MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I . KHÁI QUÁT VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA NHẬT BẢN 3
I. KHÁI QUÁT VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC 3
1.Khái niệm 3
2.Đặc điểm 4
3.Vai trò của ODA. 4
3.1.Đối với nước cung cấp ODA. 4
3.2.Đối với nước nhận ODA. 4
II.ODA NHẬT BẢN. 5
1. Vài nét khái quát về ODA Nhật Bản: 5
2.Lịch sử hình thành và phát triển của Hỗ trợ phát triển chính thức Nhật Bản: 7
3.Phân loại ODA. 9
3.1.ODA song phương. 9
3.2.ODA đa phương: 11
4. Chính sách ODA của Nhật Bản.12
4.1.Chính sách ODA Nhật Bản trước những năm 90: 12
4.1.1. Chính sách ưu tiên cung cấp theo khu vực địa lý: 12
4.1.2. Chính sách ưu tiên theo lĩnh vực: 14
4.2. Một số thay đổi gần đây về chính sách ODA.17
4.2.1. ODA Nhật Bản từ vai trò kinh tế chuyển sang vai trò kinh tế chính trị: .17
4.2.2. Điều chỉnh chính sách ODA trước những thay đổi trong nền kinh tế của Nhật Bản: 18
CHƯƠNG II . VAI TRÒ CỦA ODA NHẬT BẢN VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ASEAN 23
I. ODA NHẬT BẢN DÀNH CHO INĐÔNÊXIA 23
1.Chính sách và đặc điểm: 23
1.1.Tại sao Nhật Bản viện trợ cho Inđônêxia?: 23
1.2.Những ưu tiên trong chính sách ODA của Nhật Bản dành cho Inđônêxia: 24
1.3.Đặc điểm: 25
2.Đánh giá chung về ODA Nhật Bản dành cho Inđônêxia: 29
2.1.Những thành tựu đạt được: 29
2.1.1.Viện trợ không hoàn lại: 29
2.1.2.Viện trợ tín dụng: 33
3.Bài học thành công trong thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản. 37
II.ODA CỦA NHẬTBẢN DÀNH CHO PHILIPPIN. 38
1.Chính sách và đặc điểm. 38
1.1.Động lực cung cấp ODA của Nhật Bản cho Philippin 38
1.2. Một số đặc điểm nổi bật: 40
1.3. Chính sách ODA của Nhật Bản cho Philippin . 44
2.Những thành tựu đạt được từ nguồn ODA Nhật Bản . 45
3.Một số bài học kinh nghiệm của Philippin trong thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản. 51
3.1 Bài học không thành công trong thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản ở Philippin: 51
3.2Bài học kinh nghiệm tốt của Philippin trong thu hút và sử dụng ODA. 52
III.ODA CỦA NHẬT BẢN DÀNH CHO THÁI LAN. 53
1. Một số thành tựu đạt được từ nguồn ODA của Nhật Bản. 53
1.1.Một số đặc điểm nổi bật. 53
1.2.Những thành tựu đạt được từ nguồn ODA của Nhật Bản. 58
2.Một số hạn chế trong sử dụng ODA của Nhật Bản ở Thái Lan. 65
3.Bài học kinh nghiệm thành công của Thái Lan. 66
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA NHẬT BẢN 69
I. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM. 69
1.ODA.Nhật Bản với Việt Nam 69
1.1.Giai đoạn 1975-1978: 69
1.2. Giai đoạn 1979- 1991. 71
1.3.Giai đoạn 1992 đến nay: 71
2. Những thành tựu đạt được từ nguồn ODA của Nhật Bản. 74
3.Một số tồn tại trong thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản ở Việt Nam. 77
II.TRIỂN VỌNG THU HÚT ODA NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI. 79
1.Nhu cầu vốn trong thời gian tới. 79
2.Triển vọng nguồn ODA của Nhật dành cho một số nước trong ASEAN. 81
III. MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM. 82
1. Về cơ chế chính sách: 82
2. Tổ chức thực hiện: 83
3. Về sử dụng ODA. 85
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vai trò của ODA Nhật Bản với nền kinh tế một số nước Asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình xây dựng đất nước và phát triển kinh tế song Philippin luôn luôn cố gắng và nỗ lực không ngừng để đề ra đường lối chính sách thích hợp cho công cuộc cải cách kinh tế. Thêm vào đó khí hậu Philippin rất phức tạp cho nên thiên tai thường xuyên xảy ra nhưng nước này không ngại khó khăn xúc tiến khắc phục hậu quả nặng nề của thiên tai để từng bước phát triển bền vững.
1.2. Một số đặc điểm nổi bật:
Chúng ta cần phải nhận thấy hoạt động ODA của Nhật Bản cho Philippin nói riêng cũng như Đông Nam á nói chung gắn liền với những chuyển biến trong chính sách Đông Nam á của Nhật Bản .
Nhật Bản nối lại quan hệ ngoại giao với Philippin bằng kế hoạch bồi thường chiến tranh vào năm 1956. Các khoản bồi thường chiến tranh của Nhật Bản cho nước này không chỉ giúp khôi phục quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa hai nước mà còn tạo ra những tiền đề ban đầu hết sức cần thiết cho Philippin phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tổng số tiền bồi thường mà nước này nhận được từ Nhật Bản là 550 triệu USD, là nước nhận bồi thường nhiều nhất ở Đông Nam á. Trong hai thập kỷ 60 và 70 Philippin có mối quan hệ khá khăng khít đối với Mỹ cho nên nước này cũng nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ phía Mỹ. Tuy nhiên điều này không làm giảm vai trò của ODA Nhật Bản với Philippin.
Đầu thập kỷ 70 Nhật Bản bắt đầu viện trợ tín dụng cho Philippin , các dự án tín dụng tăng đều cả số lượng và qui mô. Thêm vào đó các khoản bồi thường vẫn tiếp tục nhận được từ Nhật Bản .
Với sự hỗ trợ thường xuyên như vậy Philippin đã dùng tiền bồi thường vào phát triển các lĩnh vực như : xây dựng trường học, nhà máy nước, sân bay, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, ngành công nghiệp (công nghiệp xi măng, sắt thép, cơ khí, thiết bị...), nghành nông nghiệp và nghề cá (máy bơm, xe tải, tàu đánh cá,...), y tế và thiết bị y tế, điện lực ... Đặc biệt có một chương trình tín dụng trị giá 14,2 triệu USD được chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Philippin trong thời gian từ 1956 á 1961 để nước này xây dựng đập chắn đa chức năng ở Bắc Manila, cải thiện hệ thống thông tin liên lạc, mở rộng hoạt động của hệ thống đường sắt quốc gia. Như vậy có thể thấy rằng trong hai thập kỷ 60 và 70 thì hơn 1/3 tổng số tài trợ bồi thường chiến tranh từ Nhật Bản cho nước này tập trung vào phát triển các nghành hạ tầng cơ sở, 1/4 tổng số vốn đầu tư vào các nghành công nghiệp nặng, hơn 1/2 được viện trợ dưới hình thức hàng hoá và tư liệu sản xuất. Thêm vào đó có rất nhiều nhà kinh tế cho rằng trước những năm 1970 hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và Philippin chủ yếu diễn ra thông qua tài trợ bồi thường chiến tranh tuy nhiên không phải hoàn toàn như vậy, vào năm 1969 có một dự án viện trợ phát triển đầu tiên cho Philippin dưới dạng tín dụng nhằm tài trợ cho xây dựng tuyến đường cao tốc quốc gia đầu tiên là Maharlika Highway. Đặc biệt là vào năm 1971, Nhật Bản đã trở thành thành viên chính thức của nhóm tư vấn cho Philippin dưới sự lãnh đạo của ngân hàng thế giới (WB). Chính sự kiện này đã đánh dấu một mốc quan trọng của quá trình vào Philippin của Nhật Bản . Hay nói cách khác chính sự kiện này đã chứng tỏ vai trò và ảnh hưởng của Nhật Bản đối với Philippin bắt đầu gia tăng. Sau năm 1971 một loạt các dự án viện trợ không hoàn lại và dự án tín dụng ODA được ký kết và thực hiện, các dự án nhằm vào những mục tiêu cấp bách mà Philippin đang cần giải quyết. Ví dụ vào năm 1972 Nhật Bản đã viện trợ cho Philippin một hệ thống báo lũ trên sông Pamnaga, đây là một dự án có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người dân nước này, bởi vì hai bờ sông là nơi sinh hoạt của đông dân cư mà lũ lụt lại thường xuyên xảy ra không thể dự đoán được
Theo thống kê của bộ ngoại giao Nhật Bản trong những năm 70 Philippin là một trong những quốc gia Đông Nam á nhận được sự ưu tiên trong viện trợ phát triển của Nhật Bản . Năm 1970 Philippin là nước nhận viện trợ phát triển xếp hàng thứ 5 và năm 1975 xếp hàng thứ 3 trong số các nước nhận viện trợ song phương từ Nhật Bản .
Biểu5: Số liệu về viện trợ phát triển của Nhật Bản cho Philippin thời kỳ 1972á1981 ( đơn vị triệu USD ).
Năm
Viện trợ
Tín dụng
Tổng số
1972
38,2
65,2
103,4
1973
70,4
71,2
141,5
1974
33,0
40,3
73,3
1975
36,2
34,4
70,3
1976
3,0
78,6
81,6
1977
7,5
102,4
109,9
1978
16,5
187,7
204,2
1979
35,7
58,7
94,4
1980
45,0
165,1
210,1
1981
45,1
91,3
136,4
(Nguồn: Japan Annual Reports)
Qua biểu đồ số liệu trên ta thấy rằng khối lượng viện trợ năm 1973 tăng vọt lên sau đó lại giảm rất mạnh vào năm 1974, điều này chứng tỏ thời gian đó có sự bất ổn về kinh tế- tài chính từ cả hai phía Nhật Bản và Philippin nhưng nguyên nhân chính giảm ODA là cuộc khủng hoảng dầu mỏ xảy ra vào năm 1973. Bởi vì Nhật Bản là quốc gia 100% lượng dầu mỏ sử dụng trong nước phải nhập khẩu cho nên sau năm 1973 nền kinh tế Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn và buộc phải cắt giảm lượng ODA cho các nước đang phát triển. Nhưng đến năm 1978 khối lượng viện trợ tăng gấp đôi 1977 và các năm tiếp sau cũng tăng lên 35,7; 45,0; 45,1 triệu USD, đây có lẽ chính là kết quả của học thuyết Fukuda tuyên bố vào năm 1977, nội dung của học thuyết là tuyên bố chính sách Đông Nam á, ông Fukuda đã nói rằng: ’’ Sẽ tăng gấp đôi ODA của Nhật Bản trong 5 năm tới.”
Khi chuyển sang giai đoạn 1983á1986 viện trợ ODA cho Đông Nam á giảm xuống nguyên nhân chủ yếu là do Nhật Bản mở rộng viện trợ ODA cho một số nước Đông Nam á khác như Brunei và Bangladesh thêm vào đó là sự lên giá của đồng Yên vào mùa thu 1986 cho nên lượng ODA của Nhật Bản giảm đi ( Vào 1985: 1USD =238,54 Yên; 1986:1USD = 168,52 Yên). Nhưng có một điều đặc biệt là riêng viện trợ cho Philippin lại tăng từ 240 triệu USD năm 1985 lên 437,86 triệu USD vào năm 1986, còn Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia đều giảm.
Trong hai thập kỷ 70 và 80 Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai nhà viện trợ chủ yếu cho Philippin. Quân đội Hoa Kỳ đóng ở Philippin hàng vài thập niên trước vì thế Hoa Kỳ và Philippin có mối quan hệ khá khăng khít cho nên Hoa Kỳ luôn dành những ưu ái trong các dự án ODA cho Philippin. Tuy nhiên vào cuối những năm 80 quan hệ giữa Hoa Kỳ và Philippin có rạn nứt đó chính là nguyên nhân làm cho ảnh hưởng của ODA Nhật Bản với Philippin ngày càng trở nên quan trọng.
ăBiểu 6: Philippin nhận ODA song phương thời kỳ 1978- 1988 (triệu USD):
STT
Nhà tài trợ
Viện trợ
Tín dụng
Tổng số
1
Tài trợ song phương
2514,1
4074,1
6588,6
2
Nhật Bản
628,2
3123,1
3749,9
3
Hoa Kỳ
1439,4
361,0
1800,8
4
CHLB Đức
92,2
170,0
262,3
5
Canada
129,1
__
129,1
6
Australia
127,4
__
127,4
7
Italya
33,3
60,0
93,3
8
Tây Ban Nha
__
91,0
91
9
Hà Lan
19,5
43,2
62,7
10
Nước khác
46,4
226,0
272,9
(Nguồn: Republic of the Philippines, National Economic and Development Authority)
Như chúng ta đã thấy biểu trên là số liệu về 10 nhà tài trợ lớn cho Philippin từ 1978á1988. Hoa Kỳ là quốc gia có viện trợ ODA dành cho Philippin lớn nhất, tiếp đó là Nhật Bản. Nhưng tín dụng ODA của Nhật Bản lại xếp số 1. Vì thế mà tổng nguồn ODA của Nhật Bản cho nước này cao nhất. Qua đó ta thấy vị trí của Nhật Bản đối với Philippin vô cùng quan trọng, thêm vào đó mối quan hệ Hoa Kỳ -Philippin rạn nứt cho nên đây cũng vừa là thời cơ thuận lợi cho Nhật Bản tăng cường ảnh hưởng của mình thông qua tài trợ ODA và cũng là gánh nặng cho ODA Nhật Bản bởi vì sự suy giảm của ODA Mỹ, không ai khác chính Nhật Bản mới đảm trách được gánh nặng này. Qua đây ta thấy rằng cả hai phía đều mang lại lợi ích cho nhau tạo mối quan hệ hữu nghị bền vững lâu dài về mọi mặt đặc biệt là tạo cơ sở cho mối quan hệ thương mại đầu tư Nhật Bản- Philippin ngày càng thêm khăng khít và mang hiệu quả kinh tế cao cho cả hai phía.
Sang đầu thập niên 90 thì 84% tổng ODA là các khoản vay tín dụng chỉ còn 16% là viện trợ không hoàn lại. ODA Nhật Bản chiếm 38% tổng ODA cho Philippin và từ 1988 đến 1998 tổng ODA cho Philippin là khoảng 8 tỷ USD. Tiếp theo Nhật Bản là ADB vàWB, xếp vị trí thứ 4 là nhà tài trợ Mỹ, viện trợ của Mỹ giảm dần đều trong suốt những năm 90, các khoản cam kết của Mỹ năm 1996 chỉ là 50 triệu USD ít hơn 1/4 của giá trị cam kết 216 triệu USD vào năm 1990. Nhưng Mỹ vẫn là nước cung cấp viện trợ không hoàn lại đứng thứ hai sau Nhật Bản , chiếm khoảng 30% tổng viện trợ không hoàn lại vào Philippin. Tuy nhiên sang năm 1996 cả Uỷ ban Châu Âu và Australia đã vượt Mỹ về cam kết ODA không hoàn lại cho Philippin .
Cho đến nay Nhật Bản trở thành nhà tài trợ số 1 cho Philippin , tổng số ODA Nhật Bản tăng đều chiếm khoảng 49% tổng số ODA vào Philippin (số liệu năm 2000). Trong bảng danh sách 20 nước nhận được nhiều Viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản thì vị trí của Philippin luôn ở trong 5 nước đầu.
1.3. Chính sách ODA của Nhật Bản cho Philippin .
Thực tế chúng ta thấy rằng hoạt động ODA của Nhật Bản vào Philippin rất đa dạng song các khoản tài trợ chính lại đưọc tập trung vào các ngành khu vực như : cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp thép, xi măng và nông nghiệp. Còn chưa đầu tư nhiều vào các ngành làm giàu và phát triển nguồn nhân lực. Chính hạn chế trên là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách ODA Nhật Bản phối hợp với chính phủ Philippin tìm ra phương hướng giải quyết hợp lý nhất trong thời gian ngắn nhất . Vì vậy 6 lĩnh vực ưu tiên trong chính sách ODA của Nhật Bản cho Philippin được nêu ra như sau :
ăThứ nhất: Tài trợ cho một quốc gia có tới 1/2 dân số sống ở mức nghèo khổ là điều cần thiết và phù hợp với các mục tiêu của chính sách ODA Nhật Bản .
ăThứ hai: Cải cách nông nghiệp là một yếu tố cơ bản và tất yếu nhằm thực hiện phát triển kinh tế, coi đây như là một điều kiện tiên quyết để thực thi công bằng xã hội và ổn định chính trị.
ăThứ ba: Phát triển nguồn nhân lực tạo ra sự kết hợp về phát triển kinh tế giữa các cộng đồng và vùng trung tâm coi đó như là một nhân tố cần thiết để duy trì sự tăng trưởng.
ăThứ tư : Tập trung tăng năng suất lao động của cả hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp.
ăThứ năm: Tạo việc làm mới ở cả hai vùng đô thị và nông thôn là một ưu tiên lớn. Các giải pháp khẩn cấp thúc đẩy việc làm cũng như các ngành sử dụng nhiều cường độ ở các qui mô vừa và nhỏ chủ yếu là ở các vùng nông thôn cần được phát triển. Thêm vào đó các khoản đầu tư để tạo ra việc làm mới bởi các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản cũng cần được khuyến khích.
ăThứ sáu: Hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Sáu chính sách trên được nêu ra trước hết là xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Philippin, sự điều chỉnh chính sách ODA của Nhật Bản trước hết là vì lợi ích của phía Philippin sau đó mới là để tạo sự cân bằng tương đối trong cơ cấu ODA và làm cho nước nhận ODA cảm thấy hoạt động này mang tính nhân đạo hơn bởi nó trực tiếp góp phần nâng cao giá trị và chất lượng nguồn nhân lực. Tất cả sáu lĩnh vực ưu tiên trong chính sách ODA của Nhật Bản dành cho Philippin đều mang tính chất hết sức đặc thù của Philippin, đó là một đất nước còn nghèo, tỷ lệ dân cư sống ở mức nghèo khổ chiếm đa số, nguồn nhân lực dồi dào song trình độ còn thấp. Để khắc phục tình trạng này vừa là một vấn đề lâu dài vừa là một vấn đề cấp bách cần giải quyết ngay trước mắt cho nên họ cần có sự tài trợ ưu tiên từ phía Nhật Bản. Đặc thù thứ hai của Philippin là một nước nông nghiệp nhưng năng suất lao động còn thấp, thu nhập bình quân trên đầu người chưa cao vì vậy cần phải có sự tài trợ từ phía Nhật Bản cả về kỹ thuật và công nghệ để giúp họ nâng cao năng suất, cải tiến kĩ thuật canh tác. Đồng thời giúp nước này tạo ra một lượng việc làm mới thu hút lực lượng lao động không có tay nghề cao.
2.Những thành tựu đạt được từ nguồn ODA Nhật Bản .
Trong thời kỳ qua lượng ODA của Nhật Bản vào Philippin tăng đều phân bổ vào các dự án trọng điểm. ODA góp phần không nhỏ vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng thời giúp đỡ khôi phục và phát triển nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng mà nước này gặp phải vào năm 1983. Trước những khó khăn của Philippin phía Nhật đã cho vay thêm vốn đồng thời cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại nhằm cải thiện phần nào đời sống khó khăn của nhân dân. Nhờ vậy mà nền kinh tế Phlippin dần dần khôi phục và tăng trưởng với tốc độ khá. Từ tình trạng liên tục giảm sút trong hai năm 1984-1985 đến 1986, 1987,1988 tổng sản phẩm quốc gia tăng lần lượt là 4,1%, 4,6%, 7,6%. Cụ thể đã đạt được những thành tích đáng kể sau:
Biểu 7: Viện trợ phát triển của Nhật Bản cho Philippin giai đoạn
1983 á 1989 (Đơn vị: Triệu yên )
Năm
Viện trợ không hoàn lại
Viện trợ tín dụng
Tổng số
1983
62,0
85,1
147,0
1984
57,7
102,4
160,1
1985
69,7
170,3
240,0
1986
80,4
357,6
438,0
1987
111,8
267,7
379,4
1988
131,1
403,6
534,7
1989
176,1
227,7
403,8
(Nguồn: Japan Annual Reports)
Vào năm 1986: Nhật Bản viện trợ tín dụng cho nước này một khoản tiền 357,6 triệu USD gấp hai lần so với 1985 (170,3 triệu USD ) tập trung vào các dự án: Xây dựng đường giao thông ở Manila, khôi phục hệ thống thuỷ lợi, xây dựng hệ thống phòng lũ lụt...Viện trợ không hoàn lại tăng cao mặc dù tốc độ không bằng viện trợ tín dụng. Có 10 dự án chính được nhận viện trợ không hoàn lại, đó là: Đơn vị (Triệu yên) Cung cấp thiết bị y tế cho bệnh viện nhi Philippin, Xây dựng trung tâm đào tạo thương mại, Xây dựng trường văn hoá thanh thiếu niên 393, Xây dựng trung tâm bảo vệ sức khoẻ nghề nghiệp 1969, Cải thiện môi trường và vệ sinh đô thị ở Manila 580, Hỗ trợ sản xuất lương thực 2900, Mở rộng hệ thống kiểm soát giao thông cơ giới 583, Xây dựng các cơ sở kiểm nghiệm thuốc và thực phẩm 417.
Năm 1987 với tổng số 267,60 triệu USD trong đó 18 dự án chính được nhận viện trợ tín dụng và được thực hiện dải ngân nhanh chóng. Cụ thể một số dự án như sau: Đơn vị (Triệu yên) Dự án xây dựng hai đường giao thông số 4 và số 5 ở Manila trị giá 4837 , Phòng ngừa rủi ro đường bộ ở Kennon 2254, Kiểm soát chống ngập ở Manila 10818, Phát triển thông tin liên lạc vùng I và vùng II: 5735, Xây dựng hệ thống cung cấp nước ở các thành phố cấp tỉnh: 1272, Quản lý tín hiệu giao thông Metro ở Manila 4611
Còn về viện trợ không hoàn lại tổng số tăng từ 80,37 triệu USD lên 111,79 triệu USD trong năm 1987. Hầu hết phân bổ vào 9 dự án như sau: Đơn vị (triệu yên) Xây dựng trung tâm phát triển lương thực 2047, Mở rộng trung tâm phát triển nguồn nhân lực Philippin 336, Xây dựng một khoa mới thuộc bệnh viện trung ương Philippin 2988, Xây dựng trung tâm đào tạo thuộc viện nghiên cứu thuốc nhiệt đới 1479, Xây dựng cầu cống và đường giao thông nông thôn 414, Hỗ trợ sản xuất lương thực 3140, Đổi mới thiết bị cho trung tâm nghiên cứu tim ở Philippin 427, Tài trợ cho 3 dự án văn hoá 131.
Sang 1988 tổng tài trợ Nhật Bản cho Philippin tăng mạnh từ 267,60 triệu USD năm 1987 lên 403,62 triệu USD. Có 14 dự án lớn nhận được tín dụng ODA, một số dự án lớn đó là :Đơn vị (Triệu yên) Dự án phục hồi đường hữu nghị Nhật Bản- Philippin 14003, Dự án phát triển Metro Cebu 2063, Dự án giao thông đô thị Manila 4776, ODA để giảm nợ 26473, Điện khí hoá vùng ven Manila 5066...
Đồng thời với tài trợ tín dụng một khoản tài trợ không hoàn lại cũng khá lớn 131,10 triệu USD được phân bổ đa dạng cho một loạt các dự án trong đó có một số dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Philippin đó là : Xây dựng trung tâm đào tạo giáo viên khoa học và toán học 2046 , Xây dựng trung tâm kỹ thuật thuỷ lợi đa dạng hoá cây trồng 1270, Xây dựng cầu cấp và giao thông nông thôn 1074, Nâng cấp thiết bị hệ thống bệnh viện tỉnh (26 tỉnh ) 806, Dự án xây dựng các trường tiểu học và trung học 2576 lương thực 3150...
Năm 1989: Nhật Bản viện trợ tín dụng ODA cho Philippin tất cả là 227,69 triệu USD, có 13 dự án lớn, tiêu biểu là các dự án như sau:Đơn vị (triệu yên) Xây dựng đường cao tốc Nam Luzen, giai đoạn I: 4238, Khôi phục và bảo dưỡng các cầu trên trục đường giao thông chính giai đoạn I: 2079, Khôi phục và phòng ngừa thảm hoạ 5708, Kiểm soát lũ và phát triển đồng bằng Pampanga ( giai đoạn I ): 8634...
Năm 1990 tổng ODA của Nhật Bản cho Philippinlà 647,45 triệu USD. Trong đó viện trợ không hoàn lại là 153,14 triệu USD và viện trợ tín dụng đạt 494,31 triệu USD chiếm 76,34% tổng nguồn ODA. Có 19 dự án viện trợ tín dụng lớn, sau đây là một số dự án tiêu biểu. (Đơn vị: triệu yên) Tín dụng hàng hóa khẩn cấp: 28200, Đổi mới và bảo dưỡng cầu trên các quốc lộ chính: 2065, Xây dựng các nút kết nối với hệ thống giao thông Manila: 1663, Xây dựng và cải thiện hệ thống hè đường ở Manila: 1795.
Bên cạnh đó có 14 chương trình- dự án viện trợ không hoàn lại. Dưới đây là một số dự án lớn: Đơn vị (triệu yên) Xây dựng hệ thống thủy lợi Capayas: 1433, Cải thiện hệ thống vệ sinh môi trường nông thôn: 1001, Thúc đẩy và phát triển nông nghiệp Tây Samar: 712, Phát triển nông thôn vùng cao ở La Trinidad: 1142, Xây dựng các trường tiểu học và trung học: 2659, Cung cấp thiết bị cho đại học kiến trúc và kỹ thuật Phlippin: 729, Tăng cường sản xuất lương thực: 2400, Cứu trợ khẩn cấp do động đất: 41.
Năm 1991, Nhật Bản viện trợ cho Philippin 458,92 triệu USD, giảm rất nhiều so với năm 1990. Trong đó viện trợ tín dụng là: 285,30 chiếm 62,16%, còn viện trợ không hoàn lại là 173,62 triệu USD, tăng 20,48 triệu USD so với 1990. Nguồn ODA vào Philippin giảm chủ yếu là do viện trợ tín dụng giảm xuống.
Chúng ta thấy rằng năm 1991 có tất cả 16 chương trình- dự án viện trợ không hoàn lại. Sau đây là một số dự án lớn: (Đơn vị: Triệu yên) Xây dựng hệ thống thủy lợi Capayas (giai đoạn II): 234, Xây dựng cầu cống trên các đường giao thông nông thôn: 1440,Tiếp tục xây dựng các trường tiểu học và trung học: 2745, Nâng cấp thiết bị y tế các bệnh viện tỉnh: 946, Củng cố trung tâm đào tạo và phát triển vùng: 920...
Năm 1992 là năm Nhật Bản tài trợ nhiều nhất cho Philippin, với tổng số là: 1030,67 triệu USD, lượng ODA tăng một cách bất ngờ có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này, nhưng lý do chính ở đây là do phía Philippin đưa ra một hệ thống kiến nghị kêu gọi nguồn ODA của Nhật Bản. Nhật Bản rất tán thành với bản kiến nghị này, bởi vì nó rất thực tế, mang tính hệ thống và chi tiết nhất từ trước đến nay. Trong đó viện trợ tín dụng là 845,01 triệu USD, còn viện trợ không hoàn lại là: 185,66 triệu USD.
Phần lớn viện trợ không hoàn lại được phân bố trong 16 dự án lớn: Đơn vị (triệu yên) Phát triển và thúc đẩy nông nghiệp Marinduque: 2028, Xây dựng hệ thống thủy lợi Tây Barrios: 492, Khôi phục hệ thống cống thải: Bagicio: 630, Phát triển vùng nông thôn Jala-Jala: 1137, Phục hồi các khu chợ công cộng do bão gây ra ở các vùng khác nhau: 1572...
Ngoài ra có một số dự án tín dụng lớn đó là: Dự án cải thiện môi trường do nhà máy nhiệt điện vùng than ở Calaca gây ra: 6112; dự án tín dụng hàng hóa dành cho việc phục hồi và xây dựng các vùng bị thảm họa núi lửa Pinatubo: 25380; dự án xây dựng khác: 3653.
Năm 1993 tổng tài trợ ODA của Nhật Bản cho nước này đạt 758,39 triệu USD, ttrong đó viện trợ tín dụng là 512,96 và viện trợ không hoàn lại là 245,42.Con số này giảm đi so với 1992, nhưng vẫn lớn hơn so với 1990 và 1991.
Có 7 dự án được nhận viện trợ tín dụng đó là: Đơn vị (Triệu yên) Xây dựng cầu cống trên đường giao thông Mandaue-Mactan: 6872, Khôi phục cầu Rozario- Pugo-Baguio: 4633, Phát triển thông tin liên lạc khu vực: 3803, Hỗ trợ giáo dục khoa học kỹ thuật: 3055, Hỗ trợ dự án phát triển lâm nghiệp: 9294, Phát triển một bộ phận thuộc sân bay quốc tế Ninoy Aquino: 18120
Trong khi đó 245,42 triệu USD dành cho viện trợ không hoàn lại được phân bổ cho 15 dự án- chương trình chính như sau: Đơn vị (Triệu yên), Dự án cải thiện hệ thống sản xuất bảo quản và phân phối giống cây trồng: 1429, Xây dựng hệ thống thông tin khẩn cấp: 785, Dự án cung cấp nước cho các khu định cư vùng núi Pinatubo: 1077, Xây dựng các trường tiểu học và trung học (Nhiều giai đoạn): 2920, Phục hồi thảm họa sau bão ở vùng Leyte: 1295...
Năm 1994 Tổng ODA Nhật Bản cho Philippin tiếp tục giảm xuống, chỉ còn 591,60 triệu USD, trong đó 342 triệu USD là tài trợ tín dụng, còn 248,82 là tài trợ không hoàn lại . Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút này là do Nhật Bản mở rộng cung cấp ODA sang các nước Châu Phi và Châu á khác. Chẳng hạn Trung Quốc là nước đang vươn lên vị trí đầu trong các nước nhận ODA của Nhật Bản. Nói cách khác chính là do tính toàn cầu hóa hoạt động ODA Nhật Bản ngày càng tăng, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Phlippin hiện nay và trong tương lai.
Năm 1994 có tổng số 13 dự án- chương trình nhận viện trợ tín dụng(Đơn vị: Triệu yên): Phục hồi nhà máy địa nhiệt Tiwi: 7056; phục hồi tổ hợp nhiệt điện Max-bar: 6630; tài trợ cho nhà máy nhiệt điện Calaca II: 5513; Xây dựng địa nhiệt Labo: 10756; Cung cấp thiết bị bảo vệ môi trường cho nhà máy điện: 457; phục hồi đường cao tốc hữu nghị Nhật Bản- Philipppin: 9620; Phục hồi bảo dưỡng cầu cống trên các trục giao thông chính: 4616; dự án phát triển các điểm nối trục giao thông chính: 11754; mở rộng giao thông nội thị Manila: 9795; mở rộng hỗ trợ công nghiệp và dịch vụ: 22500.
Đồng thời có 14 dự án- chương trình nhận tài trợ không hoàn lại, tiêu biểu một số dự án sau (Đơn vị: Triệu yên): Dự án điện khí hóa nông thôn: 11433; xây dựng cầu trên các thục giao thông nông thôn chính (giai đoạn VI): 1126; cải thiện điều kiện giáo dục (giai đoạn II): 2857; cung cấp nước cho các cư dân vùng Pinatubo: 265; phục hồi nhà máy ở Balara: 1632; Hỗ trợ tăng cường sản xuất lương thực: 1800;
Từ năm 1995-1997 lượng ODA vào Phlippin tiếp tuch giảm xuống, tuy nhiên rất chậm, gây ảnh hưởng nhẹ đến nền kinh tế nước này, đặc biệt là khi cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực xảy ra vào 1997 Philippin đã gặp rất nhiều khó khăn.
Sang giai đoạn 1998- 2000 Philippin được nhận 79 lớn dự án trong đó chủ yếu là viện trợ tín dụng và viện trợ không hoàn lại. Cụ thể như sau:
Năm 1998 có 5 dự án viện trợ không hoàn lại đó là: (Đơn vị: triệu USD) Dự án hỗ trợ thiết bị cho động đất và chương trình cải tiến phương pháp nhận định núi lửa: 8,5; dự án hạn chế ngập úng ở Omoc: 8,58.
Năm 1999 có 6 dự án nhận viện trợ không hoàn lại. (Đơn vị: Triệu USD) Dự án hạn chế ngập úng ở Omoc (giai đoạn II): 6,43;Dự án tăng năng suất lương thực: 15,2; Cải tiến chất lượng giáo dục giai đoạn V: 12,04; cung cấp thiết bị cho trung tâm y tế Davao: 1,06; cải tiến hệ thống y tế cho Benguet: 11,68; Nâng cao chất lượng sức khỏe cộng đồng: 11,97
Năm 2000 có 8 dự án nhận viện trợ không hoàn lại đó là ( Đơn vị: Triệu USD): Nâng cấp hệ thống Rada sân bay quốc tế: 18,93; xây dựng trung tâm cung cấp nước: 6,46; Nâng cấp hệ thống chống ngập úng ở thủ đô Manila: 10,48; Nâng cấp đập Angat: 15,5; Nâng cao năng suất lương thực: 3,41; xây dựng thu viện quốc gia: 4,15.
3.Một số bài học kinh nghiệm của Philippin trong thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản.
3.1 Bài học không thành công trong thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản ở Philippin:
Ngay từ đầu những năm 80 Philippin sử dụng ODA đạt hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân chính là do các nhà quản lý không biết vạch ra những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, trong một số trường hợp sử dụng không đúng mục đích cho nên đã có sự phản ứng từ phía nhân dân và từ phía nhà cung cấp Nhật Bản.
Mặt khác, những năm 80 Philippin sử dụng quá nhiều vốn vào lĩnh vực năng lượng mà không biết tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp, nông nghiệp như Inđônêxia và Thái Lan. Trong khi đó thì vốn vay hàng hóa quá nhiều, mà không tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và viện trợ nước ngoài.
Các dự án y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội chiếm tỷ lệ thấp thể hiện mặt yếu kém của Chính Phủ đã không thúc đẩy được lĩnh vực xã hội trong quá trình đàm phán, cũng như sự lưỡng lự của các cơ quan nhà nước không muốn sử dụng vốn vay ODA để tài trợ cho các dự án phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Mà chúng ta thấy rằng để một đất nước phát triển đồng đều không những phát triển kinh tế còn phải chú trọng Cho nên giáo dục kém phát triển, trên 50% dân số sống ở mức nghèo khổ, tỷ lệ trẻ em tử vong cao.
3.2 Bài học kinh nghiệm tốt của Philippin trong thu hút và sử dụng ODA.
Mặc dù quá trình thu hút và sử dụng ODA của Chính phủ Philipin còn nhiều hạn chế nhưng tại sao các nhà tài trợ vẫn tiếp tục quan tâm đến Philippin? bởi vì việc thực hiện khá tốt các nguồn ODA của Chính phủ Philippin đặc biệt là nguồn ODA từ Nhật Bản. Bảng số liệu dưới đây về tổng giải ngân ODA từ
1988- 1996 cho thấy tỷ lệ giải ngân khá hiệu quả của Chính phủ Philippin.
Biểu8: Tỷ lệ giải ngân ODA của Philippin:
Năm
Tỷ lệ dải ngân(%)
1988
79
1989
82
1990
84
1991
77
1992
79
1993
81
1994
78
1995
76
1996
79
Tổng
79
(Nguồn: Bộ ngoại giao Philippin)
Để có được tỷ lệ giải ngân khá cao như trên đó là do có sự quan tâm của Chính phủ Philippin, họ có khả năng quản lý nguồn vốn ODA rất tốt, tỷ lệ giải ngân tăng từ 79% lên 84% là do những nỗ lực của Chính phủ luôn chú ý giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên tỷ lệ này sang năm 1994 và 1995 lại giảm xuống chủ yếu là do những khó khăn vướng mắc về quyền sử dụng đất và giải phóng mặt bằng liên quan đến các dự án làm đường giao thông, nhưng so với tỷ lệ giải ngân của Việt Nam thì quá cao vì Việt Nam chỉ đạt 45%. Đây là một kinh nghiệm tốt của Philippin mà Vi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan.doc
- Muc luc.doc