MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN 1. 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
I. KHÁI QUÁT VỀ VỐN. 3
1. Khái niệm .3
2. Đặc trưng của vốn: 6
3. Vai trò của vốn: 9
4. Phân loại vốn:. .10
4.1. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn. .10
4.1.1. Vốn chủ sở hữu. 10
4.1.2. Vốn vay. 11
4.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn. 12
4.2.1. Nguồn vốn thường xuyên. 12
4.2.2. Nguồn vốn tạm thời. 12
4.3. Căn cứ vào vai trò, đặc điểm chu chuyển cuả vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 13
4.3.1. Vốn cố định. 13
4.3.2. Vốn lưu động. 15
4.4. Căn cứ vào phạm vi nguồn hình thành vốn 17
4.4.1. Nguồn vốn do doanh nghiệp tự cung ứng 17
4.4.2. Nguồn vốn do bên ngoài cung ứng 17
II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 21
1. Khái niệm chung về hiệu quả - hiệu quả sử dụng vốn 21
2. Bản chất hiệu quả sử dụng vốn 22
3. Mục đích Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 23
4. Các chỉ tiêu đánh giá và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 24
4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung 24
4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ 25
4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ 26
4.4. Tiêu chuẩn hiệu quả 26
5. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 27
5.1. Các nhân tố bên trong. 27
5.1.1. Lực lượng lao động. 27
5.1.2. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật 28
5.1.3. Nhân tố quản trị. 28
5.1.4. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin. 28
5.1.5. Nhân tố tính toán kinh tế. 29
5.2. Các nhân tố bên ngoài. 29
5.2.1. Môi trường pháp lý. 29
5.2.2. Môi trường kinh tế. 30
5.2.3. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng. 30
PHẦN II
THỰC TRẠNG VỐN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THĂNG LONG 9 .31
I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY: .31
1. Tên công ty: 31
2. Địa chỉ trụ sở chính: 31
3. Ngành nghề kinh doanh: 31
4. Người đại diện theo pháp luật của công ty: 32
5. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 32
6. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty: 33
7. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 34
8. Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán của công ty 35
1. Những thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển : .35
II. THỰC TRẠNG VỐN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THĂNG LONG 9 .37
1. Khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng công trình Thăng Long 9 .37
2. Thực trạng về tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9 .41
2.1. Thực trạng về tổ chức nguồn vốn kinh doanh 41
2.2. Thực trạng về quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9 .49
2.2.1. Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Thăng
Long 9. 49
2.2.2. Tổ chức và quản lý sử dụng vốn cố định: .50
2.2.3 Tổ chức và quản lý sử dụng vốn lưu động 55
3. Thực trạng chi phí vốn của Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9 57
4. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9 .58
4.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định: .58
4.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: .60
4.3. Đối với vốn kinh doanh : 62
4.4. Đối với khả năng thanh toán .63
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .66
1. Nhận xét chung về tình hình quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9 66
2. Thành tựu trong việc sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp: .66
2.1. Trong sử dụng vốn cố định: .66
2.2. Trong sử dụng vốn lưu động: .67
2.3. Trong việc sử dụng vốn kinh doanh nói chung: . 68
3. Những tồn tại trong việc sử dụng vốn tại Công ty: 68
4. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc sử dụng vốn tại doanh nghiệp: 70
PHẦN 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THĂNG LONG 9 .72
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 72
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN .73
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ .75
1. Nâng cao hiệu quả đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị .75
2. Xử lý nhanh những tài sản cần thanh lý .77
3. Cải thiện công tác tính khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao . 78
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ .82
1. Trong khâu dự trữ .82
2. Trong khâu sản xuất .84
3. Trong khâu lưu thông 85
V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NÓI CHUNG .87
1. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu .87
1.1. Nâng cao năng lực máy móc thiết bị: .89
1.2. Nâng cao trình độ kỹ thuật của cán bộ lập hồ sơ dự thầu: .89
1.3. Nâng cao năng lực tổ chức 90
1.4. Tích cực thu thập thông tin phục vụ cho công tác đấu thầu. .90
1.5. Tăng cường quảng cáo giới thiệu hình ảnh, kinh nghiệm của Công ty dựa trên nguồn lực và ưu thế của mình .91
2. Áp dụng tính chi phí kinh doanh để cung cấp thông tin chính xác cho việc ra quyết định 91
3. Nâng cao trình độ và tạo động lực cho lao động 92
4. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường .93
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
MỤC LỤC .97
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y là do sản xuất kinh doanh công trình nhiều nên cần có một lượng vốn lớn.
3. Phải trả người bán : Việc giảm vốn vay ngắn hạn thì tăng nợ phải trả người bán là một điều tất yếu. Bởi Công ty là một công ty xây dựng nên yêu cầu về nguyên vật liệu là rất lớn. Chính vì vậy, tăng 117,37% phải trả người bán là một điều chứng tỏ Công ty đang có chiều đi lên và uy tín của Công ty cũng đạt hiệu quả. Việc đầu tư mua nguyên vật liệu cho công trình cũng một phần làm cho nợ phải trả tăng lên.
4. Người mua trả tiền trước: tăng lên cụ thể là 3.305,65 triệu đồng với tỷ là 111,20% là nguyên nhân chủ yếu. Điều này là một tất yếu của công ty xây dựng vì nhiều khi công trình làm trước và cần nhiều khoản phải chi như : mua vật tư, nhiên liệu nên Công ty đã ứng trước tiền từ người mua tức là bên chủ công trình.
5. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước : Sau khi quyết toán các khoản nợ của khách hàng đã được giải quyết dẫn đến việc trả nợ đúng thời hạn, không để đến hạn trả một cách có hiệu quả, nên thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước tăng 33,80 triệu đồng với tỷ lệ tăng 44,18%. Điều này cho thấy, năm 2006 Công ty hoạt động kinh doanh phát triển có doanh thu, đã có công trình bàn giao nên đã nộp cho Ngân sách Nhà nước.
6. Năm 2006 Công ty hoạt động kinh doanh phát triển có doanh thu, đã có công trình bàn giao nên đã nộp cho ngân sách Nhà nước, tức là đã thanh toán hết tiền lương phải trả cho công nhân viên, đã không còn nợ công nhân viên nữa.
7. Phải trả các đơn vị nội bộ : Do số lượng công trình lớn lại có doanh thu nên việc giảm các khoản như : Phải trả các đơn vị nội bộ giảm 19,55 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 100%. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là rất tốt và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là rất hiệu quả.
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác : Ta thấy các khoản phải trả, phải nộp khác tăng 4,35 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 1,96%. Tuy tăng không đáng kể nhưng có thể nói rằng, do sự thay đổi cơ cấu kinh doanh, do có nhiều công trình, do nguồn vay phải trả giảm xuống nên việc phải nộp khác tăng lên là điều dĩ nhiên. Vì năm 2006 Công ty có doanh thu, có thể do công trình làm ở địa phương nên phải nộp thuế 1% thì điều này cũng chứng tỏ rằng Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9 kinh doanh ngày một phát triển. Đối với các công ty xây dựng khi có các công trình thì đương nhiên các khoản phải trả, phải nộp khác tăng lên là điều tất yếu. Vì đây là khoản mà Công ty có thể chiếm dụng vốn, Công ty không phải trả ngay. Đây là khoản vốn chiếm dụng tạm thời, không lâu dài nên lượng vốn này phải sử dụng cho phù hợp và có hiệu quả. Nhưng nếu sử dụng không có hiệu quả, làm thất thoát vốn thì không những không trả được nợ mà còn khi tăng khoản này thêm thì cũng có thể là điều bất lợi cho Công ty.
II. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy : Nợ dài hạn và vay dài hạn đã được giải quyết xong, tức là năm 2006 Công ty kinh doanh rất có hiệu quả. Đã quyết toán xong nợ và vay, không rơi vào tình trạng đi vay mà không trả được.
III. Nợ khác : Do Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, không hao phí, làm lãng phí những nguyên vật liệu để bù đắp cho công trình nên chi phí phải trả không có biến động gì. Cũng như năm 2005 đến năm 2006 chi phí Công ty không có gì biến động. Do năm 2006 tài sản cố định của Công ty được tăng lên cũng như công trình của Công ty ngày một lớn nên tài sản thừa chờ xử lý và nhận ký quỹ, ký cược dài hạn không có gì thay đổi.
B. Trong bảng nghiên cứu đánh giá biến động về nguồn vốn hai năm 2005 và 2006 còn cho ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 149,62 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 6,22% là nguyên nhân thứ yếu. Nguyên nhân của sự tăng này là do công trình chưa thi công xong toàn bộ, lợi nhuận thu về còn ít nên quỹ của Công ty cũng chỉ mới tăng được như vậy.
I. Nguồn vốn, quỹ: nhờ vào đó cũng tăng được 109,75 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 4,68% so với năm 2005. Tuy tăng ít nhưng điều này còn có lợi cho sản xuất kinh doanh rất nhiều.
1. Nguồn vốn kinh doanh : Mặc dù xây dựng các công trình còn đang dở dang chưa có doanh thu lớn nhưng cũng đã giúp cho Nguồn vốn kinh doanh tăng lên một cách có triển vọng là 27,96 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 1,3% so với năm 2005.
2. Chênh lệch đơn giá lại tài sản: ở Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9 tài sản cố định chủ yếu đầu tư vào năm 2006, chính vì vậy tài sản cố định không được thanh lý và chuyển nhượng. Điều này dẫn đến chênh lệch đánh giá lại tài sản không có gì biến đổi.
3. Chênh lệch tỷ giá : Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9 là một công ty có vốn đầu tư 100% vốn Việt nam. Việc luân chuyển vốn chủ yếu bằng tiền mặt và chuyển khoản nên chênh lệch tỷ giá cũng không có gì thay đổi.
4. Quỹ ĐTPT : Qũy ĐTPT cũng đã tăng lên rất nhiều 61,84 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 81,8% là điều cần nói ở một công ty xây dựng vì như vậy có nghĩa là Công ty đã trực tiếp phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ, trang thiết bị, điều kiện làm việc của Công ty.
5. Quỹ DPTC : đã tăng lên 19,93 triệu đồng hay với tỷ lệ 42,33% so với năm 2006 là vấn đề cũng đáng phải quan tâm vì Công ty có thể dùng quỹ này bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và của tổ chức bảo hiểm.
6. Lợi nhuận chưa phân phối : lợi nhuận chưa phân phối không có. Điều này không có nghĩa là Công ty kinh doanh không có hiệu quả mà do công trình chưa làm xong, sản xuất kinh doanh chưa có doanh thu.
7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản : năm 2006 có vẻ như ổn định hơn, không có gì biến động cả.
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác: Công ty tập trung vào hoàn thiện các công trình để nguồn kinh phí và quỹ khác tăng lên 39,87 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 66,30% là một việc làm mà ban quản lý Công ty đạt được_ điều rất đáng khen, bởi nếu kinh phí tăng lên thì nhu cầu việc làm của công nhân viên đựơc bảo đảm hơn.
1. Kinh phí để trợ cấp việc làm : Kinh phí để trợ cấp việc làm việc làm tăng 13,52 triệu đồng với tỷ lệ tăng 100% đảm bảo cho công nhân viên yên tâm làm việc trong thời gian công việc không có, hoặc Công ty không đảm bảo việc làm cho Công ty thì vẫn có trợ cấp mất việc làm cho công nhân viên nghỉ. Điều này khuyến khích công nhân viên vào làm việc ở Công ty một cách tự tin và quyết tâm hơn.
2.Quĩ khen thưởng và phúc lợi năm 2006 tăng 29,90 triệu đồng với tỷ lệ tăng 52,85% so với năm 2005. Quỹ này tăng lên do doanh thu năm 2006 tăng lên có thuân lợi cho công việc . Quỹ khen thưởng nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc năng suất và có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của Công ty.
Như vậy, sự thay đổi nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý và sử dụng vốn, đồng thời sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quản lý và sử dụng vốn, đồng thời sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty. Nguồn vốn tăng lên thì kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên, chứng tỏ một điều chắc chắn rằng Công ty kinh doanh có thuận lợi, đạt chất lượng và hệ số công việc được nâng lên một cách có hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng về quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9.
2.2.1. Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9.
Bảng 4
Tình hình cơ cấu vốn của Công ty
2005-2006
(đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Vốn cố định
1.595,98
1.477,76
Vốn lưu động
6.708,30
12.321,86
( Nguồn:[6] )
Biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn của Công ty
2005-2006
Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Cơ cấu vốn của Công ty có sự chênh lệch giữa vốn cố định và vốn lưu động. Điều này cũng là hợp lý. Vốn của Công ty thay đổi theo chiều hướng tăng vốn lưu động và giảm vốn cố đinh qua 2 năm 2005, 2006
Trong đó:
- Vốn cố định năm 2006 giảm – 118,22 triệu đồng tương đương với – 7,4% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ trong năm 2006 Công ty đã bán, thanh lý bớt một số tài sản cố định không dùng đến. Tuy nhiên, Công ty bán bớt tài sản cố định mà không mua bổ sung những tài sản cố đinh thay thế chứng tỏ tài sản cố định còn lại của Công ty vẫn đang sử dụng, hoạt động tốt nên Công ty thấy không cần thiết để bổ sung thêm.
- Trong khi vốn cố định giảm đi thì vốn lưu động trong năm 2006 tăng lên gần gấp đôi so với năm 2005. Cụ thể: Vốn lưu động tăng lên 5.613,56 triệu đồng tương đương với 83.7% so với năm 2005. Nhu cầu vốn lưu động tăng lên chứng tỏ trong năm qua Công ty đã trúng thầu được nhiều Công trình quy mô lớn và giá trị cao. Chứng tỏ hình ảnh và uy tín của Công ty trên thị trường ngày càng cao.
2.2.2. Tổ chức và quản lý sử dụng vốn cố định:
Qua phân tích nguồn vốn ta thấy, năm 2006 nguồn vốn của Công ty đã tăng lên một phần do tài sản cố định của Công ty cũng tăng lên . Nó được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5
Bảng nghiên cứu đánh giá sự biến động vốn cố định
năm 2005 -2006
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Tuyệt đối
Tương đối(%)
1. Nguyên giá TSCĐ
2.163,99
2.194,60
30,61
1,41
2. Giá trị HMLK của TSCĐ
568,00
716,84
148,84
26,20
3. VCĐ
1.595,98
1.477,76
-118,22
-7,41
( Nguồn:[6] )
Dựa vào bảng ta thấy, năm 2006 do Công ty có đầu tư nhiều máy móc thiết bị nên năm 2006 nguyên giá TSCĐ đã tăng lên cụ thể tăng 30,61 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 1,41% . Khi nguyên giá TSCĐ tăng lên thì giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ cũng tăng lên một cách đáng kể, cụ thể tăng 148,84 triệu đồng về tuyệt đối, nhưng xét về mặt tương đối chỉ tăng 26,20% so với năm 2006. Giá trị hao mòn luỹ kế năm 2006 tăng lên là đương nhiên vì tài sản qua sử dụng phải tính khấu hao qua các năm, mặt khác khấu hao tăng còn cho ta thấy rằng máy móc thiết bị của Công ty vẫn còn sử dụng tốt nên không có máy móc thanh lý. Như chúng ta biết, khi tăng TSCĐ thì nghĩa là giảm về vốn bằng tiền hay bằng chuyển khoản, nhưng nhiều khi trong kinh doanh cũng có thể tăng TSCĐ mà lại giảm về vốn lưu động đang có thì sao? Điều này có nghĩa là TSCĐ đã được đem đi trao đổi. Cụ thể năm 2006, Công ty đã tăng về TSCĐ nhưng lại giảm về vốn cố định một cách đáng kể là 118,22 triệu đồng với tỷ lệ 0,07%. Điều này không phải là xấu nhưng nó cũng ảnh hưởng rất lớn cho quá trình luân chuyển vốn cố định.
Xét về mặt tài chính thì giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ tăng như vậy cũng không đúng với mức quy định trích khấu hao của bộ tài chính. Giá trị hao mòn luỹ kế giảm như vậy cũng có thể do máy móc của Công ty có nhiều hư hỏng, hay mua máy đã qua sử dụng... Như vậy, trong Công ty, TSCĐ là một nguồn vốn cố định, nó góp phần không nhỏ vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhưng nó không phải luôn đồng biến với nhau, mà có thể TSCĐ tăng nhưng vốn cố định có thể giảm. Hoặc ngược lại, TSCĐ có thể giảm nhưng vốn cố định có thể tăng lên. Điều này hiện đúng với thực tế của nền kinh tế nước ta hiện nay.
2.2.3 Tổ chức và quản lý sử dụng vốn lưu động:
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí dở dang và các khoản thanh toán khác, quản lý vốn lưu động chỉ đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm hợp lý mà có ý nghĩa hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thanh toán các khoản công nợ một cách kịp thời.
Qua sự đánh giá sức sản xuất kinh doanh và sinh lời của vốn cố định, ta thấy doanh thu năm 2006 tăng, cũng như sự biến động của vốn lưu động tăng cụ thể được đánh giá bằng các chỉ tiêu như sau:
Bảng 6
Bảng nghiên cứu đánh giá sự biến động của vốn lưu động
Năm 2005-2006.
( Đơn vị tính: Triệu đồng)
Stt
Tài sản
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tổng TSLĐ & đầu tư ngắn hạn
6.708,30
12.321,86
5.613,55
83,68
I.
Tiền
1.608,30
2.698,32
1.090,02
67,77
1.
Tiền mặt tại quỹ
209,06
267,43
58,37
27,92
2.
Tiền gửi ngân hàng
1.399,24
2.430,88
1.031,64
73,73
3.
Tiền đang chuyển
_
_
_
_
II.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
_
_
_
_
III
Các khoản phải thu
1.104,96
947,29
-157,66
-14,27
1.
Phải thu của khách hàng
158,48
142,12
-16,35
-10,32
2.
Trả trước cho người bán
_
_
_
_
3.
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
81,48
145,16
63,68
78,15
4.
Thu nội bộ
865
660
-205
-23,70
_Phải thu nội bộ khác
865
660
-205
-23,70
5.
Các khoản phải thu khác
_
_
_
_
IV
Hàng tồn kho
1.768,4
4.004,74
2.236,30
126,46
1.
Hàng mua đang đi trên đường
_
_
_
_
2.
Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
33,56
33,56
0
0
3.
Công cụ, dụng cụ trong kho
_
_
_
_
4.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
1.734,87
3.971,18
2.236,30
128,90
V.
Tài sản lưu động khác
2.226,58
4.671,49
2.444,90
109,80
1.
Tạm ứng
2.057,79
4.571,30
2.513,51
122,15
2.
Chi phí trả trước
_
_
_
_
3.
Chi phí chờ kết chuyển
142,87
60,31
-82,55
-57,78
4.
Tài sản thiếu chờ xử lý
_
_
_
_
5.
Các khoản cầm cố,ký cược, ký quỹ NH
25,92
39,87
13,95
53,81
( Nguồn:[6] )
Nhìn vào bảng nghiên cứu đánh giá sự biến động của vốn lưu động , ta thấy tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2006 tăng hơn năm 2005 là: 5.613,55 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 83.68%so với năm 2005, mà nguyên nhân là do:
I. Tiền: năm 2006 Công ty tăng lên, cụ thể tiền năm 2005 chỉ đạt 1.608,30 triệu đồng , sang năm 2006 tăng lên 2.698,32 triệu đồng, tương đương với 67,77%.Điều này chứng tỏ năm 2006 Công ty kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và có lợi nhuận .
1.Tiền mặt tại quỹ tăng từ 209,06 triệu đồng của năm 2005 sang năm 2006 là 267,43 triệu đồng, tức là tăng 58,37 triệu đồng, tương đương với 27,92% .
2.Tiền gửi ngân hàng cũng tăng 1.031,64 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 73,73% so với năm 2005.
3. Nhưng mặt hạn chế ở đây là cả năm 2005 và năm 2006 tiền đang chuyển không có gì biến động.
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn không có gì biến động.
III. Các khoản phải thu của Công ty năm 2006 giảm 157,66 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 14,27% so với năm 2005. Điều này do các nguyên nhân sau :
1.Phải thu khách hàng cũng giảm cụ thể là 16,35 triệu đồng so với năm 2005 với tỷ lệ giảm là 10,32% . Điều này là một dấu hiệu tốt cho Công ty, bởi phải thu của khách hàng giảm cũng có nghĩa là Công ty thu hồi vốn có hiệu quả, không có tình trạng nợ khó đòi dài hạn làm ngừng khả năng kinh doanh của Công ty .
2.Trả trước cho người bán không có gì biến đổi bởi lẽ đây là một công ty xây dựng nên khả năng thanh toán phải dựa vào khả năng công việc của bên đầu tư . Cho nên công trình được quyết toán thì đồng nghĩa với khả năng thanh toán cho người bán hết.
3.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ năm 2006 tăng 63,68 triệu đồng so với năm 2005, với tỷ lệ tăng là 78,15%. Điều này chứng tỏ rằng Công ty có đầu vào lớn, phản ánh đúng với thực tế của Công ty vì Công ty có nhiều công trình đang cần đầu tư mua nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc nên đầu vào thường lớn hơn đầu ra.
4.Khoản thu nội bộ cũng giảm 205 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 23,70% là một dấu hiệu đáng mừng vì năm 2006 nhiều công trình quyết toán nên các đội trưởng đã có chi phí, có nguồn để hoàn trả số tiền tạm ứng nên năm 2006 Công ty đã giảm 23,70% mà chủ yếu của nó là phải thu nội bộ khác. Vì Công ty không có đại lý, không có đơn vị kinh doanh trực thuộc nên vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc khác là số 0. Cũng như các khoản phải thu khác, hay dự phòng các khoản phải thu khó đòi khác đều bằng 0.
IV. Hàng tồn kho : Tài sản lưu động và vốn đầu tư ngắn hạn tăng một phần còn do hàng tồn kho tăng : 236,30 triệu đồng tương đương với 126,46% so với năm 2005. Công ty có công trình thì hàng hoá được nhập xuất tại chân công trường nên hàng mua đang đi đường là bằng 0 vì vậy nguyên nhân tăng chủ yếu của hàng tồn kho là những vấn đề sau :
1. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng là 2.236,30 triệu đồng, tương đương với 128,90% so với năm 2005.
2. Các khoản nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm trong kho, hàng hoá tồn kho, hàng gửi đi bán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho không có gì biến động, nó hoàn toàn bằng 0.
V. Tài sản lưu động khác : Năm 2006 tài sản lưu động khác hoàn toàn tăng lên từ 2.226,58 triệu đồng của năm 2005 đến năm 2006 là 4.671,49 triêu đồng, tức là tăng 2.444,90 triệu đồng tương đương với 109,80% so với năm 2005. Nguyên nhân là các vấn đề sau :
1. Tạm ứng : Tăng 2.513,51 triệu đồng tương với 122,15% so với năm 2005.
2. Chi phí chờ kết chuyển : giảm 82,55 triệu đồng tương đương với 57,78% so với năm 2005.
3. Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn : tăng 13,95 triệu đồng tương đương với 53,81% so với năm 2005.
VI. Năm 2006 chi sự nghiệp không có gì biến đổi.
Vậy sau khi phân tích bảng nghiên cứu đánh giá sự biến động của vốn lưu động ta thấy nguyên nhân tăng chủ yếu của vốn lưu động là tài sản lưu động khác tăng mà chủ yếu là tăng tiền tạm ứng lên. Tiền mặt tại quỹ tăng. Bên cạnh nguyên nhân tăng chủ yếu thì tăng do hàng tồn kho cũng không nhỏ so với số vốn lưu động năm 2006 tăng. Còn các khoản phải thu nội bộ khác hay các khoản phải thu giảm.
3. Thực trạng chi phí vốn của Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9.
Bảng 7
Tình hình chi phí vốn
2005 - 2006
( Đơn vị tính: %)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
1
Chi phí vay nợ trước thuế
1.2
1.2
0
2
Chi phí vay nợ sau thuế
0.9
0.9
0
3
Chi phí vốn chủ sở hữu
1.25
1.3
0.05
-
Chi phí cổ phiếu ưu tiên
1.3
1.35
0.05
-
Chi phí lợi nhuận giữ lại
1.37
1.3
0.07
4
Chi phí trung bình(WACC)
1.25
1.31
0.06
5
Chi phí cân biên(MCC)
1.22
1.25
0.03
( Nguồn:[6] )
Nhìn vào bảng chi phí vốn của Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9 ta thấy: Chi phí vốn của Công ty năm 2006 hầu hết đều tăng so với năm 2005. Đây là yếu tố tiêu cực làm tăng chi phí doanh nghiệp, làm cho lợi nhuận của Công ty giảm. Trong đó:
Chi phí nợ vay trước thuế và chi phí nợ vay sau thuế không đổi. Điều này có lợi cho Công ty, vì trong năm qua khoản nợ phải trả của Công ty tăng lên rất nhiều so với năm 2005, cụ thể là tăng 5.345,71 triệu đồng. Trong khi các Ngân hàng không gia tăng lãi suất. Đây cũng có thể coi là điều có lợi cho Công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng các công trình.
Chi phí vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng lên 0.05% so với năm 2005 trong đó:
+ Chi phí cổ phiếu ưu tiên tăng lên 0.05% so với năm 2005, việc naỳ chứng tỏ trong năm vừa qua Công ty hoạt động có hiệu quả làm cho cổ tức tăng lên làm cho chi phí về tài chính tăng lến.
+ Chi phí lợi nhuận giữ lại tăng lên 0.07% so với năm 2005.
Chi phí trung bình năm 2006 tăng lên 0.06% so với năm 2005. Đây là nhân tố mà Công ty cần phải khắc phục trong năm 2007, góp phần làm giảm chi phí chung, dẫn đến tăng lợi nhuận cho Công ty.
Chi phí cận biên cũng tăng, điều này chứng tỏ trong năm qua để đảm bảo tiến độ thi công các công trình, Công ty đã huy động thêm nhiều vốn làm cho chi phí vốn tăng.
4. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9.
4.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Như vậy , năm 2006, Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9 đă đầu tư tài sản cố định tăng lên cũng đạt hiệu quả cao . Điều này thể hiện ở sức sản xuất kinh doanh và sinh lời của vốn cố định thể hiện như sau:
Bảng 8
Sức sản xuất kinh doanh và sinh lời của vốn cố định
năm 2005-2006
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Tuyệt đối
Tương đối (%)
1. Mức doanh thu thuần
Triệu đồng
15.290,15
28.815,92
13.525,77
88,46
2. LN từ hoạt động SXKD
Triệu đồng
790,71
1.203,49
412,77
52,20
3. VCĐ bình quân
Triệu đồng
1.595,98
1.477,76
-118,22
-7,41
4. Nguyên giá TSCĐ bq
Triệu đồng
2.163,99
2.194,60
30,61
1,41
5. Hiệu suất sd TSCĐ (1/4)
lần
7,07
13,13
6,06
85,83
6. Sức SXKD của VCĐ (1/3)
lần
9,58
19,5
9,92
103,54
7. Hệ số sinh lời của VCĐ (2/3)
lần
0,50
0,81
0,32
64,38
8. Hàm lượng VCĐ (3/1)
lần
0,10
0,05
-0,05
-50,87
( Nguồn:[6] )
Nhìn vào bảng sức sản xuất kinh doanh và sinh lời ở vốn cố định ta có nhận xét sau:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2005 cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 7,07 đồng doanh thu. Năm 2006 một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 13,13 đồng doanh thu. Điều này có nghĩa là năm 2006 Công ty đã sử dụng có hiệu quả tài sản cố định. Đồng thời năm 2006 Công ty cũng đầu tư một số máy móc cho mục đích kinh doanh và xây dựng, cũng như việc năm 2006 doanh thu và lợi nhuận có hiệu quả lớn hơn năm 2005, cụ thể năm 2006 hịêu suất sử dụng tài sản cố định đã tăng 6,06 với tỷ lệ tăng là 85,83%. Điều này rất tốt cho việc kinh doanh của Công ty, vì vậy Công ty cần phát huy khả năng này.
Sức sản xuất kinh doanh năm 2005 cứ một đồng vốn cố định sản xuất ra 9,58 đồng doanh thu, năm 2006 cứ một đồng vốn cố sản xuất ra 19,5 đồng doanh thu. Do tài sản cố định bình quân tăng lên nên dẫn đến sức sản xuất kinh doanh của vốn cố định tăng 9,92 lần tương đương với 103,54% so với năm 2005.
Hệ số sinh lời: cứ một đồng vốn cố định năm 2005 làm ra 0,5 đồng lợi nhuận, cứ một đồng vốn cố định năm 2006 làm ra 0,81 đồng lợi nhuận. Do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nên hệ số sinh lời cũng tăng lên là 0,32 lần tương đương với 64,38% so với năm 2005. Hệ số sinh lời tăng lên một phần do năm 2006 doanh thu thuần của Công ty tăng lên một cách đáng kể. Nói chung, năm 2006, Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9 tăng lợi nhuận chủ yếu là do tăng về doanh thu mà cụ thể là tăng doanh thu và tăng tài sản cố định. Nhưng năm 2006, vốn cố định của Công ty giảm là một thứ yếu , nó không ảnh hưởng đến quá trình hình thành lợi nhuận cuả Công ty. Lợi nhuận của Công ty tăng lên trong lúc đó vốn cố định giảm xuống cũng không phải là một thứ yếu mà do vốn cố định của Công ty được phân giải ra toàn bộ doanh thu của Công ty.
Ngoài ra, do vốn cố định bình quân giảm nên hàm lượng vốn cố định giảm 0,05 lần , tương đương với 50,87% so với năm 2005. Có nghĩa là năm 2005 cứ một đồng doanh thu có 0,10 đồng cố định, năm 2006 cứ một đồng doanh thu có 0,05 đồng vốn cố định. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn cố định bình quân giảm -118,22 triệu đồng so với năm trước , cho thấy rằng cũng không có ảnh hưởng lớn đến công ty một cách nặng nề , mà lợi nhuận kinh doanh vẫn tăng chứng tỏ Công ty kinh doanh đạt hiệu quả.
4.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Từ bảng cân đối kế toán và bảng xác định kết quả hoạt động kinh doanh, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 9
Sức sản xuất kinh doanh và sức sinh lời của vốn lưu động +
Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Tuyệt đối
Tương đối (%)
1. Doanh thu thuần
Triệu đồng
15.290,15
28.815,92
13.525,77
88,46
2. LN hoạt động KD
Triệu đồng
790,71
1.203,49
412,77
52,20
3. VLĐ bình quân
Triệu đồng
6.708,30
12.321,86
5.613,55
83,68
4. Số vòng quay VLĐ(1/3)
vòng
2,28
2,34
0,06
2,63
5. Kỳ luân chuyển VLĐ(360/4)
ngày
157,97
153,94
-4,00
-2,53
6. Sức SXKD của VLĐ(1/3)
lần
2,28
2,34
0,06
2,63
7. Hệ số sinh lời VLĐ(2/3)
lần
0,12
0,10
-0,02
17,14
8. Hệ số đảm nhiệm VLĐ(3/1)
lần
0,44
0,43
-0,01
-2,27
( Nguồn:[6] )
Dựa vào bảng ta thấy:
Số vòng quay vốn lưu động: cứ một đồng doanh thu thuần năm 2005 thì tạo ra được 2,28 vòng quay vốn lưu động. Cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra được 2,34 vòng quay vốn lưu động, tức là tăng 0,06 vòng tương đương với 2,63%.
Kỳ luân chuyển của vốn lưu động: cứ một kỳ luân chuyển của một đồng vốn lưu động năm 2005 thì mất 157,97 ngày, cứ một kỳ luân chuyển của một đồng vốn lưu động năm 2006 thì mất 153,94 ngày, do doanh thu tăng nhưng kỳ luân chuyển của vốn lưu động cũng đang bị hạ xuống, cụ thể năm 2006 kỳ luân chuyển của vốn lưu động đã giảm 4 đồng cho một ngày, tỷ lệ giảm 2,53 % so với năm 2005. Điều này có nghĩa là sự quay vòng của vốn lưu động không được tăng lên. Có nghĩa là sự thu hồi vốn lưu động của Công ty không kịp thời bằng năm 2005.
Sức sản xuất kinh doanh của vốn lưu động thì cứ một đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra 2,28 lần sản xuất kinh doanh của vốn lưu động. Và đến năm 2006 thì cứ một đồng doanh thu thuần tạo ra 2,34 lần sản xuất kinh doanh của vốn lưu động, tức là tăng 0,06 lần tương đương với 2,63%.
Hệ số sinh lời của vốn lưu động năm 2005 bất cứ một đồng lợi nhuận thì tạo ra được 0,12 lần hệ số sinh lời của vốn lưu động, còn năm 2006 cứ một đồng lợi nhuận thì tạo được 0,10 lần hệ số sinh lời vốn lưu động, lợi nhuận thấp hơn năm 2005 là 0,02 với tỷ lệ giảm 17,14%.Chứng tỏ năm 2006 Công ty đã giảm, không có lợi cho sản xuất kinh doanh.
Mức đảm nhiệm vốn lưu động năm 2005 cứ một đồng vốn lưu động bình quân thì có 0,44 lần hệ số đảm nhiệm, năm 2006 cứ một đồng vốn lưu động bình quân thì có 0,43 lần hệ số đảm nhiệm. Tức là giảm 0,01 lần so với năm 2005, tương đương với tỷ lệ gỉam là 2,27%. Như vậy Công ty chưa đặt trách nhiệm cao trong việc sử dụng vốn lưu động. Cho nên Công ty cần phát huy khả năng quay vòng của vốn lưu động, đồng thời cần có trách nhiệm khi sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả nhất, để tăng hệ số sinh lời lên, tăng lợi nhuận một cách cao nhất.
4.3. Đối với vốn kinh doanh :
Để đánh giá được vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Thăng Long 9 , ta cần nghiên cứu đánh giá bảng sau:
Bảng 10
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
So
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 648.doc