MỞ ĐẦU . 8
1) Lý do chọn đề tài . 8
2) Mục đích nghiên cứu . 8
3) Đối tượng nghiên cứu . 9
4) Phạm vi nghiên cứu . 9
5) Phương pháp nghiên cứu . 9
6) Bố cục của đề tài 9
CHƯƠNG 1.
14
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH.
14
HỌC TẬP CHO HỌC SINH HẢI PHÒNG.
14
1.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch tại Hải Phòng. 14
1.2. Công tác tổ chức thi tuyển chọn người tài của triều đình phong kiến Việt Nam
và cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn, Nguyễn
Bỉnh Khiêm . 15
1.2.1. Công tác tổ chức thi cử tuyển chọn người tài của triều đình phong kiến
Việt Nam . 15
1.2.2. Cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn,
Nguyễn Bỉnh Khiêm . 19
1.2.3. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch học tập ở Hải Phòng . 41
1.3. Truyền thống hiếu học của người dân Hải Phòng . 45
Tiểu kết chương 1.46
CHƯƠNG 2.47
97 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có giá trị về mặt lịch sử hay khảo cổ mà
còn chứa đựng nhiều giá trị về mặt tư tưởng cũng như nhân sinh quan của Nguyễn
Bỉnh Khiêm. Trong số đó, có giá trị nhất là bài văn bia tại quán Trung Tân do
Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn với nội dung như sau: “ Tôi viết biển đề tên Quán Trung
Tân. Có người hỏi tôi: Quán tên là Trung Tân có ý nghĩa như thế nào? Tôi trả lời rằng:
Trung là đạo trung, giữ được toàn Thiện là Trung, trái lại thì không phải là Trung.
Còn Tân là bến để đậu, biết chỗ bến đậu đúng thì là bến chính, nếu đậu sai chỗ là bến
mê Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ chí Thiện Xin ghi vào đá để lưu lại lâu dài.
Tháng Mạnh xuân, niên hiệu Quảng Hoà thứ ba (1543) Tiến sĩ cập đệ khoa Ất Mùi
38
(1535) Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ Tư chính Khanh Trung Am,
Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn” (Bản dịch của nhà sử học Ngô Đăng Lợi). Qua bài văn bia
này, ông không chủ trương trung với một cá nhân nào dù đó là một ông vua, mà là
trung với lẽ phải, với chân lý, với điều thiện và với nghĩa vụ mà mình phải thực hiện.
Sự linh ứng của "Sấm Trạng Trình" – những lời tiêntri của Nguyễn
Bỉnh Khiêm
Sấm ký Trạng Trình là một đề tài mà từ hàng thế kỉ nay đã trở thành một bức
màn thần bí bao phủ lên cả cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Yếu tố thực hư vẫn
còn là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên lạ
kỳ là đã có không ít sự kiện lịch sử Việt Nam và thế giới đã xảy ra trong suốt 500 qua
đã “ứng” vào các câu ghi trong “Sấm Trạng Trình”.Đến nay đã có 36 giai thoại và sự
thật lịch sử về Sấm Trạng Trình đã được giải mã.
Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, với tài lý số của mình, không thể phủ
nhận được rằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo ra được những kỳ tích cũng như những
ẩn số về tài danh của một kỳ nhân mà đến nay hậu thế cũng chưa giải mã hết được.
Một trong số đó có thể kể tới chính là lời sấm về cuộc cách mạng tháng Tám năm
1945 được tiên tri trong câu:
“Đầu Thu gà gáy xôn xao
Trăng xưa sáng tỏ soi vào Thăng Long”
Ở câu 1, “đầu Thu” là tháng 7 Âm lịch, “gà” nghĩa là năm Ất Dậu, thời điểm
sự kiện lịch sử này diễn ra, “gáy xôn xao” nghĩa là có tiếng vang lớn, thức tỉnh muôn
người.
Ở câu 2, “Trăng xưa” nghĩa là “cổ nguyệt” theo Hán tự, ghép lại thành từ “hồ”,
là họ của Hồ Chủ tịch. “Sáng tỏ soi vào Thăng Long” là sự kiện Bác đọc Tuyên ngôn
độc lập trước hàng vạn đồng bào ở quảng trường Ba Đình của thủ đô Thăng Long – Hà
Nội. Quả nhiên, mọi việc đã diễn ra y như Trạng Trình đã tiên đoán.
Ngay tới cả sự kiện trọng đại - thành công của cuộc kháng chiến chống Pháp
cũng được Trạng “nhìn” thấy từ hàng trăm năm trước:
“Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
39
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An”.
Lời sấm này có nghĩa là đất nước ta phải qua 81 năm mới thoát khỏi ách nô lệ,
sau đó phải qua 9 năm nữa mới được yên, thể hiện bằng câu “Thanh minh thời tiết hoa
tàn”. Đó chính là trận Điện Biên Phủ lẫy lừng ngày 13/2/1954 đúng vào tiết thanh
minh. “Thời tiết hoa tàn” tức là ở thời điểm thanh minh đó có một sự tàn lụi, thì chính
là sự tàn lụi của ách cai trị của thực dân Pháp. “Trực đáo dương đầu mã vĩ” tức là cuối
năm Ngọ, đầu năm Mùi thì mới có sự thành công. Đó chính là sau chiến thắng Điện
Biên Phủ tháng 3/1954, đến 10/10/1954 mới giải phóng Thủ đô và ngày 1/1/1955
Chính phủ mới về tiếp quản Thủ đô. Lời sấm “Hồ binh bát vạn nhập Tràng An” nghĩa
là có lính tám Sư đoàn của vị lãnh tụ tài ba tiến vào Tràng An.”
Trải qua không ít thực tế, chúng ta càng thấy những câu thơ sấm truyền của cụ
Trạng ngày càng linh ứng và mang tính thời sự thức thời đối với người Việt. Sự ứng
nghiệm này lại càng làm cho người ta tin tưởng vào sự linh thiêng, tài đức của cụ. Tài
năng của Trạng Trình mãi là niềm tự hào cho nhân dân Vĩnh Bảo nói riêng và của
Hải Phòng nói chung. Đến với khu di tích, người dân sẽ có dịp chiêm nghiệm những
lời sấm đó và bày tỏ lòng biết ơn đối với Trạng đã một đời lo cho nước cho dân.
Nguyễn Bỉnh Khiêm và quốc hiệu Việt Nam
Cho đến trước thế kỷ 19 (trước khi nhà Nguyễn được thành lập), trong số các
tác gia thời trung đại của Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem là người có mối
liên hệ mật thiết nhất với hai chữ Việt Nam thông qua các trước tác của ông hoặc có
liên quan trực tiếp với ông. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm
nghiên cứu Tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam khẳng định điều này.
Dù chưa có những bằng chứng chắc chắn để khẳng định Nguyễn Bỉnh Khiêm có phải
là người đầu tiên sử dụng danh xưng Việt Nam với tư cách là quốc hiệu của dân tộc
hay không nhưng nhiều nhà nghiên cứu hiện nay cũng đồng quan điểm với ông
Nguyễn Phúc Giác Hải khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể là người đầu tiên sử
dụng danh xưng Việt Nam một cách có ý thức nhất để gọi tên của đất nước.
Trong các tác phẩm liên quan đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, có ít nhất bốn lần danh
40
xưng Việt Nam đã được sử dụng một cách có chủ ý. Điều này cũng góp phần bác bỏ
quan điểm cho rằng hai chữ Việt Nam chỉ được Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng một
cách ngẫu nhiên hay tùy hứng mà thôi. Trong kho lưu trữ của Viện Nghiên cứu Hán-
Nôm hiện còn lưu giữ nhiều tài liệu cổ (chép tay) về Nguyễn Bỉnh Khiêm có sử dụng
danh xưng Việt Nam như một quốc hiệu tiền định. Ngay trong phần đầu của tập Sấm
ký có tựa đề Trình tiên sinh quốc ngữ, tên gọi Việt Nam đã được nhắc đến: “Việt
Nam khởi tổ xây nền”. Danh xưng Việt Nam còn được sử dụng một lần nữa trong bài
thơ chữ Hán của ông có tựa đề Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh (Vịnh về non
sông đất nước Việt Nam). Ngoài ra còn có hai bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi
hai người bạn thân đồng thời là hai Trạng nguyên của triều Mạc, cho thấy tên gọi
Việt Nam được dùng như một sự chủ ý. Bài thứ nhất gửi Trạng nguyên, Thư Quốc
công Nguyễn Thiến, hai câu cuối Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: Tiền trình vĩ đại quân tu
ký / Thùy thị phương danh trọng Việt Nam(Tiền đề rộng lớn ông nên ghi nhớ, Ai sẽ
là kẻ có tiếng thơm được coi trọng ở Việt Nam). Bài thứ hai gửi Trạng nguyên, Tô
Khê hầu Giáp Hải, hai câu cuối Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng viết: Tuệ tinh cộng
ngưỡng quang mang tại / Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam (Cùng ngửa trông ngôi
sao sáng trên bầu trời, Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào nước Việt Nam). Các bài
thơ trên còn được chép trong tập thơchữ Hán của ông là Bạch Vân am thi tập.
Ghi nhận
Năm 1985, tại Thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng
phối hợp với Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học về Danh
nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của ông. Tại hội
thảo này, các nhà khoa học đã đánh giá, khẳng định về tầm vóc của Trạng Trình và
ghi nhận những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm với thời đại ông sống cũng như
với lịch sử dân tộc.
Năm 1991, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và
Sở Văn hoá Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc Hội thảo khoa học kỷ
niệm 500 năm ngày sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm với chủ đề “Nguyễn Bỉnh Khiêm trong
sự phát triển văn hoá dân tộc”.
Cũng trong năm 1991, khu di tích gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn
41
Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Trên quê ngoại ông ở thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Nguyễn
Bỉnh Khiêm cũng được thờ cùng với mẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan
tại Từ đường họ Nhữ – Nguyễn trong quần thể di tích có lăng mộ của vợ chồng Tiến
sĩ Thượng thư Nhữ Văn Lan cùng con gái Nhữ Thị Thục (mẹ của Trạng Trình).
Văn miếu Mao Điền ở Hải Dương và Văn miếu Trấn Biên ở Đồng Nai đều có
tượng và bài vị thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đình làng Thanh Am (tên cũ là Hoa Am) thuộc phường Thượng Thanh, quận
Long Biên, Hà Nội ngày nay, được xây dựng từ cuối thế kỷ XVI là nơi thờ Nguyễn
Bỉnh Khiêm như một vị Thành hoàng củalàng. Tên gọi cũ là Hoa Am cũng do
Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc sinh thời đặt cho làng trong thời gian ông làm quan dưới
triều Mạc. Khi về già, ông vẫn lui tới đây khuyên dân làm nghề nông nuôi tằm ươm
tơ dệt lụa. Khi ông mất, nhân dân ghi nhớ công lao, tôn sùng ông là một trong các vị
Thành Hoàng của làng. Cụm đình, chùa làng Thanh Am có bề dày lịch sử với những
sắc phong, thần phả, sấm ký và nhiều tư liệu còn giữ.
Đạo Cao Đài đã phong thánh cho Nguyễn Bỉnh Khiêm và suy tôn ông là Thanh
Sơn Đạo sĩ hayThanh Sơn Chơn nhơn, là một trong ba vị thánh linh thiêng của Đạo.
Bức tranh Tam Thánh ký hòa ước lưu thờ tại Tòa Thánh Tây Ninh có vẽ chân dung
của Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh Victor Hugo và Tôn Trung Sơn.
1.2.3. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch học tập ở Hải Phòng
1.2.3.1. Khái niệm loại hình du lịch học tập
Du lịch học tập trong tiếng Anh được gọi là Study tourism. Là hình thức du
lịch mà khách du lịch vừa được đi du lịch, vừa học được nội dung học tập có chủ đích
trong chuyến đi đó. Như vậy, nhu cầu du lịch học tập của khách du lịch phụ thuộc
vào các yếu tố về nhu cầu du lịch thông thường và du lịch học tập.
Định nghĩa du lịch học tập ở nước ngoài : Theo Bodger (1998), du lịch giáo
dục (education tourism) hay du lịch học tập có thể hiểu “là loại hình du lịch mà khách
42
đi đến một địa điểm có thể theo nhóm hoặc cá nhân với động cơ chủ yếu nhằm có
được các trải nghiệm liên quan đến việc học”.
Du lịch giáo dục là một trong những loại hình du lịch phổ biến trên thế giới
hiện nay. Sự phổ biến và sự cần thiết của nó trong thị trường du lịch gia tăng từng
ngày. Nhiều quốc gia trên thế giới đã phát triển du lịch giáo dục như là một trong
những nguồn thu nhập chính của họ
Du lịch giáo dục thường là sự kết hợp của một số loại hình du lịch khác như
du lịch sinh thái, du lịch di sản, du lịch nông thôn/trang trại và trao đổi sinh viên giữa
các cơ sở giáo dục.
1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của loại hình du lịch học
tập
Đặc điểm cá nhân của du khách
Các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch bao gồm giới tính, tuổi,
trình độ học bấn, nghề nghiệp, nơi ở và thu nhập. Ngoài ra, học lực, xuất xứ gia đình,
cấp học là các yếu tố đặc thù cho đối tượng du lịch học sinh phổ thông.
Mối quan tâm về môi trường của du khách
Khách du lịch có mối quan tâm về môi trường sẽ có hành vi thân thiện với khu
du lịch, họ cũng có nhu cầu nhiều hơn về loại hình du lịch sinh thái và hoà đồng với
thiên nhiên.
Hiểu biết, thái độ và nhận thức về ý nghĩa của hình thức du lịch
Hiểu biết, thái độ và nhận thức về ý nghĩa của hình thức du lịch ảnh hưởng tích
cực đến lựa chọn và hành vi của khách du lịch.
Động cơ du lịch của du khách
Hầu hết các động cơ du lịch bắt nguồn từ những mong muốn nội tại và vô hình
của con người, bao gồm những mong muốn trốn chạy, tìm kiếm sự mới lạ, tìm kiếm
sự phiêu lưu mạo hiểm, thực hiện ước mơ, nghỉ ngơi, thư giãn và sức khoẻ.
43
Các yếu tố bên ngoài như ảnh hưởng của gia đình, bạn bè và nhà trường về
chuyến du lịch và thông tin du lịch (điểm đến).
Xu hướng “Du lịch - Trải nghiệm học tập” được coi là một bước tiến mới khi
kết hợp cả Trải nghiệm – Học hỏi và Thư giãn trong cùng một cuộc hành trình. Vừa
tiết kiệm được chi phí, vừa giúp chuyến hành trình ấy trở nên ý nghĩa hơn. Giá trị cốt
lỗi của Du lịch – Trải nghiệm học tập mang lại là thông qua quá trình du lịch con
người sẽ được thỏa mãn không chỉ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí mà còn được phát triển
khả năng nhận thức thực tế, tích lũy thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng.
1.2.3.3. Các điều kiện để có thể phát triển loại hình du lịch học tập ở Hải
Phòng
a) Nhu cầu du lịch học tập của học sinh
Xã hội càng phát triển, nhu cầu tiếp cận với kiến thức ngày một nhiều hơn. Do
vậy, hiện nay các chương trình học tập quá dày đặc trên ghế nhà trường, chương trình
học thêm đã khiến nhiều học sinh bị quá tải.Ngoài giờ học chính khóa, học sinh còn
phải chạy đua với thời gian với những khóa học thêm, học nâng cao kỹ năng như học
vẽ, học múa, học đàn.. điều này đã khiến cho các em không có thời gian để nghỉ ngơi,
dẫn đến tình trạng “stress”. Vì vậy mà du lịch học tập thực sự là một giải pháp tốt
nhất hiện nay cho vấn đề bài học quá tải của học sinh trong các nhà trường. Những
chuyến tham quan thực tế sẽ giúp cho học sinh có dịp khảo sát và vận dụng những bài
học vào thực tiễn cuộc sống, trải nghiệm nhiều thứ từ tính tập thể, tinh thần kỷ luật,
tình bạn, sự quan tâm tới người khác và những trải nghiệm về văn hóa, địa lý, lịch sử,
ẩm thực, danh thắng...qua đó mỗi người được rèn luyện ý thức kiểm soát bản thân,
tinh thần đồng đội cũng như tác phong kỷ luật khi tham gia hành trình dã ngoại. Đây
cũng là dịp rèn luyện kỹ năng sống trong điều kiện cho phép đối với từng lứa tuổi.
b) Đối tượng khách du lịch tiềm năng
Với lợi thế là một thành phố trực thuộc trung ương, Hải Phòng là một trung
tâm giáo dục lớn của Việt Nam. Chính vì vậy mà số lượng học sinh , sinh viên tương
đối lớn là đối tượng khách du lịch tiềm năng của loại hình du lịch học tập tại Hải
Phòng. Không chỉ có vậy, các học sinh, sinh viên tại các tỉnh và thành phố lân cận ,
44
giáp gianh như Quảng Ninh, Hải Dương, chính là yếu tố không nhỏ góp phần giúp
phát triển thêm loại hình này.
c) Khả năng chi trả
Đối tượng khách hầu hết là học sinh sinh viên vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà
trường vì vậy mà khả năng chi trả cho các chuyến du lịch là không cao, tương đối
thấp. Đối với học sinh các cấp 1,2,3 vẫn còn phụ thuộc vào gia đình thì nguồn chi trả
chủ yếu dựa vào gia đình. Còn đối với sinh viên thì đã có thể tự làm chủ được tình
hình kinh tế dựa vào các công việc làm thêm hay từ phía gia đình , tuy nhiên mức chi
trả vẫn còn thấp. Và thường các đối tượng khách này sẽ ưu tiên giá cả rẻ, thấp.
d) Điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
trên địa bàn Hải Phòng
Hệ thống cơ sở hạ tầng (sân bay, bến cảng, đường sắt, đường bộ, v.v.), cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, lữ hành, các
điểm mua sắm, v.v.) khá đồng bộ, thuận tiện trong việc đón và gửi khách;
nguồn nhân lực du lịch ở Hải Phòng cơ bản được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ
và có tay nghề
Tuy nhiên các điểm di tích giáo dục chưa được khai thác đầy đủ nhằm phục
vụ phát triển du lịch; có thể nói du lịch giáo dục ở Hải Phòng còn ở dạng tiềm năng
hơn là thực tế. Mặc dù trên thực tế việc khai thác các điểm di tích giáo dục ở Hải
Phòng phục vụ mục đích du lịch cũng đã được một số cá nhân, đơn vị triển khai
nhưng còn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có những tour/chương trình du lịch giáo dục
được triển khai rộng rãi mang tính đại trà thực hiện bởi các công ty lữ hành.
Đối với cơ sở hạ tầng ở các huyện có di tích lịch sử thì đã có nhiều tiến bộ,
phần lớn các điểm du lịch văn hoá đều được đánh giá có cơ sở hạ tầng ở cấp độ tương
đối tốt. Nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các hãng lữ hành, vì đường vào một số
di tích vẫn bị hẹp, chưa thuận tiện cho các đoàn khách lớn. Về cơ sở vật chất phục vụ
du lịch thì số lượng còn ít, chất lượng chưa đạt yêu cầu. Về phân bố, chúng nằm khá
xa những điểm du lịch văn hoá, nên chưa thuận lợi cho phát triển du lịch.
45
1.3. Truyền thống hiếu học của người dân Hải Phòng
Hiếu học - một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Cùng với chủ
nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn, từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành
một truyền thống tốt đẹp của dân tộcViệt Nam. Và với Hải Phòng, người dân nơi đây
càng tự hào hơn khi mảnh đất quê hương của mình sản sinh ra những bậc trạng
nguyên, kì tài cho đất nước như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Tất Văn và Lê Ích Mộc.
Ba trạng nguyên, ba con người khác nhau, nhưng ở họ luôn sáng lên ngọn lửa tinh
thần hiếu học mà chúng ta nhận thấy. Sự đóng góp công lao to lớn của họ trong vấn
đề giáo dục đã khiến Hải Phòng trở thành một trong những thành phố đi đầu trong
lĩnh vực giáo dục.
Đã có rất nhiều những học sinh, sinh viên tiêu biểu của Hải Phòng tham gia các
cuộc thi với quy mô toàn quốc, thậm chí là quốc tế và đã đạt được những ấn tượng rất
thuyết phục mang lại vinh dự cho thành phố Hải Phòng nói riêng và với quê hương tổ
quốc Việt Nam nói chung. Và với năm 2019 vừa qua thành phố Hải Phòng biểu
dương, tôn vinh 120 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu gồm các học sinh đoạt giải
cao tại các kỳ thi Quốc tế; giải nhất, nhì và ba trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia,
cuộc thi Khoa học kỹ thuật toàn quốc năm học 2018 – 2019; Sinh viên tốt nghiệp thủ
khoa loại giỏi trở lên năm học 2018 - 2019 các trường đại học trên địa bàn thành phố
và sinh viên là người Hải Phòng tốt nghiệp thủ khoa loại giỏi trở lên năm học 2018 -
2019 các trường đại học; Học sinh Hải Phòng tham dự kì thi Trung học phổ thông
Quốc gia năm học 2018 - 2019 đạt tổng điểm 3 môn thi đạt từ 27,00 điểm trở lên và
đỗ vào một trong các trường Đại học, Học viện (đúng tổ hợp đạt điểm cao) trong toàn
quốc. Trong đó có 64 học sinh giỏi quốc gia và quốc tế; 24 sinh viên tốt nghiệp thủ
khoa loại giỏi trở lên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố và sinh viên là
người Hải Phòng tốt nghiệp thủ khoa loại giỏi trở lên tại các trường đại học; 32 học
sinh có điểm thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019 đạt từ 27 điểm trở lên và đỗ
vào trường đại học/học viện đúng tổ hợp môn được xét. Ngoài việc tặng bằng khen,
thành phố Hải Phòng cũng trích ngân sách 1,2 tỉ đồng để khen thưởng 120 học sinh,
sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2019.
46
Có thể nói rằng, những thế hệ sau của Hải Phòng đang làm tốt và phát huy
đúng tinh thần học hỏi của các cha ông để lại. Những tấm gương sáng sẽ lại tiếp thêm
lửa cho nhưng thế hệ nối tiếp yêu hơn, tự hào hơn với mảnh đất mình sinh ra và quyết
tâm phải học tập để xứng đáng với mảnh đất ấy.
Tiểu kết chương 1
Qua chương 1: “ Các điều kiện để xây dựng các chương trình du lịch học
tập cho học sinh Hải Phòng” có thể nhận thấy rằng Hải Phòng là một thành phố rất
có tiềm năng để phát triển du lịch học tập. Du lịch – Trải nghiệm học tập được xem là
một loại hình du lịch không còn quá mới mẻ ở Việt Nam nhưng lí do khiến nó ngày
càng được nhiều người biết đến và trở thành một trong những loại hình du lịch phổ
biến nhất hiện nay là vì nhu cầu học tập, nâng cao hiểu biết của con người dường như
là vô tận, con người luôn mong muốn được học hỏi, tìm tòi, khám phá và mở rộng
tầm mắt hơn nữa. Tuy nhiên, với phương pháp học truyền thống nặng về lý thuyết đã
làm nhiều người nản lòng, việc học không hiệu quả. Có thể nói Du lịch - Trải nghiệm
học tập đang là hướng đi đầy mới mẻ, giúp cho người học học mà không nhàm chán,
không buồn tẻ ngược lại rất sinh động bởi được tham quan thực tế, rèn luyện kỹ năng
thực hành.
47
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KHAI THÁC CÁC DI TÍCH CỦA BA TRẠNG
NGUYÊN Ở HẢI PHÒNG PHỤC VỤ DU LỊCH
2.1. Thực trạng tại các di tích của các đền Trạng nguyên
2.1.1. Đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc
2.1.1.1. Các hạng mục công trình và kiến trúc
Xã Quảng Thanh nằm ở phía Tây Bắc huyện Thủy Nguyên, phía Đông giáp xã
Chính Mỹ và Cao Nhân, phía Nam giáp xã Hợp Thành, phía Tây giáp xã Phù Ninh và
phía Bắc giáp xã Kỳ Sơn. Nơi đây gắn liền với di tích tưởng niệm Trạng nguyên Lê
Ích Mộc. Ngôi đền xưa được dựng trên gò đất cao giữa cánh đồng, nơi ông cùng dân
khai phá đất hoang lập nên đồn điền Quảng Cư. Trong những năm kháng chiến chống
Pháp thực hiện tiêu thổ kháng chiến, ngôi đền cổ xưa không còn. Đền thờ trạng
nguyên Lê Ích Mộc là một trong những di sản văn hoá ít ỏi còn lại góp phần nghiên
cứu truyền thống khoa bảng ở Hải Phòng trong lịch sử. Cuộc đời và sự nghiệp của
trạng nguyên Lê Ích Mộc là tấm gương sáng cho thế hệ nối tiếp nhau phấn đấu, học
tập. Là một di sản văn hoá giáo dục đã được nhà nước công nhận cấp quốc gia năm
1991.
a) Cổng đền
Công trình là một tam quan gồm 3 khối cổng được làm bằng chất liệu gạch đỏ
và gỗ sơn đỏ. Khối cổng chính giữa xây dựng to hơn với mái chồng diêm, 2 tầng 8
mái Phía dưới là cổng vòm, trên đỉnh mái có lưỡng long chầu nguyệt. Phía trán của
cổng có biểu tượng thánh chỉ hình cuộn giấy mạ vàng, trên đó ghi: Khu tưởng niệm
Trạng nguyên Lê Ích Mộc. Hai bên lối đi đắp câu đối chữ đen nền vàng:
“標英高占三尖筆:Tiêu Anh Cao Chiếm Tam Tiêm Bút
及第香留一甲名: Cập Đệ Hương Lưu Nhất Giáp Danh”
Nghĩa là :
“Anh tài tiêu biểu chiếm vị trí cao được bút “tam tiêm”,
48
Đỗ hàng cập đệ lưu truyền tiếng thơm ghi danh nhất giáp”
Hai khối cổng phụ hai bên, dưới là cổng vòm, trên là mái kiểu chồng diêm, 2
tầng, 8 mái.
Cổng xây dựng với kiểu ngói âm dương với ưu điểm độ bền cao, cấu trúc thiết
kế lợp đặc biệt mang đến sự thoáng mát vào mùa hè ấm áp vào mùa đông. Cổng đền
được làm to và khang trang thể hiện sự tông sùng và kính trọng của người dân nơi
đây đối với Trạng nguyên Lê Ích Mộc.
b) Sân đền
Sân đền được lát đá xi măng, trong sân xây dựng các khuôn bồn để trồng các
cây cảnh được các nhà hảo tâm quyên tặng đền. Phía bên trái có một ao nhỏ với thiết
kế tạo kiểu thú vị cùng với cây cầu nhỏ bằng đá được bắc qua.
Đối diện với cổng tam quan là cột cờ với lá cờ đỏ sao vàng ở trên cùng, ở dưới
là cờ ngũ sắc lễ hội. Cột cờ được xây dựng cao 3 bậc so với nền sân, bậc của cột cờ
được lát đá hoa đen.
Phía bên phải sân là bức phù điêu hình chữ nhật được khắc họa vô cùng sinh
động cảnh tượng sinh hoạt của người dân cũng như cảnh tượng Trạng nguyên Lê Ích
Mộc thành danh khi về quê. Hai bên là câu tục ngữ: “ Tiên học lễ - Hậu học văn” chữ
đen nền vàng. Phía trên bức phù điêu là hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt vô cùng
sinh động.
Phía trước đền là lư hương bằng đá. Hai bên của lư hương là 2 trụ biểu bằng đá.
Đỉnh trụ 2 bên là hình ảnh con nghê chầu quay mặt vào nhau, thân trụ là 2 câu đối với
viền họa tiết được trang trí xung quanh, đế trụ thắt dạng cổ bồng. Bao quanh cột trụ là
khuôn bồn cây làm tăng thêm tính thẩm mỹ.
Phía góc đền bên tay trái là có xây dựng một khu riêng để đốt vàng mã, tiền
vàng và có biển chỉ dẫn để du khách có thể dễ dàng nhận biết và di chuyển
Phía góc đền bên tay phải là khu vệ sinh được xây dựng khang trang, sạch sẽ
49
Ngoài ra quanh khu vực sân đền thờ được lắp đặt các thùng rác để du khách có
thể thuận tiện bảo vệ môi trường và không làm mất mỹ quan của đền thờ.
c) Đền thờ tưởng niệm
Đền được nằm trên một bệ cao đá cao 17 bậc so với mặt sân. Hai lan can phía
ngoài là hình tượng rồng màu vàng nằm phục với một bên móng vuốt giữ ngọc được
trạm khắc vô cùng tinh xảo và sống động.
Kiến trúc đền hiện nay mới được khôi phục. Đền dựng theo hướng chính nam,
có kiến trúc 3 gian với nhiều tầng mái đao cong vút, trên đầu mỗi mái đao là hình
rồng quay mặt vào phía trong tạo nên sự thanh thoát. Tại các góc có các trụ bằng đá
sơn màu gỗ đỡ mái cong.
Phía trong đền chia thành 3 gian thờ tự. Gian thờ tự chính chia làm 3 lớp với 6
cột trụ được trạm khắc và trang trí vô cùng bắt mắt và tinh xảo với màu chủ đạo là
vàng, các biểu tượng như là rồng, phượng, tùng, cúc, trúc, mai... Di vật có giá trị nhất
còn lại là tượng Trạng nguyên. Tượng tạc bằng gỗ, ngồi trong ngai, hình dáng hài hoà
mang tư thế của vị quan đương thời có giá trị điêu khắc của thế kỷ XIX. Ngoài ra
phía trong bàn thờ có bày giấy công nhận di tích lịch sử- văn hóa được nhà nước
công nhận. Phía trước gian thờ giữa, ở 2 bên là bộ nghi trượng. Gian bên trái và phải
là nơi thờ các vị quan đã đỗ đạt
Trong đền còn có tấm bia trên mặt có khắc danh sách các vị khoa bảng được
thờ tại nhà tưởng niệm, tuy nhiên theo thời gian những dòng chữ đã mờ và khó đọc,
vì vậy ban quản lý di tích đã làm thêm một tấm bảng kính ghi lại rõ ràng treo ngay
trên bia đá để khách tham quan có thể dễ dàng đọc được.
Ngoài ra phía trong đền trải thảm vải đỏ, khi bước chân vào du khách phải để
lại giày dép bên ngoài. Cạnh bia đá có đặt bình cứu hỏa.
d) Lăng mộ
Mộ Lê Ích Mộc được xây bằng gạch trên sườn núi Lăng, vốn là khu rừng lim
xưa kia ông vận động dân trồng.Đường đến lăng mộ được xây dựng bê tông với hành
50
lang xây cao khoảng 35-40cm so với mặt đường đi, trên đó đặt các chậu hoa nhiều
chủng loại. Trên đường đi đến đến khu lặng mộ có một giếng ngọc.
Trước mộ xây dựng một phương đình 2 tầng 8 mái với 4 trụ xi măng tứ diện đỡ
4 góc mái. Giữa phương đình đặt bát hương và hòm công đức
Mộ đặt hướng Tây Nam, nhìn ra sông Việt trên thế đất được gọi là đắc địa theo
con mắt phong thuỷ của người xưa. Mộ được xây dựng trên một trụ tròn với 3 bậc với
đường kính mỗi vòng tròn khác nhau. Trên mộ gắn tâm bia khắc dòng chữ Trạng
nguyên Lê Ích Mộc (1438-1538). Đỗ Trạng Nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh
Thống năm thứ 5 (1502), đời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Tả Thị Lang.
Trước bia đặt bát hương đá tròn, 2 nấc. Tương truyền bát hương đá này được
mang từ đền quan Trạng trên nền cũ của ngôi đền xưa.
Đằng sau của lăng mộ có bức tườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_xay_dung_chuong_trinh_du_lich_hoc_tap_tai_cac_di_t.pdf