MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CỦA CN MÁC - LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI 4
1.1. Quan điểm mácxít về vấn đề gia đình 4
1.1.1. Khái niệm gia đình 4
1.1.2. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội 5
1.2. Vai trò của gia đình trong chủ nghĩa xã hội 9
1.2.1. Vai trò của gia đình trong chủ nghĩa xã hội 9
1.2.2. Các chức năng của gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 10
Chương 2: GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM 19
2.1. Quá trình phát triển và vai trò của gia đình Việt Nam 19
2.1.1. Sự phát triển của gia đình Việt Nam 19
2.1.2. Vai trò của gia đình đối với sự phát triển của đất nước 25
2.2. Truyền thống gia đình Việt Nam 30
2.2.1. Truyền thống gia đình Việt Nam trong lịch sử 30
2.2.2. Thực trạng truyền thống gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 36
Chương 3: XÂY DỰNG, CỦNG CỐ GIA ĐÌNH VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 42
3.1. Xây dựng gia đình mới tiến bộ 42
3.1.1. Xây dựng gia đình tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc 42
3.1.2. Phát huy những giá trị đạo đức của gia đình Việt Nam trong việc xây dựng gia đình mới 44
3.2. Một số vấn đề xây dựng gia đình văn hóa mới 49
3.2.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam 49
3.2.2. Lịch sử phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta 50
3.2.3. Nội dung, tiêu chuẩn của gia đình văn hóa 52
3.2.4. Một số giải pháp để xây dựng gia đình văn hóa 54
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2289 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vấn đề gia đình và phát huy truyền thống gia đình nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cung cấp lương thực nuôi quân, nuôi cán bộ đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến. Cuộc sống bình thường của xã hội thời chiến vẫn dựa trên hệ thống bảo trợ chắc chắn nhất là gia đình.
Tuy nhiên, tình trạng vợ chồng sống xa cách thường xuyên cũng gây nên những tổn thất về mặt tình cảm. Đồng thời, gánh nặng công việc gia đình đè nặng lên vai người phụ nữ, việc nuôi dạy con thiếu vắng người cha có những khó khăn trở ngại.
Chiến tranh gây chết chóc. Số người bị hy sinh lên tới mấy triệu. Đó là những mất mát to lớn mà các gia đình Việt Nam phải gánh chịu và cũng là nỗi đau khổ không bao giờ nguôi của những ông bố, bà mẹ, người vợ, anh em, họ hàng...
Trải qua cuộc chiến tranh lâu dài gian khổ, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đã được thử thách. Người Việt Nam dù có bị chia ly, xa cách do chiến tranh vẫn luôn luôn nghĩ đến gia đình mình. Đối với người chiến sĩ ra mặt trận chiến đấu, tình cảm gia đình luôn là niềm an ủi động viên họ chiến đấu làm tròn nhiệm vụ. Vì Tổ quốc họ sẵn sàng hy sinh tính mạng. Đồng thời, cũng vì gia đình, quê hương, làng xóm họ mong muốn đem lại cho gia đình, con cái sự bình yên và hạnh phúc lâu dài. Còn những người ở hậu phương luôn nghĩ tới người thân, chồng, con, anh em phải đi xa. Họ phấn đấu hết sức mình, lao động gian khổ để góp sức vào cuộc chiến đấu với niềm hy vọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến để người thân trở về, gia đình được đoàn tụ sống trong hòa bình.
d) Gia đình Việt Nam trong giai đoạn cách mạng XHCN
Quá trình nhân dân ta đi vào cách mạng XHCN thực tế bắt đầu từ năm 1955, sau khi miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và nhân dân cả nước còn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ chiến lược cách mạng XHCN đối với miền Bắc. Công cuộc cải tạo và xây dựng XHCN ở miền Bắc đã kéo dài suốt 20 năm (1955- 1974) nhằm mục tiêu phục vụ cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc giải phóng miền Nam. Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam được giải phóng, đất nước đã thống nhất thì công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH được tiến hành trong cả nước. Nhưng một điều đáng lưu ý là sau một số năm thực hiện công cuộc xây dựng CNXH chúng ta đã vấp phải những trở ngại to lớn. Cả nước rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện, gay gắt. Vì vậy, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4 đã thảo luận tình hình cấp bách trước mắt để tìm con đường thoát khỏi khủng hoảng... Tại Đại hội Đảng lần VI (1986), Đảng ta đã nêu lên đường lối đổi mới toàn diện đất nước.
Cho đến Đại hội Đảng lần thứ VI có thể nói rằng, công cuộc xây dựng CNXH miền Bắc và sau đó là cả nước từ 1955 đến 1986 đã tiến hành theo mô hình CNXH kiểu cũ. Đặc trưng của mô hình này là nền kinh tế chỉ huy kế hoạch hóa tập trung cao độ, phủ nhận kinh tế hàng hóa và thị trường dựa trên nền tảng của chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, xóa bỏ chế độ tư hữu trong kinh tế. Chính mô hình CNXH kiểu cũ đã có tác động mạnh mẽ đối với gia đình cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Đứng trước những biến động của xã hội thì gia đình có nhiều biến đổi. Từ chỗ là một đơn vị kinh tế tự chủ đến nay gia đình dần dần chấm dứt hoặc công khai bị chấm dứt chức năng làm kinh tế, gia đình chỉ còn là đơn vị cung cấp nguồn lao động cho xã hội, chịu sự phân phối của nhà nước.
e) Gia đình Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (1986 - nay)
Từ năm 1986 đến nay, để khắc phục tình trạng yếu kém, chậm phát triển của tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chiến lược đổi mới toàn diện đất nước (trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quan hệ quốc tế...).
Việc đổi mới toàn diện đã có ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình. Gia đình Việt Nam phải đảm nhận các chức năng nặng nề, phức tạp hơn trước rất nhiều. Nhưng cũng nhờ có chính sách của nhà nước đã tạo cho gia đình thoát khỏi bế tắc trong cuộc sống, bị động, trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước, của hợp tác xã: lao động và hưởng thụ ở mức bình quân nghèo khổ. Các gia đình hiện nay đang chủ động vươn lên, phát huy các nguồn lực tiềm tàng trước đây chưa được động viên khai thác như vốn liếng, tài sản, sáng kiến đầu óc tổ chức và quản lý kinh doanh để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống gia đình.
Đã có lúc ở thời bao cấp chúng ta có phần coi nhẹ gia đình. Ngày nay chúng ta ngày càng có một nhận thức rõ ràng là: tùy theo trình độ phát triển của xã hội mà phạm vi phân công và phối hợp giữa gia đình và các thể chế xã hội khác nhau (cơ quan nhà nước, nhà trường...) có những xê dịch trong công việc quản lý sản xuất, trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con người, bảo hiểm xã hội và y tế. Những kinh nghiệm của nước ta thời gian qua đã cho thấy rằng, sự phân công giữa gia đình và xã hội sẽ tồn tại và lâu dài. Bởi lẽ việc tái sản xuất ra con người, duy trì nòi giống, giáo dục trẻ nhỏ, truyền thụ văn hóa... đem lại hạnh phúc cho các thành viên là những chức năng của gia đình, không có thể một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được cho dù nhân loại đã và đang đạt được nhiều thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến.
2.1.2. Vai trò của gia đình đối với sự phát triển của đất nước
Gắn với từng giai đoạn lịch sử cụ thể thì gia đình cũng có vai trò tương ứng.
a) Vai trò giáo dục của gia đình truyền thống
Cùng với sự phát triển của gia đình truyền thống thì giáo dục gia đình ngày càng có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất.
Việc học tập của trẻ em (chỉ con trai được học) được tổ chức ở một vài lớp học quy mô nhỏ tại nhà do các thầy đồ đảm nhiệm và học chữ nho, nặng về đạo lý làm người. Con cái nông dân cũng có một số ít được học và học cho biết "vài ba chữ", chỉ có con cái nhà nho, nhà giàu có được học nhiều để thi làm quan. Như vậy, đại bộ phận trẻ em là chịu sự giáo dục của cha mẹ tại nhà, thông qua sinh hoạt gia đình và lao động giúp gia đình. Do đó, việc trưởng thành về thể chất, sự phát triển nhân cách gắn liền với việc giáo dục của gia đình việc tham gia vui chơi với bạn bè trong ngõ xóm...
Con người chịu sự giáo dục của ông bà, cha mẹ, họ hàng, làng xóm nhằm tạo ra con người cộng đồng của nhà, của họ, của làng nước, không có cá nhân cũng không có nhân cách độc lập. Như vậy một đặc điểm đáng chú ý trong sự hình thành nhân cách con người Việt Nam truyền thống đó là không phải cá nhân, lợi ích cá nhân, cá tính của con người được đề cao như ở phương Tây mà lợi ích gia đình của tập thể gia đình là yếu tố hàng đầu, rất được coi trọng trong xã hội Việt Nam.
Việc nuôi dạy con cho "thành người" là lý tưởng của bố mẹ. Khái niệm "thành người" có nghĩa là người có nhân cách. Trong xã hội thời đó, người có nhân cách là người thực hiện tốt các chức vị với gia đình, với làng xã và đối với đất nước.
Với người trí thức nhân cách còn thể hiện ở thái độ chăm chỉ đọc sách thánh hiền, thi cử đỗ đạt, mang lại vinh dự cho gia đình, quê hương. Với lớp quan lại, người có nhân cách là người thực sự đem lại lợi ích cho dân, cho đất nước.
Với người lao động bình thường thì nhân cách là biết lao động tốt để nuôi sống gia đình và đóng góp cho làng xóm. Với người phụ nữ, nhân cách còn có ý nghĩa là rèn luyện để khi lấy chồng sẽ có thể làm vợ hiền, dâu thảo, gánh vác được công việc của nhà chồng, sinh con, nuôi dạy con khôn lớn... giữ gìn gia đình êm ấm, thuận hòa.
Như vậy là, trong giai đoạn gia đình truyền thống, vai trò quan trọng nhất của gia đình là xây dựng được con người "trung quân ái quốc" thấm nhuần đạo lý nho gia...
b) Vai trò của giáo dục gia đình và nhân cách con người Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
Thời kỳ này, các tư tưởng của phương Tây về tự do đề cao lợi ích cá nhân, nghĩa vụ và quyền lợi công dân về tự do luyến ái, tự do trong hôn nhân đã thâm nhập từng bước vào gia đình tạo ra những biến đổi mới trong vai trò giáo dục của gia đình.
Trước hết, trong hôn nhân thì yếu tố tình yêu bắt đầu được chú trọng. Đặc biệt là ở người con trai đã trưởng thành, có nghề nghiệp. Có nhiều cuộc kết hôn do sự tự nguyện của đôi nam nữ mà không phải do sự xếp đặt của gia đình, cha mẹ. Sau khi kết hôn, phần lớn các đôi vợ chồng trẻ ra ở riêng, người phụ nữ vẫn ở dưới quyền uy người chồng nhưng quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái được cởi mở, tự do hơn trước.
Lúc này gia đình vẫn quan tâm đến mặt đạo đức, tư cách con người theo những giá trị truyền thống. Đó là lòng hiếu lễ đối với cha mẹ, sự hy sinh cho lợi ích gia đình, biết ơn ông bà, thờ phụng tổ tiên... Đáng chú ý là tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, lòng tự hào dân tộc vẫn là những giá trị đạo đức được giữ gìn, truyền giao giữa các thế hệ, được các gia đình hun đúc, bồi dưỡng. Đồng thời, ở nhiều gia đình có sự đan xen với việc tiếp thu các tư tưởng mới, lối sống mới và cũng nảy sinh mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, giữa các thế hệ ở một số gia đình.
Trước sự giáo dục, bồi dưỡng của gia đình, nó đã tạo nên những nét nổi bật của nhân cách con người Việt Nam thời kỳ này.
Có thể nói, lòng yêu nước là đặc trưng quan trọng nhất của nhân cách con người Việt Nam thời kỳ này, ý chí bất khuất, quật cường của chiến sĩ cách mạng, Đảng viên Cộng sản hoạt động dưới nanh vuốt của kẻ thù dù bị tra tấn, tù đày vẫn không hề sờn lòng, thoái chí. Đồng thời, cũng cần thấy con người Việt Nam trong việc tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã có bước trưởng thành mới thông qua việc học tập những kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, con người Việt Nam cũng biết bắt đầu học tập, đi vào kinh tế thị trường, kinh doanh làm giàu.
c) Gia đình Việt Nam và sự rèn luyện nhân cách người chiến sĩ cách mạng, anh "bộ đội cụ Hồ" trong chiến tranh giải phóng dân tộc
Việc giáo dục nhân cách con người, qua 30 năm chiến tranh đối với gia đình là một thử thách rất lớn. Một mặt do chiến tranh, tình thương trong gia đình được tăng lên và luôn luôn là nguồn cổ vũ cho con người vươn lên trong đời sống hàng ngày. Mặt khác, chiến tranh lại gây khó khăn cho việc tập, trau dồi kiến thức cho trẻ em. Đồng thời, sự vắng mặt của người cha, người mẹ ở các gia đình khiến cho việc hình thành nhân cách của trẻ cũng bị hạn chế.
Điểm nổi bật trong nhân cách con người Việt Nam giai đoạn này là tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quật cường, quyết tâm sắt đá để giành lại nền độc lập dân tộc. Những phẩm chất đó đã được thể hiện đầy đủ ở những chiến sĩ cách mạng, cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong chiến đấu trên các địa bàn từ Nam ra Bắc, trên các lĩnh vực chính trị tư tưởng, văn hóa... ở trung ương cũng như ở cơ sở, kể cả những người dân thường, ông bà già, phụ nữ trẻ em. Nhưng để có được những phẩm chất đó là do công rất lớn của gia đình và giáo dục gia đình. Không có những người mẹ, người chị, người vợ sẵn sàng hy sinh tất cả tinh thần chịu đựng gian khổ khó khăn thiếu thốn thì làm gì có được những anh hùng.
Có thể nói, qua 30 năm chiến tranh chính gia đình và giáo dục gia đình đã góp phần tạo nên nhân cách con người Việt Nam toàn diện, tuyệt vời. Đó là hình ảnh người chiến sĩ Cộng sản kiên cường, anh bộ đội cụ Hồ, là những người phụ nữ đảm đang, là lớp thanh thiếu nhi dũng cảm.
d) Vai trò và chức năng giáo dục của gia đình trong giai đoạn trước đổi mới đất nước
Trong một cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung cao độ quan liêu bao cấp thời bấy giờ đã làm cho chức năng giáo dục của gia đình gần như được thay thế bởi các thiết chế xã hội khác.
Trong giai đoạn này, nhiều chức năng của gia đình bị xem nhẹ và gây hậu quả chưa có lợi trong điều kiện nền kinh tế tự cấp tự túc, nghèo nàn của Việt Nam. Tuy nhiên, trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và cả đời sống tinh thần vẫn là nhiệm vụ của từng gia đình còn tập thể, nhà nước chỉ lo trên cái chung, cái đại thể. Thực tế cuối cùng trong thời kỳ này là không ai lo lắng đến cuộc sống của các thành viên bằng chính gia đình họ.
Việc giáo dục con cái lúc này cũng được sự bổ trợ tích cực của nhà trường, xã hội thậm chí nhiều gia đình còn phó mặc con em mình cho xã hội, nhà trường giáo dục. Họ nghĩ rằng việc tập trung trẻ ở các trại nuôi dưỡng có lẽ tốt nhất cho việc hình thành nhân cách con người XHCN. Đây là một ý tưởng hết sức sai lầm, không có một thiết chế xã hội nào có thể thay thế hoàn toàn được gia đình.
Đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội của cả nước ngày một đè nặng hơn lên cuộc sống gia đình. Gia đình cũng khủng hoảng, nó đứng trước tình hình bức bách phải tìm ra con đường thoát để tự cứu mình, bảo đảm cuộc sống cho các thành viên. Một lần nữa gia đình đã chứng minh sức sống và vai trò đặc thù của nó mà không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế nổi.
Trong thời kỳ này, sự hình thành nhân cách con người chịu sự chi phối và ảnh hưởng của xã hội rất lớn còn vai trò của gia đình là phối hợp cùng với xã hội để hình thành những con người mới XHCN. Cũng trong thời kỳ này đã hình thành nên mẫu hình nhân cách con người XHCN rất đẹp đẽ đó là những con người toàn tâm, toàn ý phục vụ cho lợi ích chung của xã hội "mình vì mọi người", "mọi người vì mỗi người". Có ý thức tập thể XHCN cao, chí công vô tư.
Đã có thời gian chúng ta cho rằng, càng đi vào CNXH càng đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng con người XHCN chúng ta sẽ có những con người đẹp đẽ với lý tưởng cao cả, với nhân cách hoàn bị của chủ nghĩa tập thể. Nhưng thực tế sự vận động của xã hội lại đi ngược mong muốn của chúng ta. Chúng ta đã chứng kiến một tình hình đáng buồn là trong điều kiện công hữu hóa tư liệu sản xuất người lao động vô hình không có quyền hành, trở thành người làm công ăn lương. Còn một số người thì lại lợi dụng chức quyền để vơ vét, thu vén cho cá nhân, bòn rút tiền bạc, tài sản của nhà nước và của tập thể, làm giàu trên công sức của nhân dân.
Tuy nhiên, rất vui mừng là Đảng ta, cơ quan lãnh đạo tối cao của đất nước sớm nhìn nhận ra vấn đề, kịp thời đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Đường lối đó không chỉ giúp cải thiện đời sống cá nhân và gia đình mà còn tạo điều kiện cho sự hình thành nhân cách con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu của sự phát triển của đất nước.
e) Gia đình với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay
Cùng với sự biến động của xã hội thì gia đình Việt Nam hiện nay cũng đang có những biến động to lớn cho nên việc giáo dục cho trẻ em ngày nay cũng không chỉ đơn giản là chỉ truyền đạt những giá trị văn hoá và những cách cư xử vốn tồn tại bền vững từ lâu. Gia đình là đơn vị đầu tiên chịu trách nhiệm hình thành nhân cách của trẻ em, truyền thụ các giá trị văn hóa và xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thông qua đó, các giá trị được bảo tồn và phát huy ảnh hưởng. Sức mạnh đổi mới của gia đình góp phần làm biến đổi xã hội thông qua việc xem xét lại sự hiểu biết và xem xét lại một cách tỉ mỉ cơ chế vận hành của những thiết chế đang tồn tại. Do đó, nó trở thành động lực của sự phát triển và tiến hóa xã hội, đơn vị cơ bản giáo dục cho các thành viên biết tôn trọng quyền cơ bản của con người, quyền tự do cá nhân trong cộng đồng xã hội hiện đại.
Ngày nay, mặc dù có tác dụng to lớn của các lớp mẫu giáo, nhà trẻ, của trường học và các đoàn thể nhưng gia đình vẫn có vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ em. Bố mẹ giữ vai trò quyết định trong việc cung cấp và tạo điều kiện cung cấp kiến thức cho trẻ cả về số lượng và chất lượng, ở nhà trường và trong gia đình. ở đây văn hóa gia đình, cơ sở gốc cho việc hình thành nhân cách trẻ em, giữ một vị trí trọng yếu.
Tóm lại, việc hiểu được sự biến đổi của gia đình Việt Nam, vai trò của nó trong sự hình thành nhân cách con người là một vấn đề rất quan trọng. Vai trò của gia đình đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay chính là quá trình kế thừa và đổi mới, kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp và tiếp nhận những giá trị tư tưởng nhân loại hiện đại, tiên tiến.
2.2. Truyền thống gia đình Việt Nam
2.2.1. Truyền thống gia đình Việt Nam trong lịch sử
Để làm rõ truyền thống gia đình Việt Nam thì trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là truyền thống.
Truyền thống, theo Từ điển tiếng Việt được giải thích là: "Đức tính, tập quán tư tưởng, lối sống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác" [17, tr. 812].
Có thể nói rằng, trong gia đình Việt Nam các giá trị truyền thống thể hiện ở các giá trị đạo đức:
Giá trị đạo đức của gia đình truyền thống được hiểu là hệ thống những quan niệm, chuẩn mực đạo đức về hôn nhân gia đình được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những giá trị đạo đức ấy được thể hiện qua các quan hệ cơ bản sau đây:
* Giá trị đạo đức trong quan hệ vợ chồng
Trong xã hội truyền thống, quan hệ vợ chồng bắt đầu từ hôn nhân do cha mẹ áp đặt, bỏ qua giai đoạn tìm hiểu. Song, không phải vì vậy mà tất cả các cuộc hôn nhân đều tan vỡ, ngược lại, trong quá trình chung sống họ đã tìm được tiếng nói chung, tìm ra được sự đồng cảm sâu sắc vì trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng cuộc sống ấm no cho gia đình, nuôi dưỡng giáo dục con cái nên người. Như vậy, trước hết xây dựng nên quan hệ vợ chồng trong gia đình truyền thống là thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình, với dòng họ, tổ tiên sau đó mới là quá trình vợ chồng đem lại hạnh phúc cho nhau.
Nếu như tình yêu không phải là cơ sở của hôn nhân truyền thống thì tình nghĩa lại bù đắp cho sự thiếu hụt đó. Tình nghĩa ở đây thể hiện trong nghĩa vợ chồng mà điểm xuất phát là tinh thần trách nhiệm đối với cha mẹ và con cái đối với gia đình và họ tộc, làng nước. Nghĩa vợ chồng được hình thành từ lòng nhân ái tự nhiên của con người, từ sự chung lưng đấu cật trong cuộc sống. Trong dân gian đã có nhiều câu ca dao đằm thắm ca ngợi tình nghĩa vợ chồng:
"Đôi ta là nghĩa tao khang
Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau".
Một đặc điểm nổi bật về giá trị đạo đức trong gia đình truyền thống Việt Nam đó là sự coi trọng lòng chung thủy. Trong xã hội truyền thống, lòng chung thủy luôn được xem là cốt lõi để xây dựng ổn định, êm ấm:
"Sông dài cá lặn biệt tăm
Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ".
Chính vì vậy mà trong xã hội truyền thống kẻ bạc tình bị lên án mạnh mẽ và ly hôn là điều không thể chấp nhận. Tuy nhiên lòng chung thủy trong quan hệ vợ chồng chủ yếu chỉ đòi hỏi người vợ, người chồng có thể năm thê bảy thiếp nhưng người vợ chính chuyên chỉ lấy một chồng. Đối với người phụ nữ thì trinh tiết và đức hạnh luôn luôn được đặt lên hàng đầu.
Trong gia đình truyền thống, về nguyên tắc quan hệ vợ chồng là bất bình đẳng. Người đàn ông giữ địa vị thống trị độc tôn. Trong gia đình quan hệ vợ chồng được thực hiện theo nguyên tắc "phụ xướng phụ tùng" với đạo lý tam tòng "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Đó là mối quan hệ chồng chúa vợ tôi". Tuy nhiên, quan niệm đó khi du nhập vào Việt Nam đã phải mềm hóa cho phù hợp với truyền thống tôn trọng phụ nữ của người Việt và từ đây hình thành quan niệm "thuận vợ, thuận chồng". Từ bao đời nay, phương châm "thuận vợ, thuận chồng tát bể Đông cũng cạn" là bí quyết thành công của xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
Như vậy, mặc dù quan hệ vợ chồng trong gia đình truyền thống là đối tượng phê phán của nhiều người nhưng nhiều giá trị đạo đức trong quan hệ vợ chồng vẫn còn giữ nguyên giá trị trong đời sống ngày nay. Đó là nghĩa vợ chồng sâu nặng, sự hòa thuận và lòng chung thủy.
* Các giá trị đạo đức trong quan hệ cha mẹ, con cái
Đây là mối quan hệ đặc biệt, bắt nguồn từ tình cảm tự nhiên, tình mẫu tử vốn có của con người, là quan hệ nảy sinh từ quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Trong quan hệ đó, tình thương của cha mẹ đối với con cái là vô bờ bến: "cá chuối đắm đuối vì con" - là hình ảnh để chỉ sự thương yêu, gắn bó với con cái mà không lời nào nói hết được tình nghĩa đó. Tình thương yêu còn biểu hiện ở trách nhiệm, ở sự nâng niu, sự hy sinh lợi ích bản thân mình vì con cái. Chúng ta có thể thấy rõ giá trị đạo đức truyền thống này không chỉ xưa mà ngay cả đối với thời đại ngày nay. Từ khi mang thai người vợ luôn luôn nâng niu, chăm sóc thai nhi của mình, người chồng thì chăm sóc người mẹ và đứa con tương lai một cách hết sức cẩn thận. Và khi đứa con ra đời, cha mẹ dồn hết tình yêu thương để chăm sóc con cái từ khi mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành và ngay cả khi người con đó trở về già. Công lao to lớn đó của cha mẹ đã được nhân dân ta đúc kết thành câu tục ngữ rất hay, đó là:
"Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Với con cái, cha mẹ không chỉ thể hiện tình yêu thương mà còn thể hiện ở tinh thần trách nhiệm nuôi dạy con cái thành người. Để con cái có cuộc sống no đủ, cha mẹ phải đầu tắt mặt tối, chung lưng đấu cật với bao lo lắng, gian nan. Nhưng nuôi con no đủ mới chỉ là một phần trách nhiệm, phần quan trọng hơn là nuôi dạy con nên người, giáo dục cho con cái những qui tắc, chuẩn mực đạo đức của gia đình, gia tộc, tuân theo nề nếp gia phong: "trên bảo dưới nghe", "trên kính dưới nhường". Nhờ đó mà con cái biết cách ứng xử trong gia đình, họ hàng, làng xã. Trong giáo dục gia đình, yêu cầu chung đối với cha mẹ là đức "từ" nhưng "từ" thể hiện ra bên ngoài giữa cha và mẹ có sự khác nhau. Cha thì nghiêm khắc, dứt khoát và công bằng, thương con nhưng không để con tự ý làm gì thì làm. Đối với cha, con kính nhưng sợ còn với mẹ, giáo dục bằng lòng thương, sự hiền từ do đó con cái yêu mến, gần gũi.
Nếu như cha mẹ thể hiện lòng thương yêu, sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm đối với con cái thì ngược lại, đòi hỏi những người con phải giữ trọn "đạo hiếu" với cha mẹ - đó là nguyên tắc làm con, làm người trong xã hội truyền thống. Là người trước hết phải giữ tròn đạo hiếu, đó là cốt cách của con người thể hiện ở sự yêu thương, kính trọng và vâng lời cha mẹ. Không thể có bất kỳ thái độ khinh cha mẹ hay bất thành kính với cha mẹ.
Hiếu thảo với cha mẹ là một giá trị đạo đức của gia đình truyền thống mà ngày nay cần phải giữ gìn, phát huy nhưng cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội mới.
* Các giá trị đạo đức trong quan hệ anh - chị em ruột
Giữa anh chị em ruột có một tình cảm gắn bó tự nhiên, sự gắn bó này xuất phát từ quan hệ huyết thống, có cùng cha mẹ, cùng sống trong một mái nhà. Với sự thăng trầm của từng gia đình, anh chị em cùng chung cảnh ngộ.
Trong gia đình, quan hệ giữa anh chị em luôn được trân trọng. Anh chị em phải có bổn phận thương yêu, đùm bọc, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau bởi vì "Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần". Nghĩa là anh chị em ruột phải có trách nhiệm chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Anh chị lớn thì phải hiền hòa, thương yêu em; em thì phải nhường nhịn, nghe lời anh, không được gây nên cảnh bất hòa, không để tình cảnh "huynh đệ tương tàn" xảy ra.
ở trong gia đình truyền thống, quan hệ anh em được coi trọng hơn quan hệ vợ chồng. Anh em ví như chân tay, vợ ví như chiếc áo. áo có thể thay, chân tay không thể chia lìa. Tuy nhiên, trong gia đình truyền thống do yêu cầu thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường nên con trai quý hơn con gái, con trưởng có quyền hơn con thứ. Vì vậy, quan hệ giữa anh - chị em là bất bình đẳng. Trong gia đình, người anh cả chỉ đứng sau người cha. Cha mất thì người anh thay cha có quyền quyết định mọi việc trong gia đình. Nhưng cũng từ đó người anh phải gánh trách nhiệm nuôi nấng, dạy bảo em lớn khôn. Đối với trường hợp này, em sống trong nhà anh là nhà mình, không phải ăn nhờ ở đậu. Nhà anh là nhà em.
Chính vì có sự gắn bó, trách nhiệm và tình thương đã gắn kết anh- chị em thành một khối. Sau cha mẹ thì anh chị em ruột là hình ảnh thân thương trong tâm trí của người Việt. Nếu như loại bỏ những yếu tố gia trưởng hoặc trọng nam, khinh nữ, dẫn tới tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ anh chị em ruột thì tinh thần đoàn kết, lòng thương yêu, tinh thần trách nhiệm... giữa anh chị em ruột luôn là những giá trị đạo đức cao đẹp không chỉ trong quá khứ mà cả trong xã hội hiện đại.
* Các giá trị đạo đức trong quan hệ với dòng họ
Dòng họ là sự tiếp nối tự nhiên của gia đình bằng quan hệ huyết thống theo cả chiều ngang và chiều dọc. Chiều ngang là quan hệ giữa cha mẹ với cô dì, chú bác...; chiều dọc là quan hệ ông bà, cha mẹ, các cháu... Hay nói cách khác, dòng họ là những người có chung một huyết thống.
Dòng họ có vai trò rất lớn trong việc lập làng mới và mở rộng diện tích canh tác. Đối với gia đình, dòng họ tuy không giữ vai trò kinh tế nhưng lại là nơi các gia đình tìm thấy chỗ dựa tinh thần.
Đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã được giáo dục ý thức dòng họ: về vị trí của nó trong họ tộc và tình thương yêu, đùm bọc, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với họ hàng. Cơ sở tạo ra sự gắn bó dòng họ là ý thức tổ tông về cội nguồn. Tình cảm họ hàng luôn được quán triệt sâu sắc trong gia đình. Trong quan hệ xã hội, quan hệ dòng họ phải được ưu tiên, trẻ em phải học nghi thức ứng xử trong họ ngay từ nhỏ. Trong họ mọi người phải bênh vực nhau, phải đoàn kết nhất trí. Mỗi cá nhân phải luôn tâm niệm "một giọt máu đào hơn ao nước lã", dòng họ có thể coi là "hậu phương" của gia đình, là nơi con cháu có thể dựa dẫm, cậy nhờ khi nhà có đại sự "sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì".
Trong gia đình truyền thống, mỗi cá nhân không chỉ có ý thức bảo vệ gia đình mà còn phải bảo vệ dòng họ. Cá nhân không được làm những điều xấu xa, không làm điều thất đức để làng xã chê cười bởi điều đó không chỉ bôi xấu gia đình mà cả dòng họ nữa.
Như vậy, quan hệ dòng họ trong gia đình truyền thống ngoài những hạn chế như: thủ tiêu con người cá nhân, phủ nhận vai trò tích cực của cá nhân... thì quan hệ dòng họ để lại nhiều giá trị đạo đức tố