MỤC LỤC
TRANG
Lời cảm ơn . iii
Tóm tắt khóa luận . v
Mục lục . vii
Danh sách các chữ viết tắt . x
Danh sách các bảng . xi
Danh sách các hình và biểu đồ . xii
PHẦN I. MỞ ĐẦU . 1
1.1. Đặt vấn đề . 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu . 2
1.2.1. Mục tiêu . 2
1.2.2. Yêu cầu . 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
2.1. Cấu trúc của lông . 3
2.1.1. Cấu trúc tổng quan . 3
2.1.2. Cấu trúc của melanin . 4
2.1.3. Cấu trúc của keratin . 4
2.1.4. Các liên kết trong lông . 5
2.1.4.1. Liên kết cuộn xoắn A . 5
2.1.4.2. Liên kết trong protein keratin . 6
2.1.4.3. Liên kết hydrogen . 6
2.1.4.4. Liên kết muối . 6
2.1.4.5. Liên kết cystine . 6
2.1.4.6. Liên kết đường . 6
2.1.5. Chu kỳ phát triển của lông heo . 6
2.2. Những công trình tách chiết DNA từ lông . 7
2.2.1. Những công trình tách chiết DNA từ lông ở nước ngoài . 7
2.2.2. Những công trình tách chiết DNA từ lông ở trong nước . 9
2.3. Phản ứng PCR (polymerase chain reaction) . 10
2.3.1. Nguyên tắc cơ bản của PCR . 10
2.3.2. Những thành phần tham gia vào phản ứng PCR . 10
2.4. Gen halothane . 11
2.4.1. Khái quát về gen halothane . 11
2.4.2. Ảnh hưởng của gen halothane . 12
2.4.2.1. Ảnh hưởng của gen halothane đến năng suất sinh sản . 12
2.4.2.2. Ảnh hưởng của gen halothane đến sinh trưởng và phẩm chất thịt . 13
2.5. Những công trình nghiên cứu về halothane. 13
2.5.1. Nguyên tắc xác định gen halothane . 13
2.5.2. Những công trình nghiên cứu halothane ở nước ngoài . 14
2.5.3. Những công trình nghiên cứu halothane trong nước . 14
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16
3.1. Nội dung nghiên cứu . 16
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành . 16
3.3. Vật liệu . 16
3.3.1. Nguồn mẫu chiết xuất DNA . 16
3.3.2. Đoạn mồi . 16
3.3.3. Hóa chất . 16
3.3.4. Dụng cụ và thiết bị dùng trong đề tài . 17
3.3.4.1. Dụng cụ. 17
3.3.4.2. Thiết bị . 17
3.4. Phương pháp tiến hành . 18
3.4.1. Lấy và trữ mẫu . 18
3.4.2. Tách chiết DNA . 19
3.4.2.1. Thiết lập quy trình ly trích DNA từ lông heo . 19
3.4.2.2. Áp dụng quy trình ly trích DNA lên các vị trí khác nhau của lông heo 20
3.4.3. Định lượng DNA bằng quang phổ kế . 21
3.4.4. Thực hiện phản ứng PCR . 21
3.4.5. Điện di và quan sát kết quả . 22
3.4.5.1. Chuẩn bị gel agarose . 22
3.4.5.2. Đọc kết quả . 22
3.5. Xử lý số liệu . 22
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 23
4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ proteinase K . 23
4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát nồng độ DTT . 26
4.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát nồng độ CTAB . 27
4.4. Thí nghiệm 4: Áp dụng quy trình ly trích DNA lên các vị trí lông heo . 29
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 30
5.1. Kết luận . 30
5.2. Đề nghị . 30
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO . 31
48 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2336 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xác định quy trình ly trích DNA từ lông heo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững liên kết hydrogen tự do trong không gian giữa
nhóm amino và nhóm carboxyl của những chuỗi peptide, tạo ra những liên kết dày đặc
và chắc chắn. Phân tử keratin dạng sợi có thể bện xung quanh nhau tạo thành dạng sợi
trung gian xoắn.
2.1.4. Các liên kết trong lông
2.1.4.1. Cấu trúc cuộn xoắn A
Trong cấu tạo của lông có 3 chuỗi xoắn α bện với nhau tạo thành dạng
protofibril. Đây là cấu trúc sợi đầu tiên của lông. Chín protofibril đƣợc bó trong một
vòng tạo thành microfibril. Những microfibril này đƣợc gắn vào một chất nền protein
6
vô tổ chức amphorous chứa nhiều lƣu huỳnh. Hàng trăm microfibril đƣợc gắn vào
nhau tạo thành một bó sợi không đều nhau gọi là macrofibril. Những macrofibril này
tập trung thành từng nhóm tạo nên lớp vỏ của lông. Những tế bào chết xung quanh cấu
trúc này tạo nên lớp sừng của lông. Ở phần trung tâm của lông có ống tủy là hệ thống
lƣu trữ và bài tiết các chất cặn bã, những kim loại nặng do cơ thể loại thải ra và chúng
đƣợc bài tiết qua các ống.
2.1.4.2 Liên kết trong protein keratin
Cấu hình đầu tiên của lông đƣợc thiết lập trong không gian là bởi những liên
kết đƣợc tìm thấy trong lớp vỏ của lông. Nhƣ chúng ta đã thấy ở phần trƣớc, keratin
bắt đầu với xoắn alpha tạo nên protofibril, microfibril, macrofibril và sau đó tạo nên
lớp vỏ. Những liên kết trong lông đƣợc nằm trong phạm vi một hay nhiều xoắn alpha.
2.1.4.3. Liên kết hydrogen
Liên kết này nằm giữa những cuộn tròn của xoắn alpha và có vai trò làm cho
lông có khả năng duỗi ra rồi trở lại trạng thái cũ (tính đàn hồi). Liên kết hydrogen cho
phép chúng ta tạm thời thay đổi hình dạng của lông với sự trợ giúp của nƣớc. Những
liên kết này khi bị điện phân sẽ dễ dàng bị bẻ gãy và sữa đổi. Liên kết hydrogen đóng
vai trò trong 35% tính bền và 50% tính đàn hồi của lông (có một vài tranh luận cho
rằng nó đóng vai trò trong 99,9% tính đàn hồi của lông).
2.1.4.4. Liên kết muối
Liên kết muối là một dạng liên kết ion (điều khiển sự điện phân) bởi electron
chuyển từ nhóm amino bazơ (amino acid với nhóm –COO) sang nhóm amino axit
(amino acid với nhóm –NH3
+). Điều này xảy ra ở vị trí song song với đƣờng trục của
đƣờng xoắn luân phiên. Liên kết muối đóng vai trò trong 35% tính bền và 50% tính
đàn hồi của lông.
2.1.4.5. Liên kết cystine
Liên kết cystine đƣợc biết là liên kết disulfide, liên kết sulfur, liên kết -S đƣợc
tạo ra bởi những liên kết chéo giữa các cystine của chuỗi polypeptide. Liên kết này
thẳng góc với trục lông và nằm giữa những mạch polypeptide. Do vị trí của nó trong
7
lông, liên kết cystine giữ vai trò trong tính dai của lông và chống lại sự mài mòn lông.
Liên kết này cho phép nếp tóc uốn giữ đƣợc lâu.
2.1.4.6. Liên kết đƣờng
Liên kết đƣờng nằm giữa amino acid có nhóm –OH và nhóm amino axit. Liên
kết này thẳng góc với trục lông. Do vị trí của nó, liên kết đƣờng đóng vai trò trong tính
dai nhƣng không giữ vai trò trong tính bền (5%). Sự ẩm ƣớt ở lông là do một loại sản
phẩm phụ của loại liên kết này.
2.1.5. Chu kỳ phát triển của lông
Chu kỳ phát triển của lông chia làm 3 pha: pha anagen (pha phát triển), pha
catagen (pha chuyển tiếp) và pha telogen (pha nghỉ).
Stenn và Paus (2001; dẫn liệu từ McNevin và cs, 2005) thêm vào pha thứ tƣ là
exogen (pha rụng), cho phép nhìn thấy việc điều khiển di truyền bên trong nang lông.
Pha anagen là pha dài nhất trong chu kỳ phát triển lông ở ngƣời, từ 2-4 năm. Xấp xỉ
75-95% tất cả nang lông trên bề mặt da ngƣời là ở pha anagen. Pha catagen (2-3 tuần)
đƣợc đánh dấu bởi sự kết thúc của quá trình phân bào nguyên nhiễm ở tế bào mầm
nang lông. Trong pha telogen (3 tháng) chƣơng trình chết của tế bào (apotosis) dẫn
đến sự keratin hóa protein và sự hoại tử. Pha telogen có thể đƣợc kích động bởi tác
động của các proteinase lên hành lông còn sống.
Ngay khi lông thoát ra khỏi nang lông, những tế bào bị mất nƣớc, protein bị
keratin hóa và liên kết chéo qua các cầu nối cystine disulfide. Lông bị keratin hóa chứa
thấp hơn 10% nƣớc. Quá trình keratin hóa gây ra sự thoái hóa tế bào và tiếp theo đó là
sự mất DNA nhân ở lớp vỏ. Sử dụng nucleotide đánh dấu phóng xạ, Downes và cs
(1966) chỉ ra rằng sự phân rã DNA xảy ra trong suốt quá trình keratin hóa. Chƣơng
trình chết của tế bào (apotosis) đƣợc mô tả bởi sự biến mất của những bào quan trong
tế bào, và sự bẻ gãy những mạch đôi của DNA nhân bởi các deoxyribonuclease đặc
biệt ở vùng liên kết giữa các nucleosome. Dạng tác động này của nuclease đƣa đến kết
quả là tạo ra các đoạn DNA <200 bp bao xung quanh các protein histone.
Poinar (2003) xác nhận rằng nuclease tác động là nhân tố chính trong sự suy
thoái của DNA của những mô khảo cổ và những mô giám định pháp y. Kanesshige và
8
cs (1992) nhận thấy rằng DNA ly trích từ móng tay - một loại mô bị keratin hóa tƣơng
tự lông, gồm những đoạn nhỏ hơn DNA ly trích từ máu. Đáng chú ý hơn, họ thấy rằng
lƣợng DNA từ móng để phản ứng PCR thành công thì thấp hơn lƣợng DNA từ máu,
điều này đƣa ra giả thuyết rằng móng chứa ít yếu tố ức chế PCR (hemoglobin trong
máu đƣợc biết là một yếu tố ức chế).
2.2. Những công trình tách chiết DNA từ lông
2.2.1. Những công trình tách chiết DNA từ lông ở nƣớc ngoài
Việc sử dụng DNA từ nguồn lông không còn là mới lạ đối với các nƣớc tiên
tiến có ngành công nghệ sinh học phát triển. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về
khảo cổ, về khoa học hình sự, về y học,… sử dụng nguồn DNA tách chiết từ mẫu lông
hay tóc. Có thể kể một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ dƣới đây.
Baumgartner (1979) tiến hành thí nghiệm trên mẫu lông thú và xác định đƣợc
khả năng lạm dụng thuốc của thú. Mặt khác, từ phân tích mẫu lông đã xác định đƣợc
hàm lƣợng heroin trong cơ thể.
Kalbe và cs (1988) đã phân lập DNA dài 20.000 bp từ thân tóc và chỉ ra rằng
nó tập trung hầu hết ở các tế bào lớp sừng bên ngoài thân tóc. Ông đã báo cáo năng
suất ly trích DNA của 1 g lông là từ 20 ng -> 2 µg (0,02 - 2 ng/mg).
Schreiber và cs (1988) nhận ra rằng việc rửa SDS lặp lại nhiều lần làm giảm
năng suất DNA thu hồi từ thân lông. Ông đã thu đƣợc 1µg DNA từ 200 mg lông (5
ng/mg).
Nozawa và cs (1999) ly trích DNA từ thân tóc với phƣơng pháp kết tủa bằng
CTAB. Sau đó, vùng đặc biệt của gen HLA-DQA1 đƣợc khuếch đại bằng phƣơng
pháp semi-nested PCR. Sản phẩm khuếch đại đƣợc tạo dòng và giải trình tự. Trình tự
di truyền của HLA-DQA1 đƣợc xác định bằng cách so sánh trình tự với trình tự đã
đƣợc biết trƣớc của mỗi allele. Tất cả kiểu gen của HLA-DQA1 đƣợc phân loại thành
công với mẫu thân tóc lấy từ 6 ngƣời khác nhau.
Heywood và cs (2003) đo đƣợc 1 ng DNA/ml thân tóc sau quá trình ly trích
hữu cơ. DNA hiện diện ở cả phần gốc tóc (trung bình là 1,3 0,8 ng/ml) và phần ngọn
tóc (trung bình là 0,3 0,6 ng/ml). Nhuộm huỳnh quang đã khám phá ra rằng DNA tóc
9
cũng định vị ở lớp sừng. Họ thấy rằng nhuộm màu và dùng dầu gội lâu dài làm giảm
lƣợng DNA ở lông. Chất peroxide trong màu nhuộm đƣợc biết là tác động mạnh đến
DNA và kích thích hoạt động của những melanin có khả năng hoà tan trong nƣớc. Đây
là những melanin làm ức chế DNA polymerase. Ngƣợc lại, Huhne và cs (1999) thấy
rằng màu nhuộm và dầu gội không ảnh hƣởng đến tỷ lệ thành công của việc ly trích và
khuyếch đại DNA ty thể từ lông.
Một số bộ kit ly trích DNA từ nguồn mẫu bị keratin hóa nhƣ lông, móng,
sừng,…cũng đã đƣợc thƣơng mại hóa rộng rãi trên thị trƣờng. Các bộ kit này cung cấp
một phƣơng pháp đơn giản và nhanh chóng để ly trích và phân lập DNA mẫu lông. Có
thể tham khảo một số bộ kit sau:
* Hãng Sigma đƣa ra sản phẩm REDExtract-N-AmpTMTissue PCR Kit dùng
cho 10 phản ứng ly trích DNA từ mẫu lông hoặc mẫu nƣớc bọt, mẫu mô động vật. Giá
sản phẩm là 52,88 SGD. Đặc điểm của sản phẩm là có thể ly trích DNA từ mẫu chỉ
trong vòng 15 phút, có hiệu quả cao trong việc phân lập DNA của bộ gen và có thể
ứng dụng cho nhiều loại mẫu.
* Hãng Bionex đƣa ra sản phẩm MX-16. Đây là một thiết bị dùng ly trích và
tinh sạch DNA, RNA và các vật liệu sinh học khác thông qua một quá trình tự động.
Có thể xử lý 16 mẫu cùng lúc. Thời gian quy trình là 35 phút. Thiết bị có thể áp dụng
đối với mẫu tóc, lông, mô động vật, mẫu cây.
* Hãng Thistle đƣa ra sản phẩm Gen-IAL 50 DNA Extractions Kit với giá là
90 £ có thể ly trích DNA trọng lƣợng phân tử lớn từ nhiều cơ chất khác nhau: lông,
máu, xƣơng, răng. DNA ly trích đƣợc có thể sử dụng cho PCR, Southern blot, giải
trình tự và tạo dòng.
* Công ty DNA Testing Centre-INC ly trích mẫu thân lông với giá 240 USD;
mẫu răng hay xƣơng với giá 480 USD. DNA ly trích đƣợc có thể sử dụng theo
nhiều hƣớng khác nhau tùy theo mục đích.
Đối với những phòng thí nghiệm quy mô nhỏ thì việc sử dụng những bộ kit
đƣợc thƣơng mại hoá trên thị trƣờng thƣờng không phù hợp vì giá thành cao. Vì vậy,
10
tùy theo mục đích thí nghiệm mà chúng ta sẽ sử dụng quy trình ly trích hay bộ kit có
sẵn trên thị trƣờng.
2.2.2. Những công trình tách chiết DNA từ lông ở trong nƣớc
Ở nƣớc ta, việc tách chiết DNA từ mẫu lông chƣa đƣợc phổ biến. Việc tìm ra
một quy trình ly trích DNA từ mẫu lông phù hợp với điều kiện hóa chất và thiết bị ở
Việt Nam đang là một vấn đề đối với các nhà khoa học trong nƣớc. Nguyễn Văn Út
(2005) đã tiến hành tách chiết DNA trên mẫu lông và đƣa ra kết luận rằng DNA ly
trích từ cơ khá tinh sạch và có hàm lƣợng cao hơn so với DNA ly trích từ lông; DNA
ly trích từ gốc lông có độ tinh sạch cao hơn so với DNA ly trích từ ngọn lông.
Bùi Thị Ngọc Bích (2006) đã sử dụng một số hoá chất để cải thiện hiệu quả
quy trình ly trích DNA từ lông và đƣa ra kết quả nhƣ sau: DTT và CTAB trong dung
dịch đệm ly trích đã cải thiện tỷ số OD nhƣng chỉ cho sản phẩm PCR ngắn (370 bp)
của gen giới tính và không có sản phẩm PCR của gen halothane. Bổ sung BSA vào
hỗn hợp PCR cũng không cải thiện đƣợc kết quả PCR.
2.3. Phản ứng PCR (polymerase chain reaction)
2.3.1 Nguyên tắc cơ bản của phản ứng PCR
Phản ứng PCR là phản ứng nhân bản (khuếch đại) DNA nhờ polymerase do
Karl Mullis và cộng sự phát minh năm 1985.
Theo Gerard Morel và cs (1998), phƣơng pháp PCR sử dụng những trình tự
DNA ngắn nhƣ đoạn mồi (oligonucleotides), một DNA polymerase chịu nhiệt (ví dụ
Taq polymerase) (Sake và ctv, 1985; Haase và ctv, 1990), và tri–photphat
deoxyribonucleotides (dNTPs): dATP, dGTP, dTTP, dCTP. Sau bƣớc tách hai mạch
của trình tự đích (thông thƣờng do gia nhiệt ở 95oC trong 5 phút), đoạn mồi bắt cặp
hay lai với trình tự đích trong bƣớc thứ hai.
Phản ứng PCR là một chuỗi nhiều chu kì nối tiếp nhau, đƣợc thực hiện theo
nguyên lý sau:
- Bƣớc đầu tiên của PCR là biến tính (denaturation) mẫu DNA thành chuỗi đơn
bằng nhiệt độ cao 94 – 950C.
11
- Sau đó nhiệt độ phản ứng đƣợc hạ thấp đến 45 – 600C. Ở nhiệt độ này, primer
(mồi- oligonucleotide tổng hợp mà chuỗi của chúng đƣợc cho lai với chuỗi đối nghịch
của mẫu DNA) bắt cặp với vùng bổ sung trên đoạn mẫu DNA. Đây là giai đoạn ủ bắt
cặp (annealing).
- Hỗn hợp đƣợc tăng nhiệt độ lên 720C. Khi đó, sự hiện diện của 4
deoxyribonucleotide triphosphate (dATP, dCTP, dTTP, dGTP) và Taq polymease, các
oligonucleotide đƣợc kéo dài tạo nên chuỗi DNA.
Các trình tự này tạo thành một chu kỳ gồm 3 giai đoạn: biến tính (94 – 950C), ủ
bắt cặp (45 – 600C) và kéo dài (720C). Trong khuếch đại DNA, chu kỳ này sẽ đƣợc lặp
lại nhiều lần.
2.3.2. Những thành phần tham gia vào phản ứng PCR
- Taq polymerase: là DNA polymerase chịu nhiệt đƣợc tách chiết từ vi khuẩn
suối nƣớc nóng Thermus aquaticus. Taq polymerase không bị phá huỷ ở nhiệt độ biến
tính và xúc tác sự tổng hợp DNA theo chiều 5' – 3' trong suốt quá trình phản ứng dƣới
sự hiện diện của Mg2+.
- Primer (đoạn mồi): là những đoạn oligonucleotide mạch đơn, có trình tự bổ
sung với trình tự base của hai đầu mạch khuôn để khởi đầu quá trình tổng hợp DNA.
Chiều dài primer tối thiểu cho hầu hết các phản ứng PCR là 18 nucleotide (thƣờng 18
– 24 nucleotide). Đối với việc khuếch đại các chuỗi có mức độ dị hợp cao, primer
đƣợc sử dụng có 28 – 35 nucleotide.
- Các nucleotide (dNTPs): là hỗn hợp 4 loại dATP, dCTP, dTTP, dGTP làm
nguyên liệu cho phản ứng tổng hợp DNA. Bốn loại này thƣờng đƣợc sử dung ở nồng
độ 20 – 200 µM mỗi nucleotide. Sự mất cân bằng trong thành phần các nucleotide làm
tăng các lỗi sao chép của polymerase (Hồ Huỳnh Thùy Dƣơng, 1988).
- Dung dịch đệm: quan trọng nhất là ion Mg2+. Mg2+ rất cần cho quá trình liên
kết các dNTPs, xúc tác cho enzyme Taq polymerase, làm tăng nhiệt độ nóng chảy của
DNA mạch kép. Dung dịch đệm tiêu chuẩn chứa 50 mM KCl và khuếch đại tốt những
đoạn DNA > 500 bp.
12
- DNA mẫu: đƣợc tách chiết từ mẫu xét nghiệm. Việc xác định hàm lƣợng
DNA để bổ sung primer là rất cần thiết. Nếu tỷ lệ primer : DNA mẫu quá cao sẽ dẫn
đến hiện tƣợng primer – dimers. Nếu tỷ lệ này thấp thì sẽ có ít sản phẩm PCR (Bùi Chí
Bửu, 1999).
2.4. Gen halothane
2.4.1. Khái quát về gen halothane
Gen halothane (Hal) xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình chọn lọc heo nhiều
nạc và đƣợc phát hiện vào năm 1980 bằng phƣơng pháp ngửi chất gây mê halothane.
Đây là gen gồm 2 alen (N và n) nằm trên nhiễm sắc thể số 6, gây nên hội chứng nhạy
cảm stress và chi phối đến các tính trạng về tăng trƣởng, phẩm chất quày thịt và phẩm
chất thịt. Phƣơng pháp trắc nghiệm halothane chỉ phát hiện đƣợc kiểu gen NN và nn.
Heo nhạy cảm stress (kiểu gen nn) có ƣu điểm là dày mỡ lƣng thấp, tỷ lệ nạc cao, hệ
số chuyển hóa thức ăn tốt nhƣng có nhƣợc điểm là thành tích sinh sản kém, tăng tỷ lệ
thịt PSE (tái, mềm, rỉ dịch) và tăng tỷ lệ chết do vận chuyển (Nguyễn Ngọc Tuân và
Trần Thị Dân, 2000).
Gen halothane gồm 2 alen N và n tạo nên 3 kiểu gen NN, Nn, nn. Nhóm heo
mang kiểu gen NN và Nn không nhạy cảm với halothane (HAL-), trong khi nhóm heo
mang kiểu gen nn thì nhạy cảm với halothane (HAL+) (Whittemore, 1993).
Gen halothane mặc dù tác động có lợi đến tỷ lệ nạc một cách có ý nghĩa nhƣng
cũng có ảnh hƣởng xấu nhƣ làm thú tăng trƣởng kém, tỷ lệ đột tử cao trong quá trình
nuôi dƣỡng và vận chuyển đến lò mổ, tỷ lệ quầy thịt PSE nhiều, số con sơ sinh trên ổ
thấp (Gahre và Juneja, 1985).
Về mặt cấu trúc, sự khác biệt giữa kiểu gen đồng hợp trội NN và kiểu gen
đồng hợp lặn nn là sự đột biến C (cytosine) thành T (thymine) tại vị trí base 1843. Sự
đột biến này có liên quan đến hội chứng sốt kiệt phát trên nhóm heo nhạy cảm với
stress (Fujii và ctv, 1991). Về mặt di truyền, gen halothane di truyền theo định luật
Mendel.
Để phát hiện những cá thể nhạy cảm với stress, ngƣời ta cho heo ngửi chất gây
mê bay hơi halothane trong 3 - 5 phút với nồng độ từ 4 - 8%. Thú đƣợc ngửi halothane
13
đến khi phản xạ mắt biến mất trong phút đầu tiên và tình trạng mê duy trì khoảng 2
phút. Khi các chi của heo duỗi thẳng và cứng đơ thì phản ứng halothane dƣơng tính
(HP) hoặc nhạy cảm với stress. Ngƣợc lại, khi thú vẫn dãn cơ bình thƣờng thì phản
ứng halothane âm tính (HN) hoặc đề kháng với stress.
Hầu hết các dòng Yorkshire Large White có tần số nhạy cảm rất thấp hoặc
bằng không. Pietrain và Landrace Bỉ có tần số nhạy cảm cao nhất. Các dòng Landrace
khác có tần số nhạy cảm stress trung gian giữa Yorkshire và Pietrain (Trích dẫn
Nguyễn Ngọc Tuân, 1996).
Trắc nghiệm ngửi chất gây mê halothane có lợi trong thực tế vì rẻ tiền nhƣng
phát hiện trễ (heo trên 8 tuần tuổi), cồng kềnh, tốn công và không thể phát hiện kiểu
gen Nn. Ngoài ra, heo có thể chết đột ngột do sốt kiệt phát lúc xét nghiệm. Do vậy, cần
tìm ra một biện pháp xét nghiệm thay thế có hiệu quả hơn.
2.4.2. Ảnh hƣởng của gen halothane
2.4.2.1. Ảnh hƣởng của gen halothane đến năng suất sinh sản
Ảnh hƣởng của gen halothane đến năng suất sinh sản là một vấn đề rất đƣợc
quan tâm vì sinh sản là yếu tố quyết định cho sự tăng đàn, phát triển về số lƣợng.
Trên nọc, stress làm giảm tính dục, số lƣợng tinh trùng thấp. Do đó, số lƣợng
tinh trùng bình thƣờng có khả năng thụ tinh sẽ giảm. Những nọc nhạy cảm với stress
(có kiểu gen nn) có phẩm chất tinh dịch thấp hơn so với nọc mang gen NN và Nn
(Pfeiffer và ctv, 1986).
Trên nái, stress làm cho nái mang thai mệt mỏi, kém ăn, ... gây ảnh hƣởng xấu
đến quá trình sinh sản nhƣ giảm số trứng rụng, tăng hiện tƣợng chết phôi, ảnh hƣởng
đến số con đẻ ra trên mỗi lứa.
Theo Schneider và ctv (1980), nái HAL- đẻ nhiều con hơn nái HAL+ từ 0,11
đến 1 con trên ổ, thể hiện rõ qua tỷ lệ số con cai sữa so với số heo con sinh ra. Theo
Willeke và ctv (1984), ảnh hƣởng của gen halothane không có ý nghĩa trên số con đẻ
ra và số con còn sống/ổ nhƣng lại ảnh hƣởng có ý nghĩa đến số lứa đẻ của nái. Điều
này cho thấy gen halothane đã ảnh hƣởng lên năng suất sinh sản của heo nái.
14
2.4.2.2. Ảnh hƣởng của gen halothane đến sinh trƣởng và phẩm chất thịt
Đối với sinh trƣởng, stress làm heo còi cọc, sút cân và tăng trƣởng chậm. Một
phần do con vật chán ăn, mặt khác do cơ thể sản xuất ra một lƣợng lớn hormone
glucocorticoid. Khi có phản ứng stress mạnh, cơ thể sẽ sử dụng nguồn năng lƣợng dự
trữ để thích nghi. Vì vậy, nếu quá trình này kéo dài sẽ dẫn đến giảm tăng trọng trên thú
nhỏ và mất thể trọng trên thú nuôi thịt và sản xuất.
Heo mang kiểu hình HP có mức tăng trọng thấp nhƣng lƣợng tiêu thụ thức ăn
giảm và hệ số chuyển hoá thức ăn tốt hơn so với kiểu heo mang kiểu hình HN. Bên
cạnh đó ƣu điểm nổi bật của những heo này là diện tích thịt thăn, tỷ lệ nạc và tỷ lệ thịt
xẻ cao, dày mỡ lƣng thấp, chiều dài quầy thịt giảm, xƣơng nhỏ. Cùng với những lợi
điểm này thì tỷ lệ thịt PSE cũng tăng cao trên cá thể HP, làm giảm chất lƣợng thịt.
Qua kết quả nghiên cứu của Webb và ctv (1981) và nhiều tác giả cho thấy heo
đồng hợp tử lặn nn cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc, diện tích thịt thăn lớn hơn và dày mỡ
lƣng thấp hơn heo mang kiểu gen NN và Nn. Song, tỷ lệ thịt PSE cao nhất ở heo mang
kiểu gen nn. Tổng hợp những tính trạng này, các tác giả cho rằng gen Nn mang tính
trạng trung gian giữa kiểu gen NN và nn nên mang lại lợi ích kinh tế cao hơn so với
kiểu gen NN, nn.
Nhƣ vậy bên cạnh những ƣu điểm của gen halothane là những ảnh hƣởng
không nhỏ lên sự sinh trƣởng, sinh sản và phẩm chất thịt. Có nhiều ý kiến cho rằng
cần phải loại thải gen này trong đàn giống để giảm hội chứng stress và thịt PSE.
Nhƣng ngƣợc lại cũng có nhiều đề xuất giữ lại gen này ở dạng dị hợp tử Nn để tận
dụng tính ƣu việt về tỷ lệ nạc và tính kháng stress. Tuy nhiên, tùy theo mục đích khác
nhau mà nhà chọn giống có nhiều lựa chọn để có hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.5. Những công trình nghiên cứu về halothane
2.5.1 Nguyên tắc xác định gen halothane
Gen halothane có hai alen N và n hình thành 3 kiểu gen NN, Nn và nn. Bằng
việc so sánh trình tự nucleotide của gen này, MacLennan thấy rằng có sự đột biến C
(cytosin) thành T (thymin) ở vị trí base 1843 của chuỗi nucleotide. Fujii và ctv (1991)
đã đƣa ra phƣơng pháp phát hiện gen halothane bằng kỹ thuật PCR và enzyme cắt giới
15
hạn Hha I để phát hiện đột biến điểm trên bất kỳ loại tế bào nào có chứa DNA. Sau đó,
kỹ thuật này đƣợc Hughes và ctv (1992) cải tiến. Phƣơng pháp này phân biệt dễ dàng
các kiểu gen NN, Nn và nn (Nguyễn Thị Thu Phƣơng, 2004).
2.5.2. Những công trình nghiên cứu halothane ở trong nƣớc
Theo Nguyễn Ngọc Tuân (1996), tần số nhạy cảm với halothane khác nhau
giữa các quốc gia. Hầu hết các dòng Yorkshire Large White có tần số nhạy cảm rất
thấp hoặc bằng không, Pietrain và Landrace Bỉ có tần số nhạy cảm cao nhất, các dòng
Landrace khác có tần số nhạy cảm stress trung gian giữa Yorkshire và Pietrain.
Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và ctv (1999) cho rằng heo nái
Landrace và Yorkshire, kiểu gen halothane có ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu sinh sản, nhất
là các chỉ tiêu về độ lớn của lứa đẻ và qua đó ảnh hƣởng đến khối lƣợng của toàn ổ.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), với kiểu gen nn, nọc có sức
sản xuất tinh kém nhất, nái có thời gian chờ phối dài hơn và số con sơ sinh/ổ kém hơn
so với 2 kiểu gen NN và Nn. Heo Nn có tăng trọng và dày mỡ lƣng trung gian giữa
NN và nn.
Phan Xuân Hảo (2001) cho rằng kiểu gen halothane ảnh hƣởng rõ rệt đối với
chỉ tiêu số con/ổ ở nái Landrace, có ảnh hƣởng nhƣng không rõ rệt đối với nái
Yorkshire.
2.5.3 Những công trình nghiên cứu halothane ở nƣớc ngoài
Kết quả nghiên cứu của Webb và ctv (1981) và nhiều tác giả (Pommier và cs,
1992; Wittmann và ctv, 1993; Berger và cs, 1994) cho thấy heo đồng hợp tử lặn nn
cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc, diện tích thịt thăn lớn hơn và dày mỡ lƣng thấp hơn heo
mang kiểu gen NN, Nn. Song tỷ lệ thịt PSE cao nhất ở heo mang kiểu gen nn. Tổng
hợp những tính trạng này các tác giả nhận định rằng kiểu gen Nn mang tính trạng trung
gian giữa kiểu gen NN và nn nên đem lại lợi ích kinh tế cao hơn kiểu gen NN, nn.
Kết quả nghiên cứu của Webb và Jordan (1978); Schneider và ctv (1980);
Willeke và ctv (1984) cho rằng nái không nhạy cảm với halothane (NN, Nn) đẻ nhiều
hơn so với nái nhạy cảm với halothane (nn) từ 0,1 – 1,1 con/ổ, sự khác biệt thể hiện rõ
số con cai sữa hơn là số con sinh ra. Trong suốt đời nái, nái có kiểu gen NN, Nn đẻ
16
nhiều hơn nái có kiểu gen nn 1,02 lứa (Willeke, 1986). Lengerken và ctv (1982) cho
biết lợn có phản ứng halothane âm tính có thành tích cao hơn so với lợn có phản ứng
halothane dƣơng tính về tổng số con đẻ ra/ổ (0,3 con), số con đẻ ra có khả năng chăn
nuôi/ổ (0,9 con) và số lứa đẻ/năm (0,17 lứa).
Bằng những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc cho
thấy rằng gen halothane đã có ảnh hƣởng lớn đến năng suất sinh sản và chất lƣợng thịt.
Vì vậy, việc nghiên cứu tính nhạy cảm stress nói chung và tính năng sản xuất của heo
có các kiểu gen halothane khác nhau nói riêng đã đƣợc tiến hành từ những năm 70 cho
đến nay vẫn là một vấn đề rất đƣợc quan tâm.
17
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Thiết lập quy trình ly trích DNA từ lông heo
(1) Khảo sát nồng độ proteinase K
(2) Khảo sát nồng độ DTT
(3) Khảo sát nồng độ CTAB
3.1.2. Áp dụng quy trình ly trích DNA cho các vị trí khác nhau của lông
(1) Áp dụng quy trình ly trích DNA cho mẫu gốc lông
(2) Áp dụng quy trình ly trích DNA cho mẫu thân lông
(3) Áp dụng quy trình ly trích DNA cho mẫu ngọn lông
(4) Áp dụng quy trình ly trích DNA cho mẫu cả sợi lông
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại phòng Công Nghệ Sinh Học Động Vật – Viện
Công Nghệ Sinh Học và Môi Trƣờng – Trƣờng Đại Học Nông Lâm TP.HCM, từ tháng
3 đến tháng 7 năm 2007.
3.3. Vật liệu
3.3.1. Nguồn mẫu chiết xuất DNA
Mẫu lông heo đƣợc lấy từ một cơ sở giết mổ ở Dĩ An - Bình Dƣơng.
3.3.2. Đoạn mồi
Đoạn mồi của gen halothane
Trình tự mồi xuôi: 5' – CTT CCC ACC CTG GGT CTT – 3'
Trình tự mồi ngƣợc: 5' – AGG CAG AGC CAT GGA GAC – 3'
3.3.3. Hóa chất dùng trong đề tài
- Hoá chất ly trích DNA
+ Buffer ly trích
NaCl 8 mM, Tris-HCl (pH 8,0) 8 mM, SDS 1%, EDTA (pH 8,0) 1,6 mM,
DTT 50 mM, proteinase K 0,8 mg/ml
+ Tinh sạch DNA
18
Phenol (pH 8,0), phenol-chloroform (1:1), cloroform, CTAB 2%
+ Thu hồi DNA
NaCl 0,2 M; NaCl 1,2 M, sodium acetate 3 M, ethanol tuyệt đối lạnh
+ TE buffer 1 X, Tris-HCl 100 mM, EDTA( pH 8,0) 1 mM
- Hoá chất phản ứng PCR
PCR buffer 1 X, MgCl2 2 mM, mỗi dNTP 200 µM, mồi xuôi 0,5 µM, mồi
ngƣợc 0,5 µM, Taq DNA polymerase 1 UI
- Hoá chất chạy điện di sản phẩm PCR
+ Agarose 2%
+ TBE (Tris borate EDTA) (pH = 8,3) 1 X
Tris-base 89 mM, acid boric 89 mM, Na2EDTA 2,5 mM
+ Loading dye
Bromophenol blue 0,3%, sucrose 40%, TE 1 X vừa đủ 100%
+ Ethidium bromide 10 mg/ml
3.3.4. Dụng cụ và thiết bị dùng trong đề tài
3.3.4.1. Dụng cụ
- Micropipet loại 100 – 1000 µl; 10 – 100 µl; 0,5 – 10 µl
- Đầu tip tƣơng ứng với các loại micropipet
- Eppendorf loại 0,2 ml và 1,5 ml
- Các chai lọ đựng hoá chất, vật mẫu
- Dụng cụ kéo, kẹp, chày, cối
- Ống falcon loại 14 ml; 50 ml
3.3.4.2. Thiết bị
- Máy vortex
- Máy ly tâm
- Máy PCR
- Bộ điện di
- Máy chụp gel
- Tủ ấm
19
- Tủ trữ mẫu
- Tủ trữ hoá chất
- Microwave
- Cân
- Tủ sấy
- Máy cất H2O khử ion
- Autoclave
- Máy đo OD
- Bình N2 lỏng
- Tủ lạnh -200C và -700C
3.4. Phƣơng pháp tiến hành
3.4.1. Lấy và trữ mẫu
Lấy mẫu ở lò mổ, xử lí mẫu bằng cách rửa trong nƣớc vô trùng, sau đó rửa
trong cồn 70%. Đặt mẫu vào bao nylon, dán kín miệng bao và cho vào thùng đá đem
về phòng thí nghiệm.
Tại phòng thí nghiệm, cắt khoảng 1cm tính từ chân gốc lông trở lên để có mẫu
gốc lông, phần còn lại là mẫu ngọn lông. Đối với mẫu thân lông thì lấy khoảng 1cm
đoạn giữa sợi lông đã đƣợc cắt bỏ phần nang nằm dƣới da và phần ngọn lông. Đối với
mẫu sợi lông thì giữ nguyên cả sợi lông. Mỗi loại mẫu đƣợc đặt trong từng bao nylon
riêng biệt, dán nhãn và trữ ở tủ -700C.
Cân 0,1 g mẫu cho vào cối sành vô trùng. Cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN THI NHA TRANG.pdf