MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ----------------------------------------------------------------------------------------------- i
Tóm tắt --------------------------------------------------------------------------------------------------- ii
Mục lục --------------------------------------------------------------------------------------------------- iii
Danh mục hình ------------------------------------------------------------------------------------------ vi
Danh mục bảng ------------------------------------------------------------------------------------------ vi
Danh mục biểu đồ--------------------------------------------------------------------------------------- vii
Danh mục các từviết tắt-------------------------------------------------------------------------------- viii
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đềtài ---------------------------------------------------------------------------------- 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------ 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------ 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------- 2
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------- 2
1.6 Cấu trúc của đềtài nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 2
Chương 2: CƠSỞLÝ THUYẾT-MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm cơbản ---------------------------------------------------------------------------- 4
2.1.1. Khái quát xuất khẩu----------------------------------------------------------------------- 4
2.1.2. Chiến lược kinh doanh ------------------------------------------------------------------- 5
2.1.3. Marketing quốc tế------------------------------------------------------------------------- 5
2.1.4. Các tỷsốtài chính ------------------------------------------------------------------------ 6
2.2. Phân tích môi trường hoạt động doanh nghiệp--------------------------------------------- 7
2.2.1. Phân tích môi trường vĩmô-------------------------------------------------------------- 9
2.2.2. Phân tích môi trường tác nghiệp -------------------------------------------------------- 10
2.2.3. Phân tích môi trường nội bộ------------------------------------------------------------- 14
2.3. Các công cụ đểxây dựng phương án và lựa chọn chiến lược ---------------------------- 16
2.3.1. Các công cụ đểxây dựng phương án chiến lược-------------------------------------- 16
2.3.2. Các công cụlựa chọn chiến lược-------------------------------------------------------- 18
2.4. Mô hình nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------ 20
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kếnghiên cứu-------------------------------------------------------------------------------- 22
3.2. Quy trình nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------ 22
Chương 4: GIỚI THIỆU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HUY NAM
4.1 Quá trình thành lập và phát triển công ty---------------------------------------------------- 24
4.2 Cơcấu tổchức của công ty ---------------------------------------------------------------------- 25
4.3 Tầm nhìn của công ty----------------------------------------------------------------------------- 26
4.4 Sản phẩm kinh doanh ---------------------------------------------------------------------------- 26
4.5 Thịtrường tiêu thụ-------------------------------------------------------------------------------- 26
Chương 5: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HUY NAM
5.1 Phân tích môi trường bên ngoài---------------------------------------------------------------- 28
5.1.1.Môi trường vĩmô---------------------------------------------------------------------------- 28
Tựnhiên ---------------------------------------------------------------------------------- 28
Văn hóa-xã hội--------------------------------------------------------------------------- 29
Kỹthuật-công nghệ--------------------------------------------------------------------- 30
Kinh tế------------------------------------------------------------------------------------ 31
Chính trị-pháp luật ---------------------------------------------------------------------- 34
5.1.2. Môi trường vi mô---------------------------------------------------------------------------- 36
Khách hàng ------------------------------------------------------------------------------- 39
Đối thủcạnh tranh ----------------------------------------------------------------------- 41
Đối thủcạnh tranh tiềm ẩn ------------------------------------------------------------- 49
Sản phẩm thay thế----------------------------------------------------------------------- 49
Nhà cung cấp----------------------------------------------------------------------------- 49
5.2 Phân tích môi trường bên trong ---------------------------------------------------------------- 51
5.2.1. Các hoạt động chủyếu---------------------------------------------------------------------- 53
Hậu cần đầu vào ------------------------------------------------------------------------- 53
Vận hành---------------------------------------------------------------------------------- 54
Hậu cần đầu ra --------------------------------------------------------------------------- 55
Marketing và bán hàng------------------------------------------------------------------ 55
5.2.2. Các hoạt động hỗtrợ------------------------------------------------------------------------ 57
Thu mua----------------------------------------------------------------------------------- 57
Phát triển công nghệ--------------------------------------------------------------------- 57
Quản trịnguồn nhân lực ---------------------------------------------------------------- 58
Cơsởhạtầng----------------------------------------------------------------------------- 59
Chương 6: CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN HUY NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015
6.1.Mục tiêu của công ty ----------------------------------------------------------------------------- 64
6.1.1. Căn cứxây dựng mục tiêu ----------------------------------------------------------------- 64
6.1.2. Mục tiêu doanh nghiệp --------------------------------------------------------------------- 64
6.2.Xây dựng chiến lược kinh doanh--------------------------------------------------------------- 64
6.2.1. Ma trận SWOT ------------------------------------------------------------------------------ 64
6.2.2. Ma trận hoạch định chiến lược định lượng----------------------------------------------- 67
6.3. Giải pháp thực hiện chiến lược ---------------------------------------------------------------- 71
Chiến lược thâm nhập thịtrường Nga ------------------------------------------------ 71
Chiến lược phát triển sản phẩm-------------------------------------------------------- 71
Chiến lược tích hợp dọc xuôi chiều --------------------------------------------------- 72
6.4. Thực hiện chiến lược----------------------------------------------------------------------------- 73
Kiểm tra lại các mục tiêu, điều kiện môi trường và các chiến lược --------------- 73
Phân bổcác nguồn lực ------------------------------------------------------------------ 73
Kếhoạch ngân sách --------------------------------------------------------------------- 74
6.5. Kiểm tra và đánh giá chiến lược--------------------------------------------------------------- 75
6.5.1. Nội dung kiểm tra --------------------------------------------------------------------------- 75
6.5.2. Phương pháp định lượng kết quảthực hiện ---------------------------------------------- 75
6.5.3. So sánh kết quả đạt được với các tiêu chuẩn -------------------------------------------- 75
6.5.4. Tìm kiếm nguyên nhân sai lệch ----------------------------------------------------------- 75
6.5.5. Sửa chữa sai lệch ---------------------------------------------------------------------------- 76
Chương 7: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
7.1. Kết luận--------------------------------------------------------------------------------------------- 77
7.2.Hạn chếcủa đềtài -------------------------------------------------------------------------------- 77
7.3.Kiến nghị------------------------------------------------------------------------------------------- 77
102 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3436 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty TNHH Huy Nam giai đoạn 2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng 4,9 triệu tấn, cao hơn năm 2008.
Theo ước tính của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), nhu cầu thủy hải sản trên thế
giới ở mức cao. Đối với các nước công nghiệp phát triển, thị trường xuất khẩu chính của
Việt Nam, mức tiêu thụ thủy hải sản là trên 30kg/người/năm. Trong khi đó, nhu cầu nội
địa cũng đang tăng cao do đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Theo ước tính
hiện nay là trên 20kg/người/năm. Như vậy, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản
là rất tiềm năng. Đặc biệt bước sang năm 2010, khi cuộc khủng hoảng kinh tế đã qua,
đời sống người dân dần ổn định và nâng cao, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thủy hải sản
trên thế giới cũng như nội địa sẽ tăng lên.
38 Không tác giả. 6/1/2010. Xuất khẩu thuỷ sản 2010 có nhiều cơ hội [trực tuyến]. Công ty cổ phần ATP
Truyền thông. Đọc từ (đọc ngày
15/05/2010).
39 Phòng Phân tích - Công ty cổ phần chứng khoán An Bình. 01/2010. Báo cáo ngành thủy sản Việt Nam.
Xây dựng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản cho Công ty TNHH Huy Nam
GVHD: ThS. Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Phạm Thị Mỹ Hạnh
Trang 38
3,695.9
4,150.0
4,582.9
4,418.5
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
11t - 2009
Biểu đồ 5-2: Giá trị sản xuất ngành thủy sản qua các năm (nghìn tấn)
Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam40:
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 155 thị trường trên thế giới, trong đó ba
thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng 60,6% kim ngạch xuất khẩu.
EU chiếm khoảng 26% thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ chiếm
khoảng 17,8% và 16,9%.
Tuy vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sang EU đã giảm 1,7% về khối lượng
và 6,7% về giá trị. Trong những năm gần đây, EU đã thay thế thị trường Mỹ và Nhật trở
thành thị trường có thị phần xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2010, EU sẽ áp dụng quy định EC 1005/2008, theo đó các
lô hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này sẽ phải cung cấp đầy đủ các thông tin
truy xuất về nguồn gốc. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất
khẩu sang thị trường này do đặc điểm đánh bắt cá ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, manh mún,
với phương thức hoạt động nay đây mai đó, vùng đánh cá đa dạng, không ổn định nên
việc truy xuất nguồn gốc là không dễ. Hơn nữa, nguyên liệu chế biến sản phẩm xuất vào
EU bao gồm cả tự khai thác và nhập khẩu nên thủ tục sẽ càng phức tạp. Phần lớn tầu
đánh cá cũng như doanh nghiệp chế biến chưa nắm được các thủ tục, hồ sơ nhằm đáp
ứng các quy định nói trên. Như vậy, nguy cơ mất thị phần quan trọng này là rất lớn.
Hiện, VASEP đang đàm phán với phía EU về việc lùi lại việc thực hiện quy định này
đến hết tháng 6/2010. Tuy nhiên, việc này là rất khó vì quy định này không chỉ áp dụng
với mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 21,2% về khối lượng và 12,3% về giá trị. Trong
những năm gần đây, Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh từ các nước như Indonesia,
Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc vào thị trường này. Trong khi đó, nhà nhập khẩu
Nhật ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm. Hiện nay, việc kiểm tra 100% được áp dụng với tất cả các lô hàng nhập khẩu từ
Việt Nam. Tôm là mặt hàng chính được xuất khẩu vào nước này. Hiện tại, Việt Nam
đang đàm phán với phía Nhật Bản. Sắp tới, nhiều khả năng, Nhật Bản sẽ áp dụng mức
thuế 0% đối với các sản phẩm tôm của Việt Nam.
40 Phòng Phân tích - Công ty cổ phần chứng khoán An Bình. 01/2010. Báo cáo ngành thủy sản Việt Nam.
Xây dựng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản cho Công ty TNHH Huy Nam
GVHD: ThS. Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Phạm Thị Mỹ Hạnh
Trang 39
Mỹ
17%
Nhật
18%
EU
26%
Khác
39%
Xuất khẩu sang Mỹ tình hình có khả quan hơn. 9 tháng đầu năm, thị trường này suy
giảm 3,2% về giá trị, tuy nhiên vẫn tăng 14,7% về khối lượng. Điểm gây khó khăn với
việc nhập khẩu vào thị trường này là biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa, với việc áp
dụng mức thuế chống phá giá cao cho các sản phẩm nhập khẩu chính của Việt Nam vào
Mỹ như cá tra, cá basa, tôm. Đối với mặt hàng cá tra, cá basa, do Mỹ xếp hai loại cá này
vào loại cá da trơn, vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu mức thuế chống phá
giá từ 36% đến 68%. Theo ITC đưa ra vào tháng 6 vừa qua, mức thuế này sẽ tiếp tục
được áp dụng đối với mặt hàng này trong 5 năm tới.
Riêng đối với mặt hàng tôm, có dấu hiệu đáng mừng là theo quyết định mới của Bộ
Thương mại Mỹ DOC vào tháng 9 vừa qua, mức thuế chống phá giá áp dụng cho các
sản phẩm tôm nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được xem xét giảm xuống gần bằng 0%.
Trong khi các thị trường chính tình hình xuất khẩu có phần ảm đạm thì tại thị trường
các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Asean, Canada có phần khả quan. 9 tháng
đầu năm, XK sang Trung Quốc tăng 17% cả về khối lượng và giá trị. Các thị trường này
đều đạt giá trị xuất khẩu hơn 50 triệu đôla.
Biểu đồ 5-3: Thị trường xuất khẩu của Việt Nam
Khách hàng
Khách hàng có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của
doanh nghiệp. Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm sao cho họ cảm thấy hài lòng
nhất là chuyện không dễ gì làm được. Nhưng vấn đề đầu tiên muốn thoả mãn nhu cầu
khách hàng là phải biết họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì để thoả mãn nhu
cầu của họ.
Ở đây, khách hàng chính của công ty là những nhà phân phối trung gian lớn ở các thị
trường Nhật, Nga, Châu Âu. (Xem phụ lục 2)
Khách hàng của doanh nghiệp được chia thành phân thành 2 loại:
- Khách hàng sử dụng sản phẩm là nguồn nguyên liệu sản xuất tiếp.
- Khách hàng bán lại sản phẩm cho khách hàng khác.
Đặc điểm khách hàng này:
Đây là những người khá am hiểu sản phẩm và có nhiều kiến thức chuyên môn về
thuỷ sản nên đòi hỏi về chất lượng là điều quan trọng nhất đối với đối tượng khách hàng
này. Điều này là trở ngại vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi doanh
nghiệp với quy mô còn nhỏ, sản xuất mang tính chất tự phát. Cụ thể việc đòi hỏi về chất
Xây dựng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản cho Công ty TNHH Huy Nam
GVHD: ThS. Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Phạm Thị Mỹ Hạnh
Trang 40
lượng như xây dựng những hàng rào kỹ thuật và thương mại ngày càng chặt chẽ, với
các quy định về dư lượng kháng sinh, về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản, về
kiểm dịch đang là thách thức lớn đối với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, họ là những khách hàng đã có mua bán thường xuyên nên có nhiều kinh
nghiệm trong thủ tục xuất nhập khẩu, khả năng ép giá cao đối với các doanh nghiệp
Việt Nam khi chưa có kinh nghiệm trên thương trường.
Họ có nguồn tài chính vững mạnh, có nhiều sự lựa chọn đối với các mặt hàng thuỷ
hải sản. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng phục vụ và
cung cấp nhiều dịch vụ nhiều hơn đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Khi chấp nhận giảm
giá xuất khẩu đồng nghĩa với việc tạo sức ép dây chuyền với người nuôi trồng và đánh
bắt trong nước. Để tồn tại các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau, điều này vô tình
đã tạo ra môi trường cạnh tranh trong nước ngày càng quyết liệt, các công ty sẽ chạy
đua gay gắt trong ngành.
Hệ thống luật pháp của các nước có những sự khác biệt lớn so với luật pháp Việt
Nam, gây khó khăn không nhỏ với các công ty xuất khẩu thuỷ sản. Vì chính khác biệt
đó làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận với pháp luật thương mại
quốc tế. Trong khi đó, sự hiểu biết của các DN thủy sản Việt Nam về luật pháp thương
mại quốc tế, đặc biệt là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại cũng rất hạn
chế, ảnh hưởng không ít đến năng lực cạnh tranh của các DN xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam.
Giá trị gia tăng mà khách hàng cần:
Chất lượng sản phẩm đảm bảo như các yêu cầu:
- Châu Âu: Quy định EC 1005/2008 có thể coi là rào cản đáng lo ngại nhất cho sản
lượng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng đầu, EU.
Việc các doanh nghiệp Việt Nam còn đang lúng túng trong việc thực hiện các bước
chuẩn bị về thủ tục, giấy tờ nhằm đáp ứng các yêu cầu từ phía EU có thể báo hiệu cho
những khó khăn ban đầu cho các doanh nghiệp nhập khẩu vào thị trường này vào những
tháng đầu năm 201041. Hiện tại, nhiều hợp đồng nhập khẩu từ phía EU đang bị hoãn lại
do phía EU chưa thấy các động thái rõ rệt từ phía Việt Nam trong việc thực thi quy định
mới. Trong khi đó, việc đàm phán lùi lại thời gian thực hiện quy định đến hết tháng
6/2010 là khó thành công. Nguy cơ đứng trước việc mất thị phần vào thị trường chiếm
đến 26% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là rất cao nếu phía Việt Nam không
thực hiện các chính sách cụ thể nhằm đáp ứng các yêu cầu từ phía EU. Điều này đòi hỏi
việc nổ lực không ngừng của các doanh nghiệp nếu muốn đánh vào thị trường châu Âu.
- Đối với Nhật và Nga thì chất lượng thuỷ sản cũng được xem trọng. Đây là nền tảng
để tạo uy tín cho doanh nghiệp Việt Nam khi muốn có bạn hàng lâu dài.
Do đây là những khách hàng trung gian, họ mua để kinh doanh tiếp hoặc chế biến lại
nên chi phí đầu vào càng thấp thì càng có lợi cho họ. Các doanh nghiệp xuất khẩu còn
được hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá giữa Việt Nam đồng và đồng ngoại tệ, như USD,
Yên Nhật, Euro. Trong năm 2009, đồng Việt Nam có xu hướng yếu đi so với các đồng
ngoại tệ khác. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi quy đổi doanh thu
sang Việt Nam đồng. Trong khi đó, phần lớn nguyên liệu đầu vào (thủy hải sản nguyên
41 Không tác giả. 10/09/2009. Ảnh hưởng của IUU tới xuất khẩu thuỷ sản [trực tuyến]. Báo Đầu tư. Đọc
từ
c903807cc7ea&ID=308 (đọc ngày 14/03/2010).
Xây dựng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản cho Công ty TNHH Huy Nam
GVHD: ThS. Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Phạm Thị Mỹ Hạnh
Trang 41
liệu, thức ăn chăn nuôi) là do nuôi trồng, mua từ các hộ dân ở trong nước, không ảnh
hưởng bởi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Vì thế, các nhà nhập khẩu thuỷ sản được hưởng
giá rất ưu đãi do những nguyên nhân trên. Với giá thấp này, làm tăng cường độ cạnh
tranh về giá giữa các doanh nghiệp. Hậu quả của việc cạnh tranh này làm cho giá của
Công ty đã thấp thì càng thấp hơn nữa, tăng nguy cơ bị kiện bán phá giá. Do vậy, sức ép
của khách hàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam càng lớn.
Một điều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam là trình tự thủ tục hành chính
nước ta còn rườm rà giảm khả năng xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản.
Văn hoá làm việc của các nước bạn, coi trọng uy tín nên những doanh nghiệp nào
giữ được uy tín thì sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn.
Vấn đề thương hiệu: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) là
kênh quảng cáo thương hiệu hiệu quả. Trong đó phải kể đến thương hiệu cá da trơn của
Việt Nam là khá mạnh, hiện nay chiếm khoản 75% thị phần xuất khẩu cá da trơn trên
toàn thế giới, và sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện trên khoảng 69 quốc gia trên thế
giới. Như vậy thương hiệu Việt Nam đã có mặt nhiều nước trên thị trường thế giới tạo
thuận lợi cho các công ty thuỷ sản Việt Nam đi thâm nhập các thị trường nước ngoài.
Đối thủ cạnh tranh
Trong phạm vi bài nghiên cứu khoa học này chỉ phân tích các đối thủ cạnh tranh
trong nước và chọn một số đối thủ trên địa bàn của tỉnh Kiên Giang không đề cập đến
các đối thủ ở thị trường nước ngoài.
Số lượng đối thủ cạnh tranh:
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành có số lượng tương đối lớn. Số lượng doanh
nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cũng ngày càng tăng, vì vậy áp lực cạnh tranh trong ngành
cao. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu, bị
đối tác lợi dụng đưa giá xuất khẩu xuống mức quá thấp với chất lượng thấp (tỷ lệ mạ
băng cao, dùng hóa chất giữ nước...) không những làm tổn hại đến hiệu quả và lợi ích
của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hộ ngư dân của Việt Nam, tạo cớ cho
những thông tin không tốt của báo chí các nước, dẫn đến nguy cơ làm mất thị trường.
Tốc độ tăng trưởng của ngành:
Nguồn cung thủy sản vẫn tiếp tục tăng trưởng qua các năm. Trong khi nhu cầu cả ở
Việt Nam và thế giới dự đoán trong năm 2010 sẽ được cải thiện và tăng lên đáng kể do
nền kinh tế đã qua khủng hoảng và đang phục hồi. Vì vậy, giá thủy sản dự báo có thể
tăng lên trong năm tới, do đây là nguồn thức ăn bổ dưỡng, thay thế cho cho các nguồn
thực phẩm khác đang rộ lên nhiều nguy cơ dịch bệnh. Ngành thủy sản Việt Nam vẫn
trong giai đoạn 2006-2010, đề ra mục tiêu gia tăng sản lượng trung bình là 3,8%/năm.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 10,63% và theo kế hoạch sẽ đạt khoảng 4 tỷ
đôla trong năm tới42. Với tốc độ tăng trưởng của ngành cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải
luôn đổi mới công nghệ, tăng năng suất để theo kịp tốc độ phát triển của ngành. Mặt
khác thị trường xuất khẩu đã mở rộng ra nhiều thị trường trên thế giới, doanh nghiệp có
nhiều cơ hội chọn lựa, tìm hiểu thị trường, đàm phán và thoả thuận với đối tác, điều này
làm giảm bớt cường độ cạnh tranh trong ngành.
42 Không tác giả. 01/03/2010. Xuất khẩu bừng tỉnh [trực tuyến]. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam. Đọc từ (đọc ngày 19/03/2010).
Xây dựng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản cho Công ty TNHH Huy Nam
Tính đa dạng:
Ngoài các kênh cung cấp chính như Nhật Bản, Mỹ, EU, Việt Nam đang tập trung mở
rộng thị trường xuất khẩu và dần dần mở rộng được thị phần tại các nước mới như Hàn
Quốc, Nga….Đa dạng thị trường cũng là cách giúp Việt Nam giảm được rủi ro của các
chính sách từ các thị trường xuất khẩu chính nhằm hạn chế xâm nhập thị trường.
Cũng như việc mở rộng thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang
từng bước đa dạng hóa các sản phẩm nhập khẩu. Ngoài các sản phẩm chính như tôm, cá
tra, cá basa, còn có các mặt hàng mới như mực, bạch tuộc, ngao gần đây cũng đã có
xuất khẩu ấn tượng trong thời gian qua. Khi sự đa dạng của sản phẩm cao, các công ty
có thể tự do lựa chọn sản phẩm cho doanh nghiệp mình để phục vụ xuất khẩu. Từ đó,
danh mục các sản phẩm xuất khẩu được mở rộng ra, điều này làm giảm bớt áp lực cạnh
tranh giữa các sản phẩm với nhau. Khách hàng có nhiều sự chọn lựa hơn, giảm bớt sự
cạnh tranh trong một sản phẩm. Vì vậy cường độ cạnh tranh trong ngành sẽ giảm
xuống.
Các rào cản rút lui:
Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị phải bảo đảm việc làm, đời sống cho lực
lượng lao động hiện đang làm việc trong doanh nghiệp, đẩy mạnh các giải pháp tạo việc
làm mới cho người lao động. Điều này nhằm tránh sa thải lao động làm tăng tỷ lệ thất
nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp muốn rút ra khỏi ngành thì phải vượt qua trở ngại khó
khăn chính sách chính phủ.
Đánh giá chung về cường độ cạnh tranh: số lượng đối thủ cạnh tranh ngày càng
tăng nên làm mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cao. Nhưng nhờ thị trường mở
rộng, việc đa dạng hoá sản phẩm được đẩy mạnh nên khả năng gay đua giữa các công
ty chưa xuất hiện nhiều. Vì vậy, sắp tới khi thị trường xuất khẩu dần ổn định thì cường
độ này tăng lên, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tạo được lợi thế cạnh tranh cho riêng
mình, đảm bảo phát triển bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp.
Hiện nay, xét về giá trị xuất khẩu thuỷ sản và trong phân khúc doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong phạm vi đề tài này sẽ đề cập một số công ty điển hình như: Công ty cổ phần
Thuỷ sản Kiên Giang có giá trị xuất khẩu thuỷ sản lớn hơn Huy Nam, tiếp đó là Công ty
TNHH Bảo Vinh có giá trị xuất khẩu tương đương, sau đó là Công ty TNHH Kiên
Cường mặc dù giá trị xuất khẩu thấp nhưng ngày càng gia tăng sản lượng. Lý do chọn
đối thủ cạnh tranh như trên vì Huy Nam muốn tấn công vào phân khúc này nên cần phải
biết năng lực cạnh tranh của các công ty này.
GVHD: ThS. Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Phạm Thị Mỹ Hạnh
Trang 42
Xây dựng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản cho Công ty TNHH Huy Nam
Công ty cổ phần Thủy sản Kiên Giang (KISIMEX)
Tên giao dịch : Kien Giang Sea Product Corporation
Địa chỉ: 39 Đinh Tiên Hoàng, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang.
Điện thoại: 077. 3862104
Fax: 077. 3862677
Email: kisimex@hcm.vnn.vn
Website: kisimex.com.vn
Ngày thành lập: 19/7/2006
Công ty KISIMEX được tọa lạc ngay vùng trung tâm nên rất có thế mạnh về sản lượng
nguyên liệu đầu vào phục vụ cho chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Công ty luôn
được sự tín nhiệm của các khách hàng trên toàn thế giới. Hệ thống các thành viên trong
Công ty bao gồm:
1-Xí nghiệp KISIMEX Kiên Giang (DL 110): chuyên sản xuất cá tra.
2- Xí nghiệp KISIMEX An Hoà (DL 120): chuyên sản xuất mực.
3- Xí nghiệp KISIMEX Rạch Giá (DL144): chuyên sản xuất chả cá, mực.
4- Cty Cổ phần Chế Biến Thuỷ Sản Kiên lương (DL 166, HK320): chuyên sản xuất
tôm.
5- Xí nghiệp KISIMEX Phú Quốc: chuyên sản xuất mực.
6- Xí nghiệp KISIMEX Bình An: chuyên sản xuất chả cá.
7- Xí nghiệp KISIMEX Tân Hiệp: chuyên nuôi trồng và chế biến thức ăn.
8- Xí nghiệp KISIMEX Rạch Sỏi: chuyên sửa chữa cơ khí và sản xuất bao bì.
9- Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh
10- Chi Nhánh Hà Nội
11- Chi Nhánh Hà Tiên
Sản lượng sản xuất bình quân trong tháng của mỗi đơn vị đạt từ 400 đến 600 tấn. Các
sản phẩm được xuất khẩu vào các thị trường trên thế giới. Trong đó thị trường chính là
Nhật, Châu Âu, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Mỹ,...
Mục tiêu tương lai: trở thành công ty xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu Việt Nam.
Chiến lược hiện tại của Kisimex là:
- Mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu sang nhiều thị trường
trên thế giới như thị trường châu Âu, Trung Đông...
- Tăng cường kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ vấn đề kháng sinh và truy xuất nguồn gốc
nguyên liệu, kết hợp công nghệ hiện đại với quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất con
giống, nuôi trồng, thu hoạch đến chế biến xuất khẩu.
Tiềm lực
Điểm mạnh:
- Nhờ có nguồn vốn mạnh, chất lượng sản phẩm đảm bảo nên công ty có khả năng
đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Tiếp theo những thành công trên thương trường
quốc tế, Kisimex đã và đã thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nhằm mục tiêu thêm nhiều
giá trị gia tăng cho khách hàng.
GVHD: ThS. Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Phạm Thị Mỹ Hạnh
Trang 43
Xây dựng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản cho Công ty TNHH Huy Nam
- Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ chế biến, nâng cấp điều kiện sản xuất, đảm bảo
chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, nhanh chóng thay đổi cơ cấu sản phẩm đáp ứng
kịp nhu cầu của thị trường thế giới đã tạo cho công ty mở rộng thêm thị trường xuất
khẩu. Đến nay, hàng hoá của Công ty đã xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới như:
Nhật, Châu Âu, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Mỹ… Ngoài việc đầu tư đánh bắt và thu
mua trên biển. Công ty còn hình thành đồng bộ mạng lưới dịch vụ hậu cần từ khâu sản
xuất, cung cấp tôm giống, kỹ thuật nuôi, thức ăn và phòng trị bệnh. Giúp các bộ phận
nuôi tôm, cá đạt hiệu quả. Nhằm tạo và kiểm soát tốt chất lượng nguồn nguyên liệu cho
chế biến xuất khẩu của Công ty.
- Ngoài ra, công ty luôn sẵn sàng tiếp thu các công nghệ mới để cung ứng các sản
phẩm phù hợp với tập quán, khẩu vị được ưa chuộng của nhiều thị trường khác nhau
trên thế giới.
- Kênh phân phối xuất khẩu của công ty được đầu tư đáng kể, đảm bảo nhu cầu xuất
khẩu cho công ty.
Điểm yếu:
- Lĩnh vực nghiên cứu, phát triển chưa được công ty chú trọng đầu tư phát triển, do
chỉ phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu trên một số thị
trường còn mang yếu tố bất ổn về sản lượng tiêu thụ.
- Đầu tư hoạt động tiếp thị ra thị trường nước ngoài còn yếu, vì thế chưa có nhiều
khách hàng biết đến công ty.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty
Với nguồn tài chính vững mạnh, Kisimex là một trong những công ty gần như đứng
đầu ngành xuất khẩu thuỷ sản. Công ty sẽ càng phát huy lợi thế này hơn khi vận dụng
tốt những điểm mạnh của mình để triệt tiêu những điểm yếu.
Công Ty TNHH Bảo Vinh
Tên giao dịch: Bao Vinh CO.,LTD.
Địa chỉ: KCN Cảng Cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên
Giang.
Email: minhhuong@baovinhco.com
Website:
Điện thoại: (84-077) 3616205
Fax: (84-077) 3616205
Công ty Bảo Vinh được thành lập năm 2000, chuyên sản xuất chế biến và kinh doanh
các mặt hàng thủy hải sản, nông sản. Công ty đặt nhà máy sản xuất tại Khu Công
Nghiệp Cảng Cá Tắc Cậu, Kiên Giang nhằm khai thác tối ưu nguồn nguyên liệu tại chỗ
rất dồi dào. Sản lượng nhà máy đạt tới 7.000 - 10.000 tấn/năm.
Thị trường xuất khẩu: Mỹ, Châu Âu, Nhật, Nga, Singapore, Hong Kong, Thái Lan,
Malaysia, Đài Loan, Trung Đông.
Với thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ, cộng với hệ thống dây chuyền chế biến
hiện đại, đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thực phẩm thủy sản chất
GVHD: ThS. Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Phạm Thị Mỹ Hạnh
Trang 44
Xây dựng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản cho Công ty TNHH Huy Nam
lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và đa dạng về chủng loại. Công ty không ngừng
cải tiến quy trình sản xuất, thiết bị và đặc biệt là cải tiến về năng lực con người, nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như quốc tế.
Theo đánh giá của FAO, Việt Nam xếp thứ 17 trong số 20 nước có sản lượng khai
thác thủy sản hàng năm từ 1 triệu tấn trở lên. Đến năm 2000, tổng sản lượng thủy sản
của Việt Nam đã đạt gần 2 triệu tấn - là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các công ty thủy
sản. Hiện tại, thị trường cung cấp nguyên liệu của công ty tập trung ở các tỉnh Kiên
Giang, Vũng Tàu, Bình Thuận, Nha Trang, An Giang, Đồng Tháp...
Mục tiêu tương lai của doanh nghiệp:
Với những đặc điểm và vị trí vùng nguyên liệu, Công ty sẽ cố gắng đáp ứng và phục
vụ mọi nhu cầu ngày càng phát triển của quý khách hàng và sẽ là một đối tác đảm bảo
an toàn, uy tín, chất lượng cho sự hợp tác của quý khách hàng trong tương lai.
Chiến lược hiện tại của công ty:
Về ngắn hạn:
Thị trường xuất khẩu: tiếp tục duy trì sự ổn định các thị trường xuất khẩu chính đồng
thời mở rộng thêm các mặt hàng nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng, đặc biệt là
hướng đến việc xâm nhập thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc để chủ động hơn về xuất
khẩu cũng như tạo sự ổn định về doanh thu và tốc độ tăng trưởng.
Nhắm vào thị trường nội địa: Với gần 80 triệu dân, Việt Nam là một thị trường tiêu
thụ thực phẩm thủy sản không nhỏ. Kinh tế Việt Nam trong những năm qua có sự phát
triển đáng kể, thu nhập và mức sống người dân ngày càng cao, khách du lịch đến Việt
Nam ngày càng nhiều; do đó thủy sản tươi sống, đông lạnh, đồ hộp và thực phẩm chế
biến sẵn sẽ ngày càng phát triển mạnh. Ngoài ra, với mức sống của người dân tại các
thành phố lớn ngày càng tăng, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản chế biến sẵn và
các sản phẩm thủy sản qua sơ chế sẽ ngày càng tăng. Do vậy, thị trường tiêu thụ nội địa
là một thị trường tiềm năng lớn của các công ty thủy sản mà nếu khai thác tốt thị trường
này sẽ tạo thế cân bằng và giảm rủi ro xảy ra trong kinh doanh xuất khẩu.
Về dài hạn:
Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển những sản phẩm
công ty đang có ưu thế trên thị trường trong và ngoài nước, phát triển các sản phẩm có
giá trị gia tăng cao thay thế dần cho các sản phẩm truyền thống, nghiên cứu phát triển
những sản phẩm đặc trưng cho từng thị trường. Ngoài ra, công ty sẽ tăng cường nghiên
cứu các sản phẩm phục vụ thị trường nội địa như: nước mắm, các loại nước chấm...
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vệ
sinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh công tác tiếp thị, tham gia triển lãm cũng như tham
quan tìm kiếm thị trường mới...
Tiến tới có thể thực hiện mô hình hỗ trợ vốn cho ngư dân, người nuôi trồng thủy sản
để có nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng đồng bộ và đều đặn.
Xây dựng chiến lược nhân sự cho công ty từ 5 đến 10 năm nhằm chuẩn bị cho đội
ngũ lãnh đạo kế thừa ở các cấp.
GVHD: ThS. Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Phạm Thị Mỹ Hạnh
Trang 45
Xây dựng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản cho Công ty TNHH Huy Nam
Tiềm lực:
Điểm mạnh:
- Với mạng lưới thu mua nguyên liệu tại các địa phương cung cấp nguyên liệu, kết
hợp chính sách hợp tác, liên kết hỗ trợ kỹ thuật, tín dụng, công ty đã đa dạng hoá các
mặt hàng. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho công ty thâm nhập thị trường nước ngoài.
- Tận dụng nguồn nguyên liệu là lợi thế cùng với việc năng động tìm kiếm các khách
hàng tiêu thụ chính tại các thị trường tiêu thụ, xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm
tại các thị trường lớn và nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó
thương hiệu của Công ty sẽ dần dần giành được vị thế của mình trên thị trường thủy
sản.
- Đồng thời đó công ty cũng đầu tư tốt ở lĩnh vực nghiên cứu phát triển, không ngừng
cải tiến quy trình sản xuất, thiết bị và đặc biệt là cải tiến về năng lực con người, nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như quốc tế.
Điểm yếu:
- Đầu tư cho khâu giống thủy sản còn yếu chưa tương xứng với sự phát triển của
ngành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm sau này của doanh nghiệp.
- Đi kèm với năng lực tài chính yếu là sự ít ỏi trong kinh nghiệm tiếp xúc với thị
trường xuất khẩu. Đây là bất lợi khá lớn của doanh nghiệp.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty:
Bảo Vinh đầu tư khá lớn cho lĩnh vực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty trách nhiệm hữu hạn Huy Nam giai đoạn 2010-2015.pdf