Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty ANGIMEX giai đoạn 2006-2010

MỤCLỤC



DANHMỤCBẢNG– BIỂUĐỒ . 5

TÓMTẮT . 9

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu. . 2

Chương 2. CƠSỞLÝTHUYẾT CỦAVIỆCXÂYDỰNGCHIẾNLƯỢCCHO

DOANHNGHIỆP . 3

2.2.3.1. Môitrường vĩmô củacông ty . 4

2.2.3.2. Môitrường ngành – mô hình nămtáclực . 5

2.2.4Kiểmsoátnộibộ doanh nghiệp – nhận diện cácđiểmmạnh, điểmyếu . 7

2.2.5 Thiếtlập mụctiêu dàihạn . 8

2.2.6 Xây dựng vàlựachọn chiến lược . 9

2.3.1Cáccông cụ cung cấp thông tin đểxây dựng chiến lược . 9

2.3.1.1Matrận đánh giácácyếu tố nộibộ (IFE) . 9

2.3.1.2Matrận đánh giácácyếu tố bên ngoài(EFE) . 10

2.3.1.3Matrận hình ảnh cạnh tranh . 10

2.3.2Cáccông cụng đểxây dựng cácchiến lượckhảthicó thểlựachọn . 10

2.3.2.1Matrận điểmmạnh - điểmyếu- cơhội- đedọa(SWOT) . 10

2.3.2.2Matrận chiến lượcchính . 11

2.3.2.3Matrận BCG . 12

2.3.3Công cụ đểlựachọn chiến lược:Matrận hoạch định chiến lượccó thểđịnh

lượng (QSPM) . 13

3.1 Quátrình hình thành vàmộtsố đặcđiểmchính củacông ty . 14

3.2 Kếtquảhoạtđộng củalĩnh vựckinh doanh gạo trong thờigian qua . 15

Chương 4. PHÂNTÍCHMÔITRƯỜNGHOẠT ĐỘNGCỦACÔNGTY

AGIMEX . 17

4.1 Phân tích yếu tố nộibộ củacông ty Angimex . 17

4.1.1.1 Hoạch định . 17

4.1.1.2 Tổ chức . 17

4.1.1.3 Lãnh đạo . 18

4.1.1.4 Kiểmtra . 19

4.1.3.1 Chiến lượcsản phẩm . 20

4.1.3.2 Chiến lượcgiá . 21

4.1.3.3 Chiến lượcphân phối . 21

4.1.3.4 Chiến lượcchiêu thị . 23

4.1.4.1 Khảnăng huy động vốn . 23

4.1.4.2 Tình hình tàichính củacông ty . 24

4.1.5.1 Quy trình sản xuất . 25

4.1.5.2 Bố trínhàmáy vàxínghiệp chếbiến . 25

4.1.5.3 Công suất . 26

4.1.5.4 Máy mócthiếtbị . 26

4.1.5.5 Quản lý nguyên liệu . 26

4.1.5.6 Chấtlượng . 27

Chương 5 . 44

XÂYDỰNGCHIẾNLƯỢCKINHDOANHCHOLĨNHVỰCKINHDOANH

GẠOCỦACÔNGTYANGIMEX . 44

GIAIĐOẠN2006 - 2010. . 44

6.1.1 Giảipháp vềquản trị . 59

6.1.2 Giảipháp vềsản xuất– tácnghiệp . 60

6.1.3 Giảipháp vềnghiên cứu – pháttriển vàquản lý chấtlượng . 61

6.1.4 Giảipháp vềmarketing . 61

6.1.5 Giảipháp vềtàichính - kếtoán . 66

6.1.6 Giảipháp vềnhân sự . 67

pdf87 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty ANGIMEX giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển kém 0,03 2 0,06 11 Marketing yếu 0,08 2 0,16 12 Chưa có kênh phân phối nội địa 0,07 2 0,14 Tổng cộng 1,00 2,86  Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng trong ma trận là 2,86 cho thấy Angimex có môi trường nội bộ khá tốt với những điểm mạnh quan trọng như: tài chính dồi dào, công tác quản trị hiệu quả, tiếp cận thuận lợi với nguồn nguyên liệuĐể nâng cao hiệu quả hoạt động và xây dựng thương hiệu tốt hơn cho Angimex, công ty cần chú ý tăng cường hoạt động marketing và chú trọng hơn vào thị trường nội địa. Đồng thời cần đầu tư phát triển bộ phận nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. 4.2 Phân tích ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ phải chú ý đến nội lực mà còn phải quan tâm đến ngoại lực, đó là các yếu có có ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng hoạt động của công ty nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng, bởi nó có thể làm cho công ty bị khách hàng “tẩy chay” vì vấn đề chất lượng hay vì uy tín, bị giảm lợi nhuậnDo vậy, để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và lâu dài, công ty cần đề ra các chiến lược phát triển cho mình trong ngắn hạn và dài hạn, tuy nhiên trong đó công ty cần chú ý phân tích kỹ các ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp. Môi trường này bao gồm 5 yếu tố: khách hàng, đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà cung cấp và các sản phẩm thay thế được thể hiện cụ thể dưới đây. GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 28 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. 4.2.1 Khách hàng Thị trường xuất khẩu Trong những năm qua, khách hàng chủ lực của công ty vẫn là các nước: Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Cuba, Iran và các các nước Châu Phi, những nước này có ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng giảm sản lượng xuất khẩu của công ty. Điển hình là Indkonesia, năm 2004, do chính phủ nước này ban hành lệnh cấm nhập khẩu đã làm sản lượng xuất khẩu của công ty sang nước này giảm mạnh (giảm 77.410 tấn) và dù có sự bù đắp sản lượng từ các tập đoàn nhập khẩu lớn của Châu Phi như: The Rice company, Capezzana, Ovlas nhưng công ty vẫn không duy trì được lượng gạo xuất khẩu như năm trước (giảm từ 307.521 tấn năm 2003 xuống còn 255.429 tấn năm 2004). Đến nay, số lượng khách hàng nước ngoài của công ty đã tăng lên đáng kể, ngoài việc duy trì các khách hàng truyền thống, công ty còn đẩy mạnh xuất khẩu ở các thị trường khó tính: Nhật Bản, Hồng Kôngnên giúp công ty đạt mức sản lượng và kim ngạch xuất khẩu kỷ lục (sản lượng 318.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu là 77 triệu USD). Đặc biệt trong đó, công ty đã thực hiện xuất khẩu gạo đóng gói nhỏ 5kg (với sản lượng 100 tấn) sang thị trường Singapore và bước đầu thâm nhập vào thị trường Iran (19.000 tấn) là thành tựu vượt bậc của công ty trong công tác bán hàng. So với Angimex thì những khách hàng này có lợi thế hơn bởi các lý do sau đây: - Gạo chủ yếu được xuất theo giá trên thị trường thế giới và mức giá này được niêm yết rộng rãi nên khách hàng nắm rất rõ, đồng thời họ cũng rất am hiểu về tài chính cũng như năng lực xuất khẩu của các công ty Việt Nam. - Do các sản phẩm gạo không có sự khác biệt đáng kể và bất kỳ công ty Việt Nam nào cũng có thể sản xuất ra các sản phẩm tương tự nên họ có thể chuyển mối dễ dàng. - Gạo của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung chỉ được bán thông qua nhãn mác của các nước nhập khẩu nên thương hiệu Angimex hầu như không được người tiêu dùng biết đến. - Khách hàng của công ty đa số là các tập đoàn lớn, họ thường tiêu thụ gạo với số lượng lớn nên có khả năng chi phối kênh phân phối của công ty. Công ty có thể bị thiệt hại nặng do sự rút khỏi của một trong số các tập đoàn này. Do vậy, công ty phải tăng cường chi phí marketing và đẩy mạnh quan hệ giao dịch để hạn chế bớt rủi ro. Chính nhờ có vị thế lớn so với công ty nên các khách hàng này có thể mặc cả để giảm giá hoặc kéo dài thời hạn thanh toán gây thiệt hại cho công ty. Họ thường lợi dụng mọi điểm yếu của các công ty Việt Nam để ép giá (điển hình là trong thời điểm chính vụ tháng 2, tháng 3 vừa qua, lợi dụng tình trạng thiếu vốn của các công ty Việt Nam, các tập đoàn đã ép giá xuống thấp làm cho một số công ty bị lỗ 7-8 tỷ đồng). Tuy Angimex không bị thiệt hại trong thời điểm đó nhưng vẫn yếu thế hơn khách hàng do thương hiệu còn yếu và khách hàng khá tập trung nên rất dễ dẫn đến những rủi ro tương tự.  Thị trường nội địa Công ty chưa chú trọng nhiều đến thị trường nội địa (tiêu thụ nội địa năm 2004 đạt 12% và năm 2005 là 10% trong tổng sản lượng tiêu thụ) và khách hàng trong nước chủ yếu là các hộ chăn nuôi, các nhà máy chiết dầu và công ty chế biến thức ăn gia súc GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 29 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. Những khách hàng này rất ít am hiểu về công ty, họ chủ yếu tiêu thụ các loại phụ phẩm nên doanh thu từ hoạt động này rất thấp. Những khách hàng này dễ chuyển mối do nguồn cung cho họ rất dồi dào. Tuy nhiên, trong những năm qua, lượng phụ phẩm của công ty luôn được tiêu thụ tốt nhờ vào uy tín của công ty và nhu cầu trên thị trường khá lớn. 4.2.2 Đối thủ cạnh tranh  Xác định phạm vi của ngành Ngành được xác định bao gồm các công ty có thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó có 14 nhà xuất khẩu lớn đóng góp tới 89% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước, do đó tình hình cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Đặc biệt, ĐBSCL là vùng trọng điểm lương thực của cả nước nên các công ty xuất khẩu lớn trong vùng đã góp phần tạo nên một phạm vi hoạt động rộng lớn cho ngành gạo của Việt Nam (xuất khẩu gạo Việt Nam chiếm 30% lượng gạo xuất khẩu trong khu vực và 17% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới).  Tình hình phát triển của ngành chế biến gạo Theo dự báo của các chuyên gia, ngành gạo đang “nóng” lên dần do lượng cung gạo trên thế giới giảm sút (xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2005 đạt 7,4 triệu tấn, đã giảm gần 3 triệu tấn so với năm trước, cung gạo của Ấn Độ cực kỳ khan hiếm do đã kết thúc chính vụ và lượng gạo nguyên liệu của Việt Nam trong năm nay cũng giảm), trong khi nhu cầu nhập khẩu lại tăng lên ở một số nước: Iraq, Hàn Quốc, Inđonesia... Đồng thời, cơ chế pháp luật của nước ta đã cho phép tất cả các thành phần kinh tế được tham gia xuất khẩu gạo, dẫn đến số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đã tăng lên đáng kể (đến nay là 141 đơn vị). Bên cạnh đó, năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng tăng lên, từ 3,9 triệu tấn năm 2003 tăng lên 5,2 triệu tấn vào năm 2005, chất lượng gạo Việt Nam đã được nâng lên đáng kể (thể hiện qua tỷ trọng gạo 5% tấm tăng lên) và giá gạo xuất khẩu của Việt nam cũng tăng (gạo 5% tấm tăng 32USD lên 264 USD/tấn, gạo 25% tấm tăng 28USD lên 250USD/tấn). Song song đó thì ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Inđonesia, Philipines, Malaysia gạo Việt Nam đã thâm nhập được vào các thị trường khó tính của Châu Mỹ, Trung Đôngtạo nên một thị trường tiềm năng rộng lớn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.  Xác định đối thủ cạnh tranh  Đối thủ cạnh tranh trong nước • Thị phần của các công ty kinh doanh gạo trong nước Biểu đồ 4.2: Thị phần xuất khẩu của các công ty trong nước năm 2005 GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 30 LT Miền Nam; 30,12% Khác; 28,08% DL An Giang; 2,31% LT Miền Bắc; 13,12% LT Vĩnh Long; 7,75%LT Tiền Giang; 4,27% Angimex; 5,71%Gentraco; 5,28% Afiex, 3.36% (Nguồn: Số liệu của Hiệp Hội lương thực Việt Nam) Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. Angimex hiện đang đứng ở vị trí thứ tư trong ngành (sau tổng công ty lương thực Miền Nam, Tổng công ty lương thực Miền Bắc và công ty lương thực thực phẩm Vĩnh Long) và chiếm 5,71% tổng sản lượng xuất khẩu của cả nước trong năm 2005. Các công ty còn lại có sản lượng xuất khẩu không thấp hơn nhiều so với Angimex, do vậy tình hình cạnh tranh sẽ rất gay gắt và theo sát nút nhau. Sau đây xin phân tích đơn cử hai công ty, một công ty có kênh phân phối nội địa khá (công ty Gentraco) và một công ty có kênh phân phối nội địa còn rất yếu (công ty Afiex). 1) Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Afiex)  Mục tiêu của công ty Afiex đang thực hiện chiến lược phát triển thị trường (sang thị trường Châu Âu và Trung Đông) và phát triển sản phẩm mới với mục đích xây dựng thương hiệu cho mặt hàng gạo của công ty. Đồng thời phấn đấu đưa Afiex trở thành một công ty mạnh trong ngành và chiếm lĩnh đáng kể thị phần xuất khẩu gạo của cả nước.  Điểm mạnh - Afiex có công suất chế biến gạo khá lớn (250.000 tấn/ năm) và có hệ thống kho với sức chứa 60.000 tấn gạo thành phẩm. Do vậy, công ty có thể đáp ứng đủ và kịp thời các hợp đồng của khách hàng. - Năm 1990, công ty được phép xuất khẩu trực tiếp nên sớm tiếp cận với thị trường, lại là đơn vị năng động và linh hoạt trong tìm kiếm thị trường nên công ty đã gầy dựng được uy tín tốt trong kinh doanh (được Bộ Thương Mại khen thưởng về thành tích xuất khẩu suất sắc năm 2004, 2005 và được xét chọn là doanh nghiệp đạt danh hiệu xuất khẩu uy tín) - Có hệ thống kho chứa và nhà máy chế biến được bố trí ở những địa điểm hợp lý, thuận lợi về giao thông và gần vùng nguyên liệu (Phú Tân, chợ Mới, Long xuyên). - Mức lương và chính sánh thu hút nhân tài của Afiex cũng rất hấp dẫn (thu nhập bình quân năm 2005 là 2 triệu đồng/ người/ tháng)  Điểm yếu - Thị phần xuất khẩu thấp so với các công ty trong nước (chỉ chiếm 3,36% tổng sản lượng xuất) và chưa có khả năng mở rộng xuất khẩu ra các thị trường mới. - Năng lực xuất khẩu thấp (xem bảng 4.6) Bảng 4.6 : Năng lực xuất khẩu của các công ty trong ngành Công ty Angimex Afiex Gentraco Năng lực xuất khẩu (1000 tấn/năm) 300 - 350 150 -200 400 - 450 (Nguồn: công ty Angimex và internet) - Nguồn vốn tự có thấp (vốn pháp định của Angimex: 120 tỷ, Afiex: 54,3 tỷ), nên phải phụ thuộc lớn vào nguồn cung tín dụng của các ngân hàng. - Ít am hiểu về thị trường và khách hàng do xuất khẩu thông qua trung gian và chưa có các cuộc điều tra nghiên cứu thị trường, khách hàng. - Thương hiệu ở thị trường xuất khẩu còn yếu. GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 31 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. - Kênh phân phối nội địa tuy có nhưng rất yếu, tiêu thụ gạo thành phẩm trong nước chỉ chiếm 10% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. - Hoạt động nghiên cứu và phát triển cho xuất khẩu gạo chưa được chú trọng mà công ty chủ yếu tập trung cho hai ngành hàng thủy sản và chế biến thức ăn gia súc. - Công tác dự báo và thu thập thông tin thị trường còn yếu, chưa phát huy được tác dụng làm cơ sở quyết đoán trong kinh doanh và chưa hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược của công ty. - Công tác tiếp thị còn yếu do thiếu đội ngũ chuyên nghiệp, việc khuếch trương và quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu còn thiếu tính chiến lược, quảng cáo về ngành gạo chủ yếu thông qua Hiệp hội lương thực và internet. - Quản lý chất lượng còn sơ sài và chưa có bộ phận quản lý chất lượng cho sản xuất kinh doanh gạo. 2) Công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp và CBLT Thốt Nốt (Gentraco)  Điểm mạnh - Gạo là mặt hàng chính của công ty và công ty đã có kinh nghiệm xuất khẩu trên 10 năm. - Máy móc thiết bị được trang bị khá hiện đại (cân điện tử, băng tải) và có công suất chế biến lớn (500.000 tấn/năm). - Có thị phần xuất khẩu tương đối lớn (đứng ở vị trí thứ năm về xuất khẩu của cả nước, theo sau Angimex). - Chức năng marketing trong công ty được thiết lập riêng lẻ nên đã phát huy được tính năng, công dụng của nó. Việc quảng bá về công ty và sản phẩm gạo được thực hiện bài bản hơn thông qua các kênh: báo, tạp chí, trang web của công ty (được thiết kế khá hoàn chỉnh và đẹp mắt) và các trang web thông tin khác, tham gia hội chợMột số sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng biết đến qua các nhãn hiệu: gạo trái đào, nếp lá xanh, gạo thơm cò trắng. - Xí nghiệp chế biến của công ty đặt ở Thốt nốt - đây là vùng sản xuất lúa gạo rất lớn và đa số nông dân sử dụng các giống lúa xác nhận nên công ty có được nguồn nguyên liệu đầu vào khá tốt. - Công ty có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm do đã gắn bó lâu dài với công ty (điều này minh chứng cho công tác quản trị đạt hiệu quả tốt) và họ có khả năng chuyên môn trong kinh doanh và quản lý ngành nghề.  Điểm yếu - Sức chứa kho nhỏ so với các công ty trong ngành (xem hình 4.4), công ty phải thuê thêm kho bên ngoài nên chí phí cao. - Tuy có được uy tín và được các Ngân hàng ưu đãi vay vốn nhưng công ty chưa thể chủ động về vốn kinh doanh (nhất là trong các giai đoạn cao điểm). - Thị trường và khách hàng nước ngoài vẫn còn hạn hẹp, chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Châu Á và Châu Phi. - Đã xây dựng được kênh phân phối nội địa nhưng còn mỏng. GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 32 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. - Công tác dự báo và nghiên cứu thị trường chưa được đầu tư đúng mức. Chưa tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường về nhu cầu gạo mà chủ yếu dựa vào thông tin trên mạng và Hiệp hội nên hiệu quả thấp. • Mức độ thâm nhập thị trường nội địa của các công ty trong nước Hiện nay, mức độ thâm nhập vào thị trường nội địa của các công ty còn rất thấp. Hầu hết đều tập trung vào thị trường xuất khẩu mà quên lãng tiềm năng rất lớn của thị trường trong nước (với dân số trên 80 triệu dân và có nhu cầu lớn về gạo phẩm cấp cao (chiếm 59% trong tổng nhu cầu ))7. Trong khi đó, người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ Thái Lan (theo một cuộc điều tra trên 150 mẫu đã có đến 50% đang sử dụng gạo Thái)9. Thực tế này cho thấy: “chúng ta đang lớn mạnh trên thị trường thế giới nhưng lại thua ngay trên sân nhà”. Đây là một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần chú ý khắc phục bởi chiếm lĩnh được thị trường nội địa là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững và là bàn đạp để vươn xa trên thị trường thế giới.  Đối thủ cạnh tranh nước ngoài Trong những năm qua, các nước xuất khẩu gạo chủ lực trên thế giới vẫn là Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ, Pakistan các nước này tạo nên một môi trường cạnh tranh gay gắt trên toàn thế giới. - Thái Lan: Đã nhiều năm, Thái Lan luôn đứng ở vị trí thứ nhất cả về số lượng lẫn chất lượng gạo xuất khẩu. Gạo của Thái Lan cạnh tranh với các nước chủ yếu dựa vào sự đa dạng về sản phẩm và chất lượng chế biến vì công nghệ sản xuất của Thái Lan rất hiện đại và vùng nguyên liệu thì được quy hoạch chặt chẽ. Trong năm 2005, xuất khẩu của Thái Lan chiếm 25,8% tổng lượng gạo xuất khẩu thế giới với mức xuất khẩu 7,4 – 7,5 triệu tấn (đã giảm 2- 2,5 triệu tấn so với năm 2004), trong đó số lượng gạo thơm xuất khẩu ngày càng tăng (chiếm khoảng 33% trong tổng lượng gạo xuất khẩu), vì vậy mà giá gạo bình quân của Thái Lan luôn ở mức cao (năm 2004 là 297,87 USD/tấn, năm 2005 là 311,68 USD/tấn) và cao hơn giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam từ 30- 40 USD/tấn (xem bảng 4.7). Bảng 4.7: Giá gạo Châu Á tại một số thời điểm (Đvt: USD/tấn) Loại gạo Giá ngày 15/03/2006 Giá ngày 07/4/2006 Thái Lan Việt Nam Ấn Độ Pakistan Thái Lan Việt Nam Ấn Độ Pakistan 5% tấm 303 265 270 10% tấm 300 260 15% tấm 285 245 230 280 240 255 25% tấm 268 250 236 215 262 230 238 220 (Nguồn: Web của Bộ nông nghiệp Việt Nam) Cuối năm 2005 và đầu năm 2006, Chính phủ Thái Lan thực hiện chính sách trợ giá gạo trong nước nên giá tăng cao. Mức giá cao làm đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh 9 Nguồn: Nguyễn Thị Kim Nhị. Hành vi tiêu dùng gạo ở thành phố Long Xuyên. GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 33 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. của Thái Lan trên thị trường thế giới, một số khách hàng truyền thống của Thái Lan đã chuyển hướng nhập khẩu sang các nước khác. Chẳng hạn như: Iran chuyển sang mua gạo của Việt Nam và Uruguay; Iraq (nhập khẩu gần 80% gạo Thái nay) đã chuyển sang mua chủ yếu của Mỹ - Ấn Độ: Năm 2005, Chính Phủ nước này không còn trợ giá cho các nhà xuất khẩu nữa nhưng xuất khẩu trong năm này vẫn đạt 4,5 – 5 triệu tấn, tăng gần 2 triệu tấn so với năm 2004. Hiện nay, Ấn Độ đang xuất khẩu chủ yếu là gạo đồ và gạo Basmati. Bước sang năm 2006, nguồn cung gạo của Ấn Độ cực kỳ khan hiếm,vụ thu hoạch chính – vụ đông sắp qua nên nguồn cung sẽ ngày càng giảm sút, vì vậy giá gạo của Ấn Độ dự kiến sẽ nhích lên trong thời gian tới và đây sẽ là cơ hội về cạnh tranh giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam (hiện giá gạo của Ấn độ không hơn cao giá gạo Việt Nam bao nhiêu) (bảng 4.7). - Pakistan: Là nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu gạo, gạo xuất khẩu chủ yếu của nước này là gạo Basmati và gạo JRRI. Do sản lượng vụ mùa tăng và sản lượng tồn kho năm 2004 chuyển sang lớn nên xuất khẩu Pakistan năm 2005 đạt mức kỷ lục từ trước đến nay (đạt 2,4 triệu tấn, tăng gần 414.000 tấn so với năm 2004). Hiện nay, Pakistan đang xây dựng chiến lược xuất khẩu sang Trung Quốc và Inđônêsia, mục tiêu xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2006. Đây sẽ là đối thủ cạnh tranh mạnh của Việt Nam trên thị trường gạo phẩm cấp thấp. - Mỹ: Cũng là một trong những cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Hiện nay, thị trường xuất khẩu gạo của Mỹ đã bớt sôi động, sản phẩm của nước này chủ yếu xuất sang các thị trường khó tính: Nhật Bản, EU, Châu Âu bởi chất lượng gạo luôn được đảm bảo ở mức cao. Tóm lại: Các cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và chính sách thu hút khách hàng để tăng nhanh thị phần và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong số các nước xuất khẩu gạo lớn thì Thái Lan vẫn đang ở vị trí dẫn đầu và là đối thủ đáng ngại nhất cho Angimex nói riêng và các công ty Việt Nam nói chung, nhưng vấn đề cốt lõi ở đây vẫn là chất lượng. Do vậy, các công ty Việt Nam cần tăng cường đầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ chế biến và vùng nguyên liệu sao cho chất lượng gạo của ta phù hợp với nhu cầu thế giới và tương xứng với vị thế là cường quốc xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Qua các yếu tố đã nêu và phân tích ở trên, ta thiết lập được ma trận hình ảnh cạnh tranh. GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 34 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. Bảng 4.8: Ma Trận hình ảnh cạnh tranh của công ty Angimex. S T T Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Angimex Afiex Gentraco H ạng Điểm quan trọng H ạng Điểm quan trọng H ạng Điểm quan trọng 1 Sức mạnh thương hiệu ở thị trường nước ngoài 0.07 2 0.14 2 0.14 2 0.14 2 Am hiểu về thị trường và khách hàng 0.08 2 0.16 2 0.16 2 0.16 3 Kênh phân phối nội địa 0.05 2 0.1 2 0.1 3 0.15 4 Gần nguồn nguyên liệu 0.12 4 0.48 4 0.48 4 0.48 5 Máy móc thiết bị hiện đại 0.05 3 0.15 3 0.15 3 0.15 6 Công suất sản xuất lớn 0.07 3 0.21 2 0.14 4 0.28 7 Kinh nghiệm trong kinh doanh 0.09 4 0.36 4 0.36 3 0.27 8 Quản trị và quản trị nhân sự 0.13 3 0.39 3 0.39 3 0.39 9 Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển 0.07 2 0.14 2 0.14 3 0.21 10 Đầu tư cho thông tin và dự báo 0.08 3 0.24 2 0.16 2 0.16 11 Quản lý chất lượng 0.09 2 0.18 2 0.18 2 0.18 12 Khả năng tài chính 0.04 3 0.12 3 0.12 3 0.12 13 Khả năng marketing 0.06 2 0.12 2 0.12 3 0.18 Tổng cộng 1.00 2.79 2.64 2.87  Nhận xét Qua ma trận hình ảnh cạnh tranh, ta thấy các công ty đang theo sát nhau về trình độ và năng lực cạnh tranh, riêng Afiex có khả năng cạnh tranh thấp hơn do còn hạn chế về khả năng xuất khẩu và ít đầu tư cho lĩnh vực gạo vì mãi tập trung cho các ngành hàng khác, nhưng công ty này sẽ sớm khắc phục được nhược điểm này. Do vậy, khi tiến hành xây dựng các chiến lược, Angimex không nên quá tập trung vào việc tăng nhanh số lượng mà chủ yếu nâng cao khả năng quản lý chất lượng và duy trì uy tín trong kinh doanh để tạo sự khác biệt. Đồng thời tăng cường khả năng dự báo để làm cơ sở cho lập kế hoạch và đẩy mạnh marketing để nâng cao chất lượng thương hiệu gạo của công ty. 4.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Do ngành kinh doanh gạo đang tăng trưởng nhanh và có tiềm năng phát triển rất lớn, chính vì thế mà có rất nhiều công ty muốn xâm nhập vào ngành hoặc chuyển hướng đầu tư vào chế biến – xuất khẩu gạo. Những đối tượng đó chính là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của công ty Angimex. Giống như các đối thủ cạnh tranh hiện tại, các đối thủ mới tham gia vào ngành này cũng mang lại nhiều đe dọa cho công ty và có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của công ty. Bởi những đối tượng này được hình thành sau nên họ có thể kế thừa và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và đề ra được những chiến lược mang tính cạnh tranh hơn dựa trên những thành công và thất bại trước đó. Do đó, sắp tới rất có thể Angimex sẽ phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh mới và mạnh bởi các lý do: GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 35 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex.  Các yếu tố ngăn chặn sự xâm nhập ngành tương đối thấp vì: • Lợi thế kinh tế theo qui mô của ngành tuy có nhưng không đáng kể. • Các sản phẩm gạo ít có sự khác biệt. Do vậy, sự trung thành của khách hàng không là một yếu tố đáng ngại để các công ty mới xâm nhập ngành. • Tham gia vào ngành kinh doanh gạo tuy đòi hỏi phải có nhiều vốn để đầu tư máy móc thiết bị và thu mua nguyên liệu chế biến, dự trữ, nhưng nguồn vốn này có thể huy động dễ dàng do có nhiều người sẵn sàng tham gia góp vốn và các Ngân hàng cũng sẵn lòng cho vay. • Các công ty mới có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn nguyên liệu do ĐBSCL là vùng lương thực trọng điểm của cả nước. • Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích đẩy mạnh ngành xuất khẩu gạo và xem gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của cả nước. Đồng thời, các ban ngành có liên quan đến nông nghiệp và phát triển cây trồng cũng có nhiều chương trình đầu tư, nâng cao chất lượng giống, giúp tăng chất lượng gạo xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu của thị trường. • Tìm được một vị trí kinh doanh thuận lợi khá dễ dàng vì tính chất của ngành này ít tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Do đó chỉ cần một vị trí nằm gần vùng nguyên liệu là được. Riêng chỉ có hai yếu tố khá lớn ngăn chặn sự xâm nhập ngành đó là: (1)Tiếp cận với kênh phân phối và (2) đường cong kinh nghiệm trong kinh doanh. (1) Để tiếp cận với kênh phân phối nước ngoài đối với một công ty mới xâm nhập ngành là điều không dễ, nhưng vẫn có nhiều cơ hội, vấn đề chủ yếu là chất lượng. Song song đó thì thị trường nội địa đang còn trống, họ có thể lợi dụng thời điểm này để chiếm lĩnh thị trường nội địa và phát triển vươn lên. (2) Kinh nghiệm trong kinh doanh là tương đối khó cho các công ty mới thâm nhập ngành. Tuy nhiên họ có thể học hỏi qua các công ty đi trước hoặc dùng chính sách thu hút nhân tài để có được kinh nghiệm kinh doanh trong ngành gạo.  Khả năng trả đũa là rất thấp Tuy các công ty hiện tại rất tâm huyết với ngành kinh doanh gạo nhưng đến nay vẫn chưa có một lịch sử trả đũa nào, cho nên nếu có công ty mới xâm nhập ngành thì khả năng trả đũa của họ là rất thấp. Các đối thủ cạnh tranh mới có thể xuất phát từ các đối tượng sau: 1) Các công ty đang thực hiện sản xuất kinh doanh trong các ngành chế biến nông sản nhưng chưa tiến hành xuất khẩu gạo. Họ có nguồn vốn lớn và có điều kiện tiếp cận dễ dàng với nguồn nguyên liệu gạo (do nhà cung cấp chủ yếu của họ cũng là nông dân), họ có thể tìm được kênh phân phối dễ dàng nhờ vào uy tín trong kinh doanh. Do vậy, khi thâm nhập vào ngành họ sẽ có khả năng cạnh tranh tốt (chẳng hạn như công ty Antesco). 2) Các nhà máy xay xát hoặc (và) các thương lái lớn có thể liên kết với nhau để lập công ty chế biến, xuất khẩu gạo bởi họ có kinh nghiệm trong kinh doanh mua bán, việc tìm nguồn cung cấp nguyên liệu khá dễ dàng vì là các bạn hàng quen thuộc của nông dân. Họ có thể đẩy mạnh thâm nhập vào một số thị trường yêu GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 36 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. cầu chất lượng trung bình ở khu vực Đông Nam Á vì mặt hàng gạo của Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt hơn về giá và chất lượng gạo loại này. 4.2.4 Nhà cung cấp 4.2.4.1 Nhà cung cấp nguyên liệu Nhà cung cấp nguyên liệu chủ yếu của công ty Angimex là nông dân, người thu gom, bạn hàng xáo và thương lái. Các nhà cung cấp này có đặc điểm chung là ít am hiểu về thông tin thị trường (nhất là nông dân), họ thích bán lúa ngay sau khi thu hoạch để trang trải chi phí trong quá trình sản xuất và thích được thanh toán tiền mặt. Nắm được đặc điểm này của các nhà cung cấp, công ty đã điều động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1169.pdf
Tài liệu liên quan