Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty QVD Đồng Tháp giai đoạn 2006-2010

MỤCLỤC

Chương 1: MỞĐẦU. 2

1.1 Lý do chọn đềtài. 2

2.2 Mụctiêu vàphạmvinghiên cứu. 2

1.3 Phương pháp vànộidung nghiên cứu. 2

1.4 Ýnghĩacủađềtài. 3

Chương 2: CƠSỞLÝTHUYẾT CỦAVIỆCXÂYDỰNG

CHIẾNLƯỢCDOANHNGHIỆP.5

Chương 3: GIỚITHIỆUVỀ CÔNGTY

TNHHTHỰCPHẨMQVDĐỒNGTHÁP. 13

3.1 Quátrình hình thành vàpháttriển củacông ty.13

3.2 Sản phẩmdịch vụ. 13

3.3 Thịtrường trọng điểm.13

3.4 Kếtquảsản xuấtkinh doanh .13

Chương 4: PHÂNTÍCHMÔITRƯỜNGHOẠT ĐỘNG

CỦACÔNGTYTNHHTHỰCPHẨMQVDĐỒNGTHÁP. 16

4.1 Phân tích cácyếu tố nộibộ. 16

4.1.1 Quản trị. 16

4.1.1.1 Hoạch định. 16

4.1.1.2 Tổ chức. 16

4.1.1.3 Lãnh đạo. 16

4.1.1.4 Kiểmtra. 16

4.1.2 Marketing.16

4.1.2.1 Sản phẩm. 17

4.1.2.2 Giácả. 17

4.1.2.3 Phân phối. 17

4.1.2.4 Chiêu thị. 18

4.1.3 Tàichính kếtoán. 18

4.1.3.1 Khảnăng huy động vốn. 18

4.1.3.2 Tình hình tàichính. 19

4.1.4 Sản xuất– tácnghiệp - quản trịchấtlượng. 19

4.1.4.1 Quy trình sản xuất.19

4.1.4.2 Bố trínhàmáy chếbiến. 19

4.1.4.3 Công suất. 19

4.1.4.4 Máy mócthiếtbị. 20

4.1.4.5 Chấtlượng. 20

4.1.4.6 Quản lý nguyên liệu. 20

4.1.5 Nghiên cứu vàpháttriển (R&D). 20

4.1.6 Nhân sự.21

4.1.7 Hệthống thông tin. 22

4.2 Phân tích ảnh hưởng củamôitrường tácnghiệp. 23

4.2.1 khách hàng. 23

4.2.2 Đốithủ cạnh tranh hiện tại. 24

4.2.2.1 Xácđịnh đốithủ cạnh tranh. 24

4.2.2.2 Phân tích cácđốithủ cạnh tranh chính. 24

4.2.3 Đốithủ cạnh tranh tiềmẩn. 28

4.2.4 Sản phẩmthay thế.29

4.2.5 Nhàcung cấp. 29

4.3 Phân tích ảnh hưởng củamôitrường vĩmô. 30

4.3.1 Ảnh hưởng kinh tế. 30

4.3.2 Ảnh hưởng văn hóa- xãhội- nhân khẩu. 31

4.3.3 Ảnh hưởng địalý vàđiều kiện tự nhiên. 31

4.3.4 Ảnh hưởng củathểchế . 31

4.3.5 Ảnh hưởng củakhoahọc- công nghệ. 32

Chương 5: XÂYDỰNGCHIẾNLƯỢCKINHDOANHCHO

CÔNGTYQVDĐỒNGTHÁPGIAIĐOẠN2006 – 2010. 35

5.1 Xây dựng cácmụctiêu chiến lược. 35

5.1.1 Căn cứ đềramụctiêu. 35

5.1.2 Mụctiêu củaQVDĐồng Tháp đến năm2010. 35

5.2 Xây dựng cácphương án chiến lược. 35

5.2.1 Xây dựng cácphương án chiến lược. 35

5.2.1.1 Matrận SWOT. 35

5.2.1.2 Matrận chiến lượcchính. 36

5.2.2 Phân tích cácchiến lượcđềxuất. 36

5.2.2.1 Nhómchiến lượcS-O. 36

5.2.2.2 Nhómchiến lượcS-T. 38

5.2.2.3 Nhómchiến lượcW-O. 39

5.2.2.4 Nhómchiến lượcW-T. 39

5.2.3 Lựachọn chiến lược:matrận QSPM. 40

Chương 6: CÁCGIẢIPHÁPTRIỂNKHAICHIẾNLƯỢC . 46

6.1 Giảipháp vềquản trị. 46

6.2 Giảipháp vềsản xuất, tácnghiệp. 47

6.2.1 Giảipháp vềnguyên liệu. 47

6.2.2 Giảipháp vềsản xuất .48

6.3 Giảipháp vềnghiên cứu vàpháttriển vàquản lý chấtlượng. 48

6.4 Giảipháp vềMarketing. 49

6.4.1 Giảipháp vềsản phẩm.49

6.4.2 Giảipháp vềgiá. 49

6.4.3 Giảipháp vềphân phối. 50

6.4.4 Giảipháp vềchiêu thị. 50

6.5 Giảipháp vềtàichính - kếtoán. 51

6.6 Giảipháp vềnhân sự. 51

KIẾNNGHỊ. 54

KẾT LUẬN. 55

pdf65 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty QVD Đồng Tháp giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Tháp không tốn nhiều chi phí bảo quản như các công ty khác. Điều này có ảnh hưởng rất tốt đến lợi nhuận của công ty. - Về cơ cấu nguồn vốn: 3 công ty Agifish, Afiex seafood, Cafatex đều có tỉ lệ nợ rất cao (đều trên 72%), đây là điều dễ hiểu vì đặc thù của ngành, khách hàng thường yêu cầu được thanh toán chậm, tỉ lệ nợ của QVD Đồng Tháp thấp ( dưới 45%) là do vốn tự có của QVD Đồng Tháp khá cao, bên cạnh đó ở thị trường xuất khẩu chủ lực của QVD Đồng Tháp là thị trường Mỹ (chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty) công ty được sự hỗ trợ tích cực của QVD USA vì thế mà việc ký hợp đồng và thanh toán cũng thuận lợi hơn các công ty khác. Điều này đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty ngay cả trong điều kiện kinh doanh không ổn định. Trang 25 - Về cơ cấu tài sản: với đặc thù của ngành là tài sản cố định chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản. So với các công ty khác thì QVD Đồng Tháp có tỉ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản khá cao, nhưng đây không phải là sự bất hợp lý trong việc sử dụng tài sản của công ty, nguyên nhân là do công ty chỉ mới thành lập nên đầu tư trong giai đoạn đầu vẫn chưa sử dụng hết, trong năm 2006 khi mà nhà máy công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm đi vào hoạt động, lúc đó sẽ khai thác tốt hơn những công trình đã được đầu tư xây dựng. - Về các tỉ suất sinh lợi: Các tỉ suất sinh lợi của QVD Đồng Tháp khá cao so với các công ty khác, mặc dù tỉ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản chiếm tỉ lệ khá cao ( trên 55%) nhưng các chỉ số: tỉ suất lợi nhuận/tổng tài sản, tỉ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu vẫn cao cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty rất hiệu quả. Đây là kết quả của việc quản lý tốt chi phí sản xuất và thị trường tiêu thụ ổn định. 4.1.4 Sản xuất – tác nghiệp - quản trị chất lượng. 4.1.4.1 Quy trình sản xuất QVD Đồng Tháp có mô hình sản xuất kinh doanh khép kín, có thể tự sản xuất con giống, tự nuôi cá, cung cấp thuốc và thức ăn cho cá, chế biến thủy sản và tận dụng các phụ phẩm từ cá. Vì thế đã tiết kiệm được nhiều chi phí trong quá trình sản xuất. 4.1.4.2 Bố trí nhà máy chế biến Nhà máy được bố trí theo nguyên tắc bảo đảm các điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho công nhân là trên hết. Do trụ sở đặt nhà máy ở khu công nghiệp Sa Đéc, có cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh cả đường bộ với quốc lộ 80 và đường thủy nằm ngay cảng Đồng Tháp, lại nằm gần vùng nguyên liệu nên thuận lợi cho việc vận chuyển, tiết kiệm chi phí vận chuyển. 4.1.4.3 Công suất QVD Đồng Tháp rất chú ý đến việc đầu tư nâng công suất để tận dụng các cơ hội thị trường, công suất hiện tại của nhà máy là 10.000 tấn thành phẩm/năm, trong 2006 này, công ty sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm một nhà máy mới công suất 10.000 tấn thành phẩm/năm. Như thế có thể đảm bảo khả năng cung ứng theo yêu cầu khách hàng. 4.1.4.4 Máy móc thiết bị Vì là công ty mới thành lập nên công ty có ưu thế về hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, bên cạnh những máy móc phục vụ cho sản xuất chế biến, công ty cũng đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải khá hoàn chỉnh, đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân xung quanh khu công nghiệp. 4.1.4.5 Chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng chưa phải là điểm mạnh của QVD Đồng Tháp, chỉ mới đạt tiêu chuẩn HACCP, đang xây dựng tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Tuy vậy, công ty đã áp dụng chương trình SQF 1000 cho trại cá và nông dân, có phòng kiểm nghiệm Trang 26 kháng sinh, vi sinh và vệ sinh an toàn cho sản phẩm, hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Có thể làm hài lòng các khách hàng khó tính khi đến tham quan. 4.1.4.6 Quản lý nguyên liệu Để đối phó với sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất, ngay từ đầu QVD Đồng Tháp đã liên kết thành lập hợp tác xã thủy sản QVD ở huyện Chợ Mới (An Giang), trại cá được nuôi theo tiêu chuẩn SQF 1000, quy mô 35 ha, có thể cung cấp 12.000 tấn /năm. Ngoài ra 2 thành viên trong công ty cung cấp khoảng 8.000 tấn/năm. Như vậy đảm bảo hơn 65% nguồn nguyên liệu cho sản xuất quanh năm của nhà máy. Đối với lượng cá mua của nông dân ở bên ngoài, công ty cũng thanh toán ngay cho nông dân khi thu hoạch, vì thế được sự tín nhiệm của bà con. Tuy vậy, do thành lập và hoạt động chưa lâu nên chưa thể nói là mối quan hệ giữa QVD Đồng Tháp với ngư dân đã gắn bó. 4.1.5 Nghiên cứu và phát triển (R&D) Nghiên cứu và phát triển chưa phải là điểm mạnh của QVD Đồng Tháp, công ty chưa có nhiều loại sản phẩm giá trị gia tăng. Công ty đang đầu tư cho bộ phận này để tạo ra nhiều hơn các sản phẩm giá trị gia tăng vì những sản phẩm này mang lại lợi nhuận cao hơn và không thuộc đối tượng bị áp thuế chống phá giá. 4.1.6 Nhân sự Phòng tổ chức hành chính đảm nhận công tác tuyển dụng theo nguyên tắc dựa trên năng lực chuyên môn của người lao động ( đối với những lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp), đối với công nhân thì yêu cầu biết chữ, sau khi nhận vào đưa đi đào tạo ở trường dạy nghề Đồng Tháp hoặc tại công ty . Có kế hoạch đào tạo bổ sung kiến thức cho những nhân viên thực sự có năng lực, tạo nguồn cán bộ về lâu dài cho công ty. Trình độ nhân viên của QVD Đồng Tháp được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.3: Trình độ chuyên môn lực lượng lao động công ty QVD Đồng Tháp Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh công ty QVD Đồng Tháp Có thể thấy trình độ chuyên môn của lực lượng lao động chưa cao, tổng số lao động đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm chỉ 3,5% tổng số lao động. Đây là một tỉ lệ rất thấp. Về đào tạo nâng cao, 14 người có chứng chỉ quản lý chất lượng theo HACCP, 4 người có chứng chỉ quản lý vi sinh...Tuy nhiên lực lượng này có thể không đủ đáp ứng yêu cầu công việc khi nhà máy mới đi vào hoạt động. Về lương bổng, phúc lợi cho công nhân viên: lương bình quân của công nhân hiện nay khoảng 1 triệu/tháng, đây là mức thu nhập chưa cao, do đó đời sống của đa số công nhân còn nhiều khó khăn . Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội chỉ thực hiện đối với Trang 27 Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Tự đào tạo Tổng Số lượng 20 6 25 600 808 1459 Tỷ trọng 1,37% 0,41% 1,71% 41,12% 55,38% 100% những công nhân viên có hợp đồng dài hạn (khoảng 50% công nhân) vì thế nhiều người vẫn chưa được hưởng đầy đủ các phúc lợi. 4.1.7 Hệ thống thông tin Công tác thu thập thông tin của QVD Đồng Tháp còn nhiều hạn chế, chỉ có thị trường Mỹ là việc thu thập thông tin phản hồi của khách hàng tương đối nhanh, các thị trường khác việc thu thập thông tin phản hồi khá thụ động, còn cần nhiều sự hỗ trợ của QVD TP. HCM. Việc công bố thông tin của QVD Đồng Tháp qua các trang web còn nghèo nàn, chưa đủ nhân sự cho bộ phận thông tin của công ty. Vận dụng chuỗi giá trị vào các yếu tố đã phân tích trên đây, ta có thể thấy chức năng quản trị của công ty khá tốt, công ty có những nhân viên quản trị nhiều kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn về ngành nghề kinh doanh của công ty, điều này có tác động rất lớn đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy vậy hoạt động nghiên cứu phát triển của công ty chưa mạnh, vì thế mà sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu của công ty vẫn là cá fillet, chưa có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng. Trong các yếu tố cơ bản như: nhà cung cấp, máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất, phân phối, marketing thì yếu tố máy móc thiết bị, nhà cung cấp được công ty thực hiện khá tốt. Có thể thấy điều này qua hệ thống máy móc hiện đại của công ty, các yếu tố còn lại chưa tốt lắm, nguồn nguyên liệu bảo đảm cho công ty hoạt động công ty vẫn chưa chủ động 100%, còn phải mua thêm từ bên ngoài, kênh phân phối nội địa chưa được xây dựng, kênh phân phối ở thị trường xuất khẩu chưa hoàn chỉnh, hoạt động marketing vẫn cần sự hỗ trợ của công ty mẹ. Dù vậy, những hạn chế này ảnh hưởng không quá lớn đến hoạt động của công ty, thể hiện qua tình hình tài chính và lợi nhuận của công ty, khá tốt so với những công ty trong ngành ngay trong giai đoạn đầu hoạt động, chẳng hạn chi phí phân xưởng/1 kg thành phẩm cá tra của QVD Đồng Tháp là 7.000 đồng, cao hơn 1 số công ty khác ( Agifish là 3.923,4 đồng, Afiex là 6.950 đồng) nhưng bù lại công ty có chi phí hoạt động thấp hơn nhờ có bộ máy hoạt động khá đơn giản. Bảng 4.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của QVD Đồng Tháp Trang 28 TT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Quản trị đạt hiệu quả tốt 0,13 4 0,52 2 Khả năng tài chính 0,12 3 0,36 3 Máy móc thiết bị hiện đại 0,1 3 0,3 4 Tổ chức sản xuất tốt, chi phí sản xuất hoạt động hợp lý. 0,1 3 0,3 5 Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 0,09 3 0,27 6 Công suất đáp ứng nhu cầu 0,08 3 0,24 8 Kênh phân phối chưa mạnh 0,07 2 0,14 9 Đội ngũ nhân sự chưa đủ đáp ứng 0,11 2 0,22 10 Quản lý chất lượng chưa hoàn chỉnh 0,07 2 0,14 11 Thương hiệu yếu 0,05 1 0,05 12 Hệ thống thông tin chưa đạt yêu cầu 0,08 2 0,16 Tổng cộng 1 2,7 Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,7 cho thấy môi trường nội bộ của QVD Đồng Tháp khá tốt. Những điểm mạnh quan trọng của công ty là: khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu, máy móc thiết bị, khả năng tài chính, hiệu quả quản trị. Tuy vậy, công ty cũng phải chú ý khắc phục những điểm yếu quan trọng như: kênh phân phối, quản lý chất lượng, thương hiệu, hệ thống thông tin. Như thế mới tăng được vị thế cạnh tranh của công ty trên thương trường. 4.2 Phân tích ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp 4.2.1 khách hàng Khách hàng của công ty hiện tại là những nhà phân phối thủy sản lớn và chuỗi các siêu thị như: H&T Seafood (Mỹ), Coop, Seafood (Châu Âu)... họ có khả năng chi phối mạnh thị trường thủy sản ở nhiều nước, họ thường mua với số lượng lớn, sản phẩm của công ty khi bán ra thị trường thường phải mang nhãn hiệu của các nhà phân phối này, vì thế mà thương hiệu của QVD Đồng Tháp chưa được nhiều người biết đến. Các nhà phân phối này có đủ thông tin về thị trường, hơn nữa sản phẩm chủ lực của công ty là cá tra, cá basa fillet mà nhiều công ty khác cũng sản xuất được, chi phí đổi mối lại không cao, vì thế họ có khả năng gây sức ép trong thanh toán đối với công ty. Ở thị trường nội địa, công ty chưa có nhiều sự đầu tư để phát triển thị trường này, vì thế thương hiệu QVD Đồng Tháp cũng chưa được nhiều khách hàng trong nước biết đến. 4.2.2 Đối thủ cạnh tranh hiện tại Trong những năm qua, đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây, sự cạnh tranh trong ngành hết sức gay gắt, sự lớn mạnh không ngừng của nhiều doanh nghiệp như: Nam Việt, Agifish, Vĩnh Hoàn... và sự ra đời của nhiều doanh nghiệp mới như: Afasco, An Xuyên, Cửu Long An Giang... dẫn đến nguồn nguyên liệu có nguy cơ thiếu hụt, nhiều Trang 29 doanh nghiệp còn giảm giá sản phẩm để giành khách hàng...Hiểu rõ về đối thủ là cơ sở để xây dựng chiến lược cạnh tranh, là yêu cầu tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. 4.2.2.1 Xác định đối thủ cạnh tranh Có thể phân các doanh nghiệp thành 3 nhóm: - Nhóm a: Gồm các công ty: Nam Việt (An Giang), Agifish (An Giang), Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp). Đây là các công ty có khả năng cạnh tranh mạnh. - Nhóm b: Gồm các công ty: Afiex (An Giang), Kim Anh (Sóc Trăng), Cafatex (Hậu Giang)...Đây là những công ty có nhiều tiềm năng, có khả năng phát triển mạnh trong tương lai. - Nhóm c: Gồm các công ty khác: Thanh Hùng (Đồng Tháp), Thuận An (An Giang), An Xuyên (An Giang)... 4.2.2.2 Phân tích các đối thủ cạnh tranh chính  Công ty TNHH Nam Việt Hiện tại Nam Việt là công ty chế biến và xuất khẩu cá da trơn lớn nhất Đông Nam Á. Công ty đã đầu tư xây dựng 3 nhà máy chế biến thủy sản (nhà máy Nam Việt, nhà máy Thái Bình Dương và nhà máy Đại Tây Dương) với tổng công suất khoảng 1.000 tấn nguyên liệu/ngày, có thể giải quyết việc làm cho 15.000 lao động. Các chiến lược được Nam Việt áp dụng là: Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, kết hợp ngược về phía sau. Hiện nay, sản phẩm của Nam Việt đã có mặt ở 40 quốc gia. Sau vụ kiện chống phá giá cá Tra, Basa ở thị trường Mỹ, Nam Việt đã chuyển hướng sang các thị trường mới, nhất là các nước Châu Âu và Châu Á. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, Nam Việt đã thành lập câu lạc bộ thủy sản, năm 2004 cung cấp cho công ty hơn 60.000 tấn. Năm 2005 Nam Việt tiến hành xây dựng trung tâm thủy sản ở KCN Thốt Nốt (TP. Cần Thơ), có thể cung cấp nguyên liệu để sản xuất 45.000 tấn thành phẩm/năm. Các điểm mạnh của Nam Việt: Thứ nhất là khả năng tài chính, vốn pháp định của Nam Việt là 198,435 tỉ đồng, lớn hơn vốn pháp định của Agifish (167,944 tỉ đồng). Thứ hai là công suất và thị phần, công suất trên 60.000 tấn thành phẩm/năm chiếm trên 25% thị phần ở thị trường xuất khẩu. Thứ ba là khả năng quản lý nguyên liệu, do nằm ở An Giang, là vùng nguyên liệu cá Tra, Ba sa lớn nhất Việt Nam, và việc thành lập câu lạc bộ thủy sản, ký hợp đồng tiêu thụ dài hạn với ngư dân nên Nam Việt có được nguồn nguyên liệu thường xuyên quanh năm. Thứ tư là khả năng dự trữ nguyên liệu, hiện tại với sức chứa kho lạnh của Nam Việt là 15.000 tấn, do đó Nam Việt có thể mua cá lúc giá không quá cao để dự trữ, vì thế mà giảm đáng kể chi phí mua nguyên liệu so với các công ty khác, khắc phục được nhược điểm của chi phí sản xuất khá cao. Thứ năm là khả năng thu hút nhân viên, với việc trả lương cao, và chính sách xây nhà ở cho công nhân, Nam Việt đã thu hút nhiều công nhân lành nghề và chuyên viên giỏi của các công ty khác, làm suy yếu sức mạnh của đối thủ. Điểm yếu của Nam Việt là khả năng nghiên cứu và phát triển, khả năng sản xuất sản phẩm chế biến từ cá Tra của Nam Việt còn rất hạn chế, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu Trang 30 của Nam Việt là cá fillet, nguyên nhân là chưa có sự đầu tư đúng mức cho bộ phận nghiên cứu và phát triển. Về kênh phân phối, Nam Việt chưa xây dựng được kênh phân phối ở thị trường nội địa, sản phẩm chưa được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến. Về quản lý chất lượng, tuy hệ thống quản lý chất lượng đã đạt các tiêu chuẩn HACCP, ISO 9001 : 2000...nhưng Nam Việt vẫn còn thiếu một số máy móc kiểm tra dư lượng kháng sinh nên sản phẩm của Nam Việt có xu hướng thâm nhập mạnh hơn ở các thị trường dễ tính. Hoạt động Marketing của Nam Việt chưa được chú ý nhiều, thông tin trên trang web của Nam Việt còn quá sơ sài, chưa tham gia nhiều hội chợ, chưa có nhiều hoạt động xã hội . Một điểm nữa là chi phí sản xuất của Nam Việt khá cao, chi phí phân xưởng cho 1 kg thành phẩm cá tra là 7.000 đồng.  Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) Agifish là công ty đi đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam. Các chiến lược mà công ty đang áp dụng là: Thâm nhập thị trường ( đặc biệt là thị trường EU), phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp xuôi về phía trước, kết hợp ngược về phía sau. Mục tiêu của Agifish là lấy lại vị trí dẫn đầu ngành chế biến và xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam. Điểm mạnh: + Thương hiệu ở nội địa: Mức độ nhận biết thương hiệu cao. + Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Agifish đi đầu trong phát triển sản phẩm mới, công ty hiện có trên 100 sản phẩm chế biến từ cá basa, cá tra. + Kênh phân phối: Ở trong nước, hệ thống phân phối rộng khắp 50 tỉnh thành thông qua các đại lý, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, bếp ăn... Ở nước ngoài, thiết lập được quan hệ lâu dài với các nhà phân phối lớn ở các thị trường Mỹ, EU. + Quản lý sản xuất và chi phí sản xuất: Do đã nhiều năm kinh nghiệm, Agifish có quy trình sản xuất hợp lý, tổ chức quản lý sản xuất tốt nên năng suất lao động cao, nhờ đó chi phí sản suất thấp, chi phí phân xưởng trên 1kg thành phẩm cá tra của Agifish là 3.923,4 đồng, thấp hơn nhiều công ty khác. Điểm yếu: + Nhân sự: Chưa có sự đầu tư đúng mức cho việc đào tạo, bồi dưỡng nhân viên. Trình độ lao động chưa qua đào tạo của Agifish chiếm tỉ lệ khá cao, khoảng 89,5% tổng số lao động của công ty. Ngoài ra, chế độ lương thưởng cho nhân viên cũng chưa thỏa đáng, nên bị mất nhiều nhân viên giỏi. + Quản lý nguồn nguyên liệu: Tuy đã xây dựng được câu lạc bộ AgiClup nhưng hoạt động chưa hiệu quả, chỉ giải quyết được nhu 40% nhu cầu nguyên liệu của công ty, và không phải lúc nào Agifish cũng mua được cá của hội viên. + Thương hiệu ở thị trường xuất khẩu: Phần lớn sản phẩm của Agifish bán ra nước ngoài đều mang thương hiệu của khách hàng. + Quản lý chất lượng: Tuy hệ thống quản lý chất lượng cũng đã đạt các tiêu chuẩn HACCP, ISO 9001:2000....nhưng hệ thống xử lý nước thải chưa hoàn chỉnh, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.  Công ty TNHH Vĩnh Hoàn Trang 31 Cũng như Agifish, Vĩnh Hoàn đang áp dụng các chiến lược: Thâm nhập thị trường ( đặc biệt là thị trường EU), phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp ngược về phía sau. Những năm gần đây, Vĩnh Hoàn được biết đến như một trong những nhà cung ứng thủy sản được tin cậy ở Việt Nam. - Điểm mạnh: + Khả năng nghiên cứu và phát triển: nhờ có nhiều chuyên viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, Vĩnh Hoàn hiện đã có hơn 40 sản phẩm giá trị gia tăng. + Kênh phân phối ở thị trường nội địa: sản phẩm có mặt ở khắp các hệ thống siêu thị cả 2 miền Nam - Bắc. + Khả năng cạnh tranh về giá: nhờ tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi, và có nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất từ Agifish nên Vĩnh Hoàn có chi phí phân xưởng thấp hơn một số công ty khác. - Điểm yếu: + Công suất và thị phần: Công suất của Vĩnh Hoàn chỉ bằng khoảng ¼ của Nam Việt với 16.000 tấn thành phẩm /năm, do đó thị phần xuất khẩu của Vĩnh Hoàn chưa chiếm tỉ trọng cao trong tổng thị phần xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam. + Khả năng quản lý chất lượng: cũng như Nam Việt, Vĩnh Hoàn còn thiếu một số máy móc kiểm tra dư lượng kháng sinh. + Hoạt động Marketing: chưa được đẩy mạnh, chỉ mới tham gia vài hội chợ thủy sản, chưa có nhiều hoạt động xã hội, tài trợ... + Mức độ nhận biết thương hiệu chưa cao, chưa có sự đầu tư thích đáng cho xây dựng thương hiệu. Sơ đồ nhóm chiến lược sau đây sẽ giúp chúng ta có cách nhìn khái quát hơn về vị trí cạnh tranh của các công ty trong ngành: Trang 32 Hình 4.2: Sơ đồ nhóm chiến lược Trang 33 Bảng 4.5: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của QVD Đồng Tháp Nhận xét: Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy Nam Việt ( tổng số điểm quan trọng là 2,9) và Agifish (tổng cộng điểm là 2,85) là hai đối thủ rất mạnh, trong khi đó Vĩnh Hoàn (số điểm tổng cộng là 2,65) cũng là đối thủ khá mạnh của QVD Đồng Tháp . Trong xây dựng chiến lược, QVD Đồng Tháp cần chú ý khai thác triệt để các điểm mạnh là am hiểu về thị trường và khách hàng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chú ý khắc phục các điểm yếu về thương hiệu, kênh phân phối... và đặc biệt là không nên chọn yếu tố công suất làm ưu thế cạnh tranh vì công suất của các đối thủ là rất lớn. 4.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Do tiềm năng của ngành sản xuất và chế biến cá tra, cá basa ở ĐBSCL còn rất lớn, tính hấp dẫn của ngành là rất cao, rào cản xâm nhập ngành lại thấp, có thể dễ dàng tiếp cận với nhà cung cấp nguyên liệu, có thể huy động được nguồn vốn dễ dàng, tính khác biệt của sản phẩm xuất khẩu chủ yếu chưa cao, chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành, vì thế trong tương lai có thể xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh tham gia ngành. Trang 34 Mặt khác có nhiều công ty muốn tham gia ngành còn là do một số công ty đang kinh doanh trong các lĩnh vực thực phẩm khác, công nghệ chế biến của các mặt hàng này là gần giống nhau, họ đã có sẵn kênh phân phối nên muốn tận dụng điểm mạnh của hệ thống phân phối. Hơn nữa, khả năng trả đũa của các công ty trong ngành là không cao vì ngành đang có tốc độ tăng trưởng nhanh, sự xâm nhập của các đối thủ mới có thể không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh số của các công ty hiện tại. Ngoài ra, sự tăng trưởng ngày càng nhanh của các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là ở thị trường Mỹ cũng là vấn đề mà công ty phải hết sức chú ý, Trung Quốc là nước có tiềm năng rất lớn về lĩnh vực này. Họ có ưu thế về giá lao động rẻ, có nhiều người gốc Trung Quốc làm chủ các nhà phân phối lớn ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới , người Trung Quốc có tinh thần dân tộc rất cao trong kinh doanh. 4.2.4 Sản phẩm thay thế Có nhiều loại sản phẩm có khả năng thay thế cá tra, cá basa như: tôm, gia cầm, bò...Đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao, vì thế người dân có xu hướng chuyển sang dùng các sản phẩm thủy sản nhiều hơn. Gần đây, do tác động của dịch cúm gia cầm trên toàn thế giới và ảnh hưởng của vụ kiện chống phá giá cá tra, cá basa làm cho người dân trên toàn thế giới muốn dùng thử cá tra, basa và họ thấy thích nên đã làm cho nhu cầu tăng mạnh. Chính phủ nhiều nước cũng có những biện pháp hạn chế khai thác để bảo tồn nguồn cá tự nhiên, một trong những biện pháp đó là nhập khẩu cá tra, basa. Nhìn chung, với sự quan tâm của Chính phủ đối với nghề nuôi cá tra, basa của ĐBSCL tin rằng các sản phẩm từ cá tra, basa của Việt Nam không chỉ có khả năng thay thế các mặt hàng khác ở trong nước mà còn có thể thay thế các mặt hàng thực phẩm của thế giới trong tương lai không xa. 4.2.5 Nhà cung cấp Đối với nguồn nguyên liệu cho sản xuất, như đã nói ở trên, QVD Đồng Tháp có thể tự đảm bảo trên 65% nhu cầu, số còn lại mua từ nông dân. Vì có nhiều sự hỗ trợ kỹ thuật cũng như thanh toán nhanh nên đã tạo được uy tín đối với ngư dân. Đây là điều rất quan trọng để có được sự hợp tác lâu dài, ngư dân thì yên tâm nuôi cá, công ty thì có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Tránh khả năng ngư dân hợp tác liên kết xuôi về phía trước, làm nguồn nguyên liệu cho sản xuất bị thiếu hụt vì không có nguồn nguyên liệu thay thế cho cá tra, basa. Góp phần làm giảm sự bất ổn thị trường nguyên liệu cá tra, basa Việt Nam. Tuy vậy vẫn còn một số ngư dân khi giá cá nguyên liệu cao thì bán cho thương lái với giá cao hơn, việc này ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngư dân. Bên cạnh nguyên liệu thì lao động có chất lượng cao cho ngành là vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm, sự thiếu hụt lao động trình độ cao, lao động tay nghề giỏi khiến cho sự tranh giành lao động giữa các công ty là một vấn đề thường xuyên. Về phía các ngân hàng và tổ chức tín dụng (cung cấp vốn): do là ngành xuất khẩu mũi nhọn, được sự khuyến khích phát triển Nhà nước nên được cho vay với lãi suất ưu đãi, nhất là đối với các khoản vay ngắn hạn, vì thế các công ty thủy sản có nhiều Trang 35 thuận lợi khi vay vốn, do đó sự ảnh hưởng của các tổ chức tín dụng đối với mức độ cạnh tranh trong ngành là không quá lớn. Thiết bị và công nghệ hiện đại cũng góp phần quyết định sự thành bại của các công ty. Các nhà cung cấp thiết bị và công nghệ của QVD Đồng Tháp là các hãng: Grasso, Sandvik, Peroxy...Tuy nhiên, do có nhiều nhà cung cấp nên công ty có thể dễ dàng tìm được nhà cung cấp đáng tin cậy, và do vậy ảnh hưởng của họ đối với mức độ cạnh tranh trong ngành cũng không lớn. 4.3 Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô 4.3.1 Ảnh hưởng kinh tế Trong 5 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, đặc biệt là năm 2005, kinh tế nước ta tăng trưởng 8,4%, đây là tốc độ tăng nhanh nhất trong vòng 9 năm qua. Nhiều dự án đầu tư nước ngoài có giá trị lớn vào Việt Nam nâng tổng FDI năm 2005 đạt trên 4,5tỉ USD, đây là khởi đầu cho sự tăng trưởng ổn định cho kinh tế Việt Nam những năm tiếp theo, là điều kiện để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Kinh tế thế giới cũng có sự hồi phục nhanh chóng và tăng trưởng mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Mặc dù những năm gần đây giá xăng dầu, sắt thép tăng cao nhưng chính phủ các nước cũng có nhiều giải pháp bình ổn giá, hạn chế lạm phát, ổn định tỉ giá các đồng tiền đặc biệt là sự tăng lên về tỉ giá của các đồng tiền mạnh như USD, EURO so với VND làm cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng hơn. Chính điều này đã tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn không ít khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Đó là các rào cản thương mại của các nước ngày càng tinh vi hơn, sự cạnh tranh không lành mạnh về giá dẫn đến giá cá xuất khẩu giảm mạnh...Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng giải quyết nếu muốn thâm nhập mạnh hơn thị trường các nước. 4.3.2 Ảnh hưởng văn hóa - xã hội - nhân khẩu Thu nhập của người Việt Nam ngày càng nâng cao, năm 2005 thu nhập bình quân đầu người đã đạt 640 USD, người dân Việt Nam lại có tỉ lệ chi tiêu so với thu nhập cao nhất Đông Nam Á. Thu nhập được nâng cao thì họ có khuynh hướng sử dụng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhiều hơn, và thực phẩm có nguồn gốc từ thủy sản là sự lựa chọn ưu tiên của họ. Đời sống công nghiệp ngày càng thâm nhập vào nhiều đối tượng người dân Việt Nam, họ giành nhiều thờ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng chiến lược phát triển cho công ty QVD Đồng Tháp giai đoạn 2006-2010.pdf
Tài liệu liên quan