Khóa luận Xây dựng chương trình quản lý trong ngân hàng

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN 3

1.1 Mục đích và yêu cầu của bài toán 3

1.2 Khảo sát hiện trạng thực tế và tính cấp thiết của bài toán 5

1.2.1 Tính cấp thiết của bài toán 5

1.2.2 Khảo sát hiện trạng thực tế 6

1.3 Các giải pháp và công nghệ áp dụng vào giải quyết bài toán 8

1.3.1 Các giải pháp áp dụng giải quyết bài toán 8

1.3.2 Các công nghệ áp dụng vào bài toán 9

1.4 Các chức năng theo yêu cầu bài toán 12

1.4.1 Chức năng trên chương trình Client 12

1.4.2 Chức năng trên Server 13

CHƯƠNG 2 – PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ BÀI TOÁN 14

2.1 Nội dung phân tích 14

2.1.1 Tổng hợp yêu cầu 14

2.1.2 Phân tích yêu cầu chức năng 15

2.1.3 Biểu đồ ca sử dụng 18

2.1.4 Biểu đồ lớp phân tích 19

2.1.5 Các biểu đồ trạng thái 20

2.2 Nội dung thiết kế 27

2.2.1 Các biểu đồ tuần tự cho các chức năng 27

2.2.2 Biểu đồ lớp chi tiết cho từng chức năng 39

2.2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu 42

2.2.4 Thiết kế chi tiết màn hình giao diện các chức năng 50

CHƯƠNG 3 – HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ VẬN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH 76

3.1 Yêu cầu hạ tầng để cài đặt hệ thống với chương trình client 76

3.1.1 Yêu cầu hệ thống 76

3.1.2 Yêu cầu môi trường 76

3.2 Hướng dẫn vận hành chương trình trên client 76

3.2.1 Các bước thực hiện nhập và gửi báo cáo cho ngân hàng 76

3.3 Hướng dẫn vận hành chương trình trên web server 79

3.3.1 Các bước thực hiện tạo đơn vị, người sử dụng và biểu mẫu báo cáo 79

KẾT LUẬN 81

 

doc96 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chương trình quản lý trong ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độc lập với tầng ứng dụng để đảm bảo tính bí mật, an toàn và chống giả mạo luồng thông tin qua Internet giữa hai ứng dụng bất kỳ, thí dụ như web server và các trình duyệt khách (browsers). Giao thức SSL dựa trên hai nhóm con giao thức là giao thức “bắt tay” (handshake protocol) và giao thức “bản ghi” (record protocol). Giao thức bắt tay xác định các tham số giao dịch giữa hai đối tượng có nhu cầu trao đổi thông tin hoặc dữ liệu, còn giao thức bản ghi xác định khuôn dạng cho tiến hành mã hoá và truyền tin hai chiều giữa hai đối tượng đó. [4]Chứng thực điện tử thường được xác nhận rộng rãi bởi một cơ quan trung gian (là CA -Certificate Authority) như RSA Data Sercurity hay VeriSign Inc., một dạng tổ chức độc lập, trung lập và có uy tín. Các tổ chức này cung cấp dịch vụ “xác nhận” số nhận dạng của một công ty và phát hành chứng chỉ duy nhất cho công ty đó như là bằng chứng nhận dạng (identity) cho các giao dịch trên mạng, ở đây là các máy chủ webserver. Sau khi kiểm tra chứng chỉ điện tử của máy chủ (sử dụng thuật toán mật mã công khai, như RSA tại trình máy trạm), ứng dụng máy trạm sử dụng các thông tin trong chứng chỉ điện tử để mã hoá thông điệp gửi lại máy chủ mà chỉ có máy chủ đó có thể giải mã. Trên cơ sở đó, hai ứng dụng trao đổi khoá chính (master key) - khoá bí mật hay khoá đối xứng - để làm cơ sở cho việc mã hoá luồng thông tin/dữ liệu qua lại giữa hai ứng dụng chủ khách. Toàn bộ cấp độ bảo mật và an toàn của thông tin/dữ liệu phụ thuộc vào một số tham số: (i) số nhận dạng theo phiên làm việc ngẫu nhiên; (ii) cấp độ bảo mật của các thuật toán bảo mật áp dụng cho SSL; và (iii) độ dài của khoá chính (key length) sử dụng cho lược đồ mã hoá thông tin. [5]Các thuật toán mã hoá và xác thực của SSL được sử dụng bao gồm (phiên bản 3.0): DES - chuẩn mã hoá dữ liệu (ra đời năm 1977), phát minh và sử dụng của chính phủ Mỹ DSA - thuật toán chữ ký điện tử, chuẩn xác thực điện tử), phát minh và sử dụng của chính phủ Mỹ KEA - thuật toán trao đổi khoá), phát minh và sử dụng của chính phủ Mỹ MD5 - thuật toán tạo giá trị “băm” (message digest), phát minh bởi Rivest; RC2, RC4 - mã hoá Rivest, phát triển bởi công ty RSA Data Security; RSA - thuật toán khoá công khai, cho mã hoá va xác thực, phát triển bởi Rivest, Shamir và Adleman; RSA key exchange - thuật toán trao đổi khoá cho SSL dựa trên thuật toán RSA; SHA-1 - thuật toán hàm băm an toàn, phát triển và sử dụng bởi chính phủ Mỹ SKIPJACK - thuật toán khoá đối xứng phân loại được thực hiện trong phần cứng Fortezza, sử dụng bởi chính phủ Mỹ Triple-DES - mã hoá DES ba lần. Cơ sở lý thuyết và cơ chế hoạt động của các thuật toán sử dụng về bảo mật bên trên hiện nay là phổ biến rộng rãi và công khai, trừ các giải pháp thực hiện trong ứng dụng thực hành vào trong các sản phẩm bảo mật (phần cứng, phần dẻo, phần mềm). 1.4 Các chức năng theo yêu cầu bài toán 1.4.1 Chức năng trên chương trình Client 1.4.1.1 Chức năng quản trị hệ thống Chức năng quản trị hệ thống sẽ bao gồm các chức năng nhỏ sau: Cấu hình hệ thống. Cấu hình các tham số đầu vào, tùy chọn một số chức năng cho chương trình. Đồng bộ dữ liệu. Đồng bộ báo cáo về client. Cấu hình báo cáo. Cấu hình báo cáo với mẫu báo cáo tương ứng. Quản lý NNSD. Quản lý NSD. Khóa/ Mở khóa người sử dụng 1.4.1.2 Chức năng nghiệp vụ Đối với chức năng nghiệp vụ sẽ bao gồm các chức năng nhỏ sau: Tạo mới báo cáo. Tạo ra một báo cáo mới và nhập dữ liệu. Sửa báo cáo. Sửa các báo cáo đã có trong Cơ sở dữ liệu. Xóa báo cáo. Xóa các báo cáo không được phê duyệt hoặc đã kết thúc khỏi Cơ sở dữ liệu. Phê duyệt báo cáo. Chức năng này sẽ được người có chứng thực điện tử sử dụng để phê duyệt báo cáo từ đơn vị gửi lên để chuyển nó về server của ngân hàng. Hủy duyệt báo cáo Gửi báo cáo. Báo cáo sẽ được gửi lên server. Quản lý và xem báo cáo. Báo cáo sẽ được xem dưới dạng file Excel. 1.4.1.3 Chức năng chung Chức năng chung sẽ bao gồm các chức năng nhỏ sau: Thông tin cá nhân. Thay đổi mật khẩu. Tra cứu lịch sử hệ thống. Tra cứu trợ giúp. Sao lưu cơ sở dữ liệu. Phục hồi cơ sở dữ liệu. 1.4.2 Chức năng trên Server 1.4.2.1 Chức năng quản trị Quản lý người dùng. Phân quyền chức năng. Quản lý đơn vị. 1.4.2.2 Chức năng quản lý mẫu báo cáo Thêm mẫu báo cáo. Sửa mẫu báo cáo. Xem mẫu báo cáo. Tải mẫu báo cáo dưới dạng file Excel lên. 1.4.2.3 Chức năng quản lý báo cáo Phê duyệt báo cáo. Khóa báo cáo. Mở khóa báo cáo. Xem báo cáo. CHƯƠNG 2 – PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ BÀI TOÁN 2.1 Nội dung phân tích 2.1.1 Tổng hợp yêu cầu 2.1.1.1 Yêu cầu người dùng Trên server sẽ được xây dựng bằng trình duyệt web. Nó sẽ giúp cho người quản trị server có thể cập nhật dữ liệu thường xuyên. Việc sử dụng trình duyệt web cũng giúp cho người quản trị ở mỗi đơn vị sẽ được cập nhật các sự thay đổi từ trên server như: các biểu mẫu từ server, các thông tin. Trên phía client phần mềm quản lý báo cáo phải mang đặc thù của phần mềm quản lý. Nó phải giúp cho người dùng thao tác đơn giản và hiệu quả với các chức năng quản lý. Các chức năng chương trình phải đảm bảo được các tình huống xảy ra trong quá trình quản lý báo cáo. Như: thêm báo cáo, xóa duyệt báo cáo Tất cả các báo cáo phải được lưu trữ cận thận, bảo mật thông tin và có thể thống kê theo từng quý, từng thời gian nhất định. Để đảm bảo cho việc toàn vẹn dữ liệu báo cáo và việc tìm kiếm báo cáo. Nó giúp cho việc quản lý báo cáo trở nên đơn giản hơn. Người dùng không mất công đi lục lại cả đống báo cáo đã được gửi về như trước nữa. 2.1.1.2 Yêu cầu chức năng Chương trình quản lý báo cáo trong ngân hàng là ứng dụng dạng web-client được xây dựng để tổng hợp và kết xuất báo cáo. Thông tin cập nhập qua 2 kênh form client và web browser. Thông tin được khai thác thông qua giao diện web. Web browser là trình duyệt mà người sử dụng dùng để truy cập tới thông tin và phần mềm công cụ được quản lý bởi chương trình client ở mỗi đơn vị. Web server thực hiện hai chức năng cơ bản: Tiếp nhận yêu cầu về thông tin của người sử dụng qua form client và web browser. Giao tiếp với CSDL server để khai thác thông tin theo yêu cầu của người sử dụng. Quy trình xử lý yêu cầu từ hệ thống client như sau: Hệ cơ sở dữ liệu client (SQL express) lưu báo cáo nhập từ phần mềm client. Hệ cơ sở dữ liệu client thông qua web service upload dữ liệu lên web server. Web server tiếp nhận yêu cầu thông tin và sau đó sẽ trao đổi thông tin với CSDL server. 2.1.1.3 Yêu cầu phi chức năng Máy trạm client phải được cài các phần mềm hỗ trợ việc chạy chương trình: SQL express 2005, hệ điều hành windown Máy trạm có kết nối internet. Trên máy chủ server sử dụng cơ sở dữ liệu Oracle và chương trình Tomcat để tạo server. Máy chủ xây dựng một webservice để chương trình client trên máy trạm kết nối đến và làm việc. Sử dụng công nghệ SSL trong việc bảo mật đường chuyền internet. 2.1.2 Phân tích yêu cầu chức năng 2.1.2.1 Quản trị hệ thống Chức năng cấu hình hệ thống. Chức năng này giúp người dùng cấu hình các tham số đầu vào khi bắt đầu chạy chương trình client. Người dùng nhập mã đơn vị để gửi lên server lấy các thông tin về các biểu mẫu báo cáo mà đơn vị đó được phép khai thác và sử dụng. Chức năng đồng bộ dữ liệu. Sau khi mã đơn vị được nhập và lưu vào CSDL của chương trình client. NSD sử dụng chức năng đồng bộ dữ liệu để kết nối tới CSDL trung tâm ngân hàng để lấy các thông tin về các biểu mẫu báo cáo mà đơn vị đó được phép khai thác và sử dụng. Nó giúp cho người dùng thiết lập được cơ sở dữ liệu, kết nối tới server. Chức năng cấu hình báo cáo. Đây là chức năng mà sau khi chương trình client ở máy trạm đơn vị đã đồng bộ dữ liệu lên CSDL trung tâm của ngân hàng, người quản trị ở mỗi đơn vị sẽ tải biểu mẫu báo cáo ở web server trên trung tâm ngân hàng về và tạo đường dẫn cho mỗi biểu mẫu báo cáo mà đơn vị được sử dụng. Tạo NNSD và phân quyền. Chức năng này giúp cho người quản trị hệ thống tạo ra các nhóm người dùng khác nhau. Ở đây mỗi đơn vị có thể có các nhóm người dùng khác nhau. Sau khi nhóm người dùng được tạo ra, người quản trị sẽ phân quyền sử dụng các chức năng của chương trình cho nhóm đó. Người quản trị cũng có thể sửa đổi hoặc xóa một nhóm người dùng nào đó. Tạo người sử dụng trong NNSD và phân quyền. Chức năng này giúp người quản trị hệ thống tạo ra các người sử dụng và phân quyền cho người sử dụng. Trong mỗi nhóm sẽ có những người sử dụng khác nhau với các quyền hạn khác nhau như: người dùng đưa báo cáo, người dùng soạn báo cáo, người dùng phê duyệt báo cáo. Sau khi người sử dụng được tạo ra, người quản trị hệ thống sẽ thiết lập các quyền hạn riêng cho người dùng theo các chức năng mà NNSD đã có. Các thông tin và mật khẩu của người sử dụng cũng được sửa chữa, cập nhật. Người quản trị cũng có thể xóa người dùng. Chức năng khóa và mở khóa người dùng. Chức năng này giúp người quản trị hệ thống kiểm soát được số người dùng đang hoạt động cũng như tạm dừng hoạt động. 2.1.2.2 Nghiệp vụ Tạo mới báo cáo. Chức năng này phục vụ người sử dụng tạo ra các báo cáo mới để gửi lên cấp trên chờ phê duyệt. Sau khi báo cáo mới được tạo ra, người sử dụng cũng có thể dùng các chức năng: sửa báo cáo, xóa báo cáo để thay đổi báo cáo hay hủy bỏ báo cáo. Chức năng phê duyệt và hủy phê duyệt báo cáo. Chức năng này chỉ có người dùng có quyền phê duyệt báo cáo mới được sử dụng. Sau khi phê duyệt báo cáo xong, báo cáo sẽ ở trạng thái chờ gửi. Người dùng cũng có thể sử dụng chức năng hủy phê duyệt báo cáo nếu như báo cáo đó chưa đạt để gửi lên ngân hàng nhà nước. Gửi báo cáo. Đây là chức năng giúp cho báo cáo chuyển từ client lên server. Chương trình client ở máy trạm đơn vị sẽ kết nối tới CSDL trung tâm ngân hàng để gửi các thông tin của các trường trong báo cáo đó. Sau đó trên web server trung tâm ngân hàng sẽ tạo ra file báo cáo Excel với dữ liệu đã nhận được từ client. Chức năng quản lý báo cáo và xem báo cáo (dưới dạng file Excel). Báo cáo sẽ được quản lý trong cơ sở dữ liệu của phía client. Khi người dùng chọn chức năng xem báo cáo. Báo cáo đó sẽ được mở dưới dạng Excel. 2.1.2.3 Chức năng chung Chức năng thông tin cá nhân. Chức năng này giúp người dùng có thể sửa đổi, thêm bớt các thông tin cá nhân của mình. Chức năng thay đổi mật khẩu. Người dùng cũng có thể thay đổi mật khẩu của mình. Sau khi được cung cấp tên người dùng và mật theo chuẩn. Người dùng nên sử dụng chức năng này để đổi mật khẩu đảm bảo tính bảo mật thông tin người dùng. Sao lưu cơ sở dữ liệu và phục hồi cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu sau khi sao lưu sẽ được lưu trong 1 file .bak. Mỗi khi dữ liệu có xảy ra vấn đề người dùng có thể sử dụng file sao lưu cơ sở dữ liệu đó để phục hồi. 2.1.3 Biểu đồ ca sử dụng Biểu đồ 1 Biểu đồ ca sử dụng 2.1.4 Biểu đồ lớp phân tích Biểu đồ 2 Biểu đồ lớp phân tích 2.1.5 Các biểu đồ trạng thái 2.1.5.1 Biểu đồ trạng thái chức năng thêm NNSD của lớp NNSD Biểu đồ 3.1 Trạng thái chức năng thêm NNSD của lớp NNSD Các trạng thái trong chức năng thêm NNSD của lớp NNSD: Người dùng nhập các thông tin về NNSD sau đó chương trình sẽ kiểm tra. Nếu các thông tin hợp lệ chương trình sẽ cho phép người dùng lưu các thông tin NNSD vào CSDL. Nếu các thông tin không hợp lệ chương trình sẽ quay lại trạng thái nhập các thông tin về NNSD. Sau khi lưu thành công thông tin vào CSDL hoặc nhập dữ liệu không thành công, người dùng có thể chọn đến trạng thái kết thúc cua chức năng. 2.1.5.2 Biểu đồ trạng thái chức năng sửa NNSD của lớp NNSD Biểu đồ 3.2 Trạng thái chức năng sửa NNSD của lớp NNSD Các trạng thái trong chức năng sửa NNSD của lớp NNSD: Người dùng chọn NNSD cần sửa. Sau đó người dùng có thể thay đổi các thông tin NNSD hoặc hủy thay đổi thông tin. Sau khi người dùng thay đổi thông tin thành công chương trình sẽ chuyển sang trạng thái lưu các thông tin đã thay đổi và chuyển sang trạng thái kết thúc. 2.1.5.3 Biểu đồ trạng thái chức năng phân quyền NNSD của lớp NNSD Biểu đồ 3.3 Trạng thái chức năng phân quyền NNSD của lớp NNSD Các trạng thái trong chức năng phân quyền NNSD của lớp NNSD: Người dùng chọn NNSD. Sau đó chọn tiếp các quyền mà NNSD được phân hoặc hủy bỏ chức năng phân quyền. Sau khi các quyền của NNSD được chọn chương trình sẽ chuyển sang trạng thái lưu thông tin vào CSDL. Sau khi lưu thông tin vào CSDL hoặc chọn hủy phân quyền thì chương trình đều dẫn đến trạng thái kết thúc. 2.1.5.4 Biểu đồ trạng thái chức năng thêm người dùng của lớp NSD Biểu đồ 3.4 Trạng thái chức năng thêm người dùng của lớp NSD Các trạng thái của chức năng thêm NSD: Người dùng nhập các thông tin NSD sau đó chức năng chuyển sang trạng thái ‘Nhập xong các thông tin’. Từ trạng thái này chức năng có thể đi đến 2 trạng thái: ‘Chờ lưu thông tin’ và ‘Nhập lại các thông tin’ . Khi chức năng ở trạng thái: ‘Chờ lưu thông tin’ chương trình sẽ lưu các thông tin NSD vào CSDL và chuyển sang trạng thái ‘kết thúc’. Còn khi chức năng ở trạng thái: ‘Nhập lại các thông tin’. Chức năng sẽ có thể chuyển sang 2 trạng thái: ‘Nhập lại thông tin’ và ‘kết thúc’ 2.1.5.5 Biểu đồ trạng thái chức năng sửa thông tin của NSD của lớp NSD Biểu đồ 3.5 Trạng thái chức năng sửa thông tin NSD của lớp NSD Các trạng thái trong chức năng sửa thông tin NSD: Người dùng chọn NSD sau đó chức năng có thể chuyển sang các trạng thái: ‘Bỏ chọn’ hoặc ‘Đã thay đổi thông tin’. Chức năng ở trạng thái ‘Bỏ chọn’ sẽ chuyển sang trạng thái ‘Kết thúc’. Chức năng ở trạng thái ‘Đã thay đổi thông tin’ có thể chuyển sang trạng thái ‘Bỏ chọn’ hoặc lưu các thông tin đã thay đổi để chuyển sang trạng thái ‘kết thúc’. 2.1.5.6 Biểu đồ trạng thái chức năng phân quyền người dùng của lớp NSD Biểu đồ 3.6 Trạng thái chức năng phân quyền NSD của lớp NSD Các trạng thái trong chức năng phân quyền NSD của lớp NSD: Người dùng chọn NSD. Sau đó chọn tiếp các quyền mà NSD được phân hoặc hủy bỏ chức năng phân quyền. Sau khi các quyền của NSD được chọn chương trình sẽ chuyển sang trạng thái lưu thông tin vào CSDL. Sau khi lưu thông tin vào CSDL hoặc chọn hủy phân quyền thì chương trình đều dẫn đến trạng thái kết thúc. 2.1.5.7 Biểu đồ trạng thái chức năng tạo mới báo cáo của lớp báo cáo Biểu đồ 3.7 Trạng thái chức năng tạo mới báo cáo của lớp báo cáo Các trạng thái của chức năng tạo mới báo cáo: Người dùng chọn tạo báo cáo. Chức năng sẽ ở trạng thái ‘Nhập báo cáo’. Sau đó người nhập báo cáo chọn file và chuyển sang trạng thái ‘Đã chọn file’. Sau khi chức năng ở trạng thái ‘Đã chọn file’ chương trình sẽ chuyển sang trạng thái ‘Báo cáo hoàn thành’ hoặc trạng thái ‘kết thúc’. Khi chức năng ở trạng thái ‘Báo cáo hoàn thành’ chức năng sẽ lưu thông tin vào CSDL và chuyển sang trạng thái kết thúc. 2.1.5.8 Biểu đồ trạng thái chức năng sửa báo cáo của lớp báo cáo Biểu đồ 3.8 Trạng thái chức năng sửa báo cáo của lớp báo cáo Các trạng thái của chức năng sửa báo cáo: Người dùng chọn báo cáo cần sửa. Chức năng sẽ chuyển sang trạng thái ‘Đã chọn báo cáo’ Ở trạng thái ‘Đã chọn báo cáo’ chức năng có thể chuyển sang trạng thái ‘Báo cáo đã sửa’ hoặc trạng thái ‘kết thúc’. Khi chức năng ở trạng thái ‘Báo cáo đã sửa’ chức năng sẽ chuyển sang trạng thái ‘kết thúc’ qua các thao tác: ‘chọn hủy’ hoặc ‘Lưu các thông tin đã sửa’ 2.2 Nội dung thiết kế 2.2.1 Các biểu đồ tuần tự cho các chức năng 2.2.1.1 Biểu đồ tuần tự cho chức năng đăng nhập Biểu đồ 4.1 Tuần tự chức năng đăng nhập Các bước thao tác: Người dùng nhập tên đăng nhập và mật khẩu tương ứng. Chương trình sẽ kiểm tra tên đăng nhập và mật khẩu qua bảng CSDL NSD. Sau đó chương trình sẽ xác thực đăng nhập thành công hay không? 2.2.1.2 Biểu đồ tuần tự cho chức năng tìm kiếm báo cáo Biểu đồ 4.2 Tuần tự chức năng tìm kiếm báo cáo Các bước thao tác: Chọn form giao diện báo cáo. Nhập thông tin tìm kiếm. Chương trình sẽ tạo câu truy vấn tới bảng CSDL báo cáo. Sau khi có kết quả tìm kiếm. Chương trình hiện thị lên màn hình kết quả tìm kiếm cho người dùng. 2.2.1.3 Biểu đồ tuần tự cho chức năng tìm kiếm NSD Biểu đồ 4. 3 Tuần tự chức năng tìm kiếm NSD Các bước thao tác: Chọn form giao diện NSD. Nhập thông tin tìm kiếm. Chương trình sẽ tìm kiếm theo 2 tiêu chí: Họ tên và tên đăng nhập của NSD. Chương trình sẽ tạo câu truy vấn tới bảng CSDL NSD. Sau khi có kết quả tìm kiếm. Chương trình hiện thị lên màn hình kết quả tìm kiếm cho người dùng. 2.2.1.4 Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm NNSD Biểu đồ 4.4 Tuần tự chức năng thêm NNSD Các bước thao tác: Người dùng chọn chức năng NNSD. Sau đó nhập các thông tin về NNSD. Chương trình sẽ kiểm tra các thông tin nhập vào xem có đúng với định dạng chưa. Sau đó sẽ thực hiện lệnh truy vấn thêm SQL vào bảng CSDL NNSD. 2.2.1.5 Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa NNSD Biểu đồ 4.5 Tuần tự chức năng sửa NNSD Các bước thao tác: Người dùng chọn chức năng sửa NNSD. Sau đó nhập các thông tin về NNSD. Chương trình sẽ kiểm tra các thông tin nhập vào xem có đúng với định dạng chưa. Sau đó sẽ thực hiện lệnh truy vấn cập nhật SQL vào bảng CSDL NNSD. 2.2.1.6 Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm NSD Biểu đồ 4.6 Tuần tự chức năng thêm NSD Các bước thao tác: Người dùng chọn chức năng thêm NSD. Sau đó nhập các thông tin về NSD. Chương trình sẽ kiểm tra các thông tin nhập vào xem có đúng với định dạng chưa. Sau đó sẽ thực hiện lệnh truy vấn thêm SQL vào bảng CSDL NSD. 2.2.1.7 Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa thông tin NSD Biểu đồ 4.7 Tuần tự chức năng sửa thông tin NSD Các bước thao tác: Người dùng chọn chức năng sửa thông tin NSD. Sau đó nhập các thông tin của NSD. Chương trình sẽ kiểm tra các thông tin vừa nhập có đúng với định dạng không? Sau đó chương trình thực hiện truy vấn cập nhật SQL vào CSDL bảng NSD. 2.2.1.8 Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm báo cáo Biểu đồ 4.8 Tuần tự chức năng thêm báo cáo Các bước thao tác: Người dùng chọn chức năng thêm báo cáo. Nhập các thông tin cho báo cáo. Chương trình kiểm tra sau đó tạo truy vấn cập nhật thêm báo cáo. Nếu báo cáo được thêm thành công hay không thành công chương trình sẽ thông báo cho người dùng biết. 2.2.1.9 Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa thông tin báo cáo Biểu đồ 4.9 Tuần tự chức năng sửa báo cáo Các bước thao tác: Người dùng chọn chức năng cập nhật báo cáo. Nhập các thông tin cho báo cáo. Chương trình kiểm tra sau đó tạo truy vấn cập nhật thông tin báo cáo. Nếu báo cáo được cập nhật thành công hay không thành công chương trình sẽ thông báo cho người dùng biết. 2.2.1.10 Biểu đồ tuần tự cho chức năng phê duyệt báo cáo Biểu đồ 4.10 Tuần tự chức năng phê duyệt báo cáo Các bước thao tác: Người dùng chọn chức năng phê duyệt báo cáo. Chọn phê duyệt báo cáo. Chương trình sẽ tạo ra truy vấn SQL cập nhật báo cáo đó đã được phê duyệt. Chương trình trả về kết quả thông báo: báo cáo đã được phê duyệt thành công. 2.2.1.11 Biểu đồ tuần tự cho chức năng hủy duyệt báo cáo Biểu đồ 4.11 Tuần tự chức năng hủy phê duyệt báo cáo Các bước thao tác: Người dùng chọn chức năng hủy phê duyệt báo cáo. Chọn báo cáo cần hủy phê duyệt. Chương trình sẽ tạo ra truy vấn SQL cập nhật báo cáo đó đã được hủy phê duyệt. Chương trình trả về kết quả thông báo: báo cáo đã được hủy phê duyệt thành công. 2.2.1.12 Biểu đồ tuần tự cho chức năng gửi báo cáo Biểu đồ 4.12 Tuần tự chức năng gửi báo cáo Các bước thao tác: Người dùng chọn chức năng gửi báo cáo. Chương trình sẽ kiểm tra báo cáo và tạo câu truy vấn SQL xác định báo cáo đã được gủi đi lên server. Chương trình sẽ báo kết quả gửi báo cáo thành công. 2.2.2 Biểu đồ lớp chi tiết cho từng chức năng 2.2.2.1 Biểu đồ lớp chi tiết cho chức năng đăng nhập Biểu đồ 5.1 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng đăng nhập 2.2.2.2 Biểu đồ lớp chi tiết cho chức năng tìm kiếm báo cáo Biểu đồ 5.2 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng tìm kiếm báo cáo 2.2.2.3 Biểu đồ lớp chi tiết cho chức năng tìm kiếm NSD Biểu đồ 5.3 Biểu đồ lớp chức năng tìm kiếm NSD 2.2.2.4 Biểu đồ lớp chi tiết cho chức năng thêm NNSD Biểu đồ 5.4 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng thêm NNSD 2.2.2.5 Biểu đồ lớp chi tiết cho chức năng thêm NSD Biểu đồ 5.5 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng thêm NSD 2.2.2.6 Biểu đồ lớp chi tiết cho chức năng thêm báo cáo Biểu đồ 5.6 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng thêm báo cáo 2.2.2.7 Biểu đồ lớp chi tiết cho chức năng phê duyệt báo cáo Biểu đồ 5.7 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng phê duyệt báo cáo 2.2.2.8 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng gửi báo cáo Biểu đồ 5.8 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng gửi báo cáo 2.2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu 2.2.3.1 Danh sách các bảng và mô tả TT Tên bảng Mô tả Parameter Tham số hệ thống Role Quyền của người dùng UserProfile Thông tin người dùng Report Phụ lục báo cáo Norm Các chỉ tiêu Field Trường giá trị Report_Parameter Tham số của báo cáo Report_Timeline Báo cáo theo thời gian RPT_TL_Detail Chi tiết báo cáo theo thời gian Report_Trans_His Lưu lịch sử báo cáo theo thời gian AuditInformation Lưu vết hệ thống Company Lưu thông tin các đơn vị trong hệ thống CompanyInReport Quan hệ đơn vị gửi báo cáo với báo cáo ConfigData Bảng lưu thông tin cấu hình hệ thống Report_SignDigital Bảng kiểm tra chữ ký điện tử User Tài khỏan thành viên hệ thống UserInCompany Quan hệ thành viên và đơn vị báo cáo UserInRole Quan hệ thành viên và loại quyền 2.2.3.2 Thiết kế chi tiết các bảng Bảng Parameter Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả PRM_ID INIQUEIDENTIFIER Tên tham số PRM_NAME NVARCHAR 128 Tên tham số PRM_TYPE INT Kiểu dữ liệu tham số: 0: Numeric 1: Varchar2 2: Date PRM_VALUE NVARCHAR 128 Giá trị tham số CREATED_BY INIQUEIDENTIFIER * Quan hệ với UserId trong bảng User * Người tạo:Có giá trị bằng User Id STATE INT Trạng thái 0: Không hoạt động 1: Đang hoạt động 2: Xoá NOTE NVARCHAR 128 Ghi chú Bảng Role Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả RoleId INIQUEIDENTIFIER Khóa duy nhất RoleLeve INT Các mức role RoleName NVARCHAR 256 Tên vai trò được định nghĩa ứng với từng mức hệ thống Description NVARCHAR 256 Mô tả chi tiết các mức Telephone NVARCHAR 256 Address NVARCHAR 256 Url NVARCHAR 256 Email NVARCHAR 256 Bảng UserProfile Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả UserId INIQUEIDENTIFIER Khóa duy nhất Gender NVARCHAR 50 Các mức role Name NVARCHAR 256 Tên vai trò được định nghĩa ứng với từng mức hệ thống Birthday NVARCHAR 256 Mô tả chi tiết các mức Mobile NVARCHAR 50 Website NVARCHAR 256 Address NVARCHAR 256 Bảng Report Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả REPORT_ID BIGINT 10 CODE NVARCHAR 128 Mã báo cáo NAME NVARCHAR 128 Tên báo cáo NOTE NVARCHAR 128 Ghi chú CREATED_BY UNIQUEIDENTIFIER * Quan hệ với UserId trong bảng User * Người tạo:Có giá trị bằng UserId STATE BIGINT 10 Có các giá trị trong bảng Parameter, tương ứng với Prm_Name = Rpt_State PARENT_REPORT_ID BIGINT 10 Thuộc báo cáo cha nào ORDINAL BIGINT 10 Số thứ tự của báo cáo TYPE BIGINT 10 Có các giá trị trong bảng Parameter, tương ứng với Prm_Name = Rpt_IO CREATED_DATE DATE 7 * Ngày tạo báo cáo CHANGED_DATE DATE 7 * Ngày sửa chữa báo cáo REPORT_TYPE BIGINT 10 Có các giá trị trong bảng Parameter, tương ứng với Prm_Name = Rpt_Type DATA_SCALE NVARCHAR 512 Phạm vi đọc dữ liệu NORM_START NVARCHAR 512 Phạm vi hàng chỉ tiêu FIELD_START NVARCHAR 512 Phạm vi cột NORM_CHECKSUM NTEXT Mã checksum định dạng mẫu báo cáo FIELD_CHECKSUM NTEXT Mã checksum định dạng mẫu báo cáo LINK_TEMPLATE NVARCHAR 1024 Đường dẫn file template báo cáo Bảng Norm Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả NORM_ID BIGINT 10 CODE NVARCHAR 128 Mã chỉ tiêu NAME NVARCHAR 128 Tên chỉ tiêu CREATED_BY UNIQUEIDENTIFIER 10 * Quan hệ với UserId trong bảng User * Người tạo:Có giá trị bằng UserId CREATED_DATE DATE 7 * Ngày tạo chỉ tiêu STATE BIGINT 10 Có các giá trị trong bảng Parameter, tương ứng với Prm_Name = Rpt_State REPORT_ID BIGINT 10 * Quan hệ với Report_ID trong bảng Report * Xác định chỉ tiêu thuộc báo cáo nào PARENT_NORM_ID BIGINT 10 Thuộc chỉ tiêu cha nào ORDINAL BIGINT 10 Số thứ tự của chỉ tiêu CHANGED_DATE DATE 7 * Ngày sửa chữa chỉ tiêu Bảng Field Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả FIELD_ID BIGINT 10 CODE NVARCHAR 128 Mã trường giá trị NAME NVARCHAR 128 Tên trường giá trị CREATED_BY BIGINT 10 * Quan hệ với UserId trong bảng User * Người tạo:Có giá trị bằng UserId CREATED_DATE DATE 7 * Ngày tạo trường giá trị STATE BIGINT 10 Có các giá trị trong bảng Parameter, tương ứng với Prm_Name = Rpt_State REPORT_ID BIGINT 10 * Quan hệ với Report_ID trong bảng Report. * Xác định trường giá trị này thuộc báo cáo nào PARENT_FIELD_ID BIGINT 10 Thuộc trường giá trị cha nào ORDINAL BIGINT 10 Số thứ tự của trường CHANGED_DATE DATE 7 * Ngày sửa chữa trường giá trị Bảng Report_parameter Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả RPT_PRM_ID BIGINT 10 REPORT_ID BIGINT 10 * Quan hệ với Report_ID trong bảng Report * Xác định báo cáo PRM_NAME NVARCHAR 128 Tên tham số PRM_TYPE BIGINT 10 Có các giá trị trong bảng Parameter, tương ứng với Prm_Name = Data_Type PRM_VALUE NVARCHAR 128 Giá trị tham số CREATE_BY UNIQUEIDENTIFIER 10 * Quan hệ với UserId trong bảng User * Người tạo:Có giá trị bằng UserId STATE BIGINT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng chương trình quản lý báo cáo trong ngân hàng.doc