Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty xây dựng Sao Mai giai đoạn 2006-2010

MỤCLỤC

TRANG

DANHMỤCBIỂUĐỒ, HÌNHVẼ, BIỂUBẢNG

DANHMỤCCÁCCHỮ VIẾT TẮT

CHƯƠNG1: MỞĐẦU------------------------------------------------------------------------- 1

1.1. Lý do chọnđềtài-------------------------------------------------------------------------- 1

1.2. Mụctiêuvà phạm vinghiêncứu------------------------------------------------------- 2

1.2.1. Mụctiêu nghiên cứu------------------------------------------------------------------ 2

1.2.2. Phạmvinghiên cứu------------------------------------------------------------------- 2

1.3. Phương phápnghiêncứu--------------------------------------------------------------- 2

1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu------------------------------------------------------- 2

1.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu------------------------------------------------------ 3

1.4. Ýnghĩa của đềtàinghiêncứu--------------------------------------------------------- 4

CHƯƠNG2: CƠSỞLÝTHUYẾT CỦAVIỆCXÂYDỰNGCHIẾN

LƯỢCCHODOANHNGHIỆP--------------------------------------------- 5

2.1. Kháiniệm chiếnlượcvà quảntrịchiếnlược---------------------------------------- 5

2.2. Quy trìnhquảntrịchiếnlược– Cáccông cụthường dùng trong

quảntrịchiếnlược------------------------------------------------------------------------------- 5

2.2.1. Xácđịnh nhiệmvụ, mụctiêu vàchiến lượchiện tạicủatổ chức--------------- 6

2.2.2. Xétlạinhiệmvụ kinh doanh--------------------------------------------------------- 6

2.2.3. Nghiên cứu môitrường đểxácđịnh cơhộivàđedoạchủ yếu----------------- 6

2.2.3.1. Môitrường vĩmô củadoanh nghiệp------------------------------------------- 6

2.2.3.2. Môitrường tácnghiệp củadoanh nghiệp------------------------------------- 7

2.2.4. Kiểmsoátnộibộ doanh nghiệp đểnhận định điểmmạnh, điểmyếu--------- 8

2.3. Thiết lậpmụctiêudàihạn------------------------------------------------------------ 10

2.4. Xây dựng và lựa chọnchiếnlược---------------------------------------------------- 10

2.5. Vaitrò của quảntrịchất lượng đốivớisự phát triểncủa doanhnghiệp---- 15

CHƯƠNG3: GIỚITHIỆUVỀ CÔNGTYXÂYDỰNGSAOMAI---------------- 16

3.1. Quá trìnhhìnhthành------------------------------------------------------------------ 16

3.2. Quá trìnhphát triển--------------------------------------------------------------------16

3.2. Kết quả hoạt động thờigianqua---------------------------------------------------- 17

CHƯƠNG4: PHÂNTÍCHMÔITRƯỜNGHOẠT ĐỘNGCỦA

CÔNGTYSAOMAI---------------------------------------------------------- 18

4.1. Phântíchcácyếutố nộibộ------------------------------------------------------------ 18

4.1.1. Quản trị------------------------------------------------------------------------------- 18

4.1.1.1. Hoạch định---------------------------------------------------------------------- 18

4.1.1.2. Tổ chức-------------------------------------------------------------------------- 18

4.1.1.3. Lãnh đạo------------------------------------------------------------------------- 19

4.1.1.4. Kiểmtra------------------------------------------------------------------------- 20

4.1.2. Nhân sự-------------------------------------------------------------------------------20

4.1.3. Marketing----------------------------------------------------------------------------- 22

4.1.3.1. Sản phẩm------------------------------------------------------------------------- 22

4.1.3.2. Giácả----------------------------------------------------------------------------- 23

4.1.3.3. Phân phối------------------------------------------------------------------------- 24

4.1.3.4. Chiêu thị-------------------------------------------------------------------------- 25

4.1.4. Tàichính – kếtoán----------------------------------------------------------------- 26

4.1.4.1. Khảnăng huy động vốn-------------------------------------------------------- 26

4.1.4.2. Tình hình tàichính củaCông ty----------------------------------------------- 27

4.1.5. Sản xuất– tácnghiệp--------------------------------------------------------------- 28

4.1.6. Nghiên cứu vàpháttriển----------------------------------------------------------- 29

4.1.7. Hệthống thông tin------------------------------------------------------------------ 29

4.2. Phântíchảnhhưởng của môitrường tácnghiệp--------------------------------- 30

4.2.1. Khách hàng--------------------------------------------------------------------------- 30

4.2.2. Đốithủ cạnh tranh hiện tại -------------------------------------------------------- 32

4.2.3. Đốithủ cạnh tranh tiềmẩn--------------------------------------------------------- 36

4.2.4. Cácmặthàng thay thế-------------------------------------------------------------- 38

4.2.5. Nhàcung cấp------------------------------------------------------------------------- 38

4.3. Phântíchảnhhưởng của môitrường vĩmô --------------------------------------- 39

4.3.1. Ảnh hưởng kinh tế------------------------------------------------------------------- 39

4.3.2. Ảnh hưởng xãhộivàvăn hóa------------------------------------------------------ 41

4.3.3. Ảnh hưởng địalý vàđiều kiện tự nhiên------------------------------------------ 41

4.3.4. Ảnh hưởng củaluậtpháp, Chính phủ vàchính trị------------------------------ 42

4.3.5. Ảnh hưởng củakhoahọc– công nghệ-------------------------------------------- 42

CHƯƠNG5: XÂYDỰNGCHIẾNLƯỢCPHÁT TRIỂNCHOCÔNGTY

SAOMAIGIAIĐOẠN2006 – 2010--------------------------------------- 44

5.1. Xâydựng cácmụctiêucủa Sao Maiđếnnăm2010------------------------------- 44

5.1.1. Căn cứ xácđịnh mụctiêu----------------------------------------------------------- 44

5.1.2. Mụctiêu củaSao Maiđến năm2010---------------------------------------------- 45

5.1.2.1. Mụctiêu dàihạn----------------------------------------------------------------- 45

5.1.2.2. Mụctiêu cụ thể------------------------------------------------------------------ 45

5.2. Xâydựng cácchiếnlược--------------------------------------------------------------- 45

5.2.1. Xây dựng cácphương án chiến lược-----------------------------------------------45

5.2.1.1. Matrận BCG-------------------------------------------------------------------- 45

5.2.1.2. Matrận SWOT------------------------------------------------------------------ 46

5.2.1.3. Matrận SPACE----------------------------------------------------------------- 49

5.2.1.4. Matrận cácyếu tố bên trong – bên ngoài------------------------------------ 51

5.2.1.5. Matrận chiến lượcchính------------------------------------------------------- 51

5.2.2. Lựachọn sơbộ cácphương án chiến lược---------------------------------------- 52

5.3. Lựa chọnchiếnlược-------------------------------------------------------------------- 53

CHƯƠNG6:CÁCGIẢIPHÁPTRIỂNKHAICHIẾNLƯỢC--------------- 54

6.1.Chiếnlượcthâmnhập thịtrường hiệntại----------------------------------- 57

6.1.1. Giảipháp vềmarketing----------------------------------------------------- 57

6.1.2. Giảipháp vềnhân sự------------------------------------------------------- 57

6.2. Chiếnlượcpháttriểnsảnphẩm---------------------------------------------- 57

6.2.1. Giảipháp vềmarketing------------------------------------------------------ 57

6.2.1.1. Giảipháp vềsản phẩm--------------------------------------------------- 57

6.2.1.2. Giảipháp vềgiá----------------------------------------------------------- 58

6.2.1.3. Giảipháp vềnhân sự----------------------------------------------------- 59

6.2.1.4. Giảipháp vềhệthống thông tin----------------------------------------- 59

6.3. Chiếnlượckếthợp ngượcvềphía sau--------------------------------------- 59

CHƯƠNG7:KẾTLUẬN ------------------------------------------------------------ 61

PHỤLỤC

DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO

pdf82 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty xây dựng Sao Mai giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến bán hàng: Sao Mai đã thu được một số thành công đáng ghi nhận trong công tác xúc tiến bán hàng với các hoạt động: - Tham gia các hội chợ có quy mô lớn trên cả nước. Tuy chưa đạt được danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng trong những lần hội chợ HVNCLC được tổ chức tại An Giang, Sao Mai vẫn được tham dự vì là một doanh nghiệp lớn của Tỉnh An Giang, nhờ đó, Sao Mai có thể tận dụng cơ hội này để quảng bá hình ảnh của mình đến với người tiêu dùng trong Tỉnh cũng như ở các tỉnh thành lân cận một cách rộng rãi và hiệu quả hơn. - Tìm kiếm khách hàng thông qua sự giới thiệu của các cơ quan trong ngành và khách hàng. Cũng qua cuộc điều tra ý kiến khách hàng về hiệu quả của các chiến lược chiêu thị mà Công ty đã áp dụng, tác giả đã thu được kết quả phản hồi như sau: Biểu đồ 4.2: Hiệu quả của chiến lược chiêu thị Biểu đồ trên cho thấy chiến lược chiêu thị mà Công ty đang áp dụng đem lại hiệu quả cao nhất thông qua hình thức đặt panô quảng cáo và trên các phương tiện thông tin đại chúng; hình thức phát tờ rơi chỉ mang lại 7% hiệu quả; bên cạnh đó, do có được lòng tin nơi khách hàng nên công ty đã tranh thủ được sự giới thiệu của khách hàng cũ với khách hàng mới – chiếm 31%. Tóm lại, qua phần phân tích trên cho thấy công tác marketing của Sao Mai tuy chỉ mới được đầu tư mạnh mẽ từ đầu năm 2005 nhưng thật sự đã mang lại hiệu quả rất cao và rõ ràng đây chính là một điểm mạnh nổi bật của Sao Mai hiện nay. 4.1.4. Tài chính – kế toán: 4.1.4.1. Khả năng huy động vốn: GVHD: Ths.Huỳnh Phú Thịnh 26 SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Logo của Sao Mai Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Sao Mai giai đoạn 2006 - 2010 Điểm mạnh của Sao Mai về yếu tố tài chính đó là có được khả năng huy động vốn rất mạnh thông qua các cổ đông, Ngân hàng và các khách hàng trung thành với mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với Tổng giám đốc công ty. Nhờ hoạt động hiệu quả, đảm bảo uy tín trong thanh toán cũng như mối quan hệ tốt của Ban lãnh đạo công ty nói chung và của Tổng giám đốc nói riêng, Sao Mai có thể mượn được vốn bất kỳ lúc nào khi Công ty cần từ các khách hàng trung thành của mình, tuy nhiên các đối tượng này cũng chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong các đối tượng cho vay của Công ty. Mặc dù vậy, cũng đã cho thấy uy tín của Sao Mai trên thị trường ngày càng được khẳng định đồng hành với hiệu quả mà công ty đã đạt được. 4.1.4.2. Tình hình tài chính của công ty: Việc so sánh các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Sao Mai với một số công ty khác trong ngành sẽ cho ta một cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của công ty hiện nay: Bảng 4.4: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản Chỉ tiêu Sao Mai Xây Lắp An Giang Địa Ốc An Giang Thiên Lộc 2004 2005 2004 2005 2004 2005 2004 2005 1. Khả năng thanh toán (Lần) - Khả năng thanh toán hiện hành 0,766 0,78 1,25 1,23 1,2 1,22 1 - Khả năng thanh toán nhanh 0,494 0,3 0,78 0,71 0,019 0,033 2. Cơ cấu tài sản (%) Tài sản cố định/Tổng tài sản 62,07 64,17 34,33 28,8 20,1 29,14 35 3. Cơ cấu nguồn vốn (%) Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 82,13 83,55 65,43 63,42 83,14 82,08 88 4. Tỷ suất sinh lợi (%) - Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu 5,9 1,7 3,36 2,33 3,76 2,99 5,5 - Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng tài sản 0,93 0,35 4,32 2,65 1,29 1,17 2,2 - Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu 5,2 2,1 12,5 7,24 7,94 6,56 18,34 (Nguồn: Công ty Sao Mai, Công ty Xây lắp An Giang, Công ty Địa ốc An Giang và Công ty Thiên Lộc) (Trong đó, vào năm 2005 công ty Địa ốc An Giang có đến hai giai đoạn tổng kết thực hiện hoạt động kinh doanh: 8 tháng đầu năm – khi chưa tiến hành cổ phần hoá và 4 tháng cuối năm, thời gian hoạt động được sau khi đã cổ phần hoá; số liệu tổng kết của hai giai đoạn này tuy có sự chênh lệch nhưng vẫn không đáng kể, để dễ dàng trong việc so sánh với Sao Mai và các công ty còn lại nên chỉ lấy kết quả hoạt động kinh doanh sau khi công ty đã cổ phần hoá). Về khả năng thanh toán: cả bốn công ty được xét đều có khả năng thanh toán ngắn hạn kém, chưa đảm bảo an toàn tài chính. Sao Mai tuy có khả năng thanh toán hiện hành kém nhưng lại có khả năng thanh toán nhanh tương đối tốt. Về cơ cấu tài sản: do đặc thù của ngành nên tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của công ty. So với các công ty còn lại, với tỷ trọng tài sản cố định lớn hơn nhiều chứng tỏ Sao Mai có một hệ thống thiết bị máy móc đa dạng và nhiều chủng loại. Về cơ cấu nguồn vốn: Sao Mai hiện có tỷ lệ nợ rất cao, trong đó các công ty còn lại cũng có tình hình tương tự, chỉ riêng công ty Xây lắp, tỷ số này tương đối thấp hơn (do thời gian trước đây và hiện nay Công ty này chưa đầu tư vào các khu dân cư, khu đô thị nên ít vay vốn ngân hàng). Điều này được giải thích bởi đặc điểm của ngành xây dựng GVHD: Ths.Huỳnh Phú Thịnh 27 SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Sao Mai giai đoạn 2006 - 2010 nói chung và của riêng công ty Sao Mai và Thiên Lộc về việc phân lô bán nền trong các khu dân cư, khu đô thị nói riêng như sau: trong suốt thời gian từ khi bắt đầu giai đoạn thi công cho đến khi công trình được hoàn thành, chủ đầu tư là người chịu mọi chi phí thực hiện, kể cả chi phí phát sinh (đặc biệt, trong xây dựng chi phí phát sinh là rất nhiều); chỉ đến khi công trình được bàn giao thì khi đó người chủ đầu tư mới thanh toán lại được các khoản đã chi trong thời gian thi công. Về khả năng sinh lợi: các tỷ suất sinh lợi của Sao Mai nhìn chung có chiều hướng giảm nhẹ tuy nhiên, trong đó, tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu là giảm nhiều (từ 5,9% xuống còn 1,7%), lý do như đã trình bày vì doanh thu năm 2005 tuy có tăng so với năm 2004 nhưng trong đó có nhiều khoản doanh thu không mang lại hiệu quả kinh tế, bởi vì năm 2005 công ty thực hiện việc bàn giao nền đất tái định cư và tái bố trí cho các hộ dân tại các khu dân cư trên địa bàn Tỉnh theo giá chính sách của Nhà nước, các hộ thuộc đối tượng này lại chiếm số lượng rất lớn trong tổng số nền đất của dự án. Cũng với lý do này và cách giải thích tương tự đối với Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản và Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu của Sao Mai. Vậy, tình hình tài chính của Sao Mai hiện nay nhìn chung là tương đối tốt chỉ trừ một vài chỉ tiêu còn thấp hơn so với các đối thủ chính. Bên cạnh đó Sao Mai còn gặp phải một khó khăn lớn đó là hạn chế về nguồn vốn kinh doanh; tuy nhiên, đó không còn là khó khăn đáng quan tâm vì hiện nay Sao Mai có một khả năng huy động vốn rất tốt và mang lại nhiều hiệu quả. 4.1.5. Sản xuất – tác nghiệp: Sao Mai là doanh nghiệp duy nhất trên địa bàn tỉnh An Giang hoạt động mạnh cùng lúc trên cả hai lĩnh vực: xây dựng công trình dân dụng và kinh doanh bất động sản, cụ thể là phân lô bán nền trong các khu dân cư. Vì thực tế hiện nay, các công ty xây dựng tiêu biểu của Tỉnh như Công ty xây lắp An Giang chỉ chú trọng đầu tư vào xây dựng các công trình dân dụng, hoạt động kinh doanh bất động sản được đầu tư rất ít mặc dù bên cạnh đó công ty này đang hoạt động rất mạnh trên lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; Công ty Địa ốc An Giang cũng chú trọng nhiều vào lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, công trình Nhà nước, mua bán vật liệu xây dựng, còn mảng kinh doanh bất động sản cũng chỉ đầu tư có giới hạn; Công ty Thiên Lộc chỉ chuyên kinh doanh bất động sản, phân lô bán nền trong khu dân cư, khu đô thị; Công ty Thuận Thiên thì không kinh doanh bất động sản mà chỉ đầu tư trong hoạt động xây dựng công trình, nhà ở;..v..v.. Tuy nhiên, trong tương lai, cả công ty Xây lắp và công ty Địa ốc đều sẽ đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng các khu dân cư, khu đô thị. Tuy nhiên như đã trình bày, từ đầu năm 2006, Sao Mai chỉ tập trung đầu tư xây dựng các khu dân cư, khu đô thị để phân lô bán nền và xây dựng hẳn những căn nhà theo thiết kế mẫu trong các khu dân cư, khu đô thị đó để bán lại cho khách hàng; các công trình dân dụng Sao Mai vẫn đầu tư nhưng rất hạn chế. Điều đó cho thấy hiện nay Sao Mai đã mạnh dạn đón đầu thị trường, không cần đợi đến khi nhu cầu vượt quá khả năng cung thì mới đầu tư tiếp mà Sao Mai luôn trong tư thế sẵn sàng, có thể đáp ứng sự gia tăng nhu cầu thị trường bất cứ lúc nào. Nhưng hiện nay về khâu quản lý chất lượng, Sao Mai vẫn chưa được công nhận tiêu chuẩn hệ thống chất lượng ISO 9001-2000, công ty Địa ốc An Giang lại mạnh về điểm này. Mặc dù sản phẩm mà Sao Mai cung cấp cho khách hàng thật sự đạt chất lượng cao nhưng với tình hình phát triển hiện nay, khi tiếp nhận sản phẩm khách hàng luôn đòi hỏi những minh chứng để khẳng định cho chất lượng sản phẩm mà công ty cam kết với GVHD: Ths.Huỳnh Phú Thịnh 28 SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Sao Mai giai đoạn 2006 - 2010 mình. Chính vì vậy, việc được công nhận tiêu chuẩn ISO 9001 đối với Sao Mai hiện nay là một điều rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh đang diễn ra gay gắt của chất lượng: không chỉ đơn thuần là “dùng rồi mới biết” mà phải là bằng chứng để chứng minh cho những cam kết mà công ty đã nói với khách hàng. 4.1.6. Nghiên cứu và phát triển: Hiện nay Công ty vẫn chưa thành lập riêng biệt phòng Nghiên cứu và phát triển, lý do chính vẫn là do thiếu nguồn nhân lực. Tuy nhiên, chức năng này hiện đang được thực hiện rất tốt bởi Tổng giám đốc và trưởng phòng marketing, trong đó Tổng giám đốc vẫn là người đảm nhiệm chủ yếu. Nghiên cứu và phát triển cũng chính là một điểm mạnh mà Sao Mai sớm có được so với các đối thủ trong ngành, bằng chứng cho thấy là Sao Mai chính là công ty đầu tiên thực hiện việc cung cấp cho khách hàng những căn nhà được xây dựng sẵn trong các khu dân cư trong khi các đối thủ chỉ dừng lại ở việc phân lô bán nền mà thôi. Sau đây là hình ảnh ba ngôi nhà mẫu mà Sao Mai đã xây dựng xong và đã bán cho khách hàng ở khu dân cư Bình Khánh: Hình 4.1: Sản phẩm nhà xây dựng sẵn của Sao Mai 4.1.7. Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin còn yếu cũng chính là một trong những điểm yếu của Công ty, vì chức năng này chủ yếu cũng vẫn do Tổng giám đốc thực hiện - tiếp nhận và phản hồi thông tin từ phía khách hàng. Công ty vẫn chưa có đủ nguồn nhân lực chịu trách nhiệm chung về việc tiếp nhận thông tin, trình bày lên cấp trên và phản hồi thông tin cho các đối tác. Trong những năm vừa qua Công ty mới một lần duy nhất điều tra thói quen đọc báo, xem truyền hình của khách hàng để xác định việc quảng bá về Công ty trên báo nào, đài truyền hình nào là hợp lý, công việc này do phòng Marketing đảm nhiệm. Nghiên cứu tuy có quy mô nhỏ nhưng cũng đã cung cấp được nhiều thông tin bổ ích. Ngoài ra, đáng tiếc một điều là do thiếu hụt nguồn nhân lực nên Công ty vẫn chưa thực hiện một nghiên cứu nào để điều tra thái độ của người tiêu dùng cũng như những ý kiến đóng góp từ họ (về giá cả, chất lượng, thái độ phục vụ của nhân viên,.) để Công ty có những cải tiến ngày một đáp ứng một cách tốt nhất cho người tiêu dùng. Để cung cấp thông tin tốt hơn, Sao Mai đã xây dựng website www.saomai.com Đây chính là một ưu điểm nữa của Sao Mai vì nhiều đối thủ tầm cỡ chưa xây dựng website hoặc đã xây dựng nhưng thông tin còn nghèo nàn. Từ những thông tin về nội bộ Công ty được phân tích ở trên, ta thiết lập ma trận IFE của Sao Mai như sau: GVHD: Ths.Huỳnh Phú Thịnh 29 SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Sao Mai giai đoạn 2006 - 2010 Bảng 4.5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) TT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1. Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn 0.15 3 0.45 2. Kênh phân phối mạnh 0.10 4 0.4 3. Thương hiệu mạnh trong tỉnh An Giang 0.10 4 0.4 4. Thương hiệu mạnh trong khu vực ĐBSCL 0.02 3 0.06 5. Mạnh về R&D và phát triển sản phẩm mới 0.10 4 0.4 6. Chính sách nhân sự đạt hiệu quả cao 0.15 3 0.45 7. Khả năng huy động vốn cao 0.15 4 0.45 8. Nguồn vốn hạn chế 0.03 2 0.06 9. Hệ thống thông tin chưa hoàn chỉnh 0.05 2 0.1 10. Thiếu hụt nguồn nhân lực tay nghề cao 0.1 1 0.1 11. Quản lý nguồn nguyên liệu chưa tốt 0.05 2 0.1 Tổng cộng 1.00 2.97  Nhận xét: Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,97 cho thấy Sao Mai có môi trường nội bộ khá tốt với những điểm mạnh quan trọng như: năng lực của Ban lãnh đạo, kênh phân phối mạnh, quản trị nhân sự tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Công ty còn mắc phải nhiều điểm yếu có ảnh hưởng trực tiếp và nhất định đến khả năng hoạt động của mình, cụ thể về nguồn nhân lực, khả năng quản lý sản xuất, hiệu quả hệ thống thông tin. Các yếu tố này cần phải được xem xét và khắc phục nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh cho Công ty trước các đối thủ cạnh tranh. 4.2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP: 4.2.1. Khách hàng: Về xây dựng công trình dân dụng: Trong những năm qua, khách hàng chính của công ty chủ yếu là các cơ quan quản lý hành chánh sự nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp ở Tỉnh An Giang với các công trình mà công ty đã thi công xây dựng như: + Nhà chỉ huy Công an Tỉnh An Giang. + Công ty tư vấn Nông thôn Tỉnh An Giang. + Chợ Phú Hòa – huyện Thoại Sơn. + Khu thương mại An Châu – Châu Thành (công trình quốc gia). + Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình Tỉnh An Giang. + Tòa án huyện Tri Tôn. + Chợ Cái Dầu huyện Châu Phú. GVHD: Ths.Huỳnh Phú Thịnh 30 SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Sao Mai giai đoạn 2006 - 2010 Ngoài ra, cũng với đối tượng khách hàng như trên ở các tỉnh thành có hệ thống phân phối của mình, Sao Mai đã thi công được rất nhiều công trình tương tự như trên địa bàn Tỉnh An Giang, như: Ở Kiên Giang: Cục thuế Tỉnh Kiên Giang, Nhà máy lau bóng gạo xuất khẩu Kiên Giang, Khu du lịch Hòn Trẹm, Khu du lịch Hương Biển, Tòa án nhân dân, Cục Thống kê Tỉnh Kiên Giang,. Ở Đồng Tháp: Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, Trường mẫu giáo Bông Sen huyện Cao Lãnh. Khách sạn Cà Mau, Sở Công An Sóc Trăng,.v.v. Với đối tượng khách hàng này họ có cùng đặc điểm là đều mong muốn chất lượng công trình được đảm bảo tốt, công trình được xây dựng bởi những đơn vị có uy tín. Ngoài ra, họ hoàn toàn có đủ thông tin và cơ sở để giới thiệu với những đối tượng khách hàng mới có cùng nhu cầu một khi họ đã từng sử dụng qua sản phẩm do bất kỳ đơn vị nào đã thi công.  Về kinh doanh bất động sản (phân lô bán nền trong khu dân cư, khu đô thị): Xét về lĩnh vực này, khách hàng chính của Sao Mai chủ yếu là các cá nhân có nhu cầu sử dụng sản phẩm về khu dân cư, khu đô thị thường và cao cấp. Họ có một số đặc điểm chung như sau: - Yêu cầu về một nơi ở an toàn, tiện nghi và ổn định. - Giá cả của sản phẩm phù hợp với khả năng chi trả của mình (tùy theo từng nhóm đối tượng: nhóm có thu nhập thấp, thu nhập trung bình và thu nhập cao). Cuộc khảo sát nhỏ được đề cập ở trên cũng cho thấy đặc điểm về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nền nhà mà những khách hàng của Sao Mai quan tâm như sau: Biểu đồ 4.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nền nhà của khách hàng Chỉ có bốn yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua nền nhà của khách hàng mà hhọ quan tâm đến, đó chính là các yếu tố giá cả, chất lượng, uy tín công ty và sự giới thiệu của người quen về sản phẩm của Công ty. Với đặc điểm của khách hàng là như vậy, uy tín, chất lượng sản phẩm cũng như các chính sách quan tâm đến khách hàng mà Sao Mai đang thực hiện lại càng được khẳng định và công nhận. Bên cạnh đó 3 yếu tố này còn được thể hiện một cách gián tiếp thông qua sự giới thiệu của GVHD: Ths.Huỳnh Phú Thịnh 31 SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Sao Mai giai đoạn 2006 - 2010 khách hàng cho những người thân quen của mình hay nói cách khác từ khách hàng cũ đến khách hàng mới đến với sản phẩm của Sao Mai. Ngoài ra, Sao Mai luôn mong đợi và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho đối tượng khách hàng mục tiêu ở các tỉnh thành lân cận (Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp) trong phạm vi năng lực của mình – không chỉ những nơi mà khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm của Sao Mai mà còn cả những chỗ Sao Mai chưa vươn tới (ví dụ: người tiêu dùng ở Tỉnh Thanh Hóa nếu có nhu cầu mua nền nhà mặc dù Sao Mai chưa có hệ thống phân phối tại tỉnh này nhưng khách hàng vẫn có thể mua sản phẩm bằng hình thức điện thoại đến công ty). Vì vậy, một cách tổng quát hơn có thể định vị giới hạn kinh doanh của Sao Mai thông qua mô hình xác định đơn vị kinh doanh của Derek F.Abell như sau: Hình 4.2 : Mô hình xác định đơn vị kinh doanh (Derek F.Abell) Mô hình trên được giải thích cho hai mảng hoạt động về xây dựng công trình dân dụng và đầu tư vào các khu dân cư, khu đô thị của Sao Mai như sau: Bảng 4.6: Các yếu tố thể hiện phạm vi kinh doanh của Sao Mai Xây dựng công trình dân dụng Khu dân cư, khu đô thị 1. Nhu cầu khách hàng và sự khác biệt hóa sản phẩm - Nhu cầu về nơi làm việc, về sự thỏa mãn các hành vi tiêu dùng cho người dân. - Sao Mai đã chọn dịch vụ xây dựng để có thể đáp ứng nhu cầu này. - Nhu cầu: có nơi ở. - Sao Mai đã chọn: nền nhà, nhà liên kế và biệt thự để đáp ứng nhu cầu ở của khách hàng. 2. Nhóm khách hàng Các cơ quan hành chánh sự nghiệp và các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Nhóm khách hàng có thu nhâph trung bình và cao. 3. Năng lực phân biệt - Uy tín, chất lượng cao. - Giá trị mỹ quan và giá trị nghệ thuật của các công trình được xây dựng. - Uy tín, chất lượng cao. - Sản phẩm đa dạng. - Phân phối thuận tiện hơn cho người tiêu dùng 4.2.2. Đối thủ canh tranh hiện tại: Như phần phân tích bên trên đã đề cập, khách hàng mục tiêu của Sao Mai chính là các cơ quan hành chánh sự nghiệp và các tổ chức xã hội nghề nghiệp (về xây dựng công GVHD: Ths.Huỳnh Phú Thịnh 32 SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Nhu cầu khách hàngNh óm kh ác h hà ng Năng lực phân biệt Sao Mai Sao Mai Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Sao Mai giai đoạn 2006 - 2010 trình dân dụng) và nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và cao (về sản phẩm ở các khu dân cư, khu đô thị). Đó chính là cơ sở cho việc xác định đối thủ cạnh tranh của Sao Mai hiện nay:  Xác định đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang nói chung, thành phố Long Xuyên nói riêng, tuy có ít các Công ty cùng đẩy mạnh hoạt động trên hai mảng đầu tư: công trình dân dụng và kinh doanh bất động sản như Sao Mai nhưng số công ty đầu tư ở mỗi lĩnh vực là rất nhiều, bên cạnh vẫn có các công ty đầu tư trên cả hai lĩnh vực nhưng quy mô đầu tư ở hai lĩnh vực là khác nhau, hoặc có nhiều công ty hoạt động trên rất nhiều mảng kinh doanh sản xuất nhưng không đồng thời tập trung chủ yếu vào cả hai lĩnh vực trên như Sao Mai, ví dụ: Công ty Xây Lắp hoạt động mạnh về các công trình dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng nhưng chưa đầu tư về các khu dân cư, khu đô thị; Công ty Thiên Lộc chỉ đầu tư vào các dự án khu dân cư, khu đô thị; Công ty Thuận Thiên chỉ thực hiện xây dựng các công trình dân dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu dân cư;..v..v.. họ cũng chính là những đối thủ cạnh tranh hiện tại đã, đang và sẽ tạo nên một mức độ cạnh tranh gay gắt mà Sao Mai phải đương đầu. Trong đó, tuy Thuận Thiên là công ty mới thành lập (tháng 12/2005) nhưng với ban lãnh đạo đầy kinh nghiệm do có nhiều thâm niên làm việc trong công ty Nhà nước trước đây cộng thêm sự hợp tác giữa công ty này với Thiên Lộc (một công ty chuyên đầu tư trong các dự án về phân lô bán nền trong các khu dân cư, khu đô thị) sẽ tạo ra một áp lực lớn cho Sao Mai trong thời gian tới, hiện nay hai công ty này đang hợp tác với nhau để cho ra đời là sản phẩm khu dân cư hoàn chỉnh phía sau khu 40 ha trường Đại học An Giang. Vì vậy, với sự kết hợp này, có thể xếp Thuận Thiên và Thiên Lộc vào nhóm các công ty có khả năng cạnh tranh mạnh bên cạnh các công ty trong ngành được phân chia trong ba nhóm như sau: Nhóm 1: các công ty có khả năng cạnh tranh mạnh: Công ty Địa Ốc, Công ty Xây Lắp, Thuận Thiên + Thiên Lộc. Nhóm 2: các công ty giàu tiềm năng: Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Minh,. Nhóm 3: các công ty khác: công ty Trung Hưng, công ty Thành Thái, công ty Tư vấn và thiết kế xây dựng,. Như vậy đối thủ cạnh tranh của Sao Mai là các công ty nằm trong nhóm 1.  Phân tích các đối thủ cạnh tranh chính:  Về xây dựng các công trình dân dụng: Công ty Địa ốc và công ty Xây lắp An Giang: cả hai công ty này có đặc điểm chung là đều hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực, trong đó xây dựng công trình dân dụng là mảng hoạt động chủ yếu, ngoài ra còn có sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng – đây chính là một điểm mạnh của họ trong khâu tiếp cận và quản lý nguồn nguyên liệu. Cụ thể về mỗi công ty như sau:  Công ty Địa ốc An Giang (tiền thân là Công ty Kinh Doanh và Phát Triển Nhà Tỉnh An Giang): đã được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, tuy nhiên vị thế thương hiệu của công ty chưa cao. Nhưng bên cạnh đó, Công ty này cũng có nhiều sức mạnh từ nội lực: đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm, máy móc thiết bị đa dạng và nhiều chủng loại, hoạt động đa ngành nghề nên có thể tranh thủ mối quan hệ với các đối tác để GVHD: Ths.Huỳnh Phú Thịnh 33 SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Sao Mai giai đoạn 2006 - 2010 thu hút khách hàng trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Tuy nhiên, một điểm yếu lớn nhất của Công ty này là về chất lượng sản phẩm – sản phẩm mà Công ty cung cấp cho khách hàng có chất lượng chưa cao, cụ thể là các công trình nhà vượt lũ do Công ty thi công trong địa bàn tỉnh An Giang. Ngoài ra, Công ty này còn có vốn tương đối thấp so với Sao Mai, được thể hiện cụ thể trong bảng 4.7 dưới đây: Bảng 4.7: Vốn pháp định của một số công ty trong ngành: (Đvt: tỷ đồng). Công ty Sao Mai Địa Ốc An Giang Xây Lắp An Giang Thiên Lộc + Thuận Thiên Thiên Lộc Thuận Thiên Vốn 32,82 13,85 63,74 1,2 1,5  Công ty Xây lắp An Giang:  Điểm mạnh: Được sự hỗ trợ của Chính quyền địa phương: do là doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, trong kế hoạch sắp tới, trong năm 2006, công ty sẽ được cổ phần hóa nên những lợi thế này chắc chắn sẽ giảm đi. Tập trung được sức mạnh tổng hợp của công ty do hoạt động đa ngành nghề và đa dạng sản phẩm. Quy mô lớn, vốn mạnh (Bảng 4.7 cho thấy rõ ràng quy mô vốn của Công ty này đang rất cao, cao hơn nhiều so với Sao Mai và Công ty Địa Ốc). Công tác marketing được thực hiện tốt thông qua các hình thức quảng cáo, tự giới thiệu; hội nghị khách hàng, phiếu thăm dò khách hàng hằng năm.  Điểm yếu: Trình độ quản lý, tay nghề của cán bộ công nhân viên còn nhiều hạn chế. Máy móc thiết bị nhìn chung còn thiếu và chậm đổi mới. Ngoài ra, kế hoạch của hai công ty này có chung một định hướng, đó là cả hai cùng hướng đến tập trung đầu tư và thực hiện các dự án về khu dân cư, khu đô thị mới trên địa bàn Tỉnh An Giang. Điều này lại càng giúp Sao Mai nhận định đúng đắn về lĩnh vực mình đang đẩy mạnh đầu tư cũng như có sự đề phòng về khả năng cạnh tranh và tấn công gay gắt của hai đối thủ “đáng gờm” này.  Về hoạt động phân lô bán nền trong khu dân cư: + Công ty Thuận Thiên và Thiên Lộc: nếu từng công ty này hoạt động một cách riêng lẻ và độc lập nhau thì có thể Sao Mai không phải bận tâm vì áp lực cạnh tranh sẽ không mạnh (lý do như đã trình bày: mỗi công ty chỉ đầu tư chuyên vào một lĩnh vực duy nhất và vốn pháp định của mỗi công ty là rất thấp) nhưng thực tế hiện nay cả hai đang hợp tác và lại đẩy mạnh đầu tư trên lĩnh vực mà có thể nói Sao Mai hiện đang “thống lĩnh” , chính vì vậy Sao Mai lại càng không được xem thường các đối thủ này. Ở họ lại cùng có chung những điểm mạnh và điểm yếu như sau:  Điểm mạnh: Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm và nhiều thâm niên, trước đây đều từng làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước. GVHD: Ths.Huỳnh Phú Thịnh 34 SVTH: Nguyễn Thị Phương Uyên Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Sao Mai giai đoạn 2006 - 2010 Công tác marketing tương đối tốt: trên các hình thức: panô, bảng quảng cáo, đài truyền thanh,.Sau đây là kết quả so sánh công tác quảng cáo của một số đối thủ chính so với Sao Mai: Bảng 4.8: Hình thức Marketing của Sao Mai và các công ty đối thủ điển hình TT Công ty Báo Trang Web Hội chợ trong nước Truyền thanh Truyền hình Panô quảng cáo 1. Sao Mai X X X X X 5. Địa Ốc AG 3. Xây lắp AG X X 4. Thuận Thiên + Thiên Lộc X X X (Nguồn: Công ty Sao Mai, Địa Ốc AG, Xây lắp AG, Thuận Thiên và Thiên Lộc). Bảng 4.8 lại một lần nữa khẳnh định cho điểm mạnh về công tác marketing mà Sao Mai có được so với các đối thủ hiện nay đã được đề cập ở phần phân tích nội bộ của Sao Mai, bởi vì thực tế chỉ có công tác quảng cáo của Sao Mai là được thực hiện trên nhiều hình thức nhất, Công ty Xây lắp AG cũng chỉ quảng cáo trên 2 phương tiện, Thuận Thiên và Thiên Lộc thực hiện nhiều hơn cũng chỉ được 3 hình thức, song song đó, công ty Địa Ốc AG rõ ràng đã mắc phải một điểm yếu không tránh khỏi so với các đối thủ vì đã không thực hiện quảng cáo trên bất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1167.pdf
Tài liệu liên quan