Khóa luận Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

MỤC LỤC

 

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

1.1. Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính và vị trí kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 3

1.1.1. Khái niệm và đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính 3

1.1.2. Phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính và quan hệ với thủ tục phân tích 4

1.1.3. Vị trí kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 9

1.2. Lý luận chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính 10

1.2.1. Bản chất và vai trò của thủ tục phân tích 10

1.2.2. Nội dung và các loại hình thủ tục phân tích 11

1.2.3. Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính 16

1.3. Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 21

1.3.1. Vai trò thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu 21

1.3.2. Đặc điểm khoản mục doanh thu ảnh hưởng tới thủ tục phân tích 22

1.3.3. Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM 28

2.1. Tổng quan về công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 28

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 28

2.1.1.1. Khái quát về Ernst & Young toàn cầu 28

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 29

2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 31

2.1.2.1. Bộ phận hành chính 33

2.1.2.2. Bộ phận nghiệp vụ 33

2.1.3. Đặc điểm kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 35

2.1.4. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 37

2.1.4.1. Giai đoạn lập kế hoạch và nhận diện rủi ro (Planning and risk identification) 39

2.1.4.2. Xây dựng chiến lược kiểm toán và đánh giá rủi ro 40

2.1.4.3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 41

2.1.4.4. Giai đoạn kết luận và phát hành báo cáo kiểm toán 41

2.2. Thực tế vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 42

2.2.1. Vận dụng thủ tục phân tích vói kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty TNHH Smiledi Việt Nam 42

2.2.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 42

2.2.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 48

2.2.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 60

2.2.2. Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu tại ngân hàng phát triển nông thôn Lào APB 62

2.2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 62

2.2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 67

2.2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 79

2.2.3. Khái quát quy trình vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 81

2.3. Đánh giá chung về việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 84

2.3.1. Ưu điểm 84

2.3.2. Nhược điểm 91

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM 95

3.1. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 95

3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 95

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quy trình phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 97

3.2. Giải pháp hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 99

3.3. Kiến nghị hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 105

3.3.1. Kiến nghị về phía công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 105

3.3.2. Kiến nghị về phía các cơ quan chức năng 106

3.3.3. Kiến nghị về phía khách hàng kiểm toán 109

KẾT LUẬN 111

 

 

doc123 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty Smiledi Việt Nam và xem xét việc đưa kiến nghị trong thư quản lý. c) Phân tích quy mô doanh thu hoặc tỷ lệ doanh thu trong tháng cuối cùng so với tổng doanh thu năm Nếu ban giám đốc phải đối mặt với áp lực đạt mục tiêu doanh thu dự toán, ban giám đốc có xu hướng ghi khống doanh thu ở những tháng cuối cùng. Đó là lý do kiểm toán viên nên thực hiện thủ tục phân tích dạng này. Thủ tục phân tích này đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải có hay không sự sai lệch doanh thu tại Smiledi. Kiểm toán viên quyết định thực hiện thêm các thủ tục kiểm tra chi tiết để có được bằng chứng kiểm toán thích hợp. Thủ tục phân tích này khá đơn giản nhưng hiệu quả. Kiểm toán viên đã thu thập báo cáo doanh thu theo tháng. Quan tâm của kiểm toán viên là rủi ro khai khống doanh thu. Kiểm toán viên quyết định thực hiện thêm các thủ tục kiểm tra chi tiết để có được bằng chứng kiểm toán thích hợp. Toàn bộ ghi chép liên quan tới doanh thu trong ba tháng cuối năm tài chính đã được kiểm tra lại. Hình 2.7: Phân tích doanh thu theo tháng ở công ty Smiledi Việt Nam Tháng Doanh thu % trên tổng doanh thu Chú ý Tháng 1 6,826,040 3.44% {a} Tháng 2 8,096,001 4.08% {a} Tháng 3 7,480,864 3.77% {a} Tháng 4 7,738,825 3.90% {a} Tháng 5 6,210,903 3.13% {a} Tháng 6 6,964,942 3.51% {a} Tháng 7 7,421,334 3.74% {a} Tháng 8 8,711,139 4.39% {a} Tháng 9 14,564,865 7.34% {b} Tháng 10 35,658,123 17.97% {b} Tháng 11 37,126,515 18.71% {b} Tháng 12 51,572,321 25.99% {b} Tổng cộng 198,431,401 100% 100% {a} Tỷ lệ doanh thu ổn định (dưới 5%) từ tháng 1 tới tháng 8 {b} Có sự thay đổi lớn trong tỷ lệ doanh thu vào những tháng cuối năm. Kế toán đã giải thích trong tháng 7, do uy tín của công ty trên thị trường, đồng thời với việc Smiledi Việt Nam thành lập các chi nhánh/văn phòng đại diện tại các khu công nghiệp mới (Từ Sơn – Bắc Ninh, phố Nối – Hưng Yên.), công ty đã kí kết thêm một số hợp đồng lớn với các đối tác nước ngoài. Theo điều khoản của các hợp đồng này, các máy móc được đặt sẽ được bàn giao cho khách hàng không muộn hơn 2 tuần sau khi hoàn thành. Công ty Smiledi Việt Nam sẽ phải bàn giao ít nhất 80% số lượng máy móc được đặt hàng trước 31/12/2005. Những tháng cuối năm, nhân sự của công ty được huy động làm ngoài giờ để đảm bảo tiến độ hợp đồng. Đó là lý do tại sao trong 4 tháng cuối năm, doanh thu tăng mạnh như vậy. Các tài khoản doanh thu ngoài ra được kiểm tra đồng thời với các tài khoản phải thu. Sự bảo đảm cho các tài khoản phải thu ngoài ra đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho tài khoản doanh thu. Tuy nhiên, thời gian thực hiện kiểm toán này (during the audit field works), chúng ta không nhận được thư xác nhận nào từ khách hàng. Do đó, sự bảo đảm của tài khoản phải thu không có tác dụng trong giai đoạn này. Về mặt lí thuyết, với những thử nghiệm cơ bản như được đề cập ở trên (kiểm tra chi tiết doanh thu của 3 tháng cuối cùng), chúng ta có thể kết luận rằng không có sai sót nào trong ghi nhận doanh thu. Nhưng kiểm toán viên vẫn còn quan tâm tới nguy cơ khai khống doanh thu. Để giải quyết vấn đề này, kiểm toán viên phải chứng minh rằng hàng hóa đã được phân phối trong năm 2005 theo các hợp đồng kinh tế chứ không phải trong năm 2006. Cuối cùng, kiểm toán viên quyết định xem xét lại toàn bộ Workingpapers mô tả chu trình kế toán và chu trình phân phối hàng hóa của khách hàng. Kiểm toán viên chú ý rằng toàn bộ hàng hóa được phân phối đều phải qua cổng bảo vệ với sự kiểm soát rất chặt của bộ phận bảo vệ. Mọi hoạt động vận chuyển vào và ra khỏi nhà máy phải được ghi lại chính xác ngày và giờ, số lô hàng, ..v..v. Kiểm toán viên đã yêu cầu tất cả các giấy tờ ghi chép những hoạt động vận chuyển đó từ bộ phận bảo vệ. Tất cả các phiếu vận chuyển trong vòng ba tháng cuối 2005 được thu thập theo dấu của bộ phận bảo vệ. Thủ tục phân tích dạng này giúp kiểm toán viên tăng sự thận trọng nghề nghiệp, rà soát chặt chẽ hơn nhiều sự ghi nhận doanh thu của kế toán. Trong trường hợp của công ty Smiledi Việt Nam, thủ tục phân tích này không phát hiện ra sai sót nhưng một vài trường hợp khác, thủ tục này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả. d) So sánh doanh thu được ghi nhận hàng ngày trong giai đoạn ngắn trước và sau thời điểm khóa sổ nhằm tìm ra những biến động bất thường Đây là thủ tục phân tích bắt buộc trong tất cả các cuộc kiểm toán để kiểm tra tính đúng kì của các khoản doanh thu được ghi nhận. Một phần của thủ tục phân tích dạng này đã được minh họa trong phần c) (so sánh tỷ lệ doanh thu của ba tháng cuối cùng so với tổng doanh thu). Để thực hiện thủ tục này, kiểm toán viên đã thu thập sổ cái của tài khoản doanh thu từ bộ phận kế toán. Sau đó, kiểm toán viên xem qua các nghiệp vụ bất thường (trị giá cao hơn hoặc thấp hơn mức thông thường) ở cuối của giai đoạn kiểm toán và ở đầu của giai đoạn tiếp theo và phỏng vấn kế toán doanh thu hoặc nhân viên bán hàng để biết lý do tại sao. Không có một ngoại lệ nào được đặt ra. Tuy nhiên, một lỗi dẫn đến sự khai khống khoản doanh thu 1 triệu USD đã được phát hiện sau khi giai đoạn kiểm toán kết thúc. Lượng này không trọng yếu so với doanh thu 200 triệu USD. Nhưng tại sao sai sót này không thể được kiểm toán viên phát hiện trong quá trình kiểm toán làm việc, ngay cả khi tất cả các thủ tục phân tích đã được thực hiện? Thực tế, thủ tục xem xét các nghiệp vụ trước và sau khi kết thúc năm tài chính đòi hỏi kiểm toán viên kiểm tra và chắc chắn về sự đúng đắn và nhất quán của các giấy tờ support cho các khoản doanh thu được ghi nhận ngay trước và sau khi kết thúc năm tài chính (hóa đơn, phiếu vận chuyển, vận đơn, hợp đồng kinh tế). Tất cả các thủ tục này đều đã được thực hiện rất tốt. Việc phát hiện ra sai sót đến từ thư xác nhận của một khách hàng. Thư xác nhận này đã chỉ ra khoản phải trả đối với Smiledi cuối năm tài chính ít hơn 1 triệu USD. Khách hàng này nhận được hàng hóa vào tuần thứ ba của tháng 1. Điều đó có nghĩa là cơ sở dẫn liệu Quyền và nghĩa vụ liên quan tới tài khoản phải thu cũng như ghi nhận doanh thu cần được xem xét kĩ hơn nữa. Kiểm toán viên thảo luận với bộ phận bán hàng của Smiledi và biết rằng hàng hóa được chuyển đến khách hàng của Smiledi vào ngày 27 tháng 12 của năm tài chính. Tất cả các hóa đơn, phiếu vận chuyển, vận đơn đều chứng minh lý lẽ này. Kiểm toán viên xem xét thêm một lần nữa các điều khoản của hợp đồng kinh tế giữa Smiledi và khách hàng trên. Không có điều gì đáng chú ý. Kiểm toán viên chuyển qua xem xét các điều khoản thương mại quốc tế Incoterm 2000. Và theo như điều khoản của Incoterm 2000, thậm chí cả khi hàng hóa được chuyển tới công ty đặt hàng, trong trường hợp có rủi ro về mất mát hàng hóa, khách hàng sẽ không phải hoàn trả hoàn toàn 100% cho những hàng hóa đã bị mất. Vì vậy, rủi ro mất hàng sẽ vẫn thuộc về nghĩa vụ của công ty Smiledi. Smiledi sẽ phải bồi hoàn cho khách hàng nếu rủi ro này xảy ra. Vì vậy, kết luận về rủi ro tiềm tàng của việc phân phối hàng hóa là một thực tế đã xảy ra. Smiledi đã đồng ý điều chỉnh tài khoản phải thu theo thư xác nhận của khách hàng và doanh thu của Smiledi do đó giảm 1 triệu USD. Trong trường hợp của Smiledi, thủ tục xem xét sai sót hạch toán đúng kì trong suốt field work không thể loại bỏ tất cả những sai sót của khai khống doanh thu. Tuy nhiên, thủ tục này có thể ứng dựng với hầu hết các khách hàng khác. e) So sánh chi tiết số đơn vị hàng hóa đã được chuyển tới khách hàng với doanh thu được ghi nhận và các ghi chép về sản lượng. Xem xét doanh thu có hợp lý không bằng cách so sánh với các mức độ sản lượng và giá bán trung bình. Phân tích xu hướng và mối quan hệ giữa doanh thu và lượng hàng đã được phân phối có thể giúp kiểm toán viên có cơ sở bảo đảm cho tính hợp lý của doanh thu được ghi nhận. Kiểm toán viên đã phân tích cả sự dao động của doanh thu theo tháng trong quan hệ với lượng hàng được chuyển giao. Hình 2.8: Phân tích doanh thu được ghi nhận và lượng hàng được chuyển giao của sản phẩm DQJ_A10 Tháng Doanh thu Sản phẩm DQJ_A10 Số lượng được chuyển giao (x100) Tháng 1 8,738,470 57,490 5,748,993 Tháng 2 8,105,431 53,325 5,332,520 Tháng 3 9,490,313 62,436 6,243,627 Tháng 4 10,743,399 71,623 7,162,266 Tháng 5 10,213,408 68,089 6,808,939 Tháng 6 11,972,335 79,816 7,981,557 Tháng 7 12,429,192 83,981 8,398,103 Tháng 8 12,857,878 86,878 8,687,755 Tháng 9 14,560,893 98,384 9,838,442 Tháng 10 14,560,893 99,732 9,973,215 Tháng 11 14,560,893 99,732 9,973,215 Tháng 12 18,560,893 127,129 12,712,941 146,793,998 988,615 98,861,573 Trong đồ thị trên, lượng sản phẩm được chuyển giao đã được nhân với 100 để tiện cho việc tìm ra xu hướng giữa quy mô doanh thu và lượng hàng được chuyển giao. Rõ ràng, hai nhân tố này có quan hệ với nhau trong cả ba dòng sản phẩm trên: số lượng sản phẩm được chuyển giao càng nhiều thì doanh thu càng lớn và ngược lại. Chẳng hạn, trong tháng 1, số sản phẩm được chuyển giao là 5,748,993 tương ứng với doanh thu 8,738,470 USD trong khi tháng 2, có 5,332,520 sản phẩm được chuyển giao tương ứng với doanh thu 8,105,431 USD. Giấy tờ làm việc liên quan đến thủ tục phân tích doanh thu được ghi nhận với lượng hàng được chuyển giao được minh họa ở phụ lục. Riêng dòng sản phẩm DQJ_C22 có đóng góp doanh thu không trọng yếu trong tổng doanh thu nên thủ tục phân tích không được áp dụng đối với dòng sản phẩm này. Kiểm toán viên không thấy dao động nào đi ngược lại mối quan hệ đã được tìm thấy ở trên khi thực hiện thủ tục phân tích này. Việc phân tích doanh thu được ghi nhận và lượng hàng được chuyển giao thích hợp cho ngành công nghiệp sản xuất. Trong ngành công nghiệp khác, chẳng hạn mảng ngân hàng, thử nghiệm kiểm tra tính hợp lý của doanh thu được ghi nhận nên dựa trên những nhân tố định hình các quan hệ và các xu hướng. g) So sánh doanh thu được ghi nhận và ước tính (expectation) của kiểm toán viên Mô hình để đưa ra doanh thu ước tính được kiểm toán viên xác định dựa trên tích số của lượng hàng được chuyển giao và giá bán mỗi đơn vị hàng. Phần giấy tờ làm việc dưới đây minh họa mô hình đưa ra doanh thu ước tính. Hình 2.9: Minh họa mô hình đưa ra doanh thu ước tính Đơn vị: USD Sản phẩm Tháng Lượng hàng được chuyển giao Giá Doanh thu ước tính {a} {b} DQJ_A10 988,616 Tháng 1 57,490 152.00 8,738,470 Tháng 2 53,325 152.00 8,105,431 Tháng 3 62,436 152.00 9,490,313 Tháng 4 71,923 150.00 10,743,399 Tháng 5 68,089 150.00 10,213,408 Tháng 6 79,816 150.00 11,972,335 Tháng 7 83,981 148.00 12,429,192 Tháng 8 86,878 148.00 12,857,878 Tháng 9 98,384 148.00 14,560,893 Tháng 10 99,732 148.00 14,760,358 Tháng 11 99,732 146.00 14,560.893 Tháng 12 127,129 146.00 18,560,893 Tổng cộng 146,933,464 DQJ_B14 281,145 Tháng 1 16,204 169.00 2,738,470 Tháng 2 18,375 169.00 3,105,431 Tháng 3 20,653 169.00 3,490,313 Tháng 4 20,967 169.00 3,543,399 Tháng 5 21,423 164.00 3,513,408 Tháng 6 22,392 164.00 3,672,335 Tháng 7 22,739 164.00 3,729,192 Tháng 8 24,133 164.00 3,957,878 Tháng 9 26,543 157.00 4,167,239 Tháng 10 27,071 157.00 4,250,160 Tháng 11 29,685 157.00 4,660,548 Tháng 12 30,960 157.00 4,860,657 Tổng cộng 45,689,030 DQJ_D12 31,087 Tháng 1 2,296 185.00 424,700 Tháng 2 2,300 185.00 425,431 Tháng 3 2,380 185.00 440,313 Tháng 4 2,477 175.00 433,399 Tháng 5 2,482 175.00 434,340 Tháng 6 2,585 175.00 452,335 Tháng 7 2,624 175.00 459,192 Tháng 8 2,673 172.00 459,770 Tháng 9 2,717 172.00 467,239 Tháng 10 2,792 172.00 480,160 Tháng 11 2,852 172.00 490,548 Tháng 12 2,911 172.00 500,657 5,468,084 Tổng cộng 198,625,526 DT được ghi nhận 198,431,401 Chênh lệch 195,125 Threshold 502,236 Chênh lệch thấp hơn “mức ngưỡng” nên không cần điều tra thêm. {a} Thông tin thu được từ bộ phận bán hàng {b} Giá thu được từ bảng giá bán được ban giám đốc chấp thuận hoặc được ghi trên hợp đồng kinh tế. Thủ tục này là thủ tục phân tích quan trọng nhất và nên được thực hiện trong hầu hết các trường hợp kiểm toán khoản mục doanh thu. Thủ tục phân tích dạng này đặc biệt hữu ích đối với các khách hàng hoạt động trong các ngành nghề như sản xuất, khách sạn. 2.2.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích được dùng để rà soát lại lần cuối tính hợp lí của toàn bộ báo cáo tài chính đã được đơn vị kiểm toán. Các thủ tục phân tích giúp cho kiểm toán viên có cái nhìn tổng thể về hoạt động của khách hàng, từ đó đưa ra những kết luận chung về tính hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính. Các kết luận rút ra từ kết quả của những thủ tục này nhằm xác minh những kết luận đã có được trong suốt quá trình kiểm toán các tài khoản hay các khoản mục trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên các thủ tục này cũng nhằm xác định những khu vực cần phải thực hiện các thủ tục kiểm tra bổ sung và chú ý đến tính hoạt động liên tục của khách hàng. Đối với khoản mục doanh thu, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, dựa trên các thủ tục phân tích đã được thực hiện, kiểm toán viên đưa ra kết luận cuối cùng về tính hợp lí của toán bộ các vấn đề liên quan tới doanh thu đã được đặt ra trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Phần dưới đây là một phần workingpaper minh họa kết luận sau khi kết thúc kiểm toán khoản mục doanh thu: Kết luận: Chúng tôi đã thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết để kiểm toán khoản mục doanh thu, theo phương pháp kiểm toán thống nhất toàn cầu (Global Audit Methodology). (Nếu có thử nghiệm cơ bản nào không được thực hiện, hãy mô tả thử nghiệm cơ bản đó và thủ tục thay thế dưới đây). Quan hệ biến động doanh thu – giá vốn hàng bán hợp lí. Tỷ lệ lãi gộp theo từng dòng sản phẩm giảm được giải thích hợp lý (do công ty giảm giá bán để cạnh tranh với các đối thủ khác) Chênh lệch giữa doanh thu thực tế với doanh thu dự toán được giải thích hợp lí. Riêng doanh thu thực tế của sản phẩm DQJ_B14 dao động so với doanh thu dự toán trên 10% nhưng chưa được báo cáo với tập đoàn Smiledi toàn cầu. Đề nghị thảo luận với ban giám đốc của Smiledi Việt Nam và đưa kiến nghị trong Thư quản lý. Phân tích quy mô doanh thu trong những tháng cuối cùng so với tổng doanh thu năm, không phát hiện sai sót. Thực hiện so sánh doanh thu được ghi nhận hàng ngày trước và sau thời điểm khóa sổ, không phát hiện sai sót. Thực hiện so sánh chi tiết lượng hàng được chuyển tới khách hàng với doanh thu được ghi nhận, không phát hiện sai sót. Thực hiện so sánh doanh thu được ghi nhận với ước tính của kiểm toán viên, không phát hiện chênh lệch trọng yếu. Dựa trên mô hình đánh giá rủi ro và kết quả của các thủ tục đã được thực hiện trong phần này và các phần có liên quan, chúng tôi tin rằng các thủ tục được thực hiện là cơ sở đảm bảo cho các cơ sở dẫn liệu dưới đây và là cơ sở đảm bảo cho một mức rủi ro chấp nhận được. Doanh thu – Sự hiện hữu Doanh thu – Tính trọn vẹn Doanh thu – Đo lường Không có chênh lệch kiểm toán trọng yếu nào được phát hiện. 2.2.2. Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu tại ngân hàng phát triển nông thôn Lào APB 2.2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng phát triển nông thôn Lào APB Ngân hàng phát triển nông thôn Lào (APB) được thành lập năm 1993 với chức năng như một ngân hàng chính sách thuộc sở hữu nhà nước, và được xem như ngân hàng phát triển đất nước, tập trung vào khu vực nông nghiệp. APB là công cụ công chính trong tài chính nông thôn, với 50% tổng cho vay được định hướng vào cho vay chính sách. Từ khi thành lập, APB chưa ban giờ được giám sát hiệu quả hoặc được quản lý hiệu quả bởi Ngân hàng trung ương. Năm 2002, một nghiên cứu đã hé lộ cuộc kiểm toán độc lập đầu tiên tại APB đã phát hiện 88% các món vay của APB không hoạt động. Tình hình tài chính xấu này là kết quả của việc thiếu định hướng lợi nhuận, cơ cấu tổ chức cho vay nghèo nàn, và trích lập dự phòng yếu. Sang năm 2003, APB đã có một giai đoạn chính thức tái cơ cấu, bao gồm bỏ dần định hướng chính sách và cho vay được tài trợ, chấp nhận những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, sự cải thiện các chính sách cho vay và, tái vốn hóa và mở rộng hệ thống thông tin và nâng cao năng lực quản lí. 120,000 hộ gia đình (15% tổng dân số) có sự tiếp cận với APB. Trong số họ, 40,000 hộ (5%) có sự tiếp cận với các đầu mối tài chính vi mô. APB chủ yếu cung cấp tín dụng thương mại. Trong tài chính vi mô, ngân hàng này sử dụng các kĩ thuật cho vay nhóm, được dựa theo mô hình BACC của Thái Lan. Mô hình này hướng vào sản lượng gạo và vật nuôi. Với kì hạn lớn nhất 3 năm, các món vay của APB có tỷ lệ lãi hỗ trợ là 12%/năm. Tỷ lệ lãi suất thấp này đã thu hút sự chú ý của những nhóm dân cư không nghèo, và chuyển hướng ngăn cản sự tiếp cận của những người nghèo, tăng tham nhũng. Chính phủ nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã phát triển những đầu mối tài chính vi mô trong những năm gần đây với sự hỗ trợ lớn từ UNDCF-UNDP, tổ chức phát triển Châu Á AFD và Ngân hàng phát triển Châu Á. Sau sự đánh giá ban đầu trong năm 2003, và lập quỹ hỗ trợ kĩ thuật, APB đã hỗ trợ sự phát triển của ba tổ chức tín dụng và tiền gửi tiết kiệm định hướng thương mại thí điểm do chính APB lập nên. Ngoài ra, một quỹ tài chính vi mô của APB cũng sẽ được thành lập để hỗ trợ cho sự thiết lập và phát triển của các chỉ số đo dòng tiền. Các đối tác Theo hướng lập quỹ tài trợ, APB hiện được sự hỗ trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á, và côngxoocxiôm các nhà đầu tư “đầu mối số 1”. APB cùng hợp tác với Ngân hàng Lào (BOL), và thực hiện các dự án đồng tài trợ với nhiều tổ chức khác, như Hội phụ nữ Lào. Một đại diện của APB là một thành viên của Ủy ban tài chính vi mô và nông thông, một nhóm tư vấn đại diện cho các Bộ, các nhà cầm quyền Ngân hàng Trung ương, và những nhà nghiên cứu tài chính vi mô. Trong phạm vi đề tài khóa luận đã chọn, phần dưới đây chỉ đề cập phần phân tích tổng thể các khoản mục liên quan tới doanh thu của ngân hàng APB. Mục đích của thủ tục phân tích tổng thể các khoản mục này là đảm bảo tính hợp lý của tất cả các khoản mục doanh thu trong hai năm 2005 và 2006. Hình 2.10: Minh họa thủ tục phân tích tổng thể khoản mục doanh thu Tài khoản Nội dung 2006 2005 Chênh lệch % 7011 Thu nhập từ phát hành giấy tờ có giá 0 40,000 (40,000) (100) 7012 Thu nhập từ kí quỹ liên ngân hàng 0 3,145,550 (3,145,550) (100) 7013 Thu nhập từ cho vay liên ngân hàng (nội địa) 0 0 0 0 7015 Thu nhập từ cho khách hàng vay 30,304,010,780 31,636,599,833 (1,332,589,054) (4) [1] 7021 Thu nhập từ bán lại chứng khoán 0 0 0 0 7022 Thu nhập từ giao dịch chứng khoán 0 0 0 0 7023 Lãi từ chứng khoán thị trường 12,678,315,264 10,788,023,070 1,890,292,194 18 [2] 7017 Thu nhập từ các khoản phải thu thông thường 6,639,000 4,967,498 1,671,502 34 7071 Hoa hồng từ chứng khoán được quản lý 0 0 0 0 Lãi và khoản thu nhập tương tự 42,988,965,044 42,472,735,951 516,229,092 1 7051 Lãi từ giao dịch ngoại tệ 398,688,706 528,714,406 (130,025,700) (25) 6051 Lỗ từ giao dịch ngoại tệ (629,768,013) (99,662,884) (530,105,129) (732) Thu nhập ròng từ giao dịch ngoại tệ (230,879,307) 429,051,522 (660,130,829) 140 [3] 7038 Thu nhập khác từ cho thuê tài chính 0 0 0 0 7018 Thu nhập từ hoa hồng và lãi khác 3,213,846,531 2,317,163,698 896,682,833 39 7036 Thu nhập từ hoạt động cho thuê và tương đương 1,950,000 0 1,950,000 0 7058 Thu nhập từ giao dịch ngoại tệ 6,096,711 6,536,257 (439,546) (7) 7061 Thu nhập từ các cam kết hỗ trợ tài chính 0 0 0 0 7075 Thu nhập từ phương thức thanh toán 0 0 0 0 7078 Thu nhập khác từ các dịch vụ tài chính 2,086,228 0 2,086,228 0 Thu nhập từ hoa hồng và lệ phí 3,223,979,471 2,323,699,955 900,279,515 39 [4] 7083 Thu nhập từ CP phát hành lại hóa đơn 173,338,763 228,372,427 (55,033,664) (24) 7084 Thu nhập từ chuyển giao CP cho HĐKD của ngân hàng 930,959,508 32,863,047 898,096,461 2,733 [5] 7088 Thu nhập khác từ HĐKD của ngân hàng 1,726,674,221 (40,757,643) 1,767,431,863 (4,388) [6] 7488 Thu nhập khác từ hoạt động 0 0 0 0 7482 Đầu tư của cấp dưới được ghi nhận là thu nhập 115,547,575 37,427,600 78,119,975 209 Thu nhập khác từ hoạt động ngân hàng 2,946,520,066 257,905,341 2,688,614,635 1,042 7461 Lợi nhuận từ bán hoặc chuyển giao TSVH/TSCĐ 159,403,459 13,977,075 145,426,384 1,040 [7] 7462 Thặng dư từ chuyển giao TSCĐ cho thuê tài chính 0 5,300,000 (5,300,000) (100) Thu nhập khác từ TSCĐ 159,403,459 159,403,459 0 7019 Lãi từ nợ nghi ngờ 7,301,884,446 3,409,618,415 3,892,266,031 114 [8] 7870 Thu hồi từ Nợ xấu đã được xóa sổ 197,857,661 282,659,210 (84,801,549) (30) [9] Tổng Doanh thu 58,006,670,325 49,194,947,559 8,811,722,766 18 Phân tích tổng thể các khoản mục cho thấy các vấn đề cần lưu ý: [1] Tại sao số dư nợ ở cuối 2006 cao hơn dư nợ cuối 200 nhưng thu nhập từ lãi cho khách hàng vay trong năm 2006 giảm so với thu nhập từ lãi cho khách hàng vay trong năm 2005? [2] Tại sao lãi thu được từ chứng khoán thị trường trong năm 2006 tăng mạnh, khoảng 1,890 triệu LAK (tương đương với 18%), so với lãi thu được từ chứng khoán thị trường trong năm 2005? [3] Tại sao kết quả kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trong năm 2006 lại sụt giảm nghiêm trọng so với kết quả kinh doanh ngoại tệ trong năm 2005, thậm chi trong năm 2006, ngân hàng bị lỗ . [4] Tài khoản này được sử dụng để hạch toán doanh thu từ phí chuyển giao. Cùng với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng, số lượng nghiệp vụ tăng, doanh thu từ các khoản lệ phí của khách hàng theo đó cũng tăng. [5] Tại sao có sự biến động lớn trong thu nhập từ tài khoản này trong năm 2006? (từ 32,863,047 USD năm 2005 tăng lên 930,959,508 trong năm 2006) [6] Thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu bao gồm lãi nội bộ nhận được từ các chi nhánh. Tại sao thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2006 tăng mạnh so với thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh trong năm 2005 (thậm chí số dư của tài khoản này trong năm 2005 âm) [7] Tại sao năm 2006, lãi ngân hàng thu được từ bán hoặc chuyển giao TSCĐ trong năm nay tăng mạnh so với khoản lãi đó trong năm 2005? [8] Tại sao trong năm 2006, thu nhập từ lãi của các khoản nợ nghi ngờ lại gấp đôi thu nhập này trong năm 2005? [9] Tại sao thu hồi từ nợ xấu đã bị xóa sổ trong 2006 lại giảm mạnh so với thu hồi từ nợ xấu trong năm 2005? MỨC TRỌNG YẾU KẾ HOẠCH Mức trọng yếu kế hoạch (PM – Planning Materaility), Tổng sai sót các tài khoản chủ yếu (TE - Tolerable Error), Mức chênh lệch cho phép (Threshold) và Bảng tóm tắt chênh lệch kiểm toán (SAD – Summary of Audit Differences) được xác định cho hội sở và các chi nhánh như sau: Đơn vị: tỷ LAK Chỉ tiêu Hội sở Chi nhánh PM 430 214 TE 215 54 Threshold (25% TE) 54 12 SAD 21 Như vậy, với phân tích sơ lược ban đầu bằng cách so sánh các số liệu trên báo cáo tài chính giữa kì này với kì trước, kiểm toán viên có thể xác định được: - Những biến động lớn bất thường mà rủi ro xảy ra sai sót ở khu vực đó là khá cao khi mà những thông tin ban đầu thu thập được cũng không cho thấy được hoặc chứng minh được sự bất thường là hợp lý và kiểm toán viên sẽ tập trung vào những khu vực này. - Đối với những khoản mục mà thủ tục phân tích cho thấy là hợp lý thì kiểm toán viên có thể giảm bớt các thử nghiệm chi tiết, tiết kiệm được thời gian và chi phí, dồn sức vào những khoản mục khác. 2.2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Nói chung, theo chương trình kiểm toán, các thủ tục phân tích trong giai đoạn này bao gồm: Bước 1: Thực hiện thủ tục phân tích trên thu nhập từ lãi (lãi cho vay và lãi từ hoạt động cho thuê tài chính) tính trên số dư nợ trung bình (chẳng hạn lấy cơ sở tháng). Xem xét mức độ lãi suất thu hồi được trên tổng tài sản cho vay, và xem xét tính hợp lí của khoản thu hồi này đặt trong mối quan hệ với các mức lãi suất phổ biến được áp dụng. Giải thích chơ những biến động bất thường giữa các năm và các tháng. Bước 2: Thu thập chi tiết số dư tài khoản của tổng thu nhập từ phí và hoa hồng theo từng tháng trong 2006 và điều tra lý do cho bất cứ dao động lớn nào (tức là những dao động 15% TE) giữa các tháng. Bước 3: Xem xét tổng số lãi/lỗ ngoại tệ, lãi/lỗ được ghi nhận/không được ghi nhận từ các họat động đầu tư và thu nhập nhỏ khác bằng cách so sánh các thu nhập này với mức độ hoạt động cơ bản của ngân hàng trong năm qua. Giải thích cho bất cứ kết quả nào có sự khác biệt trọng yếu ngoài dự đoán. Thực hiện thủ tục phân tích với thu nhập từ lãi (lãi từ việc cho vay vốn hoặc từ các tài sản mang lại lãi khác). Xem xét mức độ phần trăm lãi được hoàn trả trên tổng mức cho vay và xem xét tính hợp lý của các khoản hoàn trả này căn cứ vào các mức lãi suất được áp dụng Kiểm toán viên lập bảng phân tích doanh thu lãi theo tháng, đơn vị tiền quy đổi ra KIP (đơn vị tiền tệ của Lào), kiểm tra đối với từng đầu tài khoản. Dưới đây là Bảng giá trị ước tính và thực thu của Tài khoản 7015 trong 12 tháng. Hình 2.11: So sánh ước tính của kiểm toán viên và lãi thực thu theo tháng của tài khoản 7015 Tháng Ước tính TK 7015 Chênh lệch 00.7015 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2708.doc
Tài liệu liên quan