Khóa luận Văn hoá kinh doanh Nhật Bản và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường

MỤC LỤC

 Trang

 LỜI NÓI ĐẦU

Chương I. Vai trò của thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu Việt Nam 1

I. Khái quát chung

1. Khái quát chung về nước Nhật 1

 a. Điều kiện tự nhiên, dân số 1

 b. Chính trị 1

 c. Kinh tế xã hội 2

 d. Văn hoá 4

2. Khái quát về quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản 5

 a. Về chính trị 5

 b. Về kinh tế 6

 c. Về hợp tác lao động 7

 d. Về văn hoá giáo dục 8

 e. Về du lịch 8

 

II. Vai trò của thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu Việt Nam 9

1. Ngoại thương hai nước Việt Nam – Nhật Bản 9

2. Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sang Nhật 12

 Trọng tâm xuất khẩu vào Nhật những năm tới 13

3. Đánh giá về tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật 18

4. Nhật Bản – thị trường đầy hứa hẹn của hàng hoá Việt Nam 20

 4.1. Thị trường hàng hóa rộng lớn và đa dạng hoá 20

 4.2. Tính mở với hàng hoá nước ngoài 22

 4.3. Những nỗ lực trong xúc tiến nhập khẩu và chính sách mở cửa thị trường 22

 4.4. Xu hướng thay đổi cơ cấu nhập khẩu của Nhật Bản – cơ hội tốt cho hàng xuất khẩu của Việt Nam 24

 

Chương II. Những đặc trưng và văn hoá kinh doanh trên thị trường Nhật Bản 27

I. Thị trường Nhật Bản 27

1. Đặc trưng văn hoá của thị trường Nhật 27

 Yếu tố con người và văn hóa tác động và hình thành nên nét đặc trưng của thị trường Nhật Bản 27

 a. Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hoá nước ngoài 29

 b. ý thức tôn trọng những giá trị truyền thống 30

 c. óc thẩm mỹ và tính cầu toàn 31

 d. Xu hướng thu nhỏ và đa dạng hoá 32

2. Phân phối hàng hoá trên thị trường Nhật Bản 33

 a. Hệ thống bán hàng 33

 b. Các mối quan hệ 36

 c. Phương thức bán hàng trên thị trường 36

3. Hệ thống thanh toán 37

II. Người tiêu dùng Nhật Bản 38

1. Những yếu tố quyết định tới tiêu dùng của người Nhật

 a. Thu nhập 38

 b. Tuổi tác và lối sống 39

2. Các tiêu chuẩn đánh giá hàng hóa của người tiêu dùng Nhật Bản 41

 a. Thời trang 41

 b. Hình thức của hàng hoá 42

 c. Chất lượng 44

 d. Nhãn hiệu hàng 45

 e. Giá cả 45

 f. Môi trường 46

3. Những xu hướng tiêu dùng mới 46

III. Doanh nghiệp Nhật Bản và cách làm việc trong doanh nghiệp 47

1. Văn hoá trong doanh nghiệp 47

 a. ý thức tôn trọng lễ nghi và thứ bậc 47

 b. Cách ứng xử trong công việc 48

 c. ý thức làm việc 50

2. Thói quen đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản 52

 a. Lễ nghi và thứ bậc 52

 b. Coi đàm phán như một cuộc đấu tranh thắng bại 53

 c. Tránh xung đột bằng cách thoả hiệp 54

 d. Tìm hiểu rõ đối tác trước khi đàm phán 54

 e. Thao túng nhật trình của đối tác 55

 f. Lợi dụng điểm yếu của đối thủ 55

 g. Thảo luận đến từng chi tiết 55

 

Chương III. Giải pháp và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Nhật Bản 57

I. Xu hướng phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Nhật Bản 57

1. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản 57

2. Bức tranh dự báo về quan hệ Nhật Việt 59

 a. Hàng xuất khẩu Việt Nam sang Nhật 60

 b. Thị trường gia công tại Việt Nam 60

3. Những tổ chức – cây cầu nối liền Việt Nam - Nhật Bản 62

II. Những kiến nghị nhà nước 63

1. Xác định rõ vị trí của thị trường Nhật trong xuất khẩu của Việt Nam 63

2. Cải tổ và hoàn thiện hệ thống pháp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả 63

3. Có chính sách khuyến khích 64

4. Xây dựng hình ảnh quốc gia 65

III. Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường 67

1. Tiếp cận thị trường 67

 a. Thông qua một doanh nhân hoặc một tổ chức có uy tín giới thiệu 67

 b. Tham gia các triển lãm, hội chợ thương mại 68

 c. Tham gia hội nghị và các đoàn đàm phán thương mại 68

 d. Sử dụng các phương tiện thông tin công cộng, đặc biệt là Internet 69

2. Đàm phán 69

 a. Tìm hiểu kỹ đối tác đàm phán 70

 b. Sử dụng phiên dịch 71

 c. Tác phong ăn mặc, tặng quà và sử dụng danh thiếp 72

 d. Chuẩn bị kỹ nội dung và các điều khoản đàm phán chi tiết đến mức có thể 72

 e. Giữ thái độ bình tĩnh và lắng nghe trong cuộc đàm phán 73

 f. Nắm bắt được ý đồ của đối phương 74

3. Thâm nhập thị trường 75

 a. Xây dựng một thương hiệu vững chắc 75

 b. Nâng cao chất lượng của hàng hoá 76

 c. Hợp lý hoá giá cả để tăng sức cạnh tranh 79

 d. Tạo dựng uy tín trong thuơng mại 79

 e. Khắc phục những tập quán kinh doanh chưa tương đồng 80

 KẾT LUẬN

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Văn hoá kinh doanh Nhật Bản và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậy cho dù trên thị trường có sự thay đổi gây bất lợi cho họ song họ vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ này. Ngoài ra, giữa các nhà sản xuất cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu như một công ty nào đó đang tìm nhà cung ứng mới, thì nhà cung ứng hiện tại có thể cùng với nhà cung ứng khác của ngành hàng đó thao túng giá cả, đề phòng sự thay đổi giá cả, khiến cho công ty này khó có thể tìm được nhà cung ứng nào khác có khả năng ưu đãi hơn. Đây cũng là một trong những nét rất đặc trưng của thị trường Nhật. Mối quan hệ giữa các nhà kinh doanh rất quan trọng, và nó góp phần tạo nên mối quan hệ theo chiều dọc giữa các công ty. Do đó, các nhà kinh doanh nếu đã có một mối quan hệ với nhau thì gần như là mối quan hệ đó sẽ kéo dài mãi mãi. Đây có thể là một điểm yếu làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. c. Phương thức bán hàng trên thị trường Đối với bán buôn : Muốn bán được sản phẩm ở các cửa hàng lớn thì nhân viên bán hàng phải thông qua mối quan hệ nào đó hoặc qua giới thiệu để tiếp xúc được với nhân viên nghiệp vụ của bộ phận nhập hàng của cửa hàng đó còn nếu không thì rất khó có thể tự mình thực hiện được ý đồ. Do vậy khi đi bán hàng cần phải có kế hoạch tiếp xúc, lựa chọn người giao tiếp, tối thiểu phải ngang hàng với người mình định gặp. Ngoài ra người bán hàng trên thị trường Nhật còn phải chú ý tới vấn đề quyết toán của công ty và hãng buôn Nhật vì các công ty mỗi năm có 2 lần dự toán, mà ngoại trừ trường hợp đặc biệt nếu công ty đó không tiến hành dự toán một loại sản phẩm nào đo thì ngưòi bán hàng cũng không thể tiến hành đàm phán đối với mặt hàng đó và như thế sẽ phải chờ đến thời gian sau. Bên cạnh đó khi đi đàm phán đối với một mặt hàng nào thì cần phải chuẩn bị đầy đủ tỉ mỉ các tài liệu liên quan, điều này hết sức quan trọng. Đối với bán lẻ : ở Nhật, do hệ thống bán lẻ như siêu thị, cửa hàng, máy bán hàng tự động rất nhiều nên hầu như không có hình thức gõ cửa bán hàng trực tiếp. Và dường như người Nhật không thích hình thức bán hàng này, vì nó có vẻ như xâm phạm đời tư cá nhân. Nhưng với các đồ ăn hoặc hàng hoá tiêu dùng thì dịch vụ gọi điện mang hàng tới lại được ưa thích. Một đặc điểm không kém độc đáo của hệ thống bán lẻ tại Nhật là hệ thống cửa hàng “ 100 Yên”. Tại đây có rất nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau và giá thì đồng hạng là 100 Yên một món. Những cửa hàng này rất được ưa chuộng và góp phần đáng kể vào việc kích thích tiêu dùng. 3. Hệ thống thanh toán Có thể thanh toán bằng tiền mặt, séc hoặc thẻ tín dụng. Nhưng hiện nay hình thức được sử dụng nhiều nhất là thẻ tín dụng và thanh toán qua ngân hàng. Vì người Nhật có thói quen sử dụng vé tháng trong các dịch vụ nên việc chuyển khoản qua ngân hàng rất có giá trị. Ngoài ra khi giao dịch với các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì sử dụng ngân hàng an toàn hơn và tiện lợi hơn. Có một lưu ý khi mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng là đa số các ngân hàng không chấp nhận chữ ký cá nhân mà chỉ chấp nhận con dấu, cũng như không chấp nhận Passport mà chỉ chấp nhận ID do cơ quan phụ trách cấp mới làm được. Hệ thống ATM tại các ngân hàng chỉ hoạt động đến 21h, nhưng các máy ATM công cộng thì vẫn hoạt động 24/24. Có một số ngân hàng không muốn làm các dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài, ví dụ như có trường hợp muốn chuyển một món đồ trị giá 10 USD sẽ phải chịu phí từ 35 USD đến 70 USD. Nhưng nhìn chung thì hệ thống ngân hàng của Nhật khá an toàn và hiện đại. II. Người tiêu dùng Nhật Bản Người tiêu dùng là nhân tố quan trọng nhất mà các nhà kinh doanh cần phải nghiên cứu. Vì một hàng hoá có bán được hay không là phụ thuộc vào việc nó có được người tiêu dùng chấp nhận hay không ? Đặc biệt là với thị trường Nhật – một thị trường còn khá mới mẻ với đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 1. Những yếu tố quyết định tới tiêu dùng của người Nhật Tập quán tiêu dùng bắt nguồn từ văn hoá truyền thống và không phải là bất biến. Nó chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố: a. Thu nhập: Trước đây, do chế độ làm việc cả đời tức là thanh niên ngay sau khi tốt nghiệp trung học hay đại học sẽ kiếm việc làm và làm việc ở công ty đó đến khi về hưu thì tiền lương dựa cơ bản vào thâm niên làm việc ở công ty. Tuy nhiên ngày nay người ta đang có xu hướng trả lương theo khả năng làm việc nhiều hơn. Bên cạnh lương tháng, hầu hết người lao động được thưởng một năm 2 lần. Tiền thưởng mỗi lần bằng khoảng 1 đến 3 tháng lương. Đối với người lao động, các chi phí sinh hoạt bình thường hàng ngày được thanh toán từ lương tháng còn tiền thưởng được để tiết kiệm hay dùng cho các cuộc mua sắm tốn kém và trả tiền vay ngân hàng. Tiền thưởng được phát vào tháng 6 hoặc tháng 7 và tháng 12, trùng với thời gian tặng quà ở Nhật. Do đó, tiền thưởng góp phần tạo ra 2 đỉnh điểm về sức mua trong năm. Thời gian nhận tiền thưởng cũng là thời gian mua sắm. Vào thời gian này người tiêu dùng mua các mặt hàng đắt tiền, đồ phụ trợ và hàng tiêu dùng lâu năm như ô tô, tủ lạnh… Chính vì vậy, thời gian nhận tiền thưởng cũng là thời kỳ có nhiều cơ hội bán hàng nhất, cả hàng nội địa lẫn hàng ngoại nhập. Ngoài lương và tiền thưởng ra, người lao động còn được nhận một khoản phúc lợi của công ty. Tất cả các khoản thu nhập tạo nên ngân sách gia đình. Theo thống kê, 73,4% thu nhập của ngân sách gia đình lao động Nhật Bản dùng để trang trải các chi phí sinh hoạt. Chi phí về nhà ở và giáo dục của Nhật Bản thuộc vào một trong những nước cao nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, ngày nay người Nhật ngày một chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động vui chơi, giải trí. b. Tuổi tác và lối sống Mỗi độ tuổi có một lối sống khác nhau, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới xu hướng tiêu dùng của toàn xã hội. Chúng ta có thể thống kê nhu cầu theo từng độ tuổi như sau : Nhi đồng : Có một hiện tượng xảy ra ở Nhật Bản là hiện nay dân số đang già đi một cách đáng báo động. Nguyên nhân là do các phụ nữ Nhật Bản hiện tại ít chịu sinh con ( số con trung bình của 1 phụ nữ Nhật là 1.36 - thống kê của chính phủ năm 2001) và số người chọn sống độc thân ngày càng tăng lên. Nhưng cũng chính vì nguyên nhân này mà trẻ em ngày càng được chăm sóc tốt hơn và được dành nhiều ưu đãi hơn. Thậm chí bởi vì ít con nên người Nhật sẵn sàng bỏ tiền ra nhiều hơn cho các sản phẩm dành cho trẻ em. Hàng hoá dành cho các em thường là đồ chơi, quần áo, sách vở,.. càng ngày càng tinh xảo và nhiều chức năng. Thanh niên : Học sinh trung học và sinh viên Nhật Bản khá năng động. Ngoài thời gian học tại trường, họ thường tìm kiếm các công việc làm thêm. Bên cạnh trang trải tiền phương tiện đi học, họ bỏ tiền túi để ăn uống, mua đĩa nhạc, xem phim ảnh và tham gia các hoạt động trong dịp lễ và ngày nghỉ cuối tuần. Do đặc trưng của lứa tuổi, những người này dễ dàng chạy theo mốt và không quan tâm lắm đến sự nổi tiếng của nhãn hiệu như người có tuổi. Xu hướng hưởng thụ cá nhân cũng xuất hiện. Những hàng hoá nào càng nhiều chức năng giải trí và thời trang càng được ưa chuộng, còn chất lượng thì cũng không đòi hỏi nhiều. Công ty điện thoại di động… là một ví dụ điển hình. Chất lượng máy điện thoại của công ty này thì bình thường, nhưng do có nhiều trò chơi, kiểu dáng đẹp và có nhiều chương trình khuyến mãi nên dễ dàng thu hút cảm tình của giới trẻ. Một bước chuyển biến quan trọng trong lứa tuổi này là lập gia đình. Hiện nay, tuổi lập gia đình của Nhật Bản khá muộn so với các nước khác : 28 tuổi với nam và 26 tuổi với nữ. Nhưng càng ngày số người độc thân càng tăng lên. Tuy vậy, thị trường tiêu dùng do tổ chức đám cưới, du lịch trong tuần trăng mật và mua sắm đồ đạc cho gia đình mới tạo ra rất lớn. Những hàng hoá này thường là đồ điện tử, đồ dùng gia đình nhiều chủng loại và tính bền rất quan trọng. Ví dụ như : tủ lạnh, ti vi, lò vi sóng, đồ gỗ,… Trong gia đình, người nội trợ là người kiểm soát ngân sách. Bên cạnh việc quản lý chi tiêu của gia đình, các bà nội trợ có trách nhiệm to lớn khác như dạy dỗ trẻ, tiết kiệm tiền cho việc học tập của con cái, mua nhà, và ra quyết định cho hầu hết các cuộc mua sắm. Còn các ông chồng thường lên chức ở tuổi 30 - 40, vào tuổi này họ quan tâm nhiều hơn đến thu nhập hàng tháng và chi phí sinh hoạt. Đàn ông thường tự mua các hàng hoá liên quan tới vẻ bề ngoài như đồng hồ, giầy…, các dụng cụ thể thao và đồ phụ trợ, tiêu tiền ở các sân Gôn. Họ cũng mua sắm hàng hoá dùng cho sở thích cá nhân như sách, thiết bị thu thanh, máy tính …Và thường không để ý nhiều tới việc mua sắm linh tinh như đồ lót, bít tất, nhu yếu phẩm hàng ngày…Các quyết định mua sắm hàng hoá chủ chốt sẽ do hai vợ chồng bàn bạc. Người già: Người già chiếm một tỉ lệ rất cao trong xã hội Nhật Bản. Mặc dù 60 tuổi là tuổi về hưu bắt buộc ở Nhật Bản nhưng phần lớn sau đó họ tìm các công việc mới, 3/4 đàn ông 60 - 64, 1/2 đàn ông 65 - 69 tuổi vẫn làm việc. Lý do kinh tế không phải là lý do chính cho việc đi làm sau khi về hưu, mà còn do việc tăng tuổi thọ và tình trạng sức khoẻ tốt hơn. Người già có thu nhập từ lương hưu, tiền đi làm. Những người già có sức khoẻ tốt vẫn chơi các môn thể thao như bóng vồ và đi du lịch. Cùng với việc tăng số lượng người già sẽ giúp cho sự tăng trưởng của thị trường tương lai cho các sản phẩm như thiết bị bảo vệ sức khoẻ, máy trợ thính, răng giả, xương nhân tạo… 2. Các tiêu chuẩn đánh giá hàng hoá của người tiêu dùng Nhật Bản Như chúng ta đã biết, người tiêu dùng Nhật Bản có những yêu cầu khá cao đối với hàng hoá. Vì vậy, việc nghiên cứu những tiêu chuẩn giá trị của người tiêu dùng Nhật Bản là bước quan trọng khi định xâm nhập thị trường. a. Thời trang: Như đã nói ở trên, người Nhật rất nhạy cảm với văn hoá nước ngoài, và cũng vì thế, họ dễ dàng chấp nhận những hàng hoá mang xu hướng thời trang. Các chiến dịch quảng cáo rầm rộ và việc trên các tạp chí xuất hiện những trang chủ đề về hàng hoá đôi khi tạo ra sự phát triển mạnh các hàng hoá ở các thành phố lớn, đông dân của Nhật. Nhưng điều này cũng đặt ra cho các hãng sản xuất phải liên tục đổi mới mẫu mã và quảng cáo liên tục nhằm tạo ra nhu cầu nhất thời. Không có ở một thị trường nào mà tính update được đề cao như ở đây, đặc biệt là hàng hoá tiêu dùng trong giới trẻ. Ví dụ như điện thoại di động, chỉ vài tháng là hết mốt, và giá cả thì sụt tới mức không thể tưởng tượng. Một loại điện thoại di động mới ra có thể có giá vài nghìn đến vài trăm nghìn Yên một chiếc, nhưng chỉ vài tháng sau hết mốt thì xuống giá chỉ còn 1 Yên ( khoảng 130 đồng Việt Nam !!!) – một cái giá gây sửng sốt cho bất kỳ một người nào chưa từng tiếp xúc với thị trường Nhật. Vì vậy những hãng này thuởng sử dụng chiến lược Marketting “ hớt váng” ( tung ra giá thật cao trong thời gian đầu). Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra là do mạng điện thoại của Nhật khá đặc biệt và sử dụng trong nước Nhật ( điện thoại ở Việt Nam và các nước khác không dùng được ở Nhật cũng như điện thoại di động ở Nhật không thể dùng với mạng di động ở Việt Nam). Những hàng hoá thực phẩm thì có thời gian sống dài hơn một chút.Ví dụ, trong món tráng miệng "Natadekoko" và "Ice Beer" từng một thời là các hàng hoá bán chạy và sau một năm chúng mới trở nên lỗi thời. Trong việc bán các sản phẩm như mỳ ăn liền, quà ăn vặt, nhiều sản phẩm đưa ra giới thiệu năm một. Một số ngay lập tức thất bại, số sản phẩm khác thì bán chạy trong một hay hai năm đầu rồi sau đó biến mất khỏi thị trường. Cách suy nghĩ cũng làm ảnh hưởng đến xu hưóng thời trang. Giới trẻ thường không chú trọng lắm đến uy tín lâu năm của nhãn hiệu mà chỉ quan tâm đến tính hữu ích hiện tại. Đây là một thị trường rộng mở và khá dễ tính. Nhiều hãng ô tô mới đã vạch riêng chiến lược thiết kế ô tô cho những khách hàng trẻ tuổi của họ, những công dân thế hệ N (*) , rất cởi mở trong suy nghĩ và là khách hàng tiềm năng của họ trong 5 đến 10 năm tới. Spite thì rất thành công khi đưa ra khẩu hiệu “ Hãy lắng nghe cơn khát của bạn”. Đối với người có tuổi thì tính thời trang không quan trọng bằng chất lượng và uy tín nhãn hiệu. * Thuật ngữ mới dùng để chỉ giới trẻ, có nhiều cách lý giải cho chữ N : new ( mới ), Net ( mạng),… b.Hình thức của hàng hoá Màu sắc : Một vài tiêu chuẩn về màu sắc khác nhau cũng tồn tại ở Nhật, dựa trên sự kết hợp các tiêu chuẩn truyền thống với các ảnh hưởng của phương Tây. ở các gia đình truyền thống, người ta nói chung chấp nhận màu nâu đất của nệm rơm và sàn nhà, màu hỗn hợp cát xây tường và màu gỗ dùng trong xây dựng. Người Nhật thích những vật dụng có màu sắc tự nhiên, nhẹ nhàng, đường nét thanh thoát tạo cảm giác khoan thai, dễ chịu và không gây ấn tượng quá mạnh. Người già trước kia thường chọn thời trang có gam màu nhẹ và dịu nhưng hiện nay, mỗi người thích một nhóm màu khác nhau tuỳ theo thị hiếu của họ mà không phụ thuộc vào tuổi tác. Đối với thời trang của nam, nữ thanh niên, màu sắc thay đổi phụ thuộc vào mùa. Màu sắc của các đồ dùng cá nhân cũng trở nên tươi tắn, sinh động hơn, cho nên sẽ không thấy gì làm lạ khi ra đường bạn gặp những bạn trẻ nhuộm tóc xanh đỏ và mang trên mình điện thoại, ba lô…có màu sắc sặc sỡ. ( đôi khi những người lớn tuổi cũng thích nhuộm tóc tím ngắt hoặc đỏ hung)Một loại sản phẩm nên có nhiều màu sắc khác nhau khi bán tại Nhật Bản bởi vì các nhà cố vấn bán hàng sẵn sàng đưa ra các lời khuyên về màu sắc phù hợp nhất với dáng người và vẻ mặt của từng người hay các màu sắc thích hợp nhất với thị hiếu cá nhân. Bao gói : Người tiêu dùng Nhật Bản rất coi trọng bao gói sản phẩm, vì nó không chỉ là thứ để bảo vệ sản phẩm mà nó đã được nâng lên thành một nghệ thuật có lịch sử lâu đời. Người thợ Nhật Bản lấy lệ tiết và mỹ học làm nguyên tắc chỉ đạo, xác lập tiêu chuẩn và hình thức bao gói vô cùng tinh xảo ít có nước nào sánh kịp. Truyền thống bao gói ở Nhật chia làm 2 loại : Bao gói thực phẩm và bao gói quà tặng. Vật liệu làm nên bao gói cũng hết sức cầu kỳ và được chọn lựa cẩn thận. Thậm chí, thời gian làm bao gói và thời gian làm sản phẩm gần bằng nhau. Yêu cầu cao của người tiêu dùng đối với chất lượng và bao gói được thương gia Nhật chú ý vì quan niệm đối với bao gói đẹp, tinh xảo, cẩn thận đã bắt rễ sâu trong con người Nhật. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được nhiều thương gia nước ngoài chú ý đến. ở các siêu thị vào dịp lễ Ochugen và Oseibo ( hai dịp tặng quà trong năm) thưòng có rất nhiều hàng hoá với các chủng loại bao gói khác nhau, thậm chí có riêng cả một bộ phận chuyên gói quà cho khách. Các bao gói thuờng rất nhã nhặn và đẹp chứ ít khi loè loẹt phô truơng. Điều này có thể là một kinh nghiệm tốt cho Việt Nam khi xâm nhập thị trường. Phù hợp với tiêu chuẩn của phụ nữ : Điều này có vẻ hơi phi lý, nhưng trên thị trường tiêu dùng của Nhật thì phụ nữ là đối tượng đáng được quan tâm nhất. Theo thống kê, ở Nhật khoảng 80% chi tiêu cá nhân là của phụ nữ. Đa số các sản phẩm thiết kế phải hợp mắt phụ nữ cho dù đó là sản phẩm dành cho nam giới vì mua sắm đồ dùng trong gia đình hay cho chồng thì người quyết định cuối cùng vẫn là phụ nữ. Kích cỡ : Nói chung người Nhật không thích phô trương, vì thế, theo bản tính của họ, họ thường ưa chuộng những hàng hoá có kích cỡ nhỏ gọn và nhiều chức năng. Có thể nhận thấy hàng hoá xuất xứ từ Nhật Bản thuờng có xu hướng tiết kiệm không gian tối đa có thể nhưng khoảng không gian sử dụng lại mở rộng hết mức. Cũng có nhiều kích cỡ và màu sắc cho cùng một loại sản phẩm c. Chất lượng: Xét về mặt chất lượng hàng hoá, người tiêu dùng Nhật Bản nằm trong số những quốc gia có đòi hỏi cao nhất trên thế giới. Những khiếm khuyết mà ở các quốc gia khác không thành vấn đề như một vết xước nhỏ, đường viền không cân hay màu sơn bị mờ trong một sản phẩm thì ở Nhật Bản đều bị coi là hàng hoá hỏng. Theo một trong những Công ty bán lẻ lớn nhất Nhật Bản, người tiêu dùng có chung một phàn nàn về những khiếm khuyết mà đa số hàng hoá đều mắc phải. Một lỗi nhỏ, chẳng hạn như một vết xước nhỏ trên đồ gia dụng là hay bị phàn nàn nhất. Do người tiêu dùng trở nên chán nản ngay cả những vết xước như vậy nên đội ngũ nhân viên ở phòng khách hàng của các nhà bán lẻ thấy rằng cần phải hết sức thận trọng trong việc sắp xếp đóng gói hàng. Còn đối với hàng hoá là thực phẩm thì tính an toàn trong chất lượng được đặt lên hàng đầu. Người tiêu dùng Nhật Bản đề ra các tiêu chuẩn về độ bền và chất lượng cao cho những hàng hoá công nghiệp và tạo ra yêu cầu mà các sản phẩm khác nhau phải tuân theo. Việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng này của các hãng sản xuất Nhật Bản đã đem đến những sự tiến bộ trong chất lượng hàng hoá và ngược lại các sản phẩm chất lượng cao đã tạo nên danh tiếng cho các hãng sản xuất của Nhật Bản. Việc đóng gói có chất lượng cao cũng được người Nhật cho là cần thiết. Ngoài một số hàng tặng phẩm, nói chung ngày nay người tránh đóng gói quá kỹ để tiết kiệm nguyên liệu. Nhu cầu về bảo hành hàng hoá rất cần thiết, người tiêu dùng muốn những hàng hoá có thể tin cậy và những dịch vụ sau bán hàng giúp họ hài lòng. Khi người tiêu dùng đã mua một hàng hoá mà chất lượng không vừa ý, ngay lập tức họ sẽ chuyển sang mua sản phẩm nhãn hiệu khác. Nếu có một vấn đề nào đối với sản phẩm sản xuất ra, người tiêu dùng Nhật Bản hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết ngay lập tức. Một trong những yêu cầu nữa là chất lượng hàng hoá phải ổn định. Có thể hàng hoá ngay từ đầu đã không phải là loại tốt nhất so với các sản phẩm cùng loại, nhưng nhất thiết chất lượng không được thay đổi theo chiều hướng xấu đi d. Nhãn hiệu hàng hoá : Với người tiêu dùng Nhật Bản, nhãn hiệu hàng hoá cũng là một yếu tố đáng được xem xét tới. Những người lớn tuổi thường lựa chọn những nhãn hiệu danh tiếng, có chất lượng cao và đã được khẳng định. Giới trẻ Nhật thì ít hơn, trừ khi nhãn hiệu đó gắn liền với biểu tượng thời trang. Ví dụ như quần bò Levi’s khi vào thị trường Nhật đã gây được uy tín tốt và giới trẻ Nhật Bản sẵn sàng trả thêm 40% để mua chúng hơn là mua quần Jean mác nội địa. Có thể nhận thấy những hãng lớn trên thị trường Nhật hiện nay đều đã có lịch sử từ rất lâu đời. Ví dụ như nhãn hiệu MITSUBISHI đã có từ những năm cuối thế kỷ 19, hay HONDA cũng có lịch sử lâu dài từ khoảng 100 năm nay. d. Giá cả : Trong suốt thời gian diễn ra cái gọi là nền kinh tế "Bong bóng" bắt đầu từ cuối những năm 1980, các sản phẩm đắt tiền bán rất chạy. Nhưng từ năm 1991, khi nền kinh tế "Bong bóng" tan vỡ kéo theo một cuộc suy thoái lâu dài thì để kiểm soát chi tiêu, người tiêu dùng mua sắm các loại hàng hoá rẻ hơn. Do đồng Yên tăng giá việc sản xuất ở nước ngoài phát triển mạnh mẽ, và cùng với việc giới thiệu các mặt hàng nước ngoài mới đã giúp người tiêu dùng có thể mua được nhiều hàng hoá nhập khẩu với giá rẻ. Các cửa hàng hạ giá là nơi thu hút đông người tiêu dùng mua các thiết bị điện gia đình, máy ảnh và các hàng hoá tiêu dùng khác. Các bà nội trợ có thói quen đi chợ hàng ngày để mua đồ tươi sống, họ nắm bắt được giá cả và luôn thích mua hàng giá rẻ ở các siêu thị, cửa hàng bách hoá (ở đây cũng phải nói thêm rằng, không giống như ở Việt Nam, hàng hoá trong siêu thị của Nhật Bản thường rẻ hơn so với hàng hoá bán tại các cửa hàng bán lẻ bên ngoài). Tuy vậy, đối với hàng thời trang cao cấp như túi sách, giầy hay các sản phẩm phục vụ thị hiếu cá nhân như sản phẩm thể thao, mỹ phẩm… sự nhận thức về hàng hoá có nhãn hiệu đã ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ trả nhiều tiền để mua các hàng hoá có nhãn hiệu nổi tiếng lại có chất lượng, độ tin cậy cao và thể hiện địa vị. e. Môi trường : Đây cũng là xu hướng chung của thế giới. Gần đây, mối quan tâm ngày càng cao tới các vấn đề ô nhiễm ở các đô thị đã nâng cao ý thức sinh thái của người tiêu dùng. Những sản phẩm dùng một lần ( ví dụ : đũa) ngày càng bị hạn chế, do thải ra nhiều rác và làm tổn hại môi trường. Người ta thống kê được rằng để sản xuất ra lượng đũa dùng một lần cho nước Nhật trong 1 năm thì phải cần đến nhiều khu rừng lâu năm ở Đông Nam á. Các cửa hàng bách hoá và các doanh nghiệp đang loại bỏ việc đóng gói quá đáng, các hộp giấy đi sữa được thu hồi và dùng lại, các sản phẩm dùng một lần ngày càng bị hạn chế, hàng hoá có thể tái chế phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các nông sản trồng bằng phương pháp cấy ghép, quần áo làm từ sợi bông và các sản phẩm bảo vệ môi trường giống như vậy đang thu hút người tiêu dùng. Ngoài ra, còn có một biểu hiện nữa là việc cố gắng giảm càng nhiều càng tốt những hoá chất và phụ gia khi đưa vào chế biến thực phẩm và các đồ dùng. 3. Những xu hướng tiêu dùng mới : Những sản phẩm dịch vụ mang tính giải trí đơn thuần : Hiện nay, trên thị trường Nhật Bản, những chương trình TV hay truyện tranh mang tính chất giải trí đơn thuần rất được ưa chuộng. Ví dụ như chương trình truyền hình với toàn thông tin “ vô bổ ” Toribia no Izumi với các thông tin kiểu như nhện không thể tạo lưới một cách chính xác khi uống cà phê đã thu hút một lượng rất đông khán giả ( 20% khán giả bình chọn cho chương trình – theo video reseach survey ở khu vực Kanto). Những cuốn sách tương tự như vậy : Thể dục trí óc, Tìm hiểu sự bí ẩn của họ tên, … đã bán được khoảng 12 triệu bản và tái bản khoảng 200 lần. Giải thích cho nguyên nhân này, nhà văn Haruo Ikari cho rằng đó là những thông tin đơn giản và đó là nguồn giải trí mà hiện nay người Nhật đang tìm kiếm. III. Doanh nghiệp Nhật Bản và cách làm việc trong doanh nghiệp : 1. Văn hóa trong doanh nghiệp : a. ý thức chung về coi trọng lễ nghi và thứ bậc : Xã hội Nhật Bản luôn được biết đến như là một xã hội chính thống, ý thức đẳng cấp rất cao, nó buộc mọi người phải có lễ nghi và trật tự thứ bậc trong quan hệ, không chỉ trong gia đình mà còn trong cả các mối quan hệ xã hội. ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần sự hướng dẫn nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng ( sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjongo). Người nào nói không đúng cách có thể bị xem như là người thiếu hiểu biết không được học hành đầy đủ. Chính vì lý do này mà các nhân viên mới bao giờ khi vào công ty cũng phải trải qua một khoá đào tạo về văn hoá trong công ty, từ cách chào hỏi, đi đứng, cách nói chuyện điện thoại,.. Các công ty cho rằng phong cách của nhân viên thể hiện bộ mặt của công ty và coi việc có biết ứng xử theo đúng những phép xã giao cơ bản hay không là một trong những tiêu chuẩn để tuyển chọn nhân viên. Kính ngữ : Kính ngữ được sử dụng rất đa dạng và phức tạp. Kính ngữ trong tiếng Nhật có 3 lối nói : lối nói lễ phép, lối nói kính trọng và lối nói khiêm nhường tự nhún mình. Chẳng hạn khi nói với cấp trên của mình ở công ty thì dùng lối nói kính trọng, nhưng khi nói với người ngoài công ty về người ấy thì lại phải dùng lối nói khiêm nhường. Kính ngữ không những thể hiện mối quan hệ trên dưới mà còn thể hiện mối quan hệ trong ngoài. Nếu không biết dùng kính ngữ phù hợp với đối tượng mình giao tiếp sẽ bị coi là thiếu giáo dục. Cúi người khi chào : Đây cũng là một tập quán đặc biệt của Nhật. Khi chào hỏi, khi nhờ vả, khi xin lỗi, cũng như khi cám ơn, người Nhật đều cúi người. Thậm chí như khi nói chuyện điện thoại, biết rằng mình và người đối thoại không nhìn thấy nhau, nhưng nhiều người vẫn bất giác cúi người để biểu thị sự tôn trọng hay biết ơn. Có 3 kiểu cúi người : “ chào nhẹ” thường dùng khi gặp khách hay cấp trên ở hành lang, đầu chỉ hơi cúi chào. Thứ hai là kiểu “ chào bình thường”, cúi người thấp hơn một chút khi chào tương đối trịnh trọng. Cuối cùng là kiểu “ chào lễ phép”, cúi thấp hẳn người xuống, dùng khi chào một cách trịnh trọng như chào khách. Ngoài ra cách để tay cũng khác nhau tuỳ nam nữ. Bắt tay vốn không có trong tập quán chào hỏi của người Nhật nhưng khi chào hỏi người nước ngoài, người Nhật cũng thường bắt tay. Có thể nói đây là ví dụ về tính linh hoạt trong lối ứng xử của người Nhật. ý thức tôn trọng thứ bậc, tính kỷ luật còn thể hiện ở việc luôn luôn có một người phụ trách chung cho một nhóm làm việc và những người khác luôn phải nghe theo sự chỉ đạo của người đó. Những hoạt động thường xuyên phải báo cáo lên bằng văn bản và hầu như không bao giờ có sự làm trái lại sự phân công ở cấp trên Nếu có sự thay đổi, dù là nhỏ nhất và dù là có lợi cũng cần phải báo cáo bằng văn bản lên trên cho cấp lãnh đạo và chỉ khi nào được sự đồng ý ở trên mới được tiến hành. Điều này đôi khi tạo ra sự cứng nhắc trong công việc, nhưng nó tạo ra sự đồng bộ thống nhất cho tất cả mọi người và góp phần làm giảm chi phí kinh doanh. b. Cách ứng xử trong công việc : Khi vào công ty , các nhân viên mới bao giờ cũng phải trải qua 2 giai đoạn giáo dục : giáo dục cơ bản và giáo dục chuyên môn. Việc giáo dục nhân viên được tiến hành một cách triệt để kèm theo nhiều quy định chặt chẽ, nhất là ở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan tot nghiep.doc
  • docphan phu.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan