Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu điện Củ Chi giai đoạn 2010 – 2013

MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu 1

 

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 4

1.1 Khái niệm Chiến lược kinh doanh 4

1.1.1 Chiến lược kinh doanh là gì ? 4

1.1.2 Mục đích của việc xây dựng chiến lược kinh doanh 4

1.1.3 Vai trò của việc xây dựng chiến lược kinh doanh 5

1.1.4 Xác định cơ sở để xây doing chiến lược 5

1.2 Phân tích môi trường kinh doanh 6

1.2.1 Khái niệm về môi trường kinh doanh 6

1.2.2 Môi trường bên ngoài 6

1.2.3 Môi trường bên trong 12

1.2.4 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu 14

1.2.5 Phân tích SWOT 17

1.3 Xác định mục tiêu chiến lược 20

1.3.1 Mục tiêu là gì ? 20

1.3.2 Yêu cầu đối với mục tiêu 21

1.3.3 Các thành phần ảnh hưởng đến mục tiêu 21

1.4 Các hình thức chiến lược trong đơn vị 22

1.4.1 Các chiến lược kết hợp trong thực tế 22

1.4.2 Các chiến lược chuyên sâu 24

1.4.3 Chiến lược mở rộng hoạt động thực tiễn 26

1.4.4 Các chiến lược khác trong thực tiễn 28

1.4.5 Các chiến lược chức năng 29

1.4.6 Chiến lược quản lý nguồn nhân lực 33

1.4.7 Chiến lược cạnh tranh 34

 

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI BƯU ĐIỆN CỦ CHI 35

2.1 Giới thiệu về Bưu Điện Củ Chi 35

2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bưu điện Củ Chi 36

2.3 Tổ chức mạng lưới Bưu chính, dịch vụ Bưu chính tại Bưu điện Củ Chi 39

2.3.1 Mạng lưới Bưu cục 39

 

 

 

 

2.3.2 Mạng đường thư Bưu chính 40

2.3.3 Các dịch vụ đang kinh doanh tại Bưu điện Củ Chi 41

2.4 Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh tại Bưu điện Củ Chi 41

2.4.1 Kết quả hoạt động cung cấ[ dịch vụ bưu chính trong những năm qua 41

2.4.2 Kết quả hoạtđộng sảnxuất kinhdoanh tại Bưuđiện CủChi năm 2009. 44

2.4.3 Tình hình biến động doanh thu bưu chính từ 2006 -2009 47

 

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ BƯU CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN CỦ CHI GIAI ĐOẠN 2010 – 2013. 51

 

3.1 Phân tích môi trường kinh doanh 51

3.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô 51

3.1.2 Phân tích môi trường vi mô 58

3.1.3 Lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 64

3.1.4 Phân tích môi trường nội bộ 65

3.1.5 Lập ma trận hình ảnh cạnh tranh 71

3.2 Xây dựng ma trận SWOT 72

3.2.1 Những điểm mạnh của Bưu điện Củ Chi 72

3.2.2 Những điểm yếu 72

3.2.3 Những cơ hội 73

3.2.4 Những nguy cơ 73

3.2.5 Ma trân SWOT 74

3.3 Xây dựng ma trận thành lập các yếu tố bên trong – bên ngoài 76

3.4 Hoạch định mục tiêu và lựa chọn chiến lược kinh doanh 76

3.5 Thực thi chiến lược 79

3.5.1 Mục tiêu phát triển của Bưu điện Củ Chi trong 2010 79

3.5.2 Chiến lược đa dạng hóa dịch vụ 81

3.5.3 Chiến lược phát triển sản phẩm 94

3.5.4 Chiến lược bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực 99

3.5.5 Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ 102

3.6 Đánh giá chiến lược 110

3.6.1 Xem xét cơ sở đánh giá chiến lược 110

3.6.2 Đánh giá kỳ vọng của chiến lược 111

3.6.3 Nhận xét tính khả thi của chiến lược 115

3.7 Ý kiến đề xuất 116

 

 

doc120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3463 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu điện Củ Chi giai đoạn 2010 – 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ, giảm nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp đạt giá trị sản xuất 737.434 triệu đồng tăng 10.53% đạt 104,42% kế họach năm 2008. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giảm diện tích đất trồng lúa 1.206ha để tăng diện tích trồng rau sạch, hoa-cây –kiểng, cây ăn quả, nuôi thủy sản. Sản xuất công nghiệp thực hiện 1.511.493 triệu đồng tăng 49,24% kế họach năm trong đó doanh nghiệp tư nhân, tập thể, hộ cá thể chiếm 333.438 triệu đồng chiếm 22%. Giá trị xuất khẩu 895.804 triệu đồng tăng 21,60% so cùng kỳ năm 2007. Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công tác quản lý đô thị, được quan tâm đúng mức. Tổng vốn đầu tư đến nay đã thực hiện là 67.897 triệu đồng/76.931 triệu đồng đạt 88,22% kế hoạch. Nhiều công trình phúc lợi xã hội đã và đang được hình thành. Nhà ở và các công trình công cộng đang được phát triển. Bộ mặt huyện ngày càng khang trang, sạch đẹp. Trong toàn huyện đến nay đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 6.000/8.000 người có việc làm tại các công ty nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân trong nước, đạt 66,11% kế họach. Bên cạnh là việc quan tâm đào tạo xuất khẩu nguồn lao động cho hàng trăm lao động để góp phần giải quyết việc làm cho nhu cầu xuất khẩu lao động của cả nước. Công tác xoá đói, giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện, số hộ nghèo thu hẹp dần. Tổng số hộ nghèo đầu năm 2009 là 2.183 hộ, huyện đã hộ trợ vốn vay đến nay cho 1.497 hộ với số tiền 9.042 triệu đồng/10.609 triệu đồng làm giảm hộ nghèo xuống còn chỉ còn 33%. Tóm lại, với những chỉ tiêu phát triển kinh tế trên, đó là bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế huyện Củ Chi. Đời sống người dân ổn định, mức sống ngày càng tăng, nhu cầu kinh tế, đời sống tinh thần ngày càng cao. Đó chính là nền tảng vững chắc để thúc đẩy kinh tế các ngành phát triển, mà đặc biệt là lĩnh vực Bưu chính của Bưu điện Củ Chi. Đây chính là cơ hội cho Bưu điện Củ Chi trong việc mở rộng, tăng cường phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế địa phương. (Các số liệu trên trích từ báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Uỷ ban nhân dân huyện năm 2009) 3.1.1.2 Yếu tố chính trị và pháp luật. Chính trị: Việt Nam là một quốc gia có nền tảng ổn định về mặt chính trị. Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập. Đó là tình hình chung về chính trị cả nước nên trong những năm qua Thành phố Hồ Chi Minh cũng như huyện Củ Chi nói riêng luôn đảm bảo an ninh chính trị, quốc phòng toàn dân. Huyện Củ Chi với sự ổn định về chính trị đã tạo điều kiện vững chắc và thuận lợi cho sự đổi mới kinh tế, thu hút đầu tư phát triển nhiều khu công nghiệp, tạo được công ăn việc làm cho người dân, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, ngày càng củng cố niềm tin trong nhân dân, tạo sự an toàn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Pháp luật: Môi trường pháp lý: Sự ra đời của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông vào tháng 10/2002, đã tạo ra khung pháp lý an toàn cho doanh nghiệp Bưu chính hoạt động. Đây là văn bản pháp quy ràng buộc các nhà doanh nghiệp Bưu chính phải tuân thủ và tạo ra một động lực mới để phát triển Bưu chính Viễn thông nhằm phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo quyền chủ động cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Sự ra đời của Sở Bưu chính Viễn Thông Thành phố Hồ Chí Minh với chức năng quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh Bưu chính Viễn thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng là một môi trường pháp lý tạo tính công bằng, minh bạch cho các doanh nghiệp Bưu chính trong xu thế cạnh tranh phát triển. Việc chia tách độc lập giữa Bưu chính và Viễn thông được xem là giải pháp tất yếu để hai khối tự lập trong vấn đề sản xuất kinh doanh Bưu chính Viễn thông và hạch tóan độc lập. Đây là cơ hội cũng như thách thức cho khối Bưu chính để chủ động hòan tòan trong chiến lược kinh doanh và tiếp cận công nghệ hiện đại. Tạo điều kiện để Bưu chính từng bước tiếp cận với trình độ thế giới. Từ những vấn đề trên thể hiện môi trường kinh doanh khá ổn định nhưng cũng không kém thách thức cho lĩnh vực Bưu chính. Tuy nhiên, cũng đảm bảo tạo ra khung pháp lý an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Bưu chính. Chính sách, xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế: Với chủ trương của Nhà nước xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ kinh tế đối ngọai để tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường quốc tế nhằm thực hiện thành công công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước được đề ra từ Đại hội VI nên các chính sách của nhà nước về Bưu chính viễn thông đã từng bước thay đổi phù hợp với yêu cầu thực tiễn cho mỗi giai đọan. Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, là bước chuyển mình trong kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam, từ chỗ “độc quyền” sang cạnh tranh. Theo Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, buộc chính phủ Việt Nam phải mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư và tham gia lĩnh vực Bưu chính Viễn thông. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN; hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN; hiệp định về không gian thương mại điện tử ASEAN; Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương. Đây là các thỏa thuận quan trọng ngành Bưu chính – Viễn thông Việt Nam đã tham gia. Tất cả những điều trên đã đặt ra cho Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông (VNPT), Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (Vnpost) những cơ hội mới, đồng thời không tránh khỏi các thách thức đối với Bưu chính nói chung và Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh – Củ Chi nói riêng. 3.1.13 Yếu tố văn hóa-xã hội. Huyện Củ Chi trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực trong sự tăng trưởng kinh tế. Vì thế, đời sống của nhân dân đã ngày càng cải thiện, mức sống vật chất ngày càng cao nên đời sống tinh thần ngày càng được nâng lên đáng kể. Cùng với việc thực hiện chủ đề năm 2009 – năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Ý thức của nhân dân huyện về xây dựng nếp sống văn minh độ thị được nâng lên rõ rệt. Công tác chăm lo đời sống người dân được quan tâm thường xuyên và đạt nhiều kết quả thiết thực đã đưa 7.145 hộ nghèo ra khỏi chương trình xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,06% cơ bản hòan thành chương trình xóa đói giảm nghèo giai đọan 2. Về y tế có nhiều tiến bộ trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân huyện, việc giáo dục rèn luyện y đức người thấy thuốc có sự chuyển biến tích cực. Trung tâm y tế huyện Củ Chi nay đã trở thành Bệnh viện đa khoa huyện Củ Chi, được đầu tư nhiều thiết bị vật chất nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu y tế của nhân dân huyện. Hiệu suất đào tạo trong giáo dục ở các cáp học đều tăng: bậc tiểu học có 99,91% học sinh hòan thành chương trình tiểu học; bậc trung học phổ thông có 94,76% đạt tỷ lệ tốt nghiệp; tỷ lệ học sinh bổ túc 65,88% (139/211 em). Toàn huyện đã cơ bản hoàn thành bậc phổ cập Trung học phổ thông. Hệ thống trường học, bệnh viện được đầu tư và nâng cấp đúng mức: xây dựng trường học Trung học phổ thông ở các xã trên toàn huyện. Các công trình công cộng, khu vui chới giải trí được sửa chữa, xây dựng mới đáp ứng kịp thời nhu cầu đời sống tinh thần cho nhân huyện: Công viên nước Củ Chi; Trung tâm Văn hóa huyện; Nhà văn hóa thiếu nhi; khu du lịch sinh thái xã Nhuận Đức; Bình Mỹ; khu di tích địa đạo Củ Chi,…tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ dân trí và hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Đời sống văn hóa – xã hội ổn định mức sống nhân dân ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và đa dạng. Đó cũng là một trong những nhân tố để các doanh nghiệp đầu tư, định hướng và phát triển đó cũng là điều kiện, cơ hội cho lĩnh vực Bưu chính của Bưu điện Củ Chi phát triển. 3.1.1.4 Yếu tố tự nhiên dân số. Huyện Củ Chi nằm ở phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh gồm 20 xã và 01 thị trấn, với diện tích khỏang 43.000 ha bằng 20,74% diện tích thành phố. Có 02 trục đường lớn xuyên tâm huyện Củ Chi là quốc lộ Xuyên Á từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Tây Ninh, qua Campuchia bằng cửa khẩu Mộc Bài. Có đường tỉnh lộ nối liền 2 tỉnh Long An và Bình Dương. Có sông Sài gòn nối liền các tỉnh lân cận thuận tiện cho việc giao thông bằng đường thủy. Củ Chi có môi trường tự nhiên tương đối sạch, do cách xa trung tâm thành phố, mật độ giao thông chưa cao, được thiên nhiên ưu đãi và có nhiều cây xanh. Có nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Dân số khoảng trên 326.000 người, mật độ dân số khỏang 751/km2 cho thấy địa bàn tương đối rộng nên cũng ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ Bưu chính của Bưu điện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư nhiều nên làm tăng số lượng người dân trên địa bàn huyện. Lao động nhập cư cũng là một trong những khách hàng bưu chính, bởi nhu cầu thông tin trao đổi, chuyển phát bưu phẩm với gia đình của lao động nhập cư. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các dịch vụ bưu chính. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 63,05% dân số trong đó độ tuổi lao động dưới 45 chiếm 79%. Đây là lực lượng lao động trẻ dồi dào cho huyện Củ Chi, là khách hàng tiềm năng cho tất cả các doanh nghiệp sản xưất, dịch vụ. Với đặc điểm tự nhiên và mật độ dân số, nguồn lao động của huyện Củ Chi sẽ là tiềm năng để Bưu chính tăng cường phát triển các lọai hình dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu nhân dân huyện trong tương lai. 3.1.1.5 Yếu tố công nghệ. Yếu tố công nghệ trong Bưu chính: tự động hóa, vi tính hóa sẽ làm cho chu kỳ sống sản phẩm được rút ngắn, sản phẩm mới ra đời có tính năng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Quá trình tự động hóa Bưu chính sẽ tăng năng suất lao động, giảm số lượng nhân công, tiết kiệm lao động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay trong việc tự động hóa quy trình sẽ tạo ra một lực lượng lao động dư thừa, và phải cần một lực lượng lao động năng động có trình độ, bắt kịp thay đổi của công nghệ và yếu tố không kém quan trọng là nguồn vốn. Với xu thế phát triển hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực Bưu chính nói riêng cần phải không ngừng đầu tư công nghệ, thay đổi chính mình mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong thời ký mới. Đối với Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Bưu điện Củ Chi nói riêng đã nhanh chóng triển khai một số chương trình tin học ứng dụng cho các dịch vụ Bưu chính như : Dịch vụ Chuyển tiền, dịch vụ Bưu phẩm Bưu kiện, Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, bổ sung các thiết bị cơ sở vật chất như cân điện tử, máy đóng dấu xoá tem, máy gói buộc Bưu phẩm bưu kiện ….đã mang lại hiệu quả thiết thực cho sản xuất Bưu chính, góp phần tăng năng xuất lao động và chất lượng dịch vụ cao hơn so với sử dụng công nghệ truyền thống trước đây. Bưu chính, có thể tận dụng công nghệ để phát triển Bưu chính điện tử. Đây cũng chính là một trong những cơ hội giúp cho doanh nghiệp Bưu chính có điều kiện phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu trong thời kỳ đổi mới, nhu cầu đa dạng của khách hàng. Cho nên, để phục vụ và đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng Bưu chính nói chung và Bưu điện Củ Chi nói riêng cần có nguồn lực có chất lượng về trình độ, năng lực, nhanh chóng hòa nhập với xu thế hội nhập kinh tế của đất nước. Có thể mới giữ vững và phát triển cùng đất nước. 3.1.2 Phân tích môi trường vi mô. 3.1.2.1 Đối thủ tiềm năng. Trong xu thế tự do hóa kinh doanh như hiện nay, thì việc các doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực Bưu chính nói riêng có đối thủ tiềm năng là điều không thể tránh khỏi. Đối với lĩnh vực Bưu chính, đang là lộ trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế, không chỉ doanh nghiệp tiềm ẩn trong nước mà kể cả các doanh nghiệp tiềm ẩn nước ngòai cũng tham gia vào lĩnh vực Bưu chính. Đầu tiên, các doanh nghiệp này sẽ thâm nhập thị trường ở các tỉnh, thành phố lớn để khai thác các dịch vụ: chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện, chuyển tiền nhanh. Từ đó, các doanh nghiệp này sẽ mở rộng thị trường thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh, các đại lý để kinh doanh dịch vụ Bưu chính. Đối thủ tiềm năng còn có các doanh nghiệp nhỏ hay cá nhân tham gia cạnh tranh chủ yếu khai thác dịch vụ phát hành báo chí tại các trung tâm thành phố lớn. Hiện tại trên địa bàn huyện Củ Chi cũng có những đối thủ tiềm năng cạnh tranh: Chi nhánh điện lực Củ Chi: kinh doanh dịch vụ Bưu chính. Các shop hoa ở Thị Trấn huyện Củ Chi: nhận và phát tận địa chỉ theo yêu cầu khách hàng với giá cước ưu đãi hơn Bưu điện. Các đối thủ tiềm năng có các điểm mạnh-yếu như sau: Điểm mạnh: Nghiên cứu và tham gia những thị trường có tiềm năng, dân cư đông, mức sống cao. Chọn lựa kinh doanh những dịch vụ mang tính lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân kinh doanh có thể linh động trong việc điều chỉnh giá. Cách quản lý năng động, linh họat khi cần thiết. Thực hiện công tác tiếp thị, quảng cáo thường xuyên và đạt hiệu quả. Điểm yếu: Không có nhiều kinh nghiệm. Mạng lưới phục vụ không rộng khắp. Nguồn lực còn thiếu. 3.1.2.2 Đối thủ cạnh tranh hiện tại. Đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam ngày nay đã không còn ở thế độc quyền trong kinh doanh bởi sự hội nhập kinh tế quốc tế nên có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh về cung cấp dịch vụ Bưu chính – Viễn thông: Công ty Viễn Thông Quân đội ( Viettel) Công ty Viễn thông Điện lực. Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính – Viễn thông Sài gòn (SPT) Công ty chuyển phát nhanh DHL, Fedex, UPS, EMS Hệ thống Ngân hàng Các doanh nghiệp tư nhân Đây là những đối thủ cạnh tranh luôn gây áp lực, tạo nhiều thách thức cho doanh nghiệp Bưu chính – Viễn thông. Hiện nay, các dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển tiền là một trong những dịch vụ kinh doanh hiệu quả của Bưu Chính nhưng cũng đang ở thế cạnh tranh gay gắt của các cơng ty. Các doanh nghiệp này thực hiện thủ tục, hình thức kinh doanh đơn giản, không phải qua đúng qui trình chấp nhận với thủ tục giấy tờ phức tạp. Cụ thể như : Dịch vụ chuyển phát nhanh DHL, Fedex, UPS: Là những công ty chuyển phát nhanh hiện nay Bưu điện TP Hồ Chí Minh nói chung và Bưu điện Củ Chi đang làm đại lý. Các doanh nghiệp này là những tập đòan lớn nhất thế giới. Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Luôn coi trọng chất lượng dịch vụ thời gian chuyển phát đúng chỉ tiêu đề ra, đó là một trong những yêu cầu thiết yếu của khách hàng hiện nay. Có uy tín lớn đối với các doanh nghiệp đang là khách hàng. Có chính sách chăm sóc khách hàng riêng biệt, thu hút khách hàng hấp dẫn và linh hoạt. Riêng dịch vụ Fedex hiện nay Bưu điện Tp Hồ Chí Minh không còn là đại lý vì thế đã giảm đi một mức doanh thu đáng kể là 250 triệu đồng mỗi năm cho Bưu điện Củ Chi và tăng sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Công ty cổ phần chuyển phát nhanh EMS: Mặc dù hiện tại Bưu điện TP Hồ Chí Minh làm đại lý cho Công ty này nhưng vẫn cung cấp dịch vụ Vexpress là dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước của Bưu điện Tp. Hiện đã ký hợp đồng với 19 Bưu điện tỉnh thành. Tuy mạng lưới chuyển phát còn hạn chế nhưng hy vọng trong thời gian tới sẽ nhân rộng và phát triển dựa trên lợi thế mạng lưới Bưu chính sẳn có. Vì thế, các sản phẩm chuyển phát nhanh trong nước dần sẽ chuyển sang dịch vụ Vexpress sẽ mang đến doanh thu 100% cho đơn vị không phải tính tỷ lệ ăn chia hoa hồng như hiện nay với công ty cổ phần EMS (tỷ lệ hoa hồng được tính dựa trên sản lượng nhận gửi, chuyển phát, tỷ lệ nhập báo phát trên mạng EMS). Dịch vụ PHBC: Tại Bưu điện Củ Chi đã bị chia sẻ thị phần bởi Viễn Thông Quân đội (Viettel), SPT: những khách hàng lớn thuộc khối lực lượng vũ trang, các quân-sư đòan ở Đồng Dù-Củ Chi. Đây là những khách hàng có sản lượng doanh thu tương đối cao đối với hoạt động Bưu chính nhiều năm qua. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân kinh doanh dịch vụ PHBC. Họ chủ động đặt báo chí với tòa soạn, linh động trong giờ chuyển phát báo không như Bưu điện phải phụ thuộc tuyến đường thư Bưu chính nên khi báo chí đến khách hàng cá nhân hay đại lý thì đã chậm trễ. Dịch vụ chuyển tiền: Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất hiện nay là hệ thống các ngân hàng. Mạng lưới ngân hàng ngày càng phát triển trên tòan thành phố và các quận huyện ngọai thành, huyện Củ Chi. Với tác phong phục vụ hết sức chuyên nghiệp. Chính vì vậy, làm giảm một lượng khách hàng đáng kể (khách hàng là doanh nghiệp, tư nhân làm ăn lớn có nhu cầu chuyển tiền nhanh). Ngoài ra, việc triển khai dịch vụ rút tiền tự động qua máy ATM của ngân hàng cũng đã làm giảm mạnh lượng tiền gửi qua Bưu điện. Nhìn chung, các đối thủ cạnh tranh của Bưu điện Củ Chi hiện đang tạâp trung vào các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh lớn để tạo khả năng lợi nhuận cao và tập trung khai thác ở khu vực Thị Trấn huyện. Họ là những đối thủ cạnh tranh có mức tăng trưởng ngày càng cao, có đầu tư công nghệ hiện đại, quản trị tốt. Công ty viễn thông quân đội Vietel: Doanh nghiệp mới ra đời nên có ưu thế hơn về công nghệ, nghiên cứu thị trường kỷ lưỡng, mạnh dạn tiếp thu công nghệ mới, đội ngũ nguồn nhân lực trẻ, năng động. Bộ máy tinh gọn, làm việc hiệu quả. Chọn lựa ngay thị trường sinh nhiều lợi nhuận để đi vào khai thác Có chiến lược quảng cáo, tiếp thị gây ấn tượng đối với khách hàng (chương trình game show,…) Tuy nhiên, mạng lưới còn thưa thớt, chưa có trụ sở chính còn thuê nhà làm việc. Đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm. Chưa kịp đáp ứng nhu cầu khách hàng do chưa chuẩn bị tốt về đầu tư mạng lưới. Ngân hàng: cạnh tranh với dịch vụ chuyển tiền nhanh và tiết kiệm Bưu điện Thể hiện tính chuyên nghiệp cao do chuyên ngành tài chính, tiền tệ. Mặt bằng khang trang, tiện nghi. Chủ động về tài chính rất tốt, có khả năng chi trả lớn. Các dịch vụ rất đa dạng, khách hàng có thể lựa chọn như tín phiếu, tiết kiệm vơi nhiều hình thức khuyến mãi. Có uy tín cao trong kinh doanh tiền tệ, được khách hàng biết đến nhiều. Đa dạng hoá hình thức thanh toán: chuyển khoản, sec.. Tuy nhiên, mạng lưới chưa rộng khắp như Bưu điện, tập trung ở các khu dân cư đông đúc. Thời gian cung cấp chưa tiện lợi, chỉ làm việc trong giờ hành chánh. Hiện tại, Bưu điện Củ Chi vẫn là doanh nghiệp chủ lực trong kinh doanh Bưu chính Viễn thông, đang năm giữ thị phần, mạng lưới phục vụ rộng khắp trên toàn huyện, tạo được uy tín cho nhân dân huyện. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan, bởi chính những khách hàng lớn sẽ làm tăng doanh thu cho đơn vị. Cho nên, cần có ngay những chính sách, định hướng kinh doanh phù hợp và hiệu quả để khai thác tất cả khách hàng giữ vững vị thế kinh doanh. 3.1.2.3 Khách hàng. Khách hàng là yếu tố quyết định đầu ra của doanh nghiệp. Trong xu thế kinh tế mở như hiện nay thì vai trò của khách hàng ngày càng trở nên rất quan trọng, khách hàng là người quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp, khách hàng là thượng đế, là người trả lương cho chúng ta. Khách hàng hiện tại: Là những người đang sử dụng dịch vụ của Bưu điện Củ Chi trong đó có khách hàng đặc biệt, khách hàng trung thành, khách hàng vừa và nhỏ. Loại khách hàng này đã quen với hình ảnh Bưu điện. Khi họ có nhu cầu là sẽ nghĩ đến Bưu điện. Đây là nhóm khách hàng đem lại doanh thu cao cho đơn vịï. Khuynh hướng tiêu dùng của nhóm khách hàng này: Khách hàng lớn: là các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngòai nước sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh DHL, Fedex, EMS, chuyển tiền nhanh, các dịch vụ viễn thông. Quy mô họat động rộng, sử dụng dịch vụ tập trung theo mùa và ổn định. Cần dịch vụ đạt chất lựơng như mong muốn của họ, cần chính sách quan tâm về mặt tinh thần rất lớn, cần tạo sự tôn vinh và khuyếch trương thương hiệu. Đây là những khách hàng mà các doanh nghiệp khác cũng đang hướng đến Khách hàng trung thành: là các cơ quan đòan thể, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân khinh doanh, họ sử dụng dịch vụ rãi rác hoặc theo mùa trong năm. Nhu cầu giá cước rẻ, giao dịch nhanh chóng. Họ quan tâm các chính sách chăm sóc khuyến mãi khi sử dụng dịch vụ Bưu điện. Khách hàng tiềm năng: Là những khách hàng chưa tham gia thị trường của Bưu chính nhưng có khả năng tham gia và những khách hàng hiện đang sử dụng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Đó là những tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trong và ngoài nước mới hình thành và sắp hình thành trong tương lai. Khi nghiên cứu, phân tích được rõ các đối tượng khách hàng sẽ giúp cho Bưu điện Củ Chi hiểu rõ nhu cầu của họ để đáp ứng, để lôi kéo và giữ họ đến với mình. Nhu cầu thì đa dạng, thị trường thì luôn trong thế cạnh tranh mạnh mẽ. Vì thế, dịch vụ Bưu chính cần cung cấp hết sức đa dạng, để hướng đến những đối tượng khách hàng này làm tăng doanh thu Bưu chính cho đơn vị. 3.1.2.4 Nhà cung ứng. Bưu điện Củ Chi không phải lo lắng nhiều đến nhà cung ứng vì sản phẩm của Bưu điện là dịch vụ. Có khách hàng thì sản phẩm sẽ được tạo ra từ nguồn cung cấp là lực lượng lao động, trang thiết bị (máy tính, máy in, các lọai xe vận chuyển,…): Lao động hiện nay là lực lượng có sẳn đã qua đào tạo từ khâu tuyển chọn và ký hợp đồng dài hạn đủ để phục vụ cho đơn vị. Trang thiết bị đã được trang cấp từ Bưu điện Thành phố hay được chi phí mua sắm và đầu tư khấu hao dài hạn nên không biến động và khan hiếm trên thị trường hiện nay. 3.1.2.5 Sản phẩm thay thế và bổ sung. Đối với Bưu chính sản phẩm dịch vụ kinh doanh truyền thống là chuyển tiền, Bưu phẩm, bưu kiện nhưng hiện nay các dịch vụ truyền thống bưu phẩm, chuyển tiền đã có sản phẩm thay thế và bổ sung: sự phát triển của dịch vụ điện thọai di động, Internet, Fax được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp, cá nhân phát triển mạnh vì thế việc chuyển phát thư từ đã giảm vì tính ưu việt của việc liên lạc nhanh chóng qua điện thọai, email, fax với giá cước chấp nhận được. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng, sự xuất hiện của các dịch vụ mới chuyển khoản, rút-chuyển tiền qua thẻ đã làm giảm lượng khách hàng lớn, thường xuyên của dịc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN TOT NGHIEP.doc
  • docBia Khoa luan tot nghiep.DOC
Tài liệu liên quan