MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT I
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ II
LỜI MỞ ĐẦU III
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1
1.1. CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 1
1.1.1. Cạnh tranh 1
1.1.2. Chiến lược cạnh tranh 2
1.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 10
1.2.1. Xem xét sứ mạng, mục tiêu và chiến lược hiện tại 10
1.2.2. Phân tích các yếu tố bên trong 11
1.2.3. Phân tích các yếu tố bên ngoài 14
1.2.4. Xây dựng và lựa chọn chiến lược 21
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á 26
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐÔNG Á 26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.2. Cơ cấu tổ chức EAB 27
2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 29
2.2.1. Tiềm lực tài chính 29
2.2.2. Tình hình kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ 30
2.2.3. Công nghệ 43
2.2.4. Nhân lực 44
2.2.5. Marketing 47
2.2.5. Mạng lưới chi nhánh 49
2.2.6. Hình thành ma trận IFE 50
2.2.7. Xác định điểm mạnh và điểm yếu đối với EAB 51
2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 53
2.3.1. Môi trường vĩ mô 53
2.3.2. Môi trường vi mô 61
2.3.3. Hình thành ma trận EFE 70
2.3.4. Xác định cơ hội và thách thức đối với EAB 72
CHƯƠNG 3 – CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CHO EAB 74
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CỦA EAB 74
3.1.1. Tầm nhìn 74
3.1.2. Sứ mệnh 74
3.1.3. Mục tiêu 74
3.2. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 75
3.2.1. Hình thành ma trận SWOT và ma trận QSPM 75
3.2.2. Chiến lược lựa chọn 82
3.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 86
3.3.1. Tài chính 86
3.3.2. Nhân lực 87
3.3.3. Công nghệ 89
3.3.4. Marketing 90
3.3.5. Năng lực quản trị 93
3.3.6. Văn hóa tổ chức 94
3.4. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI EAB, VỚI NHNN VÀ CHÍNH PHỦ 95
3.4.1. Kiến nghị đối với EAB 95
3.4.2. Kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ 96
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4370 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược cạnh tranh ngân hàng Đông Á giai đoạn 2010 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chủ động triển khai các dịch vụ mới nhằm tăng tiện ích cho khách hàng như phối hợp với EAB thực hiện dịch vụ chuyển tiền từ Việt Nam sang các nước Mỹ, Canada, Úc… Số điểm giao dịch tại quầy đã đạt con số 174, tăng 16% so với năm 2008, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
2.2.2.4. Thẻ thanh toán
Một mảng nhỏ nhưng cũng là một điểm nhấn của EAB trong hoạt động của NH này đó chính là hoạt động phát hành thẻ. Bên cạnh con số ấn tượng về tổng số thẻ phát hành trong năm 2009 là 1,5 triệu thẻ, nâng tổng số thẻ phát hành của EAB lên 4 triệu thẻ (chiếm gần 20% thị phần thẻ) thì việc gia tăng tiện ích cho sản phẩm Thẻ đa năng và đa dạng hóa các loại thẻ khác cũng là những bước đi chiến lược mà EAB đã thực hiện trong thời gian qua nhằm gia tăng thị phần trong hoạt động phát hành thẻ của mình.
Những tiện ích đáng chú ý mà Thẻ đa năng Đông Á gồm có: Nạp tiền trực tiếp trên ATM và báo có tức thì. Đổi ngoại tệ trên ATM: USD và EUR. Sản phẩm chi lương điện tử với hơn 1.000 DN sử dụng và 83.000 lượt chi lương mỗi tháng trong đó có NHNN, các đơn vị DN thuộc quân đội, bưu điện, các cơ quan hành chính sự nghiệp và hàng ngàn các công ty lớn nhỏ khác. Kênh giao dịch EAB điện tử hiện đại với các giao dịch nổi trội như chuyển khoản (tối đa lên đến 500 triệu/ngày, thanh toán hóa đơn, thanh toán trực tuyến (khi mua hàng trên mạng), nạp tiền điện tử. Ngoài ra, Thẻ đa năng còn kết nối thành công với Sàn giao dịch vàng Đông Á, Công ty chứng khoán Đông Á và các Công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam như BVSC, GLS, EPS, ORS… Điều này khiến cho Thẻ đa năng Đông Á không chỉ là một chiếc thẻ chỉ đề rút tiền mặt thông thường mà đã trở thành một công cụ đầu tư mạnh mẽ phục vụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch của mình, mang lại thành công cho khách hàng và cũng là thành công cho NH.
Các sản phẩm thẻ khác phù hợp với nhu cầu của khách hàng như Thẻ tín dụng Quốc tế VISA DongA Bank – sản phẩm thẻ hoàn toàn tín chấp với hạn mức cao nhất trên thị trường, Thẻ liên kết sinh viên, thẻ đa năng hưu trí, thẻ Vip Banking, thẻ đa năng Richland Hill, các thẻ liên kết cùng Manulife, Mai Linh, Việt Tiến…
2.2.2.5. Các sản phẩm, dịch vụ khác
Hoạt động thanh toán quốc tế: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2009 của EAB đạt 2.533 triệu USD, tăng 6,3% so với năm 2008 và đạt 105% so với kế hoạch đề ra. Trong những năm qua, hoạt động thanh toán quốc tế của EAB luôn tăng trưởng ổn định, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của NH. Điều này là do EAB đã không ngừng lựa chọn và duy trì mối quan hệ với những định chế tài chính lớn, ổn định trên thế giới. Tháng 3/2009, EAB đã vinh dự nhận giải thưởng Straight-Through Processing (STP) do Standard Chartered Bank trao tặng. Đây là năm thứ ba liên tiếp, EAB vinh dự được trao tặng giải thưởng uy tín này từ nhiều NH danh tiếng trên thế giới như: Deutschebank, A.G, Standard Chartered Bank, The Bank of New York, American Express Bank (2007) và Wachovia Bank (2008).
Hoạt động đầu tư: Các khoản đầu tư của EAB tập trung vào 3 mảng chính là chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư và góp vốn, đầu tư dài hạn. EAB không quá tập trung vào mảng hoạt động này. Năm 2009, lãi thuần từ các hoạt động này mang lại là 70.758 triệu đồng.
Công ty chứng khoán Đông Á (DongA Securities - DAS) và Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (DongA Capital - DAC): Hoạt động theo mô hình nhóm công ty, áp dụng các mô hình vận hành nội bộ thống nhất nên DAS và DAC có khả năng cung cấp các dịch vụ chứng khoán và quản lý quỹ trọn gói cho khách hàng. DAS đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng DataCenter và hệ thống Core Securities đảm bảo cho các hoạt động vận hành một cách chính xác nhanh chóng 24/24 giờ, cung cấp nhiều tiện ích online cho khách hàng như giao dịch, ứng trước và chuyển khoản online. Tổng lợi nhuận mà DAS và DAC mang lại cho NH trong năm 2009 là 25 tỷ đồng.
Công ty cổ phần thẻ thông minh Vi Na (V.N.B.C): Thành lập vào tháng 10/2008, công ty cổ phần V.N.B.C là một trong số ít các công ty hoạt động trong lĩnh vực hệ thống chuyển mạch, cung cấp các thiết bị,dịch vụ cho ngành NH như ATM/Máy Deposit/POS/Thiết bị kiểm đếm, dịch vụ bảo trì – bảo dưỡng chăm sóc máy ATM… V.N.B.C là hệ thống duy nhất có các thành viên là NH nước ngoài và có các chức năng chuyển khoản giữa các NH – tiện ích vượt trội mà chưa có hệ thống nào tại Việt Nam triển khai. Ngày 3/12/2009, chính thức kết nối hai hệ thống chuyển mạch VNBC và Smartlink, giai đoạn đầu sẽ gồm có 3 NH là EAB, Vietcombank và Techcombank.
2.2.3. Công nghệ
Công nghệ luôn là một nhân tố quan trọng trong hoạt động NH. Bên cạnh việc đảm bảo cho các giao dịch chính xác, đảm bảo tính bảo mật của khách hàng thì yếu tố công nghệ đang trở thành một nhân tố cạnh tranh có thể tạo sự khác biệt cho các NH trong quá trình kinh doanh. Một số NH đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến ACB khi vào năm 2001, NH này đã triển khai hệ thống Core Banking TCBS và hiện đang hợp tác tiếp với Open Solutions – Thiên Nam để nâng cấp phần mềm này. Ngoài ra ACB cũng đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào năm 2003. Một số các NH khác cũng đang áp dụng các hệ thống Core Banking như Techcombank với hệ thống của Teminos, Sacombank thì đã chuyển đổi từ Smartbank R5 lên T24 R8 vào cuối năm 2009, HDbank thì lựa chọn hệ thống Corebanking Symbols để triển khai trên toàn hệ thống vào năm 2007. Nằm trong xu hướng hiện đại hóa công nghệ NH chung đó, từ năm 2001, EAB đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2001 và vào năm 2006, thông qua sự hợp tác với I-Flex, EAB đã chuyển sang sử dụng phần mềm Core Banking (Ngân hàng lõi) 100%. Việc chuyển đổi này là một trong những bước đi mang tính quyết định để EAB triển khai các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại như Phone Banking hay Internet Banking…
EAB còn tiến hành xây dựng và đưa vào hoạt động song song thêm một trung tâm dữ liệu dự phòng hiện đại theo chuẩn quốc tế vào năm 2008 (Tier III – độ sẵn sàng là 99,99%), điều này nâng cao mức độ an toàn hệ thống cho EAB trong những trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó, đội ngũ công nghệ của EAB còn tiến hành nghiên cứu ứng dụng công nghệ triển khai trên các sản phẩm thẻ của NH, điển hình là các tính năng nổi trội của Thẻ đa năng, Thẻ tín dụng quốc tế Visa DongA Bank, thẻ DongA Bank Stock Service kết nối với các công ty chứng khoán. NH cũng đang hoàn thiện hơn nữa về hệ thống bảo mật tối ưu nhất cho khách hàng khi sử dụng Ngân hàng điện tử: Thẻ xác thực – Token card.
Nhờ những nỗ lực đó mà trong năm 2009, số lượng khách hàng Ngân hàng Đông Á điện tử đã tăng 173%, số giao dịch tăng 105%, đạt nhiều giải thưởng có giá trị như Giải thưởng Ví điện tử, cổng thanh toán được ưa thích nhất dành cho website trong chương trình bình chọn “Website và Dịch vụ thương mại điện tử được người tiêu dùng ưa thích nhất” năm 2009.
2.2.4. Nhân lực
2.2.4.1. Đội ngũ cán bộ công nhân viên
Nhân lực luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu của EAB. Với phương châm “Nhân lực – Nguồn lực của mọi nguồn lực”, EAB đã đề ra những chính sach đúng đắn nhằm thu hút và giữ chân nhân tài. Cùng với sự gia tăng số lượng các chi nhánh, mở rộng các hoạt động, EAB đã tăng cường tuyển dụng nhân viên từ các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành tài chính ngân hàng. Một con số ấn tượng đối với đội ngũ nhân lực của EAB đó là 72% cán bộ, công nhân viên đều có tuổi đời dưới 30 tuổi (tương đương 2.658 nhân sự) – một đội ngũ nhân lực trẻ, năng động sáng tạo sẽ là nền tảng cho EAB chinh phục các đỉnh cao mới.
Không chỉ tuyển dụng thêm cán bộ, nhân viên mới mà Phòng Nhân sự EAB còn tổ chức nhiều cuộc tập huấn về nghiệp vụ. Trong năm 2009, đã có hơn 160 cán bộ lãnh đạo Chi nhánh, Phòng giao dịch được đào tạo tập trung trong các khóa học. Ngoài ra, EAB còn thực hiện đào tạo bên ngoài thông qua việc cử nhân sự tham gia các khóa học trong và ngoài nước cho các lãnh đạo cấp cao, cấp trung và nhân viên. EAB còn thực hiện tốt chế độ lương, thưởng cho nhân viên. Thu nhập bình quân người lao động trong năm là hơn 74 triệu đồng/người/năm, tăng 9% so với năm 2008. EAB còn cho ra đời chương trình “Thi trực tuyến” và chương trình “Quản trị nhân sự trực tuyến iHRP” từng bước nâng cao chất lượng nhân viên.
Biểu đồ 2.2 - Biểu đồ số lượng nhân viên, thu nhập nhân viên EAB qua các năm
Nguồn: Báo cáo thường niên EAB năm 2009
Nguồn: Báo cáo thường niên EAB năm 2009
Về cơ cấu trình độ, tính đến thời điểm 2009, số cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học của EAB chiếm 77% tổng số 4.203 cán bộ công nhân viên của NH, trong khi đó tỷ lệ này là 96% ở SCB, ở Sacombank là gần 80% và ACB là gần 97%, đây là một bất lợi khá lớn cho EAB, vì đội ngũ nhân lực có trình độ chưa cao sẽ ảnh hưởng đến nhiều yếu tố như tiếp cận công nghệ mới, chất lượng phục vụ khách hàng…
2.2.4.2. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo
“Nét văn hóa lớn trong công tác lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Đông Á là tập thể đoàn kết, nhất trí cao và đồng lòng thực hiện mục tiêu chung” (Trích kỷ yếu 15 năm EAB). Với thành viên là những người đã gắn bó với EAB từ những ngày đầu, Ban lãnh đạo NH đã không ngừng nỗ lực vượt bậc đề lèo lái “con tàu Đông Á” trên con đường trở thành tập đoàn tài chính đa năng. Đặc biệt, chỉ trong năm 2008, EAB đã bổ nhiệm thêm 3 Phó tổng giám đốc, trong đó có 2 Phó tổng giám đốc có tuổi đời còn rất trẻ đó là Phó tổng giám đốc Phùng Duy Khương và Lê Trí Thông, đều là những người đã từng học tập ở nước ngoài, có kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn lớn trên thế giới như General Electric, Unilever. Ngoài ra Phó tổng giám đốc Lê Trí Thông còn là người đã từng đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc công ty TIE. Qua đó, ta thấy được trình độ cũng như những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của EAB.
Về công tác đoàn thể, Ban lãnh đạo EAB đã có sự quan tâm sâu sắc đến cuộc sống của cán bộ công nhân viên như thực hiện tốt các chính sách phúc lợi xã hội, thăm hỏi nhân dịp cưới hỏi, đau ốm, quà tặng nhân các ngày Lễ Tết, chương trình nhà ở cho nhân viên, xây dựng Làng Đông Á cho lãnh đạo tại phường Bình An, Quận 2. Một nét văn hóa lớn khác của EAB là việc thực hiện các chương trình từ thiện, xã hội giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội cũng được thực hiện thường xuyên. Chính những điều này đã tạo một không khí làm việc thân thiện, năng động cho các thành viên trong ngôi nhà chung Đông Á.
2.2.5. Marketing
Trong giai đoạn 2007 – 2009, EAB đã thực hiện chiến lược marketing trên nhiều mảng khác nhau.
Đa dạng hóa sản phẩm: Nhờ nền tảng công nghệ hiện đại, đội ngũ marketing và kỹ thuật của EAB đã kết hợp cho ra nhiều sản phẩm thẻ với tính năng và tiện ích vượt trội. Trên các mảng khác như tín dụng hay thanh toán quốc tế, các sản phẩm mới cũng đã lần lượt ra đời nhưng vẫn chưa nhiều.
Bảng 2.8 – Bảng so sánh số lượng sản phẩm, dịch vụ của các NH
Ngân hàng
Sản phẩm khách hàng cá nhân
Sản phẩm khách hàng DN
Tổng cộng
Thẻ
Tiền gửi
Tín dụng
Khác
Dịch vụ tài khoản
Tín dụng
Khác
EAB
8
12
20
9
4
7
18
78
SCB
3
13
7
17
10
9
19
78
MB
1
10
N/A
7
4
11
10
43
Techcombank
6
13
9
8
4
18
10
68
ACB
8
14
18
21
15
25
13
114
Sacombank
12
22
28
22
8
24
10
126
Eximbank
6
13
6
22
13
8
11
76
HDbank
1
7
13
3
14
8
9
54
NamAbank
0
4
9
8
3
3
4
31
OCB
1
5
6
4
4
3
5
28
Nguồn: Tổng hợp từ website các NH của tác giả
Nhìn vào bảng so sánh, ta có thể thấy, việc đa dạng hóa sản phẩm của EAB đang ở mức khá, trong 10 NH được so sánh thì EAB có tổng số lượng sản phẩm dịch vụ đứng thứ ba, chỉ sau ACB và Sacombank, số lượng sản phẩm thẻ và tín dụng cá nhân của EAB đứng hàng thứ hai, chỉ thua Sacombank – NH có số lượng sản phẩm đa dạng nhất hiện nay. Tuy nhiên, mức độ đa dạng hóa cũng chỉ là một phần của vấn đề. Điều quan trọng là ở chỗ tính hiệu quả. Trong các NH này, ACB, mặc dù về thứ hai sau Sacombank về số lượng sản phẩm dịch vụ nhưng lại là NH có hiệu quả hoạt động marketing có thể được xem làhiệu quả nhất khi tổng nguồn vốn huy động cũng như dư nợ tín dụng đứng đầu trong năm 2009 (như Bảng 2.3 và 2.6 đã so sánh ở trên). Điều đó đến từ uy tín, thương hiệu và chất lượng phục vụ khách hàng khá tốt của ACB. Qua đó ta thấy được sự cần thiết của một chiến lược marketing-mix (7P trong marketing dịch vụ), phải phối hợp nhiều yếu tố thì mới mang lại hiệu quả cao.
Phát triển thương hiệu EAB thông qua các hoạt động:
Xây dựng logo mới cho NH vào năm 2007. Logo mới thể hiện sự tin cậy, sự năng động, không ngừng sáng tạo vì khách hàng thân yêu của EAB đồng thời cũng thể hiện định hướng xây dựng một NH đa năng, một tập đoàn tài chính vững mạnh.
Công tác PR thông qua việc tham gia đóng góp nhiều vào các hoạt động công tác xã hội mang tính nhân văn sâu sắc cũng đã đạt được nhiều thành quả - hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với các Bà mẹ Việt Nam anh hung, các chương trình “Tiếp sức người thầy”, “Nét bút tri ân”, “Tôn vinh thủ khoa tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng”… đã để lại nhiều ấn tượng tốt. Những việc này một mặt, thể hiện trách nhiệm đối với xã hội của EAB, mặt khác cũng giúp cho thương hiệu EAB ngày càng trở nên thân thuộc với khách hàng.
Các chương trình khuyến mãi như mở thẻ đa năng miễn phí thường niên, chương trình Đông Á cảm ơn vào năm 2010, mua kỳ phiếu tặng ba lô, túi xách trong dịp hè… cũng đã đạt được những thành quả nhất định.
Tuy nhiên, chất lượng phục vụ của đội ngũ bán hàng của EAB vẫn còn chưa tốt lắm, thời gian giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng vẫn còn khá lâu.
Đánh giá chung về mặt marketing của EAB đó là NH đã có những cố gắng về mặt marketing nhưng chủ yếu vẫn là ở mảng thẻ. Các chương trình marketing nổi bật của NH đó là việc khuyến khích sử dụng thẻ đa năng miễn phí thường niên, chương trình phủ sóng 1 Km – mang thẻ ATM, sản phẩm dịch vụ NH đến tận tay người dân, ATM lưu động… Các chương trình này đã thể hiện rõ ràng chủ trương của Ban lãnh đạo về việc “Bình dân hóa công nghệ NH, Đại chúng hóa dịch vụ NH” - gia tăng tối đa số lượng người sử dụng thẻ ATM, đặc biệt là những khách hàng bình dân thuộc mảng thị trường bán lẻ mà EAB đang nhắm tới. Về mảng tín dụng, ngoài việc cho ra đời sản phẩm Vay 24 phút, trong năm qua EAB không có sự kiện gì mang tính đột phá về mặt marketing hơn nữa.
2.2.5. Mạng lưới chi nhánh
Với chủ trương đưa NH đến tận nhà người dân, cho đến nay EAB đã xây dựng được một mạng lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trong năm 2009, EAB đã phát triển thêm 26 chi nhánh, phòng giao dịch, nâng tổng số đơn vị giao dịch trong toàn hệ thống là 173. EAB cũng đã có mặt ở những vùng sâu vùng xa như các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng… EAB còn mở rộng độ bao phủ mạng lưới ATM/POS của mình với hơn 1200 máy ATM và 1.500 điểm chấp nhận thẻ ATM (POS) trên toàn quốc – dẫn đầu trong khối NHTM. Đặc biệt là mô hình giao dịsch thành công của hệ thống giao dịch 24h của EAB. Được đặt tại các trạm xăng, với phương thức giao dịch nhanh chóng, gọn lẹ, mô hình đang ngày càng tạo được niềm tin trong lòng khách hàng.
Nguồn: Báo cáo thường niên EAB 3 năm 2007 – 2009
Nguồn: Báo cáo thường niên các NH năm 2009
Dẫn đầu về số lượng chi nhánh và phòng giao dịch là Sacombank với 320 địa điểm giao dịch, trong đó Sacombank đã mở rộng mạng lưới của mình sang 3 quốc gia khác đó là Lào, Campuchia và Trung Quốc, theo sau đó là ACB và Techcombank với 240 và 188 điểm giao dịch. EAB đứng thứ tư với 173 điểm giao dịch. So với các NH khác, EAB có số lượng điểm chi nhánh, phòng giao dịch cũng thuộc loại khá, so với NH cùng nhóm là SCB, MB thì EAB có lợi thế về mặt mạng lưới hơn, ngay cả Eximbank – một NH thuộc nhóm trên cũng có số mạng lưới ít hơn của EAB (chỉ có 140 so với EAB là 173 điểm giao dịch). Đây là một lợi thế lớn để EAB tận dụng để triển khai các sản phẩm NH đến với người khu vực đồng thời gia tăng tiện ích cho khách hàng.
2.2.6. Hình thành ma trận IFE
Sau quá trình tìm hiểu, chúng ta tiến hành lập ma trận IFE. Cơ sở để đưa ra tầm quan trọng là dựa trên ý kiến của các chuyên gia, ý kiến của số đông vè mức độ quan trọng của các yếu tổ nội bộ, trọng số được cho điểm dựa trên những phân tích kết hợp so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác ở phần trên của khóa luận.
Bảng 2.9 – Ma trận các yếu tố bên trong IFE
STT
Các yếu tố bên trong chủ yếu
Tầm quan trọng
Trọng số
Tính điểm
1
Trình độ đội ngũ lãnh đạo
0,15
3
0,45
2
Trình độ, tính sáng tạo đội ngũ lao động
0,15
3
0,45
3
Tiềm lực tài chính hạn chế
0,15
3
0,45
4
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin
0,1
4
0,4
5
Độ nhận biết, uy tín thương hiệu EAB
0,1
3
0,3
6
Hiệu quả quản trị hoạt động kinh doanh
0,1
3
0,3
7
Công tác quản trị rủi ro
0,1
3
0,3
8
Nghiên cứu, phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ
0,05
4
0,2
9
Mạng lưới chi nhánh
0,05
4
0,2
10
Hiệu quả hoạt động các công ty con
0,05
4
0,2
Tổng điểm
1,00
3,25
Như vậy, qua ma trận đánh giá các yếu tố bên trong, tổng điểm mà EAB đạt được là 3,25, trên mức trung bình và đã vượt qua được điểm 3, mốc mà ta có thể khẳng định rằng EAB đang tận dụng hiệu quả những nguồn lực bên trong của mình. Trong các yếu tố trên, yếu tố cần quan tâm hàng đầu của EAB vẫn là tiềm lực tài chính, bên cạnh đó là việc nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, đội ngũ lãnh đạo hơn nữa. Những giải pháp cho vấn đề này sẽ được đề cập ở chương 3.
2.2.7. Xác định điểm mạnh và điểm yếu đối với EAB
Sau quá trình phân tích về nội bộ của EAB nói trên, chúng ta có thể tổng kết những điểm mạnh và điểm yếu của EAB như sau:
Những điểm mạnh:
Tiềm lực tài chính của công ty ở mức khá, tăng trưởng đều qua các năm, đặc biệt các chỉ tiêu như ROE, ROA, hệ số an toàn vốn CAR luôn ở mức cao so với mức trung bình của ngành.
Mảng kiều hối và phát hành thẻ của EAB đang rất khởi sắc, vị trí dẫn đầu khối NHTMCP trong suốt nhiều năm liền.
Thông qua việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2001 từ năm 2001, triển khai công nghệ Corebanking trên toàn hệ thống từ năm 2006, xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng hiện đại (hệ thống Tier 3), EAB đã nâng cao khả năng về công nghệ cũng như đảm bảo sự an toàn cho hệ thống.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn trẻ, năng động. Trình độ Ban lãnh đạo cũng đang được nâng cao qua việc tham gia các khóa học, đào tạo và tuyển thêm những nhà lãnh đạo trẻ, xuất sắc từ bên ngoài.
Tích cực trong hoạt động đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, gia tăng số lượng cũng như chất lượng thẻ nhanh chóng qua các năm.
Thương hiệu EAB được nhiều người nhận biết.
Mạng lưới chi nhánh rộng khắp, mạng lưới điểm chấp nhận thẻ ATM/POS của EAB bao phủ hầu hết các tỉnh thành.
Những điểm yếu:
Mặc dù kinh doanh có hiệu quả nhưng tiềm lực tài chính vẫn còn ở mức khá, các chỉ tiêu như vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản vẫn chưa đạt mức có thể gọi là mang tính cạnh tranh cao trong ngành NH.
Tỷ lệ nợ xấu năm 2009 đạt mức 1,33%, vẫn chưa khống chế được dưới mức 1%, công tác quản trị rủi ro chưa thành công.
Văn hóa tổ chức đặc biệt là văn hóa bán hàng vẫn chưa mạnh.
2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
2.3.1. Môi trường vĩ mô
2.3.1.1. Kinh tế
Năm 2010 này, tuy đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng tài chính nhưng trong thời gian sắp tới nền kinh tế được dự đoán sẽ còn chưa thể phục hồi lại nhanh được, nhất là khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, có thể chịu ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng của các quốc gia khác, đặc biệt là tin tức về nguy cơ vỡ nợ của các nước tại Châu Âu như Hy Lạp, Bồ Đào Nha... đang có dấu hiệu lan rộng. Để có một cái nhìn tổng quan về nền kinh tế, chúng ta cùng xem xét các chỉ số chính trong những năm qua:
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam từ năm 2005 – 2007 đã có sự tăng trưởng khá ổn định với tỷ lệ tăng trưởng luôn giữ ở mức > 8%. Tuy nhiên sang năm 2008, dưới sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu – cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ những khoản cho vay bất động sản có chất lượng thấp tại Mỹ - đã làm cho hệ thống tài chính của các quốc gia trên thế giới và lan rộng ra cả nền kinh tế của các nước. Việt Nam, tuy không bị thiệt hại nặng nề như các quốc gia khác nhưng do đang trong quá trình hội nhập nên cũng đã chịu ảnh hưởng ít nhiều – có lẽ ảnh hưởng trực tiếp nhất là ở thị trường xuất khẩu khi thương mại toàn cầu bị sụt giảm hơn 10%. Bước sang năm 2009, trong khi các nước khác ở Tây Âu đang còn trong vòng khủng hoảng nợ nần thì Việt Nam lại đạt mức tăng trưởng là 5,32%. Mặt khác, trong quý 1/2010 vừa qua, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 5,83%, đây là một con số khá ấn tượng nếu so với cùng kỳ năm trước (GDP quý 1/2009 chỉ đạt 3,1%). Đóng góp cho thành quả này là nhờ sự tăng trưởng ở mức khá của các khu vực công nghiệp và xây dựng (5,65%), nông, lâm, ngư nghiệp (3,45%) và bất ngờ nhất là sự bứt phá của khu vực dịch vụ với mức tăng trưởng 6,64%. Những con số này mang lại những tín hiệu khá lạc quan, chứng tỏ nền kinh tế đang dần hồi phục. Điều này mang lại cơ hội cho các NH trong đó có EAB.
Trong khi đó chỉ số lạm phát cũng đã được kiểm soát khá chặt chẽ qua các năm thể hiện bằng việc chỉ riêng trong năm 2007 và 2008 thì chỉ số này mới tăng đột biến ở mức 2 con số còn phần lớn khoảng thời gian trước đó từ 2001 – 2006 và năm 2009 thì lạm phát đã được chính phủ kiềm chế tốt, ở mức dưới 1 con số. Một điểm đáng lưu ý trong biểu đồ đó là cột mốc 2008 – vào lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Để có thể cứu vãn cuộc đại suy thoái này, nhiều NH trung ương trên thế giới đã đồng loạt cắt giảm mức lãi suất đến mức tối đa (Cục dự trữ Liên bang My FED lần đầu tiên đã đưa mức lãi suất về 0%) đồng thời đưa ra những gói cứu trợ, kích thích kinh tế khổng lồ. Ở Việt Nam, chịu ảnh hưởng của làn sóng khủng hoảng này, hoạt động sản xuất kinh doanh rơi vào đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán thì tụt dốc, xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, nhập siêu tăng đột biến… góp phần gia tăng lạm phát, gây trở ngại cho sự phát triển của nền kinh tế và của hệ thống NH. Lạm phát gia tăng khiến cho lãi suất tiền gửi tiết kiệm của NH phải không ngừng tăng cao để có thể “thực dương”, qua đó gia tăng chi phí huy động vốn của NH. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, các DN rơi vào cảnh khốn đốn khiến cho việc trả các khoản nợ gốc và lãi của NH cũng bị trì hoãn, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.
Một chỉ số tiếp theo khá quan trọng đối với ngành NH là tốc độ tăng trưởng tín dụng:
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Từ năm 2005 đến năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế luôn ở mức trên 25%, đặc biệt vào năm 2007, tăng trưởng tín dụng ở mức khá nóng khi tăng gần 53,89% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2008, tốc độ này có giảm nhẹ do kinh tế suy thoái nhưng sang năm 2009, tốc độ này đã bật trở lại mức 34,37% mà nguyên nhân chính là việc ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao là một dấu hiệu lạc quan cho thấy nguồn vốn trong nước đang được luân chuyển từ những kênh tiết kiệm vào hoạt động đầu tư của các DN. Không chỉ giúp gia tăng lợi nhuận các hoạt động tín dụng cho các NH, tín dụng tăng cao chứng tỏ các DN vẫn đang có niềm tin tiếp tục đầu tư vào sản xuất kinh doanh góp phần chung vào việc gia tăng tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, một mối lo khác đó chính là hiệu quả đầu tư của những đồng vốn này. Tính bình quân cho cả 2 giai đoạn 2001 – 2005 và 2006 – 2010 thì chỉ số ICOR của Việt Nam lần lượt là 4,6% và 5,8%, cao gấp đôi so với Malaysia hay Indonesia – những nước cùng chung khu vực Asean và đang trong giai đoạn phát triển kinh tế giống Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng chỉ số ICOR cũng cao sẽ tạo ra áp lực gây lạm phát khi đồng tiền được bơm ra không được sử dụng hiệu quả, sản xuất ra hàng hóa không cân bằng với lượng tiền trong xã hội. Điều này sẽ gây ra nguy cơ cho ngành NH trong đó có EAB.
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Tình hình xuất nhập khẩu qua các năm của Việt Nam cũng có những diễn biến tích cực khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm. Chỉ riêng năm 2009, khi những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu lan rộng, sự sụp đổ của các NH kéo theo sự suy thoái kinh tế của những quốc gia này khiến cho thương mại toàn cầu giảm 10% đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu từ mức 143,3 tỷ USD năm 2008 đã giảm 17,9 tỷ USD còn 125,4 tỷ USD năm 2009. Điều này đã gây ảnh hưởng cho hoạt động của EAB nhất là trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tín dụng đối với các DN xuất nhập khẩu hàng hóa.
Cũng từ đồ thị này, ta có thể thấy rõ nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua luôn trong tình trạng nhập siêu, trong năm 2009, cán cân thương mại đạt mức -12,2 tỷ USD. Điều này được giải thích là do nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, việc mua từ bên ngoài các máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu (mà trong những năm qua đang tăng cao) luôn ở nhu cầu cao nên việc nhập siêu là việc khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tình trạnh nhập siêu như vậy (nếu như kéo dài) đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ luôn trong tình trạng thiếu ngoại tệ để thanh toán cho các DN nước ngoài, gây ảnh hưởng không tốt đến tỷ giá hối đoái cũng như chính sách điều hành tiền tệ của NHNN. Đến lượt điều nà