Mục lục
Trang
Lời nói đầu
Chương I:Hàng không với sự phát triển thương mại trên thế giới 1
I. Tình hình nền thương mại thế giới trong những năm gần đây 1
1. Tình hình kinh tế thế giới 1
2. Thương mại thế giới những năm vừa qua 3
II. Tổng quan về thị trường hàng không thế giới 5
1. Tình hình vận tải hàng không thế giới 5
2. Tình hình phát triển đội bay trên thế giới 9
3. Nhu cầu chuyên chở bằng đường hàng không trên thế giới 11
III. ảnh hưởng qua lại giữa hàng không và sự phát triển của thương mại thế giới14
1. Sự phát triển của thương mại đem đến những tiềm năng thị trườnghàng không14
2. Tình hình kinh tế nói chung và thương mại nói riêng ảnh hưởng tiêu
cực đến ngành vận tải hàng không16
3. Phát triển buôn bán thông qua vận tải hàng không 21
Chương II: Hàng không với sự phát triển thương mạitại Việt Nam23
I. Thương mại Việt Nam những năm gần đây 23
1. Vài nét về sự phát triển kinh tế Việt Nam 23
2. Thương mại thập kỷ 90 31
3. Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng không Việt Nam 33
II. Vận tải hàng không trước yêu cầu của phát triển thương mại 36
1. Vai trò của hàng không đối với sự phát triển thương mại ở Việt Nam 36
2. Mạng đường bay 42
3. Các loại hàng chuyên chở bằng đường hàng không 45
4. Khối lượng hành khách, hàng hoá vận chuyển trong những năm gầnđây46
5. Định hướng phát triển vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 50
III. Sự tác động của phát triển thương mại đến vận tải hàng không 53
1. Sự tác động của chiến lược xuất khẩu đến năm 2010 đến vận chuyển
hàng hoá bằng đường hàng không53
2. Quá trình hội nhập thương mại và hội nhập của hàng không Việt Nam 56
IV. Phát triển thương mại thông qua đường hàng không 60
1. Nhiệm vụ chiến lược của hàng không Việt Nam 60
2. Định hướng phát triển vận chuyển hàng hoá xuất nhậpkhẩu bằngđường hàng không62
Chương III: Một số giải pháp phát triển buôn bán thông qua
đường hàng không Việt Nam64
I. Những tồn tại của chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng khôngViệt Nam64
1. Thực trạng chất lượng dịch vụ vận chuyển 64
2. Năng lực cạnh tranh của hàng không Việt Nam 68
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hàng không Việt Nam 74
1. Đẩy mạnh phát triển đội bay 74
2. Đổi mới cơ chế quản lý 76
3. Các chính sách Marketing 77
4. Tăng cường liên doanh, liên kết với các hãnghàng không trên thế giới 82
III. Một số giải pháp mở rộng vận chuyển hàng hoá bằng đườnghàng không84
1. Mở rộng vận chuyển hàng hoá trong nước bằng đường hàng không 84
2. Mở rộng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàngkhông91
Kết luận
Tài liệu tham khảo
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p cho ngân sách là 4.973 tỷ đồng.
Hàng không góp phần khắc phục sự phát triển không đều giữa các
vùng. Vận tải hàng không có thể vận chuyển nhanh chóng những hàng hoá
và vật phẩm cần thiết chi viện cho những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số kém phát triển để những vùng đó có điều kiện phát triển
kinh tế. Khi có thiên tai lũ lụt, đường giao thông không thể qua lại được thì
vận tải hàng không lại trở thành một phương tiện cứu trợ có hiệu quả và
nhanh chóng nhất.
Giao thông hàng không chiếm ưu thế tuyệt đối về tốc độ và thời gian
đáp ứng kịp thời các nhu cầu của nhân dân trong nước và quốc tế. ở nước ta
hàng không dân dụng là một ngành kinh tế hướng ngoại mang lại nhiều
ngoại tệ cho Nhà nước và còn là lực lượng dự bị chiến lược khi có chiến
tranh. Năm 1994 toàn ngành nộp ngân sách 504 tỷ đồng, năm 1997 là
khoảng 800 tỷ đồng (Nguồn: Một chặng đường, Nhà xuất bản Lao động).
Hiện nay có xấp xỉ 14.000 lao động làm việc trong ngành hàng không dân
dụng Việt Nam. Ngoài ra ngành hàng không còn là một ngành thu ngoại tệ
đáng kể không chỉ qua việc thu từ vé máy bay và các dịch vụ liên quan đến
chuyên chở mà còn thông qua các dịch vụ phục vụ việc ăn ở, đi lại của
khách quốc tế. Sáu tháng đầu năm 2001 theo số liệu thống kê không
chính thức do đài truyền hình Việt Nam công bố, đã có tới hơn 3 triệu
lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong đó có đến hơn 90% đến bằng
đường hàng không.
45
Trích bảng dự tính thu – chi kinh doanh vận tải hàng không năm 2000
của Hãng hàng không quốc gia
Đơn vị :tỷ VND, triệu USD
Khoản mục Tổng quy VND Phần bằng USD
A. Phần thu
Tổng thu
1. Tổng thu vận tải
1.1. Vận tải hành khách
- Trong nước
- Ngoài nước
1.2. Vận tải hàng hoá
- Trong nước
- Ngoài nước
2. Thu dịch vụ khác
2.1. Phục vụ máy bay quốc tế
2.2. Thu khác
B. Phần chi
Tổng chi
1. Lương (2% doanh thu)
2. BHXH (17% lương)
3. Nhiên liệu
3.1. Nhiên liệu máy bay
3.2. Nhiên liệu mặt đất
4. Chi thuê máy bay
4.1. Thuê máy bay
4.2. Thuê tổ máy bay
5. Nộp thuế
5.1. Thuế doanh thu
5.2. Thuế vốn
5.3 Thuế lợi tức
9285,12
9133,92
8450,40
1322,40
7128,00
683,52
42,00
641,52
151,20
129,60
21,60
7460,86
185,70
31,57
1201,65
1189,23
12,42
1477,91
1448,93
28,98
371,40
1,00
209,70
771,40
757,40
698,00
38,00
660,00
59,40
59,40
14,00
12,00
2,00
650,59
111,26
110,11
1,15
136,84
134,16
2,68
Nguồn: Luận chứng kinh tế kỹ thuật thành lập Tổng công ty hàng không dân
dụng Việt Nam – Cục hàng không dân dụng Việt Nam (7 tháng 11 năm 1994)
46
Mặt khác hàng không có vị trí số một trong chuyên chở những loại
hàng hoá mau hỏng, động vật sống, những mặt hàng nhạy cảm về mặt thời
gian, những mặt hàng có giá trị cao, thư từ, bưu kiện. Chính nhờ vận chuyển
hàng không mà chúng ta đã phát triển được xuất khẩu một số mặt hàng vốn
được coi là thế mạnh xuất khẩu của chúng ta như thuỷ sản đông lạnh, hoa
quả tươi, thực phẩm đông lạnh. Hải sản đông lạnh là loại hàng hóa có thiết
bị bảo quản lạnh, có thể vận chuyển bằng các phương thức vận chuyển khác,
nhưng do sự phát triển của nền kinh tế thế giới và nhu cầu ngày càng cao
của con người hiện nay nó đã được vận chuyển bằng đường hàng không.
Vai trò của vận tải hàng không đối với hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng
được nâng cao. Với tiềm năng phong phú về nông sản, thuỷ sản, các sản
phẩm này của Việt Nam đang được chuyển đến các thị trường trong khu
vực và trên thế giới bằng đường hàng không, nhanh chóng đến với người
tiêu dùng trên thế giới.
2. Mạng đường bay
2.1. Mạng đường bay quốc tế
Mạng đường bay quốc tế của Việt nam những năm gần đây liên tục
được mở rộng. Nếu cả giai đoạn từ năm 1956 – 1975 mới có một đường
bay quốc tế đến Bắc Kinh (Trung quốc), năm 1976 có thêm đường bay đến
Viêng Chăn (Lào), năm 1978 đến Băng Cốc, năm 1979 đến Phnom –penh,
thì đến cuối những năm 1980, đầu năm 1990 mạng đường bay đã mở rộng
tới Singapore (Singapore), Manila (Philipines), Kuala Lumpur (Malaysia),
và HongKong (Hồng Kông). Từ năm 1992 trở lại đây hoạt động của hàng
không Việt Nam mà trung tâm là Vietnam Airlines thực sự trở nên sôi động,
nhiều đường bay quốc tế đã được mở, mạng đường bay của hàng không
Việt Nam đã vươn tới cả một số thành phố ở Châu Âu, Trung Cận Đông và
Australia như Moscow, Pari, Dubai, Sydney ... Không những chỉ mạng
đường bay được mở rộng mà tần suất bay ở hầu hết các chuyến đều tăng lên,
đặc biệt là những tuyến tầm trung và tầm ngắn. Có lúc mạng đường bay của
47
hàng không Việt Nam lên tới 28 đường bay tới 24 điểm quốc tế. Từ nữa
cuối năm 1997 đến năm 1999, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính -
tiền tệ ở Châu á, lượng khách ở một số tuyến giảm mạnh làm cho việc khai
thác không đạt hiệu quả cao nên đã tạm ngừng khai thác, một số tuyến phải
tạm thời giảm số chuyến bay (như các tuyến bay tới Taipei, Seoul). Hiện
nay, hàng không Việt Nam đang bay đến 20 điểm quốc tế. Có thể chia theo
các khu vực như sau :
+ Khu vực Đông Bắc á: Quảng Châu, Hongkong, Taipei, Kaohsiung, Seoul,
Osaka.
+ Khu vực Đông Nam á - Thái Bình Dương: Bangkok, Vientiane,
Phnompenh, Kuala Lumpur, Singapore, Manila, Melbourne.
+ Khu vực Châu Âu: Moscow, Berlin (chưa có đường bay thẳng, phải quá
cảnh nhưng vẫn là máy bay của Vietnam Airlines), Paris, Vienna, Zurich.
+ Trung cận đông: Dubai.
Với mạng đường bay quốc tế ngày càng được mở rộng hàng hoá Việt
Nam có thể chuyên chở thẳng sang các nước là đối tác trong buôn bán, xuất
nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên mạng đường bay này cần được mở rộng hơn
nữa để có thể đáp ứng nhu cầu chuyên chở hành khách cũng như hàng hoá
giữa nước ta và các nước trên thế giới. Ví dụ hiện nay ta chưa có đường bay
trực tiếp nối giữa Hà Nội với Tokyo - Nhật Bản mà phải chuyển khẩu qua
Hồng Kông hoặc bay từ sân bay Tân Sơn Nhất sang osaka. Điều này gây
cản trở nhiều trong quan hệ buôn bán giữa hai nước đặc biệt là trong
chuyên chở hàng thực phẩm và may mặc của ta xuất khẩu sang Nhật Bản.
2.2. Mạng đường bay nội địa
Mạng đường bay nội địa của hàng không Việt Nam với tổng số
chuyến bay là 20 đã phủ kín 15 tỉnh thành trong cả nước, vươn tới cả vùng
miền núi, hải đảo xa xôi, cụ thể là: Hà Nội (sân bay quốc tế Nội Bài);
Thành phố Hồ chí Minh (sân bay quốc tế Tân sơn Nhất); Hải Phòng (sân
bay Cát Bi); Đà Nẵng (sân bay Đà Nẵng), Huế (sân bay Phú Bài), Nghệ An
48
(sân bay Vinh), Khánh Hoà (sân bay Nha Trang); Bình Định (sân bay Quy
Nhơn); Đắc Lắc (sân bay Buôn Ma Thuột), Gia Lai (sân bay Pleiku), Lâm
Đồng (sân bay Liên Khương), Lai châu (sân bay Điện Biên), Sơn La (sân
bay Nà Sản), Cần Thơ (sân bay Rạch Giá), huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên
Giang (sân bay Phú Quốc). Các tuyến bay chính gồm:
+ Tuyến Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại: Đường bay HAN
– SGN là trục chính của mạng đường bay nội địa của hàng không dân
dụng Việt Nam. Đường bay này nối hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá
lớn nhất trong cả nước. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi thường
diễn ra các hoạt động văn hoá thể thao và các hội nghị lớn của cả nước và
quốc tế, đồng thời cũng là thị trường giàu tiềm năng của các hoạt động kinh
doanh, đầu tư cũng như về du lịch. Hiện nay tất cả các khách quốc tế đi/
đến Việt Nam đều phải đi qua hai điểm này. Theo thống kê của Vietnam
Airlines thì lưu lượng khách đi lại trên tuyến này là lớn nhất trong tổng số
các đường bay nội địa của hàng không Việt Nam, chiếm khoảng từ 35%
đến 40% tổng số khách vận chuyển nội địa trong đó khách quốc tế chiếm
khoảng từ 37% dến 40%. Từ đó có thể kết luận rằng đây là đường bay quan
trọng nhất của hàng không dân dụng Việt Nam và có tầm quan trọng rất lớn
đối với cả mạng đường bay quốc tế.
+ Tuyến Hà Nội - Đà Nẵng – thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại: Đây là
tuyến nội địa quan trọng thứ hai của hàng không dân dụng Việt Nam.
Những năm gần đây có thời gian có cả Pacific Airlines tham gia khai thác.
Đà Nẵng là điểm nối giữa các tỉnh thành phố ở miền trung và các tỉnh thành
phố khác trong cả nước, hoà vào mạng đường bay chung của hàng không
Việt Nam. Tuyến này càng trở nên quan trọng khi ngày càng có nhiều khu
công nghiệp, khu du lịch...được mở ra.
+ Tuyến Hà Nội – Huế – thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại: Tuy Huế
không phải là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá nhưng lại là một
49
điểm du lịch hấp dẫn, đặc biệt là với khách quốc tế vì vậy khách quốc tế đi
trên tuyến bay này chiếm một tỷ lệ khá cao, khoảng trên dưới 45%.
+ Các tuyến bay lẻ khác: Các tuyến này chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu đi lại
của nhân dân trong vùng, phần lớn là nhu cầu đi lại vì công việc. Có một số
tuyến đang trong tình trạng ít khách đi lại, nguồn thu giảm nên Vietnam
Airlines buộc phải cắt giảm tần suất bay. Đặc biệt là một số tuyến đến các
vùng miền núi như đến Điện Biên, Nà Sản thường không có hiệu quả cao về
mặt kinh tế, nhà nước và ngành thường phải bù lỗ, nhưng vì nhu cầu của
cán bộ, nhân dân các vùng này và về mặt xây dựng phát triển kinh tế giao
lưu văn hoá, du lịch nên những tuyến này vẫn được duy trì.
Với mạng đường bay phủ khắp toàn quốc, vận chuyển hàng không đã
góp phần quan trọng trong khâu lưu thông hàng hoá trong nước. Đặc biệt
trong giai đoạn gần đây khi nhu cầu chuyên chở hàng hoa quả, thực phẩm
tươi sống kể cả hàng may mặc do tính thời vụ ngày càng cao thì hàng
không trở thành một phương thức vận tải không thể thiếu được của nền
thương mại.
3. Các loại hàng chuyên chở bằng đường hàng không
Do những đặc điểm riêng có hàng không chuyên chở một số mặt
hàng nhất định phù hợp với những đặc điểm của ngành. Nhìn chung những
mặt hàng thường được chuyên chở trong vận tải hàng không ngày nay là:
- Hành lý của hành khách: được đặt trong máy bay chở hành khách là chủ
nhân của hành lý đó. Loại hàng hoá này bị giới hạn về khối lượng (20
đến 30 kg tùy theo đường bay, hạng ghế của hành khách và sức chở của
máy bay). Loại hàng này nếu trong giới hạn khối lượng cho phép không
phải chịu cước riêng biệt.
- Thư từ, bưu kiện: chiếm khoảng 6% gồm thư, bưu phẩm dùng để biếu
tặng, vật kỷ niệm. Những mặt hàng này đòi hỏi thời gian vận chuyển
nhanh, độ an toàn cao.
50
- Hàng chuyển phát nhanh: chiếm khoảng 14% gồm các loại chứng từ,
các loại sách báo, tạp chí và đặc biệt là hàng cứu trợ khẩn cấp.
- Hàng hoá: chiếm khoảng 80% là những hàng được chuyên chở bằng
máy bay trừ thư từ, bưu kiện và đồ chuyển phát nhanh gồm những mặt
hàng chính sau:
+ Hàng mau hỏng: như hoa quả tươi, thực phẩm đông lạnh. Đối với mặt
hàng này điều quan trọng là rút ngắn được thời gian vận chuyển.
+ Hàng giá trị cao: đối với mặt hàng này cước chuyên chở chỉ là yếu tố
phụ. Theo quy tắc Tact 1996 thì hàng giá trị cao là hàng: có giá trị vận
chuyển thông báo từ 1000USD trở lên trên 1kg; vàng, bạch kim hoặc các
sản phẩm bằng vàng, bạch kim; tiền, séc du lịch, thẻ tín dụng, các loại
chứng từ có giá; kim cương và các loại đá quý, đồ trang sức...
- Hàng phục vụ các nhu cầu cấp bách như thuốc men, phụ tùng máy móc.
- Hàng nhậy cảm với thị trường như hàng bán theo mùa vụ, hàng mốt
(sách, báo, tạp chí, thời trang...).
- Hàng đòi hỏi việc bao gói đắt tiền nếu chuyên chở bằng các phương tiện
vận tải trên mặt đất.
- Động vật sống: loại này có yêu cầu kiểm dịch, chăm sóc đặc biệt cần
được vận chuyển nhanh để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nguồn: Hàng không dân dụng – Cảng hàng không và sân bay, Nhà xuất
bản xây dựng 1995.
4. Khối lượng hành khách, hàng hoá vận chuyển trong những năm
gần đây
Khối lượng hành khách, hàng hoá vận chuyển là chỉ tiêu cho thấy rõ
nhất sự phát triển của ngành vận tải hàng không. Từ năm 1991, năng lực
vận tải của các hãng hàng không Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng về cả
vận tải hành khách lẫn chuyên chở hàng hoá, cả về quy mô lẫn cơ cấu được
thể hiện một cách định lượng thông qua mức tăng trưởng với mức độ cao
51
của khối lượng vận chuyển trong nước và quốc tế. Một chỉ số quan trọng
khác nữa là thị phần, chỉ số đánh giá mức độ tương quan giữa các bên trong
khai thác thị trường, mà ở đây cụ thể là thị trường quốc tế của Việt Nam.
Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của các hãng hàng không hùng mạnh ở
ngoài nước nhưng dung lượng thị trường của hàng không Việt Nam ngày
càng mở rộng, thị phần thị trường quốc tế được cải thiện đáng kể. Trước
năm 1991 thị phần này chỉ vào khoảng dưới 20% thì giai đoạn 1991 –
1996 đã tăng từ 33% đến 46%, Năm 1997 giảm xuống còn 41,5%, năm
1998 là 39% (nguồn: hàng không Việt Nam số 10/1998, tháng 2/1999). Từ
giữa năm 1997 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á đã làm giảm
mạnh cả khối lượng hành khách cũng như hàng hoá chuyên chở. Vận
chuyển hàng hoá quốc tế tăng trưởng trung bình trên 20%/ năm với thị phần
ngày càng tăng từ 20% (1991) lên 36% (1995). Song song với sự phát triển
của thị trường quốc tế thị trường nội địa cũng tăng trưởng nhanh với tốc độ
trung bình hơn 40% về hành khách và 50% về hàng hoá.
4.1. Vận chuyển hành khách
Lượng hành khách do các hãng hàng không Việt Nam chuyên chở
tăng từ 500 nghìn khách vào năm 1991, năm 1993 lần đầu tiên vượt qua con
số 1 triệu khách đến 2 triệu 435 nghìn vào năm 1995. Lượng khách trên các
chuyến bay nội địa cũng tăng lên nhanh chóng với tốc độ trên 55%/ năm
trong giai đoạn 1991 – 1995.
Khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường hàng không
Vận chuyển - nghìn lượt người
1995 1997 1998 1999 2000
Tổng số 2435,0 2644,0 2571,0 2699,0 2800,0
Trong nước 1454,3 1641,0 1632,0 1655,0 1700,0
Ngoài nước 980,7 1003,0 939,0 1044,0 1100,0
52
Luân chuyển – triệu lượt người
1995 1997 1998 1999 2000
Tổng số 4094,3 3922,0 3867,0 4042,0 4240,0
Trong nước 1350,3 1320,0 1355,0 1365,0 1410,0
Ngoài nước 2744,0 2602,0 2512,0 2677,0 2830,0
Nguồn: Niên giám thống kê 2000
Đứng trước tình hình du khách quốc tế đi lại sụt giảm Vietnam
Airlines trong năm 1998 đã thua lỗ lớn. Vận chuyển du khách quốc tế đã
đạt tới 39% tổng doanh thu của hãng trong năm 1997 nhưng còn thấp. Nhu
cầu đi lại của khách du lịch và giới kinh doanh thấp đã làm giảm lưu lượng
khách vận chuyển của hãng. Hiện nay Việt Nam trở thành điểm du lịch đắt
hơn so với những nơi khác trong khu vực vì đồng tiền Việt Nam chỉ bị mất
giá khoảng 14%. Ngoài ra triển vọng phát triển của Việt Nam Airlines còn
bị một thất bại nữa khi các cuộc đàm phán hàng không tay đôi với Mỹ đã
tan vỡ hồi tháng 3 năm 1998. Mặt khác do thiếu tiền mặt nhiều chuyến bay
quốc tế và nội địa của Vietnam Airlines bị huỷ bỏ hoặc bị cắt giảm. Số
chuyến bay tới Mania đã bị huỷ bỏ, còn số chuyến bay đi Soeul (Hàn Quốc)
giảm 50%, số chuyến bay đi Hồng Kông, Đài Loan và Nhật Bản cũng bị cắt
giảm.
4.2. Vận chuyển hàng hoá
Song song với vận chuyển hành khách, các hãng hàng không Việt
Nam cũng rất chú trọng đến việc vận chuyển hàng hoá. Khối lượng hàng
hoá vận chuyển tăng từ 6148 tấn năm 1991 đến 35200 tấn năm 1995, tốc độ
tăng trung bình hàng năm là trên 53%. Trong đó lượng hàng hoá chuyên
chở trên các tuyến quốc tế năm 1995 là 14600 tấn gấp 4,6 lần so với năm
1991. Lượng hàng hoá chuyên chở trên các tuyến nội địa năm 1995 là
20600 tấn gấp 7 lần năm 1991. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là
trên 50%. Năm 1996 tăng tới trên 47000 tấn. ở một số tuyến bay quốc tế
53
như tuyến bay tới Nhật Bản, Pháp có lúc thị phần chuyên chở hàng hoá của
Viietnam Airlines chiếm xấp xỉ 50% .
Khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không
Vận chuyển – nghìn tấn
1995 1997 1998 1999 2000
Tổng số 35,2 50,1 44,6 42,5 44,8
Trong nước 20,6 27,8 24,6 23,0 24,0
Ngoài nước 14,6 22,3 20,0 19,5 20,8
Luân chuyển = triệu tấn.km
1995 1997 1998 1999 2000
Tổng số 99,4 120,2 117,1 106,5 113,2
Trong nước 36,2 31,2 30,0 26,0 27,2
Ngoài nước 63,2 89,0 87,1 80,5 86,0
Nguồn: Niên giám thống kê 2000
Tuy tăng mạnh trong những năm qua chuyên chở hàng hoá vẫn chưa
phải là một thế mạnh của hàng không Việt Nam. Khối lượng hàng hoá
chuyên chở còn quá nhỏ bé và doanh thu từ chuyên chở hàng hoá cũng rất
nhỏ trong tổng doanh thu của Vietnam Airlines. Mức tăng của lượng tải
cung ứng còn tăng nhanh hơn nhiều do ngày càng có nhiều hãng hàng
không nước ngoài bay đến Việt Nam. Thực tế trên hầu hết các tuyến đường
bay quốc tế Vietnam Airlines đều cung ứng một lượng tải kém hơn nhiều so
với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn từ Việt Nam đi Pháp cung ứng tải của
hãng chỉ bằng 1/12 của Air France. Chuyên chở hàng hoá chủ yếu vẫn cùng
với các máy bay chở khách, mới chỉ có một đường bay quốc tế thường lịch
chuyên về vận chuyển hàng hoá là tuyến bay tới Phnômpênh (Campuchia),
sử dụng TU134 và AN 30. Vietnam Airlines cũng mới chỉ ký 2 hợp đồng
liên doanh chuyên chở hàng hoá với 2 hãng hàng không Korean Air và
Asiana Airlines (Hàn Quốc).
54
Lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không phụ thuộc vào các
yếu tố sau:
- Tăng trưởng kinh tế: biểu hiện bằng tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên
chỉ những hàng hoá gọn nhẹ, đắt tiền và cần vận chuyển nhanh mới đi
bằng đường hàng không (kể cả hàng vận chuyển nội địa và quốc tế).
- Phát triển xuất nhập khẩu: cũng chỉ là những hàng cần kíp và gọn nhẹ
mới đi bằng đường hàng không (hàng vận chuyển quốc tế).
- Tăng cường du lịch: cũng làm tăng lượng vận tải hàng hoá bằng đường
hàng không.
Mặc dù gặp khó khăn nhưng với khả năng thích ứng và các chỉ tiêu kinh
tế như tăng trưởng GDP giữ ở mức 9% cho đến năm 2000, kim ngạch xuất
khẩu tăng 10 – 15%/ năm, trong giai đoạn ngắn hạn (1999 – 2000) thị
trường không tải Việt Nam đã phục hồi và tăng trưởng 9% với tổng lượng
vận chuyển đạt 7 triệu lượt khách và 160 nghìn tấn hàng vào năm 2000.
Giai đoạn 2000 – 2010 nhu cầu vận chuyển hàng không sẽ gia tăng cùng
với sự gia tăng của GDP trong đó tốc độ gia tăng của nhu cầu sẽ lớn hơn tốc
độ tăng của GDP. Theo dự báo với tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2010 là 7,5 – 8%/ năm thì tốc độ tăng trưởng của thị
trường không tải là 8,5 – 9%/ năm đối với hành khách và 11 – 13%/ năm
đối với hàng hoá. (Nguồn: Báo cáo tổng quát thị trường vận tải hàng không
Việt Nam đầu năm 1999 – Cục hàng không dân dụng Việt Nam)
5. Định hướng phát triển vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
Tiềm năng thị trường Việt Nam rất đáng kể. Boeing dự đoán ngành hàng
không Việt Nam cần mở rộng rất đáng kể đội bay của mình trong 10 – 15
năm tới và tin rằng Vietnam Airlines có thể phát triển thành một hãng hàng
không ngang tầm cỡ với các hãng hàng không Thai Airways International,
Cathay Pacific hay Singapore Airlines với đội bay gồm từ 60 đến 80 chiếc.
Đó mới chỉ là cho 10 – 15 năm tới. Sự đánh giá này dựa trên nhiều yếu tố:
55
- Nền kinh tế Việt Nam: Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của GDP khoảng từ
7 đến 10%.
- Số lượng Việt Kiều về quê hương mỗi năm một tăng lên. Hơn 3,5 triệu
Việt Kiều hiện đang sống ở nước ngoài và họ quay lại Việt Nam ngày
càng thường xuyên hơn để thăm gia đình và bạn bè.
- Tiềm năng tăng trưởng ngành du lịch Việt Nam lớn. Quan hệ kinh doanh
của Việt Nam với Mỹ và với những thị trường khác phát triển, hoạt động
hàng không thương mại quốc tế cả trong và ngoài nước sẽ tăng lên.
Trong những năm sắp tới những nhu cầu xã hội do sự phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước đặt ra cho ngành hàng không sẽ càng to lớn và nặng nề
hơn. Liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh hàng không có thể liệt kê ra
những nội dung chính sau:
- Đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về vận chuyển hành
khách và hàng hoá trong và ngoài nước với các mục đích kinh tế, thương
mại, tham quan, du lịch, thăm viếng thân nhân, quê hương.
- Đáp ứng nhu cầu tăng thêm về cung ứng các dịch vụ kỹ thuật – thương
mại mặt đất cho các máy bay quốc tế đi/ đến Việt Nam.
- Tạo điều kiện để đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ nền kinh tế quốc
dân theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đáp ứng các nhu cầu chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng
Thực tế vận chuyển tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài trong những
năm vừa qua ngày một tăng. Khách đến Việt Nam chủ yếu là các nhà đầu
tư nước ngoài và khách du lịch cùng hàng triệu người Việt Nam đang sống
ở nước ngoài có nhu cầu trở về thăm tổ quốc. Việc tăng mức sống, sản
phẩm quốc nội, giao lưu kinh tế giữa các vùng trong cả nước, những dấu
hiệu phát triển đáng mừng của đồng bằng sông Hồng, của Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh, việc quy hoạch và những dự án đầu tư về công nghiệp,
du lịch huyện Sóc Sơn là những yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng hành
khách nội địa. Bảng dưới đây tổng hợp dự báo vận chuyển hành khách tại
cảng Hàng Không quốc tế Nội Bài:
56
Khách quốc tế Khách nội địa Tổng sốNăm
Tăng% Lượng HK Tăng% Lượng HK Tăng% Lượng HK
2005 8 2482088 9 3985348 9 6467436
2010 7 3481257 8 5910003 8 9391260
Nguồn: Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng không Việt Nam giai đoạn 2005
– 2010 của ban kế hoạch Tổng công ty hàng không dân dụng Việt Nam
(Năm 2000)
Nội Bài sẽ giữ vai trò là một cảng hàng không quan trọng của đất nước
của khu vực miền Bắc, là một trung tâm vận tải hàng không và là sân bay
quốc tế của thủ đô Hà Nội. Và để thực hiện được vai trò to lớn này theo dự
báo năm 2010 dự án Nội Bài như sau:
- Sân đỗ máy bay
Năm Diện tích sân đỗ sẽ xây dựng
2005 190000m2(19 máy bay)
2010 250000m2(25 máy bay)
Sau 2010 300000m2(30 máy bay)
- Sân đỗ ô tô trước ga hành khách
Năm Diện tích cần thiết (m2)
2000 25080
2010 41715
- Khu xưởng cấp nhiên liệu máy bay cần bổ sung
Năm Sức chứa
2000 - 2005 15000m3
2005 - 2010 13000m3
Nguồn: Tổng công ty hàng không và lĩnh vực đầu tư phát triển đội bay, Lê
Hoàng Dũng.
57
Sân bay Tân Sơn Nhất là cửa ngõ giao lưu quan trọng không chỉ đối
với tam giác kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hoà - Bà Rịa Vũng
Tàu mà còn đối với cả Tây Nguyên và Đồng Bằng sông Cửu Long. Hiện tại
hàng ngày có gần 100 chuyến bay đưa hàng nghìn lượt khách từ các thủ đô,
thành phố lớn trên thế giới và trong nước đến với Tân Sơn Nhất và ngược lại.
25 hãng hàng không đang khai thác ổn định các chuyến bay thường lệ và
không ngừng tăng chuyến trên các đường bay đi/đến Tân Sơn Nhất như
Cathay Pacific từ 4 chuyến lên 11 chuyến/tuần, Cambodia Airlines từ 3
chuyến lên 7 chuyến/tuần. Tốc độ tăng trưởng về hành khách và hàng hoá
qua sân bay Tân Sơn Nhất tăng cao. Khoảng 35% đối với hành khách và
18,5% đối với hàng hoá nhưng sự phục vụ của Tân Sơn Nhất đã luôn đáp
ứng đảm bảo an toàn chất lượng và hiệu quả.
III. Sự tác động của phát triển thương mại đến vận
tải hàng không
1. Sự tác động của chiến lược xuất khẩu đến năm 2010 đến vận chuyển
hàng hoá bằng đường hàng không
1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001- 2010 dự
kiến nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh gấp đôi nhịp độ tăng trưởng GDP
tức là khoảng 14,4%. Tuy nhiên việc gia tăng xuất khẩu 14,4%/năm không
phải là nhiệm vụ đơn giản. Xuất phát điểm của thời kỳ 2001 – 2010 cao
hơn nhiều so với thời kỳ trước (13,5 tỷ USD so với thời kỳ 1991 – 2000
chỉ có 2,4 tỷ USD). Với những hạn chế còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực, đặc
biệt là những hạn chế mang tính cơ cấu thì việc tăng giá trị tuyệt đối ở trên
mức 2 tỷ USD/ năm đòi hỏi sự nỗ lực cao độ trong công tác xuất nhập khẩu.
1.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu
- Nhóm nguyên nhiên liệu: Hiện nay nhóm này gồm hai mặt hàng chính
là dầu thô và than đá, đang chiếm khoảng trên 20% kim ngạch xuất
58
khẩu của nước ta. Tuy nhiên cho đến năm 2010 thì cả dầu thô, than đá
và khoáng sản khác sẽ giảm cả về kim ngạch tuyệt đối và tỉ trọng. Tới
năm 2005 nhóm nguyên nhiên liệu có khả năng chỉ còn đóng góp được
khoảng 9% kim ngạch xuất khẩu (2,5 tỉ USD) so với trên 20% như hiện
nay, đến 2010 tỉ trọng này chỉ còn khoảng chưa đầy 1% tức là dưới 500
triệu USD hoặc 3,5% tức là khoảng 1,75 tỷ USD tùy theo phương án
khai thác dầu thô. Vì vậy sẽ cần phải tìm ra nguồn hàng xuất khẩu mới
để thay thế cũng là một cách thức lớn vì kim ngạch xuất khẩu do dầu thô
đem lại quá lớn.
- Nhóm hàng nông lâm thuỷ sản: Hiện nay nhóm này đang chiếm gần
25% kim ngạch xuất khẩu với những mặt hàng chủ yếu là gạo, cà phê,
cao su, chè, rau quả, thủy sản, hạt tiêu, điều. Do những hạn chế mang
tính cơ cấu nên mặc dù kim ngạch tuyệt đối vẫn tăng nhưng tỷ trọng của
nhóm sẽ giảm dần xuống còn 22% vào năm 2005 và 17,2% vào năm
2010. Hạt nhân tăng trưởng của nhóm sẽ là thủy sản bởi tiềm năng khai
thác và nuôi trồng còn nhiều, nhu cầu thế giới tăng khá và ổn định, thuế
suất thấp. Với sản lượng dự kiến đạt 3,7 triệu tấn thì kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản của ta sẽ đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2005 và 3,2 ≈ 3,5 tỷ
USD vào năm 2010, chiếm 40% kim ngạch của nhóm nông lâm hải sản.
Thị trường chính sẽ là Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc.
- Nhóm sản phẩm hàm lượng công nghệ và chất xám cao: Hạt nhân là
hàng điện tử và tin học. Tuy mới xuất hiện nhưng đã mang lại kim ngạch
khá cao, khoảng 700 triệu USD năm 2000. Dự kiến sẽ đạt khoảng 2,5 tỉ
USD vào năm 2005 trong đó phần mềm dự kiến đạt 350 – 500 triệu
USD, còn lại là phần cứng, sản phẩm điện tử.
- Nhóm ngành dịch vụ: Lâu nay ở Việt Nam ít chú trọng đến xuất khẩu
dịch vụ, thậm chí không có số liệu thống kê một cách hệ thống. Tuy
nhiên qua tổng hợp số liệu của các ngành có thể sơ bộ ước tính thương
mại dịch vụ của Việt Nam năm 2000 đạt 3,2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam.pdf