năm gần đây.
2.2 Viện trợ không hoàn lại (Grant Aid) và Hợp tác Kỹ thuật
(Technical Cooperation)
Hai loại hình viện trợ song phương này được Cơ Quan Hợp Tác
Quốc Tế Nhật Bản tại Indonesia thực hiện dưới nhiều chương trình khác
nhau. Các chương trình chủ yếu thuộc hai loại hình này bao gồm:
Đào tạo tại Nhật Bản: Mỗi năm có khoảng 7000 người được đi đào
tạo tại Nhật Bản trong chương trình đào tạo đối tác của JICA.
Đào tạo tại nước thứ ba: Các khoá học được tổ chức tại một nước
đang phát triển. Các học viên của nước tổ chức và các nước láng
giềng tham gia các khoá học này. Trong năm tài chính 2000, 12 khoá
học đã được tổ chức tại Indonesia và 131 học viên từ Châu Á và
Châu Phi đã đến Indonesia học tập.
Chương trình mời thanh niên: Trong năm, 152 thanh niên Indonesia
đã sang Nhật trong khuôn khổ chương trình này. Tổng số người tham
gia chương trình này tính từ khi bắt đầu thực hiện đến nay là 2537.
Chương trình cử chuyên gia: 237 chuyên gia dài hạn và 320 chuyên
gia ngắn hạn Nhật Bản đã được cử sang Indonesia trong năm 2000.
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
37
Chương trình Hợp Tác Kỹ Thuật Kiểu Dự án: 27 dự án được thực
hiện trong năm 2000.
Nghiên cứu phát triển: gồm các nghiên cứu khả thi trong lĩnh vực
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. 27 Nghiên cứu phát triển đã
được thực hiện trong năm 2000.
Viện trợ không hoàn lại: trong năm 2000, Nhật bản cung cấp hơn
2.677 triệu yên cho Indonesia.
Tại Indonesia, Nhật Bản phát triển chương trình Trao Quyền Cộng
đồng. Đây là chương trình mới do JICA thực hiện nhằm vào những
người hưởng lợi trực tiếp từ cấp cơ sở.
Chương trình cử chuyên gia trẻ: Theo chương trình này, những cán
bộ Nhật Bản có trình độ nhất định tuổi từ 20 đến 39 được cử sang
Indonesia phục vụ hainăm. and serve for two years. Tổng số 310
người đã được cử kể từ khi bắt đầu chương trình
Chương trình chuyên gia Bạc cử các chuyên gia cao cấp nhiều kinh
nghiệm từ Nhật Bản sang Indonesia. Đã có tổng cộng 56 chuyên gia
được cử sang Indonesia.
Cứu trợ khẩn cấp: Cứu trợ trong trận động đất Bengkulu (Sumatra)
năm 2000. Nhật Bản đã cử các đội cứu trợ, cán bộ y tế, hàng hoá,
trang thiết bị y tế và thuốc men đến khu vực bị động đất. Trong trận
lụt và lở đất tại Sumatra, Nhật Bản đã đóng góp 29,02 triệu Yên
(276.000 $US) để hỗ trợ cho các nạn nhân.
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
38
3. Xu hướng mới về các vấn đề ưu tiên của ODA Nhật Bản với
Indonesia trong những năm gần đây
Trước những thay đổi gần đây trong tình hình kinh tế chính trị tại
Indonesia, nghiên cứu quốc gia về Indonesia do Nhật Bản tiến hành
năm 2000 chỉ ra các khu vực ưu tiên của ODA Nhật Bản gồm bốn vấn
đề sau:
1. Quản lý và phi tập trung hoá
Indonesia đang trong giai đoạn bắt đầu tiến hành cải cách thể chế
và cần sự hỗ trợ trong việc xây dựng các cơ cấu và quy tắc phát triển
mới. Viện trợ từ Nhật Bản tập trung sự hỗ trợ vào việc tăng cường các
chức năng của nhà nước và phát huy dân chủ
Đối với phi tập trung hoá đòi hỏi cải tổ hệ thống kinh tế chính trị
và xã hội tại Indonesia thông qua việc tái phân bổ các nguồn lực và phân
quyền đến cấp địa phương. Nhật Bản hỗ trợ trong việc xây dựng năng
lượng địa phương qua việc phát triển nguồn nhân lực địa phương và hệ
thống thông tin giữa các vùng.
2. Phục hồi kinh tế
Indonesia là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất từ cuộc khủng hoảng
tiền tệ Châu Á. Trước tình trên, Indonesia cần có sự hỗ trợ về tài chính
và hợp tác kỹ thuật trong khu vực tài chính .
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
39
Nhật Bản cũng sẽ hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ
nhằm củng cố nền tảng cho phát triển kinh tế. Nhật Bản chú trọng đến
mối liên hệ giữa tư vấn kỹ thuật/quản lý và hỗ trợ tài chính.
3. Phát triển xã hội và giảm nghèo
Hỗ trợ của Nhật sẽ tập trung vào năm lĩnh vực là Tác động cuả
cuộc khủng hoảng kinh tế và Mạng lưới An sinh xã hội, Lương thực,
Giáo dục và Dịch vụ y tế và sức khoẻ, và Việc làm.
4. Các vấn đề môi trường
Trong năm 1997-1998, các vụ cháy rừng ở Indonesia đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái rừng. Đồng thời, việc khai
thác rừng bừa bãi và các nguồn tài nguyên rừng xuống cấp ngày càng
gia tăng ở nước này. Nhật Bản hỗ trợ Indonesia trong vấn đề Bảo tồn
rừng và phòng chống cháy rừng.
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
40
Chương III
tổng quan về ODA Nhật Bản tại Việt Nam
I. Vài nét về ODA Nhật Bản tại Việt Nam
Hiện có hơn 20 nước và tổ chức quốc tế cung cấp ODA cho Việt
Nam nhưng trên 80% tổng giá trị hiệp định là tập trung vào ba nhà tài
trợ lớn là Nhật Bản, Ngân Hàng Thế Giới (WB) và Ngân Hàng Phát
Triển Châu Á (ADB). Với vai trò là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt
Nam, Nhật Bản đã và đang ủng hộ tích cực cho quá trình chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường và pahts triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Từ năm 1991, Nhật Bản đã nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam trong đó
đặt mức ưu tiên cao vào đạt mức phát triển kinh tế cân bằng với hai mục
tiêu cụ thể: (1) tạo điều kiện căn bản cho sự tăng trưởng bền vững; và
(2) hỗ trợ những nỗ lực xoá đói giảm nghèo.
Từ năm 1992, ODA của Nhật Bản không ngừng tăng và đặc biệt,
kể từ năm 1995, Nhật Bản luôn đứng đầu danh sách các nhà tài trợ cho
Việt Nam. Tính riêng năm tài chính 1999, giải ngân ODA Nhật Bản cho
Việt Nam là 111.996.000.000 JPY (tỷ giá quy đổi 1USD=120JPY). Giải
ngân ODA tích luỹ từ năm tài chính 1992 tới năm tài chính 1999 là
657.228.000.000 JPY (tương đương 5.476.900.000 USD), chiếm 55%
tổng số nguồn vốn ODA giải ngân của các nhà tài trợ song phương (Uỷ
ban Hỗ trợ phát triển) tại Việt Nam năm 1998. Hơn thế nữa, trong năm
tài chính 2000, Việt Nam đứng hàng thứ 2 trong số các nước nhận được
viện trợ song phương toàn cầu của Nhật Bản. Điều đáng chú ý là khối
lượng ODA cam kết hàng năm của Nhật Bản cho Việt Nam tăng đều
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
41
đặn, ngay cả trong những năm nền kinh tế Nhật Bản gặp khó khăn, buộc
phải cắt giảm tài trợ cho những nước khác. Các con số thống kê nêu trên
đủ chứng tỏ rằng Nhật Bản luôn dành sự quan tâm to lớn đối với Việt
Nam.
Riêng năm 2003, Nhật Bản cam kết tài trợ cho Việt Nam 92,4 tỷ
Yên, tăng so với 91,6 tỷ Yên năm 2002 và chiếm tới 30,3% tổng số 2,5
tỷ USD mà các nhà tài trợ quốc tế cam kết tài trợ cho Việt Nam.
II. Xu hướng chung của ODA Nhật Bản đối với Việt Nam
Chính Phủ Nhật Bản công bố chính sách hỗ trợ cho Việt Nam lần
đầu tiên vào năm 1994, và tính tới những phát triển kinh tế xã hội gần
đây cùng với những thách thức mới để hình thành nên "Chương trình hỗ
trợ cho Việt Nam" vào tháng 6 năm 2000.
Trong "Chương trình hỗ trợ cho Việt Nam", ODA của Nhật Bản
cho Việt Nam đặt ưu tiên cao vào đạt mức phát triển kinh tế cân bằng
với 2 mục tiêu cụ thể như đã nêu ở trên: (1) tạo điều kiện căn bản cho
phát triển bền vững; (2) hỗ trợ cho những nỗ lực xoá đói giảm nghèo
Để theo đuổi những mục tiên có liên quan chặt chẽ đến nhau này,
Nhật Bản hoạch định năm lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ sau đây cho Việt Nam:
1. Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế, đặc biệt hỗ trợ cho
quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế định hướng thị trường.
2. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực điện lực và giao
thông vận tải.
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
42
3. Phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ
tầng nông nghiệp và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp.
4. Y tế và giáo dục.
5. Bảo vệ môi trường (rừng, môi trường đô thị, phòng chống ô nhiễm
công nghiệp).
Trong năm lĩnh vực trên, hai lĩnh vực đầu tiên nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam và xây dựng thể
chế, phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng để tạo môi trường hấp dẫn
cho đầu tư tư nhân. Việc hỗ trợ này cũng giúp Việt Nam đạt được những
thành tựu lớn hơn trong công cuộc đổi mới và tăng mức thu nhập trên
toàn quốc. Mặt khác cũng cần phải chú ý đến những vấn đề xã hội nảy
sinh trong quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng như chênh lệch thu
nhập và khu vực ngày càng tăng, sự xuống cấp của môi trường gắn với
sự đô thị hoá nhanh chóng. Nhận thức được tầm quan trọng của phát
triển cân bằng hợp lý, ba lĩnh vực còn lại chú trọng đến hỗ trợ chống đói
nghèo bao gồm: (1) thúc đẩy nông nghiệp và phát triển nông thôn (dựa
trên thực tế là 60% nông dân thuộc diện nghèo); (2) nâng cao giáo dục
và y tế; (3) xoá dần sự mất cân đối giữa miền Bắc, Trung, Nam, Tây
Nguyên và vùng núi; (4) bảo vệ môi trường đang bị xuống cấp trong quá
trình tăng trưởng.
Biểu đồ dưới đây cho thấy rõ ODA Nhật Bản cho Việt Nam theo
lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ. Ta có thể thấy Nhật Bản đã hỗ trợ sâu (1) quá
trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường của Việt Nam với tầm nhìn dài
hạn thông qua nghiên cứu chính sách, xây dựng thể chế và phát triển
nguồn nhân lực, cùng với (2) phát triển cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực
như giao thông vận tải, điện lực..
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
43
Nguồn: "Hợp tác Phát triển của Nhật Bản Tại Việt Nam" - Diễn đàn
phát triển của Viện nghiên cứu chính sách Quốc gia- Nhật Bản.
III. Đặc điểm chính của ODA Nhật Bản đối với Việt Nam
1. Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế
Một trong những điểm đáng chú ý của ODA Nhật Bản cho Việt
Nam là việc hợp tác toàn diện và có chiều sâu trong lĩnh vực phát triển
nguồn nhân lực và xây dựng thể chế. Ba loại hình hỗ trợ tri thức của
Nhật Bản là:
Tư vấn chính sách về định hướng phát triển
Phát triển hệ thống luật pháp chính sách thể chế
Phát triển nguồn nhân lực.
ODA NhËt B¶n cho ViÖt Nam theo lÜnh vùc •u tiªn
1991-2001
§¬n vÞ: sè dù ¸n ®•îc phª duyÖt
57
7
8
0
6
43
38
21
20
17
C¬ së h¹ tÇng kinh tÕ trong
giao th«ng vµ ®iÖn n¨ng
Nguån nh©n lùc vµ ph¸t triÓn
thÓ chÕ
M«i tr•êng
Gi¸o dôc vµ y tÕ
N«ng nghiÖp
ViÖn trî vµ hç trî kü thuËt Vèn vay
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
44
Các dự án lớn trong lĩnh vực này là:
1.1 Nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế cho quá trình chuyển đổi
sang kinh tế thị trường ở Việt Nam - Dự án Ishikawa
Dự án được Chính Phủ Việt Nam và Chính Phủ Nhật Bản thống
nhất trong chuyến đi thăm Tokyo của cựu tổng bí thư Đỗ Mười vào
tháng 4 năm 1995. Dự án nhằm hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển
đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường. Cơ Quan Hợp Tác
Quốc Tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Kế Hoạch Đầu Tư (trước là Uỷ ban Kế
hoạch Nhà nước) thực hiện. Dự án được thực hiện trong 6 năm từ năm
1995 đến năm 2001, chia làm 3 giai đoạn chính. Lĩnh vực của dự án gồm
nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại và công nghiệp, tài
chính và tiền tệ, cải cách doanh nghiệp quốc doanh và phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Dự án tiến hành các chủ để nghiên cứu trên các lĩnh vực đã được
lựa chọn và hỗ trợ quá trình phác thảo Kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1996-
2000), cố vấn kịp thời việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 6 và những
vấn đề mới nổi khác như việc Việt Nam gia nhập AFTA, WTO, đối phó
với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, hỗ trợ việc hình thành kế hoạch
5 năm lần thứ 7.
Dự án đã đóng góp quan trọng vào 3 lĩnh vực cụ thể: (1) gợi ý về
các lựa chọn chính sách có tính chiến lược cho chương trình phát triển
dài hạn. (2) cho ra đời một số nghiên cứu gồm cả đánh giá phân tích về
các vấn đề phát triển nổi cộm ở Việt Nam. (3) hỗ trợ kỹ thuật cho các
nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam về phương pháp nghiên cứu và
tiếp cận phát triển của Nhật Bản thông qua quá trình hợp tác.
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
45
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
46
1.2 Khoản vay hỗ trợ cải cách kinh tế (Sáng kiến mới Miyazawa)
Đây là khoản vay điều chỉnh cơ cấu có thời hạn tự do đầu tiên của
Nhật Bản với điều kiện được xây dựng trên thảo luận về chính sách giữa
hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Khoản vay này giải ngân nhanh
nhằm hỗ trợ cải thiện cán cân thanh toán và những nỗ lực cải cách kinh
tế của Việt Nam. Công hàm trao đổi và Hiệp định vay vốn được ký vào
tháng 9 năm 1999 và khoản vay trị giá 20 tỉ yên được giải ngân toàn bộ
trong năm 2000. Ngân Hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) là cơ
quan thực hiện dự án phía Nhật.
"Sáng kiến mới Miyazawa" hỗ trợ trên 3 lĩnh vực: (1) xây dựng và
công bố một chương trình thúc đẩy phát triển tư nhân; (2) kiểm toán một
số doanh nghiệp Nhà Nước lớn; (3) chuyển đổi hàng rào phi thuế quan
sang thuế quan.
1.3. Hỗ trợ hệ thống pháp lý
Để thúc đẩy chuyển dịch thị trường, Việt Nam cần nhanh chóng
thiết lập một khuôn khổ pháp lý hiện đại, phát triển một một đạo luật
thương mại và các quy chế luật pháp khác nhau. Trong dự án của JICA
"Hỗ trợ hình thành Chính sách cơ bản của Chính phut về Hệ thống luật
pháp" Giai đoạn I 1996-1999, Nhật Bản đã cử các chuyên gia và hỗ trợ
phác thảo và thực hiện các bước cải cách luật pháp và tư pháp. Trong
giai đoạn II (1999-2002), việc hỗ trợ được mở rộng sang các cơ quan có
liên quan khác gồm cả Toà án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm soát Nhân
dân Tối cao.
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
47
1.4. Phát triển nguồn nhân lực
Để tạo điều kiện hoà nhập kinh tế và chuyển đổi sang kinh tế thị
trường một cách thuận lợi, Việt Nam cần nâng cao kiến thức và trình độ
của các doanh nghiệp và đội ngũ kỹ thuật sản xuất. Thông qua JICA,
Nhật Bản đã hỗ trợ thành lập "Trung Tâm Phát Triển Nhân Lực Việt
Nam- Nhật Bản" ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các trung tâm
này có vai trò là những tổ chức quan trọng cung cấp nguồn nhân lực cần
thiết cho kinh tế thị trường tại Việt nam, phát huy sự hiểu biết lẫn nhau
và củng cố mối quan hệ thân thiện giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đồng
thời, Nhật Bản cũng hỗ trợ các khoá đào tạo cho các kỹ sư cơ khí ở Hà
Nội.
2. Phát triển cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực giao thông và điện lực
Phát triển cơ sở hạ tầng chiếm phần lớn nhất trong ODA của Nhật
với Việt Nam về cả khối lượng và số lượng các dự án. Trong các kế
hoạch về ODA của Nhật thì vốn vay đồng yên là công cụ chính để hỗ trợ
các lĩnh vực này. Các dự án vốn vay đồng yên có nhiều ưu điểm như
Nghiên cứu khả thi và Thiết kế chi tiết được chuẩn bị kỹ càng, cử
chuyên gia đến các đơn vị thực thi và đào tạo nhân viên phía đối tác,
điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án được suôn sẻ.
2.1 Giao thông vận tải
Trong lĩnh vực này, việc xây dựng mạng lưới đường xá. cầu cống
và cảng trọng điểm được hỗ trợ thông qua vốn vay đồng yên. Các công
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
48
trình cơ sở hạ tầng này kết nối các khu vực trung tâm chính của Việt
Nam.
2.2 Điện lực
Trong lĩnh vực này, Nhật Bản tài trợ vốn ODA để xây dựng các
nhà máy điện và hệ thống cung cấp điện, đặc biệt tập trung vào các thiết
bị có quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng nhanh.
Các dự án thực hiện bằng nguồn vốn ODA của Nhật có ảnh hưởng lớn
đối với sự phát triển chung của Việt Nam.
3. Hỗ trợ các lĩnh vực ưu tiên khác
Bên cạnh hai lĩnh vực nêu ở trên, Nhật Bản có những đóng góp
quan trọng cho việc hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc xoá
đói giảm nghèo và phát triển nông thôn.
3.1 Phát triển nông thôn
Nhật Bản đã có sự hợp tác về kỹ thuật với các trường đại học
nông nghiệp trong việc nghiên cứu và khuyến nông. Bên cạnh đó, thông
qua các dự án vốn vay đồng yên, Nhật Bản đã hỗ trợ phát triển nông
thôn, cơ sở hạ tầng thiết yếu bao gồm các lĩnh vực về đường xá, điện
năng và thuỷ lợi.
3.2 Giáo dục và sức khoẻ
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
49
Trong lĩnh vực giáo dục, 195 trường tiểu học đã được xây dựng
bằng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại. Về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ,
Nhật Bản đã trợ giúp việc nâng cấp dịch vụ và thiết bị y tế thông qua các
khoản vay không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật. Nhật Bản đã đóng góp
vào việc cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ cộng đồng.
3.3 Môi Trường
Các dự án vốn vay đồng yên tập trung vào việc cải thiện việc
cung cấp nước và hệ thống vệ sinh đồng thời nâng cao điều kiện sống tại
các khu vực đô thị dân cư đông đúc.
IV. Thực hiện ODA của Nhật Bản tại Việt Nam
Kể từ 1992 viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam gia tăng đều đặn.
Tổng giá trị ODA đạt 744 tỉ yên trong giai đoạn từ 1992-2000 (số cam
kết). Giá trị này bao gồm vốn vay bằng đồng yên (yen loans, 525 tỉ yên),
viện trợ không hoàn lại (59 tỉ yên) và hỗ trợ kỹ thuật (33 tỉ yên).
Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA), Đại Sứ Quán Nhật
và Ngân Hàng Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản (JBIC) tại Việt Nam là hai cơ
quan chịu trách nhiệm về việc thực hiện các hình thức ODA Nhật tại
Việt Nam.
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
50
Bảng 3.10 Giải ngân ODA Nhật Bản tại Việt Nam
Đơn vị: 100 triệu Yên
Năm tài
chính
Tổng số Vốn vay đồng
yên
Viện trợ không
hoàn lại
Hợp tác kỹ
thuật
1992 474,19 455 15,87 3,32
1993 598,90 523,04 62,70 13,16
1994 660,47 580 56,72 23,75
1995 821,48 700 89,08 32,40
1996 923,87 810 80,35 33,52
1997 965,19 850 72,97 42,22
1998 1.008,22 880 81,86 46,36
1999 1.119,96 1.012,81 46,41 60,74
2000 864,03 709,04 80,67 74,32
2001 916 743 83 90
Nguồn: Japan- Vietnam Facts sheet. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
1. Viện trợ không hoàn lại - Grant Aid và Hợp tác kỹ thuật -
Technical Cooperation
Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA) chịu trách nhiệm
thực hiện hợp tác kỹ thuật sử dụng ODA song phương của Nhật, nhằm
chuyển giao kỹ thuật và kiến thức cho các nước đang phát triển. Bên
cạnh đó, JICA giúp đỡ xuc tiến thực hiện các dự án Viện trợ chung
không hoàn lại của Nhật Bản. JICA tìm kiếm sự hỗ trợ hài hoà phù hợp
với sự phát triển kinh tế xã hội của các nước nhận viện trợ. Hợp tác kỹ
thuật bao gồm các chương trình sau:
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
51
Hợp tác kỹ thuật: chương trình này gồm có các hình thức sau:
- Đào tạo Kỹ thuật
- Cử chuyên gia
- Cung cấp thiết bị
- Hợp tác kỹ thuật kiểu dự án
- Nghiên cứu phát triển
Cử tình nguyện viên JOCV và tình nguyện viên cao cấp
Khảo sát và quản lý chương trình viện trợ không hoàn lại
Cứu trợ thiên tai
Các chương trình mới
- Hợp tác cùng phát triển
- Chương trình nâng cao năng lực cộng đồng
1.1 Những hoạt động và kết quả JICA đã đạt được tại Việt Nam
Giải ngân cho hợp tác của JICA tại Việt Nam trong năm tài chính
2001 là 7,709 triệu JPY, nâng tổng số ODA Nhật Bản giải ngân qua
JICA từ năm 1991 đến năm 2001 lên 41,020 triệu JPY.
Chương trình đào tạo kỹ thuật
Chương trình này là một trong những hình thức cơ bản nhất trong
khuôn khổ hợp tác kỹ thuật. Đây là chương trình phát triển nguồn
nhân lực cơ bản nhất do JICA thực hiện.
Từ năm tài chính 1991 đến năm 2001, 5434 học viên Việt Nam được
cử đi học tại Nhật Bản theo nhiều khoá học khác nhau. Các học viên
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
52
này hiện đang góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước bằng
nhiều cách khác nhau.
Chương trình mời thanh niên:
Chương trình Hữu nghị Thanh niên Nhật Bản - ASEAN nhằm tăng
cường mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN.
Hàng năm 100 thanh niên Việt Nam tham gia chương trình này. Kể từ
năm 1995, hơn 700 thanh niên Việt Nam đã đi Nhật trong chương
trình này.
Chương trình cử chuyên gia Nhật Bản
Mục tiêu của chương trình này là chuyển giao và phổ biến các kiến
thức chuyên môn và kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tính
đến năm tài chính 2001, 493 lượt chuyên gia Nhật thuộc nhiều lĩnh
vực chuyên môn khác nhau như lâm nghiệp, nông nghiệp, tin học,
thuỷ sản, giao thông, công nghiệp, luật pháp, y tế…đã được cử sang
Việt Nam. Trong năm 2000, có 288 chuyên gia Nhật đang làm việc
tại Việt Nam.
Hợp tác kỹ thuật kiểu dự án
Đây là một sự kết hợp 3 dạng hợp tác trong 1 dự án, đó là đào tạo đối
tác Việt Nam, cử chuyên gia và cung cấp thiết bị máy mõoc. Trong
năm 2001, có 19 dự án đang hoạt động trên khắp Việt Nam.
Các dự án này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, nông nghiệp,
giáo dục… Các dự án đáng chú ý là:
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
53
- Dự án Bệnh viện Chợ Rẫy
- Dự án Sức Khoẻ Sinh sản Nghệ An
- Dự án Tăng cường năng lực quản lý và chuyên môn Bệnh viện
Bạch Mai
- Dự án Trung Tâm Nguồn Nhân lực Việt - Nhật
- Dự án Đào tạo Công Nghệ Thông tin Việt Nam
Nghiên cứu phát triển
Một phần của hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các kế hoạch tổng thể, các
nghiên cứu phát triển cho các dự án thuộc mọi lĩnh vực. Kết quả của
các nghiên cứu này là cơ sở quan trọng cho các loại hình ODA kiểu
vốn vay đồng yên. Đến năm 2001, 47 nghiên cứu đã được thực hiện
trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế: Có 6 dự án, trong
đó có các dự án như "Thúc đẩy Công nghiệp, Thương mại, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ", "Cải cách các doanh nghiệp nhà nước".
- Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế: Có 26 dự án thuộc các lĩnh vực
như Giao thông vận tải, Viễn thông và Công nghệ Thông tin, Điện,
Nước, Du lịch, Phát triển đô thị và vùng, Mỏ.
- Phát triển Nông thôn: Có 6 dự án tập trung vào hai lĩnh vực lớn là
Tăng thu nhập của nông dân và Thuỷ sản.
- Giáo dục và y tế: Có 1 dự án
- Bảo vệ môi trường: Có 8 dự án thuộc các lĩnh vực Bảo vệ rừng,
Cải thiện vệ sinh đô thị và môi trường.
Hỗ trợ cho Viện trợ chung không hoàn lại
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
54
Viện trợ không hoàn lại được dựa trên sự thoả thuận của chính phủ
Việt Nam và chính phủ Nhật Bản. Các dự án viện trợ không hoàn lại
phần lớn là lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực xã hội ví
dụ như cung cấp thiết bị cho dịch vụ y tê, xây dựng các trường tiểu
học. Tính đến năm 2001, 22 dự án đã được thực hiện. Nội dung các
dự án chính như sau:
- Dự án xây dựng Trung Tâm Nguồn Nhân Lực Việt - Nhật
- Dự án nâng cấp Bệnh viện Bạch Mai
- Dự án Nâng cấp Bệnh viện Chợ Rẫy
- Dự án Cải thiện các trường tiểu học miền núi
- Dự án cải tạo hệ thống cấp nước Hải Dương
- …
Tình nguyện viên JOCV (Japan Overseas Cooperation Volunteers)
Chương trình tình nguyện viên JOCV tuyển mộ thanh niên Nhật ở độ
tuổi 20 đến 39, đào tạo và cử những người này đến các nước phát
triển để sống cùng người dân địa phương và chuyển giao kiến thức
cho người dân , Tính từ năm tài chính 1992 đến năm tài chính 2001,
71 tình nguyện viên đã được cử sang Việt Nam. Trong năm 2001 có
42 tình nguyện viên đang làm việc tại Việt Nam trong các lĩnh vực
như tiếng Nhật, Thể thao, Văn hoá, Y tế...
Cứu trợ thiên tai 1 lần vào năm 1998 tại thời điểm lũ lớn xảy ra tại
miền Trung Việt Nam. Đội cứu trợ thiên tai Nhật Bản đầu tiên đã
được cử sang Việt Nam, hỗ trợ nhân dân ở vùng lũ vượt qua khó
khăn.
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
55
Bảng 3.11: Các dự án ODA song phương do JICA thực hiện
tính đến năm 2001
Loại hình/
(Tổng sổ dự
án)
Loại Hình
Số dự án
Nghiên cứu
phát triển (47)
Xây dựng thể chế và phát triển nguồn
nhân lực
6
Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế 26
Phát triển nông nghiệp 6
Giáo dục và y tế 1
Bảo vệ môi trường 8
Viện trợ
không hoàn
lại (22)
Xây dựng thể chế và phát triển nguồn
nhân lực
3
Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế 2
Phát triển nông nghiệp 3
Giáo dục và y tế 9
Bảo vệ môi trường 5
Hợp tác kỹ
thuật kiểu dự án
bao gồm nhiều lĩnh vực 19
Nguồn: JICA activities in Vietnam. Văn Phòng JICA tại Việt Nam
2. Khoản vay song phương - ODA loans (yen loans)
Ngân Hàng Quốc Tế Nhật Bản (JBIC) cấp tín dụng ưu đãi cho
Việt Nam kể từ năm 1992 khi chính phủ Nhật Bản nối lại viện trợ cho
Việt Nam. Trong năm tài khoá 2000, dù tổng giá trị ODA của Chính phủ
Nhật Bản nói chung giảm 10% và tổng giá trị các khoản vay ODA nói
NguyÔn Thu Trang - A1 CN9
56
riêng giảm 23% trên toàn thế giới, JBIC đã tăng giá trị cam kết cho Việt
Nam thêm 5%.
Tình hình thực hiện các khoản vốn vay của JBIC
Tổng vốn vay ODA tích luỹ cho Việt Nam đến nay đạt 726.303
triệu Yên cho 37 dự án phát triển và 4 dự án cho vay hàng hoá với 69
hiệp định vay vốn. Tỷ lệ thực hiện của năm tài khoá 2001 là 9,8%, giảm
đáng kể so với tỷ lệ thực hiện 17,1% trong năm tài khoá 2000 và rất thấp
so với tỷ lệ bình quân trên thế giới 13,9%.
Hiện tại JBIC đang tài trợ cho 36 dự án với 69 hiệp định tín dụng,
được phân thành hai loại: 33 dự án và 4 chương trình gọi là tín dụng
ngành hỗ trợ phát triển nông thôn và tín dụng hai bước hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Xét theo cơ cấu ngành, vốn vay do JBIC cung cấp tập trung cao
nhất cho giao thông vận tải (41,7%) và điện khí (33,6%). Điều này thể
hiện rõ mũi nhọn của của vốn vay ODA là phát triển cơ sở hạ tầng, chủ
yếu tập trung vào giao thông và điện lực nhằm phát triển một môi trường
thuận lợi cho công nghiệp và các hoạt động kinh doanh và đang phát huy
tác dụng tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Đối với giao thông vận tải, ODA Nhật được sử dụng vào việc xây các
trục đường bộ, cầu và c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) Nhật Bản đối với một số nước Châu Á Thái Bình Dương.pdf