Khóa luận Vận dụng phương pháp trò chơi phân vai cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Hà Lộc II thị xã Phú Thọ

MỤC LỤC Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU. 01

1. Lí do chọn đề tài 01

2. Mục đích nghiên cứu 05

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 05

4. Phạm vi nghiên cứu 05

5. Giả thuyết khoa học 05

6. Nhiệm vụ nghiên cứu 05

7. Phương pháp nghiên cứu 06

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 07

Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài 07

1.1. Một số vấn đề về phương pháp trò chơi phân vai 07

1.1.1. Khái niệm phương pháp trò chơi phân vai 07

1.1.1.1. Khái niệm phương pháp 07

1.1.1.2. Khái niệm trò chơi 08

1.1.1.3. Khái niệm trò chơi phân vai 09

1.1.1.4. Phân loại các trò chơi 10

1.1.1.5. Mục đích của trò chơi 11

1.1.2. Vai trò và ảnh hưởng của trò chơi phân vai đến cuộc sống 13

1.1.3. Những đặc trưng của trò chơi phân vai 15

1.1.3.1. Những đặc điểm của hoạt động vui chơi ở trẻ (Đặc thù của TCPV) 15

1.1.3.2. Cấu trúc của trò chơi phân vai 16

1.1.4. Những cách xây dựng PPTCPV 18

1.2. Một số khái niệm về kĩ năng tự tin - bạo dạn 20

1.2.1. Khái niệm về kĩ năng sống 20

1.2.2. Phân loại kĩ năng 21

1.2.3. Sự hình thành kĩ năng ở học sinh tiểu học 22

1.2.4. Khái niệm tự tin 22

1.2.5. Khái niệm bạo dạn 23

1.2.6. Biểu hiện của tự tin - bạo dạn 23

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu: Thực trạng việc vận dụng PPTCPV đối với việc hình thành kĩ năng tự tin - bạo dạn của học sinh lớp 1 24

2.1. Đặc điểm của trò chơi phân vai ở trường tiểu học 24

2.2. Một số đặc điểm về kĩ năng tự tin - bạo dạn của học sinh lớp 1 trường Hà Lộc II 24

2.3. Sơ lược về tiến hành nghiên cứu thực trạng 25

2.3.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng 25

2.3.2. Các phương pháp khảo sát thực trạng 25

2.3.3. Xây dựng phiếu điều tra( Mẫu An-két ) 25

2.3.4. Đối tượng điều tra 26

2.3.5. Thu thập và xử lí số liệu 26

2.4. Kết quả về việc điều tra thực trạng 26

2.4.1. Kết quả từ phiếu điều tra với giáo viên 26

2.4.2. Kết quả phân tích dữ liệu từ phiếu điều tra với học sinh 35

2.4.3. Đánh giá khái quát về kết quả điều tra thực trạng 40

Chương 3: Tổ chức thử nghiệm sư phạm 42

3.1. Khái quát về quá trình thử nghiệm 42

3.1.1. Mục đích thử nghiệm 42

3.1.2. Nội dung thử nghiệm 42

3.1.3. Nhiệm vụ thử nghiệm 42

3.1.4. Đối tượng thử nghiệm 42

3.1.5. Quy trình thử nghiệm 42

3.1.6. Xây dựng tiêu chí đánh giá 43

3.1.6.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá 43

3.1.6.2. Các tiêu chí đánh giá 43

3.1.6.3. Thang đánh giá mức độ tự tin - bạo dạn của học sinh 44

3.2. Kết quả thử nghiệm 44

3.2.1. Kết quả khảo sát trước thử nghiệm 44

3.2.2. Kết quả khảo sát sau thử nghiệm 47

3.3. Kết luận chương 3 52

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

3.1. Những kết luận 56

3.2. Những kiến nghị 57

3.2.1. Đối với công tác khoa học 57

3.2.2. Đối với nhà trường 58

3.2.3. Đối với giáo viên 58

Tài liệu tham khảo 59

PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN 60

PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH 64

PHỤ LỤC 3: CÁC TRÒ CHƠI PHÂN VAI CÓ CHỦ ĐỀ 66

PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH GIÁO VIÊN TRƯỜNG HÀ LỘC II 70

PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH HỌC SINH LỚP THƯ NGHIỆM 71

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vận dụng phương pháp trò chơi phân vai cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Hà Lộc II thị xã Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồ chơi phù hợp với dự định ban đầu của trẻ. Trẻ luôn đứng ở vị trí của chủ thể để hành động tự chủ động thành lập các mối quan hệ với bạn cùng chơi và phát triển trò chơi. Trò chơi phân vai mang tính tự nguyện – sáng tạo và tự lập cao hơn so với một số trò chơi khác. Trong trò chơi bao giờ cũng có các vai trò, có chủ đề và có nội dung cùng các mối quan hệ kể cả quan hệ ngoài đời thật và quan hệ chơi. Thêm vào đó là hoàn cảnh tưởng tượng . Tất cả những điều đó có quan hệ mật thiết – bổ sung cho nhau và trong trò chơi phân vai không thể thiếu bất cứ yếu tố nào trong đó Trẻ tự tổ chức và điều khiển trò chơi mà không cần có sự hỗ trợ của người lớn , trẻ tiểu học đã biết chú ý đến chất lượng của vai tham gia , và có yêu cầu cụ thể cho mỗi vai chơi và biết phân công vai nào cho ai là hợp lý – tự tin chọn thủ lĩnh điều khiển trò chơi. Trẻ tiểu học đã biết nhận xét và đánh giá các bạn cùng chơi và cũng như đánh giá về bản thân mình. 2.2. Một số đặc điểm về kỹ năng tự tin – bạo dạn của học sinh lớp 1 trường Hà Lộc II. Phần lớn học sinh lớp 1 còn đang quen với hoạt động vui chơi ở mẫu giáo : Bước sang lớp 1 trẻ bắt đầu chuyển qua một lối sống mới với những quan hệ mới – hoạt động mới nên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ và lúng túng. Hầu hết các em đã sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp. Những khi đứng trước tập thể học sinh hoặc người lạ thì các em còn chưa tự tin và nói năng chưa thật sự lưu loát chỉ có một số ít học sinh lớp 1 tại đây là có kỹ năng bạo dạn , mạnh dạn khi giao tiếp với người lạ và trước nơi đông người. Những buổi diễn văn nghệ và thể thao ở trường số học sinh tự nguyện tham gia là ít đa số là do lớp cử đại diện Đa số các em chưa được chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý khi bước vào lớp 1, vì thế các em thiếu kỹ năng sống cơ bản và làm cho các em có tâm lý sợ, e ngại, thụ động, không dám khẳng định mình. Trong lớp học, các em còn rụt rè, khi giáo viên gọi lên phát biểu. Một phần là các em không biết câu trả lời, phần còn lại là biết nhưng không dám giơ tay. Sợ phải đứng trước bạn bè và nếu có bị gọi thì trả lời cũng lúng túng – không lưu loát – trôi chảy. Khi ra chơi, các em đều tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè. Nhưng thời gian ra chơi ngắn nên các em chỉ có thể chơi những trò chơi diễn ra nhanh như: bịt mắt bắt dê – nhảy lò cò - chơi ô ăn quan - trốn tìm – nhảy dây – đá cầu... Những trò chơi này chỉ mang tính để giải trí là chủ yếu. còn để rèn luyện và hình thành kỹ năng thì phải là các trò chơi phân vai – đóng vai chủ thể - đóng kịch… Hiện tại ở trường tiểu học Hà Lộc II, việc áp dụng trò chơi phân vai cho học sinh lớp 1 để hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông cho các em còn nhiều hạn chế. Vì thế, học sinh ở đây đặc biết là học sinh lớp 1 còn rất thụ động trước người lạ và nơi đông người. 2.3. Sơ lược về tiến hành nghiên cứu thực trạng. 2.3.1. Mục đích , nghiên cứu thực trạng. Để giải quyết nhiệm vụ thứ hai của đề tài đó là tìm hiểu thực trạng việc vận dụng phương pháp trò chơi phân vai trong việc hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông của học sinh lớp 1 trường tiểu học Hà Lộc II. 2.3.2. Các phương pháp khảo sát thực trạng. Nói chuyện với giáo viện trong trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm các lớp khối 1 của trường và học sinh lớp 1 về vấn đề cần khảo sát. Tham dự các buổi vui chơi, tổ chức trò chơi phân vai cho học sinh lớp 1. Quan sát hoạt động vui chơi của học sinh và sự hướng dẫn của giáo viên. Điều tra bằng mẫu phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của giáo viên và học sinh và các vấn đề nghiên cứu. 2.3.3. Xây dựng phiếu điều tra ( Mẫu An-két). Chúng tôi xây dựng một mẫu điều tra dành cho giáo viên gồm 9 câu hỏi và một mẫu phiếu điều tra cho học sinh gồm 6 câu hỏi dưới hình thức là tham khảo ý kiến 2.3.4. Đối tượng điều tra. Với giáo viên: Gồm hiệu trưởng – phó hiệu trưởng – giáo viên chủ nhiệm các lớp khối 1 Với học sinh: Khảo sát 100 học sinh của 3 lớp: 1A, 1B, 1C khối 1 trường Hà Lộc II. 2.3.5. Thu thập và xử lý số liệu. 2.4. Kết quả về điều tra thực trạng. 2.4.1. Kết quả từ phiếu điều tra với giáo viên. Tổng số phiếu chúng tôi phát ra là 9 phiếu trên 10 người, tất cả các phiếu đều hợp lệ. Tổng hợp số phiếu điều tra bằng phương pháp thống kê toán học kết quả chúng tôi thu được qua từng câu hỏi như sau: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về phương pháp trò chơi phân vai .Chúng tôi sử dụng câu hỏi điều tra số 1. Kết quả thu được như sau: Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về phương pháp trò chơi phân vai PPTCPV. STT Nội dung nhận thức Số phiếu Tỉ lệ 1 PPTCPV là một dạng của trò chơi đóng kịch 1 10% 2 PPTCPV là trò chơi rèn luyện kĩ năng sống 6 60% 3 PPTCPV là hoạt động tự nguyện và mang tính tự lập 1 10% 4 PPTCPV là trò chơi tập thể 1 10% 5 PPTCPV mang tính chất kí hiệu - tượng trưng 0 0 6 Tất cả các cách hiểu đó đều đúng 0 0 7 Tổng số 10 100% Qua bảng thống kê trên cho thấy: + 60% giáo viên cho rằng: PPTCPV là trò chơi giúp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. + 10% giáo viên cho rằng: PPTCPV là một dạng của trò chơi đóng kịch. + 10% giáo viên cho rằng: PPTCPV là hoạt động tự nguyện và độc lập của học sinh. +10% giáo viên cho rằng: PPTCPV là trò chơi tập thể. Từ kết quả trên ta thấy PPTCPV là một phương pháp dạy học tích cực và có từ lâu nhưng chưa được sử dụng phổ biến ở các trường tiểu học, và số lượng giáo viên nhận thức đúng về bản chất - vai trò của PPTCPV còn hạn chế. Có 60% giáo viên nhận thức đúng về PPTCPV đối với việc rèn luyện và hình thành kĩ năng sống của các em. Đó là cơ sở đảm bảo cho chúng tôi nghiên cứu thực trạng việc vận dụng PPTCPV trong dạy học. Để tìm hiểu về mức độ vận dụng PPTCPV cho học sinh lớp 1 trong qua trình dạy học, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (Phụ lục 1). Kết quả thu được là: Bảng 2: Mức độ vận dụng PPTCPV trong dạy học STT Mức độ Số phiếu Tỷ lệ 1 Thường xuyên 1 10 2 Đôi khi 4 40 3 Rất ít 5 50 4 Chưa bao giờ 0 0 Tổng số 10 100% Từ kết quả trong bảng số liệu cho thấy: - 10% giáo viên thường xuyên sử dụng PPTCPV trong dạy học. - 40% giáo viên đôi khi sử dụng PPTCPV. - 50% giáo viên rất ít khi sử dụng PPTCPV trong dạy học. Từ đó thấy được mức độ vận dụng PPTCPV trong dạy học của giáo viên còn hạn chế. Số giáo viên thường xuyên sử dụng chỉ có 10%, PPTCPV giúp học sinh rèn luyện và hình thành kĩ năng tự tin - bạo dạn trước đám đông và chủ động - sáng tạo - tự lập. Vậy mà chỉ co 40% giáo viên đôi khi sử dụng dến trong dạy học, nhưng không có giáo viên nào chưa bao giờ sử dụngPPTCPV .Đa số là rất ít khi sử dụng chiếm 50% số GV. Kết hợp từ số liệu thống kê và qua tiếp xúc - trò chuyện với GV thì đa số GV còn chưa sử dụng nhiều PPTCPV. Mà chủ yếu là để học sinh tự chơi với nhau các trò chơi truyền thống như: trốn tìm - cầu trượt - bịt mắt bắt dê...Tất nhiên là mỗi trò chơi đều có tác dụng khác nhau, và đều là hoạt động giải trí. Nhưng để học sinh vững bứớc trong cuộc sống - học tập thì giáo viên cần sử dụng PPTCPV tích cực hơn để PPTCPV thật sự phát huy hiệu quả trong việc hình thành và rèn luyện kĩ năng tự tin - bạo dạn cho các em. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3( Phụ lục 1)để khẳng định tầm quan trọng hay vai trò của PPTCPV với GV trong dạy học. Kết quả thu được như sau: Bảng 3: Nhận thức của giáo viên về tầm quang trọng của PPTCPV về việc hình thành kỹ năng tự tin- bạo dạn trước đám đông. STT Mức độ Số phiếu Tỷ lệ 1 Rất quan trọng 6 60 2 Quan trọng 3 30 3 Bình thường 1 10 4 Không quan trọng 0 0 Tổng số 10 100% Qua bảng số liệu cho thấy đa số GV đều nhận thức và đánh giá cao về vai trò hay tầm quan trọng của PPTCPV. Có tới 60% GV cho rằng: PPTCPV rất quan trọng trong việc hình thành kĩ năng tự tin - bạo dạn trước đám đông của học sinh. Từ đó có thể khẳng định GV cũng đã nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của việc áp dụng PPTCPV trong dạy học. Và đặc biệt là trong quá trình rèn luyện - hình thành kĩ năng sống của các em. Mặc dù GV nhận thức được vai trò của PPTCPV là rất quan trọng. Nhưng trên thực tế thì 50% GV lại rất ít khi sử dụng phương pháp này trong dạy học.Như vậy hiểu biết của GV mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức, chứ trong thực tế vận dụng và sử dụng thì còn chưa thật sự tích cực và chưa đạt hiệu quả cao. Điều thắc mắc ở đây là tại sao GV nhận thức được tầm quan trọng của PPTCPV mà lại không vận dụng tích cực? Tiếp xúc với GV chúng tôi được biết, các giờ học tri thức mới và thực hành - bài tập còn nhiều. Cả ngày các em học ở trường, vì vậy thời gian vui chơi - hoạt động ngoại khóa - ngoài giờ lên lớp của các em còn ít. Đa số các em tự chơi ở nhà, vì vậy việc vận dụng PPTCPV còn hạn chế và khó thực hiện được phần lớn là về thời gian tổ chức chơi. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4( Phụ lục 1) để tìm hiểu phạm vi sử dụng PPTCPV trong các loại giờ học. Thu được kết quả như sau: Bảng 4: Phạm vận dụng PPTCPV trong dạy học STT Phạm vi Số phiếu Tỷ lệ 1 Tất cả các môn học trong chương trình dạy học. 0 0 2 Chỉ trong giờ học đạo đức 1 10 3 Chỉ trong các giờ học ngoài giờ lên lớp 6 60 4 Chỉ dạy trong giờ vui chơi 3 30 Tổng số 10 100 Phần lớn GV cho rằng việc vận dụng PPTCPV chỉ có thể diễn ra trong giờ học ngoài giờ lên lớp chiếm 60% GV. Và một phần nhỏ là vận dụng trong giờ ra chơi chiếm 20% , còn lại 10% cho rằng áp dụng PPTCPV trong giờ học đạo đức, Và đặc biệt là không có GV nào cho rằng PPTCPV có thể áp dụng trong tất cả các loại bài học. Thực tế trong quá trình dạy học thì chỉ có hoạt động ngoại khóa - ngoài giờ lên lớp thì học sinh mới có nhiều thời gian và GV có thời gian áp dụng PPTCPV cho các em. Đặc biệt là thời gian để tổ chức chơi và chuẩn bị mọi điều kiện để cho học sinh tiến hành chơi. Nhưng trên thực tế các trường tiểu học còn chưa vận dụng PPTCPV đồng đều, vì vậy mà kĩ năng sống của các em còn hạn chế, đặc biệt là kĩ năng tự tin - bạo dạn trước đám đông. Trong khi đó TCPV có thể áp dụng trong phạm vi rộng rãi và đồng bộ trong quá trình Giáo dục nếu chúng ta có sự đầu tư và quan tâm đúng mức. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 ( Phụ lục 1) để tòm hiểu mức độ vận dụng PPTCPV trong các loại bài học, và thu được kết quả như sau: Bảng 5: Mức độ vận dụng PPTCPV trong các loại bài học. STT Loại bài học Mức độ vận dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Chưa bao giờ 1 Lĩnh hội tri thức mới 1 10 3 30 4 40 2 20 2 Thực hành 2 20 5 50 3 30 0 0 3 Thảo luận nhóm tại lớp 0 0 1 10 3 30 6 60 4 Ngoài giờ lên lớp 7 70 2 20 1 10 0 0 - 70% GV sử dụng PPTCPV trong các loại bài học ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp và sử dụng một cách thường xuyên. Như vậy GV đã có nhận thức đúng về bản chất của PPTCPV và việc áp dụng nó với các loại bài học là phù hợp và mang lại hiệu quả nhất. Và để học sinh hứng thú với PPTCPV cũng như đạt hiệu quả tích cực trong việc rèn luyện - hình thành kĩ năng tự tin - bạo dạn trước đám đông của học sinh thì cần áp dụng PPTCPV tại giờ họat động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. Có như vậy thì mới biến học sinh trở thành chủ thể của quá trình học tập, học sinh sẽ tích cực và hứng thú khi tham gia vào PPTCPV. - 20% GV lại sử dụng PPTCPV trong các loại bài thực hành. - 10% GV sử dụng trong các bài lĩnh hội tri thức mới. Trong các loại bài này lượng thời gian rất ít, mà tập trung chủ yếu vào việc tiếp nhận tri thức và rèn luyện - củng cố tri thức đã học. Mà PPTCPV lại cần có nhiều thời gian để chuẩn bị và tiến hành chơi. Dẫn đến việc vận dung PPTCPV trong các loại bài này là rất ít, và cũng phù hợp với thực tế trong quá trình Giáo dục hiện nay. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 ( Phụ lục 1) đểtìm hiểu việc đánh giá mức độ hứng thú của học sinh với TCPV từ GV. Kết quả thu được là: Bảng 6: Sự đánh giá của giáo viên về hứng thú của học sinh với PPTCPV STT Mức độ Số phiếu Tỷ lệ 1 Rất thích 5 50 2 Thích 3 30 3 Bình thường 2 20 4 Không thích 0 0 Tổng số 10 100% Kết quả cho thấy: - 50% số học sinh rất thích thú khi tham gia vào PPTCPV. Có nghĩa là các em rất muốn được tham gia vào loại hình trò chơi này. Như vậy ta có thể thấy sức hút của trò chơi này với học sinh là rất lớn. Vì trẻ em có nhu cầu vui chơi rất lớn, mà đặc biệt là học sinh lớp 1 vừa kết thúc bậc học mẫu giáo – bậc học với hoạt động chủ đạo là vui chơi. Vậy mà giáo viên lại chưa vận dụng một cách tích cực PPTCPV để đáp ứng nhu cầu của các em. - 30% học sinh thích trò chơi này và 20% học sinh thấy TCPV cũng bình thường. - Đặc biệt không có học sinh nào không thích tham gia vào PPTCPV. Như vậy chúng ta có thể thấy giáo viên đã nhân thức được vai trò của TCPV trong quá trình giáo dục và hứng thú hay sự lôi cuốn của trò chơi này với học sinh. Nhưng tại sao giáo viên lại chưa vận dụng hiệu quả PPTCPV này? Phải chăng họ gặp phải khó khăn khi vận dụng PPTCPV cho học sinh? Hay học sinh không tích cực khi chơi? Để hiểu rõ hơn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7 (phụ lục 1) để hiểu thái độ của học sinh khi tham gia trò chơi này. Bảng 7: Thái độ của học sinh khi tham gia PPTCPV. STT Thái độ học sinh Số phiếu Tỉ lệ 1 Rất tích cực 1 10 2 Tích cực 2 20 3 Bình thường 5 50 4 Không tham gia 2 20 Tổng số 10 100 Qua số liệu thu được, chúng tôi thấy: - Chỉ có 10% học sinh rất tích cực tham gia TCPV. - 20% học sinh tích cực tham gia. - 50% học sinh tham gia ở mức độ bình thường. - 20% học sinh không tham gia. Vậy lý do gì khiên các em tham gia TCPV không tích cực như vậy? Thậm chí tỷ lệ các em không tham gia cũng tương đối nhiều. Các em gặp khó khăn chăng? Quan sát và đánh giá của giáo viên, thì đa số các em không muốn tham gia hoặc tham gia bình thường là vì các em ngại khi đứng trước đông đảo bạn bè để thể hiện mình. Mặc dù có những em rất thích TCPV nhưng khi tham gia thì các em lại không dám hoặc rụt rè – sợ sệt, nhút nhát, xấu hổ… Đó cũng là một khó khăn lớn cho giáo viên khi học sinh không tích cực tham gia vào trò chơi này. Để giúp các em rèn luyện, hình thành kỹ năng hay thói quen tự tin – bạo dạn hơn thì giáo viên cần tích cực, chủ động vận dụng hiệu quả PPTCPV này. Quá trình rèn luyện và hình thành kỹ năng cho các em là quá trình diễn ra trong thời gian dài và cần có sự kiên trì. Chính vì vậy, giáo viên cần phải có những phương pháp thích hợp để giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động khi tham gia vào trò chơi này. Đa số các em chưa được chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý đến trường Tiểu học, mà các em còn quen với hoạt động vui chơi tự do ở Mẫu giáo. Vì vậy, kỹ năng sống của các em còn hạn chế, các em cần được rèn luyện và hình thành những kỹ năng cơ bản của con người trong thời đại mới, con người phát triển toàn diện cả về trí – thể - mỹ - đức. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 (phụ lục 1) để tìm hiểu những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi vận dụng PPTCPV. Bảng 8: Những khó khăn mà giáo viên gặp trong quá trình vận dụng PPTCPV. STT Những khó khăn Mức độ Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ SP TL SP TL SP TL 1 Xây dựng chủ đề chơi 2 20 6 60 2 20 2 Thời gian chuẩn bị 5 50 3 30 2 20 3 Phương tiện, vật liệu chơi 3 30 4 40 3 30 4 Học sinh không hứng thú chơi 1 10 7 70 2 20 5 Tổ chức cho học sinh chơi 7 70 2 20 1 10 Kết quả thu được như sau: - Có tới 70% giáo viên gặp khó khăn khi tổ chức cho học sinh chơi thường xuyên. - 50% giáo viên cho rằng thời gian chuẩn bị để chơi thường xuyên gặp khó khăn. - 30% là khó khăn về phương tiện và vật liệu chơi diễn ra thường xuyên. - 10% là học sinh không hứng thú chơi. - 20% khó khăn nằm ở việc xây dựng chủ đề chơi. Có 3 khó khăn cơ bản nhất đó là thời gian chơi – tổ chức trò chơi và phương tiện chơi. Những khó khăn này lại diễn ra thường xuyên. Vì vậy mà dẫn đến việc giáo viên chưa vận dụng PPTCPV một cách tích cực. Bên cạnh đó là khó khăn về chủ đề chơi và hứng thú chơi của học sinh. Học sinh rất dễ nhàm chán khi chơi mãi một chủ đề, nên yêu cầu giáo viên cần tìm ra nhiều chủ đề để đáp ứng nhu cầu chơi – khám phá thế giới xung quanh của học sinh. Còn về hứng thú của học sinh thì có thể thay đổi, lôi cuốn các em dễ dàng hơn. Hiện nay trong cả nước số trường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều. Số trường ở Thành phố - Thị xã, Thị trấn còn ít. Vì vậy mà cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện trong dạy học còn hạn chế và khác nhau khá xa. Vì thế, việc vận dụng PPTCPV còn gặp nhiều khó khăn cho giáo viên. Hoặc có khi ở các trường thành phố có điều kiện về thiết bị và phương tiện thì giáo viên lại gặp khó khăn về thời gian, đia điểm tổ chức. Xét thấy thời gian chơi và việc tổ chức cho học sinh chơi là khó khăn lớn nhất (60 và 70%) giáo viên nhận thấy như vậy. Và cũng chính là nguyên nhân mà giáo viên không thể phát huy hiệu quả của PPTCPV. Vì vậy muốn PPTCPV mang lại hiêu quả tích cực và thật sự giúp học sinh rèn luyện, hình thành kỹ năng sống thì cần có thời gian, địa điểm thích hợp và phương tiện phục vụ cho trò chơi đầy đủ. Các trường Tiểu học cần có biện pháp để vận dụng tích cực PPTCPV hơn nữa. Có như vậy học sinh mới có thể phát triển toàn diện và đạt hiệu quả giáo dục tốt. Kết luận: Quá trình điều tra – khảo sát với giáo viên chúng tôi nhận thấy các thầy cô đã nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của PPTCPV trong dạy học và đặc biệt là trong quá trình hình thành kỹ năng sống, cụ thể là rèn luyện kỹ năng tự tin – bạo dạn cho học sinh trước đám đông. Nhưng trong quá trình vận dụng còn gặp phải rất nhiều khó khăn, vì vậy mà hiệu quả chưa cao. PPTCPV còn chưa được áp dụng thường xuyên và chưa phát huy được triệt để tác dụng của nó. Đa số các thầy cô đều cho rằng học sinh rất thích thú khi tham gia TCPV. Nhưng khi vận dụng thì lại chưa tiến hành thường xuyên, liên tục. Và gặp khó khăn về thời gian, địa điểm, phương tiện để tổ chức chơi. Vì vậy giáo viên cần xác định các phương pháp cụ thể để có thể vận dụng PPTCPV một cách đơn giản nhất với học sinh. Và việc vận dụng này phải được tiến hành liên tục, đều đặn để tạo hứng thú, thói quen và lôi cuốn học sinh và TCPV trong quá trình giáo dục. 2.4.2. Kết quả phân tích dữ liệu từ phiếu điều tra với học sinh. Chúng tôi tiến hành điều tra nhằm tìm hiểu thái độ - hứng thú - tác dụng của PPTCPV và những khó khăn của các em gặp phải trong TCPV. Đồng thời đối chiếu với kết quả thu thập từ giáo viên. - Điều tra với học sinh nhằm tìm hiểu về hứng thú của các em với PPTCPV, đồng thời tìm hiểu thái độ và cách chơi của các em trong TCPV. Và TCPV có giúp các em cảm thấy mình tự tin - bạo dạn trước đám đông hơn hay không. - Tổng số phiếu phát ra là 6 trên 100 học sinh, thu lại đủ 100 và hợp lệ. -Để tìm hiểu về hứng thú của học sinh với TCPV chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (Phụ lục 2). Kết quả thu được như sau: Bảng 1: Hứng thú của học sinh với PPTCPV. STT Mức độ hứng thú Số phiếu Tỉ lệ 1 Rất thích 60 60 2 Thích 30 30 3 Bình thường 10 10 4 Không hề thích 0 0 Tổng số 100 100 Qua bảng số liệu thống kê chúng tôi nhận thấy: - 60% học sinh rất thích PPTCPV. - 30% thích PPTCPV. Qua đó thấy được phần lớn học sinh đề có hứng thú và rất thích tham gia vào trò chơi này. Và đặc biệt không có học sinh nào không thích PPTCPV. Như vậy so sánh với sự đánh giá của giáo viên về hứng thú của học sinh khi tham gia TCPV là rất sát với thực tế 50%, còn về học sinh là 60% các em rất thích trò chơi này. Giáo viên đã sẻ dụng PPTCPV cho học sinh nhưng mức độ sử dụng còn hạn chế. Chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 2) để tìm hiểu thực tế mức độ sử dụng TCPV của giáo viên qua quan sát của học sinh. Bảng 2: Mức độ sử dụng PPTCPV của các thầy cô. STT Mức độ Số phiếu Tỉ lệ 1 Rất thường xuyên 10 10 2 Thường xuyên 30 30 3 Thi thoảng 60 60 4 Không sử dụng 0 0 Tổng số 100 100 Từ bảng số liệu cho thấy giáo viên cần vận dụng TCPV trong quá trình giáo dục. Nhưng ở mức độ thường xuyên, tích cực thì chưa cao. Cụ thể là: - 60% học sinh cho rằng thi thoảng giáo viên mới vận dụng TCPV. - 30% học sinh cho rằng giáo viên thường xuyên vận dụng TCPV, - 10% học sinh cho rằng giáo viên rất thường xuyên vận dụng TCPV. Kết quả này cũng tương đối phù hợp so với kết quả thu được ở bảng mức độ vận dụng TCPV của giáo viên. Từ đó nói lên rằng, giáo viên đã sử dụng TCPV trong dạy học và được phản ánh qua quan sát của học sinh. Thế nhưng đa số giáo viên thi thoảng mới sử dụng TCPV trong dạy học. Số giáo viên tích cực thường xuyên vận dụng TCPV là rất ít. Giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của TCPV trong việc hình thành kỹ năng sống cho các em. Nhưng việc vận dụng còn gặp nhiều khó khăn vì vậy mà chưa phát huy được triệt để hiệu quả của TCPV đối với học sinh. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (phụ lục 2) để tìm hiểu học sinh về tác dụng mà TCPV đem lại cho học sinh khi tham gia chơi. Bảng 3: Tác dụng của PPTCPV với học sinh. STT Tác dụng Số phiếu Tỉ lệ 1 Hứng thú học tập và đến trường hơn 50 50 2 Hình thành sự tự tin - bạo dạn trước đám đông 40 40 3 Phát huy tính tự lập - sáng tạo 10 10 4 Tất cả các tác dụng trên 0 0 Tổng số 100 100 Nhìn vào bảng số liệu chúng tôi nhận thấy: - 50% học sinh cho rằng hứng thú với việc học tập và thích đến trường hơn. - 40% học sinh cho rằng khi tham gia trò chơi các em thấy tự tin – bạo dạn hơn trước thầy cô, bạn bè. - 10% các em cho rằng khi chơi TCPV các em tự lập và sáng tạo hơn. Như vậy có thể thấy rằng TCPV mang lại rất nhiều tác dụng tích cực đối với học sinh. Các em không những thích thú học tập và đến trường hơn mà còn tự tin – bạo dạn hơn, không sợ sệt và rụt rè, e ngại trước bạn bè, thầy cô nữa. Vậy tại sao chúng ta không thể vận dụng TCPV một cách thường xuyên, tích cực hơn để đạt được hiệu quả tối ưu của PPTCPV với học sinh. Chính học sinh cũng đã nhận thức được TCPV là một trò chơi tích cực và lôi cuốn các em tới trường, làm cho các em thích đến trường và hứng thú học tập hơn. Qua đó thấy được quan điểm nghiên cứu về TCPV của chúng tôi là đúng đắn. Vì các em nhận thức được TCPV mang lại niềm vui, hứng thú cho các em nên các em rất thích tham gia TCPV. Tìm hiểu thái độ của học sinh với TCPV so với các giờ học khác, chúng tôi sử dụng câu hỏi sô 4 (phụ lục 2) Bảng 4: Thái độ của học sinh trong giờ tham gia PPTCPV. STT Thái độ Số phiếu Tỉ lệ 1 Tham gia rất tích cực 10 10 2 Say mê, hứng thú hơn các giờ học khác 60 60 3 Tham gia bình thường 20 20 4 Không dám tham gia 10 10 5 Không hứng thú với TCPV 0 0 Tổng số 100 100 Từ bảng số liệu cho ta thấy: - 60% học sinh cho rằng các em say mê và hứng thú với TCPV hơn là các giờ học khác. - 20% tham gia bình thường. - 10% các em tham gia rất tích cực. - 10% các em không dám tham gia. Số học sinh say mê và hứng thú với TCPV là rất lớn. Thế nhưng vẫn còn tương đối nhiều học sinh vì lý do nào đó mà không dám tham gia. Nếu như tất cả học sinh đều say mê và hứng thú tham gia TCPV thì chắc chắn tất cả các em đều được rèn luyện và hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông. Nhưng con số đó chỉ nằm ở mức 60%. Vậy còn lại, số học sinh còn lại sẽ rơi vào tình trạng thụ động về kỹ năng sống. Và sau này khi vào đời, các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý các tình huống trong cuộc sống. Chính vì vậy giáo viên cần có những biện pháp hợp lý nhất để xây dựng TCPV có thể luôn cuốn tất cả các em. Có như vậy thì học sinh mới phát huy được tính tự lập, tích cực, chủ động và khả năng thể hiện mình trước đám đông. Tìm hiểu những khó khăn mà học sinh thường hay gặp phải trong khi chơi, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (phụ lục 2) Bảng 5: Những khó khăn khi chơi TCPV của học sinh. STT Những khó khăn Mức độ Thường xuyên Thi thoảng Chưa bao giờ 1 Vật liệu và đồ để chơi 50 30 20 2 Thời gian chơi 70 20 10 3 Người tham gia chơi 30 60 10 4 Giáo viên hướng dẫn 10 80 10 5 Chủ đề chơi không có trong thực tiễn 0 70 20 6 Thiếu chủ đề chơi 10 30 60 Bảng kết quả cho thấy: - 70% học sinh cho rằng thời gian chơi thường xuyên không đủ. - 50% học sinh cho rằng vật liệu và đồ chơi của các em thường xuyên thiếu. Đó là hai khó khăn cơ bản nhất và học sinh thường xuyên gặp khi chơi. Và không chỉ có học sinh mà khó khăn này cũng là khó khăn của giáo viên khi tiến hành vận dụng TCPV cho các em. Như vậy để các em có điều kiện về thời gian và vật chất tốt nhất thì chỉ có thể tổ chức vào giờ ngoại khóa, còn vật liệu và đồ để chơi thì có thể tận dụng tất cả những gì đơn giản nhất để biến thành đồ chơi cho các em. Trong TCPV rất cần nhiều thời gian từ chuẩn bị cho tới khi tiến hành chơi. Vì vậy giáo viên cần chú ý điều chỉnh thời gian sao cho hợp lý và các em có thể lần lượt chơi, ai cũng được chơi. Có như vậy học sinh mới phát huy được hết khả năng của mình. Như vậy học sinh đã có hứng thú rất lớn khi chơi TCPV. Giáo viên cũng đã sử dụng TCPV trong quá trình giáo dục. Nhưng khó khăn mà tất cả giáo viên và học sinh gặp phải khi sử dụng TCPV đều là thời gian chơi và đồ chơi, vật liệu chơi. Để thấy được hiệu quả thật sự mà TCPV mang lại cho học sinh thì cả giáo viên và nhà giáo dục cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục khó khăn. Để tìm hiểu về biểu hiện tự tin – bạo dạn của học sinh khi chơi TCPV, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 (phụ lục 2). Bảng 6: Biểu hiện tự tin - bạo dạn của học sinh khi tham gia PPTCPV

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng phương pháp trò chơi phân vai cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Hà Lộc II thị xã Phú Thọ, nhằm hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám.doc
Tài liệu liên quan