Khóa luận Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy Ngữ văn lớp 10P ở trường THPT chuyên Lý Tự Trọng - Thành phố Cần Thơ

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu . .1

1. Lí do chọn đề tài . . . 1

2. Lịch sử vấn đề . .2

3. Mục đích nghiên cứu . .7

4. Phạm vi nghiên cứu . . 7

5. Phương pháp nghiên cứu . .7

6. Đóng góp mới của luận văn .9

7. Kết cấu luận văn . 9

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ DẠY HỌC HỢP TÁC . .11

1.1. Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm .11

1.1.1. Khái niệm dạy học lấy học sinh làm trung tâm .11

1.1.2. Vài nét về quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm .11

1.2. Lý thuyết về dạy học hợp tác . 14

1.2.1. Học hợp tác là gì? .15

1.2.2. Những ưu điểm của học hợp tác . . .17

1.2.3. Những tính chất cơ bản của sự hợp tác học tập . 17

1.2.4. Loại hình nhóm, cách chia nhóm . 19

1.2.5. Các dạng bài tập TLN thường dùng trong môn Ngữ văn 23

1.2.6. Quy trình tổ chức dạy học theo phương pháp hợp tác nhóm . 25

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM .33

2.1. Vài nét về chương trình Ngữ văn 10 (Ban cơ bản) .33

2.2. Thực nghiệm . 34

2.2.1. Đặc điểm tình hình trường, lớp và giáo viên thực nghiệm .34

2.2.1.1. Trường thực nghiệm .34

2.2.1.2. Lớp thực nghiệm . .36

2.2.1.3. Giáo viên thực nghiệm .37

2.2.2. Thời gian và số tiết thực nghiệm, khảo sát . .38

2.2.3. Phương pháp thực nghiệm . .38

2.2.4. Tiến trình thực nghiệm 43

2.2.4.1. Dạy học hợp tác giờ Đọc văn .45

2.2.4.2. Dạy học hợp tác giờ Tiếng Việt 86

2.2.4.3. Dạy học hợp tác giờ Làm văn . 104

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .123

3.1. Kết quả thực nghiệm .123

3.1.1. Kết quả học tập của HS . . .123

3.1.2. Tinh thần, thái độ của HS trong quá trình thảo luận . 126

3.1.3. Ý kiến của GV dự giờ và HS lớp 10P Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng

về hiệu quả của phương pháp DHHT . 129

3.2. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp DHHT ở lớp 10P Trường

THPT chuyên Lý Tự Trọng . .133

3.3. Những khó khăn và hạn chế của việc vận dụng phương pháp DHHT ở lớp 10P Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng . . 147

3.3.1. Những khó khăn khách quan .147

3.3.2. Những khó khăn chủ quan .148

 

3.4. Một số đề xuất . 150

Kết luận 153

Tài liệu tham khảo .156

Phụ lục .159

 

 

doc182 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy Ngữ văn lớp 10P ở trường THPT chuyên Lý Tự Trọng - Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Văn học dân gian hình thành, tồn tại, phát triển nhờ tập thể. c. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với các hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng. d. Khi người trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian, thì sáng tác ấy trở thành tiếng nói riêng của người trí thức. Trong truyện cổ tích "Tấm Cám", Tấm bị mẹ con Cám hại nhiều lần và chỉ biết khóc. Đến khi nào thì Tấm không khóc nữa? a. Cám lừa trút hết giỏ cá. b. Mẹ con Cám bắt cá bống ăn thịt. c. Dì ghẻ bắt Tấm nhặt gạo lẫn với thóc xong mới được đi dự hội. d. Dì ghẻ lừa chặt cau giết Tấm. Bài tập dành cho nhóm 2: Sắp xếp những tác phẩm sau theo đúng thể loại của nó: Tác phẩm a. Đăm Săn b. Tấm Cám c. Nữ Oa vá trời d. Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy e. Tiễn dặn người yêu g. Thạch Sanh h. Vượt biển k. Tam đại con gà  Thể loại 1. Thần thoại 2. Truyền thuyết 3. Sử thi 4. Truyện cổ tích 5. Truyện cười 6. Truyện thơ Bài tập dành cho nhóm 3: Sắp xếp hai cột dưới đây sao cho phù hợp: A B a. Ca dao than thân 1. Đề cập đến những tình cảm, phẩm chất cao đẹp của người lao động: tình yêu mặn nồng, nỗi nhớ da diết, tình nghĩa thủy chung,... b. Ca dao yêu thương, tình nghĩa 2. Tâm hồn yêu đời của nguời lao động dù cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan. c. Ca dao hài hước 3. Dùng những hình ảnh, biểu tượng: khăn, đèn, mắt, cầu, gừng - muối,... 4. Sử dụng thủ pháp phóng đại, tương phản,... 5. Lời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: thân phận bị phụ thuộc vào người khác, giá trị của họ không ai biết đến. 6. Thường sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ Bài tập dành cho nhóm 4: Nối cột A và B để có nhận xét đúng về truyện "Tam đại con gà": A B a. Đối tượng cười: b. Nội dung cười: c. Tình huống gây cười: d. Cao trào của tiếng cười: 1. Sự giấu dốt của con người 2. Anh học trò dốt hay nói chữ 3. Dủ dỉ là chị con công. 4. Luống cuống khi không biết chữ "kê" Bài tập dành cho nhóm 5: Nối cột A và cột B để có những nhận xét đúng về truyện "Nhưng nó phải bằng hai mày": A B a. Đối tượng cười: b. Nội dung cười: c. Tình huống gây cười: d. Cao trào của tiếng cười: 1. Thầy lí nói: “...nhưng nó lại phải bằng hai mày”. 2. Thầy lí và Cải. 3. Tấn bi hài kịch của việc hối lộ và ăn hối lộ. 4. Cải đã đút lót tiền mà vẫn bị đánh. - Thời gian thảo luận: Tổng cộng 8 phút (lần 1 là 4 phút và lần 2 là 4 phút). - Thời điểm thảo luận: Thực hiện trong khi GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục I - Nội dung ôn tập. - Mục đích thảo luận: Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về các thể loại tự sự, thơ ca dân gian. - Loại hình nhóm: Nhóm 5 HS hoạt động theo hình thức so sánh và trao đổi. Sau khi thảo luận xong, GV cho HS thực hiện nhóm ghép hai lần, tức ở lần đầu GV quy định trong một nhóm 5 HS mỗi em mang một số từ số 1 cho đến số 5. Khi bắt đầu thực hiện nhóm ghép lần 2 thì những HS nào thuộc số 1 sẽ về chung một nhóm, những HS nào thuộc số 2 sẽ về chung một nhóm. Cứ như vậy cho đến nhóm 5. Mỗi HS sẽ là đại sứ của nhóm mới và truyền đạt kết quả thảo luận của nhóm cũ lại cho nhóm mới. Thời gian thực hiện nhóm ghép này khoảng 4 phút nữa. - Tiến trình thảo luận: GV chia nhóm và phát phiếu bài tập, có ghi sẵn câu hỏi cho mỗi nhóm. HS thảo luận và ghi kết quả trực tiếp trên phiếu bài tập. Sau 8 phút, GV có thể gọi bất kì HS nào trong lớp trả lời cho từng câu hỏi (bởi em nào cũng đã nắm được kết quả thảo luận), GV hướng dẫn các HS khác đánh giá, bổ sung và rút ra kết quả cuối cùng. - Nhận xét, đánh giá HS biết phân công nhiệm vụ cho nhau và hợp tác tích cực. Một thành viên đọc nội dung bài tập cho cả nhóm cùng nghe và bàn bạc. Một thư kí ghi những ý kiến cả nhóm thống nhất. Phương pháp làm việc của các nhóm cũng hợp lí. Sau lượt thảo luận 1, HS nhanh chóng kết hợp nhóm ghép hai lần để trao đổi lại kết quả và ghi trực tiếp vào tập, chốc sau khi báo cáo xong thì các em chỉ cần chỉnh sửa lại một ít chỗ chưa đúng. Việc báo cáo kết quả cho thấy hiệu quả thảo luận rất cao. HS thực hiện chính xác nhiệm vụ học tập, GV chỉ cần bổ sung, sửa chữa một ít là hoàn tất. Các em tỏ ra thích thú với nhóm ghép hai lần vì các em được làm việc với những bạn mới. Lượt thảo luận thứ hai - Bài tập thảo luận Bài tập dành cho nhóm chẵn 2,4,6: Điền tiếp vào sau các từ mở đầu để thành những câu ca dao hoàn chỉnh (ngoài các bài ca dao đã học): Thân em như........................................... ......................................................................... Chiều chiều .................................................. ......................................................................... Bài tập dành cho nhóm lẻ 1,3,5: Tìm những câu ca dao nói về các hình ảnh chiếc khăn, chiếc áo; nỗi nhớ của các đôi lứa đang yêu; biểu tượng bến nước - con thuyền, gừng - muối. - Thời gian thảo luận: 4 phút. - Thời điểm thảo luận: Thực hiện khi GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục II - Bài tập vận dụng. - Mục đích thảo luận: Nhằm giúp HS trau dồi vốn kiến thức về ca dao ngay sau khi trò chơi kết thúc. - Loại hình nhóm: Nhóm 5 HS hoạt động theo hình thức so sánh và trao đổi. - Tiến trình thảo luận: GV chia nhóm và phân bài tập cho các nhóm. Sau hiệu lệnh bắt đầu thảo luận, GV tranh thủ chia bảng thành 4 cột: một cột ghi những câu bắt đầu bằng Thân em..., Chiều chiều...; một cột ghi hình ảnh chiếc khăn, chiếc áo; một cột ghi nỗi nhớ của đôi lứa; một cột ghi biểu tượng bến nước - con thuyền, gừng - muối. HS thảo luận và ghi kết quả vào giấy. Sau 4 phút, GV tổ chức trò chơi cho HS. Hai nhóm bất kì lên bảng bốc thăm. Một nhóm đọc các bài ca dao có mở đầu bằng từ Thân em, Chiều chiều; một nhóm đọc các bài ca dao có sử dụng các biểu tượng chiếc khăn, chiếc áo, bến nước - con thuyền, gừng - muối và nỗi nhớ của các đôi lứa đang yêu. Nhóm nào đọc được nhiều bài ca dao hơn nhóm đó sẽ chiến thắng. GV chỉnh sửa lại những chỗ sai khi các em đọc ca dao. Sau đó GV treo bảng phụ có ghi sẵn một số bài ca dao có mở đầu bằng từ Thân em và Chiều chiều để HS tham khảo. Cuối cùng GV cũng đưa bảng phụ những bài ca dao có sử dụng các hình ảnh chiếc khăn, chiếc áo; nỗi nhớ của các đôi lứa đang yêu; biểu tượng bến nước, con thuyền, gừng - muối để HS xem thêm. - Nhận xét, đánh giá Không khí học tập hào hứng, sinh động. Mỗi thành viên đọc một hai bài ca dao có sử dụng những hình ảnh, biểu tượng mà GV yêu cầu cho thư kí ghi lại. Đến lúc trình bày kết quả, bầu không khí càng khẩn trương hơn nữa, các học sinh hớn hở thể hiện rõ qua nét mặt. Các em say sưa đọc những bài ca dao mà mình thuộc, một số em hơi buồn vì không được đọc ca dao khi tiếng chuông reng lên báo hiệu kết thúc tiết học. Đây là một sân chơi rất bổ ích để các em nâng cao thêm kiến thức ca dao của mình. Trước khi HS đọc ca dao, GV có nhắc các em nếu thích câu nào hoặc thấy câu nào hay mà bản thân chưa biết thì các em ghi vào tập. HS đã đọc được 3 bài ca dao mở đầu bằng từ Thân em và 4 bài ca dao mở đầu bằng từ Chiều chiều; 2 bài ca dao về chiếc khăn, chiếc áo, 2 bài về nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu và 1 bài về bến nước - con thuyền, 1 bài về biểu tượng gừng - muối. Bản thân những người đứng lớp như chúng tôi khi dạy những tiết học như thế cảm thấy phấn khởi, hân hoan, xúc động vô cùng khi những gian lao, vất vả của mình đã được đền đáp. Tiết 34 - 35 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Nắm được một cách khái quát những kiến thức cơ bản về: Các thành phần văn học chủ yếu, các giai đoạn văn học, những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, tóm tắt, khái quát cho HS. Trọng tâm bài học. Bốn giai đoạn lớn của văn học trung đại Việt Nam với đặc điểm của từng giai đoạn. Diễn biến thảo luận Lượt thảo luận thứ nhất - Bài tập thảo luận Điền vào sơ đồ những thông tin sau Nhóm 1: Diện mạo văn học giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV. Giai đoạn văn học Bối cảnh lịch sử Đặc điểm nội dung Đặc điểm nghệ thuật Tác phẩm tiêu biểu Từ TK X đến hết TK XIV Nhóm 2: Diện mạo văn học giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII. Giai đoạn văn học Bối cảnh lịch sử Đặc điểm nội dung Đặc điểm nghệ thuật Tác phẩm tiêu biểu Từ TK XV đến hết TK XVII Nhóm 3: Diện mạo văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu TK XIX. Giai đoạn văn học Bối cảnh lịch sử Đặc điểm nội dung Đặc điểm nghệ thuật Tác phẩm tiêu biểu Từ TK XVIII đến nửa đầu TK XIX Nhóm 4: Diện mạo văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. Giai đoạn văn học Bối cảnh lịch sử Đặc điểm nội dung Đặc điểm nghệ thuật Tác phẩm tiêu biểu Nửa cuối TK XIX - Thời gian thảo luận: 6 phút - Thời điểm thảo luận: Trong quá trình hướng dẫn HS tìm hiểu các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. - Loại hình nhóm: Nhóm 5 HS hoạt động theo hình thức so sánh kết hợp với trao đổi. - Mục đích thảo luận: Giúp HS có cái nhìn so sánh diện mạo văn học của các giai đoạn khác nhau qua sơ đồ. - Tiến trình thảo luận: GV phát phiếu bài tập cho HS. Mỗi nhóm một phiếu (có ghi sẵn một giai đoạn như đã phân công). HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu bài tập. Sau 6 phút, các em trình bày kết quả (GV thu lại những phiếu bài tập này). Các nhóm thay phiên nhận xét lẫn nhau bằng cách nhóm này chấm bài của nhóm kia. GV đúc kết. HS ghi bài vào vở. - Nhận xét, đánh giá Chúng tôi nhận thấy kết quả của nhóm 4 tương đối đầy đủ. Nhóm 1 chấm bài của nhóm 4 và nhận thấy chỉ thiếu một ý về đặc điểm nghệ thuật là sáng tác văn học chủ yếu vẫn theo những thể loại và thi pháp truyền thống. Nhận xét của nhóm 1 rất xác đáng. HS kết hợp nhóm nhanh, không khí làm việc rất khẩn trương, thư kí ghi biên bản, nhóm trưởng không phải nhắc nhở nhóm làm việc mà mỗi người đều có trách nhiệm, góp ý kiến cá nhân vào để hoàn thành bài tập được giao. GV quan sát nhóm 3 và thấy các em bàn tán sôi nổi, đặc biệt là đặc điểm nội dung. Có em nói đây là văn học cổ điển, có em nói đạt được nhiều đỉnh cao về nội dung. Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa ra đời và phát triển mạnh mẽ, cất cao tiếng nói đòi quyền sống, quyền tự do cho con người. Ở phần tác phẩm, tác giả tiêu biểu, HS đã kể ra những tác phẩm mà các em đã học ở cấp II như "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương. Các em chưa nói được những tác phẩm "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, "Chinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn, thơ Bà Huyện Thanh Quan. Hình 2.6. Kết quả thảo luận của nhóm 4 - Diện mạo văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Lượt thảo luận thứ hai - Bài tập thảo luận Bài tập dành cho nhóm 1, 2 Vẽ sơ đồ về những biểu hiện của "Chủ nghĩa nhân đạo" trong văn học trung đại. Bài tập dành cho nhóm 3, 4 Vẽ sơ đồ về những biểu hiện của "Chủ nghĩa yêu nước" trong văn học trung đại. Bài tập dành cho nhóm 5, 6 Vẽ sơ đồ về biểu hiện của "Cảm hứng thế sự" trong văn học trung đại. - Thời gian thảo luận: 4 phút. - Thời điểm thảo luận: Sau khi GV giảng giải cho HS về khái niệm chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước và cảm hứng thế sự. - Mục đích thảo luận: Giúp HS có cái nhìn khái quát, toàn diện và khắc sâu kiến thức về chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước và cảm hứng thế sự trong văn học trung đại. - Loại hình nhóm: GV chia lớp thành 6 nhóm lớn tương ứng với 3 bài tập. Mỗi nhóm 5 HS hoạt động theo hình thức trao đổi kết hợp với so sánh. - Tiến trình thảo luận: GV chia nhóm và phát phiếu bài tập cho HS. Các nhóm tiến hành thảo luận và ghi kết quả vào phiếu bài tập. Sau 4 phút, các nhóm lên bảng ghi kết quả vào bảng phụ mà GV đã vẽ khung sẵn. GV tổ chức cho HS đánh giá, bổ sung và rút ra kết luận. HS vẽ sơ đồ vào vở của mình. - Nhận xét, đánh giá HS thảo luận tích cực và sáng tạo trong việc vẽ sơ đồ. HS đã biết cách thức giúp cho việc tìm kiếm thông tin nhanh là gạch chân những thông tin quan trọng trong quá trình chuẩn bị bài mới ở nhà. Trong 3 nhóm ghi kết quả lên bảng, sơ đồ của nhóm 1 (thực hiện bài tập 1) đầy đủ, chính xác; sơ đồ của nhóm 4 (thực hiện bài tập 2) còn thiếu ý. Theo cách hiểu của nhóm 4, chủ nghĩa yêu nước chỉ thể hiện thông qua những nội dung như: Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù, tự hào trước chiến công thời đại, tự hào trước chiến thắng lịch sử, biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước, tình yêu thiên nhiên đất nước. Các em chưa hiểu được nội dung biểu đạt có thể còn biểu hiện thông qua âm điệu hào hùng khi đất nước chống ngoại xâm, là âm hưởng bi tráng lúc nước mất nhà tan, là giọng điệu thiết tha khi đất nước trong cảnh thái bình thịnh trị. Và đây cũng là thiếu sót mà nhóm 3 mắc phải. Hình 2.7. Kết quả thảo luận của nhóm 3 - Sơ đồ những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Tiết 59-60 ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ (Bình Ngô đại cáo) Nguyễn Trãi Mục tiêu cần đạt Tác phẩm Đại cáo bình Ngô Giúp HS nắm vững các kiến thức cơ bản sau: + Đại cáo bình Ngô là một tác phẩm vĩ đại của dân tộc, là “áng thiên cổ hùng văn” của đất nước Việt Nam. + Đại cáo bình Ngô không chỉ mang giá trị nghệ thuật trong sự phát triển của văn học viết Việt Nam mà còn mang giá trị lịch sử to lớn, được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của cả dân tộc. Trọng tâm bài học - Đại cáo bình Ngô gồm bốn đoạn, mỗi đoạn đều có trọng tâm, tất cả đều hướng tới tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước độc lập dân tộc. - Những thành công về nghệ thuật. Diễn biến thảo luận Lượt thảo luận thứ nhất - Bài tập thảo luận Ở ngay câu đầu tiên của bài cáo, Nguyễn Trãi đã nhắc đến "việc nhân nghĩa”. Em hiểu như thế nào về quan niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi? Quan niệm đó có gì đặc biệt? - Thời gian thảo luận: 5 phút. - Thời điểm thảo luận: Ngay khi bắt đầu giúp HS khám phá cái hay của bài cáo, đặc biệt là tư tưởng nhân nghĩa - tư tưởng nhân nghĩa này có mặt xuyên suốt bài cáo. - Mục đích thảo luận: Giúp HS hiểu rõ quan niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với quan niệm nhân nghĩa của đạo Nho. - Loại hình nhóm: Nhóm 5 HS hoạt động theo hình thức so sánh kết hợp với trao đổi. - Tiến trình thảo luận: GV giao bài tập cho các nhóm. Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào giấy. GV gọi bất kì nhóm nào trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV đúc kết lại, HS ghi bài vào vở. - Nhận xét, đánh giá Trong khi quan sát, chúng tôi ghi nhận, HS tích cực thảo luận, không khí lớp học rất sôi nổi. Đây là đoạn băng ghi âm của nhóm 3 mà chúng tôi ghi nhận được. - Ngọc Yến: Theo tôi nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương. - Trung Hiếu: Đó là quan niệm của người xưa, của đạo Nho dành cho người quân tử. Còn ở đây, Nguyễn Trãi nói nhân nghĩa là làm cho dân được yên, muốn được như thế phải lo trừ bạo (Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo). Cả nhóm đồng ý với suy nghĩ của bạn Hiếu, nhóm trưởng nhắc thư kí ghi nhanh vào giấy, kẻo hết giờ. Cũng trong nhóm này, chúng tôi phát hiện Thành Đạt chưa tham gia thảo luận mà chỉ ngồi im. Chúng tôi dừng lại và nghe nhóm trưởng nhắc nhở Thành Đạt tập trung. Có một số nhóm đưa ra ý kiến chưa đúng, chủ yếu cho rằng nhân nghĩa là lòng thương yêu con người. Nhưng nhiều nhóm đã trả lời gần đúng như nhóm 3. Đến đây, GV chỉ cần dựa vào ý kiến của HS để bổ sung và giảng thêm cho đầy đủ về quan niệm “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi: quan niệm này của Nguyễn Trãi rất mới mẻ, tiến bộ, tích cực, ông biết chắt lọc hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa gắn với “yên dân” bởi trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, điều trước tiên phải làm là “trừ bạo” để cứu dân (điếu phạt: vì thương dân mà đánh kẻ có tội), đó là “nhân nghĩa”. Như vậy, nhân nghĩa gắn liền với chống xâm lược, chống xâm lược là nhân nghĩa. Lượt thảo luận thứ hai - Bài tập thảo luận Trong những tội ác mà giặc Minh gây ra cho nhân dân ta, tội ác nào là man rợ nhất? Thái độ của Nguyễn Trãi như thế nào trước tội ác của bọn giặc? - Thời gian thảo luận: 5 phút. - Thời điểm thảo luận: Ngay sau lượt thảo luận thứ nhất. - Mục đích thảo luận: Giúp HS hiểu rõ những tội ác tày trời mà giặc Minh gây ra cho nhân dân ta, qua đó, hiểu rõ hơn về nỗi đau của Nguyễn Trãi khi viết bài cáo này. - Loại hình nhóm: Nhóm 5 HS hoạt động theo hình thức so sánh kết hợp với trao đổi. - Tiến trình thảo luận: GV giao bài tập cho các nhóm. Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào giấy A3. Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng, các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. GV đúc kết lại, HS ghi bài vào vở. - Nhận xét, đánh giá HS tích cực thảo luận, bầu không khí học tập rất sôi nổi, hào hứng. Qua việc nghe lại đoạn băng ghi âm của một nhóm, chúng tôi nhận thấy rằng, các thành viên trong nhóm rất có tinh thần trách nhiệm, nhóm trưởng bảo nói gì đi chứ? Các thành viên trong nhóm đã biết lắng nghe ý kiến của bạn, không còn tình trạng tranh đoạt lượt lời của nhau. Có bạn nói rằng, giặc Minh gây ra nhiều tội ác, nhưng theo tôi, man rợ nhất là tội ác: Nướng dân đen trên ngọn lứa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Bạn khác lại nói rằng, đó là tội ác: Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc ngán thay cá mập, thuồng luồng; Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng khốn nỗi rừng sâu nước độc. Các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau trong mỗi nhóm, nhưng tựu trung lại các thành viên của các nhóm đồng tình với tội ác man rợ nhất của giặc Minh: Nướng dân đen trên ngọn lứa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ bởi việc nướng sống người trên lửa, chôn sống người dưới hầm là nằm trong hành động thông thường hằng ngày của giặc Minh. Thái độ của Nguyễn Trãi rất tỉnh táo để nói sự thật, nhưng đau nhức nhói tận tim gan. Từng chữ như đúc lại đau xót và căm thù. Đó là ý kiến của các nhóm sau khi đã nhận xét, bổ sung. GV chỉ cần dựa vào kết quả này để đúc kết lại và bổ sung thêm: Hình ảnh này vừa cụ thể nhưng vừa khái quát. Cái đau thương của hình ảnh trong câu văn dường như gợi cho người đọc thấy màu của máu đỏ trào ra, của thịt da xám đen lại. Đoạn văn miêu tả tội ác tày trời của giặc Minh bằng phương pháp liệt kê, từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, giọng văn mỗi lúc dồn dập, chất chứa nỗi căm hờn, trở thành lời kết án đanh thép: “Độc ác thay! Trúc Nam Sơn không ghi hết tội; Nhơ bẩn thay! Nước Đông Hải không rửa hết mùi. Lẽ nào trời đất dung tha; Ai bảo thần nhân chịu được?”. Tội ác của giặc làm chấn động cả trời đất, mãi mãi không thể tha thứ, mãi mãi không thể xóa mờ. Cuối cùng, HS ghi bài vào vở. Việc thảo luận nhóm giúp các em hứng thú hơn trong học tập, kiến thức các em có được là do các em tìm ra chứ không phải do GV áp đặt. Vì các em cảm thấy mình đã đóng góp một phần cho bài học nên các em khá vui vẻ và cảm thấy hứng thú. Lượt thảo luận thứ ba - Bài tập thảo luận Vẽ sơ đồ kết cấu bài "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi. - Thời gian thảo luận: 5 phút. - Thời điểm thảo luận: Trong giờ củng cố bài học. - Mục đích thảo luận: Giúp HS hiểu rõ kết cấu bài cáo. - Loại hình nhóm: Nhóm 5 HS hoạt động theo hình thức so sánh. - Tiến trình thảo luận: GV giao bài tập cho các nhóm. Các nhóm thảo luận và vẽ sơ đồ bài cáo vào giấy A3. Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng, các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. GV đúc kết lại, HS ghi bài vào vở. - Nhận xét, đánh giá HS kết hợp nhóm nhanh và thảo luận đúng với tiến độ thời gian. Các em khá phấn khởi với dạng bài tập này nên tham gia tích cực. Sau đây là kết quả của nhóm 4 (Đức Hiếu, Quốc Minh, Gia Hưng, Hải Đăng, Văn Khoa). Hình 2.8. Kết quả thảo luận của nhóm 4 - Sơ đồ kết cấu bài Đại cáo bình Ngô Tiết 70-71  CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Tản Viên từ phán sự lục - Trích "Truyền kì mạn lục") Nguyễn Dữ Mục tiêu cần đạt Giúp HS - Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử Văn. Trọng tâm bài học Qua câu chuyện, giúp HS thấy được phẩm chất tốt đẹp, trong đó có sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn và ý nghĩa phê phán từ câu chuyện. Lượt thảo luận thứ nhất Dựa vào phần mở truyện (từ đầu cho đến "nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả"), hãy lựa chọn những từ ngữ tiêu biểu thể hiện tính cách nhân vật Ngô Tử Văn? Cách giới thiệu nhân vật như vậy có ưu, nhược điểm gì? - Thời gian thảo luận: 4 phút - Thời điểm thảo luận: Thực hiện ngay sau khi GV hướng dẫn HS đọc - tìm hiểu tiểu dẫn xong. - Mục đích thảo luận: Giúp HS hiểu được phẩm chất của nhân vật Ngô Tử Văn, để từ đó các em có thái độ ứng xử tốt trước những việc xấu xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. - Tiến trình thảo luận: GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm 5 HS, và giao bài tập cho nhóm. Các nhóm thảo luận và ghi ý kiến vào giấy lớn. Sau 4 phút, GV mời đại diện 2 nhóm dán kết quả lên bảng, đồng thời GV tổ chức cho các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. GV đánh giá cuối cùng và ghi ý chính lên bảng. HS chép bài vào vở. - Nhận xét, đánh giá HS thảo luận nhanh chóng, các em sợ hết giờ nên hối thúc các bạn trong nhóm nhanh lên. Qua việc quan sát và ghi âm một nhóm trong lượt thảo luận của tiết học này, chúng tôi nhận thấy có một HS trong nhóm 2 (Thịnh Bá) chưa tích cực thảo luận, ngồi lo ra, liền bị nhóm trưởng nhắc nhở, sau đó, em này đã tham gia hợp tác với các bạn và đưa ra ý kiến của mình. Đây là đoạn băng mà chúng tôi ghi lại được của nhóm 2: - Thịnh Bá nói: Ngô Tử Văn đã dám đốt đền, vạch tội tên tướng giặc, chứng tỏ ông là người khẳng khái, cương trực, ghét gian tà. - Ái Như (xen vào): Như vậy, chứng tỏ Ngô Tử Văn là một người hết sức dũng cảm, dám vì dân mà trừ hại kẻ nhũng nhiễu, làm yêu làm quái trong dân gian. Trong khi những người khác thấy hành động của Ngô Tử Văn như thế đều lắc đầu, lè lưỡi, lo sợ thay cho chàng. - Ngọc Sương (tiếp lời): Cách giới thiệu nhân vật như vậy rất ngắn gọn, rõ ràng, định hướng cho người đọc về tính cách nhân vật. Còn hạn chế của cách giới thiệu nhân vật ở đây là chưa thoát khỏi cách viết của văn học dân gian. Chúng tôi nhận thấy ý kiến của em này khá xác đáng, nhưng phần ưu điểm em chưa thấy được việc giới thiệu tính cách nhân vật như thế đã thể hiện thái độ khen ngợi, đồng tình của tác giả. Như vậy, qua việc thảo luận nhóm, các em đã tự rút ra kiến thức cho bài học chứ không cần thiết phải có sự giảng giải, thuyết trình của GV. Các em tỏ ra phấn khởi khi được GV khuyến khích, khen ngợi trước những kết quả mà nhóm đạt được. Lượt thảo luận thứ hai - Bài tập thảo luận Vẽ sơ đồ để thấy được sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn và kết quả mà chàng đạt được khi đốt đền. Ý nghĩa của việc làm này. Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn Tức giận trước tà yêu - Đốt đền Điềm nhiên trước lời đe dọa của hung Kết quả: Chính nghĩa, dũng cảm, cương trực đã chiến thắng Giải trừ tai họa, đem lại an lành cho dân. Được tiến cử vào đền Tản Viên nắm giữ công lý. Ý nghĩa Thể hiện tinh thần dân tộc, cổ vũ tinh thần đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công Hình 2.9. Sơ đồ khuyết về sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn. - Thời gian thảo luận: 3 phút. - Thời điểm thảo luận: Ngay sau khi HS thảo luận xong lượt thứ nhất. - Mục đích thảo luận: Giúp HS có cái nhìn khái quát trước việc đốt đền của Ngô Tử Văn và kết quả mà chàng đã đạt được sau khi đốt đền. - Tiến trình thảo luận: GV chia nhóm và giao bài tập cho các nhóm. Các nhóm thảo luận và ghi ý kiến vào phiếu bài tập. Sau 3 phút, GV mời đại diện 2 nhóm lên ghi kết quả vào sơ đồ GV vẽ sẵn trên bảng phụ, đồng thời GV tổ chức cho các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. GV đánh giá cuối cùng và ghi ý chính lên bảng. HS chép bài vào vở. - Nhận xét, đánh giá Hình 2.10. Sơ đồ thảo luận của nhóm 6 - Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn, kết quả, ý nghĩa HS làm rất nhanh chóng và thảo luận sôi nổi, mỗi thành viên đưa ra nhiều ý kiến để nhóm hoàn thành bài tập. Qua kết quả của nhóm 6, chúng tôi nhận thấy các em tìm chi tiết tương đối đầy đủ, chỉ thiếu một chi tiết là sự cứng cỏi của Ngô Tử Văn trước Diêm Vương. Có 1 nhóm làm đầy đủ ý, 4 nhóm thiếu một ý, 1 nhóm thiếu hai ý. Tiết 85 TRAO DUYÊN (Trích Truyện Kiều)  Nguyễn Du Mục tiêu bài học Giúp HS: - Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. - Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích. Trọng tâm bài học Nêu bật tâm trạng đau đớn tột cùng của Thúy Kiều sau khi trao duyên. Qua đó thấy được sự tha thiết của Thúy Kiều với tình yêu; nêu được sự thống nhất của hai mặt tình và nghĩa như là một đặc điểm quan trọng của quan niệm truyền thống về tình yêu. Lượt thảo luận thứ nhất - Bài tập thảo luận Nhận xét về cách dùng từ "cậy", "chịu" trong hai câu thơ đầu. Có nên thay bằng các từ gần nghĩa khác như nhờ, mượn; nhận không? Vì sao? - Thời gian thảo luận: 3 phút - Thời điểm thảo luận: Thực hiện trong quá trình GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý chính thứ nhất: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho em. - Mục đích thảo luận: Giúp HS hiểu được tài năng của Nguyễn Du trong việc chọn lựa từ ngữ và sử dụng nó một cách chính xác, điêu luyện. - Loại hình nhóm: Nhóm 5 HS hoạt động theo hình thức so sánh. - Tiến trình thảo luận: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao bài tập cho các nhóm. Các nhóm tiến hành thảo luận. Sau 5 phút, đại diện 2 nhóm đứng tại chỗ báo cáo kết quả. GV tổ chức cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV ghi lại ý chính, HS chép bài vào vở. - Nhận xét, đánh giá HS đã quen với hình thức học nhóm nên các em kết hợp nhóm nha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy Ngữ văn lớp 10 ở trường THPT chuyên Lý Tự Trọng - Thành phố Cần Thơ.doc