Khóa luận Việc giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10 ở các trường phổ thông trung học huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

TRANG

A- PHẦN MỞ ĐẦU 1

I- Lý do chọn đề tài. 1

II- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2

III- Phương pháp nghiên cứu. 3

IV- Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài. 3

 

B- PHẦN NỘI DUNG. 5

CHƯƠNGI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO 5

DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

I - Vị trí, nhiệm vụ, chức năng của môn Giáo dục công dân trong 5

trường Phổ thông trung học.

II- Đối tượng nghiên cứu của phương pháp giảng dạy môn 16

Giáo dục công dân ở trường Phổ thông trung học

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 18

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

HUYỆN NGHĨA HƯNG - TỈNH NAM ĐỊNH.

I- Một số nét về Huyện Nghĩa Hưng và tình hình giáo dục của huyện. 18

II- Thực trạng của môn Giáo dục công dân ở trường 20

Phổ thông trung học Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định.

1- Thực trạng của đội ngũ cán bộ quản lý. 20

2- Thực trạng của đội ngũ giáo viên làm công tác giảng day bộ môn 22

Giáo dục công dân trong các trường Phổ thông trung học

3- Đối với các em học sinh. 25

III- Nguyên nhân của thực trạng trên. 27

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TỪNG BƯỚC NÂNG CAO 31

CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 HIỆN NAY.

I- Về nội dung chương trình. 31

II- Về các cấp quản lý: 34

III- Đối với học sinh: 35

IV- Đối với đội ngũ giáo viên: 36

V- Gây hứng thứ học tập cho học sinh: 41

C- PHẦN KẾT LUẬN 43

D- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

 

 

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2953 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Việc giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10 ở các trường phổ thông trung học huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiệt xuất, trong khi khẳng định vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân, chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định vai trò to lớn của các cá nhân kiệt xuất trong lịch sử. Các cá nhân kiệt xuất là những người phản ánh được các yêu cầu và xu hướng phát triển của xã hội, có đẩy đủ quyết tâm và đạo đức tiêu biểu đề ra được đường lối đúng đắn, biết tổ chức và động viên quần chúng trong hoạt động thực tiễn, để lại dấu ấn của họ xét cả về bước đi, tốc độ và hình thức của phong trào. Cá nhân kiệt xuất có vai trò hết sức quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định lịch sử. Nó chỉ có vai trò thực sự khi có phong trào quần chúng nhân dân mạnh mẽ, có sự vận động, phát triển nội tại của lịch sử đúng như cha ông ta đã nói "Thời thế tạo anh hùng". Trong lịch sử dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ kiệt xuất của giai cấp công nhân và của dân tộc ta. Người là biểu tượng mẫu mực về mối quan hệ giữa quần chúng và lãnh tụ, giữa lãnh tụ với quần chúng, đó là một tấm gương sáng cho toàn thể dân tộc ta noi theo. Vậy mỗi chúng ta là những thành viên của dân tộc phải không ngừng phấn đấu vươn lên vì ngày mai lập nghiệp, vì tương lai tươi sáng của dân tộc đang trên con đường đi đến chủ nghĩa xã hội. Như vậy từ việc nắm được tri thức khoa học các em đã biến thành hành động đó chính là bản chất của quá trình dạy học. Dạy học môn Giáo dục công dân là quá trình chuyển giao thông tin khoa học của bộ môn Giáo dục công dân giữa thầy giáo và học sinh. Nó bao gồm hai quá trình: quá trình xử lý và chuyển giao thông tin khoa học bộ môn của người thầy và quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin đó của học sinh. Hai quá trình này tác động qua lại với nhau, bổ xung cho nhau, tạo điều kiện tốt cho nhau để hoàn thành toàn bộ quá trình dạy học. Trong sự tác động đó sẽ bộc lộ những quy luật của quá trình dạy học môn Giáo dục công dân. Những quy luật của hoạt động dạy học bộ môn không thể không đồng nhất với những quy luật của giáo dục học, tâm lý học và càng không thể lẫn lộn với nghệ thuật tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, thời sự. Những quy luật đó vừa phải phù hợp với quy luật nhận thức khoa học của học sinh phổ thông trung học, vừa phải đảm bảo nội dung khoa học của bộ môn. Nắm vững, nghiên cứu đối tượng phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học giúp cho giáo viên xác định rõ ràng "ranh giới" với phương pháp giảng dạy của các bộ môn khoa học khác, nó góp phần củng cố, nâng cao vị trí và vai trò của môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học và trong xã hội. Chương 2 Thực trạng của bộ môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định 2.1 Một số nét về huyện Nghĩa Hưng và tình hình giáo dục của huyện Nghĩa Hưng là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nam Định với chiều dài của huyện là 47 km. Trung tâm của huyện (thị trấn Liễu Đề) cách thành phố Nam Định khoảng 23 km. huyện Nghĩa Hưng được bao bọc bởi 3 con sông lớn đó là: Sông Ninh Cơ, sông Đáy, sông Đào. - Phía Tây của huyện giáp sông Đáy và tỉnh Ninh Bình. - Phía Đông giáp sông Ninh Cơ, huyện Hải Hậu, huyện Trực Ninh. - Phía Bắc giáp sông Đào và huyện Nam Trực. - Phía Nam giáp biển Đông, có chiều dài bờ biển dài 16 km. Biển Nghĩa Hưng là một bãi bồi hàng năm lấn ra biển từ 50 – 100 m đó là một lợi thế cho huyện. Là một huyện ven biển với ưu thế về sông nước nên huyện Nghĩa Hưng rất phát triển về kinh tế biển và kinh tế nông nghiệp. Nhưng là một vùng đồng bằng chiêm trũng lại chịu nhiều ảnh hưởng của bão, gió, lại do địa hình đất đai không đồng đều nên lượng mưa lớn hay gây ra hiện tượng úng làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện. Nhưng nhân dân trong huyện có truyền thống cách mạng anh dũng trong chiến đấu, đoàn kết, cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, có tay nghề cao trong thâm canh tăng vụ, có ý chí vươn lên để thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu. Toàn huyện có 25 xã, thị trấn, (thị trấn Liễu Đề là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, thị trấn Đông Bình là khu trung tâm kinh tế phát triển năng động). Dân số toàn huyện khoảng 20 vạn dân, trong đó đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo chiếm gần 50% dân số. Có thể nói, huyện Nghĩa Hưng có tỷ lệ đồng bào theo đạo thiên chúa giáo cao nhất tỉnh, trên địa bàn huyện hiện có hai tôn giáo lớn: Phật giáo và Thiên chúa giáo. Theo thống kê của ban Tuyên giáo huyện thì hiện nay số người theo đạo Thiên chúa chiếm gần 50% dân số toàn huyện ở rải rác gần hết các xã trong huyện (trừ xã Nghĩa Thịnh). Trong đó có nhiều xã tỷ lệ đồng bào theo đạo thiên chúa cao là: xã Nghĩa Lạc chiếm 90%, Nghĩa Sơn 71%, Nghĩa Hòa 86% v.v... với số lượng nhà thờ rất lớn: 120 nhà thờ. Từ những điểm trên có thể nói Nghĩa Hưng là một huyện trọng điểm về tôn giáo so với các huyện trong tỉnh, có nhiều cơ sở vật chất, số lượng chức sắc, tín đồ đông nhất là niềm tin tôn giáo khá cao cho nên rất khó khăn trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục. Huyện Nghĩa Hưng hiện có 3 trường phổ thông trung học công lập và 2 trường phổ thông trung học dân lập. Với số lượng học sinh rất đông, mỗi trường công lập có tới hơn 2000 học sinh, còn với trường dân lập thì ít hơn. Tình hình giáo dục của huyện đang có chiều hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng giảng dạy. Cụ thể trường phổ thông trung học A Nghĩa Hưng đang phấn đấu trở thành trường chuẩn về cơ sở vật chất và chuẩn về chất lượng giảng dạy với 100% giáo viên có trình độ Đại học. Toàn huyện đã và đang làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để đáp ứng với sự nghiệp đổi mới của đất nước. 2.2 Thực trạng của môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định 2.2.1 Thực trạng của đội ngũ cán bộ quản lý Nhìn chung quan điểm của các cấp lãnh đạo ở các trường vẫn thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp lãnh đạo chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng sự phân phối chương trình của bộ môn Giáo dục công dân, yêu cầu giáo viên lên lớp đúng theo quy định, kiểm tra giáo án trước khi lên lớp, với học sinh yêu cầu phải học nghiêm túc. Song bên cạnh đó các cấp lãnh đạo của các trường còn bị chi phối nặng nề về tâm lý khoa cử, chạy theo thành tích mà quên đi tính giáo dục toàn diện trong trường phổ thông trung học, thiếu quan tâm, quán triệt với công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Trong khi chỉ chú ý đến những môn học mà Bộ quy định thi tốt nghiệp và thi Đại học mà quên đi vai trò của môn Giáo dục công dân trong nhà trường. Hầu hết ban lãnh đạo các trường cho môn Giáo dục công dân là một môn học phụ, môn học bổ trợ, cho nên không thấy rằng những tri thức của môn Giáo dục công dân nó rất cần thiết với học sinh, chuẩn bị cho học sinh hành trang bước vào đời một cách tự tin, vững vàng, những kiến thức rất thiết thực đối với một người đang chập chững bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời với nhiều thử thách và chông gai. Do nhận thức không đúng thì dẫn đến hành động sai lầm trong việc đào tạo, sử dụng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân. Theo kết quả điều tra cho thấy, ở một số trường phổ thông trung học trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, trong đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân các cấp lãnh đạo vẫn sử dụng giáo viên dạy bộ môn khác sang dạy. Vì sao lại có hiện tượng đó? Do sự phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo: trong học kỳ I đối với lớp 10 có một tiết Giáo dục công dân trên một tuần, còn đối với lớp 11, lớp 12 thì có 2 tiết trong tuần. Nên dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên chuyên ngành Giáo dục công dân ở học kỳ I, nên buộc phải điều giáo viên dạy bộ môn khác như Văn, Sử, Địa, thậm chí còn sử dụng cả giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên sang dạy Giáo dục công dân. Nhưng sang đến học kỳ II, do lớp 11 và 12 mỗi tuần rút đi một tiết nên số lượng giáo viên chuyên ngành Giáo dục công dân có thể đảm nhận được gần hết. Cho nên lãnh đạo các trường vẫn không có ý biên chế thêm giáo viên chuyên ngành Giáo dục công dân. Chẳng hạn, trường phổ thông trung học A Nghĩa Hưng với số lượng 40 lớp, nhưng chỉ có 2 giáo viên chuyên ngành Giáo dục công dân. Vậy một câu hỏi đặt ra là 2 giáo viên đó sẽ dạy với số lượng bao nhiêu tiết trong tuần? Chúng ta chỉ cần làm một phép tính đơn giản cũng biết được mỗi giáo viên phải dạy tới 30 tiết trong một tuần. Tình trạng giáo viên phải lên lớp 5 tiết một ngày thì chất lượng giảng dạy liệu có đảm bảo không? Với một lịch trình gần như chiếm hết thời gian, vậy thì thời gian đâu để bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cũng như việc đổi mới nội dung phương pháp dạy học? Nhưng ở đây các cấp lãnh đạo không hề quan tâm đến chất lượng cũng không bao giờ kiểm tra về chuyên môn, không tạo điều kiện cho giáo viên đi nâng cao nghiệp vụ và chuyên môn. Do quan niệm đó là một môn học phụ nên lãnh đạo các trường bao giờ cũng yêu cầu giáo viên kết thúc chương trình càng sớm càng tốt. Đối với lớp 12 thì giáo viên phải làm sao gói ghém kiến thức để kết thúc chương trình trước khi Bộ Giáo dục và Đào tạo báo môn thi tốt nghiệp, còn đối với lớp 10, 11 thì kết thúc cho học sinh tập trung vào những môn thi cuối học kỳ, cuối năm. Mặt khác, do sự không coi trọng bộ môn Giáo dục công dân nên các cấp lãnh đạo cũng không tạo điều kiện cho giáo viên sinh hoạt, hội giảng chuyên môn thường xuyên để tìm ra phương pháp giảng dạy có chất lượng. Đây là một thực trạng nó đã ăn sâu bám rễ vào trong quan niệm của các nhà quản lý, quả thực là một điều đáng lo ngại. Liệu thực trạng này có sớm được giải quyết để bộ môn Giáo dục công dân trở về đúng với vị trí và phát huy hết vai trò của nó trong việc đào tạo ra những lớp người phát triển hài hòa cả về trí dục và đức dục! 2.2.3 Thực trạng của đội ngũ giáo viên làm công tác giảng day bộ môn Giáo dục công dân trong các trường phổ thông trung học Cùng với xu thế phát triển chung của giáo dục nước nhà các trường phổ thông trung học ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định hàng năm vẫn mở rộng thêm trường – lớp, với số lượng lớp ngày càng nhiều nhưng số lượng giáo viên Giáo dục công dân vẫn duy trì như cũ nên dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên, hoặc giáo viên dạy quá nhiều số tiết trong tuần. Theo số liệu điều tra ở một số trường phổ thông trung học huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định thì số giáo viên được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành Giáo dục công dân ở bậc Đại học chỉ đạt 60%, còn 40% vẫn là giáo viên dạy kiêm nhiệm, trái ngạch. Điều đáng bàn ở đây là trình độ của đội ngũ giáo viên đó đạt ở mức độ nào và chất lượng giảng dạy như thế nào? Đối với giáo viên dạy chuyên ngành Giáo dục công dân thì đại đa số đều được đào tạo từ trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, nói chung về kiến thức được chuẩn hóa; chuyên môn vững vàng nhưng số giáo viên này không nhiều, không đủ. Nhưng mặt trái của nó là do thiếu giáo viên, nên số giáo viên chuyên ngành phải dạy quá nhiều số tiết nên ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, và do thiếu sự quan tâm của các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo nên họ rất lơ là về chuyên môn, coi giờ lên lớp như là một giờ thuyết trình lý thuyết một cách khô khan. Những giáo viên giảng dạy lâu năm thì không hề đổi mới phương pháp vẫn dạy theo một khuôn mẫu với sự tiếp thu thụ động của học sinh, không khơi gợi được tính chủ động sáng tạo của học sinh, họ tung kiến thức ra cho học sinh nhưng lại không nhận được tín hiệu ngược từ phía học sinh. Tất cả những lý do đó cũng xuất phát từ bản thân giáo viên không làm tròn trách nhiệm của một nhà giáo, không thực sự tâm huyết với nghề. Là một người giáo viên dạy giỏi thì không thể là một người không yêu nghề, chính yếu tố này đã thôi thúc người giáo viên tự tìm tòi và đổi mới phương pháp giảng dạy, tự học để nâng cao bồi dưỡng chuyên môn. Mặt khác một người thầy dạy tốt phải là người biết lắng nghe, tổng kết ý kiến của học sinh. Bởi vì, thế hệ trẻ bao giờ cũng nhậy bén và năng động, giàu trí sáng tạo. Hơn nữa người thầy đó phải có kiến thức chuyên môn vững vàng và nhạy bén với thông tin thời cuộc; nhất là đối với giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân thì việc cập nhật tin tức thời sự là rất cần thiết. Nhưng ở đây một tình trạng phổ biến và rất đáng buồn là: đại đa số giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân đều không yêu nghề (nếu không muốn nói là toàn bộ). Khi được hỏi vì sao thì họ sẵn sàng trả lời là do thu nhập thấp nên phải làm thêm nghề khác. Vậy khi họ đã không yêu nghề thì làm sao có thể có được chất lượng tốt và đương nhiên dẫn đến tình trạng cắt xén giờ lên lớp để làm những công việc riêng… Đời sống kinh tế cũng là yếu tố quan trọng quyết định tâm lý của người giáo viên. Nhìn chung đại đa phần thu nhập của giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân là thấp hơn so với các môn khác vì họ không có phần thu nhập thêm từ việc dạy thêm; học thêm. Bởi lẽ; xã hội không có nhu cầu, nhà trường lại không tổ chức thi tập trung môn Giáo dục công dân nên chỉ với vẻn vẹn đồng lương hành chính ra thì họ không có một khoản thu nhập nào khác, đời sống khó khăn, họ phải bươn trải để kiếm thêm thu nhập thì dĩ nhiên là họ không tâm huyết với nghề, không tận tụy và dành nhiều thời gian cho chuyên môn của mình là điều dễ hiểu. Khi lên lớp những kiến thức mà họ truyền đạt cho học sinh chỉ là một mớ lý thuyết khô khan trừu tượng, học xong người học không biết vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống và lý giải những mâu thuẫn trong chính bản thân mình với thực tiễn xung quanh. Một bài giảng tốt thì phải có tính lý luận cao và thực tiễn sinh động. Nhưng không phải giáo viên nào cũng làm được điều đó mà ở đây phần lớn giáo viên vẫn còn lạc hậu về phương pháp cho nên dẫn đến bài giảng không có hiệu quả, không gây được hứng thú cho học sinh. Còn đối với giáo viên dạy "trái ngạch" thì còn đáng buồn hơn rất nhiều, vốn dĩ họ đã không được học chuyên ngành Giáo dục công dân nên họ không hiểu được đối tượng nghiên cứu của bộ môn. Vì thế họ hiểu lệch lạc về bộ môn Giáo dục công dân là một môn học về những kiến thức đời thường mang tính chất giáo huấn là chủ yếu. Mặt khác do không hiểu đúng chức năng và nhiệm vụ của bộ môn Giáo dục công dân thì sẽ dẫn đến tình trạng tầm thường hóa tri thức khoa học. Điều này phải chăng sẽ dẫn đến mất vai trò của bộ môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông trung học. Thực tế tôi có đi dự một số tiết của những giáo viên dạy trái ngạch, điều mà tôi nhận thấy đầu tiên là những giáo viên đó chỉ làm nhiệm vụ " phát thanh" lại sách giáo khoa nên một tiết học rất buồn tẻ và trầm lắng. Học sinh thì muốn nhanh chóng hết giờ, hoặc ngồi làm việc riêng.Cô giáo thì cố gắng đọc được hết kiến thức trong sách giáo khoa là tốt rồi, học sinh nắm được đến đâu giáo viên không cần quan tâm. Học sinh muốn tìm hiểu thêm giáo viên cũng không giải thích. Vậy thử hỏi học sinh sẽ nghĩ gì về môn Giáo dục công dân? Đây là một thực trạng rất phổ biến ở hầu hết các trường phổ thông trung học trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Còn về tuổi đời và số năm công tác của đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân thì nhìn chung ở các trường trong huyện cũng có giáo viên có thâm niên công tác và cũng có giáo viên trẻ mới ra trường. Đối với những giáo viên giảng dạy lâu năm thì có kinh nghiệm nghề nghiệp nhưng do không được bồi dưỡng thường xuyên nên kiến thức cứ cũ dần đi. Còn đối với giáo viên mới ra trường thì kiến thức chuyên môn còn rất mới mẻ nhưng do họ quá tham kiến thức nên dẫn đến tình trạng nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà không quan tâm đến đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh. Tóm lại, do số lượng giáo viên ít, số giờ nhiều, do không được quan tâm chỉ đạo sâu sát cho nên chất lượng giảng dạy bộ môn thấp. Họ không được bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn và nghiệp vụ, mà việc bồi dưỡng là những cái cần có và nhất thiết phải có của giáo viên Giáo dục công dân mà đặc biệt là chương trình Giáo dục công dân lớp 10. Những tri thức triết học ở lớp 10 nếu không kịp thời bổ sung những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại thì lý luận sẽ trở nên giáo điều và khô cứng, không mang được hơi thở của cuộc sống đương đại. Nhìn chung đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ mônGiáo dục công dân vừa thiếu, vừa yếu lại không đồng bộ, họ lên lớp không nhiệt tình, thường mặc cảm về bộ môn của mình là không được xã hội coi trọng, học sinh không thích học cho nên họ phó mặc về chất lượng và hiệu quả. Vậy đứng trước tình hình đó các nhà quản lý sẽ nghĩ gì;và cần phải thay đổi quan niệm để từ đó có được biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng của bộ môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông trung học 2.2.3 Đối với các em học sinh Học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, nói đến dạy học và nói đến hoạt động dạy của người thầy và hoạt động học của học sinh. Hai hoạt động này tác động qua lại với nhau, trong đó hoạt động của người thầy giữ vai trò chủ động, còn học sinh là đối tượng tác động của thầy giáo trên tinh thần chủ động và sáng tạo. Mà sản phẩm của nghề dạy học là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện vừa có tri thức khoa học vừa có phẩm chất chính trị và lối sống lành mạnh. Nghề dạy học có ý nghĩa cực kỳ quan trọng như thế nhưng hiện nay thực trạng cho thấy học sinh của chúng ta rất sa sút về mặt đạo đức và thiếu ý thức trong học tập, trong lao động thể hiện ở sự thiếu tôn trọng đối với các thầy cô giáo, thô lỗ với bạn bè, không nghe lời cha mẹ, ỉ lại trong học tập và lao động. Sự xuống cấp này là thuộc về trách nhiệm của toàn xã hội, của từng cá nhân. Nhưng khi quy về trách nhiệm thì lại đặt lên vai những người làm công tác giáo dục mà đặc biệt là những người đảm nhận giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân. Vậy đối với học sinh thì môn Giáo dục công dân có vị trí và vai trò như thế nào? Môn Giáo dục công dân như chúng ta biết nó có vai trò giáo dục và giáo dưỡng, nó bao gồm một hệ thống các tri thức khoa học phù hợp với từng đối tượng nhận thức của học sinh. Nó góp phần hình thành thế giới quan khoa học và phương pháp tư duy biện chứng cho học sinh. Nhưng trên thực tế học sinh của chúng ta rất coi thường bộ môn Giáo dục công dân, có lẽ do một phần các em phải học quá nhiều môn học trong nhà trường với một lượng kiến thức của các môn: Văn, Toán, Lý, Hóa… rất nhiều; lại cộng với tâm lý thi cử nên các em dành rất nhiều thời gian cho việc học những môn mà nhà trường thường tổ chức thi tập trung và thi tốt nghiệp, thi đại học… nên đã dẫn đến tình trạng học sinh học lệch. Đối với học sinh thì môn Giáo dục công dân chỉ là môn học phụ, nó không mang lại kết quả gì thiết thực cho bản thân, mục đích cuối cùng của các em là thi đỗ tốt nghiệp và tiếp tục thi vào một trường Đại học hay Cao đẳng nào đó nên các em nghĩ môn Giáo dục công dân sẽ không giúp gì trong việc đó. Nhưng các em không nghĩ rằng để đạt được mục đích thì trước hết phải có một thế giới quan khoa học một phương pháp tư duy khái quát cao. Vậy thì điều này có chăng chỉ là kiến thức của bộ môn Giáo dục công dân, nếu như kiến thức của các môn khoa học cơ bản khác cung cấp cho học sinh những nguyên vật liệu để xây dựng lên lâu đài của tương lai thì những kiến thức của môn Giáo dục công dân sẽ là một kiến trúc sư thiết kế toàn bộ lâu đài đó, nó sẽ chỉ cho chúng ta thấy cần phải làm gì và hành động như thế nào để đạt được mục đích. Bởi lẽ, môn Giáo dục công dân có vai trò quan trọng như vậy, nhưng trên thực tế kết quả điều tra cho thấy: 78% Số học sinh không thích học môn Giáo dục công dân 12% Số học sinh thích học môn Giáo dục công dân 10% Không tỏ rõ ý kiến Ngoài ra, với câu hỏi: Em có thích đi thăm quan để tìm hiểu về đất nước mình để bổ trợ cho tri thức của mình không? thì kết quả thu được là: 100% học sinh trả lời là có thích. Như vậy thực tế cho thấy rằng: Học sinh của chúng ta vốn rất ham học hỏi, tìm hiểu khám phá những cái chưa biết, nhưng lại không biết rằng những kiến thức đó nó đang ở ngay trước mắt mình.Các em không nhận thấy rằng môn Giáo dục công dân là một môn học rất sát với đời sống, gần gũi như hơi thở của mình, nó cung cấp cho chúng ta phương tiện để khám phá thế giới vô cùng vô tận và từ đó chúng ta có thể cải tạo thế giới một cách hiệu quả. Quả thực đây là một điều rất đáng buồn khi mà học sinh của chúng ta không nhận ra điều đó! Vậy làm thế nào để thay đổi được thực trạng trên? Đây quả là một câu hỏi khó! Nó đòi hỏi phải có sự cộng tác từ nhiều phía mới có thể giải quyết được. 2.3. Nguyên nhân của thực trạng Thực trạng của bộ môn Giáo dục công dân hiện nay quả là một điều rất đáng lo ngại mà nguyên nhân của nó xuất phát từ nhiều vấn đề: từ nội dung, phương pháp của bộ môn; từ phía các cấp quản lý, lãnh đạo cho đến đội ngũ giáo viên và học sinh. Vậy để thay đổi được thực trạng trên đây đòi hỏi phải xác định đúng vị trí, chức năng và nhiệm vụ của môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông trung học, cần phải phân tích tìm ra nguyên nhân của thực trạng, để từ đó có hướng giải quyết. Trước hết, xuất phát từ nội dung chương trình môn học nó là một hệ thống những kiến thức rất mới mẻ và lại mang tính chất khái quát hóa, trừu tượng hóa và có phần hơi khô khan. Cho nên rất khó khăn trong việc nhận thức của học sinh cũng như trong truyền thụ tri thức của giáo viên. Đặc biệt là nội dung kiến thức của chương trình Giáo dục công dân lớp 10 là loại kiến thức rất mới mẻ mà trước đó ở Phổ thông cơ sở học sinh chưa từng được làm quen. Khi bước vào phổ thông trung học; học sinh rất bỡ ngỡ khi chưa có được phương pháp học tập, nghiên cứu bộ môn cho nên rất khó khăn trong việc tiếp thu tri thức mới này. Nguyên nhân về phía các cấp lãnh đạo, quản lý do không nhận thức đúng về tầm quan trọng của bộ môn, nên dẫn đến nhiều điều bất cập trong việc chỉ đạo môn học, phân phối chương trình cũng như trong việc sử dụng đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân. Do quan niệm bộ môn Giáo dục công dân là một môn học bổ trợ, môn học giảng dạy về các kiến thức đời thường có tính chất tuyên truyền nên giáo viên nào cũng có thể dạy được. Nên lãnh đạo thường bố trí giáo viên thừa ở các bộ môn khác sang dạy, và cho rằng môn Giáo dục công dân không phải là môn thi tốt nghiệp nên giáo viên muốn dạy như thế nào cũng được miễn là cuối năm có đủ số điểm để làm việc tổng kết báo cáo thành tích lên nhà trường là được. Vì vậy họ không quan tâm đến việc tạo điều kiện cho giáo viên đi học thêm để nâng cao trình độ cũng như việc kiểm tra chất lượng giảng dạy. Từ đó dẫn đến tình trạng giáo viên lơ là chuyên môn, dạy một cách đối phó, không muốn học thêm lên để nâng cao trình độ. Đây là một nguyên nhân đáng lo ngại nhất cho nền giáo dục nước nhà. Vì không ai khác họ chính là người góp phần quan trọng cho sự đi lên hay tụt hậu của nền giáo dục nước nhà. Để một môn học phát huy được vai trò của nó đối với người học thì phần lớn phụ thuộc vào người thầy, nó đòi hỏi người thầy phải có trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm mới có thể cảm hóa, thuyết phục được người học. Hơn nữa người thầy phải có lòng yêu nghề và trách nhiệm nghề nghiệp thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cao cả mà nhân dân đã đặt lên vai mình. Nhưng thực tế thì có những giáo viên của chúng ta không làm được điều đó. Những người có chuyên môn thì lại thiếu năng lực sư phạm hoặc không tự học để bồi dưỡng chuyên môn của mình, còn những giáo viên dạy "trái ngạch" vừa không có chuyên môn lại vừa thiếu trách nhiệm nghề nghiệp… Một nguyên nhân nữa làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của môn Giáo dục công dân là vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Hàng năm vào dịp gần đầu năm học mới Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh có tổ chức cho giáo viên đi bồi dưỡng chuyên môn với nội dung là cập nhật tin tức thời sự, đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả và chất lượng bộ môn. Nhưng trên thực tế thì còn nhiều điều phải bàn: việc bồi dưỡng chủ yếu là để cập nhật tin tức thời sự nhưng do phương tiện thông tin đại chúng rất rộng rãi nên giáo viên không cảm thấy cần thiết, cái mà giáo viên cần là phải đưa ra thảo luận một số vấn đề khó trong chương trình, và cập nhật phương pháp mới nhưng chuyên viên lại không làm được điều đó. Nên dẫn đến hậu quả của việc bồi dưỡng thấp, chưa góp phần nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. Nguyên nhân mang tính khách quan đó là xuất phát từ một vùng có đồng bào theo đạo thiên chúa giáo rất đông, cộng với một niềm tin tôn giáo khá cao… chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc giảng dạy lý luận Giáo dục công dân ở trong nhà trường. Ví như ban ngày các em cắp sách đến trường được nghe các thầy cô giảng về: Tính vật chất của thế giới, chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định thế giới của chúng ta là thế giới vật chất, nó tồn tại khách quan và độc lập với ý thức của con người, trong đó con người có thể nhận thức được nó và cải tạo nó theo quy luật vốn có của nó… Nhưng khi về nhà các em lại phải đến nhà thờ, tiếp xúc với kinh sách, giáo lý và những lời răn dạy của cha xứ cho rằng: Thế giới này là do thượng đế sinh ra, nó tồn tại được là do ý muốn của một đấng siêu nhiên quyết định…, thế giới con người đang sống chỉ là gửi nhờ tạm thời mà thôi, bao giờ con người chết đi lúc đấy về với chúa là về với thế giới vĩnh hằng.v.v. Những người theo đạo thiên chúa giáo có một đời sống tâm linh cực kỳ bí hiểm, họ sẵn sàng tình nguyện hy sinh cả bản thân mình cho chúa, họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan 1.doc
  • docmuc luc.doc
Tài liệu liên quan