Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

PHẦNMỞĐẦU PHẦNMỞĐẦU

1. Lý do chọn đềtài. 11

2. Mụctiêu củađềtài. 11

3. Nộidung chính củađềtài. 11

4. Phương pháp nghiên cứu đềtài. 11

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu. 11

4.2. Phương pháp phân tích số liệu. 11

4.3. Phương pháp phân tích SWOT. 12

5. Phạmvinghiên cứu đềtài.12

PHẦN PHẦN NỘI NỘI DUNG DUNG

Chương I. Cơsởlý luận

1.1. Kháiniệmchiến lược. 14

1.2. Quy trình quản trịchiến lược. 14

1.3. Cácyếu tố củamôitrường kinh doanh. 15

1.4. Cáccông cụ đểxây dựng vàlựachọn chiến lược. 16

1.4.1. Matrận cácyếu tố bên trong . 16

1.4.2. Matrận hình ảnh cạnh tranh. 17

1.4.3. Matrận cácyếu tố bên ngoài . 17

1.4.4. Matrận SWOT. 18

1.5. Tầmquan trọng củaquản trịchiến lược. 20

1.6. Cơsởđểphân tích tàichính. 21

1.6.1. Cáctỷ số vềkhảnăng thanh toán. 21

1.6.2. Cáctỷ số vềkhảnăng hoạtđộng. 22

1.6.3. Cáctỷ số vềkhảnăng sinh lợi.24

1.6.4. Cáctỷ số phản ánh cấu trúctàichính. 24

Chương II. Phântíchhoạtđộng của Công ty Agifish

2.1. GiớithiệuvềCông ty. 26

2.1.1. Quátrình hình thành vàpháttriển. 26

2.1.2. Tổ chứcbộ máy quản lý. 27

GVHD:ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH:Nguyễn ĐứcBảo Hòa 6

Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang

2.1.2.1. Sơđồ tổ chức. 27

2.1.2.2. Nhiệmvụ -chứcnăng củacácbộ phận phòng ban. 28

2.1.3. Tình hình kinh doanh của Côngty trong cácnămqua(2001-2004).29

2.2. Phântíchcácyếutố nộibộ.31

2.2.1. Yếu tố quản trị. 31

2.2.2. Yếu tố marketing. 32

2.2.2.1. Chiến lượcsản phẩm . 32

2.2.2.2. Chiến lượcgiá. 33

2.2.2.3. Chiến lượcphân phối. 34

2.2.2.4. Chiến lượcchiêu thị. 34

2.2.3. Yếu tố tàichính -kếtoán. 34

2.2.4. Yếu tố sản xuất-tácnghiệp . 37

2.2.5. Yếu tố nghiên cứu vàpháttriển (R&D). 39

2.2.6. Yếu tố nhân sự.40

Ma trậnđánhgiá cácyếutố bêntrong. 42

2.3. Phântíchmôitrường ngành. 43

2.3.1. Nhàcung cấp . 43

2.3.2. Khách hàng. 44

2.3.3. Đốithủ cạnh tranh. 49

Ma trậnhìnhảnhcạnhtranh. 55

2.3.4. Sản phẩmthay thế. 56

2.3.5. Đốithủ tiềmẩn. 57

2.4. Phântíchmôitrường vĩmô. 59

2.4.1.Yếu tố kinh tế . 59

2.4.1.1. Thếgiới.59

2.4.1.2. ViệtNam. 60

2.4.2. Yếu tố văn hóa-xãhội-nhân khẩu. 62

2.4.3. Yếu tố chính trị-pháp luật.63

2.4.3.1. Quốctế. 63

2.4.3.2. ViệtNam.63

2.4.4. Yếu tố tự nhiên. 65

2.4.5. Yếu tố công nghệ. 66

Ma trậnđánhgiá cácyếutố bênngoài(EFE). 68

Chương III. Xây dựng chiếnlượccho công ty

GVHD:ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH:Nguyễn ĐứcBảo Hòa 7

Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang

3.1. Xây dựng cácmụctiêucủa Công ty đênnăm2010. 69

3.1.1. Căn cứ xácđịnh mụctiêu. 69

3.1.2. Mụctiêu củaCông ty đến năm2010.69

3.2. Xây dựng cácchiếnlược. 71

3.2.1. Matrận SWOT. 72

3.2.2. Phân tích chiến lược. 73

3.2.2.1. Chiến lượcSO:điểmmạnh -cơhội. 73

3.2.2.2. Chiến lượcST:điểmmạnh -thách thức. 74

3.2.2.3. Chiến lượcWO:điểmyếu -cơhội. 74

3.2.2.4. Chiến lượcWT:điểmyếu -thách thức. 75

3.3. Lựa chọnchiếnlược. 76

3.4. Cácgiảipháp . 78

3.4.1. Giảipháp vềquản trị. 78

3.4.2. Giảipháp vềsản xuất-tácnghiệp. 80

3.4.2.1. Giảipháp thựchiện chiến lượcpháttriển sản phẩm. 80

3.4.2.2. Giảipháp thựchiện chiến lượcliên kếtdọc. 80

3.4.3. Giảipháp vềnghiên cứu -pháttriển. 81

3.4.4. Giảipháp vềmarketing. 84

3.4.4.1. Giảipháp vềsản phẩm. 84

3.4.4.2. Giảipháp vềgiá. 85

3.4.4.3. Giảipháp vềphân phối. 86

3.4.4.4. Giảipháp vềchiêu thị. 89

3.4.5. Giảipháp vềtàichính -kếtoán.89

3.4.6. Giảipháp vềnhân sự. 90

3.4.6.1. Quản trịnhân sự toàn công ty.90

3.4.6.2. Lựclượng nhân viên tiếp thị, bán hàng. 92

5. Cáckiếnnghị. 94

5.1. Vềphíanhànước. 94

5.2. Vềngành. 95

PHẦNKẾT LUẬN PHẦNKẾT LUẬN

pdf115 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3639 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pore; song song đó đẩy mạnh tiếp thị một số thị trường mới nhiều tiềm năng: Nhật, Đài Loan và cả thị trường các nước Hồi giáo. Ở Châu Á, những thị trường xuất khẩu chính của Công ty là Hongkong (Chiếm 32% tổng sản lượng xuất khẩu của Công ty), các nước Asean (Đặc biệt là Singapore tiêu thụ 10% sản lượng xuất khẩu). Ngoài ra, Công ty đang xúc tiến kế hoạch phát triển thêm các thị trường xuất khẩu mới, bao gồm Liên bang Nga, Australia. Đối với các thị trường khác thì Australia vẫn chiếm tỷ trọng nhất cao (gần 90% các thị trường còn lại) và có mức tăng nhanh nhất, đây là thị trường vẫn được đánh giá là có tiềm năng phát triển cao do mặt hàng cá khan hiếm và thuế suất nhập khẩu là 0%. Ở trong nước, thị trường nội địa đã được quan tâm đúng mức, thể hiện qua sự có mặt của nhiều sản phẩm thủy sản tại các siêu thị và qua việc tổ chức các hội chợ thủy sản tại Hà Nội, TP.HCM, tham gia các gian hàng tại Hội chợ Nông nghiệp Cần Thơ. Sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước ngày một đa dạng, chất lượng ngày càng tăng. Kể từ một năm trước vụ kiện, đã vạch ra chiến lược thâm nhập thị trường nội địa. Từ năm 2002, Công ty đã giao 32 mặt hàng cá basa cho các hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và nhận được tín hiệu phản hồi tốt. Trong khoảng thời gian này, công ty Agifish cũng có đưa hàng dự nhiều hội chợ nội địa nhưng tổ chức mạng phân phối thường xuyên trong nước vẫn chưa được hình thành. Và nhân cơ hội tranh chấp thương mại này, Công ty Agifish tiến hành đẩy mạnh việc thâm nhập thị trường trong nước. Bởi vì vụ tranh chấp trên có mặt nào đó lại tạo cơ hội nổi tiếng cho sản phẩm của Công ty; nhiều người Việt Nam quan tâm đến con cá basa nói chung, thương hiệu Agifish nói riêng. Và vì vậy, đưa sản phẩm ra thị trường nội địa vào lúc đó đã được người tiêu dùng quan tâm và ủng hộ. GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Nguyễn Đức Bảo Hòa 48 Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang Tuy nhiên, việc thâm nhập thị trường nội địa cũng gặp không ít khó khăn. Bởi vì tuy công ty Agifish là một công ty lớn, có tiềm lực mạnh trong xuất khẩu với bề dầy 15 năm hoạt động lại có ít sản phẩm bán trên thị trường nội địa. Và Agifish gần như bắt đầu từ con số không khi muốn đặt chân trở lại thị trường Việt Nam. Công ty phải tự mình đi tìm khách hàng, bắt đầu xây dựng hệ thống phân phối thường xuyên, phải biết tiếp thị, quảng cáo giữ khách, cạnh tranh hàng ngày... Qua một thời gian dài học hỏi, phấn đấu, sản phẩm của Công ty tại thị trường nội địa giờ cũng đã đứng vững. Công ty Agifish đã có hơn 100 sản phẩm chế biến từ cá da trơn cung cấp cho các nhà hàng và hệ thống siêu thị trong nước, hệ thống phân phối Metro, các đại lý, các bếp ăn tập thể, trường học... ở hơn 50 tỉnh thành trong cả nước. Thị trường tiêu thụ khu vực TP. HCM có sức tiêu thụ mạnh nhất chiếm tỉ lệ 42%, kế đến là khu vực thị trường phía bắc chiếm 28%, thị trường khu vực miên tây chiếm 16% và Tây Nguyên chiếm 14%. Tổng doanh thu hàng nội địa của Công ty năm 2004 là 50 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2003. Doanh thu của thị trường nội địa hiện chiếm khoảng 5% trong tổng số 48 triệu USD doanh thu của Công ty. 2.3.3. Đối thủ cạnh tranh Công ty Agifish hoạt động kinh doanh rộng rãi trên cả ba miền đất nước và trên thương trường quốc tế. Trong quá trình kinh doanh, Công ty đang phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước và cả ngoài nước. Do cá tra - cá basa vốn là loại cá nước ngọt đặc trưng của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), mà sản phẩm chủ yếu của Công ty lại chế biến từ các loại cá này, nên các doanh nghiệp nước ngoài không phải là mối de dọa của Công ty. Đến thời điểm hiện nay, mối quan tâm về đối thủ cạnh tranh của Công ty là các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản trong nước, đặc biệt là các công ty chế biến thủy sản ở khu vực ĐBSCL như: công ty Navico, công ty Afiex (An Giang), công ty Cafatex, công ty Cataco (Cần Thơ), công ty Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp),... Hầu như các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty ra đời sau khi mặt hàng thủy sản đã trở nên lớn mạnh và hấp dẫn. Tuy các Công ty thua kém Công GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Nguyễn Đức Bảo Hòa 49 Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang ty Agifish khi so về bề dày hoạt động nhưng bù lại, họ thuận lợi hơn Công ty trong việc sử dụng trang thiết bị công nghệ mới, hiện đại hơn và họ cũng rất xông xáo trong việc tìm kiếm thị trường, nghiên cứu phát triển. Cũng như công ty Agifish, các công ty này không hài lòng với vị thế hiện tại của mình. Do đó, họ thực hiện các chiến lược nhằm không ngừng mở rộng qui mô sản xuất, tăng cường đổi mới thiết bị sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu, đồng thời không quên phát triển thị trường tiêu thụ nội địa. Có thể thấy đây là hướng đi đúng đắn để các công ty phát triển vị thế của mình và đảm bảo khả năng cạnh tranh trong tương lai. Xu hướng này cũng giống với hướng phát triển hiện nay của công ty Agifish, nên mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ với nhau rất mạnh mẽ. Các đối thủ cạnh tranh trong một khu vực thì sẽ có chung một môi trường ngành thủy sản nhất định với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội tương tự như nhau. Tuy nhiên, tùy vào hiệu quả chiến lược hoạt động và khả năng sử dụng nguồn lực của mình, mỗi công ty khi bước vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo cho mình một vị thế riêng nhất định trên thương trường. Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Việt (Navico): hiện nay là đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại nhất của công ty Agifish. Với thị phần xuất khẩu cao nhất nước chiếm 25%, Công ty đặt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu lên 100 triệu USD, tiếp tục giữ vững vị thế là công ty hàng đầu chiếm thị phần và kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Hiện nay, Navico là một trong những công ty hàng đầu về chế biến và xuất khẩu cá tra, cá ba sa. Với quy mô 10.000 công nhân, tập trung duy nhất vào mặt hàng cá da trơn, sở hữu 60 bè nuôi cá với sản lượng 5.000 tấn/năm, có kho đông lạnh với sức chứa 6000 tấn (Lớn nhất ĐBSCL). Do bị áp mức thuế quá cao (53,68%), công ty Navico phải tạm thời từ bỏ thị trường Mỹ và chuyển hướng sang các nước thuộc thị trường EU, châu Á, Australia, Canada và Nam Mỹ. Công ty Navico có xu hướng tập trung xâm nhập vào các thị trường dễ tính, mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng công suất chế biến của mình. Hiện nay, mỗi GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Nguyễn Đức Bảo Hòa 50 Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang ngày Công ty chế biến 600 tấn cá tra, ba sa các loại với 2 nhà máy chế biến: nhà máy Nam Việt với công suất 200 tấn/ngày và nhà máy Thái Bình Dương góp phần nâng công suất chế biến của Công ty này thêm 400 tấn/ngày. Thế mạnh của Công ty là có nguồn tài chính mạnh (nguồn vốn lớn hơn nguồn vốn của công ty Agifish), quy mô sản sản xuất lớn, khả năng ứng biến linh hoạt trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh, có thị trường truyên thống dễ tính nên sản lượng xuất khẩu rất cao và kênh phân phối lại mạnh. Nguồn nguyên liệu của công ty Navico khá ổn định do đã thành lập được CLB thủy sản Nam Việt với gần 200 hội viên, cung cấp được 30.000 tấn cá nguyên liệu cho Công ty năm 2002, trên 60.000 tấn năm 2004, đạt được chỉ tiêu ký kết và hoạt động tốt hơn CLB Agifish. Công ty này còn dùng nhiều biện pháp cạnh tranh nhằm tiêu giảm nguồn lực của công ty Agifish như: các chính sách ưu đãi người lao động: lương cao, điều kiện lao động thuận lợi hơn,... đã thu hút và lấy mất nhiều công nhân lao động lành nghề mà công ty Agifish đào tạo lâu nay. Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Afiex): đặt mục tiêu sẽ phấn đấu trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực chế biến thủy sản trong vài năm tới, nhất là ở thị trường nội địa. Trước kết quả vụ kiện bán phá giá, công ty Afiex cũng thực hiện chiến lược tương tự như công ty Agifish: Chuyển đổi mạnh cơ cấu thị trường, giảm tỷ trọng thị trường Mỹ, tăng nhanh tỷ trọng của thị trường Châu Âu và nhất là thị trường trong nước. Ban giám đốc công ty Afiex rất tâm đắc thị trường nội địa, cho rằng chính thị trường nội địa sẽ khẳng định thương hiệu của Công ty; do đó Công ty sẵn sàng chịu lỗ để đầu tư thương hiệu. Để mở rộng mạng lưới tiêu thụ nội địa, công ty Afiex đã lập hẳn một bộ phận tiếp thị để chăm lo thị trường nội địa; xây dựng được kho lạnh có sức chứa 500 tấn; tiến hành hỗ trợ trên 20 triệu cho các đại lý cấp một của Công ty trên toàn quốc thực hiện bảng hiệu, hình ảnh quảng cáo sản phẩm; đồng thời trang bị cho các đại lý kho trữ lạnh từ 5 - 10 tấn và tủ lạnh trữ hàng. Hiện nay, Công ty GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Nguyễn Đức Bảo Hòa 51 Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang Afiex đã mở được hai tổng đại lý ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và 3 điểm phân phối ở ĐBSCL, 32 điểm tại các tỉnh phía Bắc, 5 điểm tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Sản lượng tiêu thụ bình quân năm 2004 của Afiex khoảng 20 tấn/tháng, tăng 15% so với năm 2003. Thị phần xuất khẩu của Công ty chiếm khoảng 5% trên cả nước; thị phần nội địa của Công ty chiếm khoảng 10%( chủ yếu là địa bàn Hà Nội) và mục tiêu là sẽ nâng cao tỉ lệ này lên đến 30%. Thế mạnh của công ty này là khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; khả năng quản lý nguồn nguyên liệu tốt, có nhà máy thức ăn thủy sản hàng đầu, sử dụng thiết bị và công nghệ tiên tiến, đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp trong chế biến, đủ điều kiện để phát triển nguồn lực hiện tại, tạo nên vị thế cao của mình trong thị trường. Hạn chế của công ty này là mạng lưới phân phối sản phẩm, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài yếu. Nhằm cải thiện hệ thống phân phối còn yếu kém, Công ty thực hiện chiến dịch phân phối "vết dầu loang", có nghĩa là sẽ cho xây dựng từng hệ thống phân phối cho từng khu vực và cụm kinh tế trọng điểm. Mặt khác, Công ty chưa cổ phần hóa được, nên phải chịu một khoản thuế thu nhập khá cao, công suất chế biến của Công ty thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu (khởi đầu là 2000 tấn sản phẩm/năm và đã nâng lên 5000 - 6000 tấn/năm). Công ty cổ phần Cafatex: Công ty Cafatex là đơn vị dẫn đầu Thành phố Cần Thơ về doanh số và kim ngạch xuất khẩu từ năm 1994 đến nay, và 3 năm liên tục (1997-1999) về lợi nhuận, tổng thu nhập và là đơn vị hàng đầu trong các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản của cả nước, chiếm 6,5% thị phần xuất khẩu trên cả nước với nhà máy chế biến công suất lớn (30.000 tấn/năm bao gồm cả tôm và cá tra, basa) nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động ổn định. Hướng đi thực tại của công ty này là phát triển những sản phẩm tinh chế có giá trị cao nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường khó tính, có yêu cầu cao như EU, Mỹ và Nhật Bản. Công ty Cafatex cũng là công ty xuất khẩu thủy sản đầu tiên được cấp chứng nhận chất lượng của SGS, cùng với các tiêu chuẩn HACCP, ISO GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Nguyễn Đức Bảo Hòa 52 Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang 9001:2000, Công ty đã có thể giao dịch thẳng với các nhà phân phối mà không cần thông cần thông qua trung gian các nhà nhập khẩu. Đồng thời, Công ty cũng rất tự hào về đội ngũ lao động của mình có trình độ và chất lượng làm việc cao từ khâu sản xuất đến quảng bá sản phẩm. Tỉ lệ lao động giỏi hàng năm của Công ty đều chiếm tỉ lệ cao. Công ty rất quan tâm đào tạo tay nghề và đời sống của cán bộ - công nhân viên của mình: công nhân (cả thường xuyên và thời vụ) được đào tạo chu đáo thông qua các lớp đào tạo được mở, kèm cặp tay nghề và cả thuê chuyên gia công nghệ thực phẩm có kinh nghiệm của nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản đến giảng dạy, huấn luyện; đồng thời quan tâm đến việc giáo dục ý thức tự chịu trách nhiệm của mối cá nhân, giáo dục ý thức văn hóa trong thương mại để mọi thành viên trong Công ty đều có thể tự hào về nhãn hiệu Cafatex. Thế mạnh của Công ty là thực hiện đầu tư chiều sâu hiệu quả, được tính toán chặt chẽ; bám sát thị trường; công nghệ sản xuất hiện đại, tính tự động hóa trong sản xuất cao và có qui mô sản xuất lớn không thua kém với những nhà máy chế biến thủy sản cỡ lớn của Thái Lan, Inđônêxia... Tỉ trọng sản phẩm giá trị gia tăng cũng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tỉ trọng sản phẩm sản xuất của Công ty (65 - 80%) Hạn chế của công ty Cafatex là không chú trọng phát triển thị trường nội địa và cũng giống như các Công ty chế biến thủy sản khác, công ty Cafatex chưa đủ khả năng ổn định nguồn nguyên liệu của mình hoàn toàn. Ðể có đủ nguyên liệu cho chế biến, Công ty tiếp tục đẩy mạnh thu mua trực tiếp từ các hộ nông ngư dân và các nhà cung cấp; đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp chế biến thủy sản khác để có thêm nguyên liệu. Công ty Cataco hiện nay chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu trên cả nước và đang có nhà máy chế biến với công suất 12.000 tấn/năm đã đi vào hoạt động ổn định. Hạn chế của công ty Cataco vẫn là chưa bình ổn về nguồn nguyên liệu hoàn toàn. Với công suất chế biến khoảng 100 tấn/ngày, Công ty phải tiến hành thu mua nguyên liệu ở trong và các tỉnh bạn thuộc ĐBSCL. Hiện nay, công ty Cataco GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Nguyễn Đức Bảo Hòa 53 Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang đang đẩy mạnh thực hiện chương trình hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho người nuôi cá, nhằm từng bước ổn định nguyên liệu sản xuất. Ưu thế của Công ty là thức ăn thủy sản. Trong năm 2004, Công ty đã tập trung cải tiến hệ thống chuẩn hóa thức ăn; đầu tư khoảng 1 triệu USD để lắp đặt để lắp đặt hoàn thiện đưa hệ thống sản xuất thức ăn chăn nuôi cho cá công suất 10.000 tấn/năm vào hoạt động. Xí nghiệp thức ăn chăn nuôi Cataco không chỉ phục vụ nhu cầu ở Thành phố Cần Thơ mà còn cung ứng cho thị trường các tỉnh ĐBSCL, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung. Ngay cả trên thị trường quốc tế, Công ty vẫn phải cạnh tranh với nhiều công ty của các quốc gia khác nhau trong ngành; đặc biệt là các công ty bản địa của các nước nhập khẩu. Mặc dù mức độ cạnh tranh với các công ty này không gay gắt, do sản phẩm chủ đạo của họ không phải chế biến từ cá tra - cá basa, nhưng ngược lại họ được sự hổ trợ mạnh mẽ của chính quyền nước mình. Nên khi Công ty không cảnh giác với các đối thủ này, họ có thể tận dụng ưu thế tạo khó khăn cho Công ty, thậm chí có thể phá vỡ vị thế cạnh tranh của Công ty ở thị trường sở tại như vụ kiện bán phá giá cá tra - cá basa và tôm ở thị trường Mỹ trong các năm qua. Đây cũng là bài học kinh nghiệm quí báu đối với ngành thủy sản nói chung và Công ty Agifish nói riêng trong công cuộc mở rộng quy mô thị trường quốc tế. Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, công ty Agifish hiện vẫn là một trong các doanh nghiệp đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá Tra, cá Basa fillet đông lạnh. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản, Agifish nằm trong số những doanh nghiệp hàng đầu. Lợi thế cạnh tranh của Công ty là kinh nghiệm lâu năm; thông thạo về mặt hàng thủy sản; phần nào ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào; có trang thiết bị máy móc hiện đại với công suất lớn, nguồn vốn cổ phần ổn định và quan trọng là đã tạo được mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn trên thế giới. Do vậy, sức ép của các đối thủ cạnh tranh đối với Công ty tuy mạnh mẽ nhưng với năng lực của mình, Công ty vẫn giữ vững được vị thế cao trên cả thị trường nội địa và quốc tế; đồng thời sức GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Nguyễn Đức Bảo Hòa 54 Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang ép này cũng tạo động lực cho Công ty nỗ lực phấn đấu hoàn thiện bản thân tốt hơn nữa. Bảng 5: Ma trận hình ảnh cạnh tranh Các yếu tố Mức độ quan trọng Công ty Agifish Công ty Navico Công ty Afiex Công ty Cafatex Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Chất lượng sản phẩm cao 0,10 4 0,40 4 0,40 3 0,30 3 0,30 Tài chính mạnh, khả năng huy động vốn cao 0,10 3 0,30 4 0,40 2 0,20 4 0,40 Thương hiệu xuất khẩu 0,08 2 0,16 2 0,16 2 0,16 2 0,16 Thương hiệu nội địa 0,05 3 0,15 1 0,05 3 0,15 1 0,05 Hệ thống phân phối xuất khẩu 0,10 2 0,20 2 0,20 2 0,20 2 0,20 Hệ thống phân phối nội địa 0,06 3 0,18 1 0,06 2 0,12 1 0,06 Nguồn nguyên liệu không ổn định 0,10 2 0,20 3 0,30 2 0,20 1 0,10 Khả năng R& D tốt 0,08 3 0,24 3 0,24 3 0,24 3 0,24 Quản trị nhân sự 0,10 2 0,20 4 0,40 3 0,30 4 0,40 Trang thiết bị hiện đại, khả năng tiếp thu khoa học - công nghệ tốt 0,08 3 0,24 3 0,24 3 0,24 3 0,24 Quy mô sản xuất lớn 0,05 3 0,15 4 0,20 2 0,10 3 0,15 Khả năng đối phó với chính sách bảo hộ mậu dịch các nước nhập khẩu 0,10 4 0,40 2 0,20 3 0,30 3 0,30 Tổng cộng 1,00 2,82 2,85 2,51 2,60 GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Nguyễn Đức Bảo Hòa 55 Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang (Tác giả tự thực hiện) Kết luận: Tổng số điểm quan trọng cho thấy khả năng cạnh tranh tương ứng của mỗi Công ty. Dựa vào ma trận hình ảnh cạnh tranh trên, ta có thể thấy khả năng cạnh tranh giữa các Công ty đều trên mức trung bình và không chênh lệch nhau quá lớn. Khả năng phản ứng của từng Công ty đối với mỗi yêu tố không đồng đều. Công ty Agifish và Công ty Afiex có thương hiệu hàng hóa và hệ thống phân phối nội địa khá mạnh trong khi Công ty Navico và Công ty Cafatex lại không bán hàng ở nội địa. Khả năng tài chính của Công ty Agifish là khá mạnh nhưng Công ty Navico và Cafatex còn có nguồn vốn lớn hơn. Khả năng quản trị nhân sự của Công ty Agifish kém hơn các đối thủ của mình. Chính vì thế nên sức ép của các đối thủ cạnh đối với Công ty là rất lớn. 2.3.4. Sản phẩm thay thế Thực phẩm là một mặt hàng phổ biến và có nhiều sản phẩm thay thế. Sức ép của sản phẩm thay thế đối với Công ty là thường xuyên và liên tục và mang tính hai chiều. Nếu Công ty không duy trì được vị thế của mình thì sản phẩm của Công ty hoàn hoàn có thể bị thay thế bởi các thực phẩm khác có độ thỏa mãn khách hàng cao hơn và ngược lại. Các sản phẩm thay thế chủ yếu đối với sản phẩm của Công ty là các mặt hàng thủy sản khác, không phải thế mạnh của Công ty như cá ngừ, cá rô phi, các loại hải sản và đặc biệt là các sản phẩm đông lạnh chế biến từ tôm. Ta có thể thấy, thu nhập của người tiêu dùng hiện tại là một yếu tố quan trọng tác động lên khả năng bị thay thế sản phẩm của Công ty do nó có tác động trực tiếp đến nhu cầu của họ. Khi thu nhập được nâng cao thì nhu cầu thực phẩm của người dân cũng sẽ đòi hỏi cao hơn về mặt chất lượng và họ cũng có điều kiện lựa chọn các loại thực phẩm tốt hơn trước. Nếu các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu cá tra - cá basa của các Công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, họ dễ dàng chuyển hướng sang tiêu dùng các mặt hàng khác như: các loại sản phẩm tươi sống; các sản phẩm đồ hộp hay đông lạnh chế biến từ gia súc (gà, vịt...), gia cầm (bò, lợn..) nếu họ thích. Hoặc khi điều kiện kinh tế gặp khó khăn hơn, thu nhập giảm xuống hay giá cả vật dụng leo thang, người tiêu dùng sẽ chuyển sang tiêu dùng những loại thực phẩm có giá trị thấp hơn sản phẩm của Công ty. Trong các trường hợp trên, khả năng sản phẩm của Công ty bị thay thế là khá cao, và GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Nguyễn Đức Bảo Hòa 56 Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang càng cao hơn nếu yếu tố phát triển sản phẩm của Công ty không theo kịp sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Như đã trình bày, mặt hàng tôm đông lạnh là sản phẩm thay thế tạo nên sức ép lớn đối với sản phẩm cá tra, cá basa của Công ty, nhất là ở thị trường xuất khẩu. Tuy mặt hàng tôm Việt Nam cũng bị kiện bán phá giá nhưng mức thuế chống phá giá tương đối thấp hơn so với các nước khác, các doanh nghiệp lại không phải chịu thuế hồi tố nên sản phẩm tôm vẫn có nhiều ưu thế phát triển trên thị trường Mỹ hơn cá da trơn. Cho đến hiện nay, tôm vẫn là mặt hàng đứng đầu trong cơ cấu thủy sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam và sức ép thay thế của mặt hàng này lên sản phẩm của Công ty vẫn khá cao. Bên cạnh đó, gia cầm vốn cũng là một sản phẩm thay thế của Công ty và ngược lại. Do đó, dịch cúm gia cầm diễn ra ở nước ta từ năm 2003 và tiếp tục có diễn biến phức đến hiện nay đã tạo cơ hội cho Công ty Agifish phát triển sản phẩm của mình. Bởi vì gia cầm vốn là nguồn thực phẩm thông dụng và được ưa chuộng của người dân Việt Nam, dịch cúm bùng nổ sẽ khiến người dân phải thay đổi thói quen tiêu dùng, tìm nguồn thực phẩm mới thay thế. Khi đó, sản phẩm của Công ty vốn tương đối mới lạ và hấp dẫn với người dân, mặt khác lại bị ảnh hưởng của kết quả vụ tranh chấp chống phá giá và đang tìm cách quay lại thâm nhập thị trường nội địa, sự kiện trên chính là cơ hội để Công ty khai thác thị trường nội địa (vào thời gian đó vẫn còn mới mẻ và đầy tiềm năng). Nhìn chung, các sản phẩm thay thế tạo nên sức ép có thể làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành công nghiệp chế biến thủy sản nói chung và các sản phẩm chủ yếu công ty Agifish nói riêng. Nếu không có sự quan tâm đúng mức đối với các sản phẩm thay thế hiện tại và tiềm ẩn, Công ty có thể bị chiếm mất thị phần tiêu thụ hay bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh của mình. Ngược lại, sức ép của sản phẩm thay thế cũng có thể tác động tích cực đến Công ty trong việc tạo áp lực cạnh tranh phấn đấu nâng cao chất độ thỏa mãn về sản phẩm của Công ty. Hiện tại, với các sản phẩm đang được ưa chuộng của mình thì sức ép từ các sản phẩm đối với Công ty chưa phải là một trở ngại quá lớn lao. Dù vậy, Công ty vẫn luôn không ngừng nghiên cứu kiểm tra các sản phẩm cạnh tranh GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Nguyễn Đức Bảo Hòa 57 Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang hiện tại và tiềm ẩn để luôn có các giải pháp hiệu quả phục vụ chiến lược phát triển của Công ty. 2.3.5. Đối thủ tiềm ẩn Hiện nay, qua các vụ kiện, mặt hàng thủy sản Việt Nam trở nên nổi tiếng trên cả thị trường quốc tế cùng nội địa, thị trường tiêu thụ của mặt hàng thủy sản đang ngày càng mở rộng, nhu cầu thị trường dần tăng lên trong khi khả năng cung ứng của các doanh nghiệp trong nước đến nay vẫn chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu hiện tại. Mặt khác, ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản đang được nhà nước quan tâm phát triển và nguồn nguyên liệu thủy sản đầu vào đang được tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo đó, có thể thấy, ngành công nghiệp chế biến thủy sản là một ngành có nhiều tiềm năng phát triển và tiềm năng lợi nhuận, trong khi hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập của các doanh nghiệp hiện tại trong ngành lại thấp, nên khả năng xâm nhập thị trường của các doanh nghiệp mới hay chuyển hướng kinh doanh vào lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản là khá dễ dàng. Vì vậy, các doanh nghiệp, công ty mong muốn tham gia vào lĩnh vực này ngày càng nhiều và các doanh nghiệp, công ty đó chính là đối thủ tiềm ẩn của công ty Agifish. Cũng như đối thủ cạnh tranh, các đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành cũng có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vì các tổ chức này do được thành lập sau nên có thể kế thừa và học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước mà công ty Agifish là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này; mặt khác do họ có thể đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, hay dùng nhiều biện pháp cạnh tranh với mong muốn giành được thị phần cùng các nguồn lực cần thiết và có thể trở thành đối thủ cạnh tranh quan trọng của Công ty trong tương lai. Một trong những đối thủ tiềm ẩn quan trọng cần quan tâm đối phó của của Công ty hiện nay là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản AFA (Afasco). Đây là công ty của những người trực tiếp hay gián tiếp làm nghề nuôi thủy sản hùn vốn lại lập nên, được hình thành và đi vào hoạt động trong năm 2004, có nhà GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Nguyễn Đức Bảo Hòa 58 Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang máy chế biến thủy sản do ngư dân chăn nuôi thủy sản chung vốn xây dựng với công suất ban đầu của nhà máy hơn 70 tấn/ngày, dự đoán sau một thời gian hoạt động hoàn chỉnh, công suất này sẽ tăng gấp đôi. Do có đến 70% cổ phiếu do hội viên hiệp hội thủy sản An Giang nắm giữ nên công ty Afasco rất được Hiệp hội thủy sản An Giang quan tâm phát triển và hỗ trợ mạnh mẽ. Hiện nay, thị phần và quy mô sản xuất của Công ty chưa lớn, nhưng đây lại là công ty do các ngư dân - những người cung cấp nguyên liệu đầu vào của C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1170.pdf
Tài liệu liên quan