Mục lục
Lời nói đầu
Chương I: Tổng quan về văn hoá kinh doanh và đàm phán thương mại quốc tế
1.1 Lý luận chung về văn hoá kinh doanh
1.1.1 Mối quan hệ về văn hoá và kinh doanh
1.1.2 Khái niệm “văn hoá kinh doanh”
1.1.3 Đặc điểm của “văn hoá kinh doanh”
1.1.4 Các yếu tố cấu thành nên văn hoá kinh doanh
1.2 Đàm phán trong thương mại quốc tế
1.2.1 Khái niệm “đàm phán thương mại quốc tế”
1.2.2 Đặc điểm của đàm phán thương mại quốc tế
1.2.3 Phân loại đàm phán thương mại quốc tế
1.2.4 Các giai đoạn đàm phán và các vấn đề cần chú ý
1.3 Vai trò của văn hoá kinh doanh đến đàm phán thương mại quốc tế
Chương II: Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt – Nhật
2.1 Quá trình hình thành và phát triển quan hệ thương mại Việt nam – Nhật bản
2.1.1 Sự hình thành và phát triển quan hệ thương mại Việt nam – Nhật bản
2.1.2 Lợi ích của Việt nam và Nhật bản trong việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước
2.1.3 Triển vọng phát triển quan hệ thương mại hai nước trong thời gian tới
2.2 Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt – Nhật
2.2.1 Sự tương đồng và khác biệt về văn hoá kinh doanh Việt nam – Nhật bản
2.2.2 Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt – Nhật
2.3 Những kinh nghiệm trong giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng với Nhật bản
Chương III: Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng văn hoá kinh doanh trong giao dịch đàm phán với các đối tác Nhật bản thời gian tới
3.1 Các biện pháp có tính vĩ mô
3.2 Các biện pháp có tính vi mô
Kết luận
Danh mục các tài liệu tham khảo
Phụ lục tham khảo Tr 1
136 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5047 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt - Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển của thế giới. Họ không có tiêu chuẩn để so snáh. Để tránh nhầm lẫn, họ bắt chước người khác. Tự bản thân họ không có đánh giá riêng. Dấu ấn tập thể đã hình thành trong đầu họ. Trong thế chiến thứ hai, Chính phủ Nhật bản đã lợi dụng điều này để kéo dân tộc của họ vào một cuộc chiến không có khả năng chiến thắng. Và một oku người Nhật (tức một trăm triệu, hàm ý tất cả người Nhật) đã mù quáng theo họ. Ngược lại trong thời kỳ phát triển kinh tế vào thập kỷ 60, nhân tố này lại phát triển theo hướng tích cực, giúp Nhật bản đi lên một siêu cường. Lý giải điều này, nhà kinh tế học Keiko Yamanaka đã nhận định: đó là “giá trị hoá cá nhân trên tầm cỡ một oku”, hay nói cách khác là một tập thể một trăm triệu người [20,10].
Những lý do trên không phải đều đúng với Việt nam. Lý do đáng chú ý nhất trong trường hợp này là yếu tố tôn giáo (ảnh hưởng của đạo Khổng) và yếu tố truyền thuyết (truyền thuyết Mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng). Do đó, lịch sử đã cho thấy: trong những giờ phút cam go nhất, cả dân tộc đã biết đoàn kết lại để cùng chống kẻ thù xâm lược. Chính vì thế, dân tộc Việt nam đã làm nên những chiến thắng vĩ đại, bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc.
Thứ hai, xét về mặt tâm lý tiêu dùng, đó là một thái độ chi tiêu tiết kiệm, một con mắt thẩm mỹ khá tinh tế với sự nhạy cảm cao
Nước Nhật là nước mà số tiền tiết kiệm cá nhân cao nhất thế giới, cuối năm 1989, đạt 64 ngàn tỷ Yên (2800 tỷ Francs) [10,23]. Cần kiệm đã trở thành một tích cách của người Nhật. Đó là do: Nhật bản vốn là một nước nghèo tài nguyên. Hơn ai hết, họ là những người hiểu và biết ơn những gì mà tạo hoá ban tặng. Vì đi lên từ hai bàn tay trắng nên họ phải hết sức tiết kiệm những gì đang có. Người ta tính rằng người Nhật, trong cuộc sống đời thường, hầu hết đều mang tâm lý là lo lắng khi nghĩ đến ngày khi đã 55 hay 60 tuổi mà bảo hiểm xã hội không trả họ đủ sống. Do đó, họ thường tiết kiệm tiền đến độ tuổi này, sau đó cùng nhau hưởng thụ bằng cách đi du lịch... Chính thái độ “lười chi tiêu” này trong dân chúng đã là một trong những lý do khiến Nhật bản khó vượt qua được khủng hoảng. Sở dĩ như vậy là vì: sau một thời gian dài đạt thặng dư trong cán cân thương mại quốc tế, các nước Âu, Mỹ đã liên kết, cùng buộc Nhật phải lên giá đồng Yên. Kết quả là xuất khẩu giảm, nhập khẩu vào Nhật tăng. Chính phủ phải tìm con đường phát triển bằng cách dựa vào sức mua trong nước. Tuy nhiên, dù Chính phủ có sử dụng nhiều biện pháp từ việc giảm lãi suất tiền gửi nhân hàng, đến việc thuyết phục.. thì tỷ lệ tiết kiệm trong dân vẫn cao. Sự cần kiệm đã trở thành một nét tính cách của người Nhật
Mặt khác, thiên nhiên Nhật bản tuy khắc nghiệt những cũng thật hùng vĩ và ngoạn mục. Nó tạo nên trong tâm hồn người Nhật một niềm say sưa cái đẹp, và ý chí theo đuổi sự hoàn thiện. Sự nhạy cảm trước cái đẹp và tinh tế trong thẩm mỹ của người Nhật được thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc (như vườn cảnh), hay nghệ thuật Bonsai, Ikebana (cắm hoa)...
Khác với Nhật bản, dân tộc Việt nam tuy được nhiều ưu đãi của tạo hoá, song chiến tranh liên miên cùng hạn hán, lũ lụt... đã làm chậm quá trình phát triển của đất nước. Việt nam còn nghèo: 70% dân số sống bằng nghề nông, ở Hà nội vẫn còn có tới 3000 trẻ em vô gia cư... [28,12]Các con số trên cho ta thấy mặt bằng kinh tế còn rất thấp. Hồ Chủ Tịch đã từng khuyên dạy : “Tiết kiệm là quốc sách”. Cần kiệm đang và sẽ là một đức tính quý giá của mỗi một doanh nhân trên con đường phát triển.
Hơn nữa người Việt nam cũng khá tinh tế trong cảm thức về cái đẹp. thực tế đã chứng minh: những mặt hàng mang đậm nét đẹp văn hoá như tranh sơn mài, hàng mây tre đan... thể hiện một cái nhìn tinh tế của người thợ, và đã được sự đánh giá cao của bạn bè các nước. Tuy cảm nhận về cái đẹp của hai nước là không giống nhau, Nhật bản có xu hướng theo đuổi “cái đẹp thu nhỏ của toàn vật”, còn Việt nam phần nhiều chịu ảnh hưởng của tranh thuỷ mặc Trung quốc với những nét hư ảo của sự hoà hợp sơn thuỷ, song thái độ trân trọng cái đẹp thì không thể nói nước nào hơn nước nào được.
Thứ ba, là tư chất thông minh, giỏi về cải tiến, tái tạo, chắp vá để tạo ra thứ hữu dụng
Cuộc thi chế tạo Robot được tổ chức vừa qua tại Nhật bản là một minh chứng cho điều này trong trường hợp của Việt nam. Rõ ràng, nếu xét về trình độ khoa học công nghệ, Việt nam hoàn toàn không thể so sánh được với Nhật bản. Điều đáng chú ý ở đây là ta đã biết tận dụng những vật hết sức thông thường, tái tạo, cải tiến để thực hiện được mục đích. Nhật bản cũng là một nước rất giỏi trong khoa học ứng dụng. Ngay từ thời Minh Trị, “phương pháp tác chiến” để đạt được chiến thắng trong cuộc đọ sức về trí lực với các nước phương Tây được phản ánh qua khẩu hiệu: “Seiyô o manabi, Seiyô ni oitsuki, Seiyô o oinuki” (học hỏi Tây phương, bắt kịp Tây phương, đi vượt Tây phương). Thực tế cho thấy: phương Tây có nhiều quốc gia rất giỏi trong khoa học nghiên cứu, và đã có nhiều phát minh vĩ đại. Bằng việc vận dụng các phát minh này, cải tiến theo mục đích sử dụng của mình, Nhật bản đã tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí mà vẫn ứng dụng một cách có hiệu quả khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất.
Trong văn hoá tổ chức, quản lý kinh doanh
Thứ nhất, cách thức quản lý có xu hướng coi trọng, tôn trọng tuổi tác
Trọng tình, trọng nghĩa, tôn kính người hơn tuổi là những giáo lý cơ bản của Khổng giáo. Khổng Tử đã khuyên dạy các học trò của mình rằng: “Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” hay “Mình muốn đững vững thì cũng phải làm cho người ta đứng vững, minh muốn thành đạt thì cũng phải làm cho công việc của người khác thành đạt” Đó là cách xử thế rất có nhân nghĩa.
Trong tiếng Nhật, người ta thường nhắc tới On và Giri. Giri là loại nghĩa vụ do địa vị mà có. Nó khiến cá nhân sẵn sàng thực hiện một công việc gì đó giúp đỡ người khác, song phải được đền đáp lại. On là ơn nghĩa của lòng nhân từ, là ân huệ hay một sự nâng đỡ nào đó khiến cho người nhận ơn cảm thấy luôn mắc nợ. Trong giao dịch với người Nhât, ta có thể vận dụng ơn để đạt hiệu quả to lớn. Nếu một người Nhật được nhận ơn, anh ta sẽ cố gắng trả ơn suốt đời. Việc làm ơn người khác cũng không mấy phức tạp: Ví dụ như cho sinh viên Nhật ở nhờ ít ngày, tìm giúp họ thầy thuốc khi ốm đau... Nếu người Nhật, đặc biệt là loại người “chân ướt chân ráo” (thuật ngữ để chỉ những người Nhật truyền thống, thường ở tuổi ngũ tuần hoặc hơn, được lớn lên tại nông thôn) mang ơn, họ sẵn sàng mua hàng của bạn cho dù giá không rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Người Việt nam không dễ mang ơn như người Nhật. Tuy vậy, những hành vi vô ơn, “ăn cháo đá bát”, không đếm xỉa tới tình người luôn bị mọi thời đại phê phán. Trong kinh doanh, người Việt luôn đề cao chữ “nhân” như theo thuyết giáo của Khổng Tử. Lấy chữ “nhân” mà quản lý nguồn lực con người trong công ty có nghĩa là đối xử với cấp dưới bằng tình nghĩa là cách “đắc nhân tâm”, làm cho các cá nhân thêm gắn kết với công ty.
Tuổi tác cũng ảnh hưởng tới cách ứng xử. Người nhiều tuổi thường được coi là có nhiều kinh nghiệm hơn và người trẻ tuổi hơn phải kính nể họ. Người trẻ tuổi hơn phải lên tiếng chào trước khi gặp người nhiều tuổi. Và chỉ khi người nhiều tuổi hơn đưa tay ra bắt trước thì họ mới được bắt tay... Đó là những nguyên tắc ứng xử của muôn đời. Tại Nhật bản, khi gặp người hơn tuổi, người trẻ tuổi phải cúi chào thật thấp. Họ càng cúi thấp, càng thể hiện sự kính trọng của họ đối với người trên. Người Nhật còn có một hệ thống từ “kính ngữ” riêng để sử dụng đối với người hơn tuổi, đối với cấp trên. Sự thăng tiến của công ty phụ thuộc vào thâm niên của người lao động.
Thứ hai, sự tận tâm, hăng say với công việc, trung thành với tôn chỉ của công ty đặc biệt được đề cao.
Tại Việt nam, các nhà quản trị rất chú trọng tới các biện pháp gắn kết người lao động đối với công ty, khơi dậy sự nhiệt tình, hăng say lao động của họ.Điều này thường thể hiện trong chính sách đãi ngộ, tuyển chon nhân sự của các công ty. Tuy hiện nay, một số doanh nghiệp tại Việt nam vẫn còn có nhiều vấn đề đáng nói trong chế độ đãi ngộ với nhân công, song nhìn chung, trong văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp tiên tiến, đay là một nội dung hết sức quan trọng.
Với Nhật bản, đây gần như trách nhiệm của những người làm công ăn lương. Chiến lược quản lý con người của Nhật bản đã được Giáo sư Shibusawa tổng kết như sau: “Đối với con người, cảm giác tự tin, hoạt động sáng tạo và sự tự nguyện đóng góp vào sự phát triển của xã hội là điều cần. Tiền bạc đó là thứ cơ bản và cần trong xã hội song chưa đủ.Sự thoả mãn trong công việc quan trọng hơn rất nhiều. Đó là niềm vui khi hoàn thành mục tiêu, niềm vui khắc phục khó khăn”. Với các Salarymen (người làm thuê) thuộc thế hệ sống sót qua chiến tranh, lòng trung thành tuyệt đối là một vấn đề của lương tâm. “Lo cho hãng trước hết, sẵn sàng hy sinh cho hãng khi có khủng hoảng” là một nguyên tắc luôn luôn có giá trị với họ. Thái độ này có từ tư tưởng phong kiến, bắt nguồn từ bushido (tinh thần võ sĩ đạo), luật danh dự của các samurai (các võ sĩ). Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, mặc dù người Mỹ đã giải thể hoàn toàn các Zaibatsu, (vốn là những tập đoàn tài phiệt có năng lực tài chính phi thường và có quyền lực lớn lao, do những người trong một gia đình đứng đầu như Mitsui, Mitsubishi...) vài năm sau, các tập đoàn này lại hồi sinh và vẫn mang tên cũ: các nhân viên bị đuổi và phân tán bắt đầu tập hợp lại, lúc đầu lén lút, sau đó công khai. Chính sự trung thành, gắn kết với sự nghiệp chung của công ty đã gắn kết họ lại với nhau. Sự thắng lợi trong chiến lược quản lý con người của các doanh nghiệp Nhật bản là ở chỗ đó.
Văn hoá giao tiếp trong kinh doanh
Thứ nhất, là mến khách, mong muốn được hợp tác kinh doanh cùng có lợi với bạn bè bốn phương
Điều này thể hiện rõ trong chủ trương của Đảng ta: “Việt nam muốn làm bạn với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hợp tác cùng có lợi”. Là một dân tộc hiếu khách, trên con đường ngoại giao, ta luôn rộng cửa chào đón bạn bè năm châu tới thăm, tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc Việt. Nhật bản, như đã phân tích ở trên, vốn là một dân tộc thuần nhất, con người Nhật vì thế rất thân thiện. Tuy vậy nhiều người Nhật đã rất ngạc nhiên trước những hành vi quá thân thiện của người Châu Âu như không quen biết gì, chỉ đi lướt qua nhau mà mỉm cười chào nhau... Vì vậy, tạo nên sự thân thiết với người Nhật trong kinh doanh la một việc rất nên làm vì người Nhật chân tình và hiếu khách, song nếu ngay lập tức đã thân thiện quá mức, sẽ khiến họ hiểu lầm là giả dối, là có động cơ, mục đích gì đó mờ ám.
Thứ hai, nhạy cảm, tế nhị trong giao tiếp, và luôn tôn trọng đối phương
Đây là đặc điểm chung trong phong cách giao tiếp của hai nước Việt nam, Nhật bản. Nó hoàn toàn khác với văn hoá giao tiếp của các nước phương Tây. Dưới con mắt người phương Tây, kiểu giao tiếp này nhiều khi rất “mơ hồ”. Giữa các nhà kinh doanh trong nước với nhau luôn tồn tại một phương thức giao tiếp ngầm hiểu, mặc nhiên trong ngữ cảnh đó mà không cần trình bày hay thảo luận với nhau một cách chi tiết. Giao tiếp trong một nền văn hoá ngữ cảnh tinh tế như thế, người ta có quyền hy vọng những nhu cầu và ước muốn của mình được quan tâm và giải quyết mà không cần phải nói ra. Chẳng hạn khi một công ty của Nhật nhờ bạn làm một việc gì đó, thì không cần đòi thù lao, họ sẽ tự động trả bạn một cách xứng đáng. Hay một vị khách kinh doanh mặc nhiên sẽ được đối tác phục vụ chu đáo việc đi lại, giao tiếp mà không phải thoả thuận.
Đối với phong cách làm việc phương Tây, người ta sẵn sàng bới móc lỗi lầm của đối phương nếu điều đó tạo lợi thế cho mình, thậm chí người ta sẵn sàng phê phán đối phương trước đông người mà không cần quan tâm thái độ cuả anh ta như thế nào. Còn người Việt nam cũng như người Nhật bản luôn được khuyến khích giữ hoà khí, nếu có phê bình thì cũng tìm cách phê bình một cách tế nhị.
Có thể thấy rõ đặc điểm tính cách này của người Nhật ngay trong văn phong, ngôn ngữ của họ. Người Nhật có câu thành ngữ “mắt cũng nói như miệng” để ám chỉ cách giao tiếp mà người Châu Âu cho là rất mơ hồ. Còn trong ngôn ngữ giao tiếp của người Nhật, hình thức ngôn ngữ rất ít logic: không quán ngữ, không đực/cái, không ít/nhiều. Trong lối nói hàng ngày, người Nhật cũng không cần chủ ngữ (tôi, bạn, mày, nó...). Tuy vậy, người nghe vẫn hiểu được người đối thoại đang định nói ai nhờ cách kết thúc câu. Một nam giới nói theo phong cách khác hẳn phụ nữ. Người trên nói với người dưới cũng khác người dưới nói với người trên. Như thế cách kết thúc trong một câu nói có nhiều điểm khác biệt. Các xưng hô cũng rất mơ hồ. Một cách lịch sự, người Nhật thường hay nêu tên người đối thoại và thêm “san” vào sau. Do đó khó đoán được người ta đang nói về ai, về nam giới hay nữ giới, phụ nữ hay con gái. Ngoài ra, người Nhật thường tránh lối nói thẳng thừng khi không cần thiết. Cần gì phải làm cho đối phương lúng túng khi nghe một câu nói trực diện hay thiếu tế nhị. Nhiều khi người ta vui lòng nở một nụ cười thay vì tranh cãi với nhau hai tiếng đồng hồ. Người Nhật cũng tránh nói “không” một cách cục súc, vì đó được coi là một điều thô tục. Người đối thoại nhiều khi phải tự hiểu đằng sau một nụ cười là một câu “không” một câu “vâng, nhưng...” hay một câu “vâng” thẳng thắn.
Thứ ba, khiêm tốn hoà nhã trong giao tiếp
Cả Việt nam và Nhật bản đều có truyền thống khiêm tôn, không thích sự phô trương trong giao tiếp. Đạo Khổng đã dạy họ rằng “tự mãn làm cho con người ta lười biếng”, rằng cần phải “biết mình, biết người”, chứ không nên theo chủ nghĩa cá nhân. Đứng trước lời khen, họ thường tỏ thái độ phủ nhận với người đối thoại, chảng hạn như người Nhật thường nói “Iie, mada mada desu” (trực dịch là “không, tôi chưa tới được mức đó đâu”). Người Nhật cũng như người Việt nam còn hay thể hiện sự khiêm tốn trong giao tiếp bằng cách luôn hạ thấp mình xuống và nâng cao vị thế người đối thoại lên. Nếu bạn có cơ hội đến Nhật, bạn sẽ thấy rằng người Nhật rất hay nói câu “sumimasen” (xin lỗi). Ngay cả khi không có lý do gì đặc biệt, họ vẫn nói “sumimasen” với vẻ mặt khiêm tốn, cúi nhẹ đầu và bày tỏ sự thẹn thùng. Nhờ trình bày trước lời xin lỗi và tự nhận trách nhiệm về mình trước khi biết việc gì xảy ra, họ thường tránh được lời trách móc dù là nhỏ của người khác. Người này bỗng thấy sự phẫn nộ của mình giảm đi, cơn nóng giận dịu lại, một hiệu quả thần kỳ như thể họ bị tước đi khí giới, và tự họ cũng cảm thấy thẹn. Họ sẽ trở nên rộng lượng và dễ thương hơn. Khi gặp một việc nhỏ, người Pháp có thể thốt lên “Đó không phải lỗi của tôi”. Họ phải tìm mọi cách rút mình ra khỏi trách nhiệm của một sự kiện ngẫu nhiên bất ngờ xảy đến. Sau đó, có thể anh ta sẽ không ngần ngại đòi quyền lợi của minh. Điều này hoàn toàn trái ngược với người Nhật, người thường tự nhận trách nhiệm về mình trước, do nền giáo dục theo đạo Khổng : “Không có Hoàng đế, người chủ gia đình, hay người lãnh đạo công ty thì chúng ta chỉ là con số không”. Tính ích kỷ với họ là tai hại. Mặt khác, tự hạ mình cũng là một đặc tính của người Nhật:
- Đây là tiện nội của tôi !
Họ thường giới thiệu vợ mình như thế cho dù họ không thật tình nghĩ thế. Hay như khi tặng quà, họ cũng tìm cách hạ thấp giá trị của nó:
- Đây là một đồ không đáng gì ...
Người nhận quà ngược lại không được nghĩ món quà không có giá trị. Họ nhận với niềm cảm tạ, không mở ra xem trước. Mở gói quà trước mặt người biếu là một hành vi vô lễ. Do đó, giữa những người Nhật với nhau luôn tồn tại một sự thoả thuận mặc nhiên: không tin vào nghĩa đen của những lời nói ra, tính khiêm tôn, tính kín đáo được giữ như một đức tính tốt của người Nhật.
Ngày nay, có thể thế hệ trẻ ở Việt nam và Nhật bản, do ảnh hưởng của lối sống phương Tây, nên ít tuân theo truyền thống cũ. Tuy vậy, cách giao tiếp bột phát nhiều khi là thô tục của người Châu Âu hay người Mỹ vẫn còn xa lạ đối vơí họ.
Thứ tư, là lòng tự hào dân tộc và sự coi trọng danh dự trong giao tiếp
Việt nam và Nhật bản là hai dân tộc có lòng tự hào dân tộc khá cao. Dân tộc Việt nam, trải qua 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, đã làm nên nhiều chiến thắng vẻ vang, chấn động địa cầu như chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bặch Đằng lịch sử, ba lần thắng quân Nguyên Mông xâm lược, hay vang dội là thắng thực dân Pháp và đế quốc. Niềm tự hào dân tộc đồng nghĩa với coi trọng danh dự của đất nước. Xét ở mức độ cá nhân, yếu tố danh dự cũng rất được coi trọng. Trong kinh doanh, không thể có quan hệ làm ăn lâu dài nếu đã từng có một lần nói một lời xúc xiểm, làm phật lòng đối tác. Danh dự cá nhân là một vấn đề thiêng liêng không được phép xúc phạm.
Người Nhật tự hào về truyền thống văn hoá của họ với những Shadô (trà đạo), Ikebana (nghệ thuật cắm hoa), Bonsai (nghệ thuật trồng cây bonsai)... Về mặt kinh tế, từ một quốc gia rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, lại chịu nhiều hậu quả nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật bản đã biết vươn lên, và trở thành một siêu cường về kinh té đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau có Mỹ. Thành tựu đó thật đáng tự hào. Ngoài ra, đức tính coi trọng danh dự đã được hình thành trong tính cách của người dân Nhật từ thời Tokugawa, thể hiện qua cách cư xử của các Samurai: “một Samurai, dù không có gì để ăn, cũng ngậm đoàng hoàng một cái xỉa răng” (người ta nói vậy).Đó là những sĩ diện của thời kỳ mà các Samurai không phải phục vụ ai cũng như không có lợi tức gì. Càng nghèo túng, danh dự của họ càng lớn. Ngay đối với những người thường dân, tâm lý này đã được kéo dài tới tận đến ngày nay dưới dạng không quan tâm đến mọi việc và lòng trung thực. Cho đến thế chiến lần thứ hai, cuộc sống bên trong của Nhật bản vẫn còn duy trì mạnh thái độ này. Không được tinh thần của danh dự cá nhân kích động, các Thần Phong (KamiKaze - thuật ngữ chỉ những đội phi công cảm tử của Nhật trong chiến tranh) sẽ không bao giờ đủ can đảm lao máy bay của họ vào các hàng không mẫu hạm của Mỹ. Một thể hiện nữa của sự coi trọng danh dự đối với người dân Nhật đó là thái độ không quan tâm tơí các vấn đề vật chất. Hai túi rỗng không, họ vẫn có thể thực hiện yasegaman (bó bụng chịu đựng), làm ra vẻ không cháy túi. Tại Nhật, ngay cả những đứa trẻ đều được giáo dục như những ông hoàng trong tương lai. Trong mua bán những nhận xét như: “Mắc quá !” hay “Quá mắc !” là rất hiếm. Ngày nay, cùng với bao thăng trầm của nền kinh tế Nhật như việc đồng Yên tăng giá, các cuộc khủng hoảng kinh tế..., đồng tiền không còn vô nghĩa như trước đối với người dân Nhật, còn đạo đức họ vẫn y nguyên. Có nhà kinh học đã nhận xét răng: “Người Nhật ít hơn bao giờ hết, không than phiền về giá cả. Một phần, họ vẫn giữ thái độ không quan tâm, những phần khác, họ không cảm thấy như cần phải hạ mình dù chỉ trong ý nghĩ: họ có tiền rộng rãi đến mức không quá quan tâm tới việc tiêu xài”.
b, Sự khác biệt về văn hoá kinh doanh
Trong văn hoá nhận thức về kinh doanh
Thứ nhất, là sự khác biệt trong giáo dục và đào tạo
Một đặc thù trong cách thức giáo dục và đào tạo ở Việt nam là các tri thức về kinh doanh nặng về lý thuyết, xa vời thực tiễn, yếu về tính hệ thống và tính hiệu quả. Không ít các cá nhân, khi còn ngồi ghế nhà trường thì rất giỏi, ra trường với tấm bằng đỏ, song khi va chạm thực tiễn thì còn phải học hỏi thêm rất nhiều. Nền giáo dục của Nhật bản gắn liền với thực tiễn hơn. Các chương trình giáo dục hoàn toàn mang tính chất gợi mở, buộc sinh viên phải tự tìm hiểu. Ngoài ra, các hoạt động trao đổi sinh viên giữa các đại học của Nhật và đại học của các nước cũng diễn ra phổ biến, trang bị thêm cho sinh viên vốn sống, vốn hiểu biết về văn hoá các nước. Mỗi một cá nhân trước khi được làm việc chính thức ở đâu, đều được tạo điều kiện cho hai tháng học việc.
Thứ hai, là sự khác biệt về tinh thần trách nhiệm và yếu tố tâm lý khi làm kinh tế
Nền văn minh sông Hồng là một nền văn minh trồng lúa nước. Ngày nay, tại Việt nam, cũng có tới hơn 70% dân số sống bằng nghề nông. Có thể nóigần 80 triệu người Việt nam đều có xuất htân từ nông dân. Không phải bản thân họ thì cũng là cha mẹ, ông bà, tổ tiên họ từng là nông dân. Sản xuất nông nghiệp, vì thế, không chỉ đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế, mà còn có tác động cả về mặt tâm lý đối với từng cá nhân. Người nước ngoài thường nhận xét: người Việt nam mang tâm lý tiểu nông, thiếu tư tưởng làm ăn lớn, yếu về tính nguyên tắc và nhất quán. Chúng ta đã quen với một nền sản xuất nhỏ, với thói quen xuề xoà, đại khái, dễ thoả mãn với kết quả ban đầu. Vì vậy, khi bắt đau làm ăn với một số nền sản xuất lớn như Mỹ, Nhật... thì quá trình kinh doanh gặp ít nhiều các khó khăn. Nhận thức về kinh doanh dưới tác động của các yếu tố tâm lý này thường thiếu triệt để, coi kinh doanh như một cuộc chơi, khó tạo ra các phát minh và sáng tạo lớn. Các doanh nhân Nhật bản lại khác. Họ suy nghĩ rất nghiêm túc về công việc, họ sắp xếp công việc phải làm một cách có hệ thống và khoa học. Với họ, làm ra làm, chơi ra chơi. Một khi đã làm việc tại công ty, thì phải nghiêm túc, không được sử dụng điện thoại của công ty để nói chuyện riêng hay sử dụng mạng Internet để “chit chat” với bạn bè dù chỉ trong một phút. Người Nhật đã quen với một nền sản xuất lớn nên có tinh thần trách nhiệm rất cao đối với công việc. Một khi có quyết định thuyên chuyển làm việc tại nơi khác (điều này là rất phổ biến tại các công ty của Nhật), người viên chức cũng sẵn sàng đi vì công việc cho dù phải chia tay với vợ con trong một thời gian dài. Một ký giả 47 tuổi, trưởng đoàn phái viên một tờ nhật báo của Nhật tại Pháp đã sống hai năm độc thân tại Paris. 3 con ông bắt buộc phải tiếp tục học tại Nhật. Phần lớn thời gian ông sống một mình và nghĩ rằng gia đình đang cần mình. Ông đếm từng ngày còn lại phải xa vợ con [10,22]. Với một tinh thần trách nhiệm cao tới vậy, lại luôn tiếp xúc với một nền sản xuất lớn, người Nhật không bao giờ tự hài lòng mà luôn cố hết sức để đạt được kết quả cao hơn nữa.
Trong văn hoá sản xuất kinh doanh
Thứ nhất, là sự khác biệt trong tính tổ chức, kỷ luật và cách thức triển khai chính sách
Đây là một khác biệt rất lớn. Chính do yếu tố tâm lý tiểu nông mà người lao động Việt nam được đánh giá là rất vô tổ chức, vô kỷ luật. Điều này thể hiện qua các đặc điểm dưới đây:
- Thói quen ỷ lại, dựa dẫm, thiếu tinh thần trách nhiệm cá nhân đối với công việc và với cấp dưới.
- Yếu về ý thức kỷ luật và thói quen làm việc đúng giờ, thiếu tôn trọng kế hoạch và hạn định, thường hay “nước đến chân mới nhảy”, thói quen tuỳ tiện dễ mắc bệnh thất tín.
- Lối sống “cá đối đầu”, dân chủ thiếu nguyên tắc.
- Thói quen coi của công là “của chùa”, dẫn đến tập quán “chiếm công vị tư” trong bóng tối.
- Làm việc theo kiểu hành chính: họp hành nhiều, chậm triển khai các quyết sách, “nói nhiều làm ít”, và “nói một đàng làm một nẻo”.
Đây đều là các căn bệnh của thời bao cấp với cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp.
Ngược lại, Nhật bản lại là một dân tộc nổi tiếng về tính kỷ luật và tổ chức. Đức tính này bắt nguồn từ một đặc trưng của xã hội Nhật bản truyền thống: tầng lớp công thương không có hệ tư tưởng riêng, họ coi tinh thần và đạo đức của các Samurai là lý tưởng nghề nghiệp và chuẩn mực đạo đức. Bản thân tầng lớp Samurai cũng tham gia một cách tích cực vào hoạt động kinh doanh. Sau cuộc Duy tân Minh trị (Meiji) năm 1868, Thiên hoàng tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của Samurai trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, ngày nay, cho dù Samurai không còn tồn tại như một giai cấp nữa song các giá trị tinh thần và đạo đức của nó vẫn thấm sâu vào triết lý kinh doanh của người Nhật. Tinh thần Samurai thể hiện trong nghĩa vụ của nó là duy trì sự trật tự xã hội, sự phục tùng kỷ luật, tạo nên một xã hội mà tại đó lòng nhân từ, yêu thương được bảo tồn chứ không phải sự huỷ diệt cuộc sống, hay bạo lực tràn lan. Đạo đức của Samurai được duy trì dựa trên hai chuẩn mực chính: là Giri và Ninjo. Khái niệm Giri đã được chúng ta đề cập. Còn Ninjo (nhân tình) có nghĩa là tình cảm đích thực giữa người và người trong xã hội. Trước thời Minh Trị Duy Tân, giai cấp võ sĩ đạo đã có tới 700 năm cầm quyền. Đo đó, tinh thần trọng kỷ luật cùng tinh thần trách nhiệm của giai cấp này đã đi vào nề nếp trong phong cách làm ăn của người Nhật mọitầng lớp.
Thứ hai, là những khác biệt trong cách thức sản xuất kinh doanh
Việt nam mới bắt tay vào xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nền sản xuất nhìn chung là quá nhỏ bé nếu so với một quốc gia siêu cường như Nhật bản. Do đó, trong cách thức sản xuất kinh doanh giữa hai nước có một số điểm khác biệt sau:
- Trình độ khoa học kỹ thuật của Việt nam còn thấp, phương pháp sản xuất lạc hậu, kinh tế mang nặng tính tự sản tự tiêu, tính thương mại và thị trường còn yếu.
Ngày nay, trên báo chí, người ta đang đặt vấn đề rằng: có thật là việt nam đã có một nền kinh tế thị trường hay chưa. Sở dĩ như vậy là vì nhiều khi các yếu tố trên thị trường nhiều khi vẫn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước chứ chưa hoàn toàn theo “cơ chế thị trường”. Việt nam gần đây có nhập khẩu một số các khoa học kỹ thuật từ các nước song phần lớn đều là các công nghệ rất cũ của các nước, nên đang có nguy cơ bị biến thành một “bãi thải công nghệ”. Với một trình độ khoa học công nghệ còn yếu, lao động chủ yếu là lao động thủ công, loại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 65. KD va dam phan TMQT.doc