Hiện nay Việt Nam đã tham gia vào một số cam kết đa phương về sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ, nhất là với những thị trường lớn như Liên minh Châu Âu. Hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU nếu không lưu ý vấn đề này có thể sẽ bị bắt và truy tố vì vi phạm sở hữu trí tuệ.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không ngại tốn kém để đăng ký thương hiệu kể cả ở các thị trường doanh nghiệp chưa bán sản phẩm cuả mình. Trung Nguyên đăng ký ở Trung Quốc, Singapore, Pháp, Canada, mỗi nước tốn từ 4000 đến 5000 USD, Vifon Việt Nam đăng ký trên 20 nước. Nệm mút Kymdan thì đăng ký bảo hộ trên 30 nước trong khi thị trường xuất khẩu của Kymdan mới dừng lại ở con số 10. Bưởi Năm Roi đã trở thành loại trái cây đầu tiên của Việt Nam được đăng ký thương hiệu và có mặt trên trang Web ww.5 roi.com. Công ty may Phương đông (Fugamex) cũng quyết tâm thực hiện quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá để khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Việc vận dụng các quy định pháp lý của Liên minh Châu Âu EU về chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oá trên thị trường này.
2.2.2 Hàng giày dép
Giày dép là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường EU hiện nay, trước đây xuất khẩu giày dép của Việt Nam phải chịu sự giám sát (xin phép trước), nhưng sau khi kí hiệp định hợp tác vào ngày 17/7/1995 nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU. Chính vì vậy kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này liên tục tăng nhanh, là một trong những nhóm dẫn đầu trong giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung và sang thị trường EU nói riêng. (Bảng 3). Khả năng xuất khẩu mặt hàng này vào EU sẽ còn tiếp tục tăng vì chúng ta không phải chịu hạn ngạch như hàng dệt may và hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP áp dụng từ 01/07/1999 cho phép mặt hàng này hưởng mức thuế nhập khẩu thấp hơn các nước khác chỉ bằng 70% mức thuế thông thường.
Chỉ trong thời gian ngắn gần đây, giày của các hãng nổi tiếng như Nike, Adidas, Reebook, Fiki…sản xuất tại nước ta đã được tiêu thụ tại các nước Tây Âu, Canada, Bắc Mỹ.
Việt Nam là một trong 5 nước có khối lượng giày dép xuất khẩu lớn nhất vào thị trường EU với lý do là : giá rẻ, chất lượng và mẫu mã được thị trường này chấp nhận. Nếu năm 1996, theo EU thì Việt Nam đứng thứ 3 khu vực Châu á sau Trung Quốc và Inđônêxia với số lượng đạt khoảng 92,8 triệu đôi, về giày vải thì Việt Nam đứng hàng thứ 2 sau Trung Quốc thì hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ 2 chỉ đứng sau có Trung Quốc. EU là thị trường lớn nhất của giày dép xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Tình hình xuất khẩu giày dép vào thị trường này cụ thể như sau :
Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU
Đơn vị : Triệu USD
Năm
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch
271
380
520
457,3
625,8
933,3
1225,5
1431,5
1524,5
Nguồn: Báo cáo thường niên của Tổng cục Hải Quan
Năm 1994, trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường EU, giày dép vẫn giữ vị trí thứ 5 nhưng trong những năm gần đây tăng nhanh vượt cả dệt may. Năm 1997, xuất khẩu giày dép đứng thứ 2 sau gạo với kim ngạch tăng 454,3 triệu USD. Đặc biệt trong năm 1998, 1999 mặt hàng này có sự bứt phá ngoạn mục với giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 30 % tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU, vượt qua cả dệt may để chiếm vị trí số 1. Để có được thành công này, các doanh nghiệp đã chủ động thiết kế mẫu mã, triển khai sản xuất, nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, họ cũng chủ động tìm kiếm bạn hàng, kí kết được các hiệp định trực tiếp, tích cực đầu tư thêm máy móc thiết bị mới với quy mô hợp lý cũng như việc làm tốt công tác xúc tiến mậu dịch.
Các sản phẩm giày dép của Việt Nam chủ yếu xuất sang EU chủ yếu là giày thể thao chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU, giày vải chiếm gần 20%, giầy nữ chiếm xấp xỉ 15%, dép khoảng 17%, giày da chiếm hơn 1,5%. Thị trường xuất khẩu giày dép lớn trong Liên minh Châu Âu là Đức (25,3%), Anh (20,1%), Pháp (14,3%), Bỉ (12,3%), Italia (8,1%), Hà Lan (37,9%), Tây Ban Nha (4,6%), Thuỵ Điển (2,2%), Đan Mạch (1,3%), Hy Lạp, Phần Lan và áo (0,8%), Ailen (0,6%), Bồ Đào Nha (0,2%) và Lucxambua (0,1%).
Tuy nhiên hiện nay EU đang nghi ngờ trong số các sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất sang EU có một số lượng lớn xuất xứ từ các nước khác. Trước tình hình đó, Việt Nam và EU đã kí bản ghi nhớ về chống hiện tượng gian lận thương mại đó. Phía Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mặt hàng giày dép từ 01/01/2000 còn EU đã không áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng này của Việt Nam. Mặc dù vậy giày dép xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải lo đối phó với đối thủ cạnh tranh chính là Trung Quốc. Trung Quốc được đánh giá có lợi thế về ngành giày da vì nguồn nguyên liệu đáp ứng được một cách chủ động và giá rẻ cho ngành giày da và sản xuất phụ kiện trong nước. Còn Việt Nam kém lợi thế về mặt hàng này so với Trung Quốc do nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng được sản xuất trong nước. Phần lớn mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam là các loại giầy thể thao theo các hợp đồng sản xuất hay gia công theo mẫu của nước ngoài. Vì vậy việc xuất hàng của Việt Nam thiếu tính chủ động cả về nguyên liệu, giá cả và phương thức hoạt động. Các doanh nghiệp không nắm bắt được kịp thời những yêu cầu về chất lượng, giá cả và mẫu mã của thị trường. Do thường chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công nên không có cơ sở nào quan tâm đến đa dạng hoá và nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã cho sản phẩm cho xuất khẩu nên chất lượng sản phẩm của Việt Nam chưa cao, mẫu mã đơn điệu kém khả năng cạnh tranh so với sản phẩm của một số nước trong khu vực.
Hiện nay mặc dù Trung Quốc đã gia nhập Tổ Chức Thương mại Thế giới (WTO) nhưng EU vẫn quyết định duy trì hạn ngạch với hàng giày dép của Trung Quốc đến năm 2005. Còn về phía Việt Nam lại được hưởng thuế quan ưu đãi phổ cập GSP=70% thuế suất thông thường MFN và không bị áp dụng hạn ngạch, lợi thế trong cạnh tranh này một mặt tạo thuận lợi lớn cho hàng Việt Nam, mặt khác cũng buộc Việt Nam phải đưa ra các chiến lược cạnh tranh cho sản phẩm này đặc biệt là từ nay đến năm 2005 để làm cho hàng Việt Nam có vị thế và chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU. Trong chiến lược đó chúng ta cần:
Tuân thủ tuyệt đối những quy định pháp lý và chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm do EU quy định.
Đổi mới thiết bị công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.
Phát triển công nghệ thiết kế nhạy bén với thị hiếu người tiêu dùng Châu Âu.
2.2.3 Hàng thuỷ sản
Hiện nay, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những nước xuất khẩu thuỷ sản đáng kể trên thế giới. Nếu như đầu những năm 90, thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam có mặt ở 20 thị trường trong đó thị trường Nhật Bản chiếm tới 70-80% thì đến nay sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện tại hơn 60 thị trường khác nhau ở khắp các châu lục.
Hàng thuỷ sản của Việt Nam đã có được những vị thế khá vững vàng tại các thị trường lớn với các yêu cầu rất cao về chất lượng như ở thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ…và đặc biệt là hàng thuỷ sản đã tiếp cận ngày càng sâu vào thị trường EU.
Tuy vậy theo số liệu của Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng trung bình xuất khẩu thuỷ sản của giai đoạn 1999-2002 đạt mức thấp. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU đạt 106,466 triệu USD chiếm 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Nhưng sang năm 2000, kim ngạch xuất khẩu lại có sự giảm sút so với năm 1999 chỉ đạt 93,216 triệu (Bảng 4). Nguyên nhân của tình trạng này là do một số điều kiện khách quan không thuận lợi mang lại như thiên tai trong nước xảy ra, thị trường nhập khẩu có quy định hạn chế tạm thời…
Đến năm 2001, hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chiếm 9% tổng lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2001, con số này lên tới 15,1%.
Năm 2002 là năm ngành thuỷ sản gặp trở ngại lớn liên quan đến vụ bán phá giá cá basa. Đồng thời phía EU cũng tăng cường khâu kiểm tra vệ sinh chất lượng thuỷ sản không được khả quan. Tỷ trọng xuất khẩu tăng không đáng kể so với năm 2001.
Bảng 4: Tỷ trọng thị trường nhập khẩu thuỷ sản theo giá trị (1999-2002)
Thị trường
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Giá trị (Tr $)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Tr $)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Tr $)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Tr $)
Tỷ trọng (%)
Mỹ
99,598
11,6
133,998
13,8
307,23
20,9
459,003
27,8
Nhật Bản
363,168
42,3
395,197
40,80
482,160
32,8
421,439
26,14
Trung Quốc (+ HK)
90,668
10,56
121,375
12,5
299,880
20,4
285,910
17,32
EU
106,466
12,4
93,216
9,6
101,430
9,0
670
15,1
ASEAN
44,647
5,2
66,028
6,8
58,8
4,0
60,456
3,66
Các nước khác
154,033
17,94
161,186
16,6
220,5
15,0
313,134
18,97
Tổng giá trị
858,600
971,000
1470
1650,61
Nguồn : Tạp chí Thuỷ sản số 1/2003
Nhận xét : Có thể thấy rằng sang năm 2001, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới sa sút, thị trường thế giới có nhiều biến động lớn, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, dẫn đến giá cả sụt giảm nghiêm trọng khiến cho các nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản sang EU gặp nhiều khó khăn song giá trị xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng so với năm 2000 đã chứng tỏ hàng thuỷ sản của Việt Nam đã có được chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường EU.
Hiện nay mỗi năm Việt Nam xuất sang EU hàng chục ngàn tấn thuỷ sản trong đó chủ yếu là các loại tôm đông lạnh, mực cá đông lạnh, cá hộp, thịt tôm hỗn hợp và một số loại thuỷ sản khác như nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Hiện EU là thị trường lớn thứ ba nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam. Cá biệt trong các năm Nhật Bản và Đông Nam á khủng hoảng, thị trường EU là giải pháp hữu hiệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam .
Tuy nhiên với trình độ phát triển công nghiệp và đời sống tiêu dùng chất lượng cao, EU cũng đặt ra nhiều quy định tương đối khắt khe đối với hàng nhập khẩu. EU kiểm tra sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên. Cùng với các quy định pháp lý về hàng nhập khẩu được đưa ra nhằm hạn chế các sản phẩm được sản xuất với điều kiện chưa đạt tiêu chuẩn. Năm 2002, một lô lớn hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã bị loại bỏ do không thực hiện đúng các quy cách ký mã hiệu, thời hạn sử dụng, nơi sản xuất và điều kiện bảo quản đặc biệt. Những điều kiện khắt khe là các thách thức rất lớn đối với Việt Nam.
Bộ Thuỷ Sản đang tiếp tục đổi mới không ngừng trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đồng thời kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực quan trọng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Ngày 18/11/1999, EU đã chính thức công nhận Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản NAFIQACEN thuộc Bộ Thuỷ Sản Việt Nam là cơ quan kiểm soát điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản của Việt Nam, đủ điều kiện để EU uỷ quyền kiểm soát hàng thuỷ sản vào EU. Đồng thời EU đưa hàng thuỷ sản của Việt Nam vào danh sách ưu tiên loại 1 với đợt đầu với 18 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất thẳng vào EU mà không cần phải có những thoả thuận song phương với từng nước trong liên minh Châu Âu. Điều này cho phép giảm bớt các hàng rào kỹ thuật đối với hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất vào các nước EU, đồng thời mở ra một thị trường đầy hứa hẹn cho ngành thuỷ sản.
Đầu năm 2002, EU đã có quyết định công nhận mới 32 doanh nghiệp vào danh sách 1 được phép xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này. Tiếp đó, ngày 1/8/2003, EU cũng đã có quyết định công nhận thêm 6 doanh nghiệp nữa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang EU (đây là các doanh nghiệp trước đây bị loại khỏi danh sách 1) đưa tổng số doanh nghiệp có code vào EU lên 100.
Uỷ ban Châu Âu đã công nhận 5 vùng nhuyễn thể của nước ta ở Tiền Giang và Bến Tre. Mới gần đây, phía EU cũng đã thông báo là chấp nhận thêm 5 vùng nuôi nhuyễn thể khác ở Cần Giờ (TP.HCM) và vùng biển Kiên Giang đạt điều kiện an toàn vệ sinh, làm nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu vào EU. Nhờ đó mà toàn bộ vùng nhuyễn thể của tất cả các vùng nuôi này đều có thể bán được vào thị trường EU.
Như vậy có thể khẳng định rằng hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã dần dần được chấp nhận vào thị trường khắt khe này. Có thể dễ dàng nhận thấy thị trường EU vừa mang các yếu tố của một thị trường tiêu thụ, vừa mang yếu tố giúp nâng cao uy tín cho hàng thuỷ sản trên thị trường quốc tế. Thị trường EU ngày càng được phát triển và tự khẳng định là một trung tâm kinh tế của thế giới. Hơn nữa, EU sang năm 2004 sẽ kết nạp thêm thành viên mới, tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng thêm thị trường và nhu cầu tiêu thụ. Chính vì vậy, ngành thuỷ sản Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng hàng hóa. Bởi một khi đã được EU chấp nhận thì cũng không khó khăn gì cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường lớn khác do tiêu chuẩn của EU được đánh giá rất cao trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên có một vấn đề quan trọng đặt ra cho Việt Nam khi xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU đó là có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, các nước ASEAN v.v… với các ưu đãi được hưởng tại thị trường giống Việt Nam. Nhiều nước như Thái Lan, ấn Độ… có những sản phẩm có chất lượng cao hơn, chủng loại phong phú hơn, mẫu mã đẹp hơn. Như vậy việc cải thiện năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ đóng vai trò quyết định trong việc chiếm lĩnh thị trường EU.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2004, khi Việt Nam vẫn còn được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU thì một số nước thuộc ASEAN và Trung Quốc đã có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam sẽ bị loại khỏi danh sách được hưởng GSP. Đây chính là cơ hội để Việt Nam tăng nhanh được kim ngạch xuất khẩu của mình khi lợi thế cạnh tranh tương đối tạm thời thuộc về nước ta. Nhưng sau đó khi EU huỷ hoàn toàn chế độ hạn ngạch và GSP đối với hàng hoá của các nước đang phát triển thì thách thức đến với Việt Nam sẽ nhiều hơn. Tuy vậy, vẫn có thể đánh giá triển vọng xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam là hết sức khả quan vì đây là ngành mà Việt Nam chủ động được cả về khâu nguyên liệu và chế biến.
2.2.4 Hàng nông sản
Mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU chủ yếu là cà phê, cao su, gạo, gia vị, và một số rau quả. Do đã và đang tập trung thành các khu vực sản xuất và chế biến lớn, mang tính công nghiệp nên các mặt hàng cao su, cà phê, chè xuất khẩu sang thị trường EU khá ổn định với tốc độ tăng trưởng cao (trong đó nhóm hàng chủ yếu là cà phê)
*Mặt hàng gạo
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn trên thị trường thế giới. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu gạo sang EU không nhiều và có xu hướng giảm mạnh vì có 2 mức thuế nhập khẩu đánh vào gạo rất cao: gạo nguyên hạt 100% và hạt gạo gãy 100%. Hơn nữa, chất lượng gạo Việt Nam chưa cao, không kể đến phải cạnh tranh với gạo Thái Lan do khâu giống, trình độ bảo quản, phơi sấy hay xát gạo còn rất thấp nên gạo thường gẫy và độ bóng không cao. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu gạo sang EU năm 1998, 1999 và năm 2000 đều giảm so với năm 1997.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU
Đơn vị: ngàn tấn
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch
618,777
287,283
268,089
206,24
238,24
240,54
Nguồn: Báo cáo Bộ Thương Mại
Thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam chủ yếu là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển…Trong thời gian tới, mặt hàng gạo vẫn tích cực xuất khẩu sang khu vực này, đặc biệt là các nước Tây Âu.
* Mặt hàng cà phê
Đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu sang EU. Cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU chiếm 44,9% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Theo quy định của EU thì đây là nhóm hàng bán nhạy cảm. Vì vậy mức thuế của nhóm hàng này có lợi thế về thuế quan và nhu cầu thị trường này vẫn tương đối ổn định, có xu hướng mở rộng. Thị trường nhập khẩu chính là Anh, Đức, Hà Lan, Italia, Pháp, Tây Ban Nha.
Năm 1992 và năm 1993, cà phê đứng thứ 2 trong số 10 mặt hàng xuất khẩu sang EU. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của sự biến động của sự biến động về giá cả cà phê trên thị trường thế giới năm 1996 nên kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang thị trường này có biến động không nhiều, mặt hàng này vẫn tăng từ năm 1996 đến nay (Bảng 6).
Bảng 6 : Số lượng cà phê xuất khẩu sang EU giai đoạn 1996-2002
Đơnvị : ngàn tấn
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch
54,82
113,52
131,15
170,67
241,8
292,3
298,8
Nguồn: Thông tin xuất nhập khẩu Bộ KH- ĐT
*Mặt hàng rau quả
Rau quả là mặt hàng mới thâm nhập vào thị trường EU vài năm gần đây nhưng kim ngạch tăng tương đối nhanh. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Về mặt hàng rau quả chế biến, Việt Nam có sức cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường yếu hơn so với các nước khác trong khối ASEAN. Sức cạnh tranh yếu là do giá thành nguyên liệu khá cao (chủ yếu do giống cây trồng không tốt nên năng suất thấp, tỷ lệ sản phẩm đạt yêu cầu chế biến cũng thấp), công nghệ chế biến cũng lạc hậu. Điều đó làm cho sản phẩm chế biến của ta có giá thành cao nhưng chất lượng sản phẩm lại thấp.
Về các loại rau, Việt Nam là nước có lợi thế cơ bản về khả năng sản xuất và cung ứng rau trên thị trường thế giới. So với một số nước sản xuất rau thì hầu hết họ phải chịu những chi phí khá lớn do phải trồng rau trong nhà kính vào mùa đông. Tuy vậy, rau xuất khẩu của Việt Nam cũng phải chịu sức ép cạnh tranh khá lớn của Thái Lan, Trung Quốc… Những nước này hơn hẳn nước ta về công nghệ bảo quản sau thu hoạch và đặc biệt họ hơn ta về công tác tiếp thị. Nhìn chung, sản phẩm rau quả của Việt Nam có nhiều lợi thế tương đối trong thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Song chúng ta cũng cần phải chú ý đến khâu cải tạo, thay thế những giống rau quả đã bị thoái hoá, lạc hậu… Tiếp đó, chúng ta cũng cần phải nhanh chóng nâng cấp, thay thế dây chuyền trang thiết bị trong chế biến rau quả, cải tiến mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu… để đáp ứng được những đòi hỏi, những quy định về chất lượng của thị trường nhằm nâng cao hơn nữa khả năng thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm rau quả Việt Nam.
Các nguồn nông sản khác như cao su, chè vẫn tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu, phần nào tập trung thành các khu sản xuất và chế biến mang tính công nghiệp. Do vậy, những mặt hàng này xuất sang EU khá ổn định, có cơ hội xâm nhập và đứng vững tại thị trường này.
Có thể nói mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chỉ mới bước đầu thâm nhập vào thị trường EU. Nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm để có được vị thế trên thị trường, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản Việt Nam đã chú trọng và tự nâng cấp hoàn thiện áp dụng các yêu cầu bạn hàng đề ra. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng bắt đầu chú trọng đề cao việc áp dụng Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 vì đòi hỏi của EU đối với nông sản rất khắt khe. Nếu vận dụng tốt tiêu chuẩn này, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình.
2.2.5 Sản phẩm gỗ
Đây là mặt hàng có tiềm năng phát triển và hiện nay đang thâm nhập rất tốt vào EU- thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ của Việt Nam có trình độ ngày càng được nâng cao để có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường này. Chính vì vậy, sản phẩm gỗ gia dụng đang được đánh giá là mặt hàng đang có tiềm năng phát triển. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang EU tăng trung bình 34,6%, năm 1996 đạt 60,5 triệu USD, năm 1997 đạt 101,3 triệu USD, năm 1998 đạt 108,1 triệu USD, năm 1999 đạt 145,5 triệu USD, năm 2000 đạt 219,3 triệu USD. Trước mắt thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Pháp (29,1%), Anh (24,8%), Italia (12,6%)… Cho đến nay mới chỉ có thị trường Lucxambua là mặt hàng này chưa thâm nhập đựơc.
Để sản phẩm gỗ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU thì các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm chắc các quy định của liên minh Châu Âu về bảo vệ môi trường tìm hiểu kỹ hệ thống giám sát chất lượng đặc điểm của hệ thống phân phối gỗ tại từng nước thành viên EU và chú trọng tới cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, đồng thời phải lưu ý tới các tiêu chuẩn về môi trường ISO 14000 và về sử dụng lại sản phẩm.
2.2.6 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Thị trường EU được xác định là thị trường có nhu cầu lớn và dung lượng thị trường này cũng rất lớn đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta sang thị trường này cũng khá nhanh. Trong khối EU hầu hết các nước đều nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu của ta xuất sang EU là đồ gốm sứ, song, mây, tre, cói, đay thêu đan, thảm các loại.
Nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ, hàng gốm sứ mỹ nghệ hiện nay cũng đang được tiêu thụ mạnh sang thị trường EU thông qua hội chợ Frankfurt hàng năm được tổ chức tại CHLB Đức. Hiện nay, các loại gốm sứ mỹ nghệ như của Đồng Nai, Bình Dương, Bát Tràng và Vĩnh Long đang xuất khẩu mạnh sang thị trường Tây, Bắc Âu. Một điểm cần lưu ý đối với các cơ sở sản xuất gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu sang EU là tích cực khôi phục các cơ sở sản xuất truyền thống với những mặt hàng giả cổ và phương pháp làng nghề Việt Nam. Đồng thời cần có mối quan hệ bạn hàng thường xuyên, bạn hàng với những người Việt Nam định cư ở nước ngoài để tiến hành các hoạt động Marketing thích hợp.
Nhóm hàng mây tre đan: Đó là các mặt hàng như mây, tre đan, lá đan, các sản phẩm bàn ghế, trang trí nội thất bằng nguyên liệu song mây tre, hàng thêu ren hiện cũng đang được xuất khẩu sang thị trường EU với khối lượng đáng kể. Các mặt hàng thảm cói, đệm ghế cói được xuất khẩu sang các nước Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia; hàng thêu ren, thảm dệt xuất khẩu sang Pháp, Italia, Thuỵ Sỹ, áo, Đức với kim ngạch khoảng 1,5triệu USD/năm.
Tuy kim ngạch xuất khẩu tăng lên hàng năm nhưng hàng thủ công mỹ nghệ của ta chưa thâm nhập nhiều vào thị trường EU dù cơ hội mở rộng thị trường còn rất lớn. Nguyên nhân là do sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta còn đơn điệu, chất lượng không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu cao của EU về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã. Hơn nữa, hàng thủ công mỹ nghệ của Thái Lan, Inđônêxia vốn đã nổi tiếng tại thị trường EU. Tuy nhiên, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 1999 được xuất khẩu tập trung nhiều nhất vào các thị trường thuộc liên minh Châu Âu. Vì vậy, các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cần phải khắc phục sự đơn điệu, chất lượng kém, không đồng đều và phải đáp ứng được yêu cầu rất cao về tính độc đáo trong mẫu mã kiểu dáng. Đáp ứng được thực tế này thì Việt Nam mới có thể trụ vững được tại thị trường EU trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các nước xuất khẩu mặt hàng này. EU đang và trong tương lai sẽ là thị trường mà Việt Nam xuất được nhiều hàng thủ công mỹ nghệ với khối lượng và kim ngạch ngày càng tăng. Để EU thực sự là thị trường xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, ngoài các chính sách hỗ trợ của nhà nước, điều quan trọng là chính bản thân các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng mà nước ta có khả năng rất lớn này. Đó là vấn đề chất lượng, mẫu mã, công tác Marketing. Người tiêu dùng Châu Âu nói chung và đặc biệt là các nước Tây Âu thường tinh tế, không xô bồ như người tiêu dùng các thị trường khác. Cho nên, việc xuất khẩu cái gì thì chúng ta cũng phải tạo thế mạnh trong cạnh tranh và uy tín về chất lượng, phương thức bán hàng và sau đó mới là giá cả. Các doanh nghiệp phải thực sự coi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là xuất khẩu các biểu tượng văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó chính là bí quyết thành công đối với các cơ sở sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
2.3 Các doanh nghiệp Việt Nam với việc vận dụng quy định pháp lý về chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU
2.2.1 Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
Đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu, giữ uy tín trên thị trường thế giới, một hệ thống kiểm tra chất lượng bắt buộc là một biện pháp cần thiết. Để đạt được một quá trình sản xuất “không có lỗi” và nâng cao chất lượng với giá cũ hay thấp hơn và phải dựa trên cơ sở của cái gọi là lao động có chất lượng trong tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất tổng hợp. Tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất sản phẩm đạt chất lượng tốt hơn, tỷ lệ phế phẩm ít hơn, chi phí kiểm tra cũng sẽ giảm. Hơn nữa, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 (cùng với một số hệ tiêu chuẩn chất lượng khác) được coi là giấy thông hành của doanh nghiệp Việt Nam đi vào thị trường thế giới.
Trước đây một số doanh nghiệp Việt Nam không cho rằng ISO 9000 là cần thiết, thậm chí có doanh nghiệp không biết ISO là gì. Công ty cao su Miền Nam (Casumina) xuất khẩu lô hàng sang Thuỵ Điển. Thực tế khi bạn hàng nước ngoài lấy mẫu đi kiểm nghiệm thì chất lượng đạt trên 90 %, doanh nghiệp tập trung nguồn hàng xuất khẩu nhưng khi kiểm tra cả lô hàng thì chỉ đạt từ 80-90% yêu cầu. Phía đối tác nước ngài kiên quyết không nhận lô hàng và doanh nghiệp ôm hàng về kho và chịu toàn bộ chi phí vận chuyển, bốc xếp lưu kho… Một doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thuộc Tổng công ty Seaprodex cũng rơi vào tình trạng tương tự do thiếu hiểu biết về bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Kết quả là toàn bộ hàng hoá bị thiêu huỷ do không đạt yêu cầu chất lượng xuất khẩu sang EU. Rõ ràng chính sự lơi lỏng không quan tâm đến những quy định pháp lý về chất lượng và môi trường đã dẫn đến những thiệt hại vật chất vô cùng lớn kèm theo sự giảm sút uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Gần đây nhất, khi EU không chấp nhận lượng hàng thuỷ sản nhập khẩu vào có dư lượng kháng sinh trên 0,3 phần tỷ thì các doanh nghịêp chế biến xuất khẩu thuỷ sản rơi vào tình trạng bi đát: hàng chục lô hàng tôm xuất khẩu bị trả về, nhiều doanh nghiệp bị loại ra khỏi “Danh sách 1” và mất quyền đi thẳng vào thị trường Châu Âu. EU tiến hành kiểm tra 100% hàng thuỷ sản Việt Nam và sẽ áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu nếu thuỷ sản Việt Nam bị nhiễm dư lượng hoá chất quá mức cho phép như đã từng làm với Trung Quốc. Cho đế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van Vu thi Nam Phuong1.doc